Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tiểu luận quản trị marketing khảo sát sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng thứ...

Tài liệu Tiểu luận quản trị marketing khảo sát sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng thức ăn nhanh kfc

.PDF
37
1733
128

Mô tả:

BOÄ GIAÙO DUÏC VAØ ÑAØO TAÏO TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC KINH TEÁ TP.HCM KHOA THƯƠNG MẠI DU LỊCH ----------o0o---------- MARKETING CĂN BẢN TÊN ĐỀ TÀI: KHẢO SÁT SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG KHI SỬ DỤNG THỨC ĂN NHANH KFC GVHD: NGUYỄN VĂN TRƯNG SVTH : HỒ THỊ HỒNG NHUNG MINH TRÂM LÔÙP : 11 KHOA: KẾ TOÁN BẢNG CÂU HỎI  Thông tin cá nhân của người tiêu dùng • Tuổi ................................................................................ • Nghề nghiệp.................................................................... • Giới tính ..........................................................................  Nội dung 1. Bạn đã từng ăn thức ăn nhanh tại chuỗi cửa hàng KFC chưa ? A Có B Chưa 2. A B C D Tại sao bạn lại chọn thức ăn KFC Ngon Giá cả Sự tiện lợi Lý do khác 3. A B C D Mức độ sử dụng thức ăn nhanh của bạn ? Thỉnh thoảng 1 lần / tuần Hằng ngày Khác 4. A B C D Bạn biết sản phẩm KFC nhờ đâu ? Qua truyền hình Bạn bè giới thiệu Báo chí và tơ rơi Lý do khác 5. A B C D Bạn ăn KFC vào dịp nào ? Những dịp đặc biệt ( sinh nhật , party …) Tiện đường ghé vào Thích thì ăn Khác 6. A B C Giá cả thức ăn nhanh KFC có phù hợp với bạn không ? Quá mắc Mắc Vừa D Rẻ 7. A B C D Mức thu nhập của bạn khoảng bao nhiêu ? Dưới 1 triệu Từ 1 đến 3 triệu Từ 3 đến 5 triệu Trên 5 triệu 8. Mức độ phù hợp về khẩu vị của thức ăn KFC với bạn ? mức độ món Rất dở Không miệng vừa Không kiến ý Ngon Rất ngon Gà rán Ham bơ gơ Bánh kẹp go-go Cơm gà Salat Nước uống 9. Mức độ hài lòng về các dịch vụ : Mức độ Dịch vụ Cách phục vụ của nhân viên Cách trang trí cửa hàng Chương trình giảm giá Dịch vụ giao hàng tận nơi Hoàn toàn không hài lòng Không hài lòng Không ý kiến Hài lòng Hoàn toàn hài lòng 10. Bạn có thích KFC có những thay đổi khác như : thêm trái cây vào khẩu phần , đa dạng các loại nước uống : A Có B Sao cũng được C Không 11. Bạn có lo ngại về sức khoẻ khi sử dụng thức ăn nhanh ? A Có B Không ý kiến C Không 12. Bạn có ý tưởng hay đề nghị gì để thức ăn nhanh ngày càng tiện lợi và phù hợp hơn với người Việt Nam : ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... MỤC LỤC Chương I:Đánh giá thị trường thức ăn nhanh tại Việt Nam........................ 2 I.Thức ăn nhanh -giải pháp hữu ích cho cuộc sống hiện đại....................................................................... 2 II.Các nhãn hiệu thức ăn nhanh hiện có ở Việt Nam...................................................................................................2 ........................................................................................................................................... 1.Một số nhãn hiệu thức ăn nhanh khá thành công ..............................................................................................................2 2.Ăn nhanh kiểu Việt Nam..........................................................................................................................................................................................3 ........................................................................................................................................... III.Thức ăn nhanh-điều đáng lo ngại về sức khỏe...........................................................................................................4 1.Nhiều chất béo.....................................................................................................................................................................................................................4 2.Đạm cao........................................................................................................................................................................................................................................4 3.Nhưng ít chất xơ và Vitamin..............................................................................................................................................................................5 Chương II:Công ty KFC tại Việt Nam...................................................................................................................5 I.Tổng quan về công ty KFC..............................................................................................................................................................................5 II.Chiến lược của nhà sản xuất.....................................................................................................................................................................6 1.Chiến lược sản phẩm..................................................................................................................................................................................................6 2.Chiến lược giá.......................................................................................................................................................................................................................8 3.Chiến lược phân phối ...........................................................................................................................................................................................13 4.Chiến lược xúc tiến....................................................................................................................................................................................................14 Chương III:Phương án điều tra.....................................................................................................................................15 I.Mục đích điều tra.........................................................................................................................................................................................................16 II.Đối tượng và cỡ mẫu điều tra...............................................................................................................................................................16 III.Đơn vị điều tra.............................................................................................................................................................................................................16 IV.Thời điểm-thời kỳ điều tra........................................................................................................................................................................16 V.Nội dung điều tra.......................................................................................................................................................................................................16 VI.Kết quả điều tra.........................................................................................................................................................................................................16 Chương IV:Phân tích kết quả và đưa ra phương hướng...............................22 I.Nhận xét chung..............................................................................................................................................................................................................22 II.Phân tích đánh giá và đưa ra phương hướng............................................................................................................22 1.Chiến lược sản phẩm.............................................................................................................................................................................................22 2.Chiến lược giá..................................................................................................................................................................................................................24 3.Chiến lược phân phối.............................................................................................................................................................................................24 4.Chiến lược xúc tiến....................................................................................................................................................................................................25 CHƯƠNG I ĐÁNH GIÁ THỊ TRƯỜNG THỨC ĂN NHANH TẠI VIỆT NAM I. Thức ăn nhanh – giải pháp hữu ích cho cuộc sống hiện đại Dù con số còn khá khiêm tốn (chưa đến đến 10% dân số VN) có thói quen sử dụng thức ăn nhanh nhưng với tốc độ phát triển của nền kinh tế và nhu cầu gia tăng trong cuộc sống hiện đại, thị trường thức ăn nhanh VN thực sự đang là mảnh đất khá màu mỡ cho các nhà đầu tư Dạo quanh các trung tâm thương mại lớn tại TP HCM vào khoảng thời gian từ 18 – 20h, người ta thường bắt gặp hình ảnh khá quen thuộc của các gia đình đi mua sắm, giải trí và ăn uống. Một chiếc bánh pizza làm bằng bột mì dát mỏng, mặt trên rắc nhiều loại nguyên liệu: giăm-bông, xúc xích, phomat, chà bông hay mực ống thái chỉ... mang đậm phong cách, hương vị Ý hay chiếc đùi gà hamburger vàng ngậy đi kèm đĩa salad trộn kiểu Nhật... nhanh chóng trở thành những món ăn khoái khẩu của các “thượng đế nhí" trong những bữa tối đầm ấm cùng cha mẹ ở một cửa hàng sang trọng. Bên cạnh những tiện lợi của thức ăn nhanh: giản tiện thời gian, đỡ vất vả cho các bà mẹ, nó còn nhanh chóng trở thành sự lựa chọn trong thực đơn ẩm thực hàng ngày vì một lý do khá hiển nhiên: Thức ăn nhanh hạn chế được tối đa hiểm hoạ ngộ độc thực phẩm và nguy cơ tích luỹ độc tố trong cơ thể thể do dư lượng kháng sinh, hoá chất độc hại không kiểm soát được từ các nguồn thực phẩm hàng ngày Ly cà phê pha sẵn trong chiếc hộp giấy xinh xinh, đĩa khoai tây chiên hay ổ bánh mì kẹp thịt nguội là những món ăn thường gặp ở các nhân viên văn phòng. Bữa ăn đơn giản, gọn nhẹ mà vẫn đảm bảo cung cấp năng lượng cho một ngày làm việc căng thẳng sẽ giúp họ có nhiều thời gian nghỉ ngơi thư giãn hơn trong phòng máy lạnh thay vì phải chen chúc ồn ồn ào trong các quán ăn bình dân ngoài phố. Giải pháp thức ăn nhanh ở một khía cạnh khác cho thấy đời sống xã hội ngày càng phát triển. Tiềm lực kinh tế trong nhiều gia đình VN (nhất là ở các thành phố lớn) cho phép họ có những cơ hội lựa chọn và thoả mãn nhu cầu sở thích cá nhân mà không phải băn khoăn toan tính nhiều vì chiếc hầu bao hạn hẹp. Chuyện ăn uống không đơn thuần là đảm bảo sự sống mà đã được nâng lên tầm nghệ thuật ẩm thực và thưởng thức. Thậm chí, nhiều người còn chọn thức ăn nhanh như một giải pháp hạn chế béo phì hoặc một vài chứng bệnh kinh niên nào đó khi tìm cho mình một thực đơn hợp lý từ các món ăn nhanh. Cùng với chuỗi cửa hàng ăn nhanh nổi tiếng của các tập đoàn lớn đã vào VN và nhiều Cty đang tìm cách thâm nhập thị trường, các thương hiệu ăn nhanh kiểu VN hay pha trộn phong cách Á – Âu - Mỹ do người VN gây dựng cũng manh nha hình thành và phát triển. Nguồn cung cấp thực phẩm, đồ ăn khá an toàn hiệu quả này sẽ dần dần thay thế thói quen sử dụng thức ăn đường phố của đại đa số dân cư thành thị. Không chỉ là giải pháp an toàn hiệu quả cho cuộc sống hiện đại, thị trường thức ăn nhanh VN còn là sự lựa chọn tất yếu của người dân trong một tương lai không xa vì những lợi ích tích cực cho cuộc sống và giải pháp giải phóng sức lao động của những người nội chợ “bất đắc dĩ”. II. Các nhãn hiệu thức ăn nhanh hiện có ở Việt Nam 1.Một số nhãn hiệu thức ăn nhanh khá thành công ở Việt Nam Hiện nay KFC, Lotteria và Jollibee là 3 thương hiệu của nước ngoài đang kinh doanh fastfood khá thành công tại Việt Nam với các món chính là gà chiên, bánh mì kẹp thịt, khoai tây chiên và nước ngọt có gas. Các cửa hàng này bình quân thu hút khoảng 200-300 khách/ngày và cao điểm có từ 400 đến trên 1.000 khách/ngày Trong tương lai,nhiều dự đoán về sự hiện diện tiếp theo của McDonald’s và Starbucks, hai thương hiệu hàng đầu của Mỹ. KFC- Kentucky Fried Chichken KFC do Colonel Harland Sandner sáng lập và hiện thuộc sở hữu của tập đoàn Yum (Mỹ) đang hoạt động với hơn 33.000 nhà hàng trên hơn 100 quốc gia trên thế giới Sản phẩm chủ yếu của KFC là Buckets, Burgers và Twisters và thịt gà Colonel Crispy Strips với những món ăn thêm mang phong cách quê hương. Nhưng vào năm 2001 KFC đã tiến hành lập kế hoạch phát triển sản phẩm mới cho mình và “Soul Food” chính là sản phẩm mới trong chiến lược đó. Năm 1997, KFC đã vào Việt Nam, hàng loạt cửa hàng gà rán mang thương hiệu KFC đã được hình thành ở thành phố Hồ Chí Minh.Tuy nhiên trong 7 năm đầu KFC chịu lỗ để thâm nhập thị trường và đến những năm gần đây thì mới có lời Hiện nay,tại Việt Nam KFC có 38 cửa hàng trong đó 32 cửa hàng đặt tại Tp.HCM và dự kiến KFC có 100 cửa hàng trong vòng 3 năm tới. Lotteria Lotteria là một công ty con của Tập đoàn Lotte (Hàn Quốc). Lotteria là hệ thống nhà hàng thức ăn nhanh nội địa đầu tiên của Hàn Quốc được thành lập vào năm 1979. Tính đến nay có tổng cộng 1.577 cửa hàng Lotteria được mở trên toàn cầu. Loterria vào thị trường Việt Nam vào năm 1997 và vào năm 1998 mở cửa hàng đầu tiên tại số 6- Lê Lợi Quận 1, TPHCM (bên hông Khách sạn Rex). Nếu như KFC thiên về món gà truyền thống, thì Lotteria lại có rất nhiều loại bánh mỳ Burger. Riêng Burger bò, Lotteria có đã 9 loại. Ngoài ra còn có Burger tôm, ham cá, ham gà, ham lợn... Giá mỗi xuất ham từ 17.000-26.000 đồng kèm đồ uống. Ngoài món ăn truyền thống là gà rán, các cửa hàng của Hàn Quốc còn bổ sung vào thực đơn nhiều món ăn theo phong cách Việt - Hàn như cơm gà, cơm cá, cơm bò, cơm chiên... Tốc độ mở rộng mạng lưới của Lotteria cũng đang chiếm những vị trí “chiến lược” ở TP.HCM. Cho đến nay Lotteria đã có 35 cửa hàng trên cả nước Tuy nhiên cho đến nay Lotteria vẫn còn chịu lỗ để mở rộng mạng lưới Jollibee Năm 1978, sau khi đi tham quan các cửa hàng bán thức ăn nhanh ở Mỹ, Tony Tan Caktion quyết định thành lập Tập đoàn thực phẩm Jollibee. Chọn tên Jollibee bởi vì họ đã “hình dung ra được hình ảnh các nhân viên làm việc chăm chỉ như những chú ong ở một nước thuộc địa”.10 năm sau, Jollibee đã mở rộng và phát triển thành chuỗi cửa hàng bán thức ăn nhanh lớn nhất Philippines. Trước năm 1988, tập đoàn đã chiếm 57% tổng số thị phần thức ăn nhanh hamburger và đã trở thành một trong số 120 công ty hàng đầu ở Philippines Đến nay,mặc dù Philippines mở cửa cho tất cả các tập đoàn quốc tế thế nhưng hệ thống cửa hàng ăn nhanh Jollibe chiếm tới gần 70% thị phần trong nước, một con số mà các chuyên gia đều phải kinh ngạc và thán phục. Doanh số hàng năm mà ông chủ Tony Tan Caktion thu được từ Jollibee lên tới gần 600 triệu USD Bên cạnh món bánh mỳ kẹp thịt theo kiểu hamburger, Jollibee còn phục vụ khách hàng các món mỳ spaghetti và bánh pizza,các món cơm rang và mì xào truyền thống của người Philippines chỉ với một khoản tiền hợp lí từ 1 đến 2USD.Vì vậy”đơn giản, rẻ tiền mà vẫn ngon miệng” là bí quyết thành công của hệ thống cửa hàng ăn nhanh Jollibee Khẩu hiệu của Jollibee: Khách hàng là thượng đế; lịch sự và chu đáo; ấm cúng và vui tươi; hợp tác và phát triển; cầu tiến và học hỏi. Chất lượng thực phẩm và hương vị là thành tố cơ bbản cho lợi thế cạnh tranh của Jollibee Hiện tại, hệ thống cửa hàng Jollibee sắp vượt qua con số 1.000 tại 29 nước trên thế giới. Mới đây ông chủ Tony Tan Caktion mở 4 đến 5 cửa hàng Jollibee tại thị trường Việt Nam cũng trên cơ sở kinh doanh nhượng quyền 2.Ăn nhanh kiểu Việt Nam Nắm bắt tâm lý ngại vào những nơi sang trọng của một bộ phận dân cư người Việt có mức thu nhập tuy ổn định nhưng không cao lắm và nhu cầu sở thích ưa các món ăn truyền thống của VN như bún, phở, bánh cuốn, chả, nem..., các nhà kinh doanh Việt rất nhanh nhạy khi nắm bắt cơ hội để tạo dựng những thương hiệu ăn nhanh kiểu VN vừa đảm bảo yếu tố vệ sinh, mỹ quan, ATTP với một mức chi phí khá hợp lý. So với một phần salad trộn, đĩa khoai tây sốt, gà chiên có giá trung bình từ 35 – 50.000đ/xuất ăn nhanh kiểu tây thì khảng 20 – 35.000đ/ phần ăn nhanh kiểu ta có vẻ hấp dẫn hơn về mặt giá cả. Ông chủ của chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh mang thương hiệu Phở 24 – Lý Quý Trung là ví dụ điển hình về thành công trong việc tạo dựng hình ảnh, thương hiệu mang phong cách Việt. Không tiện lợi đến mức vừa lái xe vừa sử dụng các món ăn nhanh một cách an toàn như bánh mì, xúc xích, khoai tây, thịt nguội nhưng các món ăn nhanh kiểu VN lại có lợi thế bởi phong cách Việt đậm đà và tính cộng đồng cao. Người thưởng thức sẽ cảm thấy ngon miệng hơn khi ngồi trong nhà hàng sang trọng, thưởng thức bát phở tái nóng hổi giữa xung quanh bạn bè và cả những thực khách không quen. Từ lâu, người Sài Gòn cũng đã quen thuộc và tín nhiệm với các món ăn nhanh của hệ thống cửa hàng chuỗi Như Lan (các món bánh, bún, miến phở đặc trưng); Hệ thống cửa hàng ăn nhanh của Kinh Đô; Đức Phát (phong cách pha trộn giữa các món ăn nhanh đặc trưng phương tây với nguyên liệu, gia vị phù hợp khẩu vị người Việt). Và hàng loạt cửa hàng ăn nhanh cải biên như Lẩu CHEN (lẩu hải sản đặc trưng), lẩu Thái, các món ăn nhanh mang thương hiện Zanta... III.Thức ăn nhanh-những điều đáng lo ngại về sức khỏe Nhìn những chiếc đùi gà được tẩm bột và rán vàng óng, nhai dòn tan trong miệng, những dĩa khoai tây rán vàng thơm ngậy, những lát thịt bò bít-tết vàng nâu hấp dẫn, những chiếc bánh hambuger kẹp thịt băm được rán chín thơm phưng phức... khiến cho không chỉ trẻ con mà cả người lớn cũng cảm thấy khó lòng cưỡng lại sự cám dỗ của chúng. Thế nhưng đằng sau những thức ăn nhanh ngon lành, hấp dẫn kia, nếu dùng quá nhiều có thể ẩn chứa những mối nguy cơ to lớn... 1.Nhiều chất béo... Đa phần các loại thức ăn nhanh kiểu này được chế biến theo cách chiên trong dầu, nên một đặc điểm chung của các loại thức ăn nhanh này là rất giàu năng lượng... Một đùi gà rô ti hoặc một phần bánh mì bít-tết cung cấp 800 kcalo trong đó có 80g chất béo, một phần cánh gà tẩm bột chiên dòn gồm 3 cánh gà cung cấp đến 1.000 kcalo và trên 100g chất béo, một dĩa khoai tây chiên nhỏ cũng cung cấp đến 300 kcalo... Một khẩu phần fast food kiểu Mỹ gồm một bánh hambuger kẹp thịt băm chiên, một phần khoai tây chiên và một lon nước ngọt sẽ cung cấp 1.800kcalo, tức là bằng lượng calo cần thiết cho một người trưởng thành lao động nhẹ trong cả một ngày. Một người ăn khoẻ có thể một mình ăn đến 2-3 suất như vậy, tức là đưa vào cơ thể gấp 2-3 lần năng lượng cần thiết hàng ngày. Nếu cộng thêm các bữa ăn khác như ăn sáng, trưa, ăn phụ thì năng lượng khẩu phần sẽ vượt lên đến mức đáng lo ngại. Ăn một vài ngày còn chưa sao, nhưng một vài mươi ngày thì dễ dàng dẫn đến tình trạng thừa cân, béo phì với hàng loạt nguy cơ bệnh lý liên quan đến dư thừa dinh dưỡng như rối loạn chuyển hoá mỡ, cao huyết áp, tiểu đường, đột quỵ, xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim... 2.Đạm cao Một điều cần lưu ý nữa là lượng đạm trong khẩu phần fast food cũng rất cao. Một phần gà rán có thể nặng đến 400-500g thịt, một phần bánh hambuger cũng chứa đến 200-300g thịt bò, thịt gà, một lát bít-tết theo đúng kiểu... Tây có khi nặng đến 400-500g thịt bò! Lượng đạm này vượt xa nhu cầu khuyến nghị về việc sử dụng chất đạm hàng ngày là mỗi người bình thường mỗi ngày chỉ nên ăn khoảng 15% năng lượng khẩu phần từ chất đạm. Theo các nhà dinh dưỡng, mỗi ngày, mỗi người trưởng thành bình thường không được ăn vượt quá 30g đạm trong đó chỉ có 15g đạm động vật tương đương khoảng 120-150g các thực phẩm giàu đạm có nguồn gốc động vật. Việc ăn quá nhiều đạm so với nhu cầu sẽ dẫn đến việc gia tăng công năng hoạt động của thận, làm giảm tuổi thọ của thận. Ăn đạm nhiều làm tăng thải can-xi qua đường thận, làm tăng nguy cơ sỏi thận, loãng xương. Ăn đạm nhiều cũng là điều kiện có ý nghĩa cho việc tích tụ axit uric trong các khớp của cơ thể và gây bệnh goute (bệnh thống phong). 3. Nhưng ít chất xơ và vi-ta-min Các thức ăn nhanh thường ít thành phần thực phẩm, chứa chủ yếu là chất đạm, rất nhiều chất béo, một ít chất bột và rất rất ít các loại rau củ, nếu so với nhu cầu khuyến nghị là trên 300g rau mỗi ngày. Do đó, nếu ăn nhiều thức ăn nhanh, cơ thể có nguy cơ thiếu các chất xơ, vi-ta-min và chất khoáng có trong rác loại rau củ tươi. Các thành phần thực phẩm khác như thịt cũng có chứa một lượng lớn vitamin, nhưng quá trình chế biến ở nhiệt độ cao và kéo dài trong dầu làm hủy hoại các vitamin này nên khẩu phần fast food chứa nhiều năng lượng nhưng lại rất ít vi-ta-min và chất xơ. Nhiều nghiên cứu ở Mỹ đã đặt vấn đề chế độ ăn ít chất xơ, ít vi-ta-min và nhiều chất đạm được xem là một chế độ ăn thuận lợi cho bệnh ung thư, nhất là ung thư đại tràng CHƯƠNG II CÔNG TY KFC TẠI VIỆT NAM I Tổng quan về công ty KFC KFC là cụm từ viết tắt của KENTUCKY FRIED CHICHKEN – Thịt gà rán Kentucky, sản phẩm của Tập đoàn Yum Restaurant Internation (Hoa Kỳ). Đây là món ăn nhanh và đang trở nên thông dụng với người dân nhiều nước trên thế giới. Hiện Restaurant đã có tới 34 nghìn nhà hàng trên toàn cầu. Thị trường châu Á, đang là thị trường tiềm năng, phát đạt nhất của Restaurant. Trong hai năm 2005-2006, khi dịch Sars và đại dịch cúm gia cầm hoành hành ở nhiều nước khiến thị phần của KFC giảm sút nghiêm trọng, nhiều thị trường gà rán KFC có chứa một số phẩm mầu, hàm lượng gây Cholesterol và béo phì cho người sử dụng...gây tổn thất không nhỏ đến doanh thu, kế hoạch phát triển thị trường KFC. Nhưng bằng chiến lược kinh doanh phù hợp, sản phẩm đã trở nên quen thuộc với nhiều thị trường, Restaurant đã nhanh chóng lấy lại hình ảnh, thương hiệu của mình, đặc biệt là thị trường châu Á. Có thể nói năm 2006 là năm châu Á của gà rán KFC. Chỉ tính riêng tại thị trường Trung Quốc, hiện số cửa hàng của KFC đã lên đến cón số hơn 5000. Doanh thu năm qua của Restaurant tại Trung Quốc lên hơn 200 triệu USD, vượt xa đối thủ cùng thị trường là L'etoile (Pháp), có mặt ở đây nhiều năm nay. Sau thành công ở Trung Quốc, thương hiệu gà rán KFC tiếp tục, mở rộng phát triển ra thị trường nhiều nước châu Á, trong đó có Việt Nam. Không phải đến bây giờ tập đoàn Restaurant mới "nhòm" đến Việt Nam trong "chiến lược châu Á" của mình, mà từ những năm 90 của thế kỷ trước, chính xác là năm 1998, KFC đã vào Việt Nam, hàng loạt cửa hàng gà rán mang thương hiệu KFC đã được hình thành ở thành phố Hồ Chí Minh, nhưng do điều kiện kinh doanh ở Việt Nam lúc ấy còn hạn chế, người dân lại chưa quen với loại thức ăn nhanh... nên hàng loạt cửa hàng gà rán KFC "bán như khuyến mãi" vẫn vắng khách. Thực trạng "đìu hiu" này kéo dài ròng rã trong bảy năm trời. Bảy năm phát triển không hiệu quả, bảy năm thương hiệu gà rán KFC Việt Nam phải bù lỗ... Nhưng Restaurant vẫn không bỏ cuộc, vẫn kiên trì bám trụ ở Việt Nam, như đợi một phép mầu kỳ diệu nào đó sẽ diễn ra. Có thể nói, năm 2006 và vừa qua, là thời gian thương hiệu gà rán KFC tại thị trường thành phố Hồ Chí Minh trở nên sôi động, đắt khách, người dân "đua" nhau tìm đến các nhà hàng KFC để thưởng thức sản phẩm của thời công nghiệp, đặc biệt là lớp trẻ. Sự tăng đột biến của lượng khách hàng, khiến KFC phải mở thêm nhiều cửa hàng mới tại thành phố Hồ Chí Minh, cũng như một số tỉnh khác, trong đó phải kể đến sự kiện gà rán KFC thành lập cửa hàng đầu tiên ở Hà Nội, đánh dấu sự kiện KFC tiến chân ra Bắc. "Cuộc chơi" của KFC tại Việt Nam thực sự bắt đầu. Bảy năm cho một thị trường, bảy năm cho một thương hiệu, trong kinh doanh thật không phải là ngắn, cũng không phải là dài cho một thương hiệu chợt làm quen và lớn. "Đắt sắt nên miếng" câu thành ngữ đó luôn đúng trong kinh doanh, với một thị trường tiềm năng, rộng lớn, hơn 80 triệu dân, lại vừa ra nhập WTO, đủ để thương hiệu gà rán KFC làm nên mọi chuyện ở đây. Với hơn 20 cửa hàng hiện có tại thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai và một mới mở ở Hà Nội, kế hoạch sắp tới của Restanrant sẽ tiếp tục mở thêm nhiều cửa hàng gà rán KFC ở nhiều tỉnh thành khác. Mục tiêu của KFC trong bốn năm tới là phát triển mạng lưới nhà hàng KFC tăng gấp sáu lần, 100 nhà hàng. Còn sau tám năm nữa (vào năm 2014), số nhà hàng của KFC có thể nhiều gấp 9-10 lần hiện nay Chiến lược kinh doanh phù hợp, sự tiên đoán chính xác, sản phẩm uy tín, chất lượng đang làm nên thương hiệu gà rán KFC ở thị trường Việt Nam. II.Chiến lược của nhà sản xuất. 1.Chiến lược sản phẩm. Sản phẩm cốt lõi Sản phẩm chủ yếu của KFC là Buckets, Burgers và Twisters và thịt gà Colonel Crispy Strips với những món ăn thêm mang phong cách quê hương. Nhưng vào năm 2001 KFC đã tiến hành lập kế hoạch phát triển sản phẩm mới cho mình và “Soul Food” chính là sản phẩm mới trong chiến lược đó. Vì vậy khi vào Việt Nam, KFC đã thay đổi khẩu vị, kích thước, mẫu mã cho phù hợp với ẩm thực của người tiêu dùng Việt Nam. Điều quan trọng trong chíên lược phát triển sản phẩm là tạo sự khác biệt so với các sản phẩm khác.Từ đó người tiêu mới cảm nhận được sản phẩm nào của nhãn hiệu KFC hay Lotteria,hay một cửa hàng thức ăn nhanh khác.Bản thân sản phẩm KFC đã có sự khác biệt về sự pha trộn giữa mười một loại gia vị. Chính điều này đã tạo nên hương vị đặc biệt cho món gà rán. KFC không những tạo ra sự khác biệt mà còn đa dạng hóa sản phẩm tạo nên thực đơn vô cùng phong phú. Bên cạnh những món ăn truyền thống như gà rán và hambeger, khi xâm nhập vào Việt Nam, KFC đã chế biến thêm một số món để phục vụ những thức ăn hợp khẩu vị người Việt Nam như: gà giòn không xương, bánh mì mềm, cơm gà gravy, bắp cải trộn Jumbo…Kích thước của Hambeger cũng thay đổi, trở nên nhỏ hơn thích hợp với vóc dáng nhỏ nhắn của người Việt Nam.Danh mục sản phẩm được sắp xếp theo nhiều loại giúp cho người tiêu dùng dễ chọn lựa thức ăn ưa thích. Danh mục này bao gồm: gà rán truyền thống, tiện lợi mỗi ngày, phần ăn cho trẻ em, nước giải khát, thức ăn nhẹ, thức ăn phụ, kinh tế mỗi ngày, xalach, tráng miệng,… Bên cạnh đó, một số món mới đã dược tung ra thị trường Việt Nam góp phần làm tăng thêm sự đa dạng trong danh mục thực đơn, như: bơgơ phi lê, bơgơ tôm, lipton ice tea, nước Evian…Với việc mở rộng sang các nguyên liệu tôm cá, một số nước giải khát thay thế sản phẩm nước ngọt Pepsi, KFC tạo sự thích thú và tò mò cho giới thanh niên, từ đó có thể giảm sự nhàm chán ở nơi khách hàng khi chỉ độc quyền phục vụ chỉ mỗi món gà. Đặc biệt đối với giới thanh niên hiện nay luôn thích đi tìm cái mới, cái lạ. KFC không những chỉ chú trọng đến việc phát triển thêm dòng sản phẩm mới, thay đổi sản phẩm để bắt kịp thị hiếu người tiêu dùng mà còn đặc biệt quan tâm đến sức khoẻ của kháck hàng. Theo tin NewYork, ngày 30 tháng 10 năm 2006, sau 2 năm bí mật thử nghiệm một loại dầu chiên Gà ít chất béo, hôm nay KFC chính thức tuyên bố sẽ thay đổi loại dầu mới này vào tháng 4-2007 ngoại trừ loại bánh mì biscuits. 5500 tiệm KFC sẽ thay đổi dầu chiên loại đậu nành thay vì dầu rau mà công ty cho rằng ảnh hưởng đến bệnh đau tim, thực ra hai năm qua KFC đã bí mật dùng loại dầu đậu nành để bán cho thực khách và chờ đợi phản ứng của họ về khẩu vị thay đổi của mỗi người khác nhau ra sao. Đậu nành có hàm lượng linolenic thấp có chứa hàm lượng axit linolenic dưới 3% trong khi hàm lượng này ở dầu nành thông thường là 8%. Kết quả là dầu nành ổn định hơn cần ít hydro hoá hơn và do vậy tạo ra ít axit béo no hơn. Do đó người tiêu dùng có thể yên tâm hơn khi sử dụng các sản phẩm KFC, đặc biệt trong giới thanh thiếu niên hiện nay, khi mà tình trạng béo phì đang ngày càng có sự gia tăng rõ rệt. Việc thay đổi nguyên liệu dầu chiên này sẽ thu hút nhiều người đến với KFC hơn. Các bạn nữ sẽ thoải mái ăn KFC hơn mà không bị ám ảnh tình trạng thừa cân và béo phì. Đây là bước tiến quan trọng để KFC tấn công vào thị trường. Đặc biệt trong thời gian gần đây, nạn dịch cúm gia cầm đang bùng nổ, ảnh hưởng rất lớn đến việc kinh doanh thức ăn nhanh của KFC nói riêng và các nhà hàng phục vụ thức ăn nhanh nói chung. Nhưng vấn đề này KFC đã khắc phục được bằng cách thêm vào thực đơn các món cá lăn bột chiên, burger cá, hotdog xông khói, các loại spaghetti dùng chung với nước xốt thịt heo, thịt bò hoặc nấm để thay thế gà rán hay hamburger gà .Bên cạnh đó với những nguồn cung cấp thịt gà sạch và uy tín của KFC trên thị trường đã tao cho người tiêu dùng sự an tâm khi dùng sản phẩm gà rán. Với việc phát triển thêm các dòng sản phẩm mới, cải thiện dòng sản phẩm cũ, nhất là thay đổi loại dầu rán cùng với những nguyên liệu ga sạch đã giúp cho KFC nâng cao uy tín của mình trên thị trường, tăng thêm vị thế cạnh tranh trong thương trường quốc tế. Thương hiệu Logo KFC được thiết kế với tông đỏ, trắng với hình đại tá Sander thì Lotteria cũng là tông đỏ, trắng, Jolie Bee tông đỏ vàng…sự khác biệt cơ bản về tông màu tiêu biểu đã không còn. Người tiêu dùng của ngành công nghiệp fastfood thường là dễ tính. Với họ tông nào cũng là đỏ, và việc chuyển đổi từ thương hiệu này sang thương hiệu khác là dễ dàng và không thật sự phải trả giá cho chuyện đó.Trong tình trạng đó KFC làm gì để khẳng định mình? “It’s Finger licking Good” Câu slogan làm nên khác biệt. Không còn đánh vào thị giác mà đánh vào sự cảm thụ trên đầu lưỡi, KFC nêu bật được mùi vị ngon đến tuyệt vời mà những khách hàng thân thiết có thể cảm nhận được ngay. Đối với những khách hàng mới thì thông điệp mang lại một sự thách thức về lối sống cũng như về sự cảm nhận. Phong cách phục vụ Phong cách phục vụ khá độc đáo,khác hẳn với các quán ăn truyền thống Việt Nam,có nhân viên phục vụ bưng bê tận nơi, đặc điểm chung của các quán ăn nhanh rất đó là tự phục vụ.Do đó bất cứ ai đến với KFC đều gọi món sau đó tự tìm chỗ để ngồi. Dù bạn có nhiều tiền hay ít tiền thì đến với KFC các bạn cũng đều được đối xử công bằng như nhau và điều đó giúp khách hàng cảm thấy khá dễ chịu khi đến với KFC Bên cạnh đó phong cách phục vụ lịch sự và chuyên nghiệp của nhân viên sẽ giúp bạn có được món ăn trong thời gian ngắn nhất,đúng với ý nghĩa là cửa hàng thức ăn nhanh. Không gian Không gian mát lạnh, tường và nội thất được trang trí với những gam màu trẻ trung, nhẹ nhàng gợi sự hiện đại và cả chút cá tính, luôn luôn có âm nhạc là những điều kiện giúp KFC trở thành điểm đến lý tưởng cho giới trẻ Việt Nam năng động. Dịch vụ phụ Ngoài việc được gửi xe miễn phí thì giao hàng tận nơi mà không tính phí vận chuyển cũng là một trong những dịch vụ phụ mà KFC dùng để thu hút khách hàng.Đặc biệt với số điện thoại đẹp và dễ nhớ 08848999,chỉ cần một cuộc gọi KFC sẽ giao hàng cho bạn một cách chính xác và nhanh chóng nhất. Để đa dạng thêm các dịch vụ phụ,tại KFC có thêm dịch vụ mới,tổ chức sinh nhật trọn gói với 6 thực đơn từ 400.000 - 500.000 đồng cho 10 trẻ em, trong đó bao gồm dẫn chương trình, trang trí, bong bóng, thiệp mời, mũ sinh nhật, giải thưởng cho các trò chơi... 2.Chiến lược giá. Từ năm 1998 khi KFC bắt đầu xuất hiêên tại thị trường Viêêt Nam, KFC chịu lỗ trong suốt 7 năm cho tới năm 2006 khi người dân Viêêt Nam bắt đầu chuôêng thức ăn nhanh vì sự tiêên lợi của nó, lúc đó hêê thống chuỗi cửa hàng KFC thực sự bùng nổ tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Trong những bước đầu tiên thâm nhâêp thị trường Viêêt Nam khi mà người dân còn quá xa lạ với thức ăn nhanh cùng mùi vị của nó, KFC sử dụng chiến thuật định giá thâm nhập thị trường, sử dụng giá thấp để thu hút thị phần lớn trước khi các đối thủ đuổi kịp. Khi đã có đủ số khách hàng trung thành sẽ tiến hành tăng giá. Và rõ ràng chiến lược này có hiệu quả khi năm 2006 KFC bắt đầu có lời và số lượng khách hàng và khách hàng trung thành tăng vọt. Đi cùng với sự cạnh tranh hiện nay trên thị trường của các hãng Lotteria hay Jolie Bee, KFC có những ý tưởng cạnh tranh mới lạ, ví dụ như kết hợp các phần ăn 2 người với giá khá mềm (trung bình là 69.000đ/phần) cùng những hoạt động đóng góp cho quỹ từ thiện hoặc các sự kiện lễ hội, Tết mang nhiều ý nghĩa. Từ những nghiên cứu cho phù hợp với chiến lược giá KFC đã cho ra bảng giá tương ứng với sản phẩm như sau: Gà rán truyền thống 1 miếng : 17000đ 10 miếng: 155000đ 6 miếng : 95000đ 15miếng: 230000đ Tiện lợi mỗi ngày Combo 1 gà giòn cay 2 miếng gà giòn cay Khoai tây chiên (vừa) Pepsi(vừa) 48.000đ Combo 2: 2 miếng gà truyền thống Khoai tây nghiền(vừa) Bắp cải trộn(vừa) Pepsi (vừa) 48.000đ Combo 1: 2 miếng gà truyền thống Khoai tây chiên (vừa) Pepsi(vừa) 48.000 Combo 3: gà popcorn(vừa) khoai tây chiên (vừa) pepsi (vừa) 38.000 Kinh tế mỗi ngày Bơgơ value Bơgơ value + pepsi (vừa) 23.000đ Cơm gà gravy Cơm gà gravy +súp gà ngũ sắc 30.000đ Phần ăn trẻ em Bơgơ hoàng tử Value Burger 44.000đ Gà rán truyền thống Original recipe chicken 44.000đ Gà giòn không xương Crispy Strips 44.000đ Gà popcorn Popcorn chicken 44.000đ Nước giải khát Aquafina (500ml) 10.000đ Evian(300ml) 15.0000đ Lipton ice tea 10.000đ Cà phê sữa đá/Milo đá 14.000đ Thức ăn nhẹ Bơgơ philê Fillet Burger 26.000đ Bơgơ philê (có phô mai) Fillet Burger(with cheese) Bơgơ tôm Shrimp Burger 28.000đ Bơgơ tôm (có phô mai) Shrimp Burger (with cheese) 32000đ 30.000đ Thức ăn phụ Bánh mỳ mềm Sweet Bun Bắp cải trộn lớn Coleslaw (large) 4000đ 12.000đ Bắp cải trộn jumbo Coleslaw(jumbo) 22000đ Bắp cải trộn vừa Coleslaw (regular) 7000đ
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan