Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tiểu luận quan hệ lao động quan hệ lao động....

Tài liệu Tiểu luận quan hệ lao động quan hệ lao động.

.DOCX
31
4816
122

Mô tả:

Học phần: Quan hệ lao động. Năm 2014. Quan hệ lao động. Đề tài: Đình công và giải quyết đình công. Nhóm thực hiện: Nhóm 2. Giảng viên: 1|Page Học phần: Quan hệ lao động. Năm 2014. Mục Lục. Lời mở đầu Phần 1: Phần lí thuyết. 1.1. Đình công. 1.1.1. Khái niệm đình công…………………………………………….4. 1.1.2. Đặc điểm…………………………………………………………5. 1.1.3. Phân loại…………………………………………………………6. 1.1.4. Thủ tục tiến hành đình công…………………………………….7. 1.2. Giải quyết đình công. 1.2.1. Xác định tính hợp pháp của đình công…………………………10. 1.2.2. Giải quyết nội dung của cuộc đình công………………………..11. 1.2.3. Xem xét hậu quả pháp lý của cuộc đình công……………..…...11. Phần 2: Liên hệ thực tiễn. 2.1. Thực trạng đình công và giải quyết đình công tại Việt Nam. 2.1.1. Số lượng đình công………………………………………………14. 2.1.2. Đình công theo loại hình doanh nghiệp…………………………15. 2.1.3. Địa bàn đình công………………………………………………..15. 2.2. Thực trạng đình công tại các doanh nghiệp phía FDI………………....17. 2.3. Nguyên nhân và biện pháp giải quyết đình công. 2.3.1. Nguyên nhân……………………………………………………..19. 2.3.2. Giải pháp để giải quyết và hạn chế tình trạng đình công………25. Kết luận. Lời mở đầu: Trong những năm qua, Việt Nam đã có sự phát triển vượt bậc về kinh tế với tốc độ tăng truongr hàng đầu châu Á. Sự thành công đó bắt nguồn từ quyết tâm phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa để đưa đất nước tiến tới công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Sự quyết tâm này thể hiện qua các cơ chế, chính 2|Page Học phần: Quan hệ lao động. Năm 2014. sách thông thoáng như Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Luật doanh nghiệp, Luật ưu đãi đầu tư. Môi trường đầu tư thuận lợi, sự phát triển nhanh chóng của nhiều thành phần kinh tế, nhất là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài và các doanh nghiệp hoạt động theo luật doanh nghiệp, lực lượng lao động ngày càng đông, rất đa dạng và số lượng doanh nghiệp cũng tăng rất nhanh. Mặc dù luật lao động hướng dẫn khuyến khích các bên trong quan hệ lao động xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa ổn định nhưng trên thực tế trong những năm qua, do nhiều lí do khác nhau từ cả 2 phía: NLĐ và NSDLĐ càng nảy sinh nhiều bất đồng về lợi ích của các bên dẫn đến tranh chấp lao động. Tranh chấp lao động đã và đang trở thành một vấn đề nhạy cảm. Nhất là đình công, nó coa ảnh hưởng lớn đến sự phát triển ổn định không của chỉ doanh nghiệp, của một khu vực kinh tế, một vùng miền mà còn ảnh hưởng cả tới nền kinh tế của đất nước. Do vậy nghiên cứu vấn đề điình công trên cả mặt lí thuyết và liên hệ thực tiễn là rất cần thiết và mang tính thời sự sâu sắc. Nên nhóm chúng tôi quyết định chọn đề tài: “Đình công và giải quyết đình công”.Đề tài sẽ chỉ rõ về đình công cũng như giải quyết đình công, đồng thời đưa ra nhận định của mình về nguyên nhân và hướng giải quyết cho thực trạng đình công tại Việt Nam. Phần 1: Lý thuyết. 1.1. Đình công. 1.1.1. Khái niệm đình công. 3|Page Học phần: Quan hệ lao động. Năm 2014. Tranh chấp lao động được thể hiện dưới các hình thức như: bãi công, đình công, lãn công, ... Trong các hình thức tranh chấp lao động chúng ta quan tâm tới hành động đình công của người lao động. Đó là vũ khí tự nhiên của họ để bảo vệ lợi ích chính đáng của mình và đã được pháp luât từa nhận và cho phép. Đình công là một bộ phận, một giai đoạn của quá trình tranh chấp lao động, tập thể lao động chỉ được tiến hành đình công sau khi vụ tranh chấp lao động tập thể được Hội đồng trọng tài cấp tỉnh giải quyết nhưng tập thể lao động vẫn không đồng ý với quyết định của Hội đồng trọng tài lao động. Theo Bộ luât lao động được sửa đổi, bổ sung năm 2007 thì: “Đình công là sự ngừng việc tạm thời, tự nguyện và có tổ chức của tập thể lao động để giải quyết tranh chấp lao động tập thể.” 1.1.2. Đặc điểm.  Đình công biểu hiện thông qua sự ngừng việc tập thể của những người lao động trong một doanh nghiệp hoặc bộ phận của doanh nghiệp. Sự ngừng việc của người lao động trên thực tế được biểu hiện 4|Page Học phần: Quan hệ lao động. Năm 2014. ở nhiều mức độ khác nhau, nhưng sự ngừng việc khi đình công là ngừng việc triệt để,  Đình công là sự nghỉ việc có tổ chức: Ngừng việc có sự chỉ đạo, tổ chức, lãnh đạo và điều hành thống nhất của một người hay một nhóm người và có sự chấp hành, tuân thủ của những người khác. Như vậy, từ khi khởi xướng, phát động đình công cho đến khi thực hiện các trình tự thủ tục giải quyết đình công đều có sự phối hợp của cả tập thể lao động trong ý chí và trong hành động.  Đình công luôn đi liền các yêu sách: bản chất của đình công là biện pháp đấu tranh kinh tế nên mục đích của đình công pải nhằm đạt được những yêu sách về quyền và lợi ích cho tập thể người lao động. Kết quả đình công thường là để đòi quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động phù hợp với pháp luật lao động bị người sử dụng lao động vi phạm. Ở Việt Nam, một số yêu sách thường gặp trong các cuộc đình công là: cải thiện tiền lương, phụ cấp, thời gian nghỉ ngơi, hành vi đối xử thô bạo, chống sa thải trái pháp luật, bảo đảm an toàn vệ sinh lao động...  Đình công phát sinh trực tiếp từ tranh chấp lao động tập thể: Đình công là hậu quả của tranh chấp lao động tập thể giải quyết không thành, là một biện pháp giải quyết tranh chấp lao động tập thể. Tóm lại, bốn đặc điểm của đình công nêu trên cũng là bốn yếu tố cấu thành đình công, thiếu một trong bốn yếu tố đó thì một cuộc nghỉ việc dù ở mức độ nào cũng đều không phải là đình công. 5|Page Học phần: Quan hệ lao động. Năm 2014. 1.1.3. Phân loại. Việc phân loại đình công giúp cho quá trình giaỉ quyết đình công được nhanh chóng và hiệu quả, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của nó tới sản xuất và đời sống của người lao động cũng như đối với nền kinh tế xã hội nói chung. Người ta phân loại đình công dựa vào những tiêu chí khác nhau:  Căn cứ vaò tính hợp pháp của đình công ta chia làm 2 loại: Đình công hợp pháp và đình công bất hợp pháp.  Đình công hợp pháp: Là những cuộc đình công được tiến hành theo đúng quy định của pháp luật.  Đình công bất hợp pháp: là những cuộc đình công thiếu một trong số các điều kiện luật định. Ví dụ: Ở Việt Nam, các cuộc đình công bị coi là bất hợp pháp khi: không phát sinh từ tranh chấp lao động tập thể, vượt ra ngoài phạm vi doanh nghiệp, vi phạm các quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 173 và Điều 174 của Bộ luật Lao động (không tuân theo quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục tiến hành đình công, đình công ở doanh nghiệp phục vụ công cộng và doanh nghiệp thiết yếu cho nền kinh tế quốc dân hoặc an ninh, quốc phòng theo danh mục doanh nghiệp do Chính phủ quy định).  Tính hợp pháp và bất hợp pháp của đình công chỉ được xét chủ yếu dưới góc độ thủ tục tiến hành đình công mà không xét về nội dung của các yêu sách trong đình công.  Căn cứ vào phạm vi đình công có thể phân thành: Đình công doanh nghiệp, đình công bộ phận, đình công toàn ngành.  Đình công doanh nghiệp: Là những cuộc đình công do tập thể người lao động trong phạm vi một doanh nghiệp tiến hành.  Đình công bộ phận: Là những cuộc đình công do tập thể lao động trong phạm vi một bộ phận cơ cấu của doanh nghiệp tiến hành. 6|Page Học phần: Quan hệ lao động.  Năm 2014. Đình công toàn ngành: Là những cuộc đình công do tập thể lao động trong phạm vi một ngành trên toàn quốc tiến hành. Pháp luật nước ta chỉ thừa nhận những cuộc đình công trong phạm vi doanh nghiệp (đình công doanh nghiệp và đình công bộ phận) là hợp pháp. 1.1.4. Thủ tục tiến hành đình công. Thứ nhất: Lấy ý kiến tập thể lao động. Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc đại diện tập thể lao động lấy ý kiến để đình công, quyết định thời gian và hình thức tổ chức lấy ý kiến để đình công và thông báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 1 ngày. Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc đại diện tập thể lao động ra quyết định đình công bằng văn bản và lập bản yêu cầu (yêu cầu đáp ứng hay giải quyết như thế nào) khi có ý kiến đồng ý của trên 50% tổng số người lao động (đối với doanh nghiệp hoặc bộ phận doanh nghiệp có dưới 300 người lao động) và trên 75% số người được lấy ý kiến (đối với doanh nghiệp hoặc bộ phận doanh nghiệp có từ 300 người lao động trở lên). Việc tổ chức lấy ý kiến có thể thực hiện bằng hình thức bỏ phiếu hoặc lấy chữ ký. Nội dung lấy ý kiến để đình công bao gồm: những vấn đề tranh chấp lao động tập thể đã được cơ quan, tổ chức giải quyết nhưng tập thể lao động không đồng ý; thời điểm bắt đầu đình công, địa điểm đình công; việc đồng ý hay không đồng ý đình công. Đối với doanh nghiệp hoặc bộ phận doanh nghiệp có dưới 300 người lao động thì lấy ý kiến trực tiếp của người lao động. Đối với doanh nghiệp hoặc bộ phận doanh nghiệp có từ 300 người lao động trở lên thì lấy ý kiến của thành viên Ban 7|Page Học phần: Quan hệ lao động. Năm 2014. chấp hành công đoàn cơ sở, Tổ trưởng tổ công đoàn và Tổ trưởng tổ sản xuất; trường hợp không có công đoàn cơ sở thì lấy ý kiến của Tổ trưởng, Tổ phó tổ sản xuất. Thứ hai: Quyết định đình công: Quyết định đình công phải nêu rõ thời điểm bắt đầu đình công, địa điểm đình công, có chữ ký của đại diện Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc đại diện tập thể lao động; trường hợp là đại diện của Ban chấp hành công đoàn cơ sở thì phải đóng dấu của tổ chức công đoàn. Thứ ba: Lập bản yêu cầu Song song với việc ra quyết định đình công, Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc đại diện tập thể lao động phải lập bản yêu cầu và chậm nhất là 5 ngày trước ngày bắt đầu đình công phải cử nhiều nhất là 3 đại diện để trao quyết định đình công và bản yêu cầu cho người sử dụng lao động, đồng thời gửi 1 bản cho cơ quan lao động cấp tỉnh và một bản cho Liên đoàn lao động cấp Tỉnh. Bản yêu cầu phải có những nội dung chủ yếu sau đây: những vấn đề tranh chấp lao động tập thể đã được cơ quan, tổ chức giải quyết nhưng tập thể lao động không đồng ý; kết quả lấy ý kiến đồng ý đình công; thời điểm bắt đầu đình công; địa điểm đình công; địa chỉ người cần liên hệ để giải quyết. Đến thời điểm bắt đầu đình công đã được báo trước trong bản yêu cầu, nếu người sử dụng lao động không chấp nhận giải quyết yêu cầu thì Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc đại diện tập thể lao động tổ chức và lãnh đạo người Lao động đình công. 8|Page Học phần: Quan hệ lao động. Năm 2014.  Một số điều về đình công:  Những trường hợp đình công bất hợp pháp. 1. Không phát sinh từ tranh chấp lao động tập thể về lợi ích. 2. Tổ chức cho những người lao động không cùng làm việc cho một người sử dụng lao động đình công. 3. Khi vụ việc tranh chấp lao động tập thể chưa được hoặc đang được cơ quan, tổ chức, cá nhân giải quyết theo quy định của Bộ luật này. 4. Tiến hành tại doanh nghiệp không được đình công thuộc danh mục do Chính phủ quy định. 5. Khi đã có quyết định hoãn hoặc ngừng đình công. Hành vi bị cấm trước, trong và sau khi đình công. 1. Cản trở việc thực hiện quyền đình công hoặc kích động, lôi kéo, ép buộc người lao động đình công; cản trở người lao động không tham gia đình công đi làm việc. 2. Dùng bạo lực; hủy hoại máy, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động. 3. Xâm phạm trật tự, an toàn công cộng. 4. Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động, người lãnh đạo đình công hoặc điều động người lao động, người lãnh đạo đình công sang làm công việc khác, đi làm việc ở nơi khác vì lý do chuẩn bị đình công hoặc tham gia đình công. 5. Trù dập, trả thù người lao động tham gia đình công, người lãnh đạo đình công. 9|Page Học phần: Quan hệ lao động. Năm 2014. 6. Lợi dụng đình công để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật khác.  Trường hợp không được đình công. 1. Không được đình công ở đơn vị sử dụng lao động hoạt động thiết yếu cho nền kinh tế quốc dân mà việc đình công có thể đe dọa đến an ninh, quốc phòng, sức khỏe, trật tự công cộng theo danh mục do Chính phủ quy định. 2. Cơ quan quản lý nhà nước phải định kỳ tổ chức lắng nghe ý kiến của tập thể người lao động và người sử dụng lao động để kịp thời giúp đỡ và giải quyết các yêu cầu chính đáng của tập thể lao động. 1.2. Giải quyết đình công. . Hình 2.1: Thương lượng để giải quyết đình công. Có nhiều quan điểm khác nhau về việc giải quyết đình công. Tuy nhiên nhìn một cách khái quát, giải quyết đình công bao gồm các hoạt động cụ thể sau: Xác định tính họp pháp của đình công. Giải quyết nội dung của cuộc đình công. 10 | P a g e Học phần: Quan hệ lao động. Năm 2014. Xem xét hậu quả pháp lí của cuộc đình công 1.2.1. Xác định tính hợp pháp của đình công. Đây là một hoạt động được tất cả các quốc gia có thừa nhậnđình công quan tâm vìđó là mụcđích quan trọng nhất của việc nhà nướcđiều chỉnh pháp luật đối vớiđình công, phảnảnh tình hình thực hiện các quy định vềđình công trong thực tiễn và hiệuquả của QLNN về QHLĐ trong đó cóđình công. Thực chất của việ xét tính hợp pháp của cuộcđình công là xem xét trình tự, thủ tục, mụcđíchđình công,... cóđúng theo quy định của pháp luật hay không. Cơ quan có thẩm quyền nhân danh nhà nước tuyên bố tính hợp pháp củađình công là tòaán. 1.2.2. Giải quyết nội dung của cuộc đình công. Khi xảy ra cuộcđình công, việc giải quyết nguyên nhân củađình công thường được tiến hành bằng cách thương lượng trực tiếp hoặc hòa giải thông qua vai trò của người trung gian. Việc giải quyết nguyên nhân của cuộcđình công chủ yếu do các bên tự quyếtđịnh nhằmđảm bảoở mức cao nhất sự tựđịnh hoạt của các bên, phù hợp với bản chất củađình công là cuộc đấu tranh kinh tế do NLĐ tiến hành nhằm gây sứcép với chủ thể đối diện. Tòaán khi giải quyếtđình công thường chỉ xét tính hợp pháp của cuộcđình công, việc giải quyết nguyên nhân của cuộcđình công chỉ được tiến hành khi cóđơn khởi kiện theo thủ tục giải quyết TCLĐ. 1.2.3. Xem xét hậu quả pháp lý của cuộc đình công. Việc xem xét hậu quả pháp lý của cuộc đình công thường gắn với trách nhiệm hay chế tài của các bên trong quá trình đình công. Nếu cuộc đình công bất hợp pháp, ngoài việc phải dừng cuộc đình công, người lao động có thể phải bồi thường theo quy định của pháp luật. 11 | P a g e Học phần: Quan hệ lao động. Năm 2014. Đình công là một hiên tượng phức tạp, có thể để lại những hậu quả xấu nên giải quyết đình công luôn là một vấn đề cấp thiết đối với mọi nền kinh tế. Giải quyết đình công được thực hiện sẽ: - Góp phần phân định tính hợp pháp hay bất hợp pháp trong hành vi nghỉ việc của người lao động - Bảo vệ lợi ích chính đáng của các bên trong quan hệ lao động - Ổn định quan hệ lao động trong doanh nghiệp là bảo vệ lợi ích cộng đồng. Đình công có thể được thực hiện bằng các phương thức cơ bản như: thương lượng, hòa giải, giải quyết tại tòa án: 1.2.3.1. Giải quyết đình công thông qua thương lượng. Khác với thương lượng trong giải quyết TCLĐ, Mục đích cuối cùng của thương lương trong giải quyết đình công là chấm dứt tình trạng ngừng làm việc của NLĐ. Việc giải quyết mâu thuẫn là nguyên nhân dẫn đến đình công chỉ là bước đệm để tiến tới việc chấm dứt và hoàn toàn hiện tượng ngừng làm việc, bởi vì mục đích của thương lượng trong giải quyết đình công là dàn xếp những yêu sách của người lao động để họ trở lại làm việc. Trongquá trình thương lượng bao gồm việc thảo luận để dàn xếp những mâu thuẫn, kêu gọi người lao động quay trở lại làm việc và có thể thảo luận về việc giải quyết quyền lợi trong thời gian đình công. 1.2.3.2. Giải quyết đình công thông qua hòa giải. Hòa giải là hình thức giải quyết đình công thông qua trung gian. Người trung gian chỉ đưa ra ý kiến cho các bên tham khảo mà không có quyền ra quyết định cuối cùng. Công việc này được tiến hành đơn giản, tiết kiệm thời gian chi phí, đảm bảo được bí mật và uy tín cho các bên. 12 | P a g e Học phần: Quan hệ lao động. Năm 2014. Hòa giải là phương thức “giải quyết đình công thân thiện” bởi nó giúp các bên có cơ hội hiểu biết lẫn nhau và cùng nhau giải quyết đình công một cách tự nguyện. Tuy nhiên thì nó có những hạn chế: - Thỏa thuận đạt đươc trong quá trình hòa giải không có tính bắt buộc thi hành. - Không có tính răn đe với các bên có vi phạm pháp luật do không có chế tài đối với người lao động đình công trái pháp luật. 1.2.3.3. Giải quyết đình công thông qua Tòa án. Tòa án là cơ quan duy nhất có thẩm quyền kết luận về tính hợp pháp của cuộc đình công. Giải quyết đình công tại tòa án được tiến hành theo thủ tục tố tụng chặt chẽ với những thẩm phán chuyên trách và các phán quyết được đảm bảo thi hành bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước. Thủ tục phức tạp, tốn kém thời gian và tiền bạc của đương sự, gây căng thẳng trong QHLĐ sau khi giải quyết đình công. Khi giải quyết đình công tòa án chỉ xem xét tính hợp pháp của đình công mà không giải quyết nguyên nhân của cuộc đình công bởi vì xét về bản chất đình công là cuộc đấu tranh kinh tế nên việc giải quyết nôi dung tranh chấp dẫn đến đình công sẽ do hai bên tự giải quyết hoặc giải quyết thông qua thủ tục khác. 13 | P a g e Học phần: Quan hệ lao động. Năm 2014. Phần 2: Liên hệ thực tiễn. 2.1. Thực trạng đình công và giải quyết đình công tại Việt Nam. Trong những năm qua đình công trong nước ta diễn ra ngày càng nhiều tăng cả số lượng và quy mô, làm ảnh hưởng đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 2.1.1. Số lượng đình công. Theo số liệu thống kê của bộ lao động thương binh và xã hội, 11 tháng đầu năm 2011, nước ta có khoảng 857 cuộc đình công diễn ra, trung bình cứ khoảng 16 vụ 1 tuần, số lượng các cuộc đình công năm 2011 tăng gấp đôi so với năm 2010 (422 vụ), năm 2009 (218 vụ), năm 2008 (720 vụ)… từ 1995 đến nay nước ta xảy ra 4100 cuộc đình công, chủ yếu xảy ra ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản. 14 | P a g e Học phần: Quan hệ lao động. Năm 2014. 2.1.2. Đình công theo loại hình doanh nghiệp. Theo bộ lao động thương binh và xã hội, từ 1995 đến hết tháng 4–2009 cả nước có 2697 cuộc đình công. Trong đó, 89 cuộc đình công ở doanh nghiệp nhà nước, 1983 cuộc ở doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, 625 cuộc ở doanh nghiệp ngoài nhà nước. Bảng 2.1: Đình công trong doanh nghiệp tử năm 1995 – 4/2009 Năm Số vụ Doanh nghiệp DN có vốn đình nhà nước công 307 2000 - 2004 2005 4/2009 Tổng 525 – nhà nước nước ngoài Số 1995 -1999 đầu tư DN ngoài 186 Tỷ lệ Số vụ 42 13,68 34 13 Tỷ lệ Số Tỷ lệ vụ 174 56,68 vụ 91 29,64 % 6,48% 364 % 69,33 137 % 26,09 0,69% 1445 % 77,47 397 % 21,28 3,3% % 73,52 625 % 23,17 5 269 89 7 1983 % % - Phân loại đình công theo ngành nghề sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp cho thấy đình công chủ yếu xảy ra ở ngành dệt may (năm 2008 chiếm 40,28% và 4/2009 chiếm 67,3%); cơ khí (30,84%), chế biến (23,08%), da giày… 2.1.3. Địa bàn đình công. 15 | P a g e Học phần: Quan hệ lao động. Năm 2014. Hầu hết các cuộc đình công diễn ra ở khu vực miền nam, tập trung nhiều ở các khu công nghiệp lớn như: Thành phố HCM, Bình Dương, Đồng Nai. Bảng 2.2: Số lượng đình công trên địa bàn. Năm 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Tổng số Tổng số 60 59 59 62 67 70 90 99 142 124 152 390 551 720 218 424 978 4265 Thành phố Bình HCM dương Tỉnh,tp khác Số Tỷ Số Tỷ Số Tỷ Số Tỷ lệ vụ lệ vụ lệ vụ lệ vụ % 28 29 37 44 33 34 38 44 57 44 52 108 109 165 70 67 268 122 % 46,7 49,2 62,7 71,0 49,3 48,6 42,2 44,4 40,1 35,5 34,2 27,7 19,8 22,9 32,1 15,8 27,4 28,8 12 8 0 6 19 19 35 20 27 11 7 139 217 127 35 127 218 102 % 20,0 13,6 0,0 9,7 28,4 27,1 38,9 20,2 19,0 8,9 4,6 35,6 39,4 17,6 16,1 30,0 22,3 24,1 6 17 14 5 12 6 7 14 32 43 41 95 106 167 35 140 196 936 % 10,0 28,8 23,7 8,1 17,9 8,6 7,8 14,1 22,5 34,7 27,0 24,4 19,2 23,2 16,1 33,0 20,0 21,9 14 5 8 7 3 11 10 21 26 26 52 48 119 261 78 90 296 107 23,3 8,5 3,6 1,3 4,6 15,7 1,1 21,2 18,3 21,0 34,2 12,3 21,7 36,2 35,8 21,2 30,3 25,2 7 16 | P a g e Đồng nai 7 5 Học phần: Quan hệ lao động. Năm 2014. 2.2. Thực trạng đình công tại các doanh nghiệp phía FDI. Nhìn chung,những cuộc đình công ở nước ngoài xảy ra nhiều ở các doanh nghiệp của Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc),doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài(FDI) đầu tư vào Việt Nam.Và nguyên nhân chính cũng là do cách ứng xử của NSDLĐ và NLĐ chưa hợp lí dẫn đến va chạm,xảy ra mâu thuẫn,phát sinh mâu thuẫn,kết quả là đình công xảy ra. Cụ thể: Số lượng các cuộc đình công ở các doanh nghiệp FDI Đài Loan và Hàn Quốc chiếm 66% tổng số các cuộc đình công trong khu vực FDI và chiếm 47% tổng số các cuộc đình công trong cả nước. Báo cáo “Tổng kết tình hình năm 2011 và triển khai nhiệm vụ năm 2012” của Bộ LĐTBXH cho thấy từ năm 1995 đến hết năm 2011 cả nước đã xảy ra 4.142 cuộc đình công. Trong đó, doanh nghiệp FDI như Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản chiếm 75,4% (3.122 cuộc). Tỷ lệ này đang có xu hướng tăng dần qua các năm, nhất là từ cuối năm 2005 và năm 2006. Nhiều doanh nghiệp ngành chế tạo như dệt may - giày da, điện tử của các nước Đông Á trước đây tập trung vào Trung Quốc đã chuyển hướng đầu tư sang Việt Nam. Hơn nữa, Các doanh nghiệp thầu phụ (OEM) thuộc ngành chế tạo có nhu cầu lớn về lao động như ngành dệt may - giày da, sản xuất các sản phẩm thuộc nhãn hiệu nổi tiếng nước ngoài hầu hết đến từ Hàn Quốc hoặc Đài Loan. Điều này khiến cho vốn đăng ký đầu tư của Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản chiếm hơn 35% tổng vốn đăng ký đầu tư của nước ngoài. Thậm chí, đại đa số doanh nghiệp FDI ngành dệt may - giày da tập trung vào miền Nam bởi vì khu vực Đông Nam Bộ có vị trí địa lý thuận lợi, nhiều KCN, KCX với chính sách đầu tư thông thoáng, môi 17 | P a g e Học phần: Quan hệ lao động. Năm 2014. trường đầu tư, kinh doanh luôn được cải thiện, kết cấu hạ tầng tốt. Đặc biệt ở đây còn có nguồn lao động dồi dào như TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương và Đồng Nai. Từ các phân tích trên, cho thấy hầu hết các cuộc đình công đều xảy ra ở khu vực phía Nam, trong các doanh nghiệp FDI thuộc ngành dệt may - giày da của các nước Đông Á. Sở dĩ có tình trạng này là do các quốc gia Đông Á như Đài Loan, Hàn Quốc và Nhật Bản là những nước đầu tư vào Việt Nam nhiều nhất, có số doanh nghiệp khá lớn nên số cuộc đình công cao hơn là không tránh khỏi. Sự khác biệt văn hóa và cung cách quản lý của NSDLĐ nước ngoài, hành động xúc phạm nhân phẩm NLĐ, đặc biệt là bạo lực của NSDLĐ, cũng là những yếu tố dẫn đến đình công ở các DN FDI từ năm 1995 đến cuối năm 2005. Như vậy, những nguyên nhân chủ yếu gây ra đình công liên quan với sự vi phạm pháp luật của NSDLĐ. Cụ thể, hầu hết đình công đã xảy ra do NSDLĐ trả lương thấp hoặc còn nợ lương, trả lương làm thêm cho NLĐ quá thấp hay không trả lương làm thêm giờ, không được ký hợp đồng lao động và không đóng bảo hiểm xã hội và còn nợ lương. Do NSDLĐ không thực hiện đúng chính sách lao động nên quyền chính đáng của NLĐ bị xâm phạm nghiêm trọng. Nói tóm lại, sự vi phạm pháp luật lao động của NSDLĐ và sự khác biệt về văn hóa giữa NLĐ Việt Nam và NSDLĐ nước ngoài là những nhân tố ảnh hưởng chủ yếu tới các cuộc đình công mang tính tranh chấp lao động tập thể về quyền trong giai đoạn 1995-2005. Từ cuối năm 2005 đình công xảy ra chủ yếu xuất phát từ lợi ích kinh tế. Mục tiêu đình công của NLĐ chuyển từ đòi quyền sang đòi lợi ích. Nói cách khác thì các cuộc đình công chủ yếu chuyển từ tranh chấp lao động về quyền sang tranh chấp lao động về lợi ích từ cuối năm 2005. Như vậy, các cuộc đình công mang tính tranh chấp lao động tập thể về lợi ích xảy ra do NLĐ không hài lòng về tiền lương của mình. Đồng thời bản chất các cuộc đình công trở nên phúc tạp hơn, đặc biệt là 18 | P a g e Học phần: Quan hệ lao động. Năm 2014. có sự lan truyền từ doanh nghiệp này sang doanh nghiệp khác, từ địa phương này đến địa phương khác. Thêm vào đó, số cuộc đình công hàng năm tăng nhanh và cao hơn gấp nhiều lần những năm trước. Trong đó, tình hình đình công trong khu vực FDI luôn xảy ra theo xu hướng năm sau cao hơn năm trước. Đặc biệt, tỷ lệ tăng giảm số vụ của năm 2006 là 163% so với năm 2005. Nguyên nhân chủ yếu là do việc chậm điều chỉnh tiền lương khi nhà nước tăng lương tối thiểu; tiền lương giữa lao động giản đơn và lao động có kỹ thuật, giữa người có nhiều năm công tác với người mới vào nghề chênh lệch nhau không đáng kể và không được quy định rõ ràng; làm thêm giờ, tăng ca vượt quá thời gian quy định nhưng trả lương không thỏa đáng; chất lượng bữa ăn giữa ca kém, điều kiện lao động không được cải thiện. Ngoài ra, do giá cả sinh hoạt tăng nhanh, trong khi DN không chủ động điều chỉnh tiền lương, tiền thưởng, tiền ăn giữa ca nên đời sống NLĐ gặp rất nhiều khó khăn. Trong đó, một số nguyên nhân đẫn đến đình công ở khu vực FDI cao hơn so với các khu vực khác gồm i) Do các DN FDI trả lương quá thấp, ii) Do sự khác biệt về văn hóa và hành vi công nghiệp trong các DN FDI, iii) Do cung cách quản lý, iv) Do hệ thống thanh kiểm tra hoạt động chưa hiệu quả. Bên cạnh đó, một trong những nguyên nhân chủ yếu của đình công có thể do sự thiếu kiến thức pháp luật lao động của NSDLĐ và NLĐ về các trình tự hợp pháp nhằm giải quyết tranh chấp. 2.3. Nguyên nhân và biện pháp giải quyết đình công. 2.3.1. Nguyên nhân. Nhìn chung, các cuộc đình công đã diễn ra đặc biệt nghiêm trọng cả về số lượng quy mô và tính chất phức tạp. Hầu hết các cuộc đình công từ năm 2006 lại đây có quy mô và tổ chức khá chặt chẽ; mục tiêu đình công chuyển từ đòi quyền sang đòi lợi ích thiết thực. Các cuộc đình công lớn lại đều nổ ra ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và hầu như tất cả các cuộc đình công đều diễn ra 19 | P a g e Học phần: Quan hệ lao động. Năm 2014. bất hợp pháp, không theo đúng trình tự pháp luật quy định, và không có sự hiện diện của tổ chức Công đoàn. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến đình công, song một số những nguyên nhân cụ thể đó là: 2.3.1.1. Nguyên nhân sâu xa: Thứ nhất: Xuất phát từ việc lợi ích của Người lao động không được đảm bảo: Như chúng ta đã biết trong những năm đầu bước vào nền kinh tế thị trường, rõ nhất là từ năm 1991 trở đi, nhu cầu tìm việc làm còn rất cao so với sự "ào ạt" chuyển dịch lao động từ các vùng nông thôn về các đô thị lớn, trong khi các khu công nghiệp chưa xuất hiện nhiều. Tình hình đó đã khiến giá cả sức lao động (tiền lương) còn ở mức thấp. Tuy nhiên, khi đó mặt bằng mức sống chung của xã hội còn thấp hơn hiện nay nên các điều kiện về ăn, ở, đi lại của công nhân lao động chưa trở nên bức xúc. Do vậy, người lao động chấp nhận mức tiền lương vào thời điểm đó. Từ năm 1996 lại đây, các khu công nghiệp trong cả nước ngày càng phát triển dẫn đến hình thành hàng loạt các doanh nghiệp, khiến thị trường lao động có sự biến đổi lớn, sức lao động có giá hơn. Cũng từ năm 1996 lại đây, qua điều tra 20 | P a g e
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan