Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tiểu luận lịch sử hình thành và quá trình phát triển của chuẩn mực kế toán công ...

Tài liệu Tiểu luận lịch sử hình thành và quá trình phát triển của chuẩn mực kế toán công quốc tế

.DOCX
19
289
66

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN KẾ TOÁN CÔNG LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA CHUẨN MỰC KẾ TOÁN CÔNG QUỐC TẾ Người thực hiện: Nguyễn Thị Kim Nhung (7701102204) Lớp : Kế toán kiểm toán ngày – K20 Lịch sử hình thành và phát triển chuẩn mực kếế toán công quôếc tếế MỤC LỤC Trang 1. Tổng quan chung về kế toán công và nhu cầu cần thiết của chuẩn mực kế toán công................................................................2 ................................................................................................................................. 2. Khái quát về Ủy ban chuẩn mực kế toán công Quốc tế (IPSASB)...................3 2.1 Tìm hiểu sơ lược về Liên đoàn Kế toán Thế giới (IFAC).................................3 2.2 Khái quát về Ủy ban chuẩn mực kế toán công Quốc tế (IPSASB)....................4 3. Sự hình thành và phát triển của chuẩn mực kế toán công Quốc tế (IPSAS)..........................................................................................7 3.1 Giai đoạn hình thành chuẩn mực kế toán công quốc tế cơ bản dựa trên chuyển đổi từ chuẩn mực kế toán quốc tế (1997-2002)....................7 3.2 Giai đoạn chỉnh sửa chuẩn mực theo dự án Phát triển chung (2002-2009).........................................................................9 3.3 Giai đoạn tiếp tục chỉnh sửa, hoàn thiện và tiến hành các dự án phát triển chuẩn mực (2010 – nay)......................................................11 3.4 Tóm tắt các chuẩn mực kế toán công cho tới hiện nay..................................15 3.5 Áp dụng chuẩn mực kế toán công quốc tế trên thế giới hiện nay...................16 4. Kết luận............................................................................................................... 17 Kếế toán công 1 Lịch sử hình thành và phát triển chuẩn mực kếế toán công quôếc tếế 1. Tổng quan chung về kế toán công và nhu cầu cần thiết của chuẩn mực kế toán công Trong suốt quãng thời gian trước khi có chuẩn mực kế toán công quốc tế, các tổ chức trong khu vực công trên thế giới đã trải qua một thời gian khá dài thực hiện công tác kế toán và lập các báo cáo tài chính theo những quy trình rất khác nhau, mà chủ yếu là dựa trên hệ thống kế toán trên cơ sở tiền. Các tổ chức trong khu vực công phải đối mặt với các thử thách kế toán nảy sinh từ việc sử dụng kế toán trên cơ sở tiền và thực tiễn ứng dụng thiếu các chuẩn mực kế toán công trước kia. Việc thiếu đi các nguyên tắc, định nghĩa, và hướng dẫn được chấp nhận rộng rãi khiến cho dữ liệu báo cáo giữa các tổ chức trên Thế giới không thể so sánh hợp lý với nhau. Vấn đề liên quan đến việc thiếu hướng dẫn đã được ghi nhận suốt một thời gian dài trước đây. Ngoài ra trong quá trình phát triển của xã hội, các tổ chức trong lĩnh vực công, các tổ chức phi lợi nhuận có quy mô hoạt động tại nhiều nước trên thế giới ngày càng tăng. Vấn đề cần phải đối mặt lúc này là không có cách thực hiện nào được chuẩn mực hóa trên phạm vi quốc tế. Chính vì vậy nhu cầu cần phải có phương pháp hướng dẫn việc thực hiện kế toán thống nhất. Trong lịch sử, đã có một số chính quyền liên bang, tiểu bang, địa phương, và một số các tổ chức công khác đã triển khai lập các chuẩn mực đơn lẻ cho việc thực hiện kế toán, đo lường, và báo cáo tài chính. Tuy nhiên các chuẩn mực này vẫn chỉ thuần túy dựa trên cơ sở kế toán tiền. Để giải quyết những tình huống và nhu cầu trên đây, xu hướng gần đây là phát triển các chuẩn mực kế toán quốc tế thống nhất. Nhiều tổ chức công đang trong quá trình ứng dụng các chuẩn mực thống nhất này, và tạo ra vấn đề liên quan đến việc tuân thủ. Do việc thay đổi các chuẩn mực quốc tế còn tiếp tục, các tổ chức đang bắt đầu tiến đến tiếp cận đến các vấn đề thử thách phức tạp liên quan. Kếế toán công 2 Lịch sử hình thành và phát triển chuẩn mực kếế toán công quôếc tếế Được thiết kế để áp dụng trong việc chuẩn bị các báo cáo tài chính mục đích chung, Chuẩn mực kế toán công Quốc tế (IPSAS) đã tạo ra hướng dẫn thống nhất cho kế toán trong các đơn vị công. Chuẩn mực cần thiết cho việc so sánh thông tin giữa các tổ chức và nâng cao mức độ minh bạch trong kế toán tài chính. Nhiều quốc gia đã sử dụng IPSAS hoặc những chuẩn mực tương tự hoặc đã lên kế hoạch áp dụng IPSAS trong tương lai. Ngoài ra thì một số nước có các chuẩn mực công liên quan. Một vài chuẩn mực cấp độ quốc gia do các nước đang tự thiết lập. Ví dụ, 3 ủy ban sau đây tại Hoa Kỳ: Ủy ban Chuẩn mực kế toán Chính phủ (GASB), Ủy ban tư vấN chuẩn mực kế toán Liên bang (FASAB), và Văn phòng hợp nhất hệ thống tài chính (FSIO, trước kia là Chương trình phát triển quản lý tài chính kết hợp hay JFMIP). Các tổ chức lập chuẩn mực khác bao gồm Ủy ban Kế toán Công (PSAB) tại Canada và Ủy ban chuẩn mực kế toán Úc. Ở cấp độ khác, có những chuẩn mực quốc tế được bao gồm trong Hướng dẫn thống kê tài chính Chính phủ (GFSM) do tổ chức Tiền tệ Thế giới (IMF) ban hành. 2. Khái quát về Ủy ban chuẩn mực kế toán công Quốc tế (IPSASB) 2.1 Tìm hiểu sơ lược về Liên đoàn Kế toán Thế giới ( International Federation of Accountants- IFAC) IFAC là một tổ chức toàn cầu của những người làm kế toán, được lập ra để hỗ trợ cho cộng đồng bằng cách phát triển nghề nghiệp và đóng góp cho sự phát triển vững mạnh của nền kinh tế toàn cầu. IFAC bao gồm 167 thành viên trên khắp 127 quốc gia với khoảng 2,5 triệu kế toán viên đang làm việc, công tác trong lĩnh vực giáo dục, dịch vụ công, công nghiệp và thương mại. IFAC được sáng lập vào ngày 7 tháng 10 năm 1977 tại Munich, Đức. IFAC được thành lập để phát triển mạnh mẽ hơn nghề kế toán thông qua: Kếế toán công 3 Lịch sử hình thành và phát triển chuẩn mực kếế toán công quôếc tếế  Phát triển các chuẩn mực quốc tế chất lượng cao về kiểm toán, dịch vụ bảo đảm, kế toán công, đạo đức, và giáo dục cho những người làm kế toán và hỗ trợ cho việc ứng dụng trong thực tế;  Tăng cường sự hỗ trợ và hợp tác giữa các nước thành viên trong tổ chức;  Tăng cường hợp hỗ trợ và hợp tác với các tổ chức quốc tế khác; và  Đóng vai trò là phát ngôn viên quốc tế của những người làm kế toán. 2.2 Khái quát về Ủy ban chuẩn mực kế toán công Quốc tế (IPSASB) Năm 1986, IFAC lập ra một nhóm hoạt động chuyên về lĩnh vực công, ban đầu có tên là Ban Khu Vực Công (Public Sector Committee - PSC) với sứ mạng là tập trung vào nhu cầu cụ thể trong lĩnh vực này. Nhiệm vụ của Ban là xây dựng các chương trình để phát triển quản lý tài chính và kế toán bao gồm báo cáo tài chính, kiểm toán, quản trị công ty, và kế toán quản trị. Năm 1996, sau khi thực hiện một số công việc đáng kể, Ban này bắt tay vào chương trình chuẩn mực trực tiếp để phát triển các chuẩn mực kế toán công quốc tế (IPSASs) cho báo cáo tài chính. Các chuẩn mực được xây dựng bắt đầu năm 1997. Giai đoạn đầu tiên của quá trình này là chuyển đổi một vài chuẩn mực khu vực tư ( Chuẩn mực kế toán quốc tế - IASs) ban hành bởi Ủy ban Chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB). Quy trình được sử dụng bởi nhóm kỹ thuật để soát xét lại các chuẩn mực của lĩnh vực tư và chỉnh sửa lại nội dung cho phù hợp với khu vực công. Giai đoạn này của chương trình phát triển chuẩn mực công được tài trợ bởi IFAC, ngân hàng phát triển châu Á, Quỹ tiền tệ quốc tế, Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc, và ngân hàng thế giới và đã hoàn tất năm 2002. Năm 2004, IFAC thiết lập Ủy ban độc lập gọi là Ủy ban Chuẩn mực kế toán công quốc tế (IPSASB) với các điều lệ được sửa đổi phản ánh nhiệm vụ của Ban này là muốn tập trung vào ban hành các chuẩn mực kế toán Công Kếế toán công 4 Lịch sử hình thành và phát triển chuẩn mực kếế toán công quôếc tếế quốc tế (IPSASs). Sự phát triển này của mô hình đã được thực hiện theo chuẩn mực kế toán trong khu vực tư. Chức năng của IPSASB là một tổ chức ban hành chuẩn mực độc lập thuộc IFAC. Nó hoạt động để đạt mục tiêu của mình thông qua:  Ban hành các chuẫn mực kế toán công Quốc tế (IPSASs)  Mở rộng sự chấp nhận của công chúng với IPSASs và nâng cao tính hội tụ quốc tế đối với chuẩn mực này  Ban hành những tài liệu khác để cung cấp hướng dẫn cho các vấn đề và kinh nghiệm trong báo cáo tài chính trong khu vực công. Do hạn chế về nguồn lực thời gian, một phần lớn dự án hội tụ của IPSASB đã phải trì hoãn. Nguồn lực chính được xác định để xây dựng các chuẩn mực khu vực công đã được tăng cường, các dự án ban đầu về lợi ích nhân viên và sự giảm giá của tiền tạo ra tài sản. Dự án xây dựng chuẩn mực kế toán quốc tế tập trung vào cập nhật 11 chuẩn mực kế toán công Quốc tế năm 2003. Việc cập nhật các IPSASs đã được IPSASB phê chuẩn vào tháng 11/2006. IPSASB là tổ chức xây dựng chuẩn mực độc lập nhằm phát triển các chuẩn mực kế toán công quốc tế chất lượng cao, hướng dẫn, và nguồn lực cho sử dụng của các đơn vị khu vực công trên thế giới nhằm để lập các báo cáo tài chính mục đích chung. Cấu trúc và quy trình hoạt động của IPSASB được hỗ trợ bởi IFAC. IPSASB nhận được sự hỗ trợ từ Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng phát triển châu Á, Liên Hợp Quốc và các chính phủ Canada, Trung Quốc, New Zealand, và Thụy Sỹ. Hiện tại IPSASB bao gồm 18 thành viên tự nguyện trong đó 15 thành viên từ các tổ chức khác trực thuộc IFAC và 3 thành viên khác có kinh nghiệm và chuyên môn trong lĩnh vực báo cáo tài chính công. Các thành viên bao gồm các đại diện từ các bộ tài chính, các viện kiểm toán chính phủ, các tổ chức thuộc khu vực công và giới nghiên cứu học viện. Kếế toán công 5 Lịch sử hình thành và phát triển chuẩn mực kếế toán công quôếc tếế Tất cả các thành viên của IPSASB bao gồm chủ tích và phó chủ tịch được ủy ban của IFAC tuyển chọn thông qua tiến cử từ Hội đồng đề cử của IFAC. Việc lựa chọn được cân nhắc dựa vào trình độ và khả năng của mỗi ứng viên liên quan đến vị trí cần tuyển chọn. IPSASB luôn tìm kiếm những thành viên có kiến thức, có hiểu biết sâu sắc và kinh nghiệm công tác qua nhiều khu vực cần thiết để phục vụ tốt nhất cho lợi ích cộng đồng. Các hoạt động của IPSASB Các hoạt động hiện tại của IPSASB là tập trung vào phát triên các chuẩn mực kế toán công quốc tế (IPSAS) cho báo cáo tài chính của các chính phủ và các tổ chức công khác (gọi tắt là Dự án chuẩn mực). Dự án chuẩn mực của IPSASB được bắt đầu vào cuối năm 1996. Mục tiêu ban đầu của dự án này là phát triển hoàn thiện vào cuối tháng 11 năm 2001:  Tài liệu xác định thực tiễn áp dụng hiện tại và các vấn đề về báo cáo tài chính khu vực công  Ban hành bộ các chuẩn mực kế toán công Quốc tế chính tháng 8/1997  Một IPSAS về kế toán cơ sở tiền  Hướng dẫn việc chuyển từ kế toán trên cơ sở tiền sang kế toán trên cơ sở dồn tích Kếế toán công 6 Lịch sử hình thành và phát triển chuẩn mực kếế toán công quôếc tếế Sơ đồ cấu trúc tổ chức của IPSASB Sơ đồ cấu trúc tổ chức của IPSASB Ủy ban đề cử Đề cử thành viên Hỗ trợ thường xuyên Ủy ban IFAC Quan sát viên của IPSASB Lựa chọn thành viên IPSASB Nhóm tư vấn Hỗ trợ trong các dự án CM đặc biệt Quan sát Hỗ trợ cho các DA đặc biệt có liên quan Ban chỉ đạo Chuẩn bị và ban hành Chuẩn bị Nhóm tư vấn dự án Chuẩn mực IPSASs Các dự thảo (hoặc lời mời tham gia góp ý kiến) 3. Sự hình thành và phát triển của chuẩn mực kế toán công quốc tế (IPSAS) 3.1 Giai đoạn hình thành chuẩn mực kế toán công quốc tế cơ bản dựa trên chuyển đổi từ chuẩn mực kế toán quốc tế (1997-2002) Cuối năm 1997, tiền thân của Ủy ban chuẩn mực kế toán Công quốc tế (IPSASB) là Ủy ban khu vực công (PSC) đã bắt đầu chương trình xây dựng và phát triển các chuẩn mực Công quốc tế dựa trên các nội dung có thể áp dụng trong khu vực công của chuẩn mực kế toán quốc tế (IASs) ban hành vào tháng 8 năm 1997 và các bản sửa đổi sau đó của các chuẩn mực này. Các chuẩn mực kế toán Công quốc tế Kếế toán công 7 Lịch sử hình thành và phát triển chuẩn mực kếế toán công quôếc tếế (IPSASs) giữa nguyên các yêu cầu, cấu trúc, và cách viết của IASs trừ khi có lý do cụ thể liên quan đến khu vực công buộc phải khác đi. Giai đoạn đầu tiên của chương trình xây dựng và phát triển chuẩn mực này đã được hoàn thành vào cuối năm 2002. Các chuẩn mực được ban hành trong giai đoạn này là chuẩn mực từ IPSAS 1 đến IPSAS 20. IPSAS 1 — Trình bày báo cáo tài chính IPSAS 2 – Báo cáo lưu chuyển tiền tệ IPSAS 3 – Thặng dư hay thâm hụt thuần, sai sót và các thay đổi chính sách kế toán cơ bản IPSAS 4 – Ảnh hưởng của chênh lệch tỷ giá hối đoái IPSAS 5 – Chi phí đi vay IPSAS 6 – Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán cho các đơn vị bị kiểm soát IPSAS 7 – Kế toán các khoản đầu tư vào công ty liên kết IPSAS 8 – Báo cáo tài chính cho các lợi ích trong công ty liên doanh IPSAS 9 – Doanh thu từ nghiệp vụ trao đổi IPSAS 10 – Báo cáo tài chính trong nền kinh tế siêu lạm phát IPSAS 11 – Hợp đồng xây dựng IPSAS 12 – Hàng tồn kho IPSAS 13 – Hợp đồng thuê IPSAS 14 – Sự kiện sau ngày báo cáo IPSAS 15 – Các công cụ tài chính: thuyết minh và trình bày IPSAS 16 – Bất động sản đầu tư IPSAS 17 – Tài sản cố định hữu hình IPSAS 18 – Báo cáo bộ phận IPSAS 19 – Các khoản dự phòng, nợ tiềm tàng và tài sản tiềm tàng IPSAS 20 – Các bên liên quan Kếế toán công 8 Lịch sử hình thành và phát triển chuẩn mực kếế toán công quôếc tếế 3.2 Giai đoạn chỉnh sửa chuẩn mực theo dự án Phát triển chung (2002-2009) Năm 2003, 11 IPSASs được chỉnh sửa và thay đổi theo dự án Phát triển chung. Mục tiêu của việc ban hành các bản dự thảo là để cập nhật 11 IPSASs cùng hội tụ với sự thay đổi của IASs ban hành vào tháng 12 năm 2003 trong dự án Phát triển chung. Mục tiêu của dự án phát triển chung của IASB là giảm hoặc loại trừ các phương án thay thế, sự rườm rà và mâu thuẫn trong các IASs và giải quyết các vấn đề cải tiến khác. 11 chuẩn mực sau đây đã được thay đổi theo dự án phát triển IPSAS • IPSAS 1, “Trình bày báo cáo tài chính” • IPSAS 3, “Thặng dư hay thâm hụt thuần, sai sót và các thay đổi chính sách kế toán cơ bản” • IPSAS 4, “Ảnh hưởng của chênh lệch tỷ giá hối đoái” • IPSAS 6, “Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán cho các đơn vị bị kiểm soát” • IPSAS 7, “Đầu tư vào công ty liên kết” • IPSAS 8, “Báo cáo tài chính khoản lợi ích trong công ty liên doanh” • IPSAS 12, “Hàng tồn kho” • IPSAS 13, “Hợp đồng thuê” • IPSAS 14, “Sự kiện sau ngày báo cáo” • IPSAS 16, “Bất động sản đầu tư” • IPSAS 17, “Tài sản cố định hữu hình” Cũng trong giai đoạn này chương trình hội tụ khuôn mẫu cho các chuẩn mực khu vực công và chuẩn mực quốc tế khu vực tư được thực hiện cho khu vực công và cho ra đời các chuẩn mực từ IPSAS 25 đến IPSAS 31. Kếế toán công 9 Lịch sử hình thành và phát triển chuẩn mực kếế toán công quôếc tếế IPSAS 25 – Lợi ích nhân viên IPSAS 26 – Giảm giá của tài sản tạo ra tiền IPSAS 27 – Nông nghiệp IPSAS 28 – Công cụ tài chính : Trình bày IPSAS 29 – Công cụ tài chính: Ghi nhận và đo lường IPSAS 30 – Công cụ tài chính: Thuyết minh IPSAS 31 – Tài sản cố định vô hình . Ngoài các chuẩn mực được chuyển đổi và phát triển dựa trên các chuẩn mực kế toán quốc tế của khu vực tư, trong giai đoạn này IPSASB cũng đã cho ra đời các chuẩn mực đặc thù chỉ có trong các khu vực công, bao gồm các chuẩn mực từ IPSAS 21- IPSAS 24 IPSAS 21 – Giảm giá của tài sản không tạo ra tiền IPSAS 22 – Thuyết minh các thông tin tài chính về khu vực Chính phủ công IPSAS 23 – Doanh thu từ các nghiệp vụ phi trao đổi IPSAS 24 – Trình bày các thông tin ngân sách trên báo cáo tài chính Chuẩn mực kế toán công quốc tế bao gồm hai loại: Kế toán trên cơ sở dồn tích: loại chuẩn mực này bao gồm 31 chuẩn mực kể trên tập trung chủ yếu vào doanh thu, chi phí, tài sản và nguồn vốn bên cạnh dòng tiền. Các chuẩn mực thuộc nhóm cơ sở dồn tích đều dựa trên cơ sở và phát triển phù hợp với các chuẩn mực kế toán quốc tế. Kế toán trên cơ sở tiền: ngoài 31 chuẩn mực trên được ban hành theo kế toán trên cơ sở dồn tích, IPSASB cũng ban hành 1 chuẩn mực trên kế toán trên cơ sở tiền gọi là IPSAS cơ sở tiền, lần đầu ban hành chuẩn mực này là vào tháng 1 năm 2003. Chuẩn mực này giúp cho báo cáo tài chính rõ ràng về các dòng tiền thu, chi và số dư tiền khi thực hiện trên cơ sở kế toán tiền. Sau khi ban hành IPSASB dự Kếế toán công 10 Lịch sử hình thành và phát triển chuẩn mực kếế toán công quôếc tếế tính sẽ soát xét lại sau khi sử dụng 2 năm sau khi ban hành để xác định xem liệu các yêu cầu của IPSAS có phù hợp không. Cuối năm 2003, IPSASB đã đồng ý cập nhật thêm cho chuẩn mực IPSAS cơ sở tiền các các thuyết minh về tiền thu từ những nguồn hỗ trợ bên ngoài, và tạm trì hoãn lại việc soát xét việc áp dụng chuẩn mực này. Kể từ khi lần đầu ban hành, IPSAS cơ sở tiền đã được cập nhật với các yêu cầu và khuyến khích thêm về trình bày trên các báo cáo tài chính các thông tin về ngân sách và hỗ trợ từ bên ngoài nhận được. 3.3 Giai đoạn tiếp tục chỉnh sửa, hoàn thiện và tiến hành các dự án phát triển chuẩn mực (2010 – nay) Từ năm 2010 tới nay, IPSASB tiếp tục làm việc với các dự án hoàn thiện phát triển chuẩn mực như sau: • Cam kết về nhượng quyền dịch vụ (Service Concession Arrangements) :Trong năm 2011, IPSASB cũng đã ban hành chuẩn mực kế toán mới IPSAS 32 Cam kết về khoan nhượng dịch vụ : người nhượng quyền. Chuẩn mực này sẽ có hiệu lực chính thức từ 1 tháng 1 năm 2014. Sự ban hành chuẩn mực này bắt nguồn từ việc Ủy ban diễn giải báo cáo tài chính quốc tế (IFRIC) của IASB ban hành IFRIC 12 về các cam kết nhượng quyền dịch vụ có hiệu lực ngày 1 tháng 1 năm 2008. Tuy nhiên trong IFRIC 12 không có đề cập đến kế toán giành cho phía nhượng quyền (thông thường, là một chính phủ hoặc một đơn vị thuộc khu vực công) của các cam kết nhượng quyền dịch vụ. • Hợp nhất các đơn vị trong khu vực công : tính đến tháng 6 năm 2012 IPSASB đã phê duyệt đồng ý Nghiên cứu tư vấn (Consultation Paper- CP) về Hợp nhất trong khu vực công, trong đó định nghĩa hợp nhất trong khu vực Kếế toán công 11 Lịch sử hình thành và phát triển chuẩn mực kếế toán công quôếc tếế công là sự kết hợp các đơn vị hoạt động riêng rẽ thành một đơn vị duy nhất kể cả do mua hoặc sáp nhập. Hiện nay dự án vẫn tiếp tục được IPSASB thực hiện • Soát xét IPSAS trên cơ sở tiền : Mục tiêu chính của dự án là xác định những khó khăn chủ yếu của các đơn vị công gặp phải khi áp dụng báo cáo tài chính theo IPSAS cơ sở tiền khi áp dụng kế toán trên cơ sở tiền ; bản chất của các khó khăn đó là gì và xác định IPSAS này có cần phải thay đổi hay hướng dẫn thêm để giảm bớt các khó khăn này không. Ngoài ra có thuyết minh thêm nào trong IPSAS hiện tại cần phải bắt buộc thực hiện không. Đến nay dự án này vẫn đang được tiếp tục thực hiện • Dự án cập nhật các chuẩn mực năm 2010 : xuất phát từ việc IASB đã ban hành một số thay đổi cho 12 chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRSs) và diễn giải báo cáo tài chính quốc tế (IFRICs) vào tháng 4 năm 2009, IPSASB đã quyết định cập nhật và chỉnh sửa 4 IPSAS (16, 17, 19, 21) để cho phù hợp với sự thay đổi của các chuẩn mực kế toán quốc tế. • Dự án cập nhật các chuẩn mực năm 2011 : IPSASB tiến hành bỏ một số đoạn giới thiệu trong một số chuẩn mực, thêm vào đoạn mục tiêu vào các chuẩn mực chưa có đoạn này, đồng thời thay đổi 4 chuẩn mực IPSAS 16, 17,19, 21. Kết quả của dự án này, IPSASB đã thông qua các sửa đổi trong các chuẩn mực sau : IPSAS 1 : Trình bày báo cáo tài chính IPSAS 3 : Chính sách kế toán, sai sót và các thay đổi trong ước tính kế toán IPSAS 4 : Ảnh hưởng của chênh lệch tỷ giá hối đoái IPSAS 6 : Báo cáo tài chính hợp nhất và báo cáo tài chính riêng IPSAS 7 : Đầu tư vào công ty liên kết Kếế toán công 12 Lịch sử hình thành và phát triển chuẩn mực kếế toán công quôếc tếế IPSAS 8 : Lợi ích trong công ty liên doanh IPSAS 10 : Báo cáo tài chính trong nền kinh tế siêu lạm phát IPSAS 12 : Hàng tồn kho IPSAS 13 : Hợp đồng thuê IPSAS 14 : Sự kiện sau ngày báo cáo IPSAS 16 : Bất động sản đầu tư IPSAS 17 : Tài sản cố định hữu hình IPSAS 19 : Các khoản dự phòng, nợ tiềm tàng và tài sản tiểm tàng; IPSAS 21 : Giảm giá tài sản không tạo ra tiền IPSAS 22 : Thuyết minh các thông tin tài chính về khu vực Chính phủ công IPSAS 23 : Doanh thu từ các nghiệp vụ phi trao đổi ( Thuế và chuyển giao) IPSAS 24 : Trình bày trên báo cáo tài chính thông tin về ngân sách IPSAS 25 : Lợi ích nhân viên IPSAS 26 : Giảm giá tài sản tạo ra tiền IPSAS 27 : Nông nghiệp IPSAS 28 : Công cụ tài chính : trình bày IPSAS 29 : Công cụ tài chính : ghi nhận và đo lường IPSAS 30 : Công cụ tài chính : thuyết minh IPSAS 31 : Tài sản cố định vô hình Kếế toán công 13 Lịch sử hình thành và phát triển chuẩn mực kếế toán công quôếc tếế • Khả năng duy trì tài chính trong dài hạn (Long-term Fiscal Sustainability) : Mục tiêu của dự án này là tạo ra khuôn mẫu cho báo cáo và thuyết minh các thông tin liên quan đến khả năng duy trì tài chính trong dài hạn của các chương trình của chính phủ, bao gồm các dòng tiền vào và ra đã được dự toáncho tất cả các đơn vị khu vực công (ngoại trừ các doanh nghiệp nhà nước) lập và trình bày báo cáo tài chính trên cơ sở kế toán dồn tích. Dự án cho đến nay vẫn đang trong quá trình thực hiện. • Khuôn mẫu kế toán công : Theo dự án này IPSASB đang thực hiện một chương trình hợp tác với các nhà thiết lập chuẩn mực tại các quốc gia và các tổ chức khác để xây dựng các yêu cầu đối với báo cáo tài chính trong khu vực công. Mục tiêu của dự án này là xây dựng Khuôn mẫu kế toán Công áp dụng cho việc lập và trình bày báo cáo tài chính có mục đích chung của các đơn vị thuộc khu vực công. Áp dụng cho các báo cáo tài chính mục địch chung là yêu bắt buộc tuy nhiên không chỉ giới hạn ở các báo cáo này và các thuyết minh của nó. Hiện tại dự án vẩn đang tiếp tục được tiến hành. • Lần đầu tiên áp dụng chuẩn mực kế toán công quốc tế dựa trên kế toán cơ sở dồn tích : Mục tiêu của dự án này là xây dựng chuẩn mực quy định về lần đầu tiên áp dụng IPSAS trên kế toán cơ sở dồn tích. Hiện tại IPSASB không có chuẩn mực cụ thể nào quy định về lần đầu tiên áp dụng IPSASs. Chuẩn mực này được xây dựng sẽ giúp ích cho việc áp dụng IPSAS dựa trên kế toán cơ sở dồn tích, đây là dự án có ưu tiên thực hiện cao. Dự án này sẽ nhất quán với chiến lược ưu tiên phát triển yêu cầu và hướng dẫn cho các vấn đề cụ thể của khu vực công. • Lợi ích xã hội : Các chính phủ và các đơn vị khu vực công tạo kết hợp ra lợi ích cho xã hội thông qua các giao dịch không mang tính trao đổi. Mục tiêu của dự án này là xác định các trường hợp và cách thức mà trong đó Kếế toán công 14 Lịch sử hình thành và phát triển chuẩn mực kếế toán công quôếc tếế chi phí và nghĩa vụ của các lợi ích xã hội nhất định do chính phủ tạo ra và làm thế nào mà chúng được phản ánh trên báo cáo tài chính. Dự án áp dụng cho các lợi ích xã hội cung cấp cho người được hưởng lợi ích trong giao dịch phi trao đổi cho tất cả các đơn vị công ngoại trừ các doanh nghiệp Nhà nước trong việc lập và trình bày báo cáo tài chính trên kế toán cơ sở dồn tích. • Tài sản là di sản : Trong chuẩn mực IPSAS 17, Tài sản cố định hữu hình được ban hành tháng 11 năm 2001 không định nghĩa cũng như không đưa ra các điều kiện ghi nhận di sản và không đề cập đến các đặc điểm của loại tài sản này. Nếu các di sản được ghi nhận trong các đơn vị công, thì IPSAS yêu cầu phải tuân theo các quy định về thuyết minh và cho phép nhưng không bắt buộc áp dụng các yêu cầu về đo lường của chuẩn mực này. Mục tiêu của dự án này là phát triển các yêu cầu về kế toán và thuyết minh cho các tài sản là di sản. Để giải quyết vấn đề này cần phải cân nhắc các vấn đề : + Phương pháp tiếp cận hoặc là tách chuẩn mực mới quy định riêng cho tài sản là di sản, hoặc chỉnh sửa chuẩn mực IPSAS 17 + Định nghĩa di sản + Phương pháp ghi nhận và đo lường + Phương pháp đo lường thích hợp + Các phương pháp đánh giá + Khấu hao và giảm giá + Các thuyết minh thêm cho di sản + Thiết kế lại di sản như là tài sản cố định hữu hình hoạt động và ngược lại, + Các vấn đề khác liên quan Kếế toán công 15 Lịch sử hình thành và phát triển chuẩn mực kếế toán công quôếc tếế Dự án này đã khởi động từ 2004 tuy nhiên do hạn chế về nguồn lực do đó vẫn tạm hoãn và hiện nay vẫn chưa có quyết định khởi động lại dự án này và vẫn đang là dự án tiềm tàng tiếp tục thực hiện trong tương lai. 3.4 Tóm tắt các chuẩn mực kế toán công cho tới hiện nay IPSAS IPSAS 1 IPSAS 2 IPSAS 3 IPSAS 4 IPSAS 5 IPSAS 6 IPSAS 7 IPSAS 8 IPSAS 9 IPSAS 10 IPSAS 11 IPSAS 12 IPSAS 13 IPSAS 14 IPSAS 15 IPSAS 16 IPSAS 17 IPSAS 18 IPSAS 19 IPSAS 20 IPSAS 21 IPSAS 22 IPSAS 23 Kếế toán công Tên chuẩn mực Trình bày báo cáo tài chính Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Thặng dư hay thâm hụt thuần, sai sót và các thay đổi chính sách kế toán cơ bản Ảnh hưởng của chênh lệch tỷ giá hối đoái Chi phí đi vay Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán cho các đơn vị bị kiểm soát Đầu tư vào công ty liên kết Báo cáo tài chính khoản lợi ích trong công ty liên doanh Doanh thu từ các nghiệp vụ trao đổi Báo cáo tài chính trong các nền kinh tế siêu lạm phát Hợp đồng xây dựng Hàng tồn kho Hợp đồng thuê Sự kiện sau ngày báo cáo Các công cụ tài chính: thuyết minh và trình bày Bất động sản đầu tư Tài sản cố định hữu hình Báo cáo bộ phận Các khoản dự phòng, nợ tiềm tàng và tài sản tiềm tàng Các bên liên quan Giảm giá các tài sản không tạo ra tiền Thuyết minh các thông tin tài chính về khu vực Chính phủ công Doanh thu từ các nghiệp vụ phi trao đổi 16 Năm ban Cơ sở ban hành hành (bản gốc) 12/2006 5/2000 IAS 1 IAS 7 12/2006 4/2008 5/2000 IAS 8 IAS 21 IAS 23 12/2006 12/2006 IAS 27 IAS 28 12/2006 7/2001 IAS 31 IAS 18 7/2001 7/2001 12/2006 12/2006 12/2006 IAS 29 IAS 11 IAS 2 IAS 17 IAS 10 12/2001 12/2006 12/2006 6/2002 IAS 32 IAS 40 IAS 16 IAS 14 10/2002 10/2002 12/2004 IAS 37 IAS 24 IAS 36 12/2006 12/2006 - Lịch sử hình thành và phát triển chuẩn mực kếế toán công quôếc tếế IPSAS 24 IPSAS 25 IPSAS 26 IPSAS 27 IPSAS 28 IPSAS 29 IPSAS 30 IPSAS 31 IPSAS 32 ( Thuế và chuyển giao) Trình bày trên báo cáo tài chính thông tin về ngân sách Lợi ích nhân viên Giảm giá tài sản tạo ra tiền Nông nghiệp Công cụ tài chính : trình bày Công cụ tài chính : ghi nhận và đo lường Công cụ tài chính : thuyết minh Tài sản cố định vô hình Cam kết về nhượng quyền dịch vụ IPSAS trên cơ sở tiền 12/2006 2/2008 2/2008 12/2009 1/2010 1/2010 1/2010 1/2010 10/2011 1/2003 IAS 19 IAS 36 IAS 41 IAS 32 IAS 39 IFRS 7 IAS 38 IFRIC 12 3.5 Áp dụng chuẩn mực kế toán công quốc tế trên thế giới hiện nay Cho tới hiện nay, một số chính phủ quốc gia và các tổ chức đã áp dụng hoặc đã có kế hoạch áp dụng IPSASs bao gồm : Áo, Brazil, Campuchia, Costa Rica, Kenya, Peru, Nam Phi, Tây Ban Nha, Thụy Sỹ, Việt Nam, Ủy Ban Châu Âu (European Commission), khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO), Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế thế giới (OECD), Hệ thống Liên Hợp Quốc, các thành viên của Hội đồng đề cử. Các chuẩn mực kế toán công vẫn đang ngày một được xây dựng và hoàn thiện cho phù hợp với nhu cầu thực tế phát sinh tại các đơn vị trong khu vực công đồng thời phù hợp với sự phát triển của các chuẩn mực kế toán quốc tế. IPSASB đang kêu gọi và khuyến khích các nước trên thế giới cùng áp dụng các chuẩn mực này. Giống như khuôn mẫu trong khu vực tư là IAS, việc áp dụng này chỉ cho báo cáo tài chính với mục đích chung của các tổ chức và các nhóm thuộc khu vực công. Để áp dụng và tuân thủ các chuẩn mực này, một tổ chức phải trình bày trung thực các nghiệp vụ, các sự kiện, và điều kiện phù hợp với các yêu cầu đặt ra trong IPSASs. Trong suốt quá trình kiểm toán hàng năm, kiểm toán viên phải xác định các thông lệ kế toán của tổ chức đang thực hiện phù hợp với các yêu cầu được quy Kếế toán công 17 Lịch sử hình thành và phát triển chuẩn mực kếế toán công quôếc tếế định trong các chuẩn mực phù hợp trong hệ thống các chuẩn mực kế toán công quốc tế không. 4. Kết luận Sự hình thành và phát triển của chuẩn mực kế toán công quốc tế đã đem lại cơ sở thực hiện chung, đồng thời tạo ra sự nhất quán trên phạm vi thế giới cho việc áp dụng kế toán tại các đơn vị công. Việc nghiên cứu và tiếp cận giải quyết các vấn đề kế toán của khu vực công cung cấp các cơ sở và phương pháp giải quyết rõ ràng các vấn đề về kế toán phức tạp phát sinh mà từ trước tới nay chưa có cách xử lý thống nhất. Việc thống nhất chung khuôn mẫu kế toán cho khu vực công tạo điều kiện thuận lợi cho việc đánh giá và so sánh các thông tin tài chính giữa các tổ chức tại các quốc gia khác nhau đồng thời tạo hiệu quả cho việc đọc và sử dụng các thông tin tài chính công bố trên các báo cáo tài chính của các đơn vị công. Cùng với xu hướng phát triển hội tụ của các chuẩn mực kế toán nói chung và chuẩn mực kế toán công nói riêng, số lượng các quốc gia và các tổ chức sử dụng các chuẩn mực kế toán công sẽ ngày càng tăng lên Kếế toán công 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan