Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tiểu luận huy động vốn bằng phát hành trái phiếu ưu và nhược điểm...

Tài liệu Tiểu luận huy động vốn bằng phát hành trái phiếu ưu và nhược điểm

.DOC
29
348
103

Mô tả:

Huy động vốn bằng phát hành trái phiếu - Ưu và nhược điểm Thảo luận môn QUẢN TRỊ TÀI CHINH DOANH NGHIỆP NHÓM 8 - Lớp KTC – K9 1. Nguyễn Thị Khánh Vân – Nhóm trưởng 2. Nguyễn Quỳnh Anh 3. Phạm Thị Hồng 4. Nguyễn Thị Hường 5. Phan Thị Ngọc Linh 6. Vũ Thị Nga 7. Hán Thị Thuý Nga 8. Lê Thuý Ngân 9. Trần Thị Phượng 10. Nguyễn Thị Thanh 11. Phạm Thị Thuỷ 12. Lê Hồng Vân 13. Nguyễn Văn Bằng 14. Đào Công Hải 15. Đoàn Phi Long 16. Vũ Tiến Quyết 17. Đinh Văn Vang 1 Nhóm 8 - Lớp KTC K9 Huy động vốn bằng phát hành trái phiếu - Ưu và nhược điểm 18. Ngô Duy Vũ NỘI DUNG Trang A. Trái phiếu .................................................................................... 3 I. Khái niệm II. Đặc điểm III. Phân loại B. Phát hành trái phiếu...................................................................... 11 I. Nguyên tắc và điều kiện phát hành II. Mục đích sử dụng tiền thu từ phát hành TP III. Hình thức phát hành TP IV. Phương thức phát hành C. Ưu nhược điểm của huy động vốn bằng phát hành trái phiếu...... 16 I. Ưu điểm II. Nhược điểm D. Thực trạng và giải pháp................................................................ 22 I. Thực trạng II. Giải pháp 2 Nhóm 8 - Lớp KTC K9 Huy động vốn bằng phát hành trái phiếu - Ưu và nhược điểm A. TRÁI PHIẾU I. Khái niệm Trái phiếu doanh nghiệp là một loại chứng khoán nợ do doanh nghiệp phát hành, xác nhận nghĩa vụ trả cả gốc và lãi của doanh nghiệp phát hành đối với người sở hữu trái phiếu. II. Đặc điểm của trái phiếu 1. Một trái phiếu thông thường có ba đặc trưng chính: + Mệnh giá: Mệnh giá là số tiền gốc hoặc số tiền thu lại được khi đáo hạn. Khi đáo hạn, giá trị thực tế của trái phiếu sẽ vừa đúng bằng mệnh giá. + Lãi suất định kỳ (coupon): Lãi suất định kỳ ( hay còn gọi là: Trái tức) là tiền lãi công bố đối với các loại trái phiếu khi nó được phát hành. Thông thường trái tức được thanh toán theo định kỳ 6 tháng. Người cầm giữ trái phiếu, tuy không phải lúc nào cũng là người cho vay chính thức nhưng lại là chủ nợ thực tế xét trên quan điểm anh ta phải bỏ tiền ra để có trái phiếu đó. Trái tức chính là phần bù đắp cho việc anh ta cho người khác sử dụng số tiền của mình. Vì vậy trái tức luôn luôn tồn tại và gắn liền với trái phiếu. Tuy nhiên, không phải loại trái tức nào cũng thể hiện rõ ràng như một khoản tiền nhận được định kì. Trong trường hợp trái phiếu zero coupon, trái tức 3 Nhóm 8 - Lớp KTC K9 Huy động vốn bằng phát hành trái phiếu - Ưu và nhược điểm lại tồn tại dưới dạng ẩn. Thay vì được chi trả trái tức định kỳ, người mua trái phiếu zero coupon sẽ được hưởng một mức giá chiết khấu thấp hơn mệnh giá. Phần chênh lệch ấy chính là trái tức chi trả cho người nắm trái phiếu khi đáo hạn. + Thời hạn: Là thời gian đáo hạn được ghi trên trái phiếu. 2. Trái phiếu thể hiện quan hệ chủ nợ – con nợ giữa người phát hành và người đầu tư Phát hành trái phiếu là đi vay vốn. Mua trái phiếu là cho người phát hành vay vốn và như vậy, trái chủ là chủ nợ của người phát hành. Là chủ nợ, người nắm giữ trái phiếu (trái chủ) có quyền đòi các khoản thanh toán theo cam kết về khối lượng và thời hạn, song không có quyền tham gia vào những vấn đề của bên phát hành. 3. Lãi suất của trái phiếu rất khác nhau, được quy định bởi các yếu tố: + Cung cầu vốn trên thị trường tín dụng. + Mức rủi ro của mỗi nhà phát hành và của từng đợt phát hành: Rủi ro càng lớn, lãi suất càng cao. + Thời gian đáo hạn của trái phiếu. Nếu các trái phiếu có mức rủi ro như nhau, nhìn chung thời gian đáo hạn càng dài thì lãi suất càng cao III. Phân loại trái phiếu Trái phiếu doanh nghiệp có nhiều loại, thông thường có thể phân biệt các loại trái phiếu, theo các tiêu thức chủ yếu sau đây : - Dựa vào hình thức trái phiếu có thể phân biệt trái phiếu ghi tên ( hay trái 4 Nhóm 8 - Lớp KTC K9 Huy động vốn bằng phát hành trái phiếu - Ưu và nhược điểm phiếu hữu danh ) và trái phiếu không ghi tên (trái phiếu vô danh ). - Dựa vào lợi tức trái phiếu có thể phân biệt trái phiếu có lãi suất cố định và trái phiếu có lãi suất biến đổi . - Dựa vào mức độ đảm bảo thanh toán của người phát hành có thể phân biệt trái phiếu bảo đảm và trái phiếu không bảo đảm . - Dựa vào tính chất của trái phiếu có thể phân biệt trái phiếu thông thường, trái phiếu có thể chuyển đổi, và trái phiếu có phiếu mua cổ phiếu . - Dựa vào mức độ rủi ro tín dụng của trái phiếu có thể chia trái phiếu của doanh nghiệp thành các loại khác nhau thông qua việc đánh giá hệ số tín nhiệm. - Dựa vào thời hạn của trái phiếu có thể chia trái phiếu dài hạn và trái phiếu ngắn hạn . Chúng ta nghiên cứu các loại trái phiếu doanh nghiệp dựa vào tính chất của trái phiếu: 1. Trái phiếu thông thường Trái phiếu thông thường là loại trái phiếu thông dụng nhất, còn được gọi là trái phiếu liên tục, bởi đây là loại trái phiếu được ấn đinh trước tỷ lệ lợi tức khi phát hành, không được chuyển đổi thành cổ phiếu và không có quyền mua cổ phiếu. 2. Trái phiếu chuyển đổi Trái phiếu chuyển đổi là loại trái phiếu có thể được chuyển đổi thành cổ phiếu thường theo một tỉ lệ nhất định, tuỳ theo sự thoả thuận của công ty phát hành. Khi mua trái phiếu chuyển đổi, trái chủ nhận được trái phiếu liên tục kèm theo quyền chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu thường theo một tỉ lệ nhất định. 5 Nhóm 8 - Lớp KTC K9 Huy động vốn bằng phát hành trái phiếu - Ưu và nhược điểm * Sự khác biệt của trái phiếu chuyển đổi so với trái phiếu thông thường đó là quyền chuyển đổi sang cổ phiếu theo một tỷ lệ cố định trong tương lai của trái chủ. Do đó, trái phiếu chuyển đổi có giá trị hơn trái phiếu thông thường. trái phiếu chuyển đổi được coi là một công cụ lưỡng tính “hybrid” do có tính chất của cả trái phiếu và cổ phiếu. Về bản chất kinh tế, trái phiếu chuyển đổi được coi là một sản phẩm lồng ghép “2 trong 1” giữa trái phiếu doanh nghiệp và quyền mua cổ phiếu do chính doanh nghiệp phát hành (warrant). Đối với trái phiếu chuyển đổi, vấn đề quan trọng nhất là tỉ lệ chuyển đổi và giá chuyển đổi. a) Tỉ lệ chuyển đổi Là số lượng cổ phiếu thường mà chủ sở hữu trái phiếu nhận được khu thực hiện chuyển đổi một trái phiếu thành cổ phiếu. Nói cách khác, tỉ lệ chuyển đổi là số lượng cổ phiếu thường nhận được do giao nộp một trái phiếu khi đáo hạn Ví dụ : Tỷ lệ chuyển đổi 45:1 có nghĩa là mỗi trái phiếu sẽ đổi được 45 cổ phiếu. Hoặc nó cũng được ấn định ở mức 50% lãi có nghĩa là nếu một nhà đầu tư lựa chọn chuyển đổi cổ phiếu, họ sẽ phải mua cổ phiếu thường vào thời điểm phát hành với mức giá là 150%. Nói chung cả hai cách này đều không khác nhau nhiều về bản chất. Đồ thị sau sẽ cho ta thấy những biến động của trái phiếu chuyển đổi khi giá cổ phiếu tăng. Cần chú ý rằng giá của trái phiếu bắt đầu tăng khi giá cổ phiếu tiến tới mức giá chyển đổi. Lúc này thì trái phiếu chuyển đổi cũng tương tự như một quyền chọn cổ phiếu vậy. Khi giá cổ phiếu lên cao hoặc biến động mạnh thì trái phiếu của bạn cũng sẽ biến đổi theo chiều tương tự 6 Nhóm 8 - Lớp KTC K9 Huy động vốn bằng phát hành trái phiếu - Ưu và nhược điểm b) giá chuyển đổi Là phần giá tri theo mệnh giá của trái phiếu mà mỗi cổ phiếu nhận được khi chuyển đổi. Giá chuyển đổi = mệnh giá của trái phiếu chuyển đổi / tỷ lệ chuyển đổi Giá trị của trái phiếu chuyển đổi gồm 2 cấu phần, đó là giá trị của trái phiếu và giá trị của quyền chuyển đổi (quyền mua cổ phiếu). - Giá trị của trái phiếu được hiểu là giá trị hiện tại của các dòng tiền thanh toán gốc và lãi trái phiếu trong suốt kỳ hạn của trái phiếu, thông qua một lãi suất chiết khấu. Lãi suất chiết khấu này được quyết định dựa vào lãi suất chung trên thị trường (như trái phiếu kho bạc) và biên độ rủi ro tín dụng (credit spread) của chủ thể phát hành cũng như các tài sản đảm bảo của trái phiếu. Đối với trái phiếu chuyển đổi, do cuống lãi suất thường thấp hơn lãi suất vay thông thường mà doanh nghiệp hay lãi suất chiết khấu dùng để định giá trái phiếu, nên giá trị của trái phiếu thường thấp hơn giá trị danh nghĩa (par value). Phần thấp hơn thực chấp là phần phí mà nhà đầu tư phải bỏ ra để mua quyền mua cổ phiếu. 7 Nhóm 8 - Lớp KTC K9 Huy động vốn bằng phát hành trái phiếu - Ưu và nhược điểm - Giá trị quyền mua cổ phiếu phụ thuộc trước hết vào giá cổ phiếu. Khi giá cổ phiếu tăng thì quyền mua càng có giá trị và ngược lại. Phần chênh lệch giữ giá cổ phiếu hiện hành và giá chuyển đổi (strike price) được gọi là giá trị “nội tại” (intrinsic value) của quyền mua. Khi giá trị nội tại này > 0, thì lúc đó quyền mua đang có lãi (in the money) và ngược lại giá trị nội tại < 0 thì lúc đó quyền mua không có giá trị (out of money). Giá trị nội tại là một cấu phần quan trọng để xác định giá trị quyền mua. c) Ưu nhược điểm của trái phiếu chuyển đổi - Đối với công ty phát hành Ưu điểm: + Chi phí phát hành và lãi suất phải trả thấp hơn so với phát hành trái phiếu thông thường cũng như so với lãi suất ngân hàng và điều này đồng nghĩa với việc giảm rủi ro đối với tổ chức phát hành. + Tăng vốn cổ phần trong tương lai khi chuyển từ trái phiếu nợ thành vốn cổ phần. + Giá cổ phiếu thường không bị sụt giảm do tránh được tình trạng tăng số lượng cổ phiếu một cách nhanh chóng trên thị trường. + Trước khi trái phiếu được chuyển đổi sẽ không làm giảm thu nhập của các cổ đông hiện hữu so với phát hành cổ phiếu. + Dễ dàng hơn trong việc huy động vốn do tính hấp dẫn của việc có thể chuyển đổi từ trái phiếu sang cổ phiếu. Nhược điểm: 8 Nhóm 8 - Lớp KTC K9 Huy động vốn bằng phát hành trái phiếu - Ưu và nhược điểm + Do cổ đông thường tham gia vào việc quản lý công ty nên khi chuyển đổi có thể gây ra một sự thay đổi trong việc kiểm soát công ty. + Khi trái phiếu được chuyển đổi, vốn chủ sở hữu bị "pha loãng" do tăng số cổ phiếu lưu hành nên mỗi cổ phần khi đó đại diện cho một tỷ lệ thấp hơn của quyền sở hữu trong công ty. + Kết quả chuyển đổi sẽ làm giảm chi phí trả lãi, tức là làm tăng thu nhập chịu thuế của công ty. Do đó, công ty phải trả thuế nhiều hơn khi chuyển đổi. - Đối với nhà đầu tư Ưu điểm: + Trái phiếu chuyển đổi cũng giống trái phiếu thường, tức là cũng được thanh toán tiền lãi với một lãi suất cố định và sẽ được mua lại với giá bằng mệnh giá vào lúc đáo hạn. Thu nhập từ lãi suất trái phiếu thường cao hơn và chắc chắn hơn thu nhập từ cổ tức trên cổ phiếu. + Người nắm giữ trái phiếu chuyển đổi có quyền ưu tiên hơn các cổ đông nắm giữ cổ phiếu khi công ty phá sản và bị thanh lý. + Giá thị trường của trái phiếu chuyển đổi có chiều hướng ổn định hơn giá cổ phiếu trong thời kỳ thị trường sa sút. Giá trị của trái phiếu chuyển đổi trên thị trường sẽ được hỗ trợ bởi các lãi suất hiện hành của những trái phiếu cạnh tranh khác. + Vì trái phiếu chuyển đổi có thể được chuyển thành cổ phiếu nên giá trị thị trường của chúng sẽ có chiều hướng tăng nếu giá cổ phiếu tăng. + Nhà đầu tư có quyền lựa chọn. Họ sẽ không bị lỗ nặng khi giá cổ phiếu sụt giảm xuống dưới giá chuyển đổi (họ sẽ không thực hiện quyền chuyển đổi) mà 9 Nhóm 8 - Lớp KTC K9 Huy động vốn bằng phát hành trái phiếu - Ưu và nhược điểm vẫn có lợi khi giá cổ phiếu tăng mạnh (họ sẽ thực hiện quyền chuyển đổi rồi bán cổ phiếu sau khi chuyển đổi). Nhược điểm: + Nhà đầu tư được hưởng mức lãi suất thấp hơn so với các loại trái phiếu khác. + Thời gian chuyển đổi thường dài nên tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi ro. + Nếu công ty phải ngưng hoạt động bởi những tình huống như sáp nhập, hợp nhất hay giải thể thì những người nắm giữ trái phiếu chuyển đổi sẽ bị mất đặc quyền chuyển đổi. d) Các loại trái phiếu chuyển đổi: (1) Trái phiếu chuyển đổi có thể thu hồi trước hạn (2) Trái phiếu chuyển đổi có tỉ lệ chuyển đổi khác nhau (3) Trái phiếu chuyển đổi theo điều khoản nợ (4) Trái phiếu chuyển đổi có lãi suất liên quan đến lợi tức cổ phiếu thường 3. Trái phiếu có quyền mua cổ phiếu Là loại trái phiếu có kèm theo chứng quyền cho phép trái chủ có quyền mua một số lượng cổ phiếu của công ty với giá xác đinh và tại những thời điểm nhất đinh. Quyền mua cổ phiếu (CP) cho phép người nắm giữ có quyền (nhưng không phải là nghĩa vụ) được mua một số lượng CP xác định trước với một giá đã xác định trước và thấp hơn giá hiện hành của CP đó trên thị trường. Quyền mua được dành cho các cổ đông của tổ chức phát hành muốn phát hành bổ sung CP. Thông thường, cứ ứng với một CP đang nắm giữ, cổ đông sẽ có được một quyền mua tương ứng. Quyền mua có giá trị tách biệt và có thể 10 Nhóm 8 - Lớp KTC K9 Huy động vốn bằng phát hành trái phiếu - Ưu và nhược điểm được giao dịch trên thị trường thứ cấp trong khoảng thời gian trước khi quyền mua được thực hiện. Chỉ những người đang nắm quyền mua mới mua được CP phát hành bổ sung với giá thấp hơn giá thị trường, những người không giữ quyền mua thì hoặc không thể mua được CP đó hoặc phải mua CP đó với giá hiện hành trên thị trường. Quyền mua mà công ty đưa ra cho các cổ đông là đặc quyền ngắn hạn (thông thường từ 30 - 45 ngày) và chỉ được dành cho mỗi CP thường mà cổ đông sở hữu. Quyền mua CP được giao dịch trên thị trường trong thời hạn hiệu lực của CP đó và những cổ đông không có ý định thực hiện quyền mua có thể tách quyền mua để bán riêng. Số quyền mua cần có để mua 1 CP mới sẽ được căn cứ vào số lượng CP hiện hành và số lượng CP mới được chào bán. * Ngoài ra có một số loại trái phiếu doanh nghiệp khác như: - TP kèm quyền đòi nợ trước hạn - TP đăng kí vốn gốc - TP đăng kí vốn gốc và lãi - TP kèm phiếu ls - TP bất động sản - TP vàng 11 Nhóm 8 - Lớp KTC K9 Huy động vốn bằng phát hành trái phiếu - Ưu và nhược điểm B. PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU I. Nguyên tắc và điều kiện phát hành 1. Nguyên tắc phát hành 1). Doanh nghiệp phát hành trái phiếu theo nguyên tắc tự vay, tự trả và tự chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng vốn vay. 2). Các hoạt động phát hành trái phiếu phải đảm bảo công khai, minh bạch, công bằng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư. 3). Việc phát hành trái phiếu phải tuân thủ các quy định của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật liên quan. 2. Điều kiện phát hành Doanh nghiệp phát hành trái phiếu khi có đủ các điều kiện sau: 1). Là doanh nghiệp thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định này. 2). Có thời gian hoạt động tối thiểu là 01 năm kể từ ngày doanh nghiệp chính thức đi vào hoạt động. 3). Có báo cáo tài chính của năm liền kề trước năm phát hành được kiểm toán. 12 Nhóm 8 - Lớp KTC K9 Huy động vốn bằng phát hành trái phiếu - Ưu và nhược điểm 4). Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh năm liền kề năm phát hành phải có lãi. 5). Có phương án phát hành trái phiếu được tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thông qua. II. Mục đích sử dụng tiền thu từ phát hành trái phiếu: 1). Thực hiện các dự án đầu tư. 2). Cơ cấu lại các khoản vay trung và dài hạn. 3). Tăng quy mô vốn hoạt động. III. Hình thức phát hành 1) Chứng chỉ 2) Bút toán ghi sổ 3) Dữ liệu điện tử IV. Phương thức phát hành 1. Bảo lãnh a) Tổ chức bảo lãnh phát hành trái phiếu - Tổ chức bảo lãnh phát hành trái phiếu doanh nghiệp gồm các công ty chứng khoán và các định chế tài chính khác theo quy định của pháp luật. - Bộ Tài chính quy định tiêu chuẩn của tổ chức bảo lãnh phát hành trái phiếu và công bố công khai hàng năm để doanh nghiệp phát hành trái phiếu và các tổ chức bảo lãnh phát hành trái phiếu thực hiện. b) Phương thức bảo lãnh phát hành trái phiếu 13 Nhóm 8 - Lớp KTC K9 Huy động vốn bằng phát hành trái phiếu - Ưu và nhược điểm - Việc bảo lãnh phát hành trái phiếu doanh nghiệp có thể do một hoặc một số tổ chức đồng thời thực hiện. - Trường hợp nhiều tổ chức cùng thực hiện bảo lãnh phát hành trái phiếu, thực hiện theo phương thức đồng bảo lãnh phát hành trái phiếu. c)Phí bảo lãnh phát hành trái phiếu - Phí bảo lãnh phát hành trái phiếu do tổ chức phát hành thoả thuận với tổ chức nhận bảo lãnh phát hành. - Phí bảo lãnh phát hành trái phiếu được tính vào chi phí phát hành trái phiếu và hạch toán vào chi phí kinh doanh hoặc giá trị dự án, công trình sử dụng nguồn thu từ phát hành trái phiếu. 2. Đại lý a)Tổ chức đại lý phát hành trái phiếu - Tổ chức đại lý phát hành trái phiếu là các công ty chứng khoán, tổ chức tín dụng và các định chế tài chính khác theo quy định của pháp luật. - Bộ Tài chính quy định tiêu chuẩn của tổ chức làm đại lý phát hành trái phiếu doanh nghiệp. b) Phương thức đại lý phát hành trái phiếu - Tổ chức phát hành trái phiếu có thể uỷ thác cho một hoặc một số tổ chức cùng làm nhiệm vụ đại lý phát hành trái phiếu. - Đại lý phát hành thực hiện bán trái phiếu cho các nhà đầu tư theo đúng cam kết với tổ chức phát hành. Trường hợp không bán hết, đại lý được trả lại cho tổ chức phát hành số trái phiếu còn lại. c) Phí đại lý phát hành trái phiếu 14 Nhóm 8 - Lớp KTC K9 Huy động vốn bằng phát hành trái phiếu - Ưu và nhược điểm - Phí đại lý phát hành trái phiếu do tổ chức phát hành thoả thuận với đại lý phát hành trái phiếu. - Phí đại lý phát hành trái phiếu được tính vào chi phí phát hành trái phiếu và hạch toán vào chi phí kinh doanh hoặc giá trị dự án, công trình sử dụng nguồn thu từ phát hành trái phiếu. 3. Đấu thầu Đấu thầu trái phiếu là việc lựa chọn các tổ chức, cá nhân tham gia dự thầu, đáp ứng đủ yêu cầu của tổ chức phát hành. a) Phương thức đấu thầu trái phiếu Tổ chức phát hành trái phiếu được lựa chọn các phương thức đấu thầu sau: - Đấu thầu trực tiếp tại doanh nghiệp phát hành trái phiếu. - Đấu thầu thông qua các tổ chức tài chính trung gian. - Đầu thầu thông qua Trung tâm giao dịch chứng khoán (Sở Giao dịch chứng khoán). b) Nguyên tắc đấu thầu trái phiếu - Bí mật về thông tin của các tổ chức, cá nhân tham gia dự thầu. - Bảo đảm sự bình đẳng giữa các tổ chức, cá nhân tham gia đấu thầu. - Cạnh tranh về lãi suất giữa các tổ chức, cá nhân tham gia đấu thầu. c) Đối tượng tham gia đấu thầu trái phiếu - Đối tượng tham gia đấu thầu trái phiếu là các tổ chức, cá nhân quy định tại Điều 8 Nghị định này. 15 Nhóm 8 - Lớp KTC K9 Huy động vốn bằng phát hành trái phiếu - Ưu và nhược điểm - Các đối tượng tham gia đấu thầu trái phiếu thông qua Trung tâm Giao dịch chứng khoán (Sở Giao dịch chứng khoán) phải đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật. d) Hình thức đấu thầu trái phiếu - Đấu thầu cạnh tranh lãi suất. - Kết hợp giữa đấu thầu cạnh tranh lãi suất với đấu thầu không cạnh tranh lãi suất. Tỷ lệ trái phiếu đấu thầu không cạnh tranh lãi suất trong từng đợt đấu thầu do doanh nghiệp phát hành quyết định nhưng tối đa bằng 30% tổng khối lượng trái phiếu thông báo phát hành của đợt đấu thầu đó. e) Phí đấu thầu trái phiếu - Phí đấu thầu trái phiếu do tổ chức phát hành thoả thuận với tổ chức được ủy quyền tổ chức đấu thầu trái phiếu. - Phí đấu thầu trái phiếu được tính vào chi phí phát hành trái phiếu và hạch toán vào chi phí kinh doanh hoặc giá trị dự án, công trình sử dụng nguồn thu từ phát hành trái phiếu (kể cả trường hợp tổ chức phát hành tự tổ chức đấu thầu trái phiếu 4. Dựng sổ Chào bán trái phiếu qua phương thức dựng sổ là quá trình mà theo đó tổ chức ghi sổ (là tổ chức thu xếp và/hoặc tổ chức phát hành) dựng sổ dựa trên phản hồi, đăng ký nhu cầu từ các nhà đầu tư (chủ yếu là nhà đầu tư lớn). Quá trình này sẽ giúp xác định khối lượng, lãi suất trái phiếu phát hành và phân bổ trái phiếu cho nhà đầu tư sát với thị trường hơn. 16 Nhóm 8 - Lớp KTC K9 Huy động vốn bằng phát hành trái phiếu - Ưu và nhược điểm Mở sổ được bắt đầu cùng với thời điểm bắt đầu chào bán. Trong giai đoạn này, tổ chức thu xếp phát hành sẽ gửi công bố thông tin sơ bộ về đợt phát hành đến các nhà đầu tư tiềm năng, kèm theo các tài liệu chào bán cần thiết, với khối lượng và lãi suất định hướng được xây dựng trên hệ thống các giá trị quan hệ như lãi suất tham chiếu, hệ số tín nhiệm của tổ chức phát hành cùng yếu tố thị trường khác. Trước khi mở sổ, tổ chức phát hành tự mình hoặc cùng với tổ chức thu xếp phát hành có thể tổ chức các buổi thuyết trình rộng rãi để đưa thông tin về đợt phát hành đến nhà đầu tư, đồng thời tổ chức các cuộc gặp gỡ riêng với một số nhà đầu tư tiềm năng nhằm thăm dò nhu cầu và tiếp nhận phản hồi cụ thể. Đây sẽ là nguồn thông tin giá trị để đưa ra lãi suất định hướng và định giá trái phiếu. Tổ chức ghi sổ tiến hành vào sổ ngay khi nhận được phản hồi và đặt mua từ các nhà đầu tư . Quy mô của sổ phản ánh nhu cầu của thị trường và là chỉ số quan trọng để tổ chức ghi sổ tiến hành xác định cơ cấu, khối lượng, lãi suất trái phiếu phát hành một cách tối ưu . Nếu khối lượng đặt mua lớn hơn nhiều so với khối lượng chào bán thì mức lãi suất trái phiếu sẽ được xác định ở mức phù hợp ngay cả trong điều kiện thị trường bất lợi. Sổ sẽ đóng khi tổ chức thu xếp tiếp nhận phản hồi đủ để đảm bảo chắc chắn về khối lượng phát hành với mức lãi suất phù hợp . Tuy nhiên, trong một số trường hợp do điều kiện thị trường bất lợi, đợt phát hành không thu hút được sự quan tâm cần thiết của các nhà đầu tư, khối lượng phát hành không đạt mức dự kiến với mức lãi suất nhất định thì tổ chức thu xếp có thể kéo dài, tạm hoãn hoặc huỷ đợt phát hành. 17 Nhóm 8 - Lớp KTC K9 Huy động vốn bằng phát hành trái phiếu - Ưu và nhược điểm C. ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA HUY ĐỘNG VỐN BẰNG PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU I. Ưu điểm 1. Lợi tức trái phiếu được trừ vào thu nhập chịu thuế khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp . Ở hầu hết các nước, lợi tức trái phiếu được xem như một khoản chi phí được trừ vào thu nhập chịu thuế khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp, điều này có lợi cho doanh nghiệp do giảm bớt số thuế phải nộp vào nhà nước (tiết kiệm tiền thuế), tăng thu nhập của các chủ sở hữu . 2. Lợi tức trái phiếu được giới hạn ở mức độ nhất định . Lợi tức trái phiếu thường được xác định trước và thường thấp hơn lợi tức cổ phiếu ưu đãi. Nếu doanh nghiệp có triển vọng tốt trong kinh doanh, có khả năng thu lợi nhuận thì việc sử dụng trái phiếu để huy động thêm vốn vay sẽ nâng cao tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu mà không phải chia sẻ quyền phân chia thu nhập cao cho các trái chủ. 3. Chi phí phát hành trái phiếu thấp hơn so với cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi. Trái phiếu hấp dẫn công chúng ở mức rủi ro thấp hơn cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi; vì vậy, chi phí cho việc tuyên truyền quảng cáo, phát hành và bán trái phiếu là thấp hơn . Chi phí phát hành trái phiếu thấp hơn chi phí phát hành cổ phiếu.Tiền lãi trái phiếu có thể được thanh toán một lần ngay từ khi phát hành trái phiếu chiết khấu.Thông thường tiền lãi trái phiếu được thanh toán định kì 6 tháng hoặc 1 18 Nhóm 8 - Lớp KTC K9 Huy động vốn bằng phát hành trái phiếu - Ưu và nhược điểm năm 1 lần. Lần thanh toán tiền lãi cuối cùng thường kèm với tiền gốc của trái phiếu. Huy động vốn bằng phát hành trái phiếu với chi phí vay nợ thấp. Chi phí phát hành trái phiếu lần đầu có thể cao hơn vay thương mại do phải chuẩn bị các tài liệu, chi phí niêm yết..do người đầu tư nước ngoài chưa hiểu đầy đủ về người đi vay. Nhưng về lâu dài chi phí phát hành trái phiếu quốc tế thấp hơn vay thương mại do giảm được các khoản chi phí về quảng cáo, tiếp thị…đồng thời khi doanh nghiệp đó có hệ số tín nhiệm càng cao thì càng có điều kiện hạ thấp lãi suất vay nợ. 4. Chủ sở hữu doanh nghiệp không bị chia sẻ quyền quản lý và kiểm soát doanh nghiệp cho các trái chủ Với trái phiếu thông thường, trái chủ là chủ nợ của doanh nghiệp, trái chủ không có quyền biểu quyết. Do vậy việc phát hành trái phiếu để huy động tăng vốn không ảnh hưởng gì tới quyền quản lý và kiểm soát doanh nghiệp của các chủ sở hữu doanh nghiệp hiện hành . 5. Giúp doanh nghiệp chủ động điều chỉnh cơ cấu vốn một cách linh hoạt . Khi doanh nghiệp làm ăn thành đạt, khả năng thu lợi nhuận là chắc chắn có thể tăng huy động vốn vay nhằm mở rộng thị trường và tăng tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu. Ngược lại, khi thị trường biến động theo hướng bất lợi, để thu hẹp quy mô kinh doanh, doanh nghiệp có thể chủ động giảm vốn bằng cách mua lại trái phiếu trước thời hạn (nếu doanh nghiệp phát hành loại trái phiếu có thể mua lại). Vì vậy, trái phiếu được doanh nghiệp sử dụng một cách linh hoạt trong việc điều chỉnh cơ cấu vốn kinh doanh, đảm bảo sử dụng vốn tiết kiệm và hiệu quả . 19 Nhóm 8 - Lớp KTC K9 Huy động vốn bằng phát hành trái phiếu - Ưu và nhược điểm 6. Với trái phiếu chuyển đổi a) Doanh nghiệp có thể huy động vốn nhanh chóng và dễ dàng - Lợi ích của sự chuyển đổi: +Từ trái chủ trở thành cô đông là yếu tố hấp dẫn hàng đầu đối với các nhà đầu tư nếu công ty đang làm ăn thành đạt, có tốc độ tăng trưởng cao, hứa hẹn mang lại thu nhập cao đối với các cổ đông thường. +Vì trái phiếu chuyển đổi có thể được chuyển thành cổ phiếu nên giá trị thị trường của chúng sẽ có chiều hướng tăng nếu giá cổ phiếu tăng. +Giá thị trường của trái phiếu chuyển đổi có chiều hướng ổn định hơn giá cổ phiếu trong thời kỳ thị trường sa sút. Giá trị của trái phiếu chuyển đổi trên thị trường sẽ được hỗ trợ bởi các lãi suất hiện hành của những trái phiếu cạnh tranh khác. +Hơn nữa, người nắm giữ trái phiếu chuyển đổi có quyền ưu tiên hơn các cổ đông nắm giữ cổ phiếu khi công ty phá sản và bị thanh lý. -Trái chủ có quyền quyết định có nên thực hiện quyền chuyển đổi hay không chuyển đổi trái phiếu khi đến hạn: +Khi giá cổ phiếu sụt giảm xuống dưới giá chuyển đổi, các nhà đầu tư sẽ không thực hiện quyền chuyển đổi, khi đó họ sẽ không bị thua lỗ nặng. +Khi giá cổ phiếu tăng mạnh, các nhà đầu tư sẽ thực hiện quyền chuyển đổi và nếu họ bán cổ phiếu sau khi chuyển đổi thì họ sẽ thu được lãi cao. Vì vậy mà các nhà đầu tư chủ động tính toán và điều chỉnh sự đầu tư của mình một cách linh hoạt và có lợi nhất. 20 Nhóm 8 - Lớp KTC K9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan