Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tiểu luận đầu tư quốc tế đánh giá về tình hình đầu tư ra nước ngoài của các doan...

Tài liệu Tiểu luận đầu tư quốc tế đánh giá về tình hình đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp việt nam

.PDF
16
269
71

Mô tả:

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 2 NỘI DUNG ............................................................................................................ 3 I. LÝ THUYẾT ................................................................................................. 3 1. Khái niệm Đầu tư quốc tế - Đầu tư tư nhân quốc tế: ........................... 3 2. Đặc điểm của Đầu tư tư nhân quốc tế: ................................................... 4 3. Phân loại đầu tư quốc tế : ........................................................................ 4 3.1. Đầu tư trực tiếp (FDI) ....................................................................... 4 3.2. Đầu tư gián tiếp (FPI/FII)................................................................. 5 II. THỰC TRẠNG............................................................................................ 5 1. Tình hình đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam: ..... 5 1.1. Diễn biến chung: ................................................................................ 5 1.2. Phân tích một số doanh nghiệp nổi bật: .......................................... 8 2. Cơ hội, thách thức và các giải pháp: .................................................... 10 2.1. Triển vọng: ....................................................................................... 10 2.2. Khó khăn: ......................................................................................... 13 2.3. Giải pháp: ......................................................................................... 15 KẾT LUẬN ......................................................................................................... 16 1 LỜI MỞ ĐẦU Trong giai đoạn hiện nay, việc dịch chuyển vốn giữa các quốc gia, hay nói cách khác là đầu tư ra nước ngoài, đã trở thành một xu hướng tất yếu và quan trọng đối với nền thương mại quốc tế. Và Việt Nam cũng không phải là một ngoại lệ. Tuy nhiên, dưới danh nghĩa và đặc điểm một quốc gia đang phát triển và kinh nghiệm trong sân chơi quốc tế còn non trẻ, có lẽ cũng không khó hiểu khi Việt Nam luôn được nhắc đến với vai trò là nước nhận đầu tư. Vậy ở chiều hướng ngược lại, hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam thì sao? Diễn biến hiện tại của hoạt động này thế nào? Nó có tiềm năng phát triển không và phản ứng của các doanh nghiệp đối với xu hướng này ra sao? Để trả lời cho những câu hỏi trên, nhóm em xin nghiên cứu đề tài "Đánh giá về hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam". Tiểu luận bao gồm 2 phần chính: Lý thuyết và Thực trạng. Phần "Thực trạng" bao gồm 2 mục: Mục thứ nhất sẽ khái quát diễn biến hoạt động đầu tư ra nước ngoài hiện nay của Việt Nam, kết hợp với một số hoạt động tiêu biểu của một số doanh nghiệp cụ thể để đem lại cái nhìn khách quan và chân thực nhất về chiều hướng đầu tư ra nước ngoài. Mục thứ 2 sẽ trả lời cho những câu hỏi: Những hoạt động trên đem lại triển vọng gì cho các doanh nghiệp, hoặc các doanh nghiệp đã đạt được những gì qua những hoạt động đó? Họ thường gặp phải những khó khăn nào? Đâu là những giải pháp để khắc phục những khó khăn đó? 2 NỘI DUNG I. LÝ THUYẾT 1. Khái niệm Đầu tư quốc tế - Đầu tư tư nhân quốc tế: - Đầu tư quốc tế là một quá trình trong đó có sự di chuyển vốn từ quốc gia này sang quốc gia khác để thực hiện các dự án đầu tư nhằm đưa lại lợi ích cho các bên tham gia. Đầu tư quốc tế là một tất yếu khách quan do sự khác nhau về nhu cầu và khả năng tích lũy vốn của các quốc gia, do việc tím nơi kinh doanh có lợi của các doanh nghiệp, do viêc gặp gỡ lợi ích giữa các bên, do việc tránh các hàng rào thuế quan và phi thuế quan cũng như do các nguyên nhân chính trị và kinh tế xã hội khác. Đầu tư quốc tế đưa đến những tác động tích cực khác nhau đối với bên đi đầu tư và bên nhận đầu tư, đồng thời có thể đưa lại cả tác động tiêu cực. Điều đó phụ thuộc nhiều vào những yếu tố khách quan và chủ quan khác nhau, trước hết là phụ thuộc vào chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài và trình độ tổ chức, quản lý của cán bộ. - Đầu tư tư nhân quốc tế là quá trình kinh tế trong đó các nhà đầu tư nước ngoài (tổ chức hoặc cá nhân) đưa vốn hoặc bất kỳ hình thức giá trị nào vào nước tiếp nhận đầu tư để thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá và dịch vụ nhằm thu lợi nhuận hoặc để đạt được mục tiêu kinh tế - xã hội nhất định. Bản chất của đầu tư nước ngoài là xuất khẩu tư bản, hình thức cao hơn của xuất khẩu hàng hoá. Xuất khẩu tư bản là quá trình thực hiện giá trị thặng dư ở nước ngoài, còn xuất khẩu hàng hoá là quá trình thực hiện giá trị thặng dư ở trong nước. Xuất khẩu hàng hoá và xuất khẩu tư bản luôn luôn bổ sung và hỗ trợ cho nhau. Các nhà tư bản thực hiện việc xuất khẩu hàng hoá để thâm nhập tìm hiểu thị trường, luật lệ, quyết định đầu tư tư bản (xuất khẩu tư bản). Đồng thời với xuất khẩu tư bản là việc thành lập các doanh nghiệp đầu tư, liên doanh để nhằm xuất khẩu máy móc thiết bị, vật tư sang nước tiếp nhận đầu tư và khai thác nhân lực, lao động ở nước chủ nhà. Cùng với thương mại quốc tế, hoạt động đầu tư tư nhân quốc tế là dòng chính trong trào lưu có tính quy luật trong liên kết kinh tế toàn cầu. 3 2. Đặc điểm của Đầu tư tư nhân quốc tế: - Mang đặc điểm của đầu tư nói chung : + Tính sinh lãi. + Tính rủi ro. - Chủ sở hữu đầu tư là người nước ngoài. - Các yếu tố đầu tư di chuyển ra khỏi biên giới. 3. Phân loại đầu tư quốc tế : - Đầu tư trực tiếp FDI. - Đầu tư gián tiếp FII (FPI). 3.1. Đầu tư trực tiếp (FDI) Trong hình thức đầu tư trực tiếp, chủ đầu tư nước ngoài đầu tư toàn bộ hay một phần vốn đầu tư đủ lớn của dự án nhằm giành quyền điều hành hoặc tham gia điều hành các doanh nghiệp sản xuất hoặc kinh doanh dịch vụ thương mại. Do đầu tư bằng vốn sở hữu của tư nhân nên họ tự quyết định sản xuất kinh doanh, chịu trách nhiệm về lỗ lãi. Hình thức này mang tính khả thi và hiệu quả kinh tế cao, không có ràng buộc về mặt chính trị, không để lại gánh nặng nợ nần cho nền kinh tế. Chủ đầu tư tham gia điều hành nếu góp nhỏ hơn 100% vốn và trực tiếp tham gia điều hành mọi hoạt động nếu góp 100% vốn (công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài). Thông qua FDI, nước chủ nhà tiếp thu được công nghệ tiên tiến, học hỏi kinh nghiệm quản lý, mục tiêu mà các hình thức đầu tư khác không giải quyết được. Về nguồn vốn : ngoài vốn pháp định, còn bao gồm cả vốn vay trong quá trình triển khai hoạt động, hoặc tái đầu tư từ lợi nhuận thu được. * Đặc điểm chủ yếu : - Vốn đầu tư dài hạn, ít biến động. 4 - Chủ đầu tư được quyền quyết định đối với công ty do mức vốn đầu tư có thể lên đến 100%. 3.2. Đầu tư gián tiếp (FPI/FII) Là hình thức đầu tư vốn quốc tế quan trọng, trong đó chủ đầu tư nước ngoài đầu tư bằng hình thức mua cổ phần của các công ty nước sở tại (ở mức khống chế nhất định) để thu lợi nhuận mà không tham gia điều hành trực tiếp đối tượng mà họ bỏ vốn đầu tư. Đặc điểm của loại đầu tư này là phạm vi đầu tư có giới hạn : Chủ đầu tư chỉ quyết định mua cổ phần của các doanh nghiệp có lãi và có triển vọng trong tương lai. Số lượng cổ phần bị khống chế ở mức độ nhất định để không có cổ phần nào chi phối doanh nghiệp (từ 10 - 25% vốn pháp định). Đồng thời, chủ đầu tư không tham gia điều hành, nước nhận đầu tư có quyền chủ động hoàn toàn trong sản xuất và kinh doanh. Chủ đầu tư thu lợi nhuận qua lãi suất cổ phiếu không cố định phụ thuộc kết quả kinh doanh. Mặc dù đầu tư gián tiếp không có cơ hội như FDI nhưng có cơ hội phân tích rủi ro kinh doanh trong những người mua cổ phiếu. * Đặc điểm chủ yếu : - Vốn đầu tư có thể là ngắn hạn hoặc dài hạn, độ biến động cao hơn FDI do nhà đầu tư có thể thêm hoặc rút vốn nhanh chóng hơn. - Nhà đầu tư không có quyền quyết định, tham gia điều hành công ty. II. THỰC TRẠNG 1. Tình hình đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam: 1.1. Diễn biến chung: Kể từ khi chính thức được khởi động vào năm 1989, hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam bước đầu đã đạt được nhiều kết quả khả quan, khẳng định sự nỗ lực và bản lĩnh của doanh nghiệp Việt, và mở ra một cánh cửa với nhiều hy vọng trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay. Cụ thể, tính đến hết năm 2012, có tổng số 719 dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các DN Việt Nam được cấp phép với tổng vốn đầu tư 29.23 tỷ USD, trong đó vốn của nhà đầu tư Việt Nam đạt 12.87 tỷ 5 USD. Trong đó, chỉ tính riêng năm 2012 đã có 84 dự án đầu tư ra nước ngoài được cấp phép (chiếm 11.7%) với tổng vốn đăng ký là 1.41 tỷ USD và 9 dự án tăng vốn với tổng vốn đầu tư tăng thêm là 132.25 triệu USD. Như vậy, vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm của các doanh nghiệp Việt Nam ra nước ngoài riêng năm 2012 đã đạt 1.546 tỷ USD; vốn thực hiện đạt khoảng 1.2 tỷ, tăng 28% so với năm 2011. (Dữ liệu được cung cấp bởi Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Cục Đầu tư nước ngoài). Việc triển khai đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam đã được phát triển rộng ở 59 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó, các quốc gia hấp thụ tỷ trọng lớn nhất lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên chủ yếu là những nước láng giềng, có khoảng cách địa lý ngắn, nền kinh tế và điều kiện tự nhiên tương đồng với Việt Nam, cụ thể là Lào và Campuchia, với tổng lượng vốn đầu tư lần lượt khoảng 3.7 tỷ USD và 2.6 tỷ USD, tương ứng với tổng số dự án được cấp phép là 224 và 121 dự án. Ngoài ra, những nước có thị trường rộng lớn và tiềm năng như Nga và Hoa Kỳ, hay những quốc gia đang phát triển, có tiềm năng kinh tế lớn như khu vực châu Phi, Nam Mỹ cũng nhận được sự quan tâm đặc biệt của các nhà đầu tư trong nước. TỔNG HỢP ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI THEO ĐỐI TÁC (Lũy kế đến hết 31/12/2012) TT Quốc gia/vùng lãnh thổ Số án dự Vốn đầu tư của nhà đầu tư VN (USD) Vốn điều lệ của nhà đầu tư VN (USD) 1 Lào 224 3,672,544,894 3,461,020,877 2 Campuchia 121 2,575,699,750 2,584,701,450 3 Venezuela 2 1,825,120,000 1,241,120,000 4 Peru 5 1,276,729,830 772,229,830 5 Liên bang Nga 17 966,314,090 966,314,090 6 Malaysia 9 412,923,844 412,923,844 7 Mozambique 1 345,653,000 345,653,000 8 Hoa Kỳ 95 299,419,616 297,193,616 9 Angiêri 1 224,960,000 224,960,000 10 Singapore 46 149,148,192 129,855,105 11 Australia 15 128,658,835 127,877,335 12 Cuba 2 125,460,000 125,460,000 6 13 Madagascar 1 117,360,000 117,360,000 14 BritishVirginIslands 5 116,559,952 116,559,952 15 Irắc 1 100,000,000 100,000,000 16 CHLB ĐỨC 10 82,414,771 49,664,771 17 Iran 1 82,070,000 82,070,000 18 Haiti 2 59,892,455 59,892,455 19 Indonesia 7 50,066,500 50,066,500 20 Uzbekistan 4 49,650,000 49,650,000 (Nguồn: Tổng cục Thống kê) Phân theo cơ cấu ngành kinh tế, lượng vốn đầu tư từ Việt Nam chủ yếu được rót vào các ngành mũi nhọn và có nhiều kinh nghiệm như Khai khoáng (5.2 tỷ USD), Sản xuất - Phân phối điện, khí, nước điều hòa (1.9 tỷ USD), Nông - lâm nghiệp và thủy sản (1.8 tỷ USD), Dịch vụ giải trí (1.2 tỷ USD),… TỔNG HỢP ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI THEO NGÀNH (Lũy kế đến hết 31/12/2012) dự Vốn đầu tư của nhà đầu tư VN (USD) TT Ngành Số án Vốn điều lệ của nhà đầu tư VN (USD) 1 Khai khoáng 99 5,220,924,546 4,130,737,842 2 SX,pp điện,khí,nước,đ.hòa 9 1,873,869,133 1,681,222,938 3 Nông,lâm nghiệp;thủy sản 77 1,805,543,761 1,804,573,143 4 Nghệ thuật và giải trí 5 1,239,215,000 1,238,500,000 5 Thông tin và truyền thông 37 923,911,738 909,492,444 6 CN chế biến,chế tạo 121 559,521,528 579,182,528 7 Tài chính,n.hàng,bảo hiểm 28 538,121,900 483,371,900 8 KD bat động sản 29 218,592,427 218,492,427 9 Bán buôn,bán lẻ;sửa chữa 152 187,502,630 185,021,630 10 Vận tải kho bãi 17 85,903,087 66,865,000 11 Dvụ lưu trú và ăn uống 26 80,815,821 80,815,821 12 Y tế và trợ giúp XH 5 45,103,915 37,739,615 13 HĐ chuyên môn, KHCN 63 38,711,883 38,711,883 14 Xây dựng 28 32,007,379 30,535,379 7 15 Hành chính và dvụ hỗ trợ 11 10,295,000 10,070,000 16 Cấp nước;xử lý chât thải 2 7,920,000 7,920,000 17 Dịch vụ khác 7 3,327,500 3,327,500 18 Giáo dục và đào tạo 3 2,085,000 2,085,000 (Nguồn: Tổng cục Thống kê) 1.2. Phân tích một số doanh nghiệp nổi bật: Những con số trên cho thấy, trong những năm gần đây, làn sóng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp tăng trưởng mạnh mẽ, nhằm khẳng định năng lực bản thân và qua hoạt động của công ty đặt nền móng cho giấc mơ làm chủ trên sân chơi quốc tế của thương hiệu Việt Nam.Trong đó, nổi bật nhất là những hoạt động của tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL), một trong những doanh nghiệp tiên phong với quy mô đầu tư lớn và giành được nhiều thành công nhất tính đến nay, và chủ yếu là đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp với các cây trồng như mía đường, cao su và dầu cọ bằng việc xây dựng nhiều nhà máy khai thác và chế biến tại Lào và Campuchia, mới nhất là Cụm công nghiệp mía đường và Nhà máy chế biến mủ cao su Hoàng Anh tại Attapeu, Lào. Đồng thời, HAGL cũng đầu tư nhiều dự án bất động sản tại nước ngoài. Mới đây nhất là đại dự án tổ hợp trung tâm thương mại ở Myanmar được khởi công từ tháng 6/2013 với tổng giá trị đầu tư lên đến 440 triệu USD, ngay từ khi quốc gia này chưa được chú ý nhiều. Ngoài ra, tập đoàn cũng chú trọng đầu tư vào các ngành công nghiệp năng lượng và khai khoáng. Cũng tại hai quốc gia láng giềng lào Lào và Campuchia, Viettel đã có tới sau năm kinh nghiệm hoạt động kinh doanh tại đây với lần lượt hai thương hiệu Unitel và Metfone, trở thành thương hiệu viễn thông có hạ tầng mạng lưới, thuê bao và doanh thu lớn nhất. Tuy nhiên, khác với HAGL, không chỉ thu mình trong thị trường khu vực với Lào, Campuchia và Đông Timor, Viettel còn vươn tầm kiểm soát của mình ra khỏi châu lục, hướng tới cả châu Mỹ (Haiti, Peru) và châu Phi (Mozambique, Cameroon, và mới đây nhất, Viettel đã được cấp phép đầu tư tại Burundi). Vẫn chưa muốn dừng lại ở đó, ông lớn ngành viễn thông vẫn đang tìm cách để thâm nhập thị trường Myanmar và Tanzania. 8 Nhưng nổi bật nhất trong khoảng thời gian gần đây có lẽ là chuỗi hoạt động đầu tư nước ngoài của tập đoàn Vinamilk, với cột mốc là việc mua lại 19.3% cổ phần của công ty Miraka Ltd tại New Zealand, đất nước được coi là "vựa" nguyên liệu sữa của toàn thế giới, qua đó khẳng định chất lượng nguồn gốc nguyên liệu sản phẩm "tốt từ gốc", đồng thời mang thương hiệu là doanh nghiệp đầu tiên của Việt Nam đầu tư vào ngành công nghiệp sữa của New Zealand. Bước đi tiếp theo của Vinamilk là việc góp 51% vốn trong một liên doanh với công ty Angkor Dairy Products để đầu tư nhà máy sữa trị giá 23 triệu USD tại Campuchia, và đã được cấp giấy phép vào ngày 13/1/2014.Không chỉ dừng lại ở đó, ngày 18/6/2013, HĐQT Vinamilk đã phê chuẩn tăng mức vốn đầu tư vào Miraka, đồng thời phê chuẩn đầu tư vào công ty sữa của Hoa Kỳ, cụ thể là công ty Driftwood Dairy, tấn công vào thị trường tiêu dùng và tăng trưởng bậc nhất thế giới, một khu vực tiêu thụ sữa cao cấp nhưng không quá khó tính của hơn 314 triệu dân. Như vậy, Vinamilk không chỉ tiến hành đầu tư nước ngoài trong quá trình hội nhập dọc ngược chiều mà hoạt động đó còn được thể hiện trong quá trình hội nhập dọc thuận chiều đối với thị trường Hoa Kỳ, thông qua việc bán sỉ qua một nhà sản xuất tại thị trường bản địa. Để cụ thể hóa mục tiêu của mình, bà Mai Kiều Liên, Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ cho biết dự kiến đến tháng 6/2014, Vinamilk sẽ đưa dây chuyền sản xuất sữa nước tại Hoa Kỳ vào hoạt động, nhằm cung sữa nước cho thị trường nơi đây, đồng thời tạo bước đệm để phát triển ra một số thị trường châu Âu, thể hiện tham vọng bước tới vị thế của một "ông lớn" trong ngành công nghiệp sữa toàn thế giới. Ngoài ra còn rất nhiều thương hiệu nổi bật của Việt Nam trong xu hướng toàn cầu hóa như FPT với thâm niên 15 năm đầu tư nước ngoài, nay đã có mặt tại 17 quốc gia khác nhau; hay Petro Vietnam đã hợp tác thực hiện 25 dự án dầu khí tại 18 quốc gia khác nhau (theo số liệu tháng 6/2012); hay Trung Nguyên với mạng lưới mô hình kinh doanh nhượng quyền tại 9 quốc gia (bao gồm cả những thị trường lớn như Hoa Kỳ, Nhật, Trung Quốc);… 9 2. Triển vọng, thách thức và các giải pháp: 2.1. Triển vọng: - Mở rộng thị trường, tăng doanh thu:Đối với xu hướng phát triển và tăng trưởng với tốc độ nhanh như các tập đoàn lớn của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, thì một thị trường với hơn 90 triệu dân có lẽ đã trở nên quá nhỏ bé để khai thác. Khi ấy, động thái chuyển dòng vốn ra khỏi lãnh thổ quốc gia sẽ tạo ra cơ hội cho các doanh nghiệp để tấn công vào những thị trường khác với quy mô rộng lớn và tiềm năng cao hơn, qua đó nâng cao doanh thu. Trong thực tế, rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã đạt được điều này. Theo số liệu từ Viettel cho biết, trong năm 2013, tổng doanh thu từ các đơn vị đầu tư ra nước ngoài đã cán mức 1 tỷ USD, tăng trưởng hơn 30% so với năm 2012, chiếm hơn 12% trong tổng doanh thu của toàn bộ doanh nghiệp (gần 163 nghìn tỷ đồng); lợi nhuận sau thuế thu từ các hoạt động đầu tư nước ngoài đạt hơn 3 nghìn tỷ đồng, chiếm hơn 11% tổng lợi nhuận cả năm (gần 26.5 nghìn tỷ đồng). Về phía FPT, tổng doanh thu từ 16 thị trường nước ngoài năm 2013 đạt 122 triệu USD, tăng trưởng tới 35.5% so với năm 2012. Có thể thấy doanh thu và lợi nhuận thu được từ các thị trường nước ngoài của FPT đang trong đà tăng trưởng cao, với tỷ lệ tăng trưởng lớn, luôn duy trì được mức tăng trưởng trung bình 30% trong vòng 3 năm trở lại đây, trong đó tốc độ tăng trưởng của riêng 2 thị trường nòng cốt của doanh nghiệp là Mỹ và Nhật Bản (theo số liệu năm 2012) lần lượt là 65% và 44%. Có thể sẽ có nhiều ý kiến cho rằng để tăng doanh thu nhờ việc khai thác thị trường nước ngoài thì hoạt động xuất khẩu cũng hoàn thành tốt vai trò đó mà không đòi hỏi đầu tư quá nhiều vốn hay mất quá nhiều thời gian. Tuy nhiên, khi nhìn vào chiều ngược lại, việc xây dựng các kênh phân phối trên thị trường nước ngoài cũng có nhiều điểm vượt trội, như tạo cho doanh nghiệp khả năng tiếp xúc trực tiếp với thị trường, chủ động điều chỉnh các quyết định và chiến lược để phù hợp với môi trường kinh doanh nước ngoài, được hưởng những ưu đãi của nước nhận đầu tư. - Tận dụng khả năng sản xuất của nước ngoài: Tận dụng sự khác biệt về những điều kiện và đặc điểm vĩ mô như nền kinh tế, công nghệ, môi trường - khí hậu, chi phí và chất lượng của nguồn cung lao động của các quốc gia khác nhau, cải thiện năng suất, qua đó giảm thiểu chi phí sản xuất, tối đa hóa lợi nhuận hoặc nâng cao chất lượng 10 sản phẩm cũng là một tác động tích cực của hoạt động đầu tư nước ngoài đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Lấy dẫn chứng cho điều này, ông Đoàn Nguyên Đức, chủ tịch tập đoàn HAGL so sánh sự khác biệt về khả năng sản xuất đường mía của Việt Nam với cơ sở sản xuất của doanh nghiệp đặt tại Lào: tại Attapeu, tập đoàn sở hữu diện tích lớn, cơ giới hóa nên năng suất và chữ đường cao, đồng thời tận dụng được tất cả các sản phẩm phụ sau đường (như bã mía chạy điện, tro làm phân và ethanol) triệt tiêu giá nguyên liệu, khiến giá đường của HAGL chỉ khoảng 4500đ/kg trong khi tại Việt Nam, giá đường lên tới 12000 - 13000đ/kg. Tương đồng là trường hợp của cây cao su: ở Việt Nam, sản lượng bình quân là 1.7 - 1.8 tấn/ha, nhưng tại Lào sẽ là 3 tấn/ha. Như đã nhắc đến ở phần trước, việc Vinamilk đầu tư vào nhà máy Miraka nhằm khai thác lợi ích từ nguồn nguyên liệu sữa tươi dồi dào và chất lượng cao của nền công nghiệp sữa rất phát triển tại New Zealand, quốc gia có nền khí hậu ôn đới mát mẻ và thổ nhưỡng thích hợp cho nhu cầu chăn nuôi bò sữa, đồng thời chủ động ổn định nguồn nguyên liệu đầu vào khi giá thế giới có biến động. Theo dữ liệu cụ thể do Vinamilk công bố, nhà máy Miraka chuyên sản xuất sản phẩm bột sữa nguyên kem chất lượng cao với công suất 8 tấn/giờ, tương đương 32000 tấn/năm, đồng thời có khả năng chế biến 210 triệu lit sữa nguyên liệu hàng năm, tương đương với lượng sữa của 55000 con bò và được thiết kế để có thể mở rộng trong tương lai. - Thúc đẩy mối quan hệ với nước nhận đầu tư, tạo vị thế cho thương hiệu Việt Nam trên thị trường quốc tế: Cũng giống như các doanh nghiệp nước ngoài khi đầu tư vào môi trường sản xuất Việt Nam đã tạo điều kiện để thúc đẩy sự tăng trưởng trong tổng sản phẩm quốc nội, giải quyết vấn đề việc làm cho người dân bản địa, cung cấp những tiến bộ của nền khoa học - kỹ thuật tiên tiến, cải thiện môi trường đầu tư vĩ mô và nâng cao chất lượng cuộc sống con người,... thì khi tiến hành đầu tư ra nước ngoài, các doanh nghiệp Việt Nam cũng đang làm những điều tương tự, đặc biệt là đối với những quốc gia, khu vực còn nghèo nàn, lạc hậu. Và chính những tác động tích cực đó sẽ giúp gắn chặt hơn mối quan hệ và củng cố niềm tin giữa nước nhận đầu tư với các doanh nghiệp Việt Nam, đồng thời góp phần đưa thương hiệu Việt lên vị thế cao hơn, đáng tin cậy hơn trong cộng đồng quốc tế, tạo bước đệm cho các thương vụ trong tương lai. 11 Sau nửa năm kể từ khi được cấp giấy phép đầu tư vào Mozambique và đi vào hoạt động từ tháng 5/2012, cuối năm 2012, thương hiệu Movitel của Viettel đã được trao giải "Doanh nghiệp có giải pháp tốt nhất giúp cải thiện viễn thông cho khu vực nông thôn châu Phi". Chỉ sau một năm hoạt động, vào tháng 5/2013, doanh thu của Movitel đạt 113.5 triệu USD với 2 triệu thuê bao. Hiện tổng số lao động làm việc tại Movitel lên tới 1726 người, trong đó hơn 1400 người là dân Mozambique, qua đó không những nâng cao chất lượng viễn thông mà còn giải quyết vấn đề việc làm cho nguồn lao động tại đất nước được coi là một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới này và đào tạo họ trở thành chuyên gia về viễn thông. Bên cạnh đó, Phó Tổng giám đốc Viettel, ông Lê Đăng Dũng, cho biết: Trong qua trình đầu tư, Viettel luôn chú trọng đến các hoạt động xã hội để mang lại lợi ích cho người dân Mozambique, cụ thể là trong một năm hoạt động, Viettel đã xây dựng nhiều dự án tài trợ tại đây với giá trị khoảng 20.56 triệu USD bằng nhiều chương trình lớn như: cung cấp Internet miễn phí đến gần 1500 trường học trong giai đoạn 1, tài trợ và bàn giao 40 điểm cầu truyền hình cho chính phủ Mozambique và các Bộ, tài trợ 800000 sim điện thoại cho quân đội, cảnh sát, giáo viên, học sinh - sinh viên. Ở khu vực láng giềng, cụ thể là Lào, 2 dự án cao su và mía đường tại tỉnh Attepeu của tập đoàn HAGL cũng được Chính phủ, Nhà nước Lào đánh giá cao vì đã góp phần quan trọng, thay đổi phương thức sản xuất, thói quen canh tác cho nhân dân tỉnh Attepeu. Sự có mặt của HAGL cùng với việc đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông với hơn 200km đường liên huyện, hàng chục cầu cống, các công trình dân sinh như 2000 nhà ở cho dân, trường học, bệnh viện cho đến việc xây dựng sân bay Attapeu đã làm thay đổi hoàn toàn diện mạo của tỉnh nghèo nhất nước Lào này. Về vấn đề việc làm của người dân địa phương, các doanh nghiệp thuộc HAGL đã thu hút khoảng 15000 lao động, cải thiện và ổn định mức thu nhập của người dân, khiến sức tiêu thụ các loại hàng hóa, dịch vụ tăng nhanh, từ đó phát triển lĩnh vực thương mại và dịch vụ. Cụ thể, GDP của tỉnh Attapeu tăng bình quân 13% liên tiếp trong vòng 3 năm 2011 2013. Riêng năm 2012, khi cao su HAGL thu hoạch mủ, lập tức GDP tỉnh tăng trên 38%. Thu nhập bình quân đầu người từ 600 USD năm 2010 đến năm 2012 là 1340 USD. Dự kiến đến năm 2014, khi toàn bộ diện tích cao su đưa vào khai thác mủ, 12 HAGL sẽ sử dụng khoảng 20000 lao động. Nếu tính một lao động nuôi 2 người phụ thuộc thì lúc ấy, dự án của HAGL đã nuôi sống gần một nửa dân số của tỉnh Attapeu. 2.2. Khó khăn: - Mức độ rủi ro cao: Mức độ rủi ro của hoạt động đầu tư ra nước ngoài chủ yếu được thể hiện ở 2 khía cạnh: thứ nhất là đòi hỏi đầu tư một lượng vốn lớn và thứ hai là yếu tố môi trường đầu tư và kinh doanh nước ngoài. Việc xây dựng các nhà máy sản xuất, các kênh phân phối hoặc mua lại cổ phần của các công ty nước ngoài đòi hỏi một lượng vốn đầu tư rất lớn, và không phải doanh nghiệp nào cũng có thể đáp ứng được yêu cầu này, đặc biệt là đối với những doanh nghiệp Việt Nam còn non trẻ. Còn trường hợp doanh nghiệp hoàn toàn có đủ tiềm lực tài chính để đầu tư ra nước ngoài, thì việc phải chi ra số tiền lớn như thế cũng đem lại rủi ro về thời gian hoàn vốn và khả năng hoàn vốn của dự án. Với lượng vốn đọng lớn thì các doanh nghiệp không thể hy vọng vào một khoảng thời gian hoàn vốn nhanh, mà thông thường phải sau vài năm hoạt động mới có thể thu được lợi nhuận. Qua đó hình thành sự rủi ro về yếu tố thời gian, do doanh nghiệp không thể luôn dự báo chính xác quá trình hoạt động của dự án trong tương lai, biến khả năng hoàn vốn trở thành một dấu hỏi. Một ví dụ thực tế nổi bật là sự thất bại của PVN tại Venezuela do sự bất ổn của nền kinh tế nơi đây. Ban đầu, đây được cho là một dự án đầy tiềm năng với dự kiến thu về 4 triệu tấn dầu/năm và thời gian hoàn vốn là 7 năm. Nhưng chỉ sau 3 năm ký kết hợp đồng với dự án lên tới 8 tỷ USD, vào năm 2013, Venezuela có mức lạm phát lên tới 57%, tỷ giá chính thức và tỷ giá chợ đen chênh lệch nhau tới 10 lần. Các nhà lãnh đạo của PVN đã không thể dự báo trước sự biến động này, và tất nhiên, với tình hình kinh tế ấy thì PVN không thể tiếp tục chuyển tiền vào đây thuê các đơn vị dịch vụ của Venezuela triển khai dự án nữa. Yếu tố rủi ro thứ hai thể hiện khi các doanh nghiệp không tìm hiểu nghiên cứu kỹ đặc điểm của các yếu tố môi trường đầu tư và kinh doanh và trở nên lạc lõng tại nước ngoài. Những yếu tố đó mang tính vĩ mô như nền kinh tế, thể chế chính trị - pháp luật, điều kiện tự nhiên - môi trường,… Ví dụ như tập đoàn Vinacomin từng có 5 dự án đầu tư khai thác khoáng sản (cụ thể là than) tại Lào và Campuchia, nhưng sau khi nghiên cứu khảo sát lại thì họ đã buộc phải kết thúc một dự án tại Lào và mất trắng 1.56 triệu USD ở đây, đồng thời đặt dấu hỏi với 3 dự án khác, tất cả đều do khả năng phát triển 13 mỏ thấp vì trữ lượng không đủ lớn để đầu tư khai thác, chế biến quy mô lớn. Ngoài ra các doanh nghiệp còn chịu sự tác động của những yếu tố vi mô trong thị trường nước ngoài, như khách hàng, các đối thủ cạnh tranh và dư luận quốc tế. Ngay như Viettel, đại gia đã gặt hái thành công ở 7 quốc gia đầu tư thì năm vừa qua cũng phải ngậm ngùi chấp nhận thất bại trong cuộc đua xâm nhập thị trường viễn thông Myanmar. Quyền đầu tư mạng di động cho đất nước 60 triệu dân nhưng mới chỉ có 10% người dân sử dụng dịch vụ này và đã thuộc về 2 tập đoàn viễn thông của Qatar và Nauy, dù Viettel đã cố gắng hết sức cả về giá thầu, đưa ra các cam kết hấp dẫn với chính phủ Myanmar,… Hoặc với HAGL, sau khi nhập 30000 tấn đường từ Lào về Việt Nam tinh chế để xuất sang Trung Quốc đã gặp phải làn sóng phản ứng dữ dội từ phía Hiệp hội mía đường Việt Nam, khiến kế hoạch kinh doanh này bị ách tắc cả năm trời mới giải quyết được. - Hệ thống pháp lý của Việt Nam:Một trong những nguyên nhân khiến hoạt động đầu tư ra nước ngoài còn gặp nhiều khó khăn là do Việt Nam hiện nay mới chỉ tập trung thực hiện xúc tiến thu hút đầu tư nước ngoài mà chưa chú trọng đến chiều hướng ngược lại. Trên thực tế, pháp luật điều chỉnh đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài chỉ được đề cập mang tính nguyên tắc tại Luật Đầu tư và Nghị định 78/2006/NĐ-CP về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, đòi hỏi nhà đầu tư Việt Nam nếu có nguyện vọng đầu tư ra nước ngoài thì phải làm các thủ tục tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư, và điều này trở thành một hạn chế đáng kể đối với nhà đầu tư Việt Nam khi vừa phải lo tìm kiếm cơ hội đầu tư tại nước ngoài, đáp ứng được các điều kiện pháp lý và đầu tư tại nước ngoài, đồng thời lo việc xin phép đầu tư trong nước. Điều này khiến cho một số nhà đầu tư đã phải tìm cách để có được dự án đầu tư ở nước ngoài rồi mới xin phép cơ quan nhà nước ở Việt Nam vì họ cho rằng, rủi ro cũng có thể xuất hiện nếu nhà đầu tư xin cấp phép đầu tư ra nước ngoài trước rồi lại không thâu tóm được dự án. Bên cạnh đó, các quy định pháp luật Việt Nam mới chỉ công nhận về hình thức đầu tư trực tiếp mà chưa công nhận các hình thức đầu tư khác, như mua cổ phần tại các công ty nước ngoài, hay mua lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp nước ngoài, trong khi đối với các doanh nghiệp Việt Nam nếu muốn được sở hữu những thương hiệu nước ngoài hoặc những lợi thế thương mại từ cơ sở kinh doanh có sẵn thì phương 14 cách mua lại là thích hợp. Để mua được cổ phần nước ngoài, các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay vẫn phải nhờ tới ý kiến từ Thủ tướng Chính phủ, khiến những quyết định linh hoạt, năng động sẽ bị hạn chế bởi những rào cản, khoảng trống pháp lý này. 2.3. Giải pháp: -Về phía doanh nghiệp: Để hạn chế các rủi ro có thể xảy ra, yêu cầu các nhà đầu tư trước khi đưa ra quyết định đầu tư ra nước ngoài cần phải tìm hiểu kỹ lưỡng đặc điểm môi trường đầu tư và kinh doanh tại nước ngoài, đưa ra những chiến lược cụ thể (việc thiết lập chiến lược luôn là yếu điểm của các doanh nghiệp Việt Nam), tránh những trường hợp đầu tư tự phát, đề ra các phương án dự phòng cho rủi ro, đồng thời nâng cao năng lực chuyên môn, khả năng ngoại ngữ, thẩm định thông tin, kỹ năng quản trị,… - Về phía các cơ quan quản lý nhà nước: cải cách thủ tục hành chính, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, có nhiều chính sách hỗ trợ, cụ thể như: trao quyền chủ động cho các doanh nghiệp trong việc thực hiện đầu tư ra nước ngoài mà không phụ thuộc vào một cơ chế cấp phép; thiết lập cơ chế thanh tra, kiểm tra đối với các hoạt động đầu tư ra nước ngoài để kiểm soát được các hoạt động bất minh trong việc chuyển tiền ra nước ngoài; phát triển các hệ thống chi nhánh ở nước ngoài nhằm hỗ trợ cho doanh nghiệp Việt Nam thực hiện đầu tư ra nước ngoài. - Về phía các cơ quan thương vụ Việt Nam tại nước ngoài: cần nắm bắt thông tin của doanh nghiệp, đưa ra giải pháp và tư vấn chính sách hỗ trợ và phát triển cho ngành; đồng thời phổ biến chính sách, môi trường đầu tư, kinh nghiệm, thông tin thị trường, địa bàn hoạt động cho doanh nghiệp; kết nối các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ở nước ngoài trở thành cộng đồng để cùng nhau trao đổi kinh nghiệm,liên kết, mở rộng cơ hội đầu tư, phát triển kinh doanh và đưa ra các kiến nghị cần thiết với chính quyền nước sở tại. 15 KẾT LUẬN Qua bài tiểu luận này, chúng ta đã thấy được phần nào về tình hình hoạt động đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam, đồng thời phân tích các hoạt động tiêu biểu của một số doanh nghiệp lớn để qua đó đưa ra lời khẳng định về tiềm năng của một xu hướng mới của các doanh nghiệp Việt Nam trong tương lai, xu hướng đầu tư ra nước ngoài. Bên cạnh đó, bài tiểu luận cũng đã khái quát lên những thành quả mà các nhà đầu tư đã gặt hái được ở nước ngoài, tuy nhiên cũng tồn tại rất nhiều yếu tố thách thức làm cản trở sự phát triển của hoạt động này, đồng thời cũng đưa ra một vài biện pháp có thể khắc phục được những khó khăn kể trên nhằm thúc đẩy quá trình đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp, qua đó tạo ra một vị thế vững chắc cho thương hiệu Việt trên thị trường quy mô toàn cầu trong tương lai. 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan