Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tiểu luận cơ sở lý luận nghiệp vụ thị trường mở...

Tài liệu Tiểu luận cơ sở lý luận nghiệp vụ thị trường mở

.DOCX
30
1021
99

Mô tả:

Mục Lục: CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ............................................5 1. Lịch sử hình thành của thị trường mở..........................................................................5 2. Khái niệm của thị trường mở........................................................................................5 3. Các chủ thể tham gia thị trường mở.............................................................................6 4. 6. 3.1. Ngân hàng trung ương..............................................................................................6 3.2. Đối tác của NHTW...................................................................................................6 Cơ chế tác động của nghiệp vụ thị trường mở.............................................................7 4.1. Về mặt lượng – Tác động vào dự trữ của hệ thống ngân hàng.................................7 4.2. Về mặt giá – Tác động thông qua lãi suất................................................................8 Vai trò của thị trường mở................................................................................................9 6.1. Đối với NHTW..........................................................................................................9 6.2. Đối với nền kinh tế....................................................................................................9 6.3. Đối với các thành viên tham gia.............................................................................10 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ TẠI VIỆT NAM..........................................................................................................................................11 1. Lịch sử hình thành của thị trường mở........................................................................11 2. Tổ chức..........................................................................................................................11 3. Thành viên tham gia thị trường mở............................................................................12 4. Các loại hàng hóa.........................................................................................................13 5. 4.1. Tín phiếu kho bạc (Treasury Bonds).......................................................................13 4.2. Tín phiếu Ngân hàng Trung ương (Central Bank Bonds).......................................13 4.3. Trái phiếu chính phủ (Government Bonds).............................................................14 4.4. Trái phiếu đô thị (Municipal Bonds)......................................................................14 4.5. Chứng chỉ tiền gửi (Certificate Deposit)................................................................14 Cơ chế hoạt động của nghiệp vụ thị trường mở.........................................................15 5.1. Giao dịch mua hoặc bán hẳn (Giao dịch không hoàn lại)......................................15 5.2. Giao dịch mua hoặc bán có kỳ hạn (Giao dịch có hoàn lại – REPO).....................15 6. Phương thức hoạt động của thị trường mở....................................................................16 7. Khối lượng giao dịch....................................................................................................18 CHƯƠNG III: TỔNG QUAN VỀ NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ TẠI MỸ.......................19 1. Lịch sử phát triển.........................................................................................................19 2. Cơ quan điều hành.......................................................................................................21 3. Thành viên tham gia của thị trường mở.....................................................................22 4. Đặc điểm nghiệp vụ thị trường mở.............................................................................23 CHƯƠNG IV: SO SÁNH THỊ TRƯỜNG MỞ Ở VIỆT NAM VÀ MỸ. BÀI HỌC KINH NGHIỆM...................................................................................................................................26 1. So sánh..........................................................................................................................26 2. Kết quả đạt được của hoạt động thị trường mở.........................................................27 3. Bài học kinh nghiệm.....................................................................................................29 LỜI MỞ ĐẦU Mục đích và phạm vi nghiên cứu  Mục đích nghiên cứu: Khái quát những kiến thức cơ bản về nghiệp vụ thị trường mở của NHTW. Tìm hiểu thêm về nghiệp vụ thị trường mở ở Việt Nam và nghiệp vụ thị trường mở ở Mỹ. Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho nghiệp vụ thị trường mở ở Việt Nam.  Phạm vi nghiên cứu: Thực trang nghiệp vụ thị trường mở ở Việt Nam từ năm 2000 đến nay. CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ 1. Lịch sử hình thành của thị trường mở Nghiệp vụ thị trường mở có lịch sử hình thành lâu đời và bắt nguồn ở Ngân hàng Anh (BoE) vào những năm 30 của thế kỷ XIX. Ở giai đoạn này, tuy lãi suất chiết khấu đang là một công cụ đắc lực cho NHTW các nước kiểm soát cung tiền tệ nhưng vẫn tồn tại nhiều hạn chế. Vì thế, BoE phải tìm kím một công cụ hiệu quả hơn và từ đó thì nghiệp vụ thị trường mở được hình thành với chức năng hỗ trợ cho công cụ lãi suất chiết khấu. 2. Khái niệm của thị trường mở Thị trường mở là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch, mua bán các CTCG giữa NHTW với các đối tác để qua đó tác động đến khối tiền cung ứng để thực hiện mục tiêu của chính sách tiền tệ trong từng giai đoạn cụ thể của nền kinh tế. Tùy vào điều kiện của mỗi nước mà chính phủ sẽ quy định khác nhau về hàng hóa, chủ thể tham gia, quy chế hoạt động của thị trường mở. 3. Các chủ thể tham gia thị trường mở 3.1. Ngân hàng trung ương NHTW tham gia thị trường mở với vị trí là người điều hành, quản lí thị trường thông qua việc mua, bán các GTCG ngắn hạn nhằm cung cấp cho hệ thống ngân hàng khả năng thanh toán cần thiết phù hợp với nhu cầu về vốn cho nền kinh tế. NHTW sử dụng nghiệp vụ thị trường mở trên cơ sở hoạch định chính sách tiền tệ. Qua đó, NHTW quản lí khối lượng tiền cung ứng kiểm soát và điều tiết hoạt động tín dụng của các TCTD. NHTW tham gia thị trường mở không phải để kinh doanh mà là để quản lí, chi phối thị trường làm cho chính sách tiền tệ được thực hiện theo đúng mục tiêu của nó.  NHTW tham gia với tư cách vừa là người tổ chức vừa là người điều hành thị trường, vừa là người trực tiếp mua bán trên thị trường. 3.2. Đối tác của NHTW  Các ngân hàng thương mại Các NHTM tham gia thị trường mở nhằm điều hòa mức dự trữ ngân quỹ để duy trì khả năng thanh toán, cho vay khoản vốn dư thừa để kím lãi. Đồng thời qua thị trường này, các NHTM thực hiện nghiệp vụ môi giới và kinh doanh chứng khoán. Các NHTM đóng vai trò quan trọng trong thị trường mở vì: - NHTM là trung gian tài chính lớn nhất, nhận một số lượng khổng lồ vốn gửi và dung tiền gửi huy động được để cho khách hàng vay. - NHTM là thành viên đặc biệt của thị trường tiền tệ, vừa là người cho vay vừa là người đi vay.  Các định chế tài chính phi ngân hàng Các tổ chức tài chính phi ngân hàng bao gồm: công ty bảo hiểm, công ty tài chính, quỹ đầu tư…Các tổ chức này coi thị trường tài chính là nơi kiếm thu nhập qua việc sử dụng vốn nhàn rỗi để mua, bán các chứng khoán có giá trị ngắn hạn hoặc dài hạn. Các tổ chức này thường có khối lượng chứng khoán lớn và họ thường xuyên thay đổi cơ cấu danh mục đầu tư nhằm đảm bảo mức sinh lời cao nhất và rủi ro dự tính thấp nhất.  Các đối tượng khác Những đối tượng khác có thể tham gia vào thị trường mở: các tổng công ty, các tập đoàn kinh tế, các công ty sản xuất thương mại dịch vụ, các cá nhân cũng có thể tham gia vào thị trường này. 4. Cơ chế tác động của nghiệp vụ thị trường mở Thông qua hoạt động mua, bán các GTCG trên thị trường mở, NHTW có thể thực hiện mục tiêu CSTT của mình theo 2 cơ chế sau: 4.1. Về mặt lượng – Tác động vào dự trữ của hệ thống ngân hàng Hành vi mua bán các GTCG trên thị trường mở của NHTW có khả năng tác động ngay lập tức đến tình trạng dự trữ của các NHTM thông qua ảnh ưhưởng đến tiền gửi của các ngân hàng tại NHTW (nếu các NHTM là đối tác tham gia thị trường mở) và tiền gửi của khách hàng tại hệ thống ngân hàng (nếu các khách hàng là đối tác tham gia thị trường mở). NH NHTW bán CTCG Dự trữ NH giảm Dự trữ mở rộng cho vay giảm Khối lượng TD giảm MS giảm Khi NHTW bán các CTCG, lúc này các NHTM sẽ sử dụng quỹ dự trữ của mình để mua vào, làm dự trữ ngân hàng giảm, điều này tác động đến khối lượng tín dụng từ đó làm cung tiền giảm. 4.2. 5. Cung CTCG tăng NHT W bán CTCG Dự trữ NH giảm Về mặt giá – Tác động thông qua lãi suất Gía CTCG giảm LS thị trường tăng Cung của quỹ cho vay giảm Đầu tư giảm LS thị trường tăng Thứ nhất, NHTW bán CTCG trên thị trường mở cho các NHTM làm giảm dự trữ của ngân hàng và tác động kéo theo cung của quỹ cho vay giảm. Khi đó các ngân hàng sẽ hạn chế cho vay bằng cách tăng lãi suất và lãi suất thị trường tăng. Theo lý thuyết khi lãi suất tăng thì đầu tư phải giảm xuống do chi phí sử dụng vốn tăng. Thứ hai, khi NHTW bán tín phiếu kho bạc trên thị trường mở sẽ làm tăng cung CTCG trên thị trường, từ đó làm giảm giá CTCG. Hàng hóa CTCG lúc này trở nên hấp dẫn hơn vì tỷ suất sinh lợi tăng dẫn đến sự chuyển dịch vốn đầu tư sang CTCG. Khi cung tín dụng trở nên khan hiếm đẩy lãi suất tăng và đầu tư giảm. 6. Vai trò của thị trường mở 6.1. Đối với NHTW  Thực hiện nghiệp vụ thị trường mở giúp NHTW chủ động trong điều hành chính sách tiền tệ thông qua mức cung tiền. Khi NHTW thực hiện mua bán chứng khoán trên thị trường mở sẽ tác động đến cơ số tiền, từ đó làm thay đổi cung tiền. Thị trường mở có tính 2 chiều, NHTW có thể bơm tiền hoặc rút tiền trong lưu thông.  Nghiệp vụ thị trường mở được sử dụng để điều chỉnh vốn khả dụng của Ngân hàng. NHTW mua làm tăng cơ số tiền , đồng thời làm tăng cung tiền và tăng dự trữ của hệ thống NHTM và ngược lại. Bên cạnh đó, thực hiện nghiệp vụ thị trường mở còn giúp NHTW đánh tín hiệu ra thị trường về điều hành chính sách tiền tệ trong tương lai, định hướng và chỉ đạo lãi suất thị trường, qua đó có thể hạn chế những biến động của lãi suất.  Thị trường mở là một công cụ CSTT có tính chủ động cao. Thị trường mở do NHTW chủ đông khởi xướng, NHTW có thể chủ động thực hiện thị trường mở theo định kỳ hoặc vào các thời điểm cần thiết. Thị trường mở có thể được thực hiện linh hoạt xét trên góc độ về khối lượng cũng như thời gian giao dịch. NHTW có thể thực hiện thị trường mở ở quy mô lớn/ nhỏ với thời hạn dài/ ngắn tùy theo quyết định mua bán CTCG có thể hạn chế bớt phần nào ý muốn chủ quan của NHTM. 6.2. Đối với nền kinh tế  Tạo sự sôi động cho thị trường tài chính., phát triển thị trường tiền tệ. Thực hiện nghiệp vụ thị trường mở mở ra một kênh dẫn truyền vốn mới cho các tổ chức tín dụng. Với sự tham gia của NHTW, thị trường mua bán các loại giấy tờ có giá trở nên sôi động hơn. Như vậy, thị trường mở tạo điều kiện cho các ngân hàng sử dụng nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi hiệu quả hơn và đa dạng hoá thêm các nghiệp vụ kinh doanh của các ngân hàng.  Thông qua việc phát hành, mua bán CTCG trên thị trường mở, chủ thể của thị trường mở đã làm tăng thêm tính thanh khoản cho các CTCG này, điều này góp phần thúc đẩy thị trường tài chính phát triển. Sự phát triển của thị trường mở tác động mạnh đến sự hoàn thiện và phát triển của thị trường liên ngân hàng.  Mặc khác, hiện nay Việt Nam đang trong quá trình mở cửavà hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Tại các quốc gia phát triển hay các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á đều sử dụng thị trường mở trong điều hành CSTT để đạt được các mục tiêu kinh tế vĩ mô. Chính vì thế, việc sử dụng thị trường mở là một điều kiện cần thiết để hội nhập nền kinh tế vào khu vực thế giới. 6.3. Đối với các thành viên tham gia  Thị trường mở góp phần đa dạng hoá các nghiệp vụ kinh doanh của các TCTD. Các TCTD không chỉ đơn thuần thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh truyền thống như cho vay, bảo lãnh, dịch vụ … mà còn sử dụng một nguồn vốn nhất định để thực hiện nghiệp vụ kinh doanh mới là mua bán các GTCG. Thị trường mở cũng thúc đẩy các mối quan hệ mang tính kinh doanh giữa các thành viên tham gia thị trường.  Thị trường mở do các ngân hàng tự nguyện tham gia thực hiện theo các nguyên tắc thị trường, không mang tính chất bắt buộc và lãi suất trên thị trường mở cũng mang tính chất thị trường chứ không bị áp đặt như trong công cụ chiết khấu CTCG của NHTW. Điều này tạo điều kiện cho các TCTD chủ động hơn trong việc phối hợp với NHTW nhằm thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ.  Đáp ứng hoạt động quản lý và sử dụng vốn khả dụng cần phải chủ động và linh hoạt hơn và quan trong nhất không gây ách tắc trong thanh toán cũng như đáp ứng nhu cầu tăng trưởng tín dụng. Khi cần thiết, các ngân hàng có thể bán lại các CTCG này trên thị trường mở để giải quyết khó khăn về nguồn vốn. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ TẠI VIỆT NAM 1. Lịch sử hình thành của thị trường mở Nghiệp vụ thị trường mở được xem là còn khá mới ở Việt Nam để NHNN điều hành chính sách tiền tệ. Phiên giao dịch đầu tiên được thực hiện vào tháng 7/2000 bởi quyết định số 85/2000/QĐ – NHNN14. Mặc dù vậy, nghiệp vụ thị trường mở đã phần nào đáp ứng được yêu cầu đổi mới của nền kinh tế, chuyển dần từ sử dụng các công cụ tiền tệ trực tiếp sang sử dụng công cụ gián tiếp, giúp các TCTD đảm bảo khả năng thanh toán nhanh chóng, kịp thời. Nghiệp vụ thị trường mở dần trở thành kênh chủ đạo để NHNN điều tiết dòng tiền, góp phần quan trọng điều hòa vốn khả dụng của các NHTM. 2. Tổ chức NHNN thành lập Ban điều hành nghiệp vụ thị trường mở do Phó Thống đốc là trưởng ban và các thành viên là đại diện của các đơn vị có liên quan thuộc NHNN Ban điều hành nghiệp vụ thị trường mở có thẩm quyền quyết định các nội dung: - Khối lượng các loại GTCG cần mua hoặc bán tính theo giá thanh toán giữa NHNN với TCTD - Quyết định thông báo hoặc không thông báo khối lượng CTCG - NHNN cần mua hoặc bán trước mỗi phiên đấu thầu Các loại GTCG cần mua bán Tỷ lệ giao dịch của các GTCG Phương thức đầu thầu Phương thức xét thầu Thời hạn của giao dịch mua bán Lãi suất mua, bán Thời gian, cách thức xém xét và quyết định các nội dung chủ yếu trong phiên giao dịch nghiệp vụ thị trường mở do Trưởng ban hoặc người được Trưởng ban ủy quyền quyết định. Ban điều hành nghiệp vụ thị trường mở sẽ thông báo cho Sở giao dịch NHNN các nội dung và Ban điều hành nghiệp vụ thị trường mở đã quyết định về phiên giao dịch để Sở giao dịch sẽ thông báo cho các thành viên. 3. Thành viên tham gia thị trường mở Các thành viên tham gia thị trường mở bao gồm NHTW, các ngân hàng và tổ chức phi ngân hàng. Khi mới thành lập, ban điều hành thị trường mở có 21 TCTD tham gia. Số lượng thành viên thị trường mở tăng dần qua các năm, nhưng với tốc độ chậm, chỉ 1 – 2 thành viên mỗi năm. Đến ngày 31 – 12 – 2005, đã có 30 TCTD được công nhận là thành viên tham gia thị trường mở. Năm 2006 – 2007, con số này tăng lên và duy trì ở mức 35 thành viên. Năm 2008, số lượng thành viên tham gia thị trường mở là 56 thành viên, tăng thêm 21 thành viên và tăng 27.3% so với năm 2007, đến 31 – 3 – 2009 đã có 58 thành viên. Lý do việc tăng mạnh như vậy là các TCTD đã nhận thức đầy đủ hơn về tầm quan trọng của kênh cung ứng vốn thông qua thị trường mở của NHNN trong điều kiện CSTT được điều hành thắt chặt trong nửa đầu năm 2008. Số lượng thành viên tham gia chưa đông, chủ yếu tập trung vào một số NHTM Nhà nước và NHTM cổ phần lớn, do lượng nắm giữ GTCG còn ít, khối lượng giao dịch chưa nhiều. Tuy nhiên, trong các phiên giao dịch, bên cạnh các thành viên là NHTM Nhà nước thì số thành viên là các NHTM cổ phần và các ngân hàng liên doanh, ngân hàng nước ngoài tăng mạnh. Từ năm 2010 đến nay, còn có sự tham gia của các thành viên thuộc khối ngân hàng liên doanh, ngân hàng nước ngoài thể hiện sự tăng trưởng không ngừng về cả số lượng và chất lượng của thành viên tham gia thị trường mở ở Việt Nam. 4. Các loại hàng hóa 4.1. Tín phiếu kho bạc (Treasury Bonds) Tín phiếu kho bạc là giấy nhận nợ do chính phủ phát hành để bù đắp thiếu hụt tạm thời của ngân sách nhà nước. Chính phủ phải cam kết về việc hoàn trả vốn và lãi cho người sở hữu tín phiếu kho bạc. Đây là công cụ chủ yếu của nghiệp vụ Thị trường mở của hầu hết các NHTW các nước vì: - Thời hạn của tín phiếu thông thường là dưới 12 tháng (thuộc loại chứng từ có giá ngắn hạn) - Có tính thanh khoản cao, dễ dàng chuyển hóa thành tiền - Được phát hành định kỳ với khối lượng lớn qua kênh thị trường mở - Được chuyển nhượng một cách thuận lợi 4.2. Tín phiếu Ngân hàng Trung ương (Central Bank Bonds) Tín phiếu NHTW là giấy nhận nợ do chính NHTW phát hành và cũng có những đặc điểm tương tự như tín phiếu kho bạc. Tuy nhiên, vì do mình phát hành nên tín phiếu NHTW là công cụ chủ động hơn cho NHTW điều hành chính sách tiền tệ thông qua việc mua – bán tín phiếu này. Tín phiếu NHTW được phát hành với nhiều thời hạn khác nhau, gồm có loại 91 ngày, 120 ngày, 182 ngày, 274 ngày, 365 ngày để đáp ứng các yêu cầu điều chỉnh tổng khối lượng tiền cung ứng. 4.3. Trái phiếu chính phủ (Government Bonds) Trái phiếu chính phủ là chứng khoán nợ dài hạn được Nhà nước phát hành nhằm bù đắp thiếu hụt ngân sách của nhà nước. Mặc dù là dài hạn nhưng trái phiếu chính phủ được sử dụng phổ biến trong Nghiệp vụ thị trường mở bởi tính an toàn, khối lượng phát hành, tính ổn định trong phát hành và khả năng tác động trực tiếp đến giá cả trái phiếu kho bạc trên thị trường tài chính. Trái phiếu chính phủ có đặc điểm: - Thời hạn trái phiếu từ trên 1 năm đến 5 năm - Có lãi suất cố định - Tiền lãi trái phiếu được thanh toán theo nhiều phương thức khác nhau như trả lãi một lần khi đáo hạn, trả lãi định kì, trả lãi trước - Được chuyển nhượng theo luật pháp quy định - Được mua – bán công khia trên thị trường. 4.4. Trái phiếu đô thị (Municipal Bonds) Trái phiếu đô thị do chính quyền của các đô thị lớn phát hành, nhằm mục đích vay nợ để phục vụ các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương. 4.5. Chứng chỉ tiền gửi (Certificate Deposit) Chứng chỉ tiền gửi là giấy nhận nợ của ngân hàng hay các định chế tài chính phi ngân hàng để huy động vốn có thời hạn xác định ngắn với một mức lãi suất định trước. Chứng chỉ tiền gửi có đặc điểm: - hạn hoặc trung hạn) và chỉ được thanh toán khi đáo hạn với mức lãi suất cao được định trước - Được mua – bán, chuyển nhượng - Được cầm cố, thế chấp để vay vốn 5. Cơ chế hoạt động của nghiệp vụ thị trường mở 5.1. Giao dịch mua hoặc bán hẳn (Giao dịch không hoàn lại) Các giao dịch này bao gồm các nghiệp vụ mua, bán các giấy tờ có giá của NHTW trên thị trường theo phương thức mua đứt, bán đoạn trên cơ sở giá thị trường. Hình thức giao dịch này là chuyển hẳn quyền sở hữu đối với các chứng khoán là đối tượng giao dịch. Do vậy, tác động của giao dịch này đối với dự trữ ngân hàng thường là dài hạn. Các GTCG đó phải là các công cụ nợ có mức rủi ro thấp và phải được phát hành bởi các tổ chức đủ điều kiện theo quy định. 5.2. Giao dịch mua hoặc bán có kỳ hạn (Giao dịch có hoàn lại – REPO) Phương pháp này chủ yếu được sử dụng cho mục đích giao dịch tạm thời là các hợp đồng mua lại. Hợp đồng mua lại được sử dụng khi NHTW thực hiện một giao dịch theo hợp đồng mua lại, có nghĩa là nó mua chứng khoán từ người môi giới trên thị trường, người đồng ý sẽ mua lại vào một ngày trong tương lai. Giao dịch mua bán có kì hạn tồn tại dưới dạng: - Mua bán theo hợp đồng mua lại: là việc NHTW ký hợp đồng mua bán với người giao dịch và người giao dịch đồng ý mua lại các GTCG của NHTW vào một ngày xác định trong tương lai. - Mua bán theo hợp đồng mua lại đảo ngược: là việc NHTW bán các GTCG cho người giao dịch và người giao dịch lại đồng ý bán lại các GTCG cho NHTW vào một ngày xác định trong tương lai. Các giao dịch có hoàn lại được sử dụng chủ yếu trong Nghiệp vụ thị trường mở vì: - Đây là công cụ có hiệu quả nhất để bù đắp hoặc triệt tiêu những ảnh hưởng không dự tính trước đến dự trữ của các Ngân hàng, chi phí giao dịch của hợp đồng mua lại rẻ hơn so với hợp đồng mua đứt bán đoạn. - Thích hợp trong trường hợp các định hướng chính sách tiền tệ không hoàn hảo dẫn đến việc sử dụng các giải pháp khắc phục. - Làm giảm thời gian thông báo, do đó mà làm giảm bớt biến động của thị trường trước các quyết định hàng ngày của NHTW. 6. Phương thức hoạt động của thị trường mở  Đấu thầu khối lượng Là việc NHTW cho người giao dịch biết khối lượng cần can thiệp, NHTW mua hay bán, niêm yết trước mức lãi suất, thời hạn các GTCG còn lại, loại giấy tờ, thời điểm và địa điểm mua bán thanh toán. Các tổ chức tham gia đấu thầu chỉ việc đăng kí số tiền trên cơ sở chấp nhận mức lãi suất cho trước. Việc phân phối thầu đối với một phiên thầu có lãi suất cố định được tiến hành như sau: Nếu người giao dịch chấp nhận mức lãi suất mà NHTW đưa ra và họ đặt mức khối lượng giao dịch. Sau đó toàn bộ số đăng kí đặt thầu được cộng lại với nhau. Nếu tổng số đặt thầu nhỏ hơn khối lượng NHTW cần can thiệp thì toàn bộ đơn đặt thầu đều được phân phối, nếu ngược lại thì được phân bổ. Đặc điểm của đấu thầu khối lượng - NHTW sẽ vừa cố định khối lượng CTCG cần bán hoặc cần mua, vừa ấn định mức lãi suất giao dịch. - Các thành viên giao dịch nếu chấp nhận mức lãi suất cố định này, thì đăng ký mua hoặc bán. Họ chỉ được đấu thầu với khối lượng dự thầu không được vượt quá khối lượng thông báo. - Khối lượng trúng thầu của mỗi thành viên dự thầu sẽ được phân bổ theo 2 trường hợp: + Nếu tổng khối lượng dự thầu nhỏ hơn hoặc bằng khối lượng thông báo, thì khối lượng trúng thầu của mỗi thành viên chính là khối lượng đã đăng ký dự thầu. + Nếu tổng khối lượng dự thầu lớn hơn khối lượng thông báo thì khối lượng trúng thầu của mỗi thành viên sẽ được phân bổi theo tỷ lệ giữa khối lượng thông báo và khối lượng dự thầu.  Đấu thầu lãi suất Các tổ chức tham gia đấu thầu tự đăng ký số tiền ứng với mức lãi suất mình chọn. Đối với đấu thầu nhằm cung ứng thêm vốn khả dụng, các số lượng đặt thầu được sắp xếp theo thứ tự và được phân phối theo các mức lãi suất cao sẽ được ưu tiên phân phối trước cho đến khi số lượng phân phối được sử dụng hết. Trong đấu thầu lãi suất, NHTW có thể áp dụng dưới hình thức một giá (phương thức Hà Lan) hoặc nhiều giá (phương thức Mỹ) Trong đấu thầu lãi suất, cần phân biệt 2 trường hợp: Trường hợp 1: Đấu thầu lãi suất khi NHTW mua chứng từ có giá. Các đơn dự thầu sẽ được sắp xếp theo thứ tự và được phân bổ theo các mức lãi suất từ cao xuống thấp, tức là mua với giá cao thì sẽ trúng thầu. Các mức lãi suất đặt thầu bằng hoặc lớn hơn lãi suất trúng thầu đều được đáp ứng.  Ta có khối lượng trúng thầu của các đối tác là khối lượng của các dự thầu có lãi suất bằng hoặc lớn hơn lãi suất trúng thầu. Lãi suất trúng thầu riêng lẻ ≥ Lãi suất trúng thầu Trường hợp 2: Đấu thầu lãi suất khi NHTW bán chứng từ có giá. Theo nguyên tắc đối tác nào đặt mua với lãi suất thấp tức là sẽ mua với giá cao, thì đối tác đó sẽ trúng thầu. Các mức lãi suất đặt thầu nhỏ hơn hoặc bằng mức lãi suất trúng thầu đều được đáp ứng.  Ta có khối lượng trúng thầu của các đối tác là khối lượng của các mức dự thầu có lãi suất bằng hoặc thấp hơn lãi suất trúng thầu. Lãi suất trúng thầu riêng lẻ ≤ Lãi suất trúng thầu 7. Khối lượng giao dịch Khối lượng giao dịch nghiệp vụ thị trường mở tăng mạnh qua các năm. Năm 2008, NHNN thực hiện 401 phiên đấu thầu, tăng 46 phiên so với năm 2007. Tổng doanh số giao dịch năm 2008 là 1036 nghìn tỷ đồng, tăng 618 nghìn tỷ đồng so với năm 2007. Năm 2011, để áp dụng nhu cầu vốn cho các TCTD trong điều kiện gặp khó khan về than5h khoản, NHNN tổ chức 431 phiên mua có kì hạn GTCG với tổng doanh số trúng thầu 2800 nghìn tỷ đồng. Năm 2012, thanh khoản của hệ thống được cải thiện hơn, số tiền NHNN cung ứng cho các ngân hàng thông qua nghiệp vụ thị trường mở trong 10 tháng đầu năm đạt 404 nghìn tỷ đồng với số phiên đấu thầu giảm xuống còn 257 phiên. Doanh số giao dịch trên thị trường mở năm 2006 – 2012 Bắt đầu từ năm 2008, khối lượng giao dịch tăng không ngừng vì thời điểm các ngân hàng gặp khó khăn về thanh khoản. Khi đó, NHNN đã thực hiện cung một khối lượng tiền đáng kể để hỗ trợ các ngân hàng. Có thời điểm, lãi suất trên thị trường liên ngân hàng lên tới 40%/năm, NHNN kịp thời can thiệp thông qua nghiệp vụ thị trường mở bằng việc tăng lượng cung tiền và áp dụng phương pháp đấu thầu khối lượng, ngay lập tức, lãi suất liên ngân hàng giảm quanh 20%/năm. Chính vì vậy, NHNN chủ yếu chào thầu đối với các phiên mua kì hạn GTCG để tiếp tục hỗ trợ thanh khoản cho các ngân hàng, khối lượng trúng thầu mua kỳ hạn GTCG là 6.455.551 tỷ đồng, chiếm tới 98.5%/ tổng khối lượng trúng thầu trong giao dịch nghiệp vụ thị trường mở. CHƯƠNG III: TỔNG QUAN VỀ NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ TẠI MỸ 1. Lịch sử phát triển Danh mục viết tắt S 1 Tên viết tắt Federal reserve bank FED 2 FOM TT Tên đầy đủ Federal open market committee C 3 Open market committee 4 System open market account A OMC SOM Dịch nghĩa Cục dự trữ liên bang Mỹ Ủy ban thị trường mở liên bang Ủy ban thị trường mở Tài khoản hệ thống thị trường mở 5 Permanent market operation open Perma nent OMO OMO dài hạn 6 Temporary market operation open Temp orary OMO OMO tạm thời 7 0 The trading desk Desk 8 Personal consumption expenditure PCE 9 Mortgage – backed securities MBS 1 Large – scale assets purchase LSAP Chi nhánh giao dịch thị trường mở New York Chỉ số tiêu dùng cá nhân Chứng khoảng đảm bảo bằng tài sản thế chấp Kế hoạch mua giấy tờ có giá với số lượng lớn Như một ngân hàng trung ương của quốc gia, Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) chịu trách nhiệm xây dựng và thực hiện chính sách tiền tệ. Việc xây dựng các chính sách tiền tệ liên quan đến việc phát triển một kế hoạch nhằm theo đuổi các mục tiêu của giá cả ổn định, việc làm đầy đủ và tổng quát hơn, một môi trường ổn định cho nền kinh tế. Trong việc thực hiện kế hoạch đó, Fed sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ để tạo ra thay đổi lãi suất, số lượng tiền và tín dụng trong nền kinh tế từ đó đạt được các mục tiêu đề ra. Nghiệp vụ thị trường mở, một trong những công cụ chính của chính sách tiền tệ tại Mỹ, được tìm ra một cách bất ngờ và là bước tiền đề lớn nhất trong quá trình phát triển của Fed từ một tổ chức thụ động sang chủ động. Sau chiến tranh thế giới thất nhất, chủ tịch Fed Benjamin Strong vàng không còn đóng vai trò trọng tâm trong việc kiểm soát tín dụng nữa. Hành động quyết liệt của ông nhằm ngăn chặn sự suy thoái năm 1923 thông qua việc mua một lượng trái phiếu chính phủ đã trở thành bằng chứng rõ ràng về sức mạnh của hoạt động thị trường mở tác động đến tính sẵn sàng của tín dụng trong hệ thống thị trường mở. Đồng thời các quan chức của Fed cũng nhận ra rằng khi Fed mua chứng khoán sẽ làm tăng dự trữ NHTM và nới lõng tín dụng, do đó ảnh hưởng đến các điều kiện tín dụng chung trong cả nước. Từ đó, Fed đã bắt đầu sử dụng nghiệp vụ này như một công cụ chính sách tiền tệ. Tháng 5 – 1922, một ủy ban được thành lập để phối hợp chính sách đầu tư thông qua một địa điểm tập trung, các Ngân hàng Dự trữ Liên bang New York, tiếp theo đó Uỷ ban thị trường mở Liên bang Mỹ FOMC ra đời thay thế cho OMC và trở thành cơ quan hoạch định chính sách mạnh nhất của Fed. FOMC chịu trách nhiệm thực hiện CSTT của Mỹ, quản lý các tài khoản SOMA tại Ngân hàng Dự trữ Liên bang New York thông qua ủy quyền. 2. Cơ quan điều hành Ủy ban Thị trường Mở – FOMC là một tổ chức gồm có 7 Thống đốc trong Hội đồng quản trị của Ngân hàng Dự trữ Liên bang và 5 Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang. FOMC thường tổ chức cuộc họp định kỳ 8 lần/năm để thảo luận và đưa ra quyết định về xu hướng ngắn hạn đối với chính sách tiền tệ. Các thay đổi trong chính sách tiền tệ thường được thông báo trong cuộc họp báo ngay sau cuộc họp. Ủy ban thị trường mở liên bang (FOMC) sẽ quyết định nguồn cung tiền trong hệ thống tài chính Mỹ và điều này ảnh hưởng đến thị trường toàn cầu. Ủy ban thị trường mở liên bang (FOMC) là một ủy ban thuộc Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) có nhiệm vụ kiểm soát hoạt động thị trường mở của Mỹ ví dụ như mua bán trái phiếu Bộ Tài chính. Ủy ban này chịu trách nhiệm đưa ra những quyết định quan trọng liên quan đến lãi suất hay tăng trưởng cung tiền của Mỹ. Đây có thể coi là cơ quan chính sách tiền tệ quốc gia của Mỹ. Ủy ban này đưa ra các chính sách tiền tệ thông qua việc cụ thể hóa mục tiêu ngắn hạn cho hoạt động thị trường mở của Fed (như mục tiêu lãi
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan