Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Tiếp cận tài chính vi mô tại trung quốc, bangladesh và philippines bài học kin...

Tài liệu Tiếp cận tài chính vi mô tại trung quốc, bangladesh và philippines bài học kinh nghiệm cho việt nam

.PDF
191
559
125

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐẶNG THU THỦY TIẾP CẬN TÀI CHÍNH VI MÔ TẠI TRUNG QUỐC, MỞ ĐẦU BANGLADESH VÀ PHILIPPINES – BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM 1. Tính cấp thiết của đề tài Tăng trưởng bền vững đang được cho là một trong những mục tiêu hướng tới của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Chính phủ các nước đã bắt đầu quan tâm đến vấn đề tiếp cận tài chính (TCTC) trong đời sống kinh tế xã hội bao gồm việc mở rộng các hướng tiếp cận toàn cầu đến nhiều lĩnh vực nhằm thúc đẩy nhu cầu tiếp cận các dịch vụ tài chính cơ bản với chi phí hợp lý tới tất cả các phân khúc dân số trên thế giới. TCTC thông qua hoạt động tài chính vi mô (TCVM) được cho là nhiệm LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ vụ thiết thực trong việc mở rộng hướng tiếp cận dịch vụ tài chính nhằm cải thiện sinh kế, thực hiện xóa đói giảm nghèo (XĐGN) cho người dân. Theo Nhóm Tư vấn hỗ trợ người nghèo (CGAP) thì TCVM l vi h nh tn n ng l p ng nhu ng h u u huy n ti n ng i ngh o o hi m ung og m p hv t i h v g i ti t ki m [34]. Trước yêu cầu phát triển kinh tế xã hội trong điều hiện hiện nay, cơ hội cho cộng đồng dân cư nghèo, các nhóm xã hội dễ bị tổn thương có thể tiếp cận được các dịch vụ tài chính cơ bản còn nhiều hạn chế. Tiếp cận TCVM, như lý luận và thực tiễn nước ngoài và cả ở HÀ NỘI – năm 2017 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐẶNG THU THỦY TIẾP CẬN TÀI CHÍNH VI MÔ TẠI TRUNG QUỐC, BANGLADESH VÀ PHILIPPINES – BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế Mã số: 62.31.01.06 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. GS. TS Nguyễn Quang Thuấn 2. PGS.TS Đỗ Văn Đức HÀ NỘI-năm 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin m o n Luận án này là công trình nghiên c u khoa họ ộc lập c a riêng tôi. T t c các số li u và những trích dẫn trong Luận n u có ngu n gốc chính xác và rõ ràng. Những phân tích c a Luận n h từng ợc công bố ở một công trình nào khác ngoài các bài báo/bài vi t hội th o c a tôi hoặc các bài báo/bài vi t hộ th o c tôi v trong danh m c công trình nghiên c u khoa họ Tôi xin hoàn toàn ch u trách nhi m v l i ng tác gi ó liên qu n ã ợc nêu n Luận án. m o nn y Tác giả Luận án Đặng Thu Thủy i MỤC LỤC Trang Lời cam đoan …………………………………………………………………….. Mục lục …………………………………………………………………................ Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt ………………………………................ Danh mục các bảng ……………………………………………………................ Danh mục các hình vẽ. biểu đồ, sơ đồ ………………………………………….. i ii iv vi viii MỞ ĐẦU …………………………………………………………………………. CHƢƠNG I: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ………………………………………………………………. 1.1 Tình hình nghiên cứu vấn đề ………………………………………………….. 1 1 1 Nhóm những ông trình nghiên u v ti p ận t i h nh ………………….. 1 1 2 Nhóm những ông trình nghiên u v ti p ận t i h nh vi mô …………… 1.2 Những điểm đã thống nhất và vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu ………… Tiểu kết chƣơng I ………………………………………………………………... CHƢƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TIẾP CẬN TÀI CHÍNH VI MÔ……………………….................................................................................. 2.1 Tài chính vi mô và tổ chức tài chính vi mô ........................................................ 2.1.1 Tài chính vi mô ………………………………………………........................ 2.1.2 Tổ h t i h nh vi mô ……………………………....................................... 2.2 Tiếp cận tài chính vi mô …………………………............................................. 2.2.1 Kh i ni m ti p ận t i h nh …………………………………………........... 2 2 2 Kh i ni m v ti p ận t i h nh vi mô ............................................................. 2.2.3 Lợi h vi ti p ận t i h nh vi mô ……………………………………. 2.2.4 C nhân tố nh h ởng n ti p ận t i h nh vi mô ………………………. 2.2.5 C hỉ tiêu nh gi kh năng ti p ận t i h nh vi mô …………................ 2.3 Cơ sở thực tiễn về tiếp cận tài chính vi mô …………………………................ 2.3.1 Mô hình ngân hàng Grameen ……………………………............................. 2.3.2 Mô hình ngân hàng Rakyat ………………………………………………… 2.3.3 Mô hình ngân hàng làng xã ………………………………………................ 2.3.4 Mô hình Swayam Krishi Sangam……………………………………………. 2.3 5 Đ nh gi v vi lự họn mô hình tại Vi t N m từ mô hình hoạt ộng t i h nh vi mô quố t ……………………………………………………………. Tiểu kết chƣơng II ……………………………………………………………….. CHƢƠNG III: THỰC TRẠNG VÀ KINH NGHIỆM CỦA TRUNG QUỐC, BANGLADESH, PHILIPPINES VỀ TIẾP CẬN TÀI CHÍNH VI MÔ ……… 3.1 Tổng quan về hệ thống tổ chức tài chính vi mô tại Trung Quốc, Bangladesh, Philippines ………………………………………………………………………… 3.1.1 Tình hình ph t tri n h thống tổ h t i h nh vi mô tại Trung Quố Bangladesh và Philippines ……………………………………………………....... 3.1.2 H thống khuôn khổ ph p lý v quy nh liên qu n n hoạt ộng t i h nh vi mô tại Trung Quố , Bangladesh và Philippines ……………………….... 1 ii 10 10 10 13 20 22 23 23 23 26 29 29 30 30 31 34 39 40 40 41 42 43 46 48 48 48 53 3.2 Thực trạng tiếp cận tài chính vi mô tại Trung Quốc, Bangladesh và Philippine………………………………………………………………………….. 3.2.1 Kh i qu t v ti p ận t i h nh tại Trung Quố B ngl esh v Philippines................................................................................................................. 3.2.2 Thự trạng ti p ận t i h nh vi mô 3.3 Kinh nghiệm về tiếp cận tài chính vi mô tại Trung Quốc, Bangladesh và Philippines …............................................................................................................ 3 3 1 Những kinh nghi m th nh ông …………………………………………….. 3 3 2 Những kinh nghi m h th nh ông v nguyên nhân ……………………... Tiểu kết chƣơng III………………………………………………………………. CHƢƠNG IV: TIẾP CẬN TÀI CHÍNH VI MÔ TẠI VIỆT NAM VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG TIẾP CẬN TÀI CHÍNH VI MÔ TRÊN CƠ SỞ CÁC BÀI HỌC KINH NGHIỆM CỦA TRUNG QUỐC, BANGLADESH VÀ PHILIPPINES …………………………………………………………………… 4.1 Tiếp cận tài chính vi mô tại Việt Nam ……………………………................... 4 1 1 Tổng qu n v th tr ng t i h nh vi mô tại Vi t N m ……………………… 4 1 2 H thống khuôn khổ ph p lý v quy nh liên qu n n hoạt ộng t i chính vi mô ………………………………………………………………………... 4 1 3 Thự trạng ti p ận t i h nh vi mô tại Vi t N m …………………………... 4.1.4 Phân t h hoạt ộng ti p ận t i h nh vi mô tại Vi t N m thông qu mô hình kinh t l ợng ………………………………………………........................... 4 1 5 Đ nh gi tình hình ti p ận t i h nh vi mô tại Vi t N m trong th i gi n qua ………………………………………………………………………………… 4.2 So sánh tiếp cận tài chính vi mô của Việt Nam với tiếp cận tài chính vi mô tại Trung Quốc, Bangladesh và Philippines ………………………………………...... 4.3 Mục tiêu, quan điểm và yêu cầu phát triển tài chính vi mô ở Việt Nam ……... 4.4 Định hướng tăng cường tiếp cận tài chính vi mô tại Việt Nam ……………… 4 4 1 Gó ộ ng nh t i h nh vi mô ………………………………………………. 4 4 2 Gó ộ tổ h t i h nh vi mô …………………………………………. 4 4 3 Gó ộ kh h h ng ………………………………………………………………… 4.5 Giải pháp tăng cường tiếp cận tài chính vi mô tại Việt Nam………………….. 4 5 1 Đối với qu n qu n lý Nh n ớ ……………………………………... 4 5 2 Đối với tổ h t i h nh vi mô ………………………………………… 4 5 3 Đối với nh t i trợ v nh u t ……………………………………… 4.5.4 Đối với tổ h hỗ trợ ph t tri n t i h nh vi mô ………………………. 4.6 Kiến nghị ……………………………………………………………………… 4.6.1 Đối với Ngân h ng nh n ớ ……………………………………………….. 4.6.2 Đối ới qu n n v liên qu n ……………………………………… 4.6.3 Đối với tổ h t i h nh vi mô ………………………………………… 4.6.4 Đối với kh h h ng tổ h t i h nh vi mô ………………….... Tiểu kết chƣơng IV………………………………………………………………. KẾT LUẬN ............................................................................................................. DANH MỤC CÁC BÀI BÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC …………………. TÀI LIỆU THAM KHẢO ………....……………………………………………. PHỤ LỤC …………………..…………………..………………………………… iii 57 57 63 82 82 88 94 96 96 96 98 100 109 120 122 126 128 129 131 132 134 134 139 143 144 144 144 145 146 147 147 148 151 153 164 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tiếng Anh ADB Asian Development Bank AFI Alliance for Financial Inclusion Agribank Agribank ASA ATM BRAC BSP CBRC CEP CGAP GDP GNP ISS MRA M7MFI NGO NHNN NHTM OSS POBC QTDND TCTC TCVM Thanh Hoa MFI TYM USD VBSP Association for Social Advancement Automated teller machine Tiếng Việt Ngân hàng Phát triển Châu Á Liên minh các tổ chức về tiếp cận tài chính Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Hiệp hội hỗ trợ xã hội The Bangko Sentral ng Pilipinas China Banking Regulatory Commission Capital aid fund for employment of the poor The Consultative Group to Assist the Poor Gross Domestic Product Gross National Product Institutional self-sufficiency Microcredit Regulatory Authority M7 Microfinance Institution Non-governmental organization Operational self-sufficiency People's Bank of China Thanh Hoa Microfinance Institution Tym Fund Máy rút tiền tự động Tổ chức TCVM BRAC Ngân hàng Trung ương Philippines Ủy ban giám sát và quản lý tài sản Nhà nước Trung Quốc Quỹ Hỗ trợ vốn cho người nghèo tự tạo việc làm Nhóm Tư vấn hỗ trợ người nghèo Tổng sản phẩm trong nước Tổng sản phẩm quốc gia Tự vững thể chế Cơ quan Giám sát tín dụng vi mô Bangladesh Tổ chức TCVM TNHH M7 Các tổ chức phi chính phủ Ngân hàng Nhà nước Ngân hàng thương mại Tự vững hoạt động Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc Quỹ tín dụng nhân dân Tiếp cận tài chính Tài chính vi mô Tổ chức TCVM TNHH Thanh Hóa Vietnam Bank for Social policy iv Tổ chức TCVM Tình thương Đồng đô la Mỹ Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam VMFWG VNĐ WB XĐGN Vietnam microfinance working group Vietnam dong World Bank v Nhóm công tác tài chính vi mô Việt Nam Việt Nam đồng Ngân hàng thế giới Xóa đói giảm nghèo DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1 Bảng 2.2 Bảng 2.3 Bảng 2.4 Bảng 2.5 Bảng 2.6 Bảng 3.1 Bảng 3.2 Bảng 3.3 Bảng 3.4 Bảng 3.5 Bảng 3.6 Bảng 3.7 Bảng 3.8 Bảng 3.9 Bảng 3.10 Bảng 3.11 Bảng 3.12 Bảng 3.13 Bảng 3.14 Bảng 3.15 Tác động của tài chính vi mô Các đơn vị cung cấp dịch vụ tài chính vi mô Ưu điểm và hạn chế của các tổ chức cung cấp tài chính vi mô Các chỉ tiêu đánh giá mức độ tiếp cận tài chính vi mô (theo Hulme và cộng sự) Các chỉ tiêu đánh giá mức độ tiếp cận tài chính vi mô So sánh một số mô hình hoạt động tài chính vi mô Sự phát triển của ngành tài chính vi mô tại Trung Quốc Sự phát triển của ngành tài chính vi mô tại Bangladesh Sự phát triển của ngành tài chính vi mô tại Philippines Tổng tài sản và tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu của các tổ chức tài chính vi mô tại Trung Quốc, Bangladesh và Philippines (20102014) So sánh các đặc điểm pháp lý, quy định đối với các tổ chức tài chính vi mô tại Trung Quốc, Bangladesh và Philippines Số liệu cơ bản về cung ứng dịch vụ tài chính tại Trung Quốc (2010-2014) Số liệu cơ bản về cung ứng dịch vụ tài chính tại Bangladesh (2010-2014) Số liệu cơ bản về cung ứng dịch vụ tài chính tại Philippines (2010-2014) Số lượng các tổ chức cung ứng tài chính vi mô tại Trung Quốc (2008-2014) Sản phẩm dịch vụ cơ bản của các tổ chức tài chính vi mô tại Trung Quốc Mức độ tiếp cận, khoản vay và khoản huy động của các tổ chức tài chính vi mô tại Trung Quốc (2010-2014) Giá trị cho vay và tiết kiệm của các tổ chức tài chính vi mô tại Trung Quốc năm 2010-2014 Số lượng tổ chức, chi nhánh tài chính vi mô tại Bangladesh (2010-2014) Sản phẩm dịch vụ cơ bản của các tổ chức tài chính vi mô tại Bangladesh Mức độ tiếp cận, khoản vay và khoản huy động của các tổ chức tài chính vi mô tại Bangladesh (2010-2014) vi Trang 25 27 28 35 36 43 48 49 50 52 55 59 61 62 64 65 66 68 71 72 73 Bảng 3.16 Bảng 3.17 Bảng 3.18 Bảng 3.19 Bảng 3.20 Bảng 4.1 Bảng 4.2 Bảng 4.3 Bảng 4.4 Bảng 4.5 Bảng 4.6 Bảng 4.7 Bảng 4.8 Bảng 4.9 Bảng 4.10 Bảng 4.11 Bảng 4.12 Bảng 4.13 Bảng 4.14 Giá trị cho vay và tiết kiệm của các tổ chức tài chính vi mô tại Bangladesh năm 2010-2014 Số lượng tổ chức tài chính vi mô tại Philippines (2010-2014) Sản phẩm dịch vụ cơ bản của các tổ chức tài chính vi mô tại Philippines Mức độ tiếp cận, khoản vay và khoản huy động của các tổ chức tài chính vi mô tại Philippines (2010-2014) Giá trị cho vay và tiết kiệm của các tổ chức tài chính vi mô tại Philippines năm 2010-2014 Số lượng các tổ chức cung ứng tài chính vi mô tại Việt Nam (2010-2014) Sản phẩm dịch vụ cơ bản của các tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam Mức độ tiếp cận, khoản vay và khoản huy động của các tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam (2010-2014) Mức độ tiếp cận của top 5 tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam năm 2014 Số lượng khách hàng nữ tại một số tổ chức tài chính vi mô tiêu biểu tại Việt Nam năm 2014 Giá trị cho vay và tiết kiệm của các tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam năm 2010-2014 Bảng thống kê mô tả số liệu nghiên cứu Giả thuyết cho các biến của mô hình Phân tích hồi quy 1 (sơ bộ) Sự thích ứng với mô hình (sơ bộ) Phân tích hồi quy 2 (cuối) Sự thích ứng với mô hình (cuối) Mô hình hồi quy phụ (cuối) Bảng đối chiếu giả thiết với kết quả của mô hình hồi quy vii 74 76 77 79 80 101 102 103 105 106 107 110 113 114 115 115 116 116 116 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ Hình 2.1 Hình 2.2 Hình 3.1 Hình 3.2 Hình 3.3 Hình 3.4 Hình 3.5 Hình 3.6 Hình 3.7 Hình 3.8 Hình 4.1 Hình 4.2 Hình 4.3 Hình 4.4 Hình 4.5 Nhiệm vụ của các tổ chức tài chính vi mô Chỉ tiêu đánh giá mức độ tiếp cận tài chính vi mô (theo Zeller) Tăng trưởng GDP của ba quốc gia Trung Quốc, Bangladesh và Philippines (2006-2014) Tiếp cận dịch vụ tài chính tại ba quốc gia Trung Quốc, Bangladesh và Philippines (2014) Tỷ lệ khách hàng nữ tại các tổ chức tài chính vi mô tại Trung Quốc (2010-2014) Tỷ lệ duy trì khách hàng vay tại các tổ chức tài chính vi mô tại Trung Quốc (2010-2014) Tỷ lệ khách hàng nữ tại các tổ chức tài chính vi mô tại Bangladesh (2010-2014) Tỷ lệ duy trì khách hàng vay tại các tổ chức tài chính vi mô tại Bangladesh (2010-2014) Tỷ lệ khách hàng nữ tại các tổ chức tài chính vi mô tại Philippines (2010-2014) Tỷ lệ duy trì khách hàng vay tại các tổ chức tài chính vi mô tại Philippines (2010-2014) Phân loại đơn vị cung cấp tài chính vi mô tại Việt Nam Phân đoạn thị trường tài chính vi mô tại Việt Nam hiện nay Tỷ lệ duy trì khách hàng vay tại các tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam (2010-2014) Số lượng khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ TCVM tại Trung Quốc, Bangladesh, Philippines và Việt Nam (20102014) Dư nợ cho vay bình quân một khách hàng và số dư tiết kiệm bình quân một khách hàng tại Trung Quốc, Bangladesh, Philippines và Việt Nam (2013 và 2014) viii Trang 29 34 57 58 67 69 74 76 79 81 97 98 108 123 125 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tăng trưởng bền vững đang được cho là một trong những mục tiêu hướng tới của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Chính phủ các nước đã bắt đầu quan tâm đến vấn đề tiếp cận tài chính (TCTC) trong đời sống kinh tế xã hội bao gồm việc mở rộng các hướng tiếp cận toàn cầu đến nhiều lĩnh vực nhằm thúc đẩy nhu cầu tiếp cận các dịch vụ tài chính cơ bản với chi phí hợp lý tới tất cả các phân khúc dân số trên thế giới. TCTC thông qua hoạt động tài chính vi mô (TCVM) được cho là nhiệm vụ thiết thực trong việc mở rộng hướng tiếp cận dịch vụ tài chính nhằm cải thiện sinh kế, thực hiện xóa đói giảm nghèo (XĐGN) cho người dân. Theo Nhóm Tư vấn hỗ trợ người nghèo (CGAP) thì TCVM l vi h nh tn n ng l p ng nhu ng h u u huy n ti n ng i ngh o o hi m ung og m p hv t i h v g i ti t ki m [34]. Trước yêu cầu phát triển kinh tế xã hội trong điều hiện hiện nay, cơ hội cho cộng đồng dân cư nghèo, các nhóm xã hội dễ bị tổn thương có thể tiếp cận được các dịch vụ tài chính cơ bản còn nhiều hạn chế. Tiếp cận TCVM, như lý luận và thực tiễn nước ngoài và cả ở Việt Nam cho thấy có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế, XĐGN, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân ở các nước đang phát triển. Tại Việt Nam, TCTC thông qua hoạt động TCVM đang trong giai đoạn đầu phát triển và đã có những thành tựu nhất định, đóng góp cho việc phát triển kinh tế, XĐGN, nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn của cá nhân, các hộ nghèo, doanh nghiệp nhỏ. Tuy nhiên vấn đề tiếp cận TCVM tại Việt Nam vẫn còn khá nhiều hạn chế từ cả phía người cung cấp và người thụ hưởng, gây cản trở cho việc phát triển của toàn ngành. Cụ thể, người dân nghèo, những người có thu nhập thấp vẫn chưa thực sự chủ động trong việc tiếp cận các tổ chức TCVM để vay vốn vì thiếu hiểu biết và nhận thức không đầy đủ về TCVM. Bên cạnh đó, các tổ chức TCVM phải đối mặt với khá nhiều rào cản về pháp luật, quy định, quy tắc trong việc cung ứng các sản phẩm dịch vụ đến tay khách hàng. Những nghiên cứu thực tiễn quốc tế để rút ra những kinh nghiệm giúp Việt Nam 1 đẩy nhanh khả năng tiếp cận TCVM cho phân khúc khách hàng mục tiêu là điều hết sức cần thiết. Trong thời gian qua, các quốc gia ở Châu Á-Thái Bình Dương như Trung Quốc, Bangladesh, Philippines… đang tiến hành các hướng TCTC rõ rệt nhằm theo đuổi mục tiêu phát triển bền vững. Tại Trung Quốc, cuộc cải cách tài chính đóng vai trò quan trọng trong thành công bước đầu của hoạt động TCTC nhưng đến năm 2005 hệ thống TCVM Trung Quốc mới có những bước chuyển mình sâu rộng, đúng hướng. TCTC thông qua hoạt động TCVM đã tạo ra một hướng đi mới, hướng đến đúng phân khúc khách hàng mục tiêu, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế của mỗi cá nhân, doanh nghiệp và toàn xã hội. Trong kế hoạch phát triển hàng năm của mình, Chính phủ Bangladesh luôn theo đuổi mục tiêu tăng trưởng kinh tế xã hội nhằm mang lại lợi ích cho người dân và doanh nghiệp. Những nỗ lực của Bangladesh trong việc nâng cao khả năng TCTC mặc dù gặp khá nhiều hạn chế về môi trường pháp lý và hiểu biết của người dân nhưng bước đầu đã đạt được thành công nhất định. Các dự án phát triển quốc gia thông qua hoạt động TCVM đã từng bước giúp cải thiện cuộc sống của người dân, doanh nghiệp tại quốc gia này. Còn tại Philippines, Chính phủ đã thiết lập môi trường chính sách tốt để hỗ trợ hoạt động TCVM một cách có hiệu quả, cung cấp đến người dân các khoản vay nhỏ đồng thời phát triển nền kinh tế theo hướng tích cực. Lĩnh vực TCVM tại Philippines được đánh giá phát triển mạnh, hài hòa các mục tiêu, giúp người dân nghèo có thu nhập thấp ổn định kinh tế và dần phát triển kinh doanh nhỏ và giúp xã hội ngày một phát triển bền vững. Các nước Trung Quốc, Bangladesh và Philippines là những nước đang phát triển có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam trong phát triển TCVM, những kinh nghiệm thành công và những bài học chưa thành công của những nước này là hết sức cần thiết đối với việc xây dựng và phát triển hệ thống TCVM nói chung và tăng cường tiếp cận TCVM nói riêng ở nước ta. Tuy nhiên, các nghiên cứu quốc tế về các kinh nghiệm từ ba quốc gia Trung Quốc, Bangladesh và Phillipines trong việc thúc đẩy tiếp cận hoạt động TCVM để có thể rút ra những bài học kinh nghiệm cũng như đưa ra những giải pháp cho Việt Nam 2 trong việc nâng cao khả năng tiếp cận TCVM còn thiếu tính hệ thống và chi tiết, chưa đầy đủ và cụ thể. Xuất phát từ yêu cầu đó, tác giả chọn đề tài Luận án Tiến sĩ kinh tế của mình là: “Tiếp cận tài chính vi mô tại Trung Quốc, Bangladesh và Philippines - Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam”. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của Luận án 2.1 Mục tiêu Luận án hướng tới nghiên cứu, hệ thống hóa cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn về hoạt động TCVM, phân tích thực trạng tiếp cận TCVM tại ba quốc gia Trung Quốc, Bangladesh và Philippines để đưa ra bài học kinh nghiệm, phương hướng, giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện, phát triển hoạt động TCVM tại Việt Nam. 2.2 Nhiệm vụ Để đạt được mục tiêu trên, Luận án thực hiện các nhiệm vụ cụ thể: (i) Tổng quan các công trình đã được công bố liên quan trực tiếp đến đề tài luận án, kế thừa những kết quả nghiên cứu và làm sáng tỏ thêm vấn đề đặt ra. (ii) Hệ thống hóa các vấn đề cơ bản về hoạt động TCVM, tiếp cận TCVM. (iii) Phân tích thực trạng tiếp cận TCVM tại Trung Quốc, Bangladesh và Philippines để từ đó đánh giá kết quả một cách khách quan về tình hình tiếp cận cũng như kinh nghiệm tiếp cận TCVM tại ba quốc gia Châu Á này. (iv) Đánh giá quá trình phát triển và thực trạng tiếp cận TCVM tại Việt Nam thông qua mô hình kiểm định về mối quan hệ giữa mức độ tiếp cận TCVM với việc phát triển bền vững, ổn định tại các tổ chức TCVM tại Việt Nam. (v) Từ kinh nghiệm quốc tế và thực trạng tiếp cận TCVM tại Việt Nam đề xuất những định hướng, giải pháp và các kiến nghị đối với các đơn vị, ban ngành liên quan nhằm nâng cao khả năng tiếp cận TCVM tại Việt Nam phù hợp với mục tiêu quan điểm và yêu cầu phát triển toàn ngành TCVM tại Việt Nam. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của Luận án là tiếp cận TCVM tại ba quốc gia 3 Trung Quốc, Bangladesh và Philippines. Đó là khách hàng - người có thu nhập thấp, các doanh nghiệp vi mô được cung cấp các dịch vụ tài chính cơ bản thông qua các tổ chức TCVM ở các quốc gia này, từ đó đúc rút kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc nâng cao khả năng tiếp cận TCVM. 3.2 Phạm vi nghiên cứu 3.2.1 Phạm vi v không gian nghiên c u Luận án nghiên cứu đánh giá thực trạng hoạt động tiếp cận TCVM tại ba quốc gia Trung Quốc, Bangladesh và Philippines. Lý do tác giả lựa chọn nghiên cứu hoạt động tiếp cận TCVM tại ba quốc gia này vì ba quốc gia vừa có nét tổng thế tương đồng vừa có nét khác biệt mang tính bổ trợ giúp tác giả đưa ra được những đánh giá khách quan cũng như kinh nghiệm thực tế phù hợp giúp tăng cường khả năng tiếp cận TCVM tại Việt Nam. 3.2.2 Phạm vi v th i gian nghiên c u Luận án nghiên cứu sự phát triển của toàn hệ thống TCVM tại ba nước Trung Quốc, Bangladesh và Philippines từ năm 2010 đến hết năm 2014 và qua đó đúc rút kinh nghiệm cho Việt Nam nhằm phát triển hoạt động TCVM theo hướng bền vững, lâu dài và ổn định. 3.2.3 Phạm vi v nội dung nghiên c u Tiếp cận TCVM được hiểu là việc tiếp cận sản phẩm, dịch vụ từ phía các tổ chức TCVM, nhu cầu từ phía khách hàng và những hỗ trợ từ Chính phủ. Tuy nhiên, phân khúc khách hàng mục tiêu mà các tổ chức TCVM hướng đến thường là khách hàng nghèo, có trình độ văn hóa không cao cùng với đó là kiến thức về tài chính gần như không có nên đối tượng khách hàng này thường ít chủ động tiếp cận được với các tổ chức TCVM mà thường là do các tổ chức TCVM mang các sản phẩm, dịch vụ của mình đến tận tay khách hàng, giúp họ nâng cao năng lực và kiến thức tài chính. Đây chính là lý do mà tác giả lựa chọn việc đánh giá khả năng tiếp cận TCVM chỉ từ phía các nhà cung cấp sản phẩm dịch vụ TCVM. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu của luận án 4.1 Tiếp cận vấn đề nghiên cứu 4 Tác giả sử dụng cách tiếp cận hoạt động TCVM tại ba quốc gia Trung Quốc, Bangladesh và Philippines dưới góc độ nghiên cứu tổng thể và dưới góc nhìn của từng nước. Hoạt động tiếp cận TCVM được phân tích, đánh giá và so sánh theo các chỉ tiêu cụ thể để có những đánh giá trung thực, khách quan thực trạng tiếp cận TCVM tại ba quốc gia và qua đó đúc rút những kinh nghiệm giúp phát triển, nâng cao khả năng tiếp cận TCVM tại Việt Nam 4.2 Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng. Với các mục tiêu chính, cụ thể của từng nghiên cứu, từng phương pháp nghiên cứu được vận dụng, xử lý một cách linh hoạt và phù hợp: Để hệ thống hóa cơ sở lý thuyết, thực tiễn và từ cách tiệm cận của phương pháp nghiên cứu định tính, tác giả sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết, nghiên cứu tài liệu, phương pháp giả thuyết và so sánh đối chứng nhằm tìm ra câu hỏi nghiên cứu, tìm cách mô tả các nhân tố tác động đến tiếp cận TCVM.  Ph ng ph p phân t h v tổng hợp lý thuy t: Tác giả đã nghiên cứu tài liệu theo từng chủ đề hợp nhất: TCTC, TCVM và tiếp cận TCVM. Trên cơ sở tổng hợp phân tích từng chủ đề, sắp xếp nội dung tài liệu, thông tin thu thập một cách khoa học, những phát hiện mang tính xu hướng, thời đại, những quan điểm nghiên cứu hữu ích của các nhà khoa học, để từ đó tạo nên một bộ khung lý thuyết đầy đủ, sâu sắc cho vấn đề mà tác giả lựa chọn nghiên cứu trong Luận án của mình.  Ph ng ph p gi thuy t: Các giả định được đưa ra trên cơ sở nghiên cứu về mối tương quan giữa khả năng tiếp cận và tính bền vững, khả năng tự vững của tổ chức TCVM. Tác giả đưa ra giả thuyết về (i) thời gian hoạt động của tổ chức TCVM (thời gian hoạt động của tổ chức), (ii) độ tiếp cận (số lượng khách hàng và giá trị khoản vay trung bình trên một khách hàng tại tổ chức), (iii) tính bền vững (tốc độ tăng trưởng của tổng dư nợ, tiền gửi/tổng dư nợ, chi phí hoạt động và danh mực đầu 5 tư rủi ro lớn hơn 30 ngày). Việc đưa ra giả thuyết là phương pháp nghiên cứu đối tượng bằng cách dự đoán bản chất của đối tượng và tìm cách chứng minh dự đoán đó.  Ph ng ph p ối ch ng, so sánh: Dựa trên các số liệu mà tác giả thu thập được từ các tổ chức quốc tế cũng như trong nước có uy tín, Luận án so sánh đánh giá khách quan thực trạng, tìm ra những kinh nghiệm trong việc tiếp cận TCVM tại các quốc gia Trung Quốc, Bangladesh và Philippines làm cơ sở phân tích, đánh giá, so sánh để đưa ra những giải pháp, đánh giá đóng góp đầy đủ về nội dung nghiên cứu. Ngoài phần nghiên cứu định tính, Luận án có sử dụng nghiên cứu định lượng như một công cụ để xử lý dữ liệu thứ cấp làm cơ sở cho việc phân tích và nhận định mối quan hệ của mô hình nghiên cứu.  Ngu n số li u: Số liệu được tác tác giả tiến hành lấy từ ba nguồn chính thức: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), Nhóm công tác TCVM (VMFWG) và website chính thức Mixmarket.  Mô hình nghiên c u: Mô hình về mối quan hệ giữa mức độ tiếp cận và tính bền vững của tổ chức TCVM do Christen và các cộng sự (1995) [39] và Thys (2000) [99] phát triển sử dụng phương pháp phân tích hồi quy bình phương nhỏ nhất (Ordinary Least Square). Sau đó, mô hình này đã được Olivares Palanco (2005) [81] kiểm định lại và khẳng định tính bền vững có ảnh hưởng đến mức độ tiếp cận của tổ chức TCVM và bên cạnh đó còn có các tác nhân khác cũng ảnh hưởng đến mức độ tiếp cận là loại hình tổ chức TCVM, thời gian hoạt động, độ rộng tiếp cận, khả năng cạnh tranh, giới tính khách hàng và phương pháp cấp tín dụng. Trong nghiên cứu này, khả năng tự vững hoạt động (OSS) được sử dụng như một biến số đối với tính bền vững và được coi như giá trị phụ thuộc đối với mô hình. Thời gian hoạt động của tổ chức (năm), các chỉ số tiếp cận và phương pháp đo lường hiệu quả là ba loại biến số độc lập có thể ảnh hưởng đến tính bền vững của tổ chức TCVM. Nghiên cứu về độ tiếp cận, tác giả sử dụng hai biến số quan trọng để đo lường 6 đó là (i) số lượng khách hàng vay (độ rộng tiếp cận) và (ii) giá trị khoản vay trung bình trên một khách hàng (độ sâu tiếp cận). Còn phương pháp đo lường hiệu quả, sẽ có bốn biến số được sử dụng đó là (i) tốc độ tăng trưởng của tổng dư nợ, (ii) tỷ lệ chi phí hoạt động, (iii) tiền gửi/tổng dư nợ và (iv) danh mục đầu tư rủi ro lớn hơn 30 ngày.  Th i i m nghiên c u: Tác giả sử dụng mô hình nghiên cứu tại một thời điểm năm 2014 (cross-section model) để đánh giá khả năng tiếp cận TCVM và khả năng tự vững hoạt động của các tổ chức này, qua đó đánh giá tổng thể tình hình tiếp cận TCVM của ngành TCVM tại Việt Nam.  Số l ợng tổ ch c TCVM lựa chọn nghiên c u: Theo VMFWG (2015) thì số lượng các tổ chức TCVM tại Việt Nam là 36 tổ chức tính đến 31/12/2014. Tuy nhiên, tác giả lựa chọn 31 tổ chức làm biến quan sát vì đây là những tổ chức thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo định kỳ, chính xác và trung thực [13].  Đ nh gi sự phù hợp c a mô hình: Mô hình được xây dựng và kiểm chứng mối quan hệ giữa tính bền vững với khả năng tiếp cận của tổ chức TCVM. Trong nghiên cứu này, tác giả có sử dụng một số phương pháp kiểm định như (i) kiểm định phương sai sai số thay đổi (Heteroscedasticity test), (ii) kiểm định của sai số ngẫu nhiên (Normality test) và (iii) kiểm định về sự ổn định (Stability test) của mô hình xem liệu có tồn tại vấn đề đa cộng tuyến làm nhiễu kết quả của mô hình hay không. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án (i) Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về tiếp cận TCVM trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, XĐGN và ổn định kinh tế xã hội. (ii) Đánh giá khách quan về thực trạng tiếp cận TCVM tại ba quốc gia: Trung Quốc, Bangladesh và Philippines với những nét tương đồng với tình hình kinh tế và định hướng phát triển TCVM tại Việt Nam. 7 (iii) Luận án đã lựa chọn nhóm chỉ tiêu đánh giá mức độ tiếp cận, được cụ thể hóa bằng độ rộng tiếp cận (số lượng khách hàng, dư nợ cho vay, quy mô tiền gửi, sản phẩm TCVM…) và độ sâu tiếp cận (giá trị khoản vay trung bình trên mỗi khách hàng, tỷ lệ duy trì khách hàng vay…) (iv) Luận án vận dụng mô hình về đánh giá mức độ tiếp cận và sự bền vững, ổn định hoạt động của TCVM của Christen và cộng sự (1995) [39] được Thys (2000) [99] và Olivares-Polanco (2005) [81] phát triển. Luận án sử dụng, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến OSS với các nhân tố về tiếp cận độc lập. (v) Đề xuất một số quan điểm đóng góp cùng với những giải pháp nhằm thúc đẩy, nâng cao khả năng tiếp cận TCVM tại Việt Nam trong những năm tiếp theo. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1 Ý nghĩa lý luận Trên cơ sở nghiên cứu về lý luận và thực tiễn, Luận án có những đóng góp mới về mặt học thuật như sau: (i) Hoạt động TCVM đã được nhiều nhà nghiên cứu đề cập trên nhiều giác độ khác nhau. Luận án nghiên cứu hoạt động tiếp cận TCVM của các tổ chức TCVM đối với những người lao động nghèo, cá nhân có thu nhập thấp, hộ gia đình có kinh tế khó khăn và các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. (ii) Luận án đã lựa chọn và điều chỉnh các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tiếp cận TCVM tại các tổ chức TCVM theo hai hướng: (a) độ rộng tiếp cận (mạng lưới hoạt động, các dịch vụ cung cấp, quy mô giá trị tài chính cung ứng và số lượng khách hàng của tổ chức) và (b) độ sâu tiếp cận (nhóm khách hàng mục tiêu, quy mô khoản vay, khoản tiết kiệm và tỷ lệ duy trì khách hàng vay, tỷ lệ khách hàng thoát nghèo). (iii) Ứng dụng mô hình về quan hệ giữa mức độ tiếp cận và sự bền vững tổ chức TCVM do Christen và các cộng sự (1995) [39] được Thys (2000) [99] và Olivares Palanco (2005) [81] phát triển và dựa trên các cơ sở lý thuyết cũng như để phù hợp với các tổ chức TCVM tại Việt Nam, Luận án dề xuất mô hình 8 nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự bền vững hoạt động của các tổ chức TCVM với bảy nhân tố độc lập như: (1) năm hoạt động, (2) số lượng khách hàng, (3) giá trị khoản vay trung bình trên một khách hàng, (4) tốc độ tăng trưởng của tổng dư nợ, (5) tỷ lệ chi phí hoạt động, (6) tiền gửi/tổng dư nợ và (7) danh mục đầu tư rủi ro lớn hơn 30 ngày. 6.2 Ý nghĩa thực tiễn Bên cạnh những ý nghĩa lý luận, Luận án cũng mang lại những ý nghĩa thiết thực trong thực tế: (i) Luận án nghiên cứu kinh nghiệm tiếp cận TCVM tại ba quốc gia tại Châu Á: Trung Quốc, Bangladesh và Philippines để có cái nhìn, đánh giá khách quan về tình hình tiếp cận TCVM đối với các cá nhân, hộ gia đình và doanh nghiệp tại Việt Nam. (ii) Kết quả phân tích mô hình cho thấy mô hình phù hợp và có ý nghĩa đối với việc đánh giá cũng như tìm mối liên quan mật thiết giữa khả năng tiếp cận TCVM với sự bền vững của tổ chức TCVM. (iii) Dựa trên những đánh giá kinh nghiệm từ quốc tế và kết quả nghiên cứu thì Luận án đã đưa ra định hướng, giải pháp cũng như kiến nghị nhằm tăng cường tiếp cận TCVM tại Việt Nam trong thời gian tiếp theo. 7. Kết cấu Luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung Luận án được chia thành bốn chương, cụ thể: Ch ng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Luận án. Ch ng 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về tiếp cận tài chính vi mô. Ch ng 3: Thực trạng và kinh nghiệm của Trung Quốc, Bangladesh, Philippines về tiếp cận tiếp cận tài chính vi mô. Ch ng 4: Tiếp cận tài chính vi mô tại Việt Nam và giải pháp tăng cường tiếp cận tài chính vi mô trên cơ sở bài học kinh nghiệm của Trung Quốc, Bangladeh và Philippines. 9 CHƢƠNG I: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1 Tình hình nghiên cứu vấn đề Các công trình nghiên cứu đa dạng đã xuất bản trong và ngoài nước liên quan trực tiếp đến đề tài mà tác giả Luận án tiếp cận được, có thể phân thành hai nhóm chính theo từng chủ đề nghiên cứu trong nước và nước ngoài với các nội dung cụ thể như: Nhóm 1, gồm những công trình nghiên cứu về TCTC và Nhóm 2, gồm những công trình nghiên cứu về TCVM và tiếp cận TCVM. Trong Nhóm 2, tác giả sẽ chia thành ba nhóm nghiên cứu nhỏ gồm với nội dung chi tiết: (i) đánh giá phát triển hoạt động TCVM, (ii) các hướng phát triển TCVM và (iii) mối quan hệ giữa tiếp cận TCVM và sự bền vững của các tổ chức TCVM. 1.1.1 Nhóm những công trình nghiên cứu về tiếp cận tài chính 1 1 1 1 Trong n ớc (1) Trong Luận án tiến sĩ của tác giả Đào Văn Hùng (2000) đã có những phân tích cụ thể về tín dụng cho người nghèo và đưa ra những giải pháp tín dụng cụ thể nhằm giúp nâng cao mức sống cho người nghèo, người thu nhập thấp tại Việt Nam như: (i) giải pháp mở rộng thông qua các tổ chức tài chính hiện hành bao gồm: cải cách môi trường chính sách, điều chỉnh thể chế và cải cách hệ thống ngân hàng, đổi mới cách thức hoạt động của tổ chức tài chính, phát triển nguồn nhân lực theo hướng nâng cao năng lực, xây dựng hệ thống thông tin cho việc thực hiện điều hành, giám sát và phát triển mô hình kết nối với các tổ chức xã hội; (ii) mở rộng các chương trình tiết kiệm-tín dụng của các tổ chức xã hội thông qua tăng cường thể chế; (iii) thực hiện một số chương trình tín dụng của Chính phủ dành riêng cho người nghèo ở khu vực miền núi [9]. (2) PGS.TS Đào Văn Hùng (2001) đã thực hiện nghiên cứu với nội dung nâng cao khả năng tiếp cận của hộ gia đình đối với các dịch vụ tài chính chính thức tại Việt Nam. Trong bài nghiên cứu, tác giả đã có những đánh giá cụ thể kể từ khi Việt Nam tiến hành cải cách kinh tế vào cuối thập niên 1980, chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế phát triển theo định hướng thị trường. Một trong những cải thiện đáng kể đối với kinh tế chính là tốc độ 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan