Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Tích hợp nội dung giáo dục tư tưởng đạo đức hồ chí minh cho học sinh thpt trong ...

Tài liệu Tích hợp nội dung giáo dục tư tưởng đạo đức hồ chí minh cho học sinh thpt trong dạy học thơ văn hồ chí minh ở lớp 11 và 12.

.PDF
41
58
105

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA TRƯỜNG THPT LÊ LỢI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH CHO HỌC SINH THPT TRONG DẠY - HỌC THƠ VĂN HỒ CHÍ MINH Ở LỚP 11 VÀ 12. Người thực hiện: Đỗ Thị Huyền Chức vụ: Giáo viên SKKN thuộc môn: Ngữ Văn THANH HÓA, NĂM 2017 Mục lục STT 1 2 3 4 NỘI DUNG Mở đầu 1.1 Lý do chọn đề tài Trang 2 2 1.2 Mục đích nghiên cứu 3 1.3 Đối tượng nghiên cứu 3 1.4 Phương pháp nghiên cứu 3 1.5 Những điểm mới của SKKN Nội dung 3 5 2.1 Cơ sở lý luận 5 2.2 Thực trạng của vấn đề 5 2.3 Giải pháp và tổ chức thực hiện 6 2.3.1 Giải pháp 6 2.3.2 Tổ chức thực hiện 9 2.4 Hiệu quả của SKKN 16 2.4.1 Hiệu quả đạt được 16 2.4.2 Bài học kinh nghiệm Kết luận và kiến nghị Tài liệu tham khảo 17 19 1 1. Mở đầu 1.1 Lý do chọn đề tài Ngày nay dưới sự lãnh đạo của Đảng ta, tư tưởng Hồ Chí Minh cùng với chủ nghĩa Mác – Lênin làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam hành động tiến lên xây dựng nước Viê ̣t Nam dân giàu nước mạnh, xã hô ̣i công bằng, dân chủ, văn minh theo định hướng xã hô ̣i chủ nghĩa. Hơn 80 năm qua tư tưởng Hồ Chí Minh đã soi đường thắng lợi cho cách mạng Viê ̣t Nam. Tư tưởng Hồ Chí Minh là di sản tinh thần vô cùng quý báu của Đảng và dân tô ̣c ta. Bước vào thời kỳ đổi mới, đẩy mạnh công nghiê ̣p hóa, hiê ̣n đại hóa đất nước, sự vâ ̣n dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh và chủ nghĩa Mác – Lênin càng trở nên quan trọng cần thiết hơn bao giờ hết. Đối với trường học nói chung và trường THPT Lê Lợi nói riêng, nhà trường là nơi đào tạo bồi dưỡng nhân tài, chủ nhân tương lai của đất nước. Vì vâ ̣y, nhà trưởng phải chú trọng toàn diện các mă ̣t: Đạo đức cách mạng, giác ngô ̣ lý tưởng xã hô ̣i chủ nghĩa, văn hóa, kỹ thuâ ̣t, lao đô ̣ng và sản xuất thành những người kế thừa xây dựng CNXH vừa hồng vừa chuyên. Đạo đức và tài năng là cả hai nô ̣i dung không thể thiếu được trong bồi dưỡng giáo dục, trong đó đạo đức là yếu tố gốc. Người nói “Dạy cũng như học phải biết chú trọng cả tài lẫn đức. Đức là đạo đức cách mạng. Đó là cái gốc rất quan trọng. Trên nền tảng giáo dục chính trị và lãnh đạo tư tưởng tốt phải phấn đấu nâng cao chất lượng văn hóa và chuyên môn nhằm thiết thực giải quyết các vấn đề do cách mạng nước ta đề ra, đạt những đỉnh cao của khoa học và kỹ thuâ ̣t”.[2] Hưởng ứng cuộc vận động “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và xuất phát từ đặc trưng của bộ môn Ngữ văn - môn học về khoa học xã hội và nhân văn rất phù hợp để tích hợp giáo dục cho học sinh các kĩ năng sống, bồi dưỡng tâm hồn, tinh thần yêu nước, tự hào những truyền thống quý báu của dân tộc, giáo dục, rèn luyện, hoàn thiện nhân cách đạo đức thông qua bài học được rút ra từ các tác phẩm văn học. Ngữ văn là môn học có khả năng cao trong việc giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh bởi mục tiêu môn học chứa đựng nội dung giáo dục nhân cách con người. Hơn nữa nội dung môn học có 2 nhiều bài học giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh như các bài học viết về tác giả Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh; Các tác phẩm của chính Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh. Qua đó, giúp các em hiểu tác phẩm của một nhà cách mạng không giáo huấn, triết lý khô khan như các em vẫn tưởng mà ở đó vẫn thấm đẫm chất trữ tình sâu lắng, thể hiện một tâm hồn yêu đời, yêu cuộc sống và tràn đầy lạc quan, tin tưởng. [1] Tạo điều kiện cho học sinh chủ động, tự giác, tích cực trong việc lĩnh hội kiến thức và phát huy năng lực từ văn chương đến áp dụng vào cuộc sống, tôi mạnh dạn chia sẻ một số giải pháp mà bản thân đã thực nghiệm trong quá trình dạy học: Tích hợp nội dung Giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh THPT trong dạy - học thơ văn Hồ Chí Minh ở lớp 11 và 12. 1.2 Mục đích nghiên cứu: Trang bị cho học sinh những hiểu biết cần thiết, cơ bản về đạo đức Hồ Chí Minh, để làm theo tấm gương của Người; giáo dục ý thức quan tâm tới việc học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trở thành thói quen và nếp sống của các em để trở thành những công dân tốt biết sống và làm việc cống hiến cho đất nước 1.3 Đối tượng nghiên cứu: - Học sinh khối 11, 12 THPT. - Mộ (Chiều tối) - Trích Nhật kí trong tù - Hồ Chí Minh - Tuyên ngôn độc lập - Hồ Chí Minh - Phần I - Tác giả. - Tuyên ngôn độc lập - Hồ Chí Minh - Phần II - Tác phẩm. 1.4 Phương pháp nghiên cứu: + PP nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: nghiên cứu và khảo lược các tài liệu trên sách, báo, mạng internet… + Phương pháp thu thập thông tin; PP thống kê, xử lý số liệu: Phương pháp thống kê, mô tả thực trạng môi trường tại trường THPT và ý thức của học sinh phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc hình thành tư tưởng đạo đức của học sinh. 1.5 Những điểm mới của SKKN 3 Nhận thức được tính cấp thiết của việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào trong tiết dạy thơ văn Hồ Chí Minh là điều vô cùng cần thiết bởi vì nó sẽ góp phần giảm bớt số lượng học sinh yếu kém trong nhà trường về mặt đạo đức, giúp các em hiểu sâu hơn về tư tưởng Hồ Chí Minh. - Điểm mới của đề tài lần này phát triển nội dung của SKKN, bổ xung và đưa thêm phần thơ trong chương trình ngữ văn 11, góp phần giáo dục đạo đức cho HS THPT toàn diện và sâu sắc hơn. - Mở rộng đối tượng nghiên cứu là bài thơ "Chiều tối" của Hồ Chí Minh trong chương trình ngữ văn 11. - Đối tượng tác động để giáo dục tư tưởng đạo đưc Hồ Chí Minh là cả học sinh 11. - Phần phụ lục là giáo án minh họa cụ thể bài học + Tiết 5 - 6: Tuyên ngôn độc lập - Phần 2 - Tác phẩm. + Tiết 89: Chiều tối - Hồ Chí Minh. 4 2. Nội dung 2.1 Cơ sở lý luận Ngữ văn là môn học có tầm quan trọng đặc biệt trong việc giáo dục tư tưởng, quan điểm, tình cảm cho học sinh. Đây cũng là môn học góp phần hình thành nên những kiến thức cơ bản và quan trọng nhất, hình thành nhân cách con người, chuẩn bị cho các em một hành trang để bước vào đời hoặc học lên những bậc cao hơn. Đó là những con người có ý thức tự tu dưỡng, biết thương yêu, quý trọng gia đình, bạn bè, có lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội; biết hướng tới những tư tưởng, tình cảm như lòng nhân ái, tinh thần tôn trọng lẽ phải, công bằng, ghét cái xấu, cái ác. Đó là những con người có ham muốn đem tài trí của mình cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đó cũng là chiếc chìa khóa mở cửa cho tương lai của các em.[5] Dạy học theo quan điểm tích hợp phát huy cao hơn hiệu quả giảng dạy theo tinh thần đổi mới sách giáo khoa và chủ truong mới của Bộ giáo dục, phát triển năng lực người học... là vấn đề được quan tâm nhất hiện nay. Tích hợp các nội dung giảng dạy đối với bộ môn khoa học xã hội là mối liên hệ bên trong, mối liên hệ bản chất của nội dung - tư duy - tư tưởng, tác động qua lại và ảnh hưởng lẫn nhau. Trong quá trình giảng dạy, giáo viên Ngữ văn không chỉ tích hợp nội dung kiến thức, kỹ năng của 3 phân môn: Văn học – Tiếng việt – Làm văn mà phải tích hợp với các môn học khác như: Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân,... hay các vấn đề của đời sống như: tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường, tình yêu biển đảo quê hương, tích hợp giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh.v.v. giúp học sinh có kĩ năng của các môn học khác có liên quan, các vấn đề trong thực tiễn đời sống và đặc biệt là các nội dung giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh một cách linh hoạt, uyển chuyển và tinh tế. [1] 2.2 Thực trạng của vấn đề Công cuộc vận động “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” được Đảng và nhà nước phát động và triển khai rộng khắp trong toàn xã hội, ngành giáo dục cũng đã đưa nội dung thực hiện cuộc vận động này là một trong những nhiệm vụ giáo dục cấp thiết trong tất cả các bậc học. Công cuộc 5 vận động “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” tại trường THPT Lê Lợi đã được đưa vào kế hoạch dạy học trong nhiều năm nay ở tất cả các bộ môn. Ngoài những hoạt động ngoại khóa của Đoàn trường, Công đoàn thì mỗi giáo viên cũng luôn tìm tòi, vận dụng tích hợp, lồng ghép vào trong bài dạy của mình đặc biệt là ở bộ môn Ngữ văn. Trong hoạt động giảng dạy, chúng tôi có những thuận lợi như được sự hỗ trợ của Đảng ủy, Ban giám hiệu nhà trường, sự hưởng ứng của học sinh và sự đồng thuận cao của phụ huynh. Song, có một thực tế người dạy gặp không ít những khó khăn như: Học sinh lớp 11, 12 THPT tuổi đời còn trẻ nên có hiểu biết về cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng Hồ Chí Minh nhưng chưa sâu sắc. Một số không nhiệt tình trong việc tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp Hồ Chí Minh, mà chỉ học một cách đối phó. Một số ít học sinh chưa thực sự chú tâm tìm hiểu trao đổi, tham gia các cuộc thi tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh. Về phía người dạy, tuy rất tâm huyết và tích cực nhưng còn lúng túng trong việc lồng ghép, tích hợp kiến thức. Về nội dung và phương pháp tích hợp tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh phần lớn giáo viên phải tự nghiên cứu, nghiền ngẫm, thử nghiệm mà chưa có nhiều tài liệu hướng dẫn…Phương pháp tích hợp đôi khi khiên cưỡng, áp đặt mang tính lý thuyết, giáo điều không gây hứng thú cho học sinh.[1] 2.3 Giải pháp và tổ chức thực hiện 2.3.1. Giải pháp. a. Nêu cao nhận thức, tầm quan trọng của hoạt động giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ tư khóa XI về công tác xây dựng Đảng; Chỉ thị số 03-CT/TW của Bộ Chính trị về học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.[1] Giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ là nhiệm vụ chiến lược, lâu dài, quan trọng, đòi hỏi phải có sự quan tâm, đầu tư thích đáng. Đầu tư cho giáo dục, trong đó có giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ là đầu tư cho tương lai của đất nước. Đây là 6 nhiệm vụ của toàn Đảng, của các cấp, các ngành, đoàn thể, gia đình và toàn xã hội; tạo điều kiện tối đa cho thế hệ trẻ học tập, lao động, cống hiến, kế tục xứng đáng sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc.[1] b. Xây dựng môi trường học đường lành mạnh, tạo điều kiện để học sinh học tập, rèn luyện, phấn đấu, trưởng thành. Nhà trường tăng cường định hướng, giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ. Xây dựng trường học thực sự trở thành trung tâm văn hóa, giáo dục, rèn luyện thanh thiếu nhi; kết hợp hài hòa giữa học chính khóa và ngoại khóa, qua đó góp phần hình thành lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa lành mạnh cho thế hệ trẻ. Tạo điều kiện để các tổ chức Đoàn, Hội trong trường học phát huy vai trò, ảnh hưởng và tích cực tham gia quá trình giáo dục toàn diện học sinh. Nâng cao chất lượng, hiệu quả cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa", các phong trào thi đua yêu nước; tạo điều kiện thuận lợi để học sinh tham gia các hoạt động thực tiễn, qua đó rèn luyện, cống hiến, trưởng thành. c. Xây dựng nội dung lồng ghép tư tưởng Hồ Chí Minh. Đối với những bài dạy liên quan đến việc lồng ghép giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh thì giáo viên phải xác định nội dung cần lồng ghép, thời điểm lồng ghép, cách thức lồng ghép phù hợp với bài dạy…dùng hình ảnh tư liệu, nội dung tài liệu liên quan đến chủ tịch Hồ Chí Minh. Tư tưởng đạo đức của Bác rộng, để lại nhiều bài học, có chiều sâu và tính triết lý trên nhiều lĩnh vực… Bởi vậy, cần phải chọn lọc, linh hoạt vận dụng một tư tưởng nào đó để lồng ghép vào bài dạy. Khi áp dụng phải chú ý đến thời gian phân bố trong tiết học. Tránh ôm đồm kiến thức, sa đà, biến giờ dạy Ngữ văn thành tiết kể chuyện đạo đức Hồ Chí Minh. d. Tăng cường vận dụng phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực. Trong quá trình dạy - học giáo viên cần kết hợp nhiều phương pháp trong một bài học. Với môn Ngữ văn, áp dụng phương pháp giảng giải, thuyết trình, thảo luận, liên hệ, nêu vấn đề… cho học sinh tham gia. Tuy nhiên, tích hợp tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh gắn với kể chuyện, nêu sự kiện, hay nhưng câu nói, 7 lời huấn thị của Bác mang tính đúc kết. Lồng ghép tư tưởng đạo đức của Bác vào giảng giải là phương pháp tối ưu. Giáo viên khéo léo trong việc tích hợp việc giáo dục tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào các bài học mà vẫn đảm bảo tính chính xác, khoa học, khắc sâu được kiến thức trọng tâm. Những thước phim tư liệu, hình ảnh minh họa về con người, cuộc đời giản dị của Bác lồng với những lời bình sâu sắc…làm cho bài học trở nên nhẹ nhàng, xúc động, giúp học sinh hiểu sâu hơn về tư tưởng của Người, giúp các em nhanh chóng và hứng thú khi tiếp cận và góp phần sáng tỏ vấn đề cốt lõi trong tư tưởng Hồ Chí Minh là tư tưởng đạo đức cách mạng. Dẫn dắt nêu vấn đề gây hứng thú từ đầu về môn học. Đặc biệt, cách dùng câu từ nhẹ nhàng, bình thường, dễ hiểu thay thế những cụm từ mang tính “hàn lâm” để cho các em dễ tiếp thu. Khắc phục lối truyền thụ một chiều còn khá phổ biến hiện nay, chuyển sang dạy học phát huy tính tích cực của học sinh, bồi dưỡng năng lực tư duy sáng tạo của người học, khả năng vận dụng kiến thức đã biết vào các tình huống mới. Tạo không khí thoải mái, dân chủ, khuyến khích học sinh trình bày ý kiến riêng, chú trọng phát triển năng lực, tự lập luận, trình bày vấn đề cho học sinh. Nắm bắt những hiểu biết kinh nghiệm đã có của học sinh, những điều học sinh đang quan tâm, ham thích, tận dụng những điều đó trong quá trình hình thành kiến thức, kỹ năng mới. Soạn giáo án có tích hợp một số kĩ thuật dạy học tích cực:  Kĩ thuật chia nhóm  Kĩ thuật đặt câu hỏi  Kĩ thuật khăn phủ bàn  Kĩ thuật phân vai - GV hướng dẫn học sinh: + Chia nhóm: hai bàn sẽ là một nhóm. Một lớp sẽ có 6 nhóm tương ứng với 12 bàn học. + GV chia phần việc cho mỗi nhóm: các nhóm sẽ tìm hiểu trước về cuộc đời, tư tưởng, sự nghiệp văn chương (quan điểm nghệ thuật, phong cách nghệ thuật, tác phẩm tiêu biểu và soạn bài “Tuyên ngôn độc lập”) của Bác. 8 + GV giới thiệu cho HS một số tài liệu liên quan: Sách giáo khoa lớp 12 tập 1 (bài tác giả Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh); Tác phẩm Nhật kí trong tù, một số những câu chuyện kể về Bác… + Dặn dò học sinh xem bài trước ở nhà và mỗi nhóm chuẩn bị một tờ giấy A4. + Sau khi học xong phần “Tác giả Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh” GV yêu cầu các học sinh viết đoạn văn ngắn (10 câu) nêu cảm nhận chung về tác giả. + GV chọn 1 nhóm để giao thực hiện phương pháp phân vai:  Chọn một học sinh có giọng đọc tốt.  Chọn một nhóm bạn có thể kể một vài mẩu chuyện về cuộc đời hoạt động của Bác. + Học sinh soạn bài theo nhóm trước ở nhà theo phần việc được GV giao trước và chuẩn bị dụng cụ học tập (giấy A4), tinh thần làm việc theo nhóm.[1] 2.3.2 Tổ chức thực hiện. a. Tìm hiểu khái quát về tác giả Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh. Trong phần I. Vài nét tiểu sử việc liên kết nội dung bài học với nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh cần phải chú ý đến ba giai đoạn lớn trong cuộc đời của Hồ Chí Minh. Giai đoạn thứ nhất (thời niên thiếu đến năm 1911): Ngay từ thủa nhỏ Nguyễn Sinh Cung, Nguyễn Tất Thành đã biểu hiện những phẩm chất đạo đức của người con ngoan trò giỏi. Có được điều ấy bởi ảnh hưởng của sự giáo dục gia đình, tác động điều kiện xã hội ở quê hương kết hợp với những điều cơ bản về đạo đức truyền thống của dân tộc và những nguyên tắc đạo đức của đạo Khổng. Lớn lên, tác động của xã hội làm phát triển mạnh mẽ hơn ở Nguyễn Tất Thành lòng yêu nước, nghĩa đồng bào. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn thứ nhất chính là tìm hiểu nguồn gốc hình thành các phẩm chất đạo đức, nguồn gốc đầu tiên hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh. 9 Giai đoạn thứ hai (1911-1941): Ra đi tìm đường cứu nước, trở thành người cộng sản, về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Giáo viên có thể mở rộng, liên hệ với lịch sử về các phong trào cách mạng yêu nước ở đầu thế kỉ XX Phong trào Đông Du, Đông kinh nghĩa thục, Duy tân, phong trào chống thuế ở Trung kì…Giáo viên kết luận: Sau khi phong trào Cần Vương thất bại đến thế kỉ XX có nhiều xu hướng cứu nước. Nhưng tất cả các phong trào này đều bị thất bại. Cách mạng Việt Nam bị khủng hoảng về con đường cứu nước. Trong hoàn cảnh đó Nguyễn Tất Thành đã đáp ứng được yêu cầu của lịch sử. Nguyễn Tất Thành sinh ra trong gia đình trí thức yêu nước, quê hương có truyền thống cách mạng. Người rất khâm phục tinh thần yêu nước của các cụ Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh... nhưng Người không tán thành đường lối cứu nước của các cụ. Người quyết định tìm con đường cứu nước mới cho dân tộc. Ngay từ nhỏ Người sớm có tinh thần yêu nước. Khi vào học trường quốc học ở Huế, Người tham gia phong trào chống thuế ở Trung kì bị buộc thôi học sau đó Người vào bến cảng nhà Rồng để ra nước ngoài tìm đường cứu nước.[3] Để giáo dục cho học sinh tinh thần yêu nước, ý chí quyết tâm tìm con đường cứu nước cho dân tộc. Giáo viên kể chuyện “Hai bàn tay”: Khi vào Sài Gòn Nguyễn Tất Thành gặp lại anh Tư Lê, người quen cũ lúc còn ở Phan Thiết. Người tâm sự với Tư Lê: - Tôi muốn ra các nước phương Tây xem họ làm như thế nào sau đó trở về giúp đồng bào chúng ta. - Nhưng chúng ta lấy tiền đâu để đi - Tư Lê nói lại. Nguyễn Tất Thành giơ hai bàn tay nói: - Đây tiền đây, tiền đây chúng ta làm bất cứ việc gì để sống và để đi. Tư Lê không giữ lời hứa, Bác một mình làm phụ bếp trên tàu La-tu-sơ-trơ-rê-vin ra nước ngoài tìm đường cứu nước…Thông qua việc giáo viên kể chuyện học sinh thấy được ý chí và nghị lực, tinh thần vượt qua khó khăn và thử thách để đạt được khát vọng của mình, điều Bác hằng nung nấu bấy lâu nay là tìm thấy con đường cứu nước cho dân tộc, học sinh càng biết ơn, tự hào về Bác - Người đã 10 tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc ta để có cuộc sống hòa bình, hạnh phúc hôm nay.[2] Ngoài ra, nếu sử dụng máy chiếu làm công cụ hỗ trợ thì giáo viên có thể sử dụng những đoạn phim tư liệu về cuộc hành trình cứu nước của Bác sẽ khơi dậy thêm trong các em lòng khâm phục và kính yêu Bác Hồ trong cuộc hành trình đầy gian nan vì độc lập tự do cho Tổ quốc. Tóm lại, qua các sự kiện trong cuộc đời của Hồ Chí Minh nhấn mạnh cho học sinh thấy được: lòng yêu nước thương dân và tư tưởng độc lập tự do của Bác. Tư tưởng này xuyên suốt trong cuộc đời hoạt động của Bác. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh ở giai đoạn này phải cho học sinh thấy được tư tưởng và tấm gương đạo đức của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh là nguồn sức mạnh để bảo vệ và phát triển cách mạng Việt Nam đi tới sự phát triển thắng lợi trong sự phát triển của cách mạng thế giới.[1] Giai đoạn thứ 3 (1941-1969): Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam, cống hiến hết mình cho sự nghiệp cách mạng cho đến khi qua đời. 11 Cần cho học sinh thấy được Hồ Chí Minh suốt đời trung với nước, hiếu với dân, yêu thương mọi người, sống có nghĩa có tình. Cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư, có tinh thần quốc tế trong sáng. Trong phần II. Sự nghiệp văn học ngoài việc hướng dẫn học sinh phải nắm được quan điểm sáng tác văn chương, di sản văn học, phong cách nghệ thuật cần chú ý thêm việc tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh qua cách viết các tác phẩm văn chương của Bác. Nhấn mạnh để học sinh thấy được thiên chức của người cầm bút sáng tác, ý thức được cái tâm của nhà văn. Văn học cần hướng đến tính dân tộc, đề cao sự sáng tạo của người nghệ sĩ và đặc biệt phải có tính chân thật. Vì vậy, tác phẩm văn học của Bác dù sáng tác trong nhiều thời gian khác nhau nhưng đều thể hiện vẻ đẹp tâm hồn phẩm chất tài năng của Hồ Chí Minh. Bác viết không chỉ bằng trí tuệ sắc sảo mà còn bằng cả tấm lòng yêu nước vĩ đại. Với văn chính luận lời lẽ thuyết phục, lập luận chặt chẽ, hành văn súc tích, giàu hình ảnh thấu tình đạt lý. Truyện và ký, bút pháp hiện đại, có tính chiến đấu mạnh mẽ văn phong đa dạng, dí dỏm và hài hước. Thơ ca có sự hoà hợp độc đáo giữa bút pháp cổ điển và bút pháp hiện đại, giữa chất trữ tình và chất thép, giữa sự trong sáng giản dị và sự hàm súc sâu sắc.[4] Như vậy, chúng ta lồng ghép tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh sau mục tiểu sử, quan điểm sáng tác và di sản văn học của Hồ Chí Minh. Thấy được tư tưởng độc lập dân tộc của Người cùng với những đóng góp lớn lao về văn chính luận. Quan điểm sáng tác và những đóng góp về văn học nghệ thuật, vẻ đẹp tâm hồn, phẩm chất đạo đức cách mạng của Bác qua các sáng tác văn học nghệ thuật của Người khiến ta khâm phục tinh thần đấu tranh Cách Mạng kiên cường, lòng yêu nước, sự say mê lao động, nghệ thuật của Hồ Chí Minh. Phương pháp tích hợp là liên kết nội dung bài học với nội dung tư tưởng Hồ chí Minh, từ đó, nêu kết luận khái quát về nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh cần học tập. Vận dụng những kiến thức về quan điểm sáng tác, phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh vào việc đọc hiểu văn thơ của Người. Từ đó giáo dục cho học sinh tình yêu thương con người, tình yêu Tổ quốc, hình thành những phẩm chất đạo đức 12 tốt đẹp, trong sáng. Đồng thời người giáo viên phải khơi dậy lòng tự hào của học sinh về nhà lãnh tụ vĩ đại của nhân dân, nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc. b. Tác phẩm “Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh. Đây là bài học cung cấp cho học sinh những nhận thức quan trọng về một tác phẩm có vị trí đặc biệt trong lịch sử dân tộc, trong tiến trình vận động của nền văn học, đồng thời là kết tinh vẻ đẹp tư tưởng và tâm hồn của Hồ Chí Minh - một trong những con người ưu tú nhất của dân tộc Việt Nam. Tác phẩm không chỉ là áng hùng văn khai sinh ra nước Việt Nam mới, mở ra một kỉ nguyên Độc lập, Tự do của dân tộc mà còn có ý nghĩa mở đầu cho một nền văn học mới. Người dạy cần cho học sinh xem lại tư liệu Hồ Chủ Tịch đọc Tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình lịch sử vào ngày 2/9/1945. Giáo viên đọc cho học sinh nghe một số đoạn văn ngắn trong "Trời cao xanh ngắt sáng tuyên ngôn" (Chế Lan Viên); "Văn chính luận ở Tuyên ngôn độc lập" (Nguyễn Đăng Mạnh)… Lễ tuyên ngôn độc lập tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại quảng trường Ba Đình 13 Việc cho học sinh xem một số hình ảnh, phim trực quan sẽ có tác dụng rất tốt bởi vì “trăm nghe không bằng một thấy”. Điều đó sẽ giúp người giáo viên vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào các tiết dạy thơ văn Hồ Chí Minh một cách linh hoạt và sáng tạo hơn, khơi dậy niềm đam mê trong các tiết học cho học sinh. Từ đó phát huy tính tích cực của học sinh trong việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Đây cũng là cách tạo ấn tượng cho bài dạy, tránh được sự đơn điệu nhàm chán, là một trong những “điểm nhấn” rất cần thiết cho một tiết dạy văn về tác giả - tác phẩm văn thơ Hồ Chí Minh. Tuy nhiên không lạm dụng các phương tiện hỗ trợ: tranh ảnh, phim tư liệu về Hồ Chí Minh vì khi sử dụng các phương tiện hỗ trợ trong giờ dạy văn cần có sự cân nhắc kĩ lưỡng. Bởi đôi khi sử dụng nhiều các phương tiện hỗ trợ trong dạy học Ngữ văn, đặc biệt là dạy các tác phẩm thơ văn Hồ Chí minh lại nhận được kết quả ngược lại. Mặt khác, khi hướng dẫn học sinh tiếp cận, khám phá nội dung và nghệ thuật của tác phẩm “Tuyên ngôn độc lập” việc liên kết nội dung bài học với nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh cần thể hiện trước hết ở giọng văn chính luận, ở tinh thần yêu nước, ở tư tưởng độc lập. Vận dụng tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh vào bài dạy cần chọn đúng thời điểm, thông qua tác phẩm để giúp học sinh ý thức được quyền độc lập của dân tộc, niềm tự hào của Tổ quốc, thấy được sức 14 mạnh của chính nghĩa, biết phân biệt bạn hay thù một cách rõ ràng. Ngoài giá trị lịch sử lớn lao, bản Tuyên ngôn độc lập còn chứa đựng tình cảm yêu nước, thương dân nồng nàn của chủ tịch Hồ Chí Minh. Kết tinh truyền thống lịch sử kiên cường bất khuất của dân tô ̣c, Tuyên ngôn Đô ̣c lâ ̣p 1945 là bản anh hùng ca mở đầu kỷ nguyên đô ̣c lâ ̣p, tự do và chủ nghĩa xã hô ̣i của dân tô ̣c Viê ̣t Nam; Là tác phẩm bất hủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại; Là kết quả của tầm nhìn sâu rộng, của bao suy nghĩ trăn trở, và hơn cả là của một tấm lòng luôn luôn hướng về đất nước, về nhân dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh.[5] Đồng thời học tập tài nghệ xây dựng luận cứ, luận điểm mà Người đã đưa ra, những bằng chứng không ai chối cãi được và đằng sau những lí lẽ ấy là một tầm tư tưởng, tầm văn hoá lớn đã tổng kết trong văn bản ngắn gọn, trong sáng, khúc chiết, kinh nghiệm của nhiều thế kỉ đấu tranh vì độc lập tự do,vì nhân quyền và dân quyền của nhân loại.      Chúng ta tích hợp lòng yêu nước và tư tưởng dân tộc về độc lập, tự do và những đóng góp lớn lao về văn chính luận của Bác, hoàn cảnh ra đời. Bản tuyên ngôn vạch trần bản chất xảo quyệt, tàn bạo, man rợ của thực dân Pháp bằng những lí lẽ và sự thật lịch sử không thể chối cãi. Đó là những tội ác về chính trị, kinh tế, văn hóa,…; là những âm mưu thâm độc, chính sách tàn bạo. Sự thật đó có sức mạnh lớn lao, bác bỏ luận điệu của thực dân Pháp về công lao “khai hóa”, quyền “bảo hộ” Đông Dương. Bản tuyên ngôn là một tác phẩm chính luận đặc sắc. Sức mạnh và tính thuyết phục của tác phẩm được thể hiện chủ yếu ở cách lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, bằng chứng xác thực, ngôn ngữ hùng hồn, đầy cảm xúc,… c. Bài thơ Mộ (Chiều tối) Với tác phẩm Mộ (Chiều tối) của Hồ Chí Minh việc lồng ghép nội dung bài học với nội dung tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cần cho học sinh thấy được phong thái, cốt cách, bản lĩnh của người chiến sĩ cách mạng, yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, yêu con người. Phải là một bậc chí nhân mới có thể quên đi những nỗi buồn đau tột độ của riêng mìmh để trìu mến từng cánh chim trời, từng 15 áng mây trôi, để nặng tình thương một kiếp sống cần lao, để chia sẻ niềm vui với những người dân lao khổ bình dị. Việc liên kết nội dung bài học với nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh để giáo dục đạo đức cho các em được Giáo viên thể hiện trong phần II Đọc - hiểu văn bản. Mục đích của việc tích hợp cần cho học sinh thấy được sự kết hợp hài hoà giữa tình yêu thiên nhiên cuộc sống và bản lĩnh người cách mạng Hồ Chí Minh. Từ đó giáo dục cho các em tình yêu thương con người Việt Nam, biết sẻ chia với mọi kiếp người, biết sống chan hoà với thiên nhiên. Trong cuộc sống mỗi một chúng ta cần nâng cao bản lĩnh và giá trị của con người Việt Nam. Tố Hữu trong bài thơ "Bác ơi" đã từng viết những câu thơ về Bác thật chân thành mà thấm thía: “Bác sống như trời đất của ta/ Yêu từng nhành lúa, mỗi cành hoa/... Nâng niu tất cả để quên mình”. [4] 2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 2.4.1. Hiệu quả đạt được. Qua những năm dạy Ngữ văn khối 11 và 12, tôi nhận thấy rằng: Việc lồng ghép giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong các tiết dạy làm cho giờ học sinh động, học sinh hứng thú học tập hiểu thêm về cuộc đời hoạt động gian khổ và phẩm chất cao đẹp của Bác. Từ đó giáo dục học sinh kính yêu Bác và ra sức học tập, rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất đạo đức làm theo lời Bác dạy. Ngoài tiết học trên lớp tôi cho học sinh về nhà sưu tầm những câu chuyện về cuộc đời hoạt động của Bác. Học sinh đã có hứng thú hơn trong việc học tập, tích cực chủ động và sáng tạo hơn trong việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào bài học và thực tiễn cuộc sống. Không khí học tập sôi nổi. Học sinh yêu thích thơ văn Hồ Chí Minh hơn. Đặc biệt là khả năng giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua môn học. Tôi hi vọng việc lồng ghép giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh được thầy cô và học sinh quan tâm nhiều hơn, từ đó giúp học sinh thấm nhuần được tư tưởng đạo đức của Người và vận dụng được vào trong cuộc sống, hình thành nên kỹ năng sống cho học sinh. Học sinh sáng tạo hơn trong việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào bài học và thực tiễn cuộc sống. Không khí học tập sôi 16 nổi. Học sinh yêu thích thơ văn Hồ Chí Minh hơn. Đặc biệt là khả năng giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua môn học. Tôi hi vọng việc áp dụng phương pháp tích hợp này các tác phẩm thơ văn của Hồ Chí Minh được học sinh quan tâm nhiều hơn, từ đó thấm nhuần được tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh và vận dụng được vào trong cuộc sống một cách thiết thực hơn. Để nắm bắt được hiệu quả của các bước lồng ghép giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ CHí Minh nêu trên tôi đã tiến hành thử nghiệm trên 2 lớp 11A6 và 12A8. Kết quả khảo sát mức độ hứng thú và hiểu bài của học sinh trong các tiết dạy tác phẩm thơ văn Hồ Chí Minh có tích hợp giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh như sau: Kết quả giờ học thực nghiệm: Trước khi áp dụng: Lớp Sĩ số 11A6 45 12A8 46 Sau khi áp dụng: Lớp Sĩ số Không hứng thú Số lượng 30 35 Không hứng thú % 66,6 76,1 Hứng thú Số lượng 15 11 % 33,4 23,9 Hứng thú Số lượng % Số lượng 1116 45 2 4,4 43 12A8 46 2 4,3 44 Qua kết quả đạt được đó cho thấy rằng các em đã yêu thích % 95,6 95,7 bộ môn văn học, phần nào đã nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của môn Ngữ văn và thấm nhuần các tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh trong tâm tư tình cảm của mình. 2.4.2 Bài học kinh nghiệm. Mục đích trọng tâm và xuyên suốt của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là vì con người, cho con người và xây dựng con người mới. Hồ Chí Minh không để lại cho chúng ta một tác phẩm, một hệ thống lí luận về phương pháp giáo dục, nhưng trong các tác phẩm, các bài viết ngắn gọn của Người đã hàm chứa các phương pháp giáo dục mẫu mực. 17 Người giáo viên khi đứng lớp cần phải vận dụng được tư tưởng Hồ Chí Minh vào bài dạy là điều hết sức cần thiết. Phải lồng nhận thức với hành động và bồi dưỡng tinh thân yêu nước cho học sinh. Để đạt được điều đó người giáo viên hơn ai hết phải là những người đi tiên phong, gương mẫu, tích cực hưởng ứng và tham gia các cuộc vận động “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Sự thành công trong bất cứ nghề nghiệp nào cũng đòi hỏi sự say mê, nghề giáo cũng vậy. Giáo viên phải có hứng thú trong dạy học bộ môn, vì có hứng thú, giáo viên mới say mê công việc, đi sâu vào cải tiến soạn, giảng có chiều sâu, linh hoạt, tích cực, tiến bộ có tác dụng kích thích lòng ham học hỏi các đức tính của Hồ Chí Minh. Bản thân mỗi giáo viên không ngừng nâng cao tri thức, thực hiện linh hoạt các phương pháp dạy học. Giáo viên cần phải tổ chức nhiều cuộc thi tìm hiểu về cuộc đời, hoạt động, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong các giờ ngoại khóa. Tổ chức cho học sinh thi kể chuyện đạo đức Hồ Chí Minh qua các buổi ngoại khóa. Nếu có điều kiện phải chú trọng sử dụng thiết bị dạy học hiện đại để thông qua các kênh hình, kênh chữ trực quan cho học sinh thấy và dễ hiểu, dễ nắm bắt. Giáo viên cần hướng dẫn học sinh chuẩn bị nội dung bài học ở nhà, sau đó kiểm tra sự chuẩn bị của các em và quan tâm học sinh yếu, kém, tuyên dương, động viên kịp thời nếu những học sinh này làm tốt nhiệm vụ mà giáo viên giao để khuyến khích các em phát huy, tạo niềm say mê cho các em yêu thích môn học. 18 3. Kết luận, kiến nghị Kết luận Sau khi áp dụng phương pháp tích hợp nội dung giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh vào các tác phẩm thơ, văn Hồ Chí Minh vào trong chương trình khối lớp 11 và 12, tôi xin đưa ra một số kết luận sau: - Khi giảng dạy thơ văn của Hồ Chí Minh trong các tiết dạy giáo viên cần nêu rõ mục tiêu đạt được về một nội dung, phân chia thời gian hợp lí để tích hợp giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh. - Khi tổ chức cho học sinh tìm hiểu các tác phẩm của Hồ Chí Minh, giáo viên chú ý nghiên cứu thêm tài liệu tham khảo để vận dung linh hoạt hơn việc tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh qua các tác phẩm văn thơ của Người. - Giáo viên dạy Ngữ văn phải luôn tìm tòi sáng tạo và đổi mới trong phương pháp dạy học. Có kế hoạch cụ thể trong việc tìm kiếm và thiết kế các đồ dùng dạy học có hiệu quả thẩm mĩ, chính xác phù hợp với nội dung bài dạy. Sử dụng triệt để có hiệu quả các tranh ảnh, phim tư liệu, phương tiện thiết bị dạy học. Bên cạnh đó nên có những buổi ngoại khoá, tham quan các bảo tàng về Hồ Chí Minh. - Việc giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh cho học sinh của Giáo viên phải được thực hiện trên nguyên tắc “nói và làm” nêu gương những điều học sinh tiếp nhận được thông qua các tiết dạy phải trở thành hiện thực chứ không dừng lại ở nhận thức lý luận mang tính tư liệu. Kiến nghị Hiện nay các nhà trường đều đã được trang bị và cung cấp rất nhiều các thiết bị dạy học. Tuy nhiên đối với bộ môn ngữ văn số lượng các tư liệu đa phương tiện (đĩa CD, băng hình, phim ảnh tư liệu…) còn rất hạn chế đặc biệt là các tư liệu về Hồ Chí Minh có liên quan đến các tác phẩm thơ văn của Người. Do đó để đạt được hiệu quả cao hơn các nhà trường cần đầu tư sưu tầm các tư liệu đa phương tiện liên quan phục vụ công tác dạy học. Tạo điều kiện tổ chức các hoạt động ngoại khoá tìm hiểu về cuộc đời, chân dung, văn thơ của chủ tịch Hồ Chí Minh để học sinh tiếp thu tư tưởng 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan