Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thuyetminhtomtat_kdthcmkh...

Tài liệu Thuyetminhtomtat_kdthcmkh

.PDF
18
45
120

Mô tả:

VIUP BỘ XÂY DỰNG VIỆN QUY HOẠCH ĐÔ THỊ - NÔNG THÔN QUỐC GIA Số 10- Hoa Lư- Hai Bà Trưng - Hà Nội ĐT: 04.22210888 FAX: 04.39765339 THUYẾT MINH TÓM TẮT QUY HOẠCH CHI TIẾT (TỈ LỆ 1:500) KHU ĐÔ THỊ HÀNH CHÍNH MỚI TỈNH KHÁNH HOÀ ĐỊA ĐIỂM: XÃ VĨNH THÁI, THÀNH PHỐ NHA TRANG - TỈNH KHÁNH HOÀ KHÁNH HOÀ, THÁNG 10 NĂM 2015 1 I/ PHẦN MỞ ĐẦU: 1.1. Lý do và sự cần thiết: Ngay sau ngày thống nhất đất nước, các đô thị trên cả nước đã từng bước ổn định vị trí xây dựng mạng lưới công sở hành chính cấp Tỉnh. Do đặc thù về điều kiện kinh tế-xã hội, nên thời kỳ này hầu hết các công trình được bố trí đơn lẻ, nằm ở khu vực trung tâm các đô thị tỉnh lỵ. Sau 40 năm phát triển, đến nay nhu cầu cải tạo nâng cấp hoặc mở rộng xây dựng mới các trụ sở hành chính cấp Tỉnh đã trở nên cần thiết và là nhu cầu tất yếu phù hợp với tiến trình cải cách hành chính quốc gia. Việc xây dựng khu hành chính mới, hiện đang là xu thế chung của nhiều địa phương trên toàn quốc như: Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Quảng Ninh, Hải Dương, Ninh Bình, Hà Nam…, tỉnh Khánh Hòa cũng hòa chung xu thế đó. Việc tạo lập các trung tâm hành chính cấp tỉnh mới đã thể hiện một quyết tâm lớn của các chính quyền địa phương, đó là thu gọn tiết kiệm diện tích đất xây dựng công sở và tăng cường hiệu quả hoạt động của hệ thống hành chính; đồng thời việc xây dựng mới trung tâm hành chính cấp Tỉnh sẽ thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội và làm thay đổi một cách tích cực diện mạo của thành phố. Thành phố Nha Trang, là tỉnh lỵ - trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật và du lịch của tỉnh Khánh Hòa. Năm 2009, thành phố Nha Trang được công nhận là đô thị loại 1, đóng vai trò là hạt nhân quan trọng trong hệ thống đô thị tỉnh Khánh Hoà và khu vực miền Trung, Tây Nguyên. Với vị thế mới, các không gian chức năng chính, đặc biệt là các công sở hành chính cấp Tỉnh đã được định vị trong thành phố Nha Trang hiện hữu nay không còn phù hợp và cần thiết phải hình thành một khu vực đô thị mới đồng bộ, hiện đại gắn với trung tâm hành chính cấp Tỉnh để xứng tầm với sự phát triển của tỉnh nhà. Thực trạng các công sở hành chính tỉnh Khánh Hoà không đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và xu thế toàn cầu hoá. Cụ thể là: các công trình trước đây do xây dựng theo tiêu chuẩn cũ nay đã lạc hậu, nhiều nơi đã xuống cấp; nhiều cơ quan bố trí phân tán ngoài trụ sở khối nhà nước đã làm ảnh hưởng và hạn chế đến công tác chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh, đồng thời không thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân khi liên hệ công tác; vị trí hiện hữu của nhiều trụ sở khối nhà nước cấp tỉnh không đủ diện tích để xây dựng mở rộng thêm; nhiều trụ sở được xây dựng trên các tuyến đường chính đô thị hoặc dải ven biển Nha Trang, đây là các lô đất “vàng” phù hợp phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn về du lịch – dịch vụ… Việc chuyển các trụ sở cơ quan hành chính cấp Tỉnh từ trung tâm thành phố đến địa điểm mới sẽ tạo ra một quỹ đất lớn, vừa để tăng cường phát triển ngành kinh tế mũi nhọn là dịch vụ, du lịch; vừa tạo được nguồn kinh phí bổ sung cho ngân sách để đầu tư các dự án, công trình dân sinh. Đồng thời công việc này góp phần quan trọng để tái cấu trúc đô thị, nó sẽ làm cho diện mạo kiến trúc đô thị khu trung tâm Nha Trang hiện đại; tạo nên động lực mở rộng phát triển đô thị trung tâm mới về phía Tây thành phố; phù hợp với Định hướng quy hoạch chung xây dựng thành phố Nha Trang đến năm 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt: “ưu tiên tối đa không gian ven Vịnh Nha Trang cho các hoạt động của đô thị du lịch, trong đó có giải pháp di chuyển các công trình hành chính nằm trong khu đô thị ven biển về phía Tây, để chuyển đổi các quỹ đất này sang đất dịch vụ du lịch”. Để triển khai công việc này, ngày 11/12/2013 HĐND Tỉnh Khánh Hoà đã thông qua Nghị quyết 11/NQ-HĐND về Đề án chuyển các cơ quan hành chính Tỉnh Khánh Hoà. Ngày 23/1/2014 UBND tỉnh Khánh Hoà ban hành Quyết định số 208/QĐ-UBND, phê duyệt Đề án chuyển các cơ quan hành chính Tỉnh Khánh Hoà. Đồng thời UBND Tỉnh cũng đã tiến hành chỉ đạo tổ chức cuộc thi ý tưởng quy hoạch chi tiết 1/500 Khu đô thị hành chính mới của Tỉnh nhằm lựa chọn phương án và nhà thầu tư vấn, chuẩn bị thực hiện việc lập Quy hoạch chi tiết (1/500) khu đô thị hành chính mới của Tỉnh Khánh Hòa. Ngày 13/1/2015 UBND Tỉnh Khánh Hoà có công văn số 203/UBND-XDNĐ, về việc triển khai kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về kết quả cuộc thi Ý tưởng QHCT 1:500 Khu TTHC Tỉnh Khánh Hoà, phương án ý tưởng quy hoạch của Viện Quy hoạch Đô thị và nông thôn Quốc 2 Gia được chọn thực hiện lập quy hoạch chi tiết 1/500 khu đô thị hành chính mới của tỉnh Khánh Hòa. Ngày 19/5/2015, UBND tỉnh Khánh Hòa ra quyết định số 1258/QĐ-UBND phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch chi tiết (1/500) Khu đô thị hành chính mới của tỉnh Khánh Hòa. Đây là cơ sở đề bài để lập đồ án Quy hoạch chi tiết (1/500) Khu đô thị hành chính mới của tỉnh Khánh Hòa, thực hiện quản lý đầu tư xây dựng theo quy hoạch. 1.2. Căn cứ lập quy hoạch: Luật Quy hoạch đô thị; Nghị định 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị; Nghị định 38/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về quản lý không gian kiến trúc cảnh quan đô thị; Nghị định 39/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về quản lý không gian xây dựng ngầm đô thị; Thông tư 10/2010/TT-BXD ngày 11/8/2010 của Bộ Xây dựng về quy định hồ sơ của từng loại quy hoạch đô thị; Quyết định số 2889/QĐ-UBND ngày 28/10/2011 của UBND tỉnh Khánh Hòa về việc Phê duyệt Quy hoạch phân khu (tỷ lệ 1/2000) Khu đô thị - Công viên - Trung tâm hành chính mới của tỉnh Khánh Hòa tại thành phố Nha Trang; Quyết định số 1396/QĐ-TTg ngày 25/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ V/v phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, đến năm 2025; Quyết định số 2310/QĐ-UBND ngày 17/9/2012 của UBND tỉnh Khánh Hòa về việc Phê duyệt điều chỉnh cục bộ trục đường chính Bắc - Nam thuộc đồ án quy hoạch phân khu (tỷ lệ 1/2000) Khu đô thị - Công viên - Trung tâm hành chính mới của tỉnh Khánh Hòa; Nghị quyết 11/NQ-HĐND, ngày 11/12/2013, HĐND Tỉnh Khánh Hoà, thông qua Đề án chuyển các cơ quan hành chính Tỉnh Khánh Hoà. Và Quyết định 208/QĐ-UBND, UBND Tỉnh Khánh Hoà, phê duyệt Đề án chuyển các cơ quan hành chính Tỉnh Khánh Hoà; Công văn số 203/UBND-XDNĐ, ngày 13/1/2015, UBND Tỉnh Khánh Hoà, Triển khai kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về kết quả cuộc thi Ý tưởng QHCT 1:500 Khu TTHC Tỉnh Khánh Hoà. Và Thông báo số 544-TB/TU ngày 31/12/2014, Tỉnh uỷ Khánh Hoà, Kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về một số vấn đề kinh tế xã hội. Quyết định số 1258/QĐ-UBND ngày 19/5/2015 của UBND tỉnh Khánh Hòa phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch chi tiết (1/500) Khu đô thị hành chính mới của tỉnh Khánh Hòa. Quyết định 1490/QĐ-UBND ngày 10/6/2015 của UBND tỉnh Khánh Hòa về việc phê duyệt kết quả xác định cốt cao độ quy hoạch xây dựng khu Đô thị- Công viên- Trung tâm hành chính mới của Tỉnh Khánh Hòa. 1.3. Mục tiêu: Xây dựng khu đô thị hành chính mới tỉnh Khánh Hòa tuân thủ Định hướng quy hoạch chung thành phố Nha Trang đến năm 2025, phù hợp với các thông số kỹ thuật chính của đồ án quy hoạch phân khu Khu đô thị công viên- trung tâm hành chính mới của tỉnh Khánh Hòa (đã phê duyệt). Tạo môi trường làm việc thuận lợi cho đội ngũ cán bộ công chức, nâng cao hiệu lực và hiệu quả công tác quản lý Nhà nước. Tạo động lực phát triển đô thị, tổ chức không gian cảnh quan kiến trúc gắn với đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, đẩy nhanh quá trình hình thành các khu đô thị mới phía Tây Nam thành phố Nha Trang. Chuyển khu hành chính cũ nằm dọc dải ven biển, nhằm tạo điều kiện để xây dựng và phát triển khu du lịch trọng tâm trong chiến lược phát triển đô thị Nha Trang vươn lên tầm đô thị du lịch quốc tế. Làm cơ sở để xây dựng Khu đô thị hành chính mới Tỉnh và triển khai các bước xây dựng cụ thể tiếp theo. 3 1.4. Phạm vi, quy mô: Khu đô thị hành chính mới của tỉnh Khánh Hòa thuộc xã Vĩnh Thái, thành phố Nha Trang. Được giới hạn bởi: Phía Bắc giáp đường Phong Châu; Phía Nam giáp đường trục kết nối Khu trung tâm đô thị thương mại - dịch vụ - tài chính - du lịch Nha Trang (sân bay cũ); Phía Đông giáp: kè bờ hữu sông Quán Trường; Phía Tây giáp: trục đường Bắc – Nam. Quy mô diện tích quy hoạch khoảng 126 ha. 1.5. Tính chất: Là trung tâm hành chính, chính trị, văn hóa của tỉnh Khánh Hòa. Là khu đô thị mới đa chức năng có vị trí quan trọng trong vùng duyên hải Nam trung bộ, Tây Nguyên; Phù hợp với quy hoạch chung xây dựng của thành phố; liên kết giao thông vùng, thuận tiện với các đô thị Cam Ranh, Diên Khánh, Ninh Hòa … và các vùng kinh tế của tỉnh; vị trí có cảnh quan đ p; Có tính khả thi cao về đầu tư và có hiệu quả về kinh tế xã hội. II/ ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG TỔNG HỢP Thuận l i: Thành phố du lịch Biển Nha Trang là 1 trong 10 trung tâm du lịch biển quốc tế, nằm trên bờ vịnh đ p nhất thế giới luôn chan hòa gió, biển xanh cát trắng nắng vàng; Dự án thuộc khu vực có nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú, đặc biệt tài nguyên biển; Có khả năng kết nối thuận lợi với các khu chức năng đô thị; Hệ thống giao thông khu vực lân cận đã và đang hoàn thiện, cải tạo và nâng cấp; Quỹ đất đủ lớn để quy hoạch xây dựng một trung tâm hành chính hiện đại, đồng bộ; Môi trường trong lành, hầu như chưa ô nhiễm; Năng lực quán lý của địa phương tốt; Sự gia tăng mức sống nói chung và chi tiêu trong thu nhập của Việt Nam và khu vực. h hăn Tốc độ đô thị hóa nhanh làm thay đổi diện mạo và cấu trúc đô thị đặc trưng. Không có phong cách kiến trúc chủ đạo; Các dự án hạ tầng xung quanh hiện được triển khai chậm (so với đồ án); Khu vực dân cư phía đông nằm rải rác và chưa được hoàn thiện hạ tầng đô thị gây khó khăn cho việc đấu nối hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là giao thông và thoát nước và xử lý nước thải; Nền trũng thấp, chiều cao san nền toàn khu từ 3-4m. Địa chất công trình yếu và phức tạp, bất lợi cho xây dựng công trình. C h i Tạo dựng hình ảnh một khu vực biểu tượng tầm cỡ quốc tế; Nâng cao chất lượng cuộc sống và cơ hội cho người dân địa phương; Người dân địa phương được tham gia vào quá trình ra quyết định cho tương lai khu vực sống của họ; Phát triển một cộng đồng hiện đại với đặc trưng riêng và khả năng kết nối với các thành phố khác và trong khu vực; Là cơ hội để cơ cấu lại quy hoạch sử dụng đất hợp lý và thống nhất cho Thành Phố; Tạo dựng một môi trường đô thị sinh thái hướng tới phát triển bền vững; Cơ hội để quảng bá hình ảnh; Tiếp cận với những phương pháp hiện đại trong quản lý. Th ch thức Phát triển đòi hỏi phải đầu tư lớn và đa dạng về nguồn tài chính; Yêu cầu cho một lượng lớn lao động có kinh nghiệm, có tay nghề cao và khả năng quản lý; Đe dọa về phá vỡ sự cân bằng sinh thái và phá hủy môi trường cảnh quan thông qua phát triển quá mức hay không phù hợp; Khả năng đánh mất bản sắc, văn hóa, kiến trúc và lối sống địa phương do sự phát triển; Sự thay đổi cơ cấu sử dụng đất sẽ tạo ra sự khó khăn hơn cho công tác quản lý Khả năng xung đột giữa phát triển bền vững và phát triển kinh tế; Mật độ dân số tăng, lưu lượng phương tiện lớn lên sẽ là gánh nặng cho hệ thống hạ tầng kỹ thuật; Vấn đề an toàn giao thông cũng thách thức được đặt ra; Giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu và nước biển dâng; Giải quyết đấu nối giữa hạ tầng xây mới và hạ tầng hiện có. 4 III/ CÁC CHỈ TIÊU INH TẾ Ỹ THUẬT 3.1. Lựa chọn c c chỉ tiêu inh tế ỹ thuật Các chỉ tiêu tính toán diện tích đất và diện tích sàn xây dựng TT Hạng mục I Chỉ tiêu sử dụng đất 1 Diện tích bình quân chỗ làm việc 1.1 Đối với khối I 1.2 Đối với khối II 1.3 Đối với khối III 1.4 Các công trình phục vụ phụ trợ trung tâm hành chính mới của tỉnh 2 Đất ở 2.1 Đất nhà ở biệt thự 2.2 Đất nhà ở dịch vụ 2.3 Đất nhà ở xã hội 3 Đất công c ng 3.1 Đất công trình công cộng khu ở (trường học, chợ) 3.2 Công trình công cộng đô thị 4 Đất công viên, cây xanh cảnh quan, TDTT II Tầng cao xây dựng 1 Cơ quan 2 Nhà ở biệt thự 3 Nhà ở dịch vụ 4 Nhà ở xã hội 5 Công trình công cộng, thương mại, dịch vụ III Mật đ xây dựng 1 Cơ quan 2 Nhà ở biệt thự 3 Nhà ở dịch vụ 4 Nhà ở xã hội 5 Công trình công cộng đơn vị ở 6 Công trình công cộng đô thị, thương mại, dịch vụ Đ n vị Chỉ tiêu quy hoạch m sàn/cán bộ m2sàn/cán bộ m2sàn/cán bộ m2sàn/cán bộ 35-46 40-45 37-42 45-46 3-4 m2/lô m2/lô m2/lô 200-300 100 - 120 60 -120 m2/người m2/người m2/người 3-5 4-5 6-7 (min-max) 2-5 2-3 2-5 1-3 2-5 (min-max) 15-35 25-50 60-90 60-90 25-40 30-40 2 Tầng Tầng Tầng Tầng Tầng % % % % % % Chỉ tiêu kiến trúc công trình: tuân thủ Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam về Quy hoạch xây dựng.. Chỉ tiêu hạ tầng xã hội: tuân thủ Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam về Quy hoạch xây dựng. Chỉ tiêu hạ tầng kỹ thuật: tuân thủ Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam về Quy hoạch xây dựng. Áp dụng cho tiêu chuẩn đô thị loại 1 IV/ QUY HOẠCH HÔNG GIAN IẾN TRÚC CẢNH QUAN VÀ SỬ DỤNG ĐẤT 4.1. Quy hoạch hông gian tổng thể: Bố cục chính khu đất được tạo bởi hệ quy chiếu của 2 trục giao thông chính: trục Bắc Nam nối khu hành chính với Khu mở rộng phía Bắc và phía Nam Nha Trang; trục Đông Tây nối Thành phố Nha Trang hiện hữu với các đường đối ngoại đi sân bay Cam Ranh và đi QL1. Hai trục này được xoay nghiêng góc 39,6 để định hướng khu đất ra cửa sông Quán Trường. Các tuyến phố từ đây sẽ theo hệ quy chiếu này để tạo hình mạng lưới đô thị. Khu vực cơ quan hành chính ở trung tâm khu vực, các khu chức năng và khu dân cư bố trí xung quanh. Trục Bắc Nam trở thành trung tuyến giữa TTHC và khu hỗn hợp. Là nơi tụ tập dân sự, giao lưu các tính chất đô thị. Toàn bộ không gian phía Nam được mở rộng để đón khí lành tại minh đường khu vực. Phân chia thành ba loại hình không gian mở. Tại chính giữa là Quảng trường Chính trị dành cho các lễ nghi lớn. Tại Đông Nam là không gian văn hoá với nhiều loại hình biểu diễn cả trên cạn và trên nước, có sức chứa và sức hấp d n cao đối với cộng đồng. Phía Tây Nam là khu bao tồn sinh 5 quyển bản địa với các đầm ngập mặn. Công việc bảo tồn này nằm một phần trong chương trình hoạt động của TTHC do nó đồng thời là cảnh quan cho khu vực Phụ trợ hành chính. Với ý tưởng dùng hình tượng Tổ Yến cho TTHC Khánh Hoà, Toà nhà chính quyền được tạo hình khối lớn như một quả trứng khổng lồ đang nở. Không gian xung quanh toà Nhà Trứng Lớn được trang trí cảnh quan bằng các n t xước lớn trắng như sợi giãi yến. Các n t tự do và phóng khoáng của đường cong công viên được làm mạnh bởi chúng đồng thời được sử dụng cho tiện ích đô thị như đường dạo bộ, xe đạp, băng ghế ngồi và được trang trí đêm bằng hệ thống đèn lazer kết nối ra không gian nhạc nước ngoài bến sông của quảng trường Chính trị. Các tác phẩm điêu khắc đô thị sẽ được đặt theo quỹ tích của đường cong này, tạo ra hình tượng đầm ấm của đàn chim về tổ, hoặc khi trưởng thành bay đi. Bố cục không gian đô thị sắp đặt hi ngôn ngữ, một bên là khu hành chính với các công trình có mặt bằng lớn, vuông vức; một bên là các công trình dân dụng nhỏ nhắn. Hai bên liên kết nhau qua một khoảng trống lớn của cây xanh và các quảng trường. 4.2. C c hông gian cụ thể: hu hành chính: Các cơ quan Chính quyền - Đảng - Đoàn thể; Khu phục vụ hành chính; Các cơ quan sự nghiệp, hội đặc thù; Các cơ quan trung ương; Các lực lượng vũ trang. Cụm này hình thành một “Phố Hành Chính” chạy theo chiều Bắc Nam nằm ở nửa phía Tây Khu vực. Các tuyến phố Đông Tây là các tuyến tiếp cận của khách vào liên hệ với các cơ quan. Quảng trường chính trị trước Toà Trứng Lớn đóng vai trò tổ chức hoạt động nghi thức lớn cấp Tỉnh. Quảng trường Yến phía sau Toà Trứng Lớn đứng giữa UBND, HĐND, Toà án tỉnh, các Sở Cơ Yếu, Tỉnh Đội; mắt trống hướng về không gian dân cư và Thành phố. Đó là quảng trường phục vụ mục đích thường nhật. Khu vực được bảo vệ theo khoanh vùng. Vùng bảo vệ I gồm Nhà Trứng Lớn, khu Lực lượng vũ trang, là khu có thể đong cổng về đêm. Khu bảo vệ II là các khối phố còn lại. Khu này có hình dạng tam giác, một bên ven sông Quán Trường, một bên ven dải công viên hành chính. Cấu trúc dạng hình thang gồm chuỗi các phố song song treo trục Đông Tây nối ra hai trục phố chính Bắc Nam. Toàn bộ không gian mặt ngoài của khu hỗn hợp được tận dụng cho các công trình dịch vụ thương mại như: khách sạn nhỏ, nhà hàng, văn phòng. Phía trong là khu ở. Điểm kết của khu là Trung tâm văn hoá đương đại. Đây là công trình tập trung thể hiện, nuôi dưỡng và phát triển các giá trị văn hoá nổi bật của Nha Trang – Khánh Hoà. Khối Chính quyền và Cơ quan sự nghiệp là chức năng trong tâm của khu này. 2 khối liên kết nhau bằng 3 trục phố Bắc Nam và 3 trục phố Đông Tây. Trong đó trục Bắc Nam cạnh Toà Nhà Trứng Lớn là xương sống, liên kết toàn chuỗi. Trục Bắc Nam đi bộ trong chuỗi Cơ quan sự nghiệp là trục liên kết nội bộ các cơ quan. Khu phục vụ hành chính: là khu vực chứa nhiều công trình chức năng để phục vụ các nhu cầu của khu hành chính một cách đồng bộ, tập trung, tránh tình trạng mỗi cơ quan phải tổ chức không gian phục vụ cho riêng mình. Gồm các chức năng sau: Khách sạn công vụ: phục vụ tiếp đón các đoàn khách nước ngoài, khách cao cấp, khi không có khách hành chính thì hoạt động như một khách sạn cao cấp; Nhà ở công vụ: phục vụ số lượng nhỏ cán bộ hành chính có nhu cầu ở ngắn hạn tại khu TTHC; Nhà sinh hoạt chung: đáp ứng các dịch vụ cho khu hành chính như nhà ăn, nhà thể thao, bể bơi có mái, phòng nghỉ, caf …; Sân bãi đỗ xe: đáp ứng nhu cầu đỗ xe của cán bộ trong toàn khu hành chính; Sân thể thao ngoài trời. Tổ chức bố trí đan xen, lồng gh p các chức năng thương mại, dịch vụ vào bên trong các lô đất hành chính và được tổ chức thành các khối nhà độc lập bên trong lô đất, tránh những ảnh hưởng tới điều kiên làm việc bên trong các khối nhà công sở nhưng v n đáp ứng nhu cầu sử dụng hàng ngày của cán bộ cũng như phục vụ một phần nhu cầu của người dân và du khách thăm quan. Đặc biệt, tổ chức lồng gh p, tổ hợp tòa nhà thư viện, trưng bày quy hoạch kèm dịch vụ cà 6 phê, ăn uống tại phía Đông, bên trong của tòa nhà đầu não, là điểm giao thoa giữa các chức năng hành chính và chức năng đô thị. Việc bố trí đan xen, lồng gh p các chức năng đô thị vào bên trong khu hành chính sẽ tăng thêm sức sống động cho toàn khu vực, tránh tình trạng “khu vực chết” tại các thời điểm hết giờ làm việc. Khu quân đội, Quốc phòng bố trí tại phía Bắc khu vực lập quy hoạch, tiếp giáp với tuyến đường Phong Châu, được tổ hợp dưới dạng hình khối lớn, hoành tráng, vừa có vai trò là điểm tựa của khối hành chính, vừa có vai trò công trình cửa ngõ phía Bắc khu hành chính. Khu Công An bố trí phía Đông Nam, tiếp giáp với tuyến đường 35m, gần cầu Quán Trường 3 nhằm tận dựng lợi thế từ tuyến giao thông chính đô thị. hu H n h p Ở – Văn ph ng – Th ng mại dịch vụ: Dải công trình tiếp giáp khu hành chính và một phần không gian tại vị trí giao giữa đường Phong Châu và đường trục chính khu vực được dành cho xây dựng văn phòng cho thuê, phối hợp với không gian dịch vụ dưới tầng trệt Dải công trình tiếp giáp sông được dành cho các công trình thương mại dịch vụ như nhà hàng, caf , khách sạn nhỏ, cửa hàng… Tầng trên của các công trình có thể phối hợp với ở hoặc cho thuê văn phòng nhỏ cho chính các hộ kinh doanh tại chỗ. Phần không gian còn lại dành cho ở, chia làm mật độ cao (nhà lô phố), mật độ trung bình (biệt thự gh p), mật độ thấp (biệt thự đơn lập) hu Văn h a: Lấy hạt nhân là công trình Trung tâm văn hóa đương đại, chứa các chức năng chính như: bảo tàng văn hóa, các phòng biểu diễn, các câu lạc bộ, lớp học, phòng chiếu phim, khu vui chơi cho thanh thiếu niên. Hệ thống không gian công viên văn hóa bao quanh có sức chứa đa dạng cho các hoạt động văn hóa lớn nhỏ, từ biểu diễn, xem nhạc nước, các sân tập golf, sân thể thao hay sân tổ chức lễ hội hay của Tỉnh và Thành phố… Khu vực cũng chứa một công trình tôn giáo được bảo tồn là Chùa. hông gian xanh, hông gian mở: Hệ thống không gian mở gồm các công viên và quảng trường trong khu TTHC khá rộng lớn và giàu sắc màu, trên một nền thiên nhiên trong lành, nơi có rẩt nhiều đàn chim cư trú. Cấu trúc đại thể của hệ thống này có dạng chữ T (hay hình cái nỏ) với trục giữa là Công viên Hành chính chạy dọc theo tuyến phố chính Bắc Nam. Phần cánh cung mở rộng nằm về hướng Nam, đúng theo cách tạo dựng minh đường hình cánh cung trong phương pháp lập đô truyền thống Việt Nam. 4.3. Thiết ế đô thị 4.3.1. Trục hông gian chính: Hình thành trục không gian ảo có vai trò như trục chính mang ý nghĩa tâm linh, tựa sơn, hướng thủy của toàn Khu đô thị hành chính mới, hướng về phía đông nam, được đánh dấu bởi hệ thống các công trình hành chính và không gian tự nhiên của đô thị. Khởi điểm của trục này là công trình hội trường họp có khối tích lớn của khu quân đội, tiếp đến là khối công trình chính của tòa án, quảng trường chim yến sẽ là không gian chuyển tiếp tới cụm công trình hành chính đầu não được tổ trức theo dạng hình phỏng sinh học. Đây cũng là công trình nhấn chính cho toàn khu vực. cuối cùng toàn bộ trục không gian sẽ hướng không gian quảng trường, mặt nước phía Nam. Không gian tuyến trục này cũng được bố trí theo hướng chiều cao biến thiên giảm dần từ Bắc xuống phía Nam với điểm cao nhất là ngọn núi phía Bắc, với cao độ khoảng 50m, khu vực các toàn nhà hành chính có dộ cao khoảng 15-17m và tỏa ra các không gian sinh thái tự nhiên ở phía Nam. 4.3.2. Hệ thống hông gian mở 7 Hệ thống mặt nước được cải tạo và mở rộng trên cơ sở các sông Quán Trường và sông Cụt hiện hữu, Trồng bổ sung các khu rừng ngập mặn để duy trì và làm phong phú thêm môi trường sống cho các loại động vật bản địa, Bổ sung các tiện ích (đường dạo, điểm dừng chân) để các khu rừng ngập mặn được khai thác như công viên sinh thái Cải tạo hệ thống mặt nước phía Nam nhằm hình thành khu vực quảng trường nước lớn gắn với quảng trường chính trị và khối tòa nhà trung tâm hành chính, đây là điểm hội tụ cảnh quan, tầm nhìn của toàn khu vực thiết kế và các khu vực lân cận, Tại đây có thể tổ chức các hoạt động lễ hội trên mặt nước, bắn pháo hoa, tạo cảnh quan điểm nhấn… Khu vực quảng trường trước khu Tỉnh ủy – HĐND – UBND được thiết kế đa chức năng, là quảng trường lớn, mang tính chất hoành tráng, nơi có nhiều hoạt động lễ hội, giao lưu, lấy chủ đề chính là các đài phun nước, Tỷ lệ và bố cục công trình cần đảm bảo khang trang nhưng không làm mất đi sự hấp d n và thân thiện, Các đài phun nước cần được thiết kế chênh cốt rất ít với không gian xung quanh, để đảm bảo không chia cắt không gian và hấp d n đối với các đối tượng khác nhau. Xây dựng nhiều âu thuyền với kích thước đa dạng, Tạo giá trị và ấn tượng rõ n t của một khu đô thị gắn với cấu trúc mặt nước. Quảng trường đi bộ hình cánh cung, được bố trí chính giữa khu đất, chạy theo hướng trục chính đô thị, là không gian gắn kết Bắc Nam, từ không gian xây dựng tập trung ở phía Bắc, qua khu hành chính và kết nối với không gian tự nhiên ở phía Nam. Có thể cho ph p sử dụng một phần không gian quảng trường để tổ chức các dịch vụ nhỏ như quầy cà phê, ghế ngồi, các điểm dừng chân…, nhưng phải được quản lý chặt chẽ để đảm bảo cảnh quan, sự công bằng và hấp d n_chung. Quảng trường “tổ yến” được bố trí giữa tòa nhà đầu não và khu tòa án, viện kiểm sát nhằm tạo không gian thoáng xung quanh các công trình lớn tạo các điểm nhìn tới các công trình điểm nhấn. Hình thành tổ hợp công trình điêu khắc, đài nước gắn với hình ảnh tổ chim và các biểu tượng kiến trúc cho khu vực. Hình thành bãi để xe quy mô khoảng 4000m2 tại khu vực này nhằm phục vụ nhu cầu để xe của cán bộ và khách làm việc tại khu nhà đầu não Hình thành những không gian đi bộ với những tiện nghi hỗ trợ, nhằm đảm bảo tạo điều kiện cho người lưu thông được an toàn, cự ly ngắn, liên hệ thuận tiện và được cung cấp những dịch vụ cần thiết. Tổ chức thiết kế mái che mưa nắng cho người đi bộ bằng hệ thống giàn không gian; Cung cấp các tiện nghi như cầu vượt bộ hành, bãi đỗ xe, vệ sinh công cộng, bưu điện, các điểm dừng nghỉ, lối đi cho người khuyết tật…;Khuyến khích mở trống tầng 1 cho người đi bộ đi qua và để xe; Không gian đi bộ dọc các tuyến giao thông cơ giới, dọc các khu chức năng, trong không gian cây xanh công viên và đi xuyên qua các công trình; Dọc các trục đi bộ có lưu lượng người lớn cần bố trí thêm các phương tiện giao thông công cộng, băng truyền. Khai thác vị trí đặc thù để hình thành các các không gian đi bộ theo chuyên đề: - Phố đi bộ thương mại: Tại tuyến phố (hướng Bắc Nam) giao giữa không gian khu hành chính và khu dân cư phía Đông, tổ chức phố đi bộ kèm các dịch vụ thương mại. Có thể khai thác tổ hợp các lô nhà mặt đường thành các điểm dịch vụ nhằm khai thác, đáp ứng các nhu cầu hàng ngày, thiết yếu của cư dân sống và làm việc trong khu vực, đồng thời là khu vực tăng thêm sức sống của khu hành chính mà không ảnh hưởng đến các hoạt động hành chính bên trong. Các không gian tuyến tính rộng từ 15 đến 40 m được thiết kế để đi tản bộ, tham quan hàng hóa, ăn tối ngoài trời, các hoạt động xã hội và để kết nối các cơ sở vật chất và khu vực khác nhau. Các không gian này phần lớn sẽ là những không gian được lát gạch và các cây toả bóng mát được trồng theo thẳng hàng và các loại cây nhỏ hơn và các nhóm cây trồng ở cao độ thấp được bố trí ở các khu ngồi, ki-ốt, và các điểm chủ đạo khác. Tính kiên định toàn diện trong ngôn từ và vật liệu thiết kế sẽ nối liền các khu phố đi bộ khác nhau và công viên thành một mạng lưới dễ dàng nhận biết. Công viên tuyến đô thị rộng 15 đến 30 m nối với công viên trung tâm và các trục đường chính tạo nên các lối đi bộ chính và trục chính của Khu trung tâm thương mại . 8 - Không gian đi bộ kết hợp thể dục thể thao và ngắm cảnh: Tại các không gian ven mặt nước là nơi có cảnh quan và môi trường trong lành, mát mẻ, tổ chức hệ thống đường dạo kết hợp trồng nhiều cây xanh, tiểu cảnh có kết hợp các sân thể thao nhỏ, phục vụ nhu cầu hàng ngày của người dân. Hình thành các điểm dịch vụ nghỉ chân dọc tuyến, khoảng cách dưới 500m. Không gian tuyến tính này kết nối các khu vực khác nhau dọc theo bờ nước với các kiến trúc đường phố – bao gồm ghế ngồi, chiếu sáng và các chậu hoa – và các cây trồng được sắp xếp cách quãng đều đặn để tạo nên một nhịp điệu thị giác và tỷ lệ cho người đi bộ. Phía bên trong sẽ được trồng cây để tạo ra sự ngăn cách giữa các công trình hoặc không gian đô thị liền ở những nơi thích hợp và ở những nơi không gian cho ph p, hoặc tại các vị trí khác, lối đi dạo sẽ kết nối trực tiếp và có thể nhận thấy tới các công trình và không gian liền kề. Lối đi dạo bên bờ sông bao gồm cả các cây cầu đi bộ ngang qua kênh và sông, tạo nên các kết nối quan trọng trong mạng lưới đi bộ tổng thể cũng như là điểm nhấn thị giác. 4.3.3. Hình th i iến trúc c c hu chức năng: a. Khu cơ quan hành chính - Khu hành chính mới và các cơ quan đối ngoại được bố trí tương đối tập trung, nhưng v n có mức độ đan xen nhất định với một số chức năng khác để tạo sự sống động. Khối Chính quyền này là hội hợp của các công trình đầu não và không gian công cộng dùng cho các sự kiện hàng ngày mà các công trình đó đòi hỏi. Hệ thống công trình chính quyền gồm: Uỷ ban nhân dân, Hội đồng nhân dân, Đoàn đại biểu quốc hội, Khối Đảng và Đoàn thể (14 đơn vị). Công trình phụ trợ trong khối này gồm Thư viện hành chính và Trung tâm Hội nghị Tỉnh. Không gian trông giữa các khối có diện tích của một quảng trường, nằm trong “vỏ trứng” được gọi là Forum. Từ này nghĩa gốc Hy lạp cổ đại là quảng trường nằm tại trung tâm các đô thị cổ, nơi người dân hàng ngày đến để bàn bạc với chính quyền về quốc sách. - Một hình thức không gian lớn với khối hình học lấy cảm hứng từ tự nhiên. Công trình giống như một sắp đặt tự nhiên của những viên sỏi cực lớn tạo nên một quần thể độc đáo ngay giữa trung tâm đô thị. Công trình được sử dụng các vật liệu hiện đại, thân thiện với môi trường, giúp cách âm, cách nhiệt và tạo chất cảm cho bề mặt. Màu sắc công trình được sử dụng chủ yếu với nền sáng hoặc xanh, có kết hợp với các mảng cây xanh tự nhiên tạo cảm giác tự nhiên thân thiện. - Khối Các cơ quan sự nghiệp có tổ chức dạng lô phố. Mối Sở, Ban, Ngành tùy theo quy mô có thể chiếm từ ¼ đến 2 lô phố. Các cơ quan chia sẽ nhay không gian chung là một tuyến phố đi bộ tại trục giữa, hướng ra khu Dịch vụ Hành chính. Khách đến tiếp cận các cơ quan thông qua các tuyến phố Đông Tây, sau khi tụ ở FORUM và Quảng trường Yến. - Công trình nên được áp dụng các tiêu chuẩn kiến trúc xanh để làm tiên phong trong xu hướng tiến bộ, thân thiện môi trường. Do đó phong cách kiến trúc có những đặc thù như: mái xanh, những tấm nan chắn nắng để giảm nhiệt tự nhiên, nhiều khu vực có cây xanh và tụ chứa nước mưa. b. Các khu nhà ở - có thể sử dụng đa chức năng: Các khu đô thị được quy hoạch để tạo ra những quỹ đất có giá trị cao, đồng thời có những quỹ đất có thể tạo ra sự sầm uất, Trong đó, các quỹ đất có giá trị cao được dành cho không gian công cộng và dành cho các đối tượng sử dụng có khả năng chi trả cao, Các khu ở lấy cảnh quan ven mặt nước làm giá trị chính, được chia lô đảm bảo phát huy được tính linh hoạt và những ưu điểm của đô thị mật độ cao đan xen với không gian mở công cộng (có hình thức phong phú, đa dạng) trong lõi, tạo sự cân bằng âm – dương, đặc rỗng, Tỷ lệ đặc – rỗng hợp lý sẽ làm tăng giá trị đô thị thông qua sự tôn vinh, tương tác tự nhiên giữa các khu vực đặc – rỗng này. Các giá trị bền vững được hướng tới bao gồm: mật độ cao, đa dạng đối tượng sử dụng, đa dạng và linh hoạt về chức năng, đa dạng về hình thức và khối tích công trình, Các loại hình nhà ở có thể bao gồm: nhà ở biệt thự và liên kế; Một số khu vực có thể là những lô đất có chiều sâu khá lớn, đủ để xây dựng công trình theo 2 – 3 lớp, trong đó, lớp ngoài 9 là không gian hoạt động kinh tế, gắn với mặt đường; lớp trong (thường ngăn cách với lớp ngoài bằng sân nội bộ) là không gian ở và sinh hoạt, đảm bảo người dân v n được hưởng sự thuận tiện của cuộc sống có giao thông thuận lợi mà v n yên tĩnh và có chất lượng môi trường sống cao, c. Các công trình công cộng: Khu bưu điện, viễn thông cấp Tỉnh, các công trình dịch vụ trong đơn vị ở, đáp ứng yêu cầu theo quy chuẩn xây dựng Việt nam về quy hoạch xây dựng như: trung tâm hành chính, trường tiểu học, trường mầm non, chợ dân sinh… Có thể bố trí thêm các công trình vào các khu đất đa chức năng khi có nhu cầu. 4.3.4. Chiều cao xây dựng công trình Chiều cao không chế toàn khu ở mức <5 tầng; Cụm công trình hành chính đầu não có tầng cao tối đa 5 tầng; Các công trình hành chính khác được tổ hợp đưới dạng hợp khối, mật độ xây dựng từ 30-40%, cao khoảng 3-5 tầng; Các nhóm nhà biệt thự xây dựng mật độ thấp tới trung bình, cao tối đa 3 tầng; Các nhóm nhà chía lô, nhà ở thương mại xây dựng mật độ cao, tầng cao khoảng 4-5 tầng; Các công trình trường học, nhà trẻ, trạm y tế được xây dựng ở mật đô thấp, cao từ 2-3 tầng. 4.3.5. Khoảng lùi xây dựng công trình Dọc tuyến đường trục chính theo hướng Bắc Nam 25m; Dọc tuyến đường trục chính theo hướng Đông Tây, phía Nam toàn nhà đầu não 15m; Dọc các tuyến đường trong khu cơ quan hành chính 10m; Dọc các tuyến đường trong khu dân cư 2-3m; Các tuyến khác 4-5m. 4.3.6. Hệ thống cây xanh Khu hành chính tập trung: Chọn cây cao to, tán rộng, cho bóng râm tốt, gây ấn tượng mạnh hoặc cây có khả năng tiết ra các chất fitolcid diệt trùng và màu sắc hoa lá có tác dụng tích cực tới các hoạt động suy nghĩ của con người, một số điểm có thể bố trí cây cây có tác dụng trang trí: màu sắc trong sáng, vui tươi, tạo sức sống hoặc cây có hương thơm. Khu dân cư: Tận dụng chọn giống cây địa phương để dễ dàng thích nghi với điều kiện sống. Cây chú ý phối kết màu sắc cả bốn mùa. Cây có hoa tạo vẻ mỹ quan, cảnh quan, vui mắt cho khu ở, cây có hương thơm, quả thơm, cây có tuổi thọ cao, cành không ròn, dễ gãy và cho bóng mát rộng. Tránh trồng cây ăn quả hấp d n trẻ em, những cây hoa quả hấp d n hoặc làm mồi cho sâu bọ, ruồi nhặng, những cây gỗ giòn, dễ g y hoặc những cây mùi khó chịu hoặc quá hắc. Các khu công viên cây, vườn hoa: Chọn cây phong phú về chủng loại cây bản địa và cây ngoại lai, có vẻ đ p. Trồng cây đảm bảo bốn mùa có hoa lá xanh tươi, cây trang trí phải có giá trị trang trí cao(hình thái, màu sắc, khả năng cắt x n). Tại các khu vực bảo tồn, lựa chọn các loại cây bản địa, có khả năng duy trì và phát huy hệ sinh thái sẵn có hoặc các loại cây có khả năng giữ đất, tránh được các hiện tượng xói lở do dòng chảy Các khu công cộng: Chọn cây cao to, tán rộng, cho bóng râm tốt, gây ấn tượng mạnh. Khuyến khích các loại cây bản địa, có hoa, lá. Hạn chế việc trồng các loại cây ăn quả. Không chọn cây có gai, nhựa, mủ độc như: Cà dại, thông thiên, dứa dại. Không trồng các loại cây hấp d n ruồi muỗi như sanh, si, đa, đề. Cây trồng nên có bảng ghi tên, ngày tháng trồng, xuất xứ. 4.4. Quy hoạch sử dụng đất Hạng mục Tổng TT 1 1.1 1.2 2 2.1 2.2 3 3.1 Đất ở Đất ở xây mới Đất nhà ở xã hội Đất công cộng Đất trường học Đất dịch vụ công công Đất cây xanh Đất cây xanh khu ở Diện tích (Ha) 126,02 9,55 7,09 2,46 3,14 0,24 2,90 25,06 1,99 Tỷ lệ (%) m2/người 7,6 26,4 2,5 7,4 19,9 8,0 59,3 4,7 10 3.2 4 5 5.1 5.2 5.3 5.4 5.5 6 7 8 9 10 11 12 Đất cây xanh đô thị Đất quảng trường Đất cơ quan Đất tổ hợp các cơ quan chính quyền, Đảng Đất liên cơ quan các Sở Đất các trung tâm, đơn vị sự nghiệp sở Đất các BQL dự án Đất các cơ quan Hội, liên hiệp hội và các cơ quan TW Nhà ở công vụ Đất hỗn hợp Giao thông Bãi đỗ xe Đất di tích Đất an ninh, quốc phòng Mặt nước 23,06 10,87 19,40 4,40 5,53 4,35 1,57 4 3,43 6,67 26,19 2,17 0,63 11,98 6,94 8,6 15,4 2,7 5,3 20,8 1,7 0,5 9,5 5,5 a. Đất ở: Được chia làm các lô nhà ở biệt thự, nhà ở thương mại (chia lô) và nhà ở xã hội, cụ thể:  Nhà ở biệt thự bao gồm 10 lô phố được ký hiệu từ lô BT1 tới BT10 với tổng diện tích đất là 4,94 ha. Tồng số lô biệt thự dự kiến khoảng 164 lô biệt thự, diện tích mỗi lô từ 300-360m2.  Nhà ở thương mại bao gồm 5 lô phố được ký hiệu TM1 tới TM5 với tổng diện tích đất là 2,15 ha. Tổng số lô nhà ở thương mại là 198 lô, diện tích mỗi lô đất là 115-130m2.  Nhà ở xã hội bao gồm 2 lô phố được ký hiệu là XH1 (0,54 ha), XH2 (1,92ha) được tổ chức dưới dạng nhà ở chưng cư 5 tầng. Tổng diện tích đất nhà ở xã hội là 2,46 ha. b. Đất công cộng: Bao gồm 4 lô đất chức năng trường học và dịch vụ công cộng, cụ thể như sau:  Trường mầm non được ký hiệu TH1, có diện tích 0,238ha, quy mô 3 tầng, 160 cháu.  Khu thương mại khu ở được ký hiệu CC1 có diện tích 0,41 ha, quy mô 5 tầng  Trung tâm văn hóa Cộng đồng, bảo tàng Tỉnh được ký hiệu CC2 có diện tích 1,39 ha, quy mô 3 tầng.  Khu dịch vụ và công cộng khu ở được ký hiệu CC3 có diện tích 0,98 ha, quy mô 5 tầng  Khu Bưu điện và Viễn thông Tỉnh được ký hiệu CC4 có diện tích 0,12 ha, quy mô 5 tầng c. Đất cây xanh Có 16 lô đất quy hoạch là cây xanh công viên, vườn hoa và TDTT được ký hiệu CX1 đến CX16 với tổng diện tích là 25,06 ha. Trong đó có 7 lô đất là cây xanh khu ở, có là diện tích là 1,99 ha, được ký hiệu từ CX5 tới CX11 và 9 lô đất là cây xanh cấp đô thị có diện tích 23,06 ha được ký hiệu là CX1, CX2, CX3, CX4, CX12, CX13, CX14, CX15 và CX16, trong đó các lô CX1, CX2 là các khu công viên bảo tồn bán ngập. Dự kiến mật độ xây dựng cho ph p tối đa trong các khu cây xanh là 5%, tầng cao công trình cho ph p xây dựng là 1 tầng. Lưu ý: Hình thành các bãi để xe tại các khu vực cây xanh tập trung, diện tích bãi xe không quá 15% diện tích khu cây xanh. d. Đất quảng trường Bao gồm 5 lô đất được quy hoạch là đất quảng trường, được ký hiệu từ QT1 đến QT5. Trong đó khu quảng trường hành chính trung tâm có ký hiệu là QT1, có diện tích 6,637ha; các quảng trường QT2, QT3, QT4 nối tiếp nhau hình thành nên hệ thống quảng trường hình cánh cung chạy theo hướng Bắc Nam, có diện tích tổng là 4,2ha. Khu quảng trường tổ yến có ký hiệu QT5 có diện tích 2,5ha. Dự kiến cho phếp tổ chức xây dựng các công trình dịch vụ nhỏ lẻ trên các quảng trường với mật độ không quá 5% và tầng cao <1 tâng. e. Đất cơ quan 11 Bao gồm 12 lô quy hoạch được ký hiệu từ HC1 đến HC12, mỗi lô quy hoạch có thể có một hay nhiều đơn vị cơ quan hành chính khác nhau, các đơn vị hành chính có tính tương đồng về chức năng có thể được tổ hợp trong 1 lô quy hoạch hay nhiều lô quy hoạch gần nhau. Cụ thể như sau: - Khu đất trung tâm gồm 3 lô quy hoạch được ký hiệu HC1, HC2, HC12, gồm các đơn vị hành chính đầu não của tỉnh và các sở ngành cơ yếu, được tổ hợp trong 1 cụm công trình như sau:  Lô quy hoạch HC1 có diện tích 4,4ha, gồm các chức năng VP HĐND và đoàn ĐBQH, VPUBND, Tỉnh ủy.  Lô HC2 có diện tích 1,71 ha, gồm các đơn vị chức năng: Thanh tra, Sở Nội vụ (khối cơ quan sở, ban thi đua khen thưởng, ban tôn giáo, chi cục văn thư lưu trữ), sở Ngoại vụ, sở Tài chính, sở KHĐT (khối VP sở, TT xúc tiến đầu tư và hỗ trợ DN).  Lô HC12 có diện tích 0,823ha, có chức năng nhà thư viện của Tỉnh. - Các nhóm cơ quan thuộc sở NN&PTNT, TNMT, Giao thông, Công thương, Xây dựng được tổ hợp trong lô quy hoạch HC3, diện tích khoảng 9,99ha. Tiếp giáp với HC3 là các lô quy hoạch HC6 (1,37ha) và HC7 (1,31ha) bao gồm các cơ quan chức năng khác thuộc 5 sở thuộc HC3. - Phía Đông khu công trình đầu não bố trí Các sở: VH TT&DL (khối cơ quan sở), KHCN và các đơn vị thuộc sở KHCN, Thông tin TT(khối cơ quan sở), Tư pháp (khối cơ quan sở và VP TT TGPL nhà nước) tại lô HC4 (1,45ha) và Các sở: DGĐT, Y tế và Chi cục VS&ATTP, Chi cục dân số KHHGD, LĐ thương binh &XH (Chi cục phòng chống TNXH), Ban dân tộc tại lô HC5 (1,37ha). - Nằm liền kề phía Đông của khu HC4, HC5 là đất dự kiến bố trí các cơ quan thuộc sở văn hóa truyền thông như TT cổng TT điện tử, TT công nghệ TT& Truyền thông,Đoàn ca múa nhạc Hải Đăng, Các TT thuộc sở VHTT và tạp chí, ký hiệu HC9, diện tích khoảng 1,67ha. - Phía Bắc HC4, HC5 dự kiến bố trí các ban quản lý thuộc tỉnh như BQLDA KDL bán đảo CR, BQLDA các CT trọng điểm, BQLDA các CT GT thủy lợi, BQLDA các CT XD dân dụng, BQLDA KKT Vân Phong, BQLDA VSMT& PTNT,VP ban ATGT, Ban QLDA GT nông thôn tại lô HC8, diện tích khoảng 1,57ha. - Phía Tây Bắc tòa nhà đầu não, tiếp giáp khu vực quân đội dự kiến bố trí Khối các Hội, liên hiêp hội, thống kê tại HC10 (0,94ha) và Tòa án, VKS, Thống kê, kho bạc nhà nước tại HC11 (1,77ha). f. Nhà ở công vụ kết hợp hỗn hợp kinh doanh dịch vụ: Bao gồm 4 lô đất được ký hiệu từ HH1 đến lô HH4, được tổ chức thành những tòa nhà dưới dạng chung cư, khối tích lớn, cao từ 45 tầng, tầng 1 và 2 có thể kết hợp kinh doanh dịch vụ. Diện tích mỗi lô đất từ 0,66-1 ha. g. Đất dịch vụ thương mại: Bao gồm 12 lô đất được ký hiệu từ HH5 đến lô HH16, được tổ chức thành các điểm thượng mại- dịch vụ nhỏ kết hợp ở, bố trí ở vị trí chuyển tiếp giữa khu ở và khu hành chính. Diện tích mỗi lô từ 780m2- 1200m2, cao khoảng 5 tầng. h. Giao thông và hạ tầng kỹ thuật: Có tổng diện tích là 28,35 ha bao gồm 26,19 ha đất đường giao thông và 2,17 ha đất giao thông tĩnh, được chia làm 4 bãi đỗ xe, ký hiệu từ DM1DM4, quy mô mỗi bãi đỗ xe từ 3.065m2 tới 10.005m2. i. Đất di tích: Chùa Linh Quang (DT) được khoanh vùng bảo vệ, tôn tạo, quy mô 0,632ha. j. Đất an ninh, quốc phòng: Gồm khu BCH quân sự tỉnh (AN1) có quy mô 5,1ha và khu trụ sở công an tỉnh (AN3) có quy mô 5,0 ha và khu BCH Biên phòng (AN2) quy mô 1,9ha. Tổng quy mô đất an ninh quốc phòng là 11,98ha. k. Mặt nước: Có tổng quy mô là 5,17ha, bao gồm kênh nước nhỏ phía cuối khu dân cư (MN2) có quy mô 0,31ha và mặt nước lớn phía Nam khu vực lập quy hoạch (MN1) có quy mô 4,86ha. 12 V/ QUY HOẠCH HẠ TẦNG Ỹ THUẬT: 5.1. Quy hoạch giao thông a, Cơ cấu tổ chức: Tổ chức kết nối: giao thông liên khu vực phục vụ đối ngoại cho khu hành chính và khu ở mới là các tuyến liên khu phía Tây, tuyến cải tạo đường Phong Châu, các tuyến xuyên tâm theo huớng Tây Bắc đi đường 23/10, huớng Đông Nam đi đuờng Lê Hồng Phong, hướng Tây Nam đi đường Nguyễn Tấy Thành và hướng Đông Bắc đi trung tâm thành phố. - Đường liên khu vực có mặt cắt 2A-2A có lộ giới 54m - Đường liên khu vực có mặt cắt 2-2: có lộ giới 35m - Đường chính khu vực có mặt cắt 3-3: có lộ giới 25m - Đường chính khu vực có mặt cắt 4-4: có lộ giới 20m - Đường chính khu vực có mặt cắt 5-5: có lộ giới 16m - Đường nội bộ có mặt cắt 6-6: có lộ giới 13,5m b, Các công trình phục vụ giao thông Diện tích bãi đỗ xe được tính trên cơ sở 70% diện tích sàn đỗ xe, với tiêu chuẩn 25m2/xe Với khu đất dịch vụ công cộng chỉ tiêu đỗ xe là 200m2 sàn/1 chỗ đỗ; đối với mỗi căn hộ cao tầng lấy chỉ tiêu là 5m2/người tương đương với 1 hộ/1 chỗ đỗ. Nhu cầu vãng lai khoảng 10 – 20%. Các bãi đỗ xe được bố trí tại các điểm công trình công cộng, khu công viên mở,... Bãi đỗ xe nằm trong trong thành phần đất đơn vị ở cần đảm bảo chỉ tiêu 4% đất đơn vị ở, các vị trí được bố trí với bán kính phụ vụ khoảng 400 – 500m. Với quy mô diện tích trung bình mỗi bãi đỗ xe khoảng 0,2 - 1,2ha. Các bãi đỗ xe công cộng nằm trong thành phần đất công cộng cây xanh không vượt quá 20% tổng diện tích khu đất. * Cầu, cống: Xây dựng các cầu, cống phù hợp với cấp hạng các tuyến đường trong khu vực thiết kế c, Giao thông xanh, giao thông công cộng * Giao thông xanh Trên các tuyến giao thông, xây dựng hệ thông cây xanh bóng mát hai bên đường, kết hợp với thảm thực vật xanh trung gian kết nối đường giao thông với các công trình xây dựng, khu vực quảng trường… Khuyến khích các phương tiện giao thông tiết kiệm năng lượng, sử dụng năng lượng sạch như xăng sinh học, ga sinh học, các loại ôtô vận tải công cộng chạy điện. Bố trí làn đường, hành lang tuyến dành riêng cho người đi bộ, người khuyết tật, và các phương tiện không gây ô nhiễm môi trường như xe đạp, xe điện… Mạng lưới giao thông đô thị, các trục cảnh quan và quy hoạch không gian xanh đô thị liên kết các khu chức năng khác nhau trong đô thị với bán kính tối đa từ 400-700m phù hợp để mọi việc đi lại trong đô thị có thể giải quyết bằng đi bộ, hoặc xe đạp, phương tiện giao thông công cộng và hạn chế tối đa di chuyển bằng xe máy, ô tô cá nhân. Xây dựng hệ thống các trạm kiểm tra nguồn thải của xe và trạm bảo dưỡng sửa chữa, rửa xe tại các điểm tiếp giáp khu vực cửa ngõ ra vào trung tâm. * Giao thông công cộng Giai đoạn ngắn hạn hệ thống giao thông công cộng trung khu vực được kết nối với khu trung tâm thành phố cũ bằng hệ thống xe buýt đô thị. Trong tương lai, xây dựng hệ thống xe điện đô thị. Tuyến chạy bao quanh các trục giao thông chính. Bố trí các điểm dừng kết hợp các bãi đỗ xe tập trung tại các vị trí cửa ngõ người 13 tham gia chuyển đổi từ các phương tiện giao thông cơ giới cá nhân sang đi bộ hoặc các phương tiện công cộng nội bộ khu vực hoặc các phương tiện đặc thù của khu vực như xe đạp, xe điện… d) Các chỉ tiêu chính Tổng diện tích khu vực nghiên cứu : 126,02 ha Tổng diện tích giao thông : 28,35 ha Giao thông đô thị 26,19 ha Bãi đỗ xe 2,17 ha Tỷ lệ đất giao thông: 22,5 % Tổng chiều dài mạng lưới đường chính và khu vực 12,48 km Mật độ mạng lưới đường chính và khu vực: 9,9km/km2 5.2. Quy hoạch cao đ nền và tho t n c m a: 5.2.1. Quy hoạch san nền: Cao độ xây dựng Khu đô thị trung tâm hành chính mới tối thiểu đạt Hxd 3,5m. Cụ thể từng khu vực sau: + Khu xây dựng khu hành chính tỉnh, Quảng trường: Cao độ thiết kế từ +(3,5-4,0)m. + Khu xây dựng sở ban ngành tỉnh: Cao độ thiết kế từ +(3,5-3,8)m. + Khu xây dựng nhà ở: Cao độ thiết kế từ +(3,5-3,7)m. + Khu xây dựng dịch vụ thương mại: Cao độ nền thiết kế công trình từ +(3,5-3,7)m. + Khu xây dựng quảng trường nước: Cao độ thiết kế từ +(3,2-3,5)m. + Khu xây dựng công viên vùng ngập: Cao độ thiết kế từ +2,2m. 5.2.2. Về thoát nước mặt: Sử dụng hệ thống thoát nước mưa riêng hoàn toàn. Nước mưa chảy từ các công trình, từ lô đất xuống cống nhánh, cống chính của khu vực và sau đó chảy ra sông Quán Trường , sông Tắc. Toàn khu vực chia thành 2 lưu vực thoát nước chính: Lưu vực 1: Nằm về phía Đông, thoát ra sông Quán Trường và Lưu vực 2: Nằm về phía Tây, thoát ra sông phía Tây. Ngoài ra, khu vực lưu vực 1 sẽ được nối vào lưu vực 2 bằng tuyến đường cống thoát nước để tận dụng thu gom nước mưa để bổ sung vào hồ chứa nước mưa và tại tuyến chính ố 1 sẽ được dùng phai đóng mở tại miệng xả để điều hòa nước cho lưu vực 2: Tại hồ chứa nước mưa sẽ xây dựng phai đóng mở để giữ nước, cũng như điều hòa nước khi hồ chứa nước đầy. 5.2.3. Các công tác chuẩn bị kỹ thuật khác: Cải tạo và nạo v t sông Quán Trường, sông Tắc và thiết kế kè phía trên là các ô cây xanh cảnh quản để tăng khả năng thẩm thấu tự nhiên và điều hòa khí hậu. Về mùa khô khi mực nước sông không đạt được 1,2-1,5m, dự kiến sẽ được lấy nước từ sông Cái. Tại vị trí sông Cái sẽ được thiết kế 01 trạm bơm để bơm tăng áp để bơm nước từ sông Cái vào sông Quán Trường để bổ sung mực nước cho khu vực thiết kế. Xây dựng âu tàu, thuyền tại cửa B . Ngoài chức năng lưu giữ, điều tiết lượng nước trên các sông, âu thuyền này còn có tác dụng đảm bảo việc lưu thông vận tải đường thủy dọc tuyến, ngăn mặn trong mùa khô và thực hiện điều tiết nguồn nước ngọt trong vùng. Với những ưu điểm trên, đồ án kiến nghị hình thành hệ thống âu tàu tại cửa B là giải pháp hoàn thiện nhất, đáp ứng được những yêu cầu phát triển lâu dài cho toàn khu vực cũng như Thành Phố, đồng thời tạo những điểm nhấn đáng kể cho những thành tựu phát triển của Tỉnh trong tương lai. 5.3. Quy hoạch cấp n c: Tổng nhu cầu dung nước khu vực lập quy hoạch là 1.500 m3/ngđ 14 Nguồn nước: đấu nối với hệ thống cấp nước thành phố qua tuyến 400mm trên đường Phong Châu và tuyến 200 trên đường Bắc Nam dự kiến Thiết kế mạng nhánh. Kích thước ống từ 40- 180. + Đối với nhà liên kế và biệt thự, thiết kế tuyến ống có kích thước 25 vào từng hộ; Đối với trường học thiết kế tuyến ống 40; Đối với trụ sở các cơ quan thiết kế tuyến ống 50; Đối với các chung cư cao tầng thiết kế tuyến ống 75. Đường ống được đặt trên vỉa hè và đi trong tuy nen kỹ thuật, tránh chồng ch o với các đường kỹ thuật khác; Đối với đoạn ống qua đường, chôn sâu tối thiểu 0,7m (tính đến đỉnh ống). Để đảm bảo an toàn cần đặt trong ống lồng bảo vệ; Đối với đoạn ống qua cầu cần phải xây dựng hộp kỹ thuật để đi đường ống nước. Không được lấy nước từ đường ống 75mm trở lên để cấp cho một hộ gia đình (phải cấp cho một nhóm hộ). Xây dựng các hố van tại các điểm giao cắt với các tuyến ống  100mm. Đối với trụ sở cơ quan, công trình công cộng, trường học cần có thiết bị báo cháy và chữa cháy theo quy định. + Chữa cháy áp lực thấp. Khi có cháy xe cứu hoả đến lấy nước tại các họng cứu hoả, áp lực cột nước tự do lúc này không được nhỏ hơn 10m, + Họng cứu hoả được bố trí trên các tuyến ống 100mm trở lên với khoảng cách tối đa giữa các họng cứu hỏa là 150m, khoảng cách tối thiểu giữa họng cứu hỏa và tường các ngôi nhà là 5m, Họng cứu hỏa phải được bố trí ở nơi thuận tiện cho việc lấy nước chữa cháy: nên đặt ở ngã ba, ngã tư đường phố. 5.4. Quy hoạch cấp điện: Tổng phụ tải yêu cầu khu vực giai đoạn định hình là 19.923x0,7= 13.946MW, tương đương 16.047kVA a. Nguồn điện - Nguồn điện lấy từ trạm nguồn 110kV Bình Tân công suất hiện tại 1x40MVA, tương lai được nâng cấp thành 2x40MVA, cách ranh giới nghiên cứu khoảng 1,5km và trạm 110kV GIS TT Nha Trang công suất 2x40MVA. b. Lưới trung thế - Xây dựng điểm đấu trên đường Phong Châu vị trí tại lô HH11. Nhánh rẽ này cấp điện cho các phụ tải phía Bắc khu vực. - Xây mới tuyến 22kV từ trạm GIS TT Nha Trang, hướng tuyến Đông – Tây cấp điện cho các phụ tải trung tâm và phía Nam khu vực. - Cải tạo hạ ngầm cục bộ tuyến 22kV chạy dọc đường Phong Châu. - Các công trình lưới điện tuân thủ theo nghị định 9/2010/NĐ-CP về quản lý không gian công trình ngầm, trong đó các tuyến trung, hạ áp đi trong các hào, mương cáp hoặc trong Tuynel kỹ thuật theo bản đồ tổng hợp đường dây đường ống. c. Trạm và lưới hạ thế - Bố trí các trạm hạ áp 22/0,4kV tại khu vực cây xanh, đất công cộng để cấp điện cho phụ tải nhỏ (khu nhà ở thấp tầng, công cộng-dịch vụ nhỏ, chiếu sáng…). - Đối với các nhà cao tầng có phụ tải lớn các trạm biến áp dự kiến được đặt trong tòa nhà để thuận lợi cho các xuất tuyến hạ thế - Hệ thống lưới hạ thế sử dụng cấp điện áp 380/220kV ba pha bốn dây trung tính nối đất trực tiếp. Lưới hạ thế khu vực sử dụng cáp ngầm tiết diện XLPE-95, XLPE-70, đi trong tuynel hoặc trong hào kỹ thuật. 15 - Bán kính lưới hạ thế không quá 300m trong đô thị, nhằm tránh độ sụt áp cuối đường dây. d. Lưới chiếu sáng: Lưới chiếu sáng tuân thủ theo TCVN 259:2001 “Tiêu chuẩn thiết kế chiếu sáng nhân tạo đường, đường phố, quảng trường đô thị”; TCVN 333:2005 “Chiếu sáng nhân tạo bên ngoài các công trình công cộng và kỹ thuật hạ tầng đô thị” 5.5. Quy hoạch ph t triển hệ thống thông tin liên lạc: Tổng nhu cầu khu vực khoảng 6.358 Lines Mạng điện thoại: Nâng cấp và mở rộng dung lượng Host Bình Tân EWSD và điểm chuyển mạch Lê Hồng Phòng, Đồng thời các nhà cung cấp dịch vụ cũng đưa ra phương án riêng nhằm triển khai đồng bộ khi khai thác dịch vụ tại đây. Mạng ngoại vi Mạng ngoại vi của khu vực nghiên cứu gồm các hệ thống cống, bể cáp và hầm cáp chạy trên vỉa hè đường. Hệ thống này được hạ ngầm trên các trục đường chính, mương d n cáp sử dụng kiểu 3 ống/3 lớp và 3 ống/2 lớp. nắp bể cáp sử dụng loại nắp gang tròn hoặc nắp đan bê-tông ng nhựa bảo vệ cáp dùng ống PVC 110x0,5. Tại mỗi khu qui hoạch sẽ có một bể kết nối cáp thông tin. Đặc biệt những đoạn qua đường nên sử dụng loại ống sắt hoặc kẽm 110x0,65 Mạng cáp này sử dụng cáp quang hoặc cáp đồng xoắn, tùy theo điều kiện nhà khai thác dịch vụ, đường kính 0,5mm, loại cáp có dầu chống ẩm đi trong ống. Tất cả cáp được đi trong hệ thống cống, bể cáp của mạng ngoại vi; Các tủ, hộp cáp dùng loại vỏ nội phiến ngoại, bố trí tại các ngã ba, ngã tư nhằm thuận lợi cho việc lắp đặt và quản lí; Dịch vụ điện thoại di động sẽ được cung cấp cấp bởi mạng điện thoại di động riêng của các nhà cung cấp dịch vụ. Mạng truy nhập Internet Truy nhập Internet băng rộng sẽ được phát triển theo 2 phương thức qua mạng cáp nội hạt và vô tuyến: Giai đoạn đầu: phát triển chủ yếu theo hướng truy nhập Internet qua mạng hữu tuyến. Giai đoạn 2015 - 2030: phát triển chủ yếu theo công nghệ NGN và công nghệ kết nối vô tuyến băng thông rộng Wimax với tốc độ truyền dữ liệu cao, có thể lên tới 100 Mbps, khu vực phủ sóng rộng , khả năng bảo mật cao. 5.6. Quy hoạch tho t n c thải, quản lý CTR và nghĩa trang: 5.6.2. Quy hoạch thoát nước thải: Lượng nước thải phát sinh của khu vực là 1.625 m3/ngày. Làm tròn 1.700m3/ngày. Nước thải từ các công trình trong khu vực nghiên cứu được xử lý qua bể tự hoại trong các công trình. Sau đó nước thải được d n ra các tuyến cống ở dưới vỉa hè của đường giao thông trong khu vực. Hệ thống đường cống thoát nước thải sử dụng cống kích thước D200mm thu gom; cống D300m, D400m truyền tải; Cống áp lực D150mm bơm nước thải về tuyến cống bao hiện có trên đường số 4 gần khu đô thị Venesia. Nước thải sẽ được đưa về trạm xử lý nước thải số 2 của thành phố nằm ở phía Nam khu vực. Tại vị trí các đường cống giao nhau và trên các đoạn cống có đặt các giếng thăm, khoảng cách giữa các giếng thăm đảm bảo theo tiêu chuẩn hiện hành, đảm bảo độ sâu chôn cống thấp nhất tính đến đỉnh cống là 0,5m (Đối với cống đặt trên vỉa hè, khu công viên cây xanh); Và tối thiểu 0,7m (với cống đặt dưới lòng đường, nơi có xe cơ giới lưu thông), độ dốc tối thiểu i=1/D. Đường ống thoát nước dòng chảy không áp sẽ được lắp đặt trong khu hành chính của thành phố Nha Trang. Vật liệu cho các loại ống này được lựa chọn là ống uPVC (D150; D200mm); HDPE (D300mm). 16 Xây dựng 7 nhà vệ sinh công cộng (VSCC) quy mô khoảng 20-25 m2/công trình, được bố trí trên các trục phố chính, khu công viên, quảng trường. Đối với các khu thương mại, bến xe nhà VSCC được gắn kết trong công trình chức năng.Khoảng cách giữa các nhà vệ sinh công cộng trên tuyến phố chính tối thiểu 500m. 5.6.3. Quy hoạch thu gom và xử lý CTR: Tổng khối lượng CTR phát sinh trong khu vực khoảng: 14,0 Tấn/ngày Chất thải rắn sinh hoạt: phân loại tại nguồn thành 2 loại : - Chất thải rắn vô cơ gồm kim loại, giấy, bao bì thuỷ tinh v.v.. được định kì thu gom - Chất thải rắn hữu cơ (lá cây, rau, quả, củ v.v.) được thu gom hàng ngày. - Tại các cơ quan, trường học, công trình công cộng... đều được bố trí các thùng rác công cộng ở trong khuôn viên các công trình. Bố trí các thùng thu gom rác nhỏ ven các đường đi dạo với khoảng cách 100m một thùng để thu gom rác vụn... Thùng thu gom được để cạnh đường. - Chất thải rắn được thu gom bằng xe đẩy tay sau đó tập trung chuyển đi bằng xe p rác chuyên dụng theo phương pháp không tiếp đất. Sau khi CTR chuyển lên xe p rác, cần có xe làm sạch đường phố. CTR sau khi thu gom chuyển đến khu xử lý CTR theo quy hoạch chung.. 5.6.4. Quy hoạch hệ thống nghĩa trang nhân dân Tiến hành cải tạo môi trường và di dời các mộ phần nhỏ lẻ trong khu vực về nghĩa trang tập trung. Người dân sử dụng nghĩa trang chung của thành phố. VI/ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG: 6.1. C c giải ph p chính về bảo vệ môi tr ờng: Sử dụng, khai thác nguồn nước hợp lý, nghiêm cấm xả thải trực tiếp ra hệ thống sông, rạch, suối chính. Duy trì và bảo vệ diện tích mặt nước để điều tiết nước mưa cho đô thị tạo vùng lưu trữ nước, tăng cường tỷ lệ và mật độ cây xanh, khuyến khích sử dụng các công nghệ thân thiện với môi trường trong sản xuất công nghiệp, sinh hoạt, khuyến khích sử dụng phương tiện giao thông công cộng, giao thông sử dụng năng lượng sạch, tăng cường nhận thức và sự tham gia cộng đồng trong các vấn đề môi trường. 6.3. Ch ng trình quản lý, gi m s t môi tr ờng vùng Chương trình quản lý: Xây dựng và hoàn thiện hệ thống quản lý môi trường khu vực hiện nay trong bối cảnh gia tăng phát triển kinh tế xã hội để nhận ra các điểm yếu cần khắc phục, điều chỉnh và nâng cấp. Chương trình giám sát môi trường vùng: - Địa điểm quan trắc: Xây dựng hệ thống quan trắc và giám sát môi trường định kỳ về môi trường đất, nước, không khí, tiếng ồn,… tại các điểm có khả năng gây ra các sự cố môi trường, các khu vực nhạy cảm về môi trường. - Tần suất quan trắc: Môi trường không khí - hàng quý (3 tháng một lần); Môi trường nước lục địa-hàng quý (3 tháng một lần); Môi trường đất-một năm 2 lần; Chất thải rắn-hàng quý (3 tháng 1 lần); Tiếng ồn-hàng quý (3 tháng 1 lần). - Tổ chức thực hiện quan trắc: Kinh phí thực hiện quan trắc trước mắt trích từ nguồn 1% chi ngân sách của vùng tỉnh cho sự nghiệp BVMT (theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2005). Quy trình quy phạm quan trắc môi trường phải tuân theo các hướng d n của nhà nước và của Bộ Tài nguyên và Môi trường. VII/ INH TẾ XÂY DỰNG 7.1. Nhu cầu vốn đầu t a. Kinh phí xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu đô thị hành chính : 17  Tổng kinh phí đầu tư xây dựng phần hạ tầng kỹ thuật cho toàn bộ 126 ha khu đô thị theo đồ án là 1.098 tỷ, trong đó hạ tầng kỹ thuật cho khu vực hành chính tập trung khoảng 300 tỷ đồng.  Kinh phí đầu tư xây dựng 3 cầu vượt sông Quán Trường: khoảng 395 tỷ đồng.  Suất đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật (bao gồm cả 3 cây cầu qua sông Quán Trường) trung bình khoảng 11,85 tỷ đồng/ ha đất xây dựng ( làm tròn). b. Kinh phí xây dựng các công trình hành chính tập trung dự kiến khoảng 2.788 tỷ đồng. 7.2. C c ch ng trình, dự n u tiên đầu t .  Giai đoạn 1: Phát triển tòa nhà hành chính đầu não và các cơ quan, sở ngành xung quanh. Xây dựng các tuyến giao thông chính kết nối khu vực nhân lõi với các tuyến giao thông chính đô thị.  Giai đoạn 2 Xây dựng cơ bản hoàn thành khu hành chính, khu phục vụ hành chính, hệ thống quảng trường và mặt nước phía Nam, (lúc này toàn bộ dự án cải tạo sông Quán trường đã hòa thiện sẽ góp phần duy trì cảnh quan và điều hòa mặt nước trong khu vực) và 1 phần khu ở.  Giai đoạn 3 Tiếp tục xây dựng các khu công an, quân đội, các khu cây xanh, mặt nước phía Tây và phía Nam; Hoàn thiện khu hành chính, văn hóa, khu ở và không gian xanh, khu giải trí. XII/ ĐỀ XUẤT, IẾN NGHỊ: Quy hoạch chi tiết (1/500) Khu đô thị hành chính mới của tỉnh Khánh Hòa là công cụ pháp lý quan trọng để quản lý, điều chỉnh và định hướng cho các dự án thành phần của Khu đô thị hành chính mới của tỉnh Khánh Hòa, đảm bảo sự thống nhất về không gian, hạ tầng và tổ chức thực hiện. Là cơ sở quan trọng cho công tác triển khai lập dự án thiết kế kỹ thuật đáp ứng các mục tiêu và tiến độ thực hiện của toàn bộ dự án phù hợp với thực tiễn và yêu cầu phát triển trong tương lai. Trên cơ sở những nghiên cứu của Quy hoạch, xây dựng chương trình hành động cụ thể cho các giai đoạn, đặc biệt tập trung lập quy hoạch, lập các dự án thành phần, nâng cao chất lượng chung của dự án và đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ cao trong toàn bộ dự án. Kính đề nghị Sở Xây dựng thẩm định và trình Ủy ban nhân dân Tỉnh Khánh Hòa phê duyệt đồ án. 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan