Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Thực trạng vệ sinh an toàn thực phẩm ở việt nam hiện nay...

Tài liệu Thực trạng vệ sinh an toàn thực phẩm ở việt nam hiện nay

.DOCX
32
661
86

Mô tả:

BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HCM …..........................oOo..........................… Khoa: Công nghệ thực phẩm BÀI TIỂU LUẬN Môn : Độc tố học thực phẩm Đề tài: Thực trạng vệ sinh an toàn thực phẩm ở Việt Nam hiện nay Giáo viên hướng dẫn: Nhóm: 1.1 TP.HCM, ngày 15 tháng 3 năm 2017 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU.......................................................................................................1 1. CÁC KHÁI NIỆM :......................................................................................2 1.1 Thực phẩm là gì ?............................................................................................2 1.2 Phân loại..........................................................................................................3 1.3 Vệ sinh an toàn thực phẩm là gì ?...................................................................3 1.4 các khâu trong chế biến thực phẩm................................................................3 2. HIỆN TRẠNG VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM Ở VIỆT NAM HIỆN NAY...........................................................................................................5 2.1 Tích cực:..........................................................................................................5 2.2 Tiêu cực.........................................................................................................11 3. NGUYÊN NHÂN GÂY MẤT AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM, NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM...............................................................................15 3.1 Ngộ độc thực phẩm do vi sinh vật ( nguyên nhân chủ yếu)........................15 3.2 Ngộ độc thực phẩm do nguyên liệu và sản phẩm thực phẩm chứa độc tố. .............................................................................................................................16 3.3 Ngộ độc thực phẩm do chế biến và bảo quản thực phẩm............................17 3.4 Ngộ độc thực phẩm do phân hóa học và thuốc bảo vệ thực vật..................17 3.5 Ngộ độc thực phẩm do các chất phụ gia......................................................17 4. GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM….............................................................................................................22 4.1. Về phía người tiêu dùng:.............................................................................22 4.2. Về phía nhà sản xuất:...................................................................................22 4.3. Về phía quản lý nhà nước:...........................................................................23 Ý KIẾN NHÓM..................................................................................................24 TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................26 LỜI MỞ ĐẦU An toàn thực phẩm là vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt, được tiếp cận với thực phẩm an toàn đang trở thành quyền cơ bản với mỗi con người. thực phẩm an toàn đóng góp to lớn trong việc cải thiện sức khỏe con người, chất lượng cuộc sống và chất lượng giống nòi. Ngộ độc thực phẩm và các bệnh do thực phẩm kém chất lượng gây ra không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và cuộc sống của mỗi người, mà còn gây thiệt hại lớn về kinh tế, là gánh nặng chi phí cho chăm sóc sức khỏe. An toàn thực phẩm không chỉ ảnh hưởng trực tiếp , thường xuyên đến sức khỏe mà còn liên quan chặt chẽ đến năng suất, hiệu quả phát triển kinh tế, thương mại, du lịch và an toàn xã hội. Đảm bảo an toàn thực phẩm góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển khinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo và hội nhập quốc tế. Vệ sinh an toàn thực phẩm trên thế giới nói chung và của nước ta nói riêng đang tạo nhiều lo lắng cho người dân. Thực chất nhiều sự kiện như việc tiếp tục sử dụng những hóa chất cấm dùng trong nuôi trồng, chế biến nông thủy sản, thực phẩm. Việc sản xuất sản phẩm kém chất lượng hoặc do quy trình chế biến hoặc do nhiễm độc từ môi trường,… đang gây ảnh hưởng xấu đến xuất khẩu và tiêu dùng. Các vụ ngộ độc thực phẩm tại một số bếp ăn tập thể, nhiều thông tin liên tục về tình hình an toàn vệ sinh thực phẩm ở một số nước trên thế giới, cộng thêm dịch cúm gia cầm tái phát, bệnh heo tai xanh ở một số địa phương trong nước càng làm bùng lên sự lo âu của mỗi người chúng ta. Thực trạng vệ sinh an toàn thực phẩm ở Việt Nam hiện nay 1. CÁC KHÁI NIỆM : 1.1 Thực phẩm là gì ? Thực phẩm là những loại thức ăn mà con người có thể ăn và uống được để nuôi dưỡng cơ thể. Thực phẩm là những sản phẩm dùng cho việc ăn, uống của con người ở dạng nguyên liệu tươi sống hoặc đã qua sơ chế, chế biến được sử dụng trong sản xuất, chế biến thực phẩm. 1.2 Phân loại Thực phẩm gồm 3 loại chính : - nhóm cacbohydrat ( tinh bột ) lipit ( chất béo ) protein (chất đạm).  Đây là những dưỡng chất không thể thiếu để duy trì các hoạt động sống của cơ thể. Hình ảnh rau, củ, quả tươi sống Hình ảnh thịt tươi sống 1.3 Vệ sinh an toàn thực phẩm là gì ? Vệ sinh an toàn thực phẩm là việc bảo đảm thực phẩm không gây hại cho sức khoẻ, tính mạng người sử dụng, bảo đảm thực phẩm không bị hỏng, không chứa các tác nhân vật lý, hoá học, sinh học, hoặc tạp chất quá giới hạn cho phép, không phải là sản phẩm của động vật, thực vật bị bệnh có thể gây hại cho sức khỏe con người. 1.4 các khâu trong chế biến thực phẩm. Là mọi điều kiện và mọi biện pháp cần thiết để đảm bảo sự an toàn và phù hợp về mặt cảm quan của thực phẩm ở mọi khâu thuộc chu trình thực phẩm. Các khâu trong chế biến sản phẩm Chăn nuôi, trồng trọt… Thu hái, đánh bắt, giết mổ . Sơ chế Chế biến Đóng hộp Bảo quản mua Chế biến lại Sử dụng Vậnchuyển, bảo quản tại cơ sở quầy bán mua Sơ chế Chế biến Bảo quản Sử dụng 2. HIỆN TRẠNG VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM Ở VIỆT NAM HIỆN NAY. Tình hình chung: Bảo đảm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm luôn giữ vị trí vô cùng quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ sức khỏe con người nhằm góp phần giảm tỷ lệ mắc bệnh, duy trì và phát triển nòi giống, tăng cường sức lao động, học tập, thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, văn hóa xã hội và thể hiện nếp sống văn minh. Mặc dù cho đến nay đã có khá nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ trong công tác bảo vệ, bảo quản và an toàn vệ sinh thực phẩm, cũng như biện pháp về quản lý, giáo dục như: ban hành luật, điều lệ, thanh tra, giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm, truyền thông về vệ sinh an toàn thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng,... nhưng các bệnh do sử dụng phải thực phẩm kém chất lượng về vệ sinh thực phẩm và thức ăn ở Việt Nam vẫn chiếm tỷ lệ khá cao. 2.1 Tích cực:  Trồng trọt : Hiện nay mô hình nuôi trồng thực phẩm sạch đang ngày càng mở rộng và phát triển.  Mô hình trồng rau sạch treo tường Nếu diện tích trồng rau của bạn khá hạn hẹp và chỉ trống các khoảng trên tường, bạn nên tận dụng không gian này và thực hiện mô hình trồng rau sạch treo tường. - Nguyên liệu: Bạn có thể chọn các lon sữa hoặc lon nước không dùng tới, tận dụng để trồng rau xanh. - Cách thực hiện vô cùng đơn giản, bạn đổ đất sạch đóng túi chuyên phục việc trồng rau trong nhà và gieo hạt giống như hướng dẫn trên bao bì sản phẩm. Bạn cũng nên sử dụng phân hữu cơ với tỉ lệ từ 10 - 30% khi trồng rau trong nhà là được. Với mô hình này, bạn xây thêm bệ đựng nước phía dưới hàng rau để khi tưới nước, nước sẽ chảy xuống bệ và không tràn ra nhà hoặc sân. Thông thường, mô hình này thường áp dụng ở lan can, sân thượng hoặc khoảng sân trước nh Dưới đây là một số hình ảnh về mô hình trồng rau từ chai nhựa, lon sữa: Tận dụng vỏ lon sữa trồồng rau cải Tận dụng chai nước ngọt trồồng rau muồống Mô hình trồng cây trên tường Trồng rau treo tường từ vỏ chai Thậm chí có thể trồng hoa từ lon sữa và treo tường  Mô hình trồng rau trong nhà lưới Diện tích đất trồng trong nhà bạn rộng hơn chút hoặc bạn có khu vườn nhỏ, bạn có thể áp dụng mô hình trồng rau sạch trong nhà lưới. Đây là loại nhà lưới kín được phủ bằng lưới từ trên mái, xung quanh và có cửa ra ngoài. Mục đích nhà lưới kín để che chắn và ngăn ngừa côn trùng. Có thể áp dụng trồng rau trong nhà lưới kín  Mô hình trồng rau mầm Trồng rau mầm trong nhà Rau mầm là loại rau dễ trồng và sinh trưởng, thu hoạch nhanh nhất. Thời gian chăm sóc cũng không tốn nhiều, thích hợp với không gian hẹp và có thể trồng ngay trong phòng khách, sân thượng, mảnh nhỏ trong sân.  Mô hình trồng rau bằng thùng xốp Trồng rau bằng thùng xốp Ưu điểm của mô hình này là thùng xốp nhẹ, dễ di chuyển, tính giữ nhiệt cao và đạt hiệu quả cao khi trồng. Cách trồng rau bằng thùng xốp cũng khá đơn giản.  Chăn nuôi Hiện nay, người dân cả nước đang áp dung nhiều kỹ thuật tiên tiến để đem lại thị sạch trong nhiều loại trang trại nuôi gia cầm gia xúc.Điển hình trong việc nuôi lợn thị sạch: Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật chăn nuôi lợn thịt sạch bằng men ủ vi sinh trên nền đệm lót sinh học đem lại hiệu quả kinh tế cao, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, ngăn ngừa dịch bệnh có thể xảy ra cho người và vật nuôi. Trước đây, “chợ thực phẩm tươi sống” là một cụm từ còn xa lạ đối với cả tiểu thương lẫn người tiêu dùng. Tuy nhiên, sau khi Ban Quản lý Dự án LIFSAP Nghệ An nâng cấp cải tạo, xây mới nhiều khu bán thực phẩm tươi sống, thì đây là điểm đến an toàn khi người dân có nhu cầu sử dụng các loại thực phẩm tươi sống. Đến với các chợ truyền thống trên địa bàn tỉnh những năm gần đây, điều khiến không ít người tiêu dùng bất ngờ bởi nhiều khu bán thực phẩm tươi sống đã được xây dựng khang trang, hợp vệ sinh… Mô hình chăn nuôi lợn thịt sạch bằng men ủ vi sinh trên nền đệm lót sinh học Đầu năm 2012, khu bán thực phẩm tươi sống tại chợ Phuống, xã Thanh Giang (Thanh Chương) được Dự án LIFSAP xây mới theo mẫu chuẩn. Theo chị Nguyễn Thị Mây, người bán thịt lợn ở chợ Phuống: “Sau khi dự án đầu tư nâng cấp khu vực bán hàng thực phẩm tươi sống hoàn thành, chúng tôi có vòi nước sạch được gắn ngay tại quầy bán thịt, có hệ thống thoát nước thải dưới sàn, lối đi lại được lát gạch rất thuận tiện cho việc vệ sinh sau khi bán hàng. Cũng nhờ có nơi bán khang trang, sạch sẽ, nên công việc buôn bán tốt hơn, người tiêu dùng cảm thấy yên tâm hơn về chất lượng thực phẩm”. Riêng trong năm 2014, có 304 hộ trong vùng GAHP lựa chọn đánh giá, có 283 hộ được cấp giấy chứng nhận VietGAHP, trong đó có 47 hộ chăn nuôi gà và 236 hộ chăn nuôi lợn. Tỉnh Nghệ An đã tổ chức được 215 lớp tập huấn và hội nghị cho nông dân trong các vùng GAHP, với 5.718 người tham gia. Hỗ trợ cung cấp trang, thiết bị phục vụ cho hoạt động GAHP tại tuyến xã, huyện; trang bị hàng hóa, thiết bị cho UBND các xã GAHP, trạm khuyến nông, trạm thú y. Đã lắp đặt được 877 bể biogas và 90 hố ủ phân cho các hộ trong các vùng GAHP. Trong quá trình triển khai dự án, công tác nâng cấp, cải tạo, xây mới chợ buôn bán thực phẩm tươi sống cũng được quan tâm. Tính đến cuối năm 2014, dự án đã thực hiện nâng cấp và bàn giao đưa vào sử dụng 31 chợ thực phẩm, với 1.334 quầy bán thực phẩm tươi sống, phục vụ cho khoảng gần 883.000 người trong các xã có chợ và ở các vùng phụ cận: chợ Giăng, xã Thanh Liên (Thanh Chương), chợ Nam Nghĩa (Nam Đàn), chợ Sy, xã Diễn Kỷ, chợ Diễn Trung (Diễn Châu) và chợ Thị trấn Hòa Bình (Tương Dương). Đồng thời, hỗ trợ nâng cấp 4 lò mổ lớn, 8 lò mổ nhỏ; hỗ trợ nâng cấp chuồng trại cho 512 hộ chăn nuôi... Ðồng thời, đưa công nghệ sinh học vào chăn nuôi, thân thiện với môi trường, tạo hướng đi bền vững. Đến nay, 100% số hộ tham gia dự án đã hiểu được nội dung, ý nghĩa chăn nuôi “sạch”. Về hiệu quả kinh tế, 100% số hộ đang duy trì, phát triển và có xu hướng tăng dần. Năm 2015 kế hoạch dự án tiếp tục mở rộng thêm 1 huyện vùng GAHP, 3 xã điểm gồm 10 nhóm, với 200 hộ dân tham gia. Đồng thời, tiếp tục hoàn thành các hoạt động hỗ trợ theo quy định của dự án và thiết lập liên kết thị trường đầu vào, đầu ra cho các hộ GAHP. 2.2 Tiêu cực Bảng số liệu thống kê số người bị nhiễm độc ở tp.HCM  Những năm về trước: Theo thống kê của cục trong giai đoạn 2010-2014, toàn quốc ghi nhận 859 vụ ngộ độc thực phẩm với hơn 27 nghìn người bị ảnh hưởng, trong đó có gần 22 nghìn trường hợp phải nhập viện và 186 người tử vong. Như vậy, trung bình mỗi năm có khoảng 170 vụ với gần 7 nghìn người trúng độc và 37 người chết Liên quan đến vấn đề an toàn thực phẩm tại trường học, cục cũng cho biết, từ năm 2010-2015, cả nước đã có trên 38 vụ ngộ độc thực phẩm tại bếp ăn tập thể trường học khiến trên 1.400 người phải nhập viện. Rất may không có ca tử vong. Trung bình mỗi năm có trên 6 vụ ngộ độc thực phẩm tại trường học. Thực tế những năm gần đây cho thấy, chúng ta đã và đang phải đối mă tă với những vấn đề liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm như dịch tiêu chảy cấp, dịch cúm gia cầm, dịch heo tai xanh, sản phẩm nước tương, dầu hào có hàm lượng 3-MCPD vượt quá mức quy định, rồi đến vấn đề melamin trong sữa, nước uống đóng chai nhiễm vi sinh vâ ăt, thực phẩm biến chất, thực phẩm nhiểm hoá chất độc như hàn the trong chả lụa, muối diêm trong pa tê, xúc xích, phẩm màu công nghiệp trong chế biến để có màu sáng đẹp, chất tẩy trắng trong bún, dư lượng kháng sinh, chất tăng trưởng, hoá chất bảo vệ thực vật trong trái cây, rau quả… làm cho hàng trăm người chết và hàng ngàn người phải vào bệnh viện do ngộ độc thực phẩm. Có thể nói, thời gian qua tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm ở nước ta diễn biến rất phức tạp. Rất nhiều loại thực phẩm không bảo đảm vệ sinh, không an toàn đã và vẫn đang được lưu hành trên thị trường, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe người tiêu dùng như sữa nhiễm melamine, rượu chứa nhiều methanol, ô mai, xí muội nhiễm chì (Pb), thịt đông lạnh nhập khẩu không rõ nguồn gốc, nhiễm vi sinh vật và có nhiều tạp chất, hết hạn sử dụng vẫn tiêu thụ trên thị trường; việc giết mổ và chế biến các loại gia súc, gia cầm không bảo đảm điều kiện vệ sinh; việc sử dụng hóa chất ngoài danh mục cho phép trong sản xuất chế biến thực phẩm, tình trạng sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật, thuốc kháng sinh trong nông nghiệp không đúng quy định còn khá phổ biến. Trong một cuộc khảo sát giữa năm 2010 tại một làng nghề chuyên sản xuất miến, bún khô, phở khô ở Hà Nội cho thấy: 15% các cơ sở sản xuất đều có chuồng heo nằm kế bên; 100% sản phẩm được phơi bằng phên tre bên lề đường bụi bặm và gần cống rãnh thoát nước thải không có nắp đậy; 60% nguyên liệu sản xuất được nhập khẩu từ Trung Quốc với mùi khó chịu đều được chứa trong các bao tải và chất đống mất vệ sinh; hơn 50% hộ dùng chất tẩy trắng bột bằng Natri hydro sulphat, axit Clohydrit (HCl), thuốc tím và 50% số hộ dùng phèn chua để làm dai bột; tất cả người sản xuất trong làng nghề này đều chưa được tập huấn qua lớp vệ sinh an toàn thực phẩm; rất ít người đi khám sức khoẻ định kỳ theo quy định... trong khi đó sự hiểu biết của người dân còn hạn chế, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm (cấp tính lẫn mãn tính). (Nguồn: Bác sỹ Trần Thanh Thảo- Sở Y tế Tiền Giang - "Vệ sinh an toàn thực phẩm - vấn đề cần được quan tâm trong dịp Tết Tân Mão năm 2011" - Tại hội thảo về an toàn thực phẩm được tổ chức vào ngày 23/10/2010, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã công bố thống kê mới nhất: hàng năm Việt Nam có hơn 3 triệu trường hợp nhiễm độc từ thực phẩm, gây thiệt hại hơn 200 triệu USD. Còn khảo sát của Hội Ung thư TP HCM cho thấy: Vào những năm cuối thập niên 1990, số ca mắc bệnh ung thư mới được chẩn đoán là 4.500 ca/năm và tới năm 2005 đã là 5.500 ca. Xu thế đó không bị khống chế mà ngược lại đang gia tăng nhanh hơn trong 3 năm trở lại đây với con số cực kỳ đáng - 150 ngàn bệnh nhân ung thư mới trong một năm. Năm 2013 là một năm chứng kiến nhiều vụ ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng, diễn biến phức tạp ở các bếp ăn tâ ăp thể, bữa ăn đông người, thức ăn đường phố, bếp ăn gia đình trên phạm vi cả nước. Chất lượng Việt Nam (VietQ.vn) thống kê 10 vụ ngộ độc thực phẩm gây rúng động dư luận trong năm qua, gồm: (1) Gần 1.200 công nhân Công ty TNHH Một thành viên Wondo Vina (trụ sở tại xã Long Bình Điền, huyện Chợ Gạo tỉnh Tiền Giang) nhập viện vì ngộ độc thịt viên nhồi trứng cút. Sau đó, thủ phạm của vụ ngộ độc tập thể được xác định chính là vi khuẩn Salmonella có trong món thịt viên nhồi trứng cút. (2) Ngày 16/10/2013, trên địa bàn thị trấn Khe Sanh, huyện Hướng Hóa, Quảng Trị đã xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm làm khoảng 382 người phải nhập viện, do đã ăn bánh mỳ tại tiệm Quang Trung (139 Lê Duẩn, thị trấn Khe Sanh, huyện Hướng Hóa) vào chiều 16/10. Kết quả kiểm tra cho thấy cơ sở sản xuất không đạt tiêu chuẩn vi sinh; các vi khuẩn monella hiện diện trong thực phẩm bày bán tại cơ sở sản xuất bánh mỳ cũng như trên tay của những người trực tiếp chế biến. Salmonella typhimurium (Salmonella enterica ssp. I) (3) Trong ngày 10/7/2013, hơn 100 công nhân làm việc tại Cty may Foremart nhập viện trong tình trạng sốt, đau bụng và tiêu chảy, vì trước đó, trưa 9/7, khoảng 1.000 công nhân ăn bữa trưa tại bếp ăn đặt trong công ty với các món giò, ngao nấu rau mùng tơi, giá xào mướp, đậu sốt cà chua. Đến sáng 10/7, có hơn 100 người bị đau bụng, buồn nôn. Công ty may Foremart đã đưa số công nhân này đi cấp cứu tại Bệnh viện Ân Thi. (4) Tối 17/10/2013 Hơn 100 công nhân của Công ty Liên Phát ở Bình Dương ngộ độc do ăn thịt bò nhiễm khuẩn, sáng ngày 18.10 hàng loạt công nhân đều trong tình trạng đau bụng dữ dội, một số đã ngất xỉu tại chỗ làm và đã được chuyển đến cấp cứu tại BV Quận Thủ Đức. Lý do bị ngộ độc được xác định là bị nhiễm vi khuẩn lostridium perfringens. (5) Tính từ 23 đến 28-5, tại Bến Tre đã có 163 người nhâ pă viê nă do các triê ău chứng ngô ă đô ăc như ói mửa, tiêu chảy kéo dài, sốt cao, đau bụng. Các bê nă h nhân được hỏi đều cho biết đã ăn bánh mì mua tại tiê m ă Minh Tuyến vào chiều tối 22-5. Viê ăn Pasteur TP HCM công bố kết quả kiểm nghiê ăm cho thấy các loại thực phẩm bên trong bánh mì này như thịt, đồ chua, pa-tê, bơ… đều nhiễm các loại khuẩn E. Coli, Coliform và Shigella ở mức cao. (6) Chiều ngày 5-3, hơn 1.500 công nhân Công ty Terratex Việt Nam (hoạt động trong lĩnh vực dệt may đóng tại khu Công nghiệp Tân Thới Hiệp, quận 12, TPHCM) đã được công ty cho ăn món hủ tiếu giò heo dùng kèm với giá đỗ, lá hẹ và cơm sườn ram rau cải xào trước giờ tăng ca. Sau khi ăn chừng 1 tiếng, nhiều công nhân bắt đầu xuất hiện các triệu chứng nôn ói, đau bụng, tiêu chảy, đau đầu chóng mặt… Bệnh viện Quận 12 TPHCM cho biết đã tiếp nhận cấp cứu 146 công bị ngộ độc thực phẩm. (7) Sau khi ăn đám giỗ vào trưa 16/11 tại gia đình bà Lê Thị Thêm (ngụ ở xóm Đông Châu, xã Thạch Văn, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh), có hơn 58 người dân đa phần ở xã Thạch Văn bị ngộ độc thực phẩm, trong đó 43 người phải chuyển vào Trạm Y tế xã nằm lại để thăm khám, trong đó có đến 15 người ở thể nặng phải chuyển tiếp lên Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh cấp cứu, chăm sóc. Kết quả điều tra cho thấy nguyên nhân ngộ độc là do nhiễm khuẩn. (8) Ngày 20/9, 47 học sinh bán trú thuộc hai trường Tiểu học Cốc Pài và THCS xã Tả Nhìu, huyện Xín Mần, Hà Giang đã nhập viện sau bữa ăn trưa ở trường. Kết quả xét nghiệm cho thấy, học sinh đã ăn phải thực phẩm có nhiễm vi khuẩn tụ cầu S.Aureus nên đã bị ngộ độc. (9) Sáng 15-7, tại khu nghỉ mát biển Hải Hòa, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa, khoảng 40 du khách đều làm việc cho Công ty TNHH FCC Việt Nam (trụ sở tại KCN Thăng Long - Hà Nội) phải nhập viện điều trị do ngộ độc thực phẩm. Các du khách đã ăn bữa tối gồm: Mực tươi xào, cá thu sốt, măng, thịt bò xào, rau cải, canh ngao nấu chua… Sau đó, nhiều người có biểu hiện lâm sàng như đau bụng, đi ngoài. (10) Từ ngày 2-7/12 trên địa bàn thành phố Cẩm Phả và Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh xảy ra 5 vụ, làm 15 người bị ngộ độc, trong đó 6 người tử vong do sử dụng sản phẩm “Rượu nếp 29 Hà Nội”, loại chai nhựa 2 lít, ngày sản xuất 12/10/2013 của Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu 29 Hà Nội, có hàm lượng Methanol và Ethanol trong rượu chiếm 80% đến trên 98% (vượt 1.600 đến trên 1.900 lần giới hạn cho phép). Thống kê của Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), năm 2013 cả nước xảy ra 163 vụ ngộ độc thực phẩm với hơn 5.000 nạn nhân, trong đó 28 người tử vong. (Vnexpress.net ngày 31/12/2013)  Những năm gần đây: Cụ thể trong năm 2015, toàn quốc ghi nhận 179 vụ ngộ độc thực phẩm với 5.552 người mắc, 23 trường hợp tử vong; Trong 6 tháng đầu năm, toàn quốc có 68 vụ ngộ độc thực phẩm với 2.080 người mắc. Tính trung bình mỗi năm Việt Nam có khoảng 150-200 vụ ngộ độc thực phẩm với 5.000-7.000 người là nạn nhân. trong quý I/2016, toàn quốc ghi nhận 25 vụ ngộ độc thực phẩm (NĐTP) với 969 người mắc, 669 người đi viện và 2 trường hợp tử vong. So với năm 2015, số vụ giảm 6 vụ (19,4%), số mắc giảm 106 người (9,9%), số đi viện giảm 303 người (31,2%) và số tử vong giảm 7 người (77,8%). Số liệu thống kê của Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho thấy: Trong ba tháng đầu năm 2016, cả nước ghi nhận 25 vụ ngộ độc thực phẩm (NĐTP), với 969 trường hợp mắc, trong đó có 669 trường hợp nhập viện và hai trường hợp tử vong. So với năm 2015, số vụ NĐTP giảm sáu vụ (19,4%), số mắc giảm 106 trường hợp (9,9%), số người nhập viện giảm 303 trường hợp (31,2%) và số tử vong giảm bảy trường hợp (77,8%). Nguyên nhân dẫn đến các vụ NĐTP chủ yếu do vi sinh vật (36%), do độc tố tự nhiên (12%), do hóa chất (4%) và còn lại chưa xác định được nguyên nhân (48%). Đối với hai trường hợp tử vong, nguyên nhân được xác định do độc tố tự nhiên trong cóc và ốc biển lạ. Trưa 8/3/2017, tại nhà ăn của Công ty TNHH May mặc Ecotank (đóng tại xã Nhị Quý, Thị xã Cai Lậy, Tiền Giang) đã xảy ra một vụ ngộ độc tập thể khiến 61 công nhân phải nhập viện cấp cứu, 51 công nhân may mặc phải nằm viện điều trị ngộ độc thực phẩm. Trao đổi với PV Báo Gia đình & Xã hội, ông Trịnh Phong Danh, Phó chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Sở Y tế Tiền Giang) cho biết, vụ ngộ độc đã làm 61 người nhập viện cấp cứu với các triệu chứng lâm sàng nhức đầu, khó thở, đau gối, sau khi khám số người có triệu chứng ngộ độc phải nhập viện điều trị là 51 người. Cũng theo ông Danh, chiều nay Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm đã lấy các mẫu thức ăn trong bữa cơm trưa của công nhân như đậu đũa xào, gà xào xả, cơm, canh… gửi sang trung tâm y tế dự phòng để tìm nguyên nhân vụ ngộ độc. Dự tính khoảng 1 tuần sẽ có kết quả. Hiện sức khỏe của 51 công nhân đã ổn định, không có trường hợp nguy hiểm đe dọa đến tính mạng. 3. NGUYÊN NHÂN GÂY MẤT AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM, NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM. 3.1 Ngộ độc thực phẩm do vi sinh vật ( nguyên nhân chủ yếu) Salmonella typhimurium Tay mang nhiều vi khuẩn Vi sinh vật hiện diện ở khắp nơi xung quanh chúng ta, chúng tác động rất nhiều đến cuộc sống của con người nhưng đa phần chúng ta không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Sự hiện diện của vi sinh vật trong thực phẩm có ảnh hưởng theo hai hướng: tích cực và tiêu cực. Trong lĩnh vực thực phẩm vi sinh vật làm biến đổi tính chất hóa lý của thực phẩm làm gia tăng hương vị, tính đa dạng cho sản phẩm,… Tuy nhiên nhiều vi sinh vật gây bênh có thể nhiễm vào thực phẩm nếu không được kiểm soát chặc chẻ, khi đó chúng sẽ gây ra những tình trạng ngộ độc mãn tính hay cấp tính cho con người Các ví dụ điển hình: 3.1.1 Coliform phân -nhiễm nước hoặc thực phẩm nhiễm phân -nhiễm vào cá,rau,thịt,nước. -Tạo độc tố,gây tiêu chảy,ức chế hấp thu đường,acid amin ở ruột non. -gây sốt cao có thể gây tử vong (bệnh lị trực khuẩn) 3.1.2 Yersinia -nhiễm vào thực phẳm: thịt,cá,sữa,phomat -khi mới nhiễm: nôn mửa,tiêu chảy. khi để lâu: đông máu, nổi hạch,hạ huyết áp,người trở nên đừ đừ,suy thận,suy tim. 3.1.3 Vibrio cholerae -thường có mặt ở hải sản -Có khả năng gây bệnh tả lị, nhiễm trùng máu. 3.2 Ngộ độc thực phẩm do nguyên liệu và sản phẩm thực phẩm chứa độc tố. Nguyên liệu chủ yếu cho chế biến thực phẩm là thực vật và động vật. Nhiều trường hợp thực vật và động vật được sử dụng trực tiếp không cần qua chế biến. Môt số trong đó chứa chất độ. Các chất độc đó có thể bị phá hủy trong quá trình chế biến, có thể tồn tại sau quá trình chế biến. Khi đó chúng sẽ gây ngộ độc cho người tiêu dùng. 3.2.1 Một số loại thực phẩm chứa độc tố. Chất độc từ nấm Trên thực tế, có rất nhiều loại nấm: có loại nấm lành và có loại độc, ai không may ăn phải nấm độc sẽ phải học bài học cuối cùng. Nấm độc thường có ở rừng bắt đầu vào mùa mưa hoặc nấm dại mọc ở ven đường. Nấm độc được chia làm 2 nhóm: nấm xuất hiện triệu chứng ngộ độc sớm trước 6h sau khi ăn, điển hình là nấm amanita muscaria, anipantherina, nấm đỏ hay nấm mặt trời. Người bị ngộ độc có triệu chứng buồn nôn, nôn, tiêu chảy, co giật cơ, đau cơ, ảo giác… thường không gây tử vong. Nhóm nấm độc lực cao, gây tử vong cao, điển hình là nấm amanita phalloides, A. ocreata, A. verna… Người bị ngộ độc có các triệu chứng xuất hiện muộn sau khi ăn nấm từ 624h hoặc 48h sau với các biều hiện buồn nôn, nôn, cơn đau quặn bụng, tiêu chảy, tiểu ít, nước tiểu vàng thẫm, vàng mắt, suy gan và suy thận cấp. nấm amanita muscaria nấm anipantherina Nguy cơ tử vong rất cao nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.Vì vậy, bạn chỉ nên mua và ăn những loại nấm mà bạn biết chắc chắn là ăn được. Không bao giờ bạn mua hay ăn nấm lạ để đảm bảo an toàn cho mình và gia đình. Sữa tươi chưa tiệt trùng Sữa tươi chưa tiệt trùng hay còn gọi là sữa nguyên liệu (raw milk) là loại sữa chưa được tiệt trùng từ những động vật họ móng có vú như bò, cừu hoặc dê. FDA cho biết sữa nguyên liệu chưa tiệt trùng có thể chứa rất nhiều mầm bệnh khác nhau, bao gồm các vi khuẩn Salmonella, E.coli, Listeria, Campylobacter và Brucella, chúng là nguyên nhân gây bệnh thậm chí có thể gây chết người. Những triệu chứng bệnh gây ra bởi những loại vi khuẩn khác nhau thường có ở trong sữa nguyên liệu chưa tiệt trùng bao gồm nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng, sốt, đau đầu và đau nhức toàn thân. Độc tố từ mật cá Mật cá trắm với lời đồn truyền miệng rằng uống sống sẽ tăng cường sức khỏe, thế là có người uống. Khỏe đâu chưa thấy nhưng người uống có thể phải đưa đi cấp cứu. Trong mật cá có chất alcol steroid là 5 a-cyprinol, chất này sau khi vào dạ dày, được hấp thu vào máu đi tới gan, thận gây ra suy gan và suy thận cấp. Triệu chứng xuất hiện 1-2h sau khi uống mật cá: người bệnh thấy khó chịu, đau bụng, buồn nôn hoặc tiêu chảy, 1 ngày sau thấy đái ít dần rồi vô niệu, có thể phù hai chân, đau đầu, tăng huyết áp, vàng da nhẹ, dần tới suy thận, suy gan và có thể tử vong nếu không đi cấp cứu kịp thời tại bệnh viện để lọc máu. Tuyệt đối không uống mật cá trắm tránh gây ra những hậu quả khôn lường. Mộc nhĩ tươi chứa độc Mộc nhĩ tươi chứa chất nhạy cảm với ánh sáng - chất Porphyrin. Sau khi ăn, với sự chiếu rọi của ánh nắng mặt trời, chúng ta rất dễ bị viêm da, xuất hiện trạng thái ngứa, chứng phù thủng, đau nhức; có người bị phù nề thanh quản sẽ dễ gây nên tình trạng khó thở. Vì vậy, chỉ nên ăn mộc nhĩ khô, ngâm trong nước nấu lên thì mới an toàn. Độc tố trong củ cải. Vỏ củ cải chứa chất độc. Củ cải trắng chứa độc tố furocoumarins. Chất độc này thường cao nhất trong lớp vỏ, có thể gây đau dạ dày hoặc phản ứng rát bỏng trên da khi tiếp xúc. Do đó, khi chế biến món ăn, bạn cần gọt bỏ sạch vỏ và phần hư hỏng trên củ để tránh độc. Khi được nấu chín, nướng, gia nhiệt trong lò vi sóng, củ cải cũng hết độc. Các loại hạt Hạt táo, lê, mơ và đào có chứa chất gọi là amygdalin. Chất này có thể chuyển thành chất cyanide trong dạ dày gây khó chịu, gây bệnh và đôi khi có thể gây tử vong. Cơ quan Tiêu chuẩn thực phẩm vương quốc Anh khuyến cáo người dân không ăn nhiều hơn hai hạt mơ mỗi ngày. Với trẻ em, chỉ nuốt một vài hạt có thể gây bệnh và trong một vài trường hợp có thể gây tử vong. Trong măng tươi có chất độc phải chú ý đề phòng Măng là một thức ăn được nhân dân ta dùng rất phổ biến. Tuy vậy khi ăn măng tươi chúng ta cần chú ý đề phòng ngộ độc vì trong măng có một chất độc gọi là glucozit sinh acid xyanhydric. Khi gặp men tiêu hoá trong dạ dày, gặp chất chua, glucozit bị thuỷ phân và giải phóng acid xyanhydric (HCN). Chính acid này gây ra ngộ độc, nôn mửa, giống như khi bị ngộ độc sắn. Một người lớn ăn phải 20mg acid xyanhydric có thể bị ngộ độc. Trẻ em, người già yếu nhạy cảm hơn.Nhưng các bạn cũng không nên vì thế mà sợ ăn măng. Acid xyanhydric hoà tan trong nước và dễ bị bay hơi khi đun nóng, cho nên từ xưa nhân dân ta dã có kinh nghiệm luộc măng tươi bao giờ cũng phải đổ nước luộc đi, rửa măng lại, có khi luộc tới hai lần, lần nào cũng đổ nước luộc đi như vậy rồi mới nấu ăn, và thường hầm măng. Acid xyanhydric hoà tan trong nước luộc, nước rửa và bay hơi theo hơi nước sôi, măng còn lại ăn vừa ngon vừa không còn chất độc. Cũng vì vậy ngộ độc măng chỉ xảy ra khi ta ăn măng tươi chế biến không đúng cách chưa loại bỏ được acid xyanhydric, còn ăn măng ngâm nước, măng chua hoặc măng đã phơi khô không xảy ra ngộ độc có trong măng của nhân dân ta. Trong cuộc sống chúng ta có những thực phẩm có độc mà bạn ít hề biết đến, vậy nên hãy cẩn thận… Cẩn trọng với thực phẩm chứa độc chất chết người.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan