Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khoa học xã hội Triết học Thực trạng và giải pháp nhằm tăng cường hoạt động của hội nông dân phường thượng...

Tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm tăng cường hoạt động của hội nông dân phường thượng thanh, quận long biên, thành phố hà nội

.DOCX
118
348
71

Mô tả:

Nông dân Việt Nam vốn có truyền thống yêu nước và cách mạng, đã có những đóng góp rất lớn trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, ngày nay đang tiếp tục phát huy vai trò, vị trí quan trọng trong sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nông thôn mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Chiếm 70% dân số và 50% lực lượng lao động xã hội trực tiếp sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các làng nghề. Những năm gần đây trong bối cảnh nền kinh tế đất nước chịu ảnh hưởng cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, đóng góp của nông dân, nông nghiệp đã góp hần kiềm chế lãm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và hỗ trợ đắc lực cho công nghiệp, thương mại dịch vụ phát triển. Nông dân ngày nay là nông dân của thời ký mới, thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, thời kỳ mở cửa, thời kỳ công nghiệp hóa-hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, chung tay xây dựng nông thôn mới... đòi hỏi nông dân Việt Nam phải có trình độ nhất định, phải đoàn kết tốt, một lòng theo Đảng, Nhà ước. Và công tác vận động nông dân phải nâng thêm một tầm cao mới và xem đây là việc (hay còn gọi là nhiệm vụ chính trị) của tổ chức Đảng, Nhà nước và đoàn thể chính trị - xã hội phải làm tròn trước Đảng và nhân dân. Ví dụ như công tác tuyên truyền, vận động nông dân thực hiện tốt đạo đức, tác phong, lối sống văn hóa, văn minh... tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Công tác vận động trong thời kỳ mới là công tác tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục mọi người nông dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, đáp ứng yêu cầu đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế. Trong lịch sử dân tộc, giai cấp nông dân Việt Nam luôn là chủ lực quân trên mặt trận đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ tổ quốc. Họ là những chủ nhân đầu tiên khai phá mở mang bờ cõi, tạo nên những giá trị, bản sắc văn hóa Việt Nam. Nông dân Việt Nam có tình yêu quê hương, đất nước sâu sắc, có tình cảm xóm làng bền chặt. Nông dân Việt Nam cần cù, chịu khó trong lao động, sống mộc mạc, giản dị, thật thà chất phác. Do điều kiện lao động và cuộc sống nặng nhọc đã hình thành ở người nông dân tính cần cù, chịu khó, chịu khổ, tiết kiệm. Nhu cầu, ước mơ của họ bình dị, họ luôn mong có cuộc sống bình yên, đủ ăn, đủ mặc, con cái được học hành, có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Nông dân Việt Nam có lòng yêu nước nồng nàn, từ ngày có Đảng một lòng, một dạ theo Đảng, gắn bó với Đảng và giai cấp công nhân, là bạn đồng minh trung thành của giai cấp công nhân. Trong lúc cách mạng gặp khó khăn, nông dân là chổ dựa tin cậy của Đảng, che chở bảo vệ Đảng, chính quền và bảovệ cán bộ. Nông dân Việt nam có tinh thần cộng đồng cao, sống trọng tình, trọng nghĩa, trọng đạo đức. Đây là đặc điểm nổi bật nhất của nông dân Việt Nam. Bên cạnh những tiến trình đổi mới và hội nhập tạo ra cũng còn gặp không ít khó khăn thách thức do tác động của lạm phát, cuộc khủng hoảng tàichính, suy thoái kinh tế thế giới... Nông nghiệp dù được xem là thế mạnh nhưng thời gian qua chưa được đầu tư tương xứng, tình trạng sản xuất tự phát, không theo quy hoạch hoặc do thiếu quy hoạch chi tiết nên còn kém hiệu quả, chưa phát huy hết tiềm năng, lợi thế sẵn có.Công tác tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức nông dân, một số nơi chưa đi vào chiều sâu, chuyển biến chưa rõ nét trong nhận thức nông dân, một bộ phận nông dân còn tâm lý trông chờ, ỷ lại, thiếu quyết tâm tự nổ lực vươn lên, bên cạnh một bộ phận nông dân đời sống còn khó khăn, chất lượng cuộc sống và thu nhập còn thấp so với mặt băng chung. Những nhu cầu bức xúc và tâm trạng của nông dân trong quá trình tiếp thu, thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn có nơi, có lúc chưa được nông dân nắm bắt và thể hiện chính kiến kịp thời. Từ đó, chưa phát huy, khai thác hết tiềm năng, nội lực to lớn của nông dân trong đổi mới bộ mặt nông thôn. Các phong trào nông dân có phát triển nhưng chậm được sơ kết, nhân rộng – phổ biến mô hình mới, cách làm hay, có hiệu quả tại từng địa bàn nông thôn để nông dân học tập, hưởng ứng. Công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ Hội nông dân các cấp được tăng cường nhưng số lượng cán bộ thay đổi hàng năm còn cao, dẫn
GVHD: PGS. Mai Thanh Cúc PHẦN I: MỞ ĐẦU 1.1 Lời nói đầu Nông dân Việt Nam vốn có truyền thống yêu nước và cách mạng, đã có những đóng góp rất lớn trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, ngày nay đang tiếp tục phát huy vai trò, vị trí quan trọng trong sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nông thôn mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Chiếm 70% dân số và 50% lực lượng lao động xã hội trực tiếp sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các làng nghề. Những năm gần đây trong bối cảnh nền kinh tế đất nước chịu ảnh hưởng cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, đóng góp của nông dân, nông nghiệp đã góp hần kiềm chế lãm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và hỗ trợ đắc lực cho công nghiệp, thương mại dịch vụ phát triển. Nông dân ngày nay là nông dân của thời ký mới, thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, thời kỳ mở cửa, thời kỳ công nghiệp hóa-hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, chung tay xây dựng nông thôn mới... đòi hỏi nông dân Việt Nam phải có trình độ nhất định, phải đoàn kết tốt, một lòng theo Đảng, Nhà ước. Và công tác vận động nông dân phải nâng thêm một tầm cao mới và xem đây là việc (hay còn gọi là nhiệm vụ chính trị) của tổ chức Đảng, Nhà nước và đoàn thể chính trị - xã hội phải làm tròn trước Đảng và nhân dân. Ví dụ như công tác tuyên truyền, vận động nông dân thực hiện tốt đạo đức, tác phong, lối sống văn hóa, văn minh... tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Công tác vận động trong thời kỳ mới là công tác tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục mọi người nông dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, đáp ứng yêu cầu đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế. Trong lịch sử dân tộc, giai cấp nông dân Việt Nam luôn là chủ lực quân trên mặt trận đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ tổ quốc. Họ là những chủ nhân đầu tiên khai phá mở mang bờ cõi, tạo nên những giá trị, bản sắc văn hóa Việt SV: Nguyễn Thị Tú Anh - Lớp K55-PTNN 1 GVHD: PGS. Mai Thanh Cúc Nam. Nông dân Việt Nam có tình yêu quê hương, đất nước sâu sắc, có tình cảm xóm làng bền chặt. Nông dân Việt Nam cần cù, chịu khó trong lao động, sống mộc mạc, giản dị, thật thà chất phác. Do điều kiện lao động và cuộc sống nặng nhọc đã hình thành ở người nông dân tính cần cù, chịu khó, chịu khổ, tiết kiệm. Nhu cầu, ước mơ của họ bình dị, họ luôn mong có cuộc sống bình yên, đủ ăn, đủ mặc, con cái được học hành, có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Nông dân Việt Nam có lòng yêu nước nồng nàn, từ ngày có Đảng một lòng, một dạ theo Đảng, gắn bó với Đảng và giai cấp công nhân, là bạn đồng minh trung thành của giai cấp công nhân. Trong lúc cách mạng gặp khó khăn, nông dân là chổ dựa tin cậy của Đảng, che chở bảo vệ Đảng, chính quền và bảovệ cán bộ. Nông dân Việt nam có tinh thần cộng đồng cao, sống trọng tình, trọng nghĩa, trọng đạo đức. Đây là đặc điểm nổi bật nhất của nông dân Việt Nam. Bên cạnh những tiến trình đổi mới và hội nhập tạo ra cũng còn gặp không ít khó khăn thách thức do tác động của lạm phát, cuộc khủng hoảng tàichính, suy thoái kinh tế thế giới... Nông nghiệp dù được xem là thế mạnh nhưng thời gian qua chưa được đầu tư tương xứng, tình trạng sản xuất tự phát, không theo quy hoạch hoặc do thiếu quy hoạch chi tiết nên còn kém hiệu quả, chưa phát huy hết tiềm năng, lợi thế sẵn có.Công tác tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức nông dân, một số nơi chưa đi vào chiều sâu, chuyển biến chưa rõ nét trong nhận thức nông dân, một bộ phận nông dân còn tâm lý trông chờ, ỷ lại, thiếu quyết tâm tự nổ lực vươn lên, bên cạnh một bộ phận nông dân đời sống còn khó khăn, chất lượng cuộc sống và thu nhập còn thấp so với mặt băng chung. Những nhu cầu bức xúc và tâm trạng của nông dân trong quá trình tiếp thu, thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn có nơi, có lúc chưa được nông dân nắm bắt và thể hiện chính kiến kịp thời. Từ đó, chưa phát huy, khai thác hết tiềm năng, nội lực to lớn của nông dân trong đổi mới bộ mặt nông thôn. Các phong trào nông dân có phát triển nhưng chậm được sơ kết, nhân rộng – phổ biến mô SV: Nguyễn Thị Tú Anh - Lớp K55-PTNN 2 GVHD: PGS. Mai Thanh Cúc hình mới, cách làm hay, có hiệu quả tại từng địa bàn nông thôn để nông dân học tập, hưởng ứng. Công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ Hội nông dân các cấp được tăng cường nhưng số lượng cán bộ thay đổi hàng năm còn cao, dẫn đến chất lượng cán bộ chưa đồng đều, tình trạng vừa “thừa” vừa “thiếu” cán bộ có uy tín, am hiểu về chuyên môn nghiệp vụ, về thực tiễn để tập hợp, hướng dẫn nông dân làm ăn, xây dựng tổ chức Hội nông dân. Xuất phát từ yêu cầu thời kỳ đổi mới: đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiệnđại hóa đất nước, thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới như hiện nay và thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế WTO, thời kỳ kinh tế mở, sự giao lưu xã hội diễn ra mạnh mẽ, dẫn tới người nông dân vừa có điều kiện tiếp cận với những giá trị văn minh nhân loại, nhưng cũng dễ bị lây nhiễm các tệ nạn tiêu cực xã hội. Tình hình di chuyển dân cư tự do, lao động nông thôn có xu hướng tăng lên từ những nhân tố tác động chủ yếu nêu trên, từ đó ta đặt ra vấn đề vận động nông dân phù hợp với tình hình, đặc điểm của nông dân trong thời kỳ mới hết sức khó khăn. Từ những vấn đề trên tôi chọn đề tài: “Thực trạng và giải pháp nhằm tăng cường hoạt động của Hội Nông dân Phường Thượng Thanh, Quận Long Biên, Thành phố Hà Nội”. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung Tìm hiểu thực trạng hoạt động của Hội Nông dân phường Thượng Thanh, Quận Long Biên, Thành phố Hà Nội nhằm hiểu rõ và đánh giá chung được tình hình, từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu tăng cường hoạt động của Hội Nông dân phường trong thời gian tới. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa lý luận và thực tiễn về hoạt động của Hội Nông dân SV: Nguyễn Thị Tú Anh - Lớp K55-PTNN 3 GVHD: PGS. Mai Thanh Cúc - Tìm hiểu thực trạng hoạt động, các kết quả đạt được, đánh giá kết quả của một số hoạt động của Hội Nông dân phường Thượng Thanh trong những năm qua. - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu tăng cường hoạt động của Hội Nông dân phường Thượng Thanh trong thời gian tới. 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu - Hội Nông dân Phường Thượng Thanh bao gồm: cán bộ Hội, các Hội viên… 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu của đề tài - Phạm vi về không gian: Phường Thượng Thanh, Quận Long Biên, Thành phố Hà Nội. - Phạm vi về thời gian: Thời gian lấy số liệu: Các thông tin và số liệu phục vụ cho đề tài thu thập trong 3 năm 1/2011- 12/2013. Thời gian nghiên cứu đề tài: Đề tài nghiên cứu từ ngày 25/11/201306/3/2014. SV: Nguyễn Thị Tú Anh - Lớp K55-PTNN 4 GVHD: PGS. Mai Thanh Cúc PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 2.1 Lý luận về bộ máy hành chính và các hoạt động của Hội nông dân Các khái niệm: 2.1.1Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lenin, Đảng cộng sản Viêt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh về Hội nông dân 2.1.1.1Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lenin về Hội nông dân Hội nông dân là bộ phận chủ yếu là thành phần sản xuất hàng hóa nhỏ, tồn tại khách quan và lâu dài trong suốt thời ký quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Phát triển lý luận Các Mác trong thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, V.I.Lenin đã chỉ rõ đặc điểm lớn nhất, xuyên suốt của thời kỳ đó là sự tồn tại một cơ cấu kinh tế nhiều thành phần, và tương ứng là một xã hội có cơ cấu nhiều giai cấp. Về cơ bản có 3 thành phần tồn tại phổ biến ở mọi nước là: chủ nghĩa tư bản, tiểu tư sản, công nhân và những người lao động tập thể. Các Mác và Lenin đều thống nhất quan điểm là các thành phần trên sẽ tồn tại lâu dài, trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Do người nông dân là một nhân tối rất cơ bản của dân cư, nền sản xuất và của chính quyền, nên sự tồn tại của nó là có lợi cho giai cấp vô sản trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản, do toàn bộ tâm lý tập quán sản xuất nhỏ tồn tại hàng tram năm đã tạo “Một cơ sở có những cội rễ rất sâu và rất chắc” vào ý thức tư hữu của người nông dân, nên họ sẽ chống lại bất cứ sự can thiệp, hay kiểm kê, kiểm soát của Nhà nước, vì vậy việc thay thế chế độ tư hữu nhỏ bằng chế độ công hữu là không thể tiến hành một lần mà xong được. Vậy nên với Lenin đã cực lực phê phán những tư tưởng nóng vội muốn xóa bỏ ngay mọi hình thức tư hữu để xác lập chế độ công hữu. Cần phải cải tạo giai cấp tiểu tư sản cùng với những tập quán, những thói quen của giai cấp ấy theo con đường xã hội chủ nghĩa. Mặc dù xác định SV: Nguyễn Thị Tú Anh - Lớp K55-PTNN 5 GVHD: PGS. Mai Thanh Cúc lâu dài của nền kinh tế tiểu nông nhưng điều đó không có nghĩa là giai cấp vô sản để mặc họ mà ngược lại phải cải tạo họ, tiêu diệt cái cơ sở vô cùng rộng. Các vấn đề kinh tế lớn và có cội rễ rất sâu và rất chắc cho sự duy trì và phục hồi tại chủ nghĩa tư bản trong cuộc đấu tranh ác liệt chống chủ nghĩa cộng sản đó là nhiệm vụ khó khăn.Lenin luôn nhắc nhở giai cấp vô sản là không được quên kẻ thù chủ yếu trong bước quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội là giai cấp tiểu tư sản và tính tự phát tiểu tư sản cùng với những tập quán và thói quen, địa vị kinh tế của giai cấp ấy. Ông nói nếu giai cấp vô sản xóa bỏ được chế độ tư hữu của người tiểu nông thì cũng có nghĩa là họ đã “ Nhổ được những gốc rễ sâu xa hơn là dai dẳng hơn của những quan hệ cũ tiền xã hội chủ nghĩa, thậm chí tiền tư bản”. Lenin đều có chung quan niệm là phải lôi cuốn nhân dân di theo chủ nghĩa xã hội. Các ông đều cho rằng nếu giải phóng nông dân mà chỉ dừng lại ở việc đưa ruộng đất và tự do cho họ thì đó mới chỉ là bước đầu, nhiệm vụ của giai cấp vô sản và chính đảng của nó là lớn hơn, khó khăn hơn nhiều. Đó là xóa bỏ tư hữu, dẫn dắt nông dân xây dựng cuộc sống ấm no, tự do hạnh phúc, để không vì sự yếu đuối và thiếu năng lực cạnh tranh của họ mà bị phân hóa trong guồng máy tư bản chủ nghĩa. Con đường cơ bản để cải tạo nông dân là tập hợp họ vào các hợp tác xã. Những người nông dân sau khi thoát khỏi chế độ bóc lột của chủ nghĩa tư bản trở thành người nông dân tự do và được chia ruộng đất thuộc nhà nước. Nhưng sự thâm nhập của hàng hóa sản xuất vào nông nghiệp, sự cạnh tranh giữa nông dân, những cuộc đấu tranh giành đất đai, giành độc lập kinh tế. Đã dẫn đến tình trạng phân hóa trong nông dân, giai cấp tư sản nông dân lấn át trung nông và nông dân nghèo. Đó là vấn đề có tính quy luật vì vậy chừng nào người nông dân còn chưa trở thành người lao động tập thể trong các hợp tác xã thì chừng đó vẫn còn nguy cơ đói nghèo, cướp bóc xảy ra. SV: Nguyễn Thị Tú Anh - Lớp K55-PTNN 6 GVHD: PGS. Mai Thanh Cúc Lenin làm rõ thêm: hợp tác xã là hình thức kinh tế quá độ thích hợp để chuyển từ tiểu sản xuất sang đại sản xuất đưa những nhà sản xuất nhỏ lên chủ nghĩa xã hội do đó đưa nông dân vào hợp tác xã là con đường duy nhất mang lại lợi ích cho họ và cũng là con đường cơ bản nhất, dễ dàng nhất để cải tạo họ theo chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên theo những thói quen lâu đời cố hữu, bất di bất dịch đã ăn sâu vào tiềm thức của người nông dân nên họ sẽ không sẵn sàng từ bỏ những lợi ích riêng để đi theo giai cấp công nhân trên con đường xây dựng xã hội chủ nghĩa. Vì vậy giai cấp vô sản phải lãnh đạo họ đấu tranh với họ để gây ảnh hưởng tới họ và lôi cuốn họ tham gia hợp tác xã, chừng nào giai cấp vô sản tổ chức được toàn thể nông dân và hợp tác xã thì chừng đó họ mới thực sự đứng vững được cả hai chân trên miếng đất xã hội chủ nghĩa. Trong quá trình cải tạo nông dân cần có những bước đi thận trọng với những chính sách và biện pháp thích hợp. Mặc dù quan điểm của chủ nghĩa Mac-Lenin là xóa bỏ chế độ tư hữu, thiết lập chế độ công hữu trong chủ nghĩa xã hội nhưng điều đó không có nghĩa là phải tiến hành quốc hữu hóa ngay một lúc tất cả các tư liệu sản xuất của xã hội mà ngược lại và cần phải sử dụng. Về xác định một giai cấp, một tầng lớp xã hội phải căn cứ vào địa vị kinh tế - xã hội, điều kiện sống và lao động, tính chất sở hữu tư liệu sản xuất, môi trường sống và các quan hệ khác. 2.1.1.2Quan điểm của Đảng Cộng Sản Việt Nam về Hội nông dân Nắm vững quan điểm của Chủ nghĩa Mac – Lenin, Tư tưởng Hồ Chí Minh về giai cấp nông dân, xuất phát từ tình hình đặc điểm của cách mạng Việt Nam trong từng thời kỳ cách mạng, Đảng cộng sản Việt Nam đã nhận thức sâu sắc về vị trí, vai trò của giai cấp nông dân trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và cách mạng xã hội chủ nghĩa. Ngay trong cương lĩnh đầu tiên của Đảng tháng 2 năm 1930 đã xác định “ phải làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới chủ nghĩa cộng sản”. Để thực hiện SV: Nguyễn Thị Tú Anh - Lớp K55-PTNN 7 GVHD: PGS. Mai Thanh Cúc được mục tiêu đó trước hết phải “xây dựng chính phủ công nông binh” và “ thu hết ruộng đất của chủ nghĩa đế quốc làm của công chia cho dân nghèo” và “bỏ sưu thuế cho dân cày nghèo” như vậy trong cách mạng giải phóng dân tộc, Đảng Cộng Sản Việt Nam luôn xác định rõ về vấn đề nông dân và ruộng đất là một trong vấn đề cốt lõi của cách mạng, giải phóng dân tộc chỉ có thể thắng lợi khi giải quyết được vấn đề nông dân. Đảng Cộng Sản Việt Nam xem xét vấn đề nông dân một cách toàn diện nghĩa là không dừng ở vấn đề kinh tế, nông nghiệp từ thực tiễn cách mạng Việt Nam khi xem xét về mặt chính trị của vấn đề nông dân là cơ sở để xây dựng khối liên minh công nông và tri thức, là cơ sở để xây dựng mặt trận dân tộc liên minh công nông trí thức là nền tảng của chính quyền, là công cụ sắc bén trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam chủ nghĩa xã hội. 2.1.1.3 Tư tưởng Hồ Chí Minh về Hội nông dân Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam Hồ Chí Minh đã khẳng định “Trải qua các thời kỳ, Đảng ta luôn nắm vững và giải quyết đúng đắn vấn đề nông dân, củng cố liên minh công nông, Đảng ta đấu tranh chống những xu hướng “hữu khuynh” và “tả khuynh” đánh giá thấp vai trò của nông dân là quân chủ lực của cách mạng, là bạn đồng minh chủ yếu là niềm tin cậy nhất của giai cấp nông dân, công nhân, là lực lượng cơ bản của giai cấp công nhân xây dựng chủ nghĩa xã hội. Hoạt động của Hội nông dân dưới sự ảnh hưởng của tư tưởng Hồ Chí Minh là tư tưởng chiến lược của Đảng Cộng Sản Việt Nam đây là tư tưởng của Hồ Chí Minh.Từ khi ra đời Đảng Cộng Sản Việt Nam đã tổ chức giai cấp nông dân đứng lên đấu tranh và khởi nghĩa ở nhiều nơi, kết quả đạt được, được đánh giá khác nhau. Do tác động của khủng hoảng kinh tế và chính sách đàn áp của thực dân Pháp, Đảng Cộng Sản Việt Namngay từ đầu khi mới ra đời tháng 2 năm 1930 đã lãnh đaọ nhân dân đấu tranh bên cạnh đó phong trào SV: Nguyễn Thị Tú Anh - Lớp K55-PTNN 8 GVHD: PGS. Mai Thanh Cúc công nhân ở nhiều nơi mục tiêu chủ yếu là đòi quyền sống cũng xuất hiện nhiều khẩu hiệu chính trị. Tư tưởng Hồ Chí Minh luôn kiên định phải đặt nông dân lên hàng đầu vì dân là gốc nông dân phải được sống lao động và học tập nên dân là quân chủ lực của đất nước của giai cấp cách mạng, giai cấp công nhân liên minh với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức là nền tảng của nhà nước Việt Nam XHCN là lực lượng hùng hậu để phát triển kinh tế xã hội nông lâm ngư nghiệp gắn liền với CNH – HĐH và xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ hàng đầu quan trọng trong việc ổn định tình hình kinh tế chính trị của đất nước. 2.2.2. Khái niệm nông dân Nông dân nước ta là những người lao động sống ở nông thôn, nghề nghiệp chính là sản xuất nông nghiệp va nguồn sống chủ yếu dựa vào các sản phẩm lao động từ nông nghiệp mà ra. Nói đến nông dân là nói đến một bộ phận dân cứ lao động gắn liền với sản xuất nông nghiệp. Trong thực tế ở Việt Nam hiện nay có nhiều người tham gia lao động và sản xuất ra sản phẩm nông nghiệp họ cũng sống ở nông thôn.. 2.2.3 Hội Nông dân Việt Nam Hội nông dân Việt Nam là những người cần cù chịu khó trong lao động, sống mộc mạc giản dị, thật thà, chất phát. Do điều kiện lao động và cuộc sống nặng nhọc đã hình thành ở người nông dân tính cần cù, chịu khó, chịu khổ, tiết kiệm, nhu cầu ước mơ của họ bình dị, họ luôn mong ước được cuộc sống bình yên, đủ ăn đủ mặc, con cái được học hành, có cuộc sống ấm no, tự do hạnh phúc. Nông dân Việt Nam có lòng yêu nước nồng nàn, từ ngày có Đảng một lòng một dạ đi theo Đảng, gắn bó Đảng với giai cấp công nhân, là bạn đồng minh trung thành của giai cấp công nhân Việt Nam. Trong lúc cách mạng gặp SV: Nguyễn Thị Tú Anh - Lớp K55-PTNN 9 GVHD: PGS. Mai Thanh Cúc khó khăn, nông dân là chỗ dựa tin cậy của Đảng, che chở bảo vệ Đảng, chính quyền, bảo vệ cán bộ. Nông dân Việt Nam có tinh thần cộng đồng cao, sống trọng tình, trọng nghĩa, trọng đạo đức. Nông dân là những người trở thành lực lượng lao động tiên tiến có năng suất chất lượng, hiệu quả cao, nông dân là lực lượng chính trị - xã hội và là thành viên của Mặt Trận Tổ quốc Việt Nam, vững mạnh dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam. 2.2.3.1 Vai trò của Hội nông dân Việt Nam Hội nông dân Việt Nam là một tổ chức chính trị xã hội của giai cấp nông dân do Đảng Cộng Sản Việt Nam lãnh đạo và là thành viên của Mặt Trận tổ quốc Việt Nam, cơ sở chính trị của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Vai trò của Hội nông dân Việt Nam đã phát huy được những vai trò trách nhiệm là người đại diện cho quyền lợi chính đáng hợp pháp của nông dân và cũng là cầu nối giữa Đảng và Hội nông dân để trở thành lực lượng nòng cốt trong phong trào xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền với khối đại đoàn kết dân tộc văn minh hiện đại, nghĩa tình. Hội nông dân Việt Nam đã không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động và tổ chức các cấp Hội, góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp với nền nông nghiệp đô thị của Việt Nam và bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp cho nông dân. 2.2.3.2Chức năng của Hội nông dân Việt Nam - Vận động nông dân là chức năng quan trọng nhất của Hội nông dân, xây dựng giai cấp nông dân về mọi măt để xứng đáng là lực lượng cơ bản trong việc xây dựng nông thôn mới góp phần đắc lực vào sự nghiệp CNH, HĐH, nông dân phải được đào tạo và có trình độ sản xuất ngang bằng với các nước trong khu vực, trên thế giới và đủ bản lĩnh chính trị vai trò chức năng trong việc xây dựng nông thôn mới. SV: Nguyễn Thị Tú Anh - Lớp K55-PTNN 10 GVHD: PGS. Mai Thanh Cúc - Vận động giáo dục hội viên, nông dân phát huy quyền làm chủ, tích cực học tập nâng cao trình độ năng lực về mọi mặt. - Đại diện giai cấp nông dân tham gia xây dựng Đảng và Nhà nước. - Chăm lo bảo vệ quyền lợi ích chính đáng hợp pháp của nông dân Việt Nam nói chung và Hội nông dân ở địa phương nói riêng. 2.2.3.3 Nhiệm vụ của Hội nông dân Viêt Nam Tuyên truyền giáo dục cho cán bộ, hội viên, nông dân hiểu biết đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, nghị quyết chỉ thị của Hội, khơi dậy và phát huy truyền thống yêu nước, ý chí cách mạng tinh thần tự lực tự cường, lao động sáng tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa. Tổ chức học tập nâng cao trình độ tay nghề khoa học kỹ thuật và công nghiệp trong sản xuất, kinh doanh cho hội viên, nông dân nghiệp vụ công tác hội cho cán bộ hội. Vận động tập hợp, làm nòng cốt tổ chức các phong trào nông dân phát triển kinh tế văn hóa xã hội xây dựng cho hội nông thôn mới, xây dựng gia đình nông thôn văn hóa, chăm lo đời sống vật chất tinh thần của hội viên, nông dân các cấp hội là thành viên tích cực tham gia hoạch định và thực hiện các chính sách pháp luật của Nhà nước, chương trình phát triển kinh tế,xã hội của Nhà nước. Tập hợp đông đảo nông dân vào tổ chức hội, nâng cao chất lượng hội viên, xây dựng tổ chức hội vững mạnh. Tham gia xây dựng chính quyền, Đảng trong sạch vững mạnh tham gia xây dựng và giám sát việc thực hiện chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước có liên quan đến nông nghiệp nông thôn, tham gia xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng hợp pháp của hội viên, nông dân. Tăng cường công tác hòa giải gạt bỏ những định kiến, mâu thuẫn giữ gìn nội bộ nông dân, góp phần giữ gìn an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội. SV: Nguyễn Thị Tú Anh - Lớp K55-PTNN 11 GVHD: PGS. Mai Thanh Cúc Hội nông dân cần nâng cao giác ngộ chính trị tinh thần yêu nước cho nông dân tăng cường khối đại đoàn kết nông thôn xây dựng khối liên minh công nông trí thức vững chắc. Vận động nông dân chuyển dịch cơ cấu kinh tế đẩy mạnh sự nghiệp nâng cao đời sống tinh thần của nông dân. Nâng cao trình độ dân trí toàn diện cho nông dân là nhiệm vụ cấp bách hàng đầu đồng thời cũng là nhiệm vụ thường xuyên lâu dài của công tác vận động nông dân xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở nông thôn, văn minh hiện đại đảm bảo cơ sở Hội bền vững trong công cuộc CNH – HĐH nông nghiệp nông thôn. SV: Nguyễn Thị Tú Anh - Lớp K55-PTNN 12 GVHD: PGS. Mai Thanh Cúc SV: Nguyễn Thị Tú Anh - Lớp K55-PTNN 13 GVHD: PGS. Mai Thanh Cúc 2.2.4 Hội Nông dân ở cơ sở Nông dân ở cơ sở là những nông dân sống ở nông thôn có lòng yêu nước nồng nàn, trung thành tuyệt đối với lý tưởng của Đảng là những người thực hiện chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Nông dân ở cơ sở là những người sống ở nông thôn, nghề nghiệp chính là sản xuất nông nghiệp. Sống chủ yếu bằng những sản phẩm mà người dân lao động làm ra, bằng sức lực, sức của của người nông dân nông thôn. Hội nông ở cơ sở là những người bán sát nhiệm vụ chính trị của Đảng, nhiệm vuj của Hội cấp trên, qua đó xây dựng chương trình, kế hoạch công tác của Hội. Đồng thời chỉ đạo, hướng dẫn các chi hội, tổ hội thực hiện có hiệu quả những nhiệm vụ do Hội đề ra. Hướng dẫn các chi, tổ Hội học tập và các hinh thức hấp dẫn nhằm quán triệt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các chỉ thị, nghị quyết của Hội và điều lệ của Hội nông dân Việt Nam đạt kết quả tốt. Đảm bảo chế độ sinh hoạt Ban chấp hành, Ban thường vụ đã quy định, thường xuyên đổi mới nội dung sinh hoạt và hoạt động của Hội, chủ động phối hợp với chính quyền các ban ngành đoàn thể, và các tổ chức hoạt động tư vấn, dịch vụ hỗ trợ nông dân để đẩy mạnh các phong trào thi đua trong hội viên nông dân góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới. Làm tốt công tác xây dựng tổ chức Hội như: Nâng cấp chất lượng hội viên, phát triển hội viên mới đạt chỉ tiêu mà Hội cấp trên giao cho, tích cực bồi dưỡng cán bộ chi, tổ hội và ủy viên Ban chấp hành cơ sở Hội. Ban chấp hành làm theo quy chế, có sổ sách quản lý hội viên, quản lý cán bộ,…theo quy định của Trung Ương hội. SV: Nguyễn Thị Tú Anh - Lớp K55-PTNN 14 GVHD: PGS. Mai Thanh Cúc 2.2.4.1 Vị trí của tổ chức Hội Nông dân ở cơ sở Tổ chức cơ sở hội được thành lập ở đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn. Những đơn vị kinh tế, nông trường, lâm trường, hợp tác xã nếu có nhu cầu thành lập cơ sở hội và được Hội cấp trên trực tiếp xem xét quyết định thì được thành lập cơ sở hội. Những cơ sở hội khi có nhu cầu sáp nhập, chia tách, giải thể thì Ban Chấp hành cơ sở đề nghị Ban Chấp hành cấp trên trực tiếp xem xét quyết định. Cơ sở hội có nhiệm vụ vận động, giáo dục hội viên, nông dân ở cơ sở phát huy quyền làm chủ, tích cực học tập nâng cao trình độ, năng lực về mọi mặt; đại diện giai cấp nông dân tham gia xây dựng đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh; chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của nông dân; động viên hội viên, nông dân hăng hái thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ phát triển kinh tế, chính trị của địa phương, nhiệm vụ công tác hội; đoàn kết, giúp nhau phát triển sản xuất nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho hội viên, nông dân ở cơ sở. 2.2.4.2 Vai trò của Hội nông dân ở cơ sở Hoạt động của Hội nông dân đã chứng tỏ được vai trò phát triển kinh tế xã hội ở xã là rất to lớn trong quá trình hoạt động của Hội nông dân đã hoạt động và phát động được nhiều phong trào nhằm giúp hội viên nông dân xóa đói giảm nghèo phát triển kinh tế xã hội, nâng cao vật chất và tinh thần. Phát huy vai trò làm chủ của nông dân tham gia xây dựng hương ước, quy ước làng xã thực hiện quy chế dân chủ ở nông thôn. Xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền vững mạnh, thực hiện “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” những việc chung và những việc có liên quan đến quyền lợi nghĩa vụ của người nông dân, làm tốt công tác hòa giải các mâu thuân nội bộ nông dân được giải quyết ở cơ sở, xây dựng văn hóa tinh thần, nếp sống lành mạnh, SV: Nguyễn Thị Tú Anh - Lớp K55-PTNN 15 GVHD: PGS. Mai Thanh Cúc tiết kiệm trong việc ma chay, cưới xin,……giữ gìn môi trường ở nông thôn, phường xã sạch đẹp. 2.2.4.3 Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của cơ sở Hội Hội Nông dân Việt Nam là tổ chức được hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Cơ quan lãnh đạo của Hội và đại biểu dự đại hội các cấp được bầu cử trực tiếp bằng phiếu kín. Tập trung dân chủ là nguyên tắc cơ bản, quan trọng nhất để chỉ đạo mọi hoạt động của Hội, đảm bảo cho sự thống nhất ý chí và hành động, tạo nên sức mạnh của cả hệ thống Hội. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội Nông dân Việt Nam là Đại hội đại biểu toàn quốc của Hội. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của mỗi cấp là Đại hội cấp đó. Đại hội hợp lệ khi có mặt 2/3 tổng số hội viên (nếu là Đại hội toàn thể hội viên) hoặc 2/3 tổng số đại biểu được triệu tập (nếu là Đại hội đại biểu) dự họp. Giữa hai kỳ Đại hội, lãnh đạo của Hội Nông dân Việt Nam là BCH Trung ương Hội, ở mỗi cấp là BCH Hội Nông dân cấp đó. BCH Hội Nông dân các cấp báo cáo và chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước Đại hội cùng cấp, trước BCH cấp trên; định kỳ thông báo tình hình hoạt động của mình đến các tổ chức Hội trực thuộc, thực hiện tự phê bình và phê bình, kiểm điểm, đánh giá sự lãnh đạo, chỉ đạo qua các kỳ hội nghị. Tổ chức Hội và cán bộ hội viên nông dân phải chấp hành Nghị quyết của Hội. Thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên, cá nhân phục tùng tổ chức, các tổ chức trong hệ thống Hội phục tùng Đại hội đại biểu toàn quốc và BCH Trung ương Hội. Hội nghị BCH, Ban Thường vụ chỉ hợp lệ khi có mặt 2/3 số ủy viên được triệu tập trở lên. Nghị quyết của BCH, Ban Thường vụ chỉ có giá trị khi quá ½ tổng số ủy viên BCH, Ban Thường vụ được triệu tập biểu quyết đồng ý kiến. Trước khi biểu quyết, mỗi thành viên được phát biểu ý kiến của mình. Cán bộ, hội viên có ý kiến thuộc về thiểu số được quyền bảo lưu và báo cáo SV: Nguyễn Thị Tú Anh - Lớp K55-PTNN 16 GVHD: PGS. Mai Thanh Cúc lên BCH cấp trên cho đến Đại hội đại biểu toàn quốc, song phải chấp hành nghiêm chỉnh Nghị quyết, không được truyền bá ý kiến trái ngược với Nghị quyết của Hội. Tổ chức Hội có thẩm quyền nghiên cứu, xem xét ý kiến đó, không phân biệt, đối xử với cán bộ, hội viên có ý kiến thuộc về thiểu số. 2.2.4.4 Xây dựng Ban Chấp hành cơ sở hội 2.2.4.4.1 Xây dựng Ban Chấp hành cơ sở hội Ban Chấp hành cơ sở hội là cơ quan chỉ đạo, hướng dẫn, điều hành các chi hội, tổ hội hành động để thực hiện tốt các chính sách của Đảng, Nhà nước, Điều lệ Hội. Ban Chấp hành cơ sở hội do đại hội Hội Nông dân xã, phường, thị trấn, nông trường, lâm trường, hợp tác xã bầu ra, nhiệm kỳ 5 năm, làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Ban Chấp hành cơ sở hội gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch, các ủy viên thường vụ và các ủy viên Ban Chấp hành; một số đồng chí ủy viên Ban Chấp hành trực tiếp làm chi hội trưởng và một số đồng chí khác được cơ cấu ở một số ngành có liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, nông dân. Khi cơ cấu một số ngành vào Ban Chấp hành cần chú ý đến việc tham gia của các ủy viên Ban Chấp hành kiêm chức sao cho có hiệu quả. Trước mỗi nhiệm kỳ đại hội, Ban Chấp hành Hội Nông dân huyện sẽ có hướng dẫn cụ thể về nội dung chuẩn bị đại hội, nhân sự và số lượng ủy viên Ban Chấp hành một cơ sở. - Nhiệm uỷ của Ban Chấp hành Hội Nông dân cơ sở Điều lệ Hội Nông dân Việt Nam quy định Ban Chấp hành Hội Nông dân cơ sở có 6 nhiệm vụ: + Hướng dẫn các chi hội, tổ hội học tập, thực hiện Điều lệ và nghị quyết, chỉ thị của Hội; các nghị quyết của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước và của cấp ủy đảng, chính quyền cơ sở. + Thường xuyên đổi mới nội dung, phương thức hoạt động; phối hợp với chính quyền, các ngành, Mặt trận. đoàn thể ở cơ sở tuyên truyền, vận động nông dân tích cực tham gia các phong trào phát triển kinh tế xã hội tham SV: Nguyễn Thị Tú Anh - Lớp K55-PTNN 17 GVHD: PGS. Mai Thanh Cúc gia kinh tế hợp tác và hợp tác xã, làng nghề, trang trại và các loại hình kinh tế tập thể khác. Tổ chức hoạt động hỗ trợ, tư vấn, dịch vụ giúp nông dân phát triển sản xuất, tạo việc làm tăng thu nhập; chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của hội viên, nông dân. + Nâng cao chất lượng hội viên; bồi dưỡng cán bộ hội; duy trì nền nếp sinh hoạt với nội dung thiết thực; xây dựng quỹ hội, thu nộp hội phí đúng quy định. + Kiểm tra việc thực hiện Điều lệ, chỉ thị, nghị quyết của Hội; phối hợp với chính quyền, Mặt trận, đoàn thể giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật ở nông thôn; tham gia thực hiện Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã phường, thể trấn góp phần xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh; bồi dưỡng và giới thiệu với Đảng những cán bộ, hội viên ưu tú để Đảng xem xét, kết nạp. + Thường xuyên phản ánh tình hình tổ chức, hoạt động của Hội, tình hình sản xuất, đời sống, tâm tư, nguyện vọng và những kiến nghị của hội viên, nông dân với cấp ủy đảng, chính quyền cùng cấp và Hội cấp trên. + Chuẩn bị nội dung, tổ chức đại hội khi hết nhiệm kỳ. - Phân công trách nhiệm trong Ban Chấp hành Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của Hội, Ban Chấp hành, phụ trách chung, trong đó tập trung vào một số việc sau: + Nắm vững các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước liên quan trực tiếp đến nông nghiệp, nông thôn, nông dân và chương trình công tác của cấp ủy đảng, chính quyền cơ sở, của Hội cấp trên trực tiếp; đồng thời nắm chắc tình hình tổ chức, hoạt động của các chi hội, tình hình sản xuất đời sống của hội viên, nông dân. Trên cơ sở đó, đề ra kế hoạch công tác của Hội, đưa ra Ban Chấp hành thảo luận và quyết định. SV: Nguyễn Thị Tú Anh - Lớp K55-PTNN 18 GVHD: PGS. Mai Thanh Cúc + Chuẩn bị nội dung các cuộc họp Ban Chấp hành Hội Nông dân cơ sở, duy trì mỗi tháng họp một lần; chuẩn bị báo cáo sơ kết, tổng kết công tác hội hằng quý 6 tháng, năm. + Chủ động báo cáo tình hình công tác hội, tình hình hội viên, nông dân với cấp ủy đảng, chính quyền cơ sở với Hội cấp trên để xin ý kiến chỉ đạo. Chủ động phối hợp với Mặt trận, các ngành, đoàn thể cùng cấp để triển khai thực hiện chương trình công tác của Hội. + Đôn đốc, nhắc nhở các ủy viên Ban Chấp hành thực hiện tốt các nhiệm vụ được phân công và các chi hội triển khai kế hoạch công tác. + Phụ trách công tác tổ chức. + Phó Chủ tịch Hội Nông dân cơ sở là cán bộ giúp việc Chủ tịch, có trách nhiệm đối với nhiệm vụ công tác hội do Chủ tịch phân công, mỗi Phó Chủ tịch được phân công phụ trách một lĩnh vực công tác như: tuyên truyền, kiểm tra, giáo dục, hoạt động kinh tế - xã hội an ninh quốc phòng, ... Các ủy viên Ban Chấp hành Hội Nông dân cơ sở: Mỗi ủy viên Ban Chấp hành được cơ cấu từ các chi hội, tổ hội chịu trách nhiệm chỉ đạo chi, tổ của mình thực hiện chương trình trọng tâm, nhiệm vụ công tác của Hội. Ủy viên Ban Chấp hành cơ cấu từ các ngành đoàn thể phân công theo nội dung chuyên đề hoạt động có liên quan đến công tác Hội. - Tổ chức họp Ban Chấp hành cơ sở + Ban Chấp hành cơ sở mỗi tháng họp một lần, khi có công việc cần thiết có thể họp bất thường. + Nội dung các cuộc họp gồm: · Kiểm điểm việc thực hiện kế hoạch công tác trong tháng. · Quán triệt chủ trương công tác của Hội cấp trên, của cấp ủy đảng và chính quyền cơ sở. · Bàn về kế hoạch công tác thời gian sắp tới. SV: Nguyễn Thị Tú Anh - Lớp K55-PTNN 19 GVHD: PGS. Mai Thanh Cúc Mỗi cuộc họp nên tập trung bàn kỹ một số việc cụ thể thực hiện có hiệu quả; trong sinh hoạt Ban Chấp hành phải bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, biểu quyết theo đa số, khi thi hành thì cấp dưới phục tùng cấp trên. 2.2.4.4.2 Xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở hội - Tầm quan trọng của công tác cán bộ: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc," 1 “công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém” 2. Làm tốt công tác cán bộ tức là thúc đẩy phong trào cách mạng phát triển. - Tiêu chuẩn người cán bộ hội: Cán bộ Hội Nông dân là cán bộ của Đảng, được Đảng phân công công tác vận động nông dân. Theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ ba (khóa VIII), cán bộ Hội Nông dân phải có những tiêu chuẩn: + Có bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với lý tưởng cách mạng, với chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; có nhiệt tình, tâm huyết với nông dân, nông nghiệp, nông thôn và công tác hội; có lối sống lành mạnh, trung thực, giản dị, cởi mở, chan hòa gắn bó mật thiết với nông dân, được nông dân tín nhiệm, lời nói đi đôi với việc làm, biết hành động thận trọng, tác phong làm việc kiên trì, chu đáo, khoa học; có thái độ khiêm tốn học hỏi, không tự phụ, kiêu căng, không tự ti, ỷ lại, trông chờ thụ động. + Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, không tham nhũng và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, có ý thức tổ chức kỷ luật cao. + Có trình độ hiểu biết về lý luận, quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, có trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ nhất định; có hiểu biết về nông dân, nông nghiệp, nông thôn; có năng lực chỉ đạo thực tiễn và tổng kết thực tiễn; có khả năng dự báo và định hướng sự phát triển tư tưởng, tình cảm cũng như trạng thái tinh thần của SV: Nguyễn Thị Tú Anh - Lớp K55-PTNN 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan