Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Y dược Thực trạng tuân thủ điều trị thuốc của người bệnh đái tháo đường type ii ngoại t...

Tài liệu Thực trạng tuân thủ điều trị thuốc của người bệnh đái tháo đường type ii ngoại trú tại bệnh viện đa khoa mỹ đức năm 2018

.PDF
27
12
105

Mô tả:

1 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH ---------------------- Lê Thị Lan Hương THỰC TRẠNG TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ THUỐC CỦA NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE II NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA MỸ ĐỨC NĂM 2018 BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP Nam Định, năm 2018 2 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH -------------------- Lê Thị Lan Hương THỰC TRẠNG TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ THUỐC CỦA NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE II NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA MỸ ĐỨC NĂM 2018 Chuyên ngành: ĐIỀU DƯỠNG NỘI NGƯỜI LỚN BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP Giảng viên hướng dẫn: TS.BS Vũ Văn Thành Nam Định, năm 2018 3 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, làm việc và nghiên cứu thực hiện chuyên đề, em đã nhận được sự hướng dẫn cũng như sự giúp đỡ, động viên của các thầy cô giáo, các đồng nghiệp tại Bệnh viện Đa khoa huyện Mỹ Đức, gia đình và bạn bè. Với sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc đó, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới: Ban Giám hiệu nhà trường, phòng Đào tạo Sau Đại học, các phòng ban và các thầy cô giáo Trường Đại học Điều Dưỡng Nam Định đã truyền đạt cho em kiến thức, những kinh nghiệm quý báu và tạo điều kiện, giúp đỡ em trong thời gian học tập, nghiên cứu tại trường. TS.BS Vũ Văn Thành, giảng viên Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định là người thầy đã tận tình chỉ bảo hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành chuyên đềtốt nghiệp. Ban giám đốc, các đồng nghiệp tại Bệnh viện Đa khoa huyện Mỹ Đức đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện để em có thể hoàn thành tốt khóa học này. Em cũng bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới gia đình, đồng nghiệp, bạn bè và tập thể lớp Chuyên khoa I – khóa 5 Nội, những người đã giành cho em tình cảm và nguồn động viên khích lệ. Học viên Lê Thị Lan Hương 4 MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................ 1. ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................... 1 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ..................................................... 3 2.1. Cơ sở lý luận ................................................................................................... 3 2.1.1.Định nghĩa ................................................................................................. 3 2.1.2. Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ[6],[8] .................................................... 3 2.1.3. Phân loại bệnh đái tháo đường [7] ......................................................... 4 2.1.4. Cơ chế bệnh sinh[16] ............................................................................... 4 2.1.5. Triệu chứng .............................................................................................. 5 2.1.6.Biến chứng................................................................................................. 7 2.1.7. Điều trị ..................................................................................................... 8 2.1.8. Phòng bệnh............................................................................................... 9 2.2. Cơ sở thực tiễn ................................................................................................ 9 2.2.1. Tình hình nghiên cứutrên thế giới............................................................ 9 2.2.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam ........................................................ 10 3. LIÊN HỆ THỰC TIỄN......................................................................... 12 3.1. Thực trạng chung của bệnh viện đa khoa huyện Mỹ Đức năm 2018 ........... 12 3.2. Thực trạng tuân thủ dùng thuốc của người bệnh ĐTĐ type 2 ngoại trú tại bệnh viện đa khoa huyện Mỹ Đức năm 2018 ...................................................... 13 3.3. Ưu điểm, tồn tại và nguyên nhân .................................................................. 18 3.3.1. Ưu điểm .................................................................................................. 18 3.3.2. Tồn tại .................................................................................................... 18 3.3.3. Nguyên nhân: ......................................................................................... 18 KẾT LUẬN .................................................................................................... 20 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 1 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BMI (Body Mass Index) Chỉ số khối cơ thể ĐTĐ Đái tháo đường LĐ Lao động NB Người bệnh SL Số lượng WHO (World Health OrganiZation) Tổ chức Y tế Thế giới % Phần trăm 1 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Đái tháo đường là một trong những bệnh mạn tính mang tính toàn cầu và là bệnh phát triển nhanh nhất hiện nay. Đái tháo đường đang trở thành một vấn đề lớn của y học, nó gây nhiều tác động bất lợi mang tính xã hội như làm tăng gánh nặng chi phí về y tế, làm suy giảm sức lao động của xã hội, làm tăng tỷ lệ tử vong và làm rút ngắn tuổi thọ của người bệnh [12]. Ngày nay, đái tháo đường ngày càng tăng ở các nước phát triển, nơi đô thị hóa ngày càng thay đổi lối sống, tập quán ăn uống và giảm hoạt động thể lực. Đái tháo đường gắn liền với nhiều biến chứng mạn tính và cấp tính nhất là các biến chứng về tim mạch. Các biến chứng này cùng với các stress về tâm lý không chỉ làm chất lượng cuộc sống của người bệnh giảm đi mà còn làm hao tổn về tuổi thọ, để lại nhiều di chứng nặng nề và vĩnh viễn, gây tỷ lệ tử vong ngày càng cao và bệnh đang là gánh nặng của cộng đồng và xã hội[13]. Người ta nhận thấy một người 40-49 tuổi được chẩn đoán đái tháo đường type 2 sẽ mất đi trung bình là mười năm sống. Người bệnh bị bệnh đái tháo đường có bệnh lý mạch vành cao gấp 2-3 lần so với người không bị bệnh đái tháo đường [6]. Mặt khác tại thời điểm chẩn đoán lâm sàng người bệnh Đái tháo đường phần lớn đã có biến chứng; trong đó, bệnh võng mạc là 35%, bệnh thần kinh ngoại vi là 12%, protein niệu là 2%[7]. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), năm 2008 cả thế giới có 135 triệu người đái tháo đường chiếm 4% dân số thế giới, chỉ sau 2 năm số người mắc bệnh đái tháo đường lên tới 221 triệu người chiếm 5.4% [8]. Tại Việt Nam, trong những năm gần đây tốc độ phát triển nhanh bệnh đái tháo đường đã trở thành một vấn đề lớn của ngành y tế. Theo tính toán của hội người giáo dục bệnh đái tháo đường Việt Nam, tỷ lệ đái tháo đường năm 2002 chiếm 2.7% dân số, đến năm 2008 (sau 6 năm) đã tăng lên gấp đôi 5.7% dân số [6]. 2 Một trong những nguyên nhân dẫn đến tử vong cao là do người bệnh không tuân thủ chế độ điều trị gây ra một loạt các biến chứng trầm trọng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh và xã hội. Vì vậy, muốn làm giảm tỷ lệ tử vong cũng như các biến chứng: loét bàn chân, mù lòa…[8] do đái tháo đường gây ra thì người bệnh cần tuân thủ tốt chế độ điều trị như chế độ dinh dưỡng, chế độ hoạt động thể lực, chế độ dùng thuốc, chế độ kiểm soát đường huyết và khám sức khỏe định kỳ theo hướng dẫn của nhân viên y tế. Hàng năm có nhiều người bệnh bị đái tháo đường đến khám và điều trị ngoại trú tại Bệnh viện. Nhưng có nhiều người bệnh không hiểu đầy đủ về bệnh của mình, thậm chí có những người bệnh còn nhận thức sai lầm về bệnh đái tháo đường, tuân thủ điều trị còn hạn chế, ảnh hưởng lớn đến kết quả điều trị. Xuất phát từ thực tế trên chúng tôithực hiện chuyên đề: “Thực trạng tuân thủ điều trị thuốc của người bệnh đái tháo đường type 2 ngoại trú tại bệnh việnđa khoa huyện Mỹ Đức năm 2018”, nhằm hai mục tiêu như sau: 1. Mô tả thực trạng tuân thủ điều trị thuốc của người bệnh đái tháo đường type 2 ngoại trú tại bệnh việnđa khoa huyện Mỹ Đức năm 2018. 2. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao tuân thủ điều trị thuốc của người bệnh đái tháo đườngtype 2 ngoại trú tại bệnh viện đa khoa huyện Mỹ Đức. 3 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 2.1. Cơ sở lý luận 2.1.1.Định nghĩa Tổ chức Y tế Thế giới (WHO – World Heath Orgnization): đái tháo đường là một bệnh mạn tính gây ra do thiếu sản xuất insulin của tụy hoặc do tác dụng insulin không hiệu quả gây ra bởi nguyên nhân mắc phải hoặc do di truyền với hậu quả tăng glucose máu. Tăng glucose máu gâytổn thương nhiều hệ thống trong cơ thể, đặc biệt là tổn thương mạch máu và thần kinh[19]. Năm 2011, định nghĩa của Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA), Vương quốc Anh và được WHO công nhận: đái tháo đường là một nhóm các bệnh chuyển hóa được đặc trưng bởi tăng đường máu hậu quả từ thiếu hụt insulin, hoạt động của insulin hoặc cả hai. Tăng đường máu trường diễn của đái tháo đường kèm theo tổn thương lâu dài, suy chức năng và tổn thương nhiều cơ quan khác nhau; đặc biệt, là mắt, thận, thần kinh, tim và các mạch máu[17]. 2.1.2. Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ[6],[8] - Bệnh có tính chất gia đình, do kháng insulin đi kèm với thiếu hụt insulin tương đối. - Thường gặp ở người > 30 tuổi. - Trọng lượng:Thừa cân là một yếu tố nguy cơ chính cho bệnh đái tháo đường type. - Không hoạt động:Ít hoạt động hơn, càng có nhiều nguy cơ bị bệnh đái tháo đường type 2. Hoạt động thể chất sẽ giúp kiểm soát trọng lượng, sử dụng hết đường và làm cho các tế bào nhạy cảm hơn với insulin. - Chế độ ăn: Gặp ở người có chế độ ăn nhiều chất béo bão hòa, nhiều carbohydrat tinh chế, ngoài ra thiếu hụt các yếu tố vi lượng hoặc vitamin góp phần làm thúc đẩy sự tiến triển bệnh. - Rối loạn lipid máu. - Tăng huyết áp. 4 2.1.3. Phân loại bệnh đái tháo đường [7] Đái tháo đường type 1: Do bệnh tự miễn dịch làm tế bào beta tụy bị phá hủy nhanh hoặc chậm. Bệnh tiến triển nhanh ở người trẻ<30 tuổi với triệu chứng lâm sàng rầm như: Khát nhiều, uống nhiều, gầy nhiều, mệt mỏi. Nguyên nhân 85%-90% do tự kháng thể kháng đảo tụy (ICA:isles cell autoantibodies), tự kháng thể Insulin và tự kháng thể GAD( gluctamic acid decarboxylase); điều trị bằng Insulin, tỷ lệ gặp 10%.Bệnh tiến triển chậm hơn ở người lớn hay còn gọi đái tháo đường tự miễn dịch tiềm tàng ở người lớn (LADA: latent Autoimmune Diabetes in adults). Đái tháo đường type 2: Trước đây còn gọi ĐTĐ không phụ thuộc vào Insulin, ĐTĐ người lớn, bệnh có tinh chất gia đình. Đặc trưng của bệnh là thiếu Insulin tương đối. Tuổi trên 30, triệu chứng âm thầm thường phát hiện muộn. Biến chứng cấp hay gặp là hôn mê tăng áp lực thẩm thấu, có thể điều trị bằng chế độ ăn, thuốc uống và hoặc Insulin, tỷ lệ 90-95%. Đái tháo đường thai kỳ là tình trạng rối loạn đường huyết xảy ra trong thời kỳ mang thai. Các tình trạng tăng đường huyết đặc biệt khác: giảm chức năng tế bào beta do khiếm khuyết gen:MODY 1,MODY 2, MODY 3, đái tháo đường ti lạp thể, giảm hoạt tính Insulin do khiếm khuyết gen. Bệnh lý tuyến tụy, viêm tụy, xơ, sỏi tụy, ung thư tụy…Một số bệnh nội tiết: To các viễn cực, hội chứng cushing, do hóa chất, do thuốc, do nhiễm khuẩn. 2.1.4. Cơ chế bệnh sinh[16] Đặc điểm nổi bật của sinh lý bệnh ĐTĐ type 2 là những rối loạn không đồng nhất, biểu hiện bằng sự giảm nhạy cảm với insulin ở gan, cơ vân, mô mỡ và sự suy chức năng của tế bào β, biểu hiện bằng những rối loạn tiết insulin. Để duy trì lượng glucose máu bình thường, cần có sự điều hòa 3 yếu tố về insulin: một là bài tiết insulin của tế bào β;hai là quá trình thu nạp và sử dụng insulin ở mô ngoại vi (chủ yếu là từ cơ vân và một phần mô mỡ); ba là ức chế sản xuất insulin ở gan (một phần là ở ruột). Theo quy luật người lớn tuổi thì tế bào β tuyến tụy tiết insulin giảm đi. Tốc độ giảm nhanh hay chậm chịu ảnh hưởng yếu tố di truyền, song cũng 5 chịu tác động của yếu tố khác tác động đến (lối sống ít vận động, chế độ ăn không hợp lý…). Tác dụng insulin tại các mô mất dần đưa đến tình trạng thiếu insulin tương đối của cơ thể. Từ đó, làm cho đường và acid béo tự do tăng cao trong máu, ức chế tế bào β tuyến tụy làm giảm tiết insulin. Đầu tiên tuyến tụy còn tăng hoạt động để bù lại tình trạng thiếu insulin tương đối, nên đường huyết có thể tạm thời không tăng. Dần dần tình trạng này không còn nữa và xuất hiện ĐTĐ type 2 thực sự. 2.1.5. Triệu chứng 2.1.5.1. Triệu chứng lâm sàng - Triệu chứng lâm sàng bệnh đái tháo đườngtype 2 có thể phát triển rất chậm. Trong thực tế, có thể có bệnh đái tháo đườngtype 2 trong nhiều năm và thậm chí không biết nó. - Tăng sự khát nước và đi tiểu thường xuyên: Khi tích tụ dư thừa đường trong máu, chất dịch được kéo từ các mô. Điều này có thể làm cho khát nước. Kết quả là, có thể uống và đi tiểu nhiều hơn bình thường. - Tăng đói: Nếu không có đủ insulin để chuyển đường vào tế bào, các cơ quan trở nên cạn kiệt năng lượng. Điều này gây nên đói dữ dội. - Giảm trọng lượng: Có thể giảm cân mặc dù ăn nhiều hơn bình thường để làm giảm đói. Nếu không có khả năng sử dụng đường, cơ thể sử dụng nhiên liệu thay thế được lưu trữ trong cơ và chất béo. Năng lượng bị mất là đường trong nước tiểu. - Mệt mỏi:Nếu các tế bào đang bị tước đoạt đường, có thể trở nên mệt mỏi và dễ cáu kỉnh. - Mờ mắt: Nếu lượng đường trong máu quá cao, dịch có thể được kéo ra từ các ống kính của mắt. Điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng thị lực. - Chậm lành vết loét hoặc nhiễm trùng thường xuyên: Bệnh đái tháo đườngtype 2 ảnh hưởng đến khả năng chữa lành và chống nhiễm trùng. - Vùng da tối: Một số người bị bệnh đái tháo đườngtype 2 có vùng da mượt màu đen trong các nếp gấp và nếp nhăn của các cơ quan, thường ở nách 6 và cổ. Tình trạng này, được gọi là rối loạn sắc tố da, có thể là một dấu hiệu của sức đề kháng insulin. Hình 1: Mô tả triệu chứng của đái tháo đường 2.1.5.2. Cận lâm sàng - Xét nghiệm đường máu lúc đói (8h sau bữa ăn gần nhất) ≥ 7.0 mmol/lít, làm ít nhất 2 lần. - Xét nghiệm đường máu ở bất kỳ thời điểm nào trong ngày ≥ 11.1 mmol/lít, có kèm theo các triệu chứng lâm sàng như đái nhiều, uống nhiều và sụt cân không giải thích được. - Xét nghiệm đường máu sau 2 giờ làm nghiệm pháp tăng đường máu (sau khi cho uống 75g glucose) ≥ 11.1 mmol/l (200mg/dl). - Trường hợp kết quả xét nghiệm đường máu: 110mg/dl < Đường máu < 126mg/dl, cần làm nghiệm pháp tăng đường máu để xác định. - Các xét nghiệm để theo dõi điều trị: + Đường máu lúc đói và đường máu sau ăn 2 giờ, HbA1c lúc mới chẩn đoán bệnh và mỗi 3 tháng một lần. + Sinh hóa máu (Creatinin, Cholesterol, Tryglicerid, HDL-C) lúc mới chẩn đoán và mỗi 3 tháng một lần. 7 + Nước tiểu: 10 thông số làm thường quy, microalbumin niệu ngay tại thời điểm chẩn đoán. + Ghi điện tim lần đầu chẩn đoán và mỗi 6 tháng, siêu âm doppler mạch cảnh, mạch chân lúc mới chẩn đoán và khi nghi ngờ có tổn thương, khám mắt lúc mới có chẩn đoán và sau mỗi năm, khi có tổn thương mắt khám lại mỗi 3 đến 6 tháng. 2.1.6.Biến chứng Ba biến chứng cấp tính có thể gặp là: hôn mê do toan ceton (nguy cơ tử vong cao); hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu (nguy cơ tử vong cao); hạ đường máu do dùng thuốc quá liều hoặc sai lầm về ăn uống có thể dẫn đến hôn mê nếu không được xử trí. Các biến chứng mạn tính bao gồm: - Biến chứng mạch máu lớn: xơ vữa động mạch, đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, tắc động mạch chi, tắc động mạch não, tăng huyết áp. - Biến chứng mạch máu nhỏ: gây nên các tổn thương ở mắt (bệnh võng mạc, đục thủy tinh thể, glocom), tổn thương thận (gây suy thận), tổn thương thần kinh (rối loạn nhịp tim, rối loạn vận động ống tiêu hóa, rối loạn tiểu tiện, rối loạn cương dương ở nam giới, rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới, trên thần kinh vận mạch gây rối loạn tiết mồ hôi, trên thần kinh ngoại vi gây dị cảm, giảm hoặc mất cảm giác tiếp xúc, đau các chi…). - Biến chứng nhiễm khuẩn: Do các tổn thương mạch máu và thần kinh làm giảm sức đề kháng của cơ thể dễ dẫn đến nhiễm các loại vi rút, vi khuẩn, nấm với các tổn thương viêm, nhiễm khuẩn răng miệng, hô hấp, tiết niệu, ổ bụng. - Loét bàn chân: Kết hợp nhiều yếu tố như rối loạn cảm giác, giảm vận động do biến chứng tổn thương thần kinh, giảm tưới máu do biến chứng tổn thương mạch máu, chấn thương, nhiễm trùng. 8 Hình 2: Biến chứng đái tháo đường type 2 2.1.7. Điều trị - Nhằm kiểm soát đường máu, ngăn ngừa và hạn chế các biến chứng với các mục tiêu: HbA1c < 7%, glucose máu lúc đói ở mức 3.9 – 7.2 mmlo/lit (70-130mg/dl), glucose máu sau ăn 2 giờ < 10 mmol/lit (<180mg/dl). - Kết hợp các biện pháp điều trị, gồm chế độ ăn hợp lý, chế độ hoạt động thể lực hợp lý, sử dụng thuốc điều trị tăng đường máu, dự phòng và điều trị các biến chứng. Việc sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường theo chỉ định của Bác sỹ. - Insulin: Khi mất bù, nhiễm trùng, vết thương cấp, tăng ceton máu cấp và nặng, sụt cân không kiểm soát được, có can thiệp ngoại khoa, có thai, suy gan, suy thận, tổn thương tụy, biến chứng hôn mê, dị ứng hoặc thất bại với thuốc viên hạ đường máu, dùng tạm thời khi đường máu quá cao > 14 mmol/lit, HbA1c >11% - Thuốc viên hạ đường máu: Dùng khi không có biến chứng hoặc các chống chỉ định cụ thể của mỗi nhóm thuốc. Tùy thuộc từng người bệnh có thể sử dụng một trong các nhóm thuốc như: Nhóm kích thích tụy bài tiết insulin (Diamicron…), nhóm làm tăng nhạy cảm insulin ở ngoại vi và giảm đề kháng insulin – Metfomin. 9 2.1.8. Phòng bệnh - Có cuộc sống lành mạnh, loại bỏ các yếu tố ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Đối với những người có nguy cơ cao dẫn đến đái tháo đường như béo phì, tăng huyết áp, gia đình có người bị đái tháo đường, rối loạn lipid máu, hút thuốc lá, cần thực hiện các biện pháp dự phòng như: thực hiện chế độ ăn hợp lý, tăng cường vận động thể lực, thôi hút thuốc lá, điều chỉnh huyết áp và rối loạn lipid máu, khám và xét nghiệm định kỳ. - Khi đã được chẩn đoán là đái tháo đường, phải kiểm soát bệnh hiệu quả, làm chậm tiến triển và biến chứng của bệnh, tuân thủ chế độ điều trị, chế độ ăn và vận động thể lực hợp lý. 2.2. Cơ sở thực tiễn 2.2.1. Tình hình nghiên cứutrên thế giới Anju Gautam và cộng sự (2015), tiến hành một điều tra cắt ngang trên 244 người bệnh ĐTĐ (52.5% nữ) cho thấy: 18% đối tượng không biết chữ, 24.6% đến từ nông thôn, 9.8% có hút thuốc lá, 16% uống rượu, 17.6% không hoạt động thể lực. Nghiên cứu còn cho biết điểm trung bình cho kiến thức, thái độ, thực hành là 80,4 và 41. Trong tất cả các đối tượng thì 12.3% có kiến thức đúng, 12.8% có thái độ đúng và 16% có thực hành đúng [12]. Nghiên cứu của Shah V.N và cộng sự (2009), tiến hành trên 238 người bệnh ĐTĐ; trong đó, 50% người bệnh biết biến chứng bệnh, 46.63% người bệnh biết thế nào là ĐTĐ, 17.64% biết nguyên nhân gây bệnh, 38.23% nghĩ rằng ĐTĐ có thể chữa khỏi, 82.77% biết làm thế nào để phát hiện ĐTĐ, 78.1% người bệnh tuân thủ điều trị thuốc. Về vấn đề làm thế nào để kiểm soát ĐTĐ: 51.23% biết các bài tập thể dục, 74.78% biết thay đổi chế độ ăn uống, 7.14% biết ngừng thuốc lá, uống rượu, 65.12% biết tự chăm sóc ĐTĐ, 10.08% biết tự theo dõi đường huyết tại nhà, 70.16% biết đến bệnh viện kiểm tra đường huyết hàng tháng [18]. Gul N. Nghiên cứu trên 100 người bệnh ĐTĐ typ 2 tuổi trung bình 50±5, tỷ lệ nam/nữ là 1/3, NC cho thấy nhận thức của người bệnh về ĐTĐ 10 còn thấp: 33.5% biết kiểm soát đường máu, 69% biết trả lời chính xác các yếu tố nguy cơ, 39% biết biến chứng bệnh, 61% thường xuyên kiểm soát đường huyết, nhưng chỉ số ít trong đó biết đường máu mục tiêu. Chỉ có 1/6 người bệnh trả lời chính xác câu hỏi liên quan đến dinh dưỡng, 92% trả lời huyết áp cao là yếu tố nguy cơ, 70% trả lời là hút thuốc lá, 76% trả lời lối sống ít vận động, 66% trả lời trọng lượng cơ thể tăng, 42% trả lời tăng lipid máu. Nhận thức về biến chứng thận và mắt khá thấp và bác sĩ là nguồn cung cấp thông tin chính cho người bệnh[15]. 2.2.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam Lê Thị Nhật Lệ và cộng sự (2017), tiến hành trên 248 người bệnh ĐTĐ type 2 điều trị ngoài trú; trong đó, 58.0% không biết rõ biến chứng bệnh, 59.4% không biết rõ cách phòng bệnh, 62.3% không biết rõ về điều trị bệnh, 92.5% tuân thủ tư vấn điều trị của bác sỹ, 97.2% tuân thủ điều trị theo đơn của bác sỹ, 23.2% người bệnh tự ý thêm thuốc [2]. Đặng Thanh Nhàn và cộng sự (2016), tiến hành nghiên cứu trên 232 (138 nam, 94 nữ) người bệnh ĐTĐ type 2 đến khám và điều trị cho thấy: có 44.8% có kiến thức chung về bệnh, kiến thức đúng về phòng bệnh 65.1%, 94.01% tuân thủ tư vấn điều trị của bác sỹ, 97.3% tuân thủ điều trị theo đơn của bác sỹ, 16.3% người bệnh tự ý dùng thêm thuốc [1]. Võ Thị Bổn và cộng sự (2014), tiến hành nghiên cứu trên 460 người bệnh ĐTĐ tuýp 2 từ 30 – 69 tuổi. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Người bệnh cho kiến thức chung “không đạt” về ĐTĐ cho nhóm người có học vấn < trung học phổ thông, nghề nông và có người nhà bị ĐTĐ lần lượt là 7.1; 2.4; 15.1. Người bệnh cho thực hành phòng bệnh “không đạt” ở nam giới, tuổi 30-44, học vấn < trung học phổ thông, nghề nông và người có tiền sử ĐTĐ lần lượt là 4.6; 1.8; 1.6 và 2.6. Người bệnh thực hành phòng ĐTĐ “không đạt” ở nhóm người có kiến thức chung về ĐTĐ “không đạt” là 8.8 [11]. Nguyễn Trung Kiên và cộng sự (2010), tiến hành nghiên cứu trên 130 người bệnh ĐTĐ tuýp 2 kết quả cho thấy tỷ lệ người bệnh có kiến thức tốt về 11 các yếu tố nguy cơ, triệu chứng, chế độ dinh dưỡng, chế độ tập luyện, dùng thuốc và các biến chứng của bệnh ĐTĐ lần lượt là 30%, 68.46%, 16.15%, 88.62%, 95.38% và 23.08%, tỷ lệ người bệnh có thực hành tốt về chế độ dinh dưỡng, tập luyện, dùng thuốc và phòng ngừa biến chứng lần lượt là 11.54%, 95.23%, 44.62% và 18.46%. Nghiên cứu cũng cho thấy người bệnh có kiến thức tốt về dinh dưỡng, dùng thuốc và dự phòng biến chứng thì có tỷ lệ thực hành tốt về các lĩnh vực này cao hơn các người bệnh khác [5]. 12 3. LIÊN HỆ THỰC TIỄN 3.1. Thực trạng chung của bệnh việnđa khoahuyện Mỹ Đức năm 2018 Bệnh viện đa khoa huyện Mỹ Đức được thành lập từ năm 1965 với tên gọi là bệnh viện Ba Thá. Từ năm 1986 đến nay, bệnh viện được đổi tên thành BVĐK huyện Mỹ Đức. Bệnh viện đa khoa (BVĐK) huyện Mỹ Đức là bệnh viện tuyến huyện của TP Hà Nội, được xếp loại bệnh viện hạng III với quy mô 310 giường bệnh, tổng số cán bộ viên chức bệnh viện trên 245 cán bộ; trong đó, có 42 bác sĩ. Bệnh viện đa khoa huyện Mỹ Đức có tổng số 19 khoa, phòng, bao gồm 4 phòng chức năng, 3 khoa cận lâm sàng, 12 khoa lâm sàng. Hình3: Sơ đồ tổng thể bệnh viện ĐK huyện Mỹ Đức – Hà Nội Tất cả các khâu trong quy trình khám, chữa bệnh tại bệnh viện đều được chuẩn hóa, các quy chế chuyên môn trong thường trực cấp cứu, khám bệnh và chăm sóc người bệnh được thực hiện nghiêm túc. 13 Bệnh viện có cơ sở vật chất khang trang, trang thiết bị máy móc hiện đại: bệnh viện nằm trong khuôn viên rộng 1,2 ha với 1 tòa nhà 5 tầng, 6 tòa nhà 3 tầng . Bệnh việnđa khoa huyện Mỹ Đức là bệnh việnvệ tinh của các bệnh viện hạng 1 bao gồm: bệnh viện Saipol, bệnh viện Phụ sản Hà Nội, bệnh viện Thanh nhàn … Vì vậy, bệnh viện đã nhận được sự hỗ trợ trong công tác đào tạo cán bộ, chuyển giao chuyên môn kỹ thuật từ các bệnh viện hạt nhân. Đến nay, bệnh viện đã thực hiện được 100% danh mục kỹ thuật loại III và 50% danh mục kỹ thuật loại II, 10 % danh mục kỹ thuật lại I. trang thiết bị của bệnh viện ngày càng được đầu tư hiện đại và đồng bộ. Khoa khám bệnh: đảm nhận chức năng khám, chọn lọc người bệnh vào điều trị nội trú, thực hiện công tác điều trị ngoại trú và hướng dẫn chăm sóc sức khỏe ban đầu. Điều trị ngoại trú cho những người bệnh có bệnh lý thuộc lĩnh vực tăng huyết áp, đái tháo đường. Ngoài ra, khoa còn thực hiện nghiên cứu khoa học, đào tạo bồi dưỡng chuyên môn, tuyên truyền phòng bệnh, chỉ đạo tuyến theo chức năng nhiệm vụ được giao. Khoa hiện có 20 cán bộ và nhân viên; trong đó, có 8bác sĩ (02thạc sỹ, 02 bác sĩ chuyên khoa I. 04bác sĩđa khoa). Có 10 Điều dưỡng (02 cử nhân điều dưỡng đại học, 08 cao đẳng điều dưỡng). Tập thể khoa có sự đoàn kết nhất trí cao giữa các cán bộ nhân viên. Đội ngũ cán bộ nhân viên trẻ, năng động, nhiệt tình, tâm huyết với nghề nghiệp, luôn khắc phục mọi khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, thường xuyên trau dồi cập nhật kiến thức, luôn luôn có ý thức học tập, nghiên cứu khoa học để nâng cao trình độ lý luận và chuyên môn nghiệp vụ. 3.2. Thực trạng tuân thủ dùng thuốc của người bệnh ĐTĐ type 2 ngoại trú tại bệnh viện đa khoa huyện Mỹ Đức năm 2018 Thống kê từ 1/7/2018 đến 30/7/2018 trên 55 người bệnh nghiên cứu tại khoa khám bệnh, bệnh việnđa khoa huyện Mỹ Đức cho thấy: 14 Bảng 1: Tuổi và giới của đối tượng khảo sát Nam Tuổi Nữ Tổng SL % SL % SL % < 60 07 17.95 01 6.25 08 14.55 ≥ 60 32 82.08 15 93.75 47 85.45 Tổng 39 100 16 100 55 100 Tuổi mắc bệnh chủ yếu gặp ≥ 60 tuổi ở cả nam và nữ chiếm tỷ lệ 82.08% và 93.75%. Bảng 2: Trình độ học vấn của đối tượng khảo sát Nam Nữ Tổng SL % SL % SL % Tiểu học 9 23.08 2 12.5 11 20 Trung học cơ sở 19 48.72 9 56.25 28 50.91 Trung học phổ thông trở 11 28.2 5 31.25 16 29.09 39 100 16 100 55 100 lên Tổng Qua bảng trên: Đối tượng khảo sát có trình độ trung học cơ sở chiếm 50.91%, tiếp đến trình độ trung học phổ thông chiếm 29.09% và trình độ tiểu học chiếm 20%. Bảng 3: Phân bố nghề nghiệp của đối tượng khảo sát Nam Nữ Tổng SL % SL % SL % LĐ trí óc 6 15.38 5 31.25 11 20 LĐ chân tay 21 53.84 7 43.75 28 50.91 Không LĐ 12 30.78 4 25 16 29.09 39 100 16 100 55 100 Tổng Bảng 3 cho thấy: Đối tượng lao động chân tay chiếm tỷ lệ cao nhất là 50.91% và đối tượng lao động trí óc chiếm 20%. 15 Bảng 4: Phân bố chỉ số BMI của đối tượng khảo sát Nam Nữ Tổng SL % SL % SL % < 23 21 53.84 8 50 29 52.72 23 - 25 15 38.46 6 37.5 21 38.18 ˃ 25 3 7.7 2 12.5 5 9.1 39 100 16 100 55 100 Tổng Theo kết quả ở bảng 4:BMI < 23 chiếm 52.72%, BMI từ 23-25 chiếm 38.18%, BMI > 25 chiếm 9.1%. Bảng 5: Phân bố thời gian mắc bệnh ở đối tượng khảo sát Nam Nữ Tổng SL % SL % SL % Dưới 5 năm 21 53.8 8 50 29 52.7 5 đến 10 năm 17 43.6 7 43.75 24 43.6 Trên 10 năm 01 2.6 1 6.25 2 3.7 Tổng 39 100 16 100 55 100 Bảng 5 cho thấy: Thời gian mắc bệnh dưới 5 năm chiếm 52.7%, mắc bệnh từ 5 đến 10 năm chiếm 43.6%, thời gian mắc bệnh trên 10 năm chiếm 3.7%. Bảng 6: Phân bố tiền sử gia đình mắc bệnh Nam Tiền sử gia Nữ Tổng SL % SL % SL % Có 11 28.2 4 25 15 27.3 Không 28 71.8 12 75 40 72.7 39 100 16 100 55 100 đình Tổng
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng