Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Thực trạng tuân thủ điều trị tăng huyết áp của người bệnh điều trị ngoại trú tại...

Tài liệu Thực trạng tuân thủ điều trị tăng huyết áp của người bệnh điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa huyện quỳnh phụ, tỉnh thái bình, năm 2022

.PDF
68
1
141

Mô tả:

NGUYỄN THỊ HOA BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NGUYỄN THỊ HOA THỰC TRẠNG TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP CỦA NGƯỜI BỆNH ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN QUỲNH PHỤ, TỈNH THÁI BÌNH, NĂM 2022 BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NAM ĐỊNH 2022 NAM ĐỊNH – 2022 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH NGUYỄN THỊ HOA THỰC TRẠNG TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP CỦA NGƯỜI BỆNH ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN QUỲNH PHỤ, TỈNH THÁI BÌNH, NĂM 2022 Chuyên ngành: Nội người lớn BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN THS. VŨ THỊ MINH PHƯỢNG NAM ĐỊNH – 2022 i LỜI CẢM ƠN Em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Ban Giám Hiệu trường đại học Điều Dưỡng Nam Định, các thầy cô giáo trong toàn trường đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập tại trường. Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới cô giáo Ths. Vũ Thị Minh Phượng - Cô là người đã tận tình hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện chuyên đề tốt nghiệp này. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, bác sỹ và điều dưỡng khoa khám bệnh - Bệnh viện đa khoa huyện Quỳnh Phụ đã quan tâm giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện chuyên đề. Cuối cùng, tôi xin được gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè đã luôn giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện chuyên đề. Mặc dù tôi đã nỗ lực cố gắng để thực hiện chuyên đề một cách hoàn chỉnh nhất; song không thể tránh khỏi những thiếu sót mà bản thân chưa thấy được. Tôi rất mong được sự góp ý của quý thầy cô và các bạn trong lớp, cùng đồng nghiệp để chuyên đề được hoàn chỉnh hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Bình, tháng 08 năm 2022 Học viên Nguyễn Thị Hoa ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là báo cáo chuyên đề của riêng tôi. Nội dung trong bài báo cáo này hoàn toàn trung thực, khách quan và chưa được công bố trong bất cứ một công trình nào khác. Báo cáo này do bản thân tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn. Nếu có điều gì sai trái tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Người làm báo cáo Nguyễn Thị Hoa MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ................................................................................................. i LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................... ii MỤC LỤC ...................................................................................................... i DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................... iii DANH MỤC BẢNG ..................................................................................... iv DANH MỤC ẢNH, BIỂU ĐỒ ....................................................................... v ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1 MỤC TIÊU .................................................................................................... 3 Chương 1 ....................................................................................................... 4 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ............................................................. 4 1.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................ 4 1.1.1. Khái quát về bệnh tăng huyết áp ..................................................... 4 1.1.2. Tuân thủ điều trị tăng huyết áp ....................................................... 7 1.1.3. Kiến thức của người bệnh và sự hỗ trợ xã hội ảnh hưởng đến tuân thủ điều trị. ............................................................................................... 9 1.2. Cơ sở thực tiễn ..................................................................................... 9 1.2.1. Thực trạng tuân thủ điều trị tăng huyết áp trên thế giới................... 9 1.2.2. Thực trạng tuân thủ điều trị tăng huyết áp ở Việt Nam ................. 10 Chương 2 ..................................................................................................... 12 2.1. Giới thiệu sơ lược về bệnh viện đa khoa huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình .......................................................................................................... 13 2.2. Đối tượng, công cụ và phương pháp thu thập số liệu .......................... 16 2.3.1 Thông tin chung của ĐTKS ........................................................... 19 2.3.2 Thực trạng tuân thủ điều trị THA .................................................. 21 2.3.4. Kiến thức về chế độ điều trị THA và mối liên quan với sự tuân thủ điều trị THA của ĐTKS ......................................................................... 27 Chương 3 ..................................................................................................... 32 BÀN LUẬN ................................................................................................. 33 3.1. Thực trạng tuân thủ điều trị THA của người bệnh điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa huyện Quỳnh Phụ, năm 2022 ....................................... 33 3.2. Giải pháp để cải thiện chế độ tuân thủ điều trị của người bệnh THA .. 38 KẾT LUẬN.................................................................................................. 42 TÀI LIỆU THAM KHẢO Phụ lục iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CBYT Cán bộ y tế ĐTKS Đối tượng khảo sát HA Huyết áp GDSK Giáo dục sức khỏe ĐTĐ Đái tháo đường NB Người bệnh THA Tăng huyết áp TTĐT Tuân thủ điều trị NVYT Nhân viên y tế iv DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Các ngưỡng chẩn đoán tăng huyết áp theo từng cách đo................. 5 Bảng 1.2. Phân độ tăng huyết áp dựa vào trị số huyết áp ................................ 5 Bảng 2.1: Thông tin chung của ĐTKS (n =238 ) .......................................... 19 Bảng 2.2. Thông tin liên quan về bệnh THA của ĐTKS (n =238 ) ............... 20 Bảng 2.3. Thực trạng tuân thủ thuốc điều trị THA của ĐTKS (n =238 )....... 21 Bảng 2.4. Thực trạng về mức độ tuân thủ chế độ ăn của ĐTKS (n =238 ) .... 23 Bảng 2.5. Thực trạng tuân thủ về thay đổi lối sống của ĐTKS (n =238 )...... 25 Bảng 2.6. Kiến thức về chế độ điều trị và tuân thủ điều trị THA của ĐTKS . 27 Bảng 2.7. Thực trạng hỗ trợ xã hội với ĐTKS (n =238 ) .............................. 29 Bảng 2.8. Mối liên quan giữa mức hỗ trợ xã hội với tuân thủ điều trị THA của ĐTKS (n =238 ) ........................................................................................... 31 Bảng 2.9. Mối liên quan giữa kiến thức và tuân thủ điều trị THA của ĐTKS (n=238) ........................................................................................................ 31 v DANH MỤC ẢNH, BIỂU ĐỒ Ảnh 2.1. Bệnh viện đa khoa huyện Quỳnh Phụ ............................................ 13 Biểu đồ 2.1. Chỉ số khối cơ thể (BMI) của ĐTKS (n =238 ) .................................. 21 Biểu đồ 2.2. Bệnh kèm theo của đối tượng khảo sát (n =238 ) ............................... 21 Biểu đồ 2.3. Tỷ lệ tuân thủ thuốc điều trị THA của ĐTKS (n =238 ) ..................... 23 Biểu đồ 2.4. Mức độ tuân thủ chung về chế độ ăn của ĐTKS ................................ 24 Biểu đồ 2.5. Mức độ tuân thủ về thay đổi lối sống của ĐTKS................................ 26 Biểu đồ 2.6. Mức độ tuân thủ chung về điều trị THA của ĐTKS ........................... 26 Biểu đồ 2.7. Tỷ lệ kiến thức chung của ĐTKS ....................................................... 28 Biểu đồ2.8. Mức độ hỗ trợ xã hội đối với ĐTKS ................................................... 30 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Tăng huyết áp (THA) là bệnh mạn tính phổ biến nhất trên thế giới [1], thuộc nhóm bệnh không lây nhiễm. Bệnh không có triệu chứng hoặc ít biểu hiện triệu chứng ra ngoài, do đó tăng huyết áp được mệnh danh là “kẻ giết người thầm lặng” [6]. THA tiên phát không rõ nguyên nhân, chiếm 85%, có thể do di truyền, ăn nhiều muối, béo phì, căng thẳng,... Tăng huyết áp cũng là yếu tố nguy cơ chính của suy tim, rung nhĩ, bệnh thận mạn, bệnh mạch máu ngoại vi, suy giảm chức năng nhận thức [9]. Trong những năm gần đây, tần xuất THA vẫn không ngừng gia tăng không những trên thế giới mà ngay tại nước ta. Trên toàn cầu hiện có 1 tỷ người THA và dự kiến sẽ tăng 1,5 tỷ vào năm 2025. Năm 2015, THA là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong sớm với khoảng 10 triệu người; trong đó có 4,9 triệu người do bệnh mạch vành và 3,5 triệu người do đột quỵ [9]. Chi phí điều trị THA, tại Mỹ tiêu tốn khoảng 46,4 tỷ USD mỗi năm [18]; tại Trung Quốc là 231,7 triệu USD [17]; Tại Việt Nam, chi phí điều trị trực tiếp THA trung bình khoảng 65 USD/người trong đó chi phí cho điều trị nội trú chiếm tỷ lệ cao nhất (30 USD/người) [20]. Như vậy, THA không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh (NB) mà còn tạo ra gánh nặng bệnh tật cho cả gia đình và xã hội. Để phòng ngừa và hạn chế biến chứng xảy ra thì đòi hỏi người bệnh cần phải được điều trị đều đặn, đúng, đủ và theo dõi hàng ngày, điều trị lâu dài [2]. Tuân thủ điều trị THA có thể giảm 40% nguy cơ tai biến mạch máu não và 15% nguy cơ nhồi máu cơ tim [3]. Việc không tuân thủ điều trị gây lãng phí thuốc, làm tăng sự tiến triển của bệnh, tăng nguy cơ biến chứng, tăng số lần nhập viện và làm giảm chất lượng cũng như tuổi thọ của người bệnh [2]. Do đó tuân thủ điều trị tăng huyết áp của người bệnh là vô cùng quan trọng. Hành vi tuân thủ điều trị của người bệnh lại phụ thuộc rất nhiều vào nhận thức, thái độ, năng lực thực hành của người bệnh và sự tác động hỗ trợ xã hội 2 giành cho người bệnh. Trong đó, nhận thức chính là yếu tố đầu tiên và là yếu tố quan trọng để thay đổi hành vi của NB [17]. Khoa khám bệnh, bệnh viện Đa khoa huyện Quỳnh Phụ hiện đang quản lý điều trị ngoại trú trên 1300 người bệnh THA, qua phỏng vấn sơ bộ người bệnh nhận thấy một số NB tự ý bỏ uống thuốc, vẫn còn thói quen ăn mặn, một số NB vẫn thường xuyên hút thuốc và tiếp xúc với khói thuốc, quên không tái khám định kỳ,…. Để cải thiện chất lượng chăm sóc người bệnh THA điều trị ngoại trú và tìm hiểu được thực trạng tuân thủ điều trị cũng như những tồn tại để từ đó có các giải pháp phù hợp giúp nâng cao hiệu quả điều trị THA, giúp người bệnh tuân thủ điều trị tốt để kiểm soát huyết áp và hạn chế các biến chứng của bệnh. Do đó, chúng tôi tiến hành thực hiện chuyên đề“Thực trạng tuân thủ điều trị tăng huyết áp của người bệnh điều trị ngoại trú tại bệnh viện Đa khoa huyện Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình, năm 2022” 3 MỤC TIÊU 1. Mô tả thực trạng tuân thủ điều trị tăng huyết áp của người bệnh điều trị ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình, năm 2022. 2. Đề xuất một số giải pháp để cải thiện tuân thủ điều trị của người bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa huyện Quỳnh Phụ. 4 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Khái quát về bệnh tăng huyết áp 1.1.1.1. Định nghĩa tăng huyết áp Tăng huyết áp là khi huyết áp tâm thu ≥ 140mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90mmHg. Tăng huyết áp có thể là tăng huyết áp tối đa, huyết áp tối thiểu, hoặc chỉ tăng một trong hai dạng đó [2]. 1.1.1.2. Nguyên nhân tăng huyết áp Tăng huyết áp có thể do: - Tiên phát: Không rõ nguyên nhân, chiếm 85% ( có thể do di truyền, ăn nhiều muối, béo phì, căng thẳng,… ) - Thứ phát: Tăng huyết áp thứ phát thường do: + Hội chứng cường Aldosterol tiên phát + Bệnh nhu mô thận: Viêm cầu thận mạn, viêm thận, bệnh thận đa nang, bệnh mô liên kết, tắc nghẽn đường niệu. + Bệnh mạch máu thận. + Ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ + Nguyên nhân khác như: U tủy thượng thận, hội chứng Cushing, tăng sản thượng thận bẩm sinh, cường giáp, suy giáp, cường cận giáp tiên phát, tô cực chi, hẹp động mạch chủ,….; Sử dụng thuốc tránh thai đường uống, thuốc ức chế giao cảm, NSAIDs, corticosteroid, cocaine hay cam thảo thường khó khăn hơn trong việc kiểm soát huyết áp [9]. 1.1.1.3. Chẩn đoán tăng huyết áp * Chẩn đoán xác định THA [2]: Dựa vào trị số huyết áp đo được sau khi đo huyết áp đúng quy trình. 5 Ngưỡng chẩn đoán THA thay đổi tùy theo từng cách đo huyết áp. Bảng 1.1. Các ngưỡng chẩn đoán tăng huyết áp theo từng cách đo Huyết áp tâm thu Huyết áp tâm trương (mmHg) (mmHg) 1. Cán bộ y tế đo theo đúng quy trình 2. Đo bằng máy đo HA tự động 24 giờ 3. Tự đo tại nhà (đo nhiều lần) ≥ 140 mmHg ≥ 130 mmHg ≥ 90 mmHg và/hoặc ≥ 135 mmHg ≥ 80 mmHg ≥ 85 mmHg * Phân độ tăng huyết áp [2] Phân độ tăng huyết áp được sử dụng trên lâm sàng dựa trên số đo huyết áp đúng quy trình ( do nhân viên y tế đo được ). Bảng 1.2. Phân độ tăng huyết áp dựa vào trị số huyết áp Phân loại Bình thường Huyết áp tâm thu Huyết áp tâm trương (mmHg) (mmHg) < 120 và < 80 Huyết áp bình thường 120 – 129 và/hoặc 80 - 84 Tiền tăng huyết áp 120 – 139 và/hoặc 85 - 89 Tăng huyết áp độ 1 140 – 159 và/hoặc 90 - 99 Tăng huyết áp độ 2 160 – 179 và/hoặc 100 - 109 Tăng huyết áp độ 3 ≥ 180 và/hoặc ≥ 110 Tăng huyết áp tâm ≥ 140 và < 90 thu đơn độc Nếu huyết áp tâm thu và HA tâm trương không cùng mức phân độ thì chọn mức cao hơn để xếp loại. THA tâm thu đơn độc cũng được phân độ theo các mức biến động của huyết áp tâm thu. 6 1.1.1.4. Biến chứng tăng huyết áp Tăng huyết áp gây ra các biến chứng hoặc tổn thương cơ quan đích: - Đột quị, thiếu máu não thoáng qua, sa sút trí tuệ, hẹp động mạch cảnh. - Phì đại thất trái (trên điện tâm đồ hay siêu âm tim), suy tim. - Nhồi máu cơ tim, cơn đau thắt ngực. - Bệnh mạch máu ngoại vi. - Xuất huyết hoặc xuất tiết võng mạc, phù gai thị. - Protein niệu, tăng creatinin huyết thanh, suy thận …[2] 1.1.1.5. Điều trị tăng huyết áp THA là bệnh mạn tính nên cần theo dõi đều, điều trị đúng và đủ hàng ngày, điều trị lâu dài. Với mục tiêu điều trị là đạt “huyết áp mục tiêu” và giảm tối đa “nguy cơ tim mạch”. Khi điều trị đã đạt huyết áp (HA) mục tiêu, cần tiếp tục duy trì phác đồ điều trị lâu dài kèm theo việc theo dõi chặt chẽ, định kỳ để điều chỉnh kịp thời [2]. Để đạt được mục tiêu điều trị này đòi hỏi người thầy thuốc phải điều chỉnh chỉ số HA và tất cả các yếu tố nguy cơ đi kèm để có thể điều chỉnh được. Trị số HA nên được hạ xuống đến mức dưới 140/90 mmHg. Trị số HA ở người bệnh có tiểu đường và những người bệnh có nguy cơ cao hoặc nguy cơ rất cao thì nên đưa trị số HA xuống dưới mức 130/80 mmHg [13]. * Điều trị tăng huyết áp không dùng thuốc [2] Thay đổi lối sống làm giảm huyết áp và nguy cơ bệnh tim mạch, nên bắt đầu càng sớm càng tốt. - Thay đổi chế độ ăn: + Ăn giảm muối (hạn chế bớt lượng muối ăn hàng ngày). + Tránh ăn các thức ăn nhiều mỡ. + Tăng cường ăn rau xanh, trái cây, tăng cường ăn cá. - Kiểm soát được cân nặng, người bệnh thừa cân cần có chế độ giảm cân. - Tăng cường vận động thể lực. - Ngừng hút thuốc lá, thuốc lào. 7 - Bỏ uống bia, rượu, bỏ các chất kích thích (cà phê, trà đặc). * Điều trị tăng huyết áp bằng thuốc [2] Hạ HA đến mức mong muốn < 140/90mmHg hoặc < 130/80mmHg trên NB có kèm đái tháo đường (ĐTĐ) hoặc suy thận mạn mà không bị tác dụng phụ của thuốc hoặc xuất hiện triệu chứng như chóng mặt, buồn ngủ, giảm khả năng tự vệ…. Không hạ HA nhanh quá nhằm giảm tác dụng không mong muốn. Xác định mục tiêu điều trị là hạ HA đến mức bình thường với rất ít hoặc không tác dụng phụ của thuốc. - Quản lý người bệnh ngay tại tuyến cơ sở để đảm bảo bệnh nhân được uống thuốc đúng, đủ và đều; đồng thời giám sát quá trình điều trị, tái khám, phát hiện sớm các biến chứng và tác dụng phụ của thuốc Nếu chưa đạt huyết áp mục tiêu: chỉnh liều tối ưu hoặc bổ sung thêm một loại thuốc khác cho đến khi đạt huyết áp mục tiêu. Dùng một loại thuốc quen thuộc, dùng liều nhỏ khởi đầu, sau tăng liều cho đến khi đạt hiệu quả kiểm soát HA. Khi loại thuốc đó không còn đáp ứng thì mới thay hoặc phối hợp thuốc để tăng khả năng kiểm soát huyết áp thành công, giảm tác dụng phụ và tăng việc tuân thủ điều trị của người bệnh. Dùng phối hợp nhiều loại thuốc hạ áp trong tăng huyết áp cấp cứu, nặng và ác tính. 1.1.2. Tuân thủ điều trị tăng huyết áp Năm 2013, Tổ chức Y tế thế giới đưa ra định nghĩa tuân thủ điều trị (TTĐT) là “Mức độ hành vi của người bệnh bao gồm sử dụng thuốc, thực hiện chế độ ăn và/hoặc thay đổi lối sống dựa trên hướng dẫn của nhân viên y tế”. Theo đó, TTĐT gồm 2 phần: Tuân thủ thuốc điều trị và tuân thủ các biện pháp không dùng thuốc của NB [20]. 1.1.2.1. Tuân thủ thuốc điều trị 8 Các nghiên cứu tại Việt Nam và trên thế giới sử dụng nhiều khái niệm khác nhau để mô tả việc sử dụng thuốc của người bệnh như: sử dụng thuốc phù hợp, tuân thủ sử dụng thuốc, tuân thủ dùng thuốc. Trong chuyên đề này, Tuân thủ điều trị là tuân thủ thực hiện các khuyến nghị của Bộ Y tế về Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị THA năm 2010. Tuân thủ thuốc điều trị là người bệnh uống thuốc đúng, đủ và đều đặn theo đơn của bác sĩ. Sử dụng thuốc kể cả khi HA bình thường và không được tự ý thay đổi thuốc và liều lượng thuốc . 1.1.2.2. Tuân thủ chế độ ăn và thay đổi lối sống của người bệnh tăng huyết áp Các biện pháp tích cực thay đổi lối sống: áp dụng cho mọi bệnh nhân để ngăn ngừa tiến triển và giảm được huyết áp, giảm số thuốc cần dùng … - Chế độ ăn hợp lý, đảm bảo đủ kali và các yếu tố vi lượng: + Giảm ăn mặn (< 6 gam muối hay 1 thìa cà phê muối mỗi ngày). + Tăng cường rau xanh, hoa quả tươi. + Hạn chế thức ăn có nhiều cholesterol và axít béo no. - Tích cực giảm cân (nếu quá cân), duy trì cân nặng lý tưởng với chỉ số khối cơ thể (BMI: body mass index) từ 18,5 đến 22,9 kg/m2. - Cố gắng duy trì vòng bụng dưới 90cm ở nam và dưới 80cm ở nữ. - Hạn chế uống rượu, bia: số lượng ít hơn 3 cốc chuẩn/ngày (nam), ít hơn 2 cốc chuẩn/ngày (nữ) và tổng cộng ít hơn 14 cốc chuẩn/tuần (nam), ít hơn 9 cốc chuẩn/tuần (nữ). 1 cốc chuẩn chứa 10g ethanol tương đương với 330ml bia hoặc 120ml rượu vang, hoặc 30ml rượu mạnh. - Ngừng hoàn toàn việc hút thuốc lá hoặc thuốc lào. - Tăng cường hoạt động thể lực ở mức thích hợp: tập thể dục, đi bộ hoặc vận động ở mức độ vừa phải, đều đặn khoảng 30-60 phút mỗi ngày. - Tránh lo âu, căng thẳng thần kinh; cần chú ý đến việc thư giãn, nghỉ ngơi hợp lý. - Tránh bị lạnh đột ngột [2]. - Khám bệnh và kiểm tra huyết áp Điều trị đạt kết quả tốt là khi đạt được HA mục tiêu và ngăn ngừa được 9 biến chứng tim mạch và tổn thương cơ quan khác như: thận, não, mắt,… Vì vậy việc theo dõi thường xuyên chỉ số HA theo chỉ dẫn của bác sỹ, tái khám đúng hẹn và người bệnh phải đi khám ngay nếu uống thuốc không hiệu quả, người bệnh cần được xét nghiệm định kỳ để phát hiện các tổn thương và đánh giá các yếu tố nguy cơ tim mạch khác [9]. Huyết áp dùng để chẩn đoán tăng huyết áp nên là huyết áp trung bình của 2 hay 3 lần đo vào 2 hoặc 3 thời điểm khác nhau, do đó cần đo huyết áp của người bệnh ít nhất 2 lần cách nhau tối thiểu 2 phút và lấy trị số huyết áp trung bình làm kết quả ghi nhận [4]. 1.1.3. Kiến thức của người bệnh và sự hỗ trợ xã hội ảnh hưởng đến tuân thủ điều trị. Một số nghiên cứu đã chỉ ra mối liên quan giữa kiến thức và thực hành tuân thủ điều trị của NB THA. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thơm năm 2017, tìm hiểu mối liên quan giữa kiến thức và tuân thủ điều trị ngoại trú, nghiên cứu nhận thấy giữa kiến thức về bệnh và tuân thủ điều trị có mối tương quan thuận với tuân thủ điều trị ngoại trú của NB, với OR = 5,3 và p < 0,05 [10]. Theo nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra kết quả tương tự như nghiên cứu này. Nghiên cứu của Trần Thị Loan chỉ ra những NB có kiến thức đạt về tuân thủ điều trị THA có tỷ lệ tuân thủ điều trị cao hơn 5,095 lần so với NB có kiến thức không đạt (p < 0,001) [8]. Trong cuộc sống hàng ngày sự hỗ trợ của NVYT, người thân và bạn bè cũng rất quan trọng trong việc tạo động lực và hỗ trợ người bệnh thay đổi hành vi. Để đánh giá mức độ tuân thủ thì cần phải tìm hiểu về kiến thức của người bệnh, đồng thời tìm hiểu về mức độ hỗ trợ xã hội đối với người bệnh. 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Thực trạng tuân thủ điều trị tăng huyết áp trên thế giới THA là một yếu tố nguy cơ cao đối với bệnh tim mạch ở các nước phát triển và đang trở thành một vấn đề sức khỏe trên toàn cầu, ước tính THA gây tử vong 7,1 triệu người trẻ tuổi và chiếm 4,5% gánh nặng bệnh tật toàn cầu [9]. Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thì tỷ lệ tăng huyết áp năm 10 2000 là 26,4% tương đương 972 triệu người và dự kiến đến năm 2025 tỷ lệ tăng huyết áp sẽ tăng lên 29,2% tương đương 1,56 tỷ người. Hiện nay, cứ trung bình 10 người lớn có 4 người bị tăng huyết áp [15]. Trên thế giới, có nhiều thử nghiệm lớn về điều trị THA đã cho thấy tác dụng của điều trị làm giảm đáng kể tỷ lệ bệnh lý, biến chứng và tử vong về tim mạch. Tuân thủ điều trị chính là vấn đề then chốt trong điều trị THA tuy nhiên không phải người bệnh nào cũng tuân thủ điều trị đúng và đủ. Các nghiên cứu nước ngoài cho thấy tỷ lệ TTĐT cao đã kiểm soát được huyết áp và giảm được các biến chứng. Theo ước tính của Hiệp hội tim mạch học Hoa Kỳ, không tuân thủ trong điều trị đang lấy đi sinh mạng của 125.000 người mỗi năm và gia tăng chi phí cho hệ thống chăm sóc sức khỏe lên tới gần 300 tỷ đô la mỗi năm tại nước này [20]. Nghiên cứu năm 2011 của Osamor Pauline và Owumi Bernard về các yếu tố liên quan TTĐT THA ở Tây nam Nigeria cho thấy chỉ có 51% đối tượng nghiên cứu đạt TTĐT với các yếu tố tuân thủ như: đi khám thường xuyên, có hỗ trợ xã hội của các thành viên gia đình hoặc bạn bè trong việc nhắc nhở uống thuốc [19]. Nhiều khảo sát đã cho thấy khoảng 3/4 số người bệnh THA không đạt được HA tối ưu. Lý do thất bại phức tạp bao gồm không phát hiện sớm THA, sự tuân thủ điều trị không hoàn toàn của người bệnh, thiếu hướng dẫn của thầy thuốc và những liệu pháp đầy đủ [14]. Lalić1 J., Radovanović R. V., Mitić B., Nikolić V., Spasić A. & Koraćević G. (2013) đã thực hiện phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang, với 170 NB điều trị THA trong chương trình chăm sóc sức khỏe ban đầu tại Serbia. Kết quả cho thấy các yếu tố quan trọng đối với việc không tuân thủ đó là: không tuân thủ liều dùng điều trị (27,27%), hay quên (22,73%) và không thường xuyên kiểm tra sức khỏe (11,36%). Cũng theo nghiên cứu này, đã chỉ ra rằng tác dụng phụ xảy ra với nhóm không tuân thủ chế độ điều trị cao hơn rất nhiều so với nhóm tuân thủ [16]. 1.2.2. Thực trạng tuân thủ điều trị tăng huyết áp ở Việt Nam 11 Tại Việt Nam, theo báo cáo của hội Tim Mạch học Việt Nam, tính đến tháng 5 năm 2016 tỷ lệ tăng huyết áp ở người lớn là 47,3%. Trong đó chỉ có 31,3% tăng huyết áp kiểm soát được, còn lại 69,0% tăng huyết áp chưa kiểm soát được. Các chuyên gia đưa ra cảnh báo tỷ lệ tăng huyết áp sẽ tiếp tục tăng lên vào những năm tới [11]. Tác giả Nguyễn Hải Yến nghiên cứu trên 260 người bệnh THA đến khám và điều trị ngoại trú tại khoa Khám bệnh, bệnh viện E, năm 2011 cho kết quả: Tỷ lệ tuân thủ với điều trị thuốc, chế độ ăn, không hút thuốc, hạn chế uống rượu/bia, tập thể dục, đo theo dõi huyết áp thường xuyên lần lượt là 61,5%, 40,4%, 95,4%, 21,9%, 20% và tỷ lệ TTĐT (tuân thủ cả 6 khuyến cáo trên) chỉ đạt 1,9% [12]. Nghiên cứu của tác giả Trần Thị Loan, đánh giá TTĐT trên 210 bệnh nhân THA điều trị ngoại trú tại bệnh viện C tỉnh Thái Nguyên (2012), kết quả cho thấy tỷ lệ người bệnh tuân thủ thuốc là 51,4%; tuân thủ thay đổi lối sống 47,1%; TTĐT THA chung chỉ đạt 35,7%; người bệnh có kiến thức đạt về bệnh và chế độ điều trị là 57,6%; Kết quả nghiên cứu cho thấy một số yếu tố quan trọng được xác định có liên quan đến các loại tuân thủ chế độ điều trị THA là giới tính, trình độ học vấn, được cán bộ y tế (CBYT) hướng dẫn chế độ điều trị, mức độ được CBYT nhắc về TTĐT, biến chứng của bệnh THA, mức độ THA [8]. Theo tác giả Đỗ Thị Bích Hạnh (2013) nghiên cứu về thực trạng TTĐT THAvà một số yếu tố liên quan của bệnh nhân ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Phước cho thấy: tỷ lệ TTĐT THA chung đạt thấp (33,3%); trong đó TTĐT bằng thuốc đạt 56,3%, tuân thủ chế độ ăn chỉ đạt 27,4%, tuân thủ không hút thuốc lá/thuốc lào (84,7%), tuân thủ đo HA và tái khám định kỳ đạt 31,3%, 29,8% tuân thủ chế độ tập luyện và tuân thủ hạn chế uống bia/rượu đạt được 82,6%. Tác giả cũng cho thấy việc TTĐT liên quan có ý nghĩa thống kê với yếu tố được CBYT giải thích về chế độ điều trị THA; những người được CBYT giải thích rõ có xu hướng đạt TTĐT bằng thuốc cao hơn 3,5 lần. Tuân thủ chế
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan