Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Y dược Thực trạng tuân thủ chế độ dinh dưỡng của người bệnh đái tháo đường type2 điều t...

Tài liệu Thực trạng tuân thủ chế độ dinh dưỡng của người bệnh đái tháo đường type2 điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh sơn la năm 2019

.PDF
48
20
122

Mô tả:

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH PHẠM THỊ THÀNH HUẾ THỰC TRẠNG TUÂN THỦ CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CỦA NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE II ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH SƠN LA NĂM 2019 BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NAM ĐỊNH - 2019 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH PHẠM THỊ THÀNH HUẾ THỰC TRẠNG TUÂN THỦ CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CỦA NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE II ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH SƠN LA NĂM 2019 Chuyên ngành: ĐIỀU DƯỠNG NỘI NGƯỜI LỚN BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TS. TRẦN VĂN LONG NAM ĐỊNH – 2019 i LỜI CẢM ƠN Được sự phân công của Hội đồng khoa học trường Đại học Điều dưỡng Nam Định và sự đồng ý của giảng viên hướng dẫn –Tiến sĩ Trần Văn Long, tôi đã thực hiện chuyên đề “Thực trạng tuân thủ chế độ dinh dưỡng của người bệnh Đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn La năm 2019”. Để hoàn thành chuyên đề này, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và rèn luyện ở trường Đại học Điều dưỡng Nam Định. Tôi xin chân thành cảm ơn giảng viên hướng dẫn Tiến sĩ Trần Văn Long– Trưởng phòng Đào tạo Sau đại học, Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định là người trực tiếp tận tình hướng dẫn tôi. Cảm ơn Ban giám đốc và các anh chị bác sỹ, điều dưỡng của Phòng khám Mạn tính Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn La, đã tạo điều kiện cho tôi thực hiện chuyên đề. Tôi cũng bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới gia đình, đồngnghiệp, bạn bè và tập thể lớp Chuyên khoa I – khóa 6, những người đã giànhcho tôi tình cảm và nguồn động viên khích lệ. Mặc dù tôi đã cố gắng để thực hiện chuyên đề một cách tốt nhất nhưng không tránh khỏi những điều thiếu sót mà bản thân chưa thấy được. Tôi rất mong được sự đóng góp của quý thầy cô, Hội đồng Khoa học trường Đại học Điều dưỡng Nam Định và các bạn đồng nghiệp để khóa luận của tôi được hoàn chỉnh hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Sơn La, tháng 6 năm 2019 Tác giả Phạm Thị Thành Huế ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan chuyên đề: “Thực trạng tuân thủ chế độ dinh dưỡng của người bệnh Đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn La năm 2019” là một đánh giá độc lập của bản thân không có sự sao chép của người khác. Chuyên đề này là một trong những sản phẩm mà tôi đã nỗ lực nghiên cứuđánh giá trong quá trình học tập tại trường và thực tập tại Bệnh viện, trong quátrình viết bài có tham khảo một số tài liệu có nguồn gốc rõ ràng, dưới sự hướng dẫncủa Giảng viên hướng dẫn Tiến sĩ Trần Văn Long–Trưởng phòng Đào tạo Sau đại học, Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định. Tôi xincam đoan nếu có vấn đề gì tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Phạm Thị Thành Huế MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ..........................................................................................................i LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................ii MỤC LỤC ................................................................................................................ DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................. iii DANH MỤC CÁC BẢNG ....................................................................................iiv DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH ........................................................ v ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................................... 1 Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ...................................................... 4 1.1 Cơ sở lý luận ................................................................................................. 4 1.1.1. Bệnh Đái tháo đường: ............................................................................ 4 1.1.2. Tuân thủ chế độ dinh dưỡng của người bệnh Đái tháo đường type 2 ...... 6 1.2. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................... 14 1.2.1.Một số nghiên cứu về tuân thủ chế độ dinh dưỡng của người bệnh Đái tháo đường type 2 trên thế giới ...................................................................... 14 1.2.2. Một số nghiên cứu về tuân thủ chế độ dinh dưỡng của người bệnh Đái tháo đường type 2 tại Việt Nam..................................................................... 15 Chương II: THỰC TRẠNG TUÂN THỦ CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CỦA NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE II ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠIBỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH SƠN LA ................................................................................... 17 2.1. Giới thiệu về Bệnh viện đa khoa tỉnh Sơn La .............................................. 17 2.2. Thực trạng tuân thủ chế độ dinh dưỡng của người bệnh Đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh Sơn La ........................................ 19 2.3. Một số ưu, nhược điểm ............................................................................... 26 2.4. Nguyên nhân của các việc đã làm được và chưa làm được .......................... 28 Chương III: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỰ TUÂN THỦ CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CỦA NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH SƠN LA ......................... 30 3.1. Cơ sở để xây dựng giải pháp....................................................................... 30 3.2. Các giải pháp .............................................................................................. 30 KẾT LUẬN ........................................................................................................... 33 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 1 PHỤ LỤC ............................................................................................................... 3 iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ĐTĐ Đái tháo đường WHO World Health Organization : Tổ chức Y tế thế giới ADA American Diabetes Association:Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ International Diabetes Federation : Liên đoàn Đái tháo đường Thế giới IDF iv DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Đặc điểm về điều kiện sống, hoàn cảnh kinh tế gia đình: ....................... 22 Bảng 2.2: Đặc điểm về tiền sử mắc bệnh: .............................................................. 22 Bảng 2.3: Đặc điểm về số bữa ăn trong ngày của người bệnh: ............................... 23 Bảng 2.4: Tỷ lệ sử dụng các thực phẩm nên dùng .................................................. 23 Bảng 2.5: Tỷ lệ sử dụng các thực phẩm không nên dùng: ...................................... 24 Bảng 2.6: Các yếu tố ảnh hưởng tới tuân thủ chế độ dinh dưỡng của người bệnh Đái tháo đường type 2 .................................................................................................. 25 v DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ mắc phân bố theo tuổi............................................................... 19 Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ mắc phân bố theo giới .............................................................. 20 Biểu đồ 2.3: Phân bố theo dân tộc: ........................................................................ 20 Biểu đồ 2.4: Trình độ học vấn của người bệnh....................................................... 21 Biểu đồ 2.5: Nghề nghiệp của người bệnh ............................................................. 21 Biểu đồ 2.6: Tỷ lệ người bệnh tuân thủ chế độ ăn lành mạnh theo hướng dẫn của Bộ Y tế ....................................................................................................................... 25 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Đái tháo đường là một trong những bệnh mạn tính mang tính toàn cầu và là bệnh phát triển nhanh nhất hiện nay [3]. Bệnh được đặc trưng bởi tình trạng tăng đường huyết cùng với các rối loạn về chuyển hóa đường, đạm, mỡ và chất khoáng.Đái tháo đường (ĐTĐ) đang trở thành một trong những gánh nặng bệnh tật toàn cầu. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), năm 2012 có 371 triệu người mắc bệnh Đái tháo đường, tới năm 2014,con số đó đã tăng lên422 triệu người (8,5% dân số) [25]. Theo Liên đoàn Đái tháo đường Thế giới (IDF), năm 2015 toàn thế giới có 415 triệu người (trong độ tuổi 20-79) bị bệnh đái tháo đường, đến năm 2040 con số này sẽ là 642 triệu, tương đương cứ 10 người có 01 người bị ĐTĐ. Bên cạnh đó, cùng với việc tăng sử dụng thực phẩm không thích hợp, ít hoặc không hoạt động thể lực ở trẻ em, bệnh ĐTĐ type 2 đang có xu hướng tăng ở cả trẻ em, trở thành vấn đề sức khỏe cộng đồng nghiêm trọng. Bệnh ĐTĐ gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm, là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tim mạch, mù lòa, suy thận, và cắt cụt chi[5]. Theo IDF năm 2012 có 4,8 triệu người đã chết do căn bệnh này, đã tiêu tốn tới 471 tỷ đô la cho việc chăm sóc và điều trị bệnh [22]. Mỗi năm, thế giới có khoảng 3,2 triệu người chết vì bệnh Đái tháo đường, tương đương số người chết hàng năm vì bệnh HIV/AIDS[25]. Việt Nam không phải là nước có tỷ lệ người bệnh Đái tháo đường cao nhất thế giới nhưng lại là quốc gia có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới về căn bệnh này. Mới đây, tại buổi lễ hưởng ứng tuần lễ chung tay phòng, chống bệnh Nội tiết Đái tháo đường diễn ra tại Hà Nội vào ngày 26/6/2019, PGS.TS Tạ Văn Bình Nguyên Giám đốc BV Nội tiết Trung ương, Chủ tịch Hội Người giáo dục bệnh đái tháo đường cho biếttheo thống kê của Bộ Y tế, ở nước ta có khoảng 3,5 triệu người mắc bệnh đái tháo đường. Con số này dự báo tăng lên 6,3 triệu vào năm 2045. Mặc dù, cả nước hiện có 3,5 triệu người (độ tuổi từ 20-79) mắc bệnh này nhưng có tới 69,9% người mắc không biết mình bị bệnh. Có 20% người bệnh đái tháo đường bị bệnh thận, gây suy thận, có thể phải chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận. Việt Nam được xếp nằm trong 10 quốc gia có tỷ lệ gia tăng bệnh nhân đái tháo đường cao nhất thế giới với tỷ lệ bệnh nhân tăng 5,5% mỗi năm. Tuy nhiên, theo Bộ Y tế cả 2 nước mới có chỉ có 29% người bệnh bị đái tháo đường được quản lý tại các cơ sở y tế, trong khi số chưa được quản lý theo số liệu thống kê mới nhất năm 2015 là 71%.Nhưng một điều đáng khả quan, có tới 70% trường hợp ĐTĐ type 2 có thể dự phòng hoặc làm chậm xuất hiện bệnh bằng tuân thủ lối sống lành mạnh, dinh dưỡng hợp lý và tăng cường luyện tập thể lực [5]. Dinh dưỡng là một phần quan trọng của cuộc sống. Chế độ dinh dưỡng tốt giúp cơ thể khỏe mạnh, tinh thần sáng suốt, giúp cơ thể sống và hoạt động một cách có hiệu quả. Bên cạnh đó, dinh dưỡng cũng được sử dụng như một trong những liệu pháp hỗ trơ ̣điều tri ̣ một số bệnh, trong đó có bệnh ĐTĐ type 2 [13]. Tuy nhiên, tùy theo các khía cạnh được đánh giá, một số nghiên cứu chỉ ra khoảng 21,0 – 57,6% người bệnh ĐTĐ type 2 chưa tuân thủ đúng chế độ dinh dưỡng [11],[12] [16]. Khoa học đã chứng minh, chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng nhiều đến việc phòng và điều trị bệnh ĐTĐ và các biến chứng của bệnh nếu người bệnh có tuân thủ đúng [13]. Giáo dục truyền thông sức khỏe về dinh dưỡng trong điều tri ̣bệnh ĐTĐ type 2 là yếu tố quan trọng tác động đến tuân thủ chế độ dinh dưỡng của người bệnh [20]. Trong đó ghi nhận vai trò tư vấn, hướng dẫn, nhắc nhở của cán bộ y tế cũng góp phần tác động tới tuân thủ chế đô ̣dinh dưỡng của người bệnh [12],[13].Công tác giáo dục sức khỏe của điều dưỡng cho người bệnh Đái tháo đường có vai trò rất quan trọng, để làm tốt rất cần đến kiến thức và kỹ năng giáo dục sức khỏe của điều dưỡng, mặt khác điều dưỡng chiếm số đông trong nhân lực của Bệnh viện và có nhiều thời gian chăm sóc, tiếp xúc người bệnh trong quá trình người bệnh tới khám hay nằm viện. Nếu làm tốt công tác giáo dục sức khỏe, người bệnh sẽ tin tưởng, lắng nghe, từ đó thay đổi hành vi từ có hại sang có lợi, người bệnh có kỹ năng yên tâm sống chung với bệnh và nâng cao chất lượng cuộc sống. . Bệnh viện đa khoa tỉnh Sơn La trực thuộc Sở Y tế Sơn La là Bệnh viện đa khoa hạng I tuyến tỉnh, quy mô 500 giường bệnh với đầy đủ các chuyên khoa. Phòng khám Mạn tính của bệnh viện hiện đang quản lý trên 700 người bệnh Đái tháo đường, trong đó Đái tháo đường type2 là chủ yếu [1]. Đây là số lượng người bệnh Đái tháo đường tương đối lớn và số người bệnh ngày càng tăng, trong khi đó phòng khám ngoại trú chỉ có một bác sỹ và một điều dưỡng. Bên cạnh đó Bệnh viện không có phòng tư vấn dinh dưỡng và truyền thông giáo dục sức khỏe. Chính vì vậy việc giám sát về tuân tủ chế độ dinh dưỡng của người bệnh Đái tháo 3 đường tại cộng đồng là một vấn đề khó khăn đối với nhân viên y tế. Góp phần tìm hiểu vấn đề này, Tôi chọn chuyên đề: Thực trạng tuân thủ chế độ dinh dưỡng của người bệnh Đái tháo đường type2điều trị ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Sơn La năm 2019 với các mục tiêu: 1. Mô tả thực trạng tuân thủ chế độ dinh dưỡng của người bệnh Đái tháo đường type 2điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh Sơn La năm 2019. 2. Đề xuất giải pháp nâng cao sự tuân chế độ dinh dưỡng của người bệnh Đái tháo đường type2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Sơn La . 4 Chương I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1 Cơ sở lý luận 1.1.1. Bệnh Đái tháo đường: 1.1.1.1. Định nghĩa: TheoTổchứcYtếThếgiới,“Đáitháođườnglàmộthộichứng tínhbiểuhiệnbằng sựtăngđường máudohậuquảcủaviệcmấthoàntoàn cóđặc Insulin hoặclàdocóliênquanđếnsựsuyyếutrongbàitiếthoặchoạtđộng củainsulin"[4]. Bệnh đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, có đặc điểm tăng glucose huyết do khiếm khuyết về tiết insulin, về tác động của insulin, hoặc cả hai. Tăng glucose mạn tính trong thời gian dài gây nên những rối loạn chuyển hóa carbohydrate, protide, lipide, gây tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau, đặc biệt ở tim và mạch máu, thận, mắt, thần kinh[5]. 1.1.1.2. Phân loại đái tháo đường: Năm 2011, theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA), ĐTĐ được chia làm 4 loại: ĐTĐ type 1, ĐTĐ type 2, ĐTĐ thai kỳ và các type đặc biệt khác [17]. Đái tháo đường type 1 (Đái tháo đường phụ thuộc insulin): Phần lớn xảy ra ở trẻ em, người trẻ tuổi và thường có yếu tố tự miễn. Ở Việt Nam chưa có số liệu điều tra quốc gia, nhưng theo thống kê từ các Bệnh viện thì tỷ lệ mắc ĐTĐ type 1 vào khoảng 7 - 8% tổng số người bệnh ĐTĐ [4]. Đái tháo đường type 2 (Đái tháo đường không phụ thuộc insulin): ĐTĐ type 2 thường xảy ra ở người lớn. Đặc trưng của ĐTĐ type 2 là kháng insulin đi kèm với thiếu hụt tiết insulin tương đối (hơn là thiếu tuyệt đối). Ở giai đoạn đầu, những người bệnh ĐTĐ type 2 không cần insulin cho điều trị nhưng sau nhiều năm mắc bệnh, nhìn chung insulin máu giảm dần và người bệnh dần dần lệ thuộc vào insulin để cân bằng đường máu. Đái tháo đường thai kỳ: ĐTĐ thai kỳ thường gặp ở phụ nữ có thai (chiếm 1-2% người mang thai), do đường huyết tăng hoặc giảm dung nạp glucose, thường gặp khi có thai lần đầu và mất đi sau đẻ. Bệnh có khả năng tăng nguy cơ phát triển sau này thành ĐTĐ thực sự . Đái tháo đường khác: 5 Nguyên nhân do khiếm khuyết chức năng tế bào gây ra bởi gen, giảm hoạt tính của insulin do khiếm khuyết gen, bệnh lý của tụy ngoại tiết, do các bệnh nội tiếtkhác... dẫn đến bệnh ĐTĐ. 1.1.1.3. Nguyên nhân [4] [2] Đặc điểm quan trọng nhất trong sinh lý bệnh của ĐTĐ type 2 là có sự tươngtác giữa yếu tố gen và yếu tố môi trường. Yếu tố di truyền: Di truyền được cho là một trong các nguyên nhân có thể dẫn tới bệnh ĐTĐ. Để hiểu rõ hơn về yếu tố di truyền trong bệnh ĐTĐ, cần tìm hiểu tác động của yếu tố di truyền trong cả hai thể ĐTĐ type 1và ĐTĐ type 2. Yếu tố di truyền trong ĐTĐ type 1 thể hiện ở tình trạng bệnh liên quan tới sựgia tăng thường xuyên của kháng nguyên HLA, KN HLA ưu thế phối hợp với ĐTĐ type 1 thay đổi tùy theo chủng tộc. Trong đó, HLA B8, B14, B15, B18, CW3, DR3và DR4 gặp ở bệnh nhân ĐTĐ chủng tộc da trắng. Các kháng nguyên HLA DR3,DR4 có liên quan với ĐTĐ type 1 châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh. Một sốnghiên cứu cho thấy, kháng nguyên HLA DR3 hoặc DR4 gặp ở 95% trường hợpbệnh ĐTĐ type 1 ở các nhóm châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh so với 4550%nhóm chứng chủng tộc da trắng. Yếu tố môi trường: Các yếu tố môi trường tác động tới bệnh ĐTĐ type 2 được đề cập đến gồm lốisống, thực phẩm, các vấn đề về tâm lý. Các nhóm yếu tố này có thể được sử dụngđể can thiệp làm giảm tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ type 2. Sự thay đổi lối sống thường được đề cập trong các tài liệu giáo dục, truyềnthông về phòng và điều tri ̣bệnhĐTĐ type 2. Trong đó, các vấn đề về lối sống được khuyến nghi ̣như tăng các hoạt động thể lực, thay đổi chế độ ăn uống theo hướngtăng tinh bột, giảm chất xơ gây dư thừa năng lượng, giảm sử dụng rượu bia vàkhông hút thuốc lá. Chất lượng thực phẩm, đặc biệt là chỉ số đường huyết của thực phẩm là một trong các yếu tố được quan tâm đối với chế độ ̣ ăn trong bệnhĐTĐ type 2. Thói quenăn nhiều các loại carbonhydrat hấp thu nhanh (đường tinh chất, bánh ngọt, kẹo…)làkhông tốt cho bệnhĐTĐ type 2 và có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Ngoài ra, cácthực phẩm giàu chất béo bão hòa, phủ tạng động vật cũng không tốt 6 cho người bệnh. Các yếu tố về sinh lý, miễn dịch khác: Tuổi thọ ngày càng tăng, nguy cơ mắc bệnh càng cao. Các nghiên cứu cho thấy ĐTĐ type 2 liên quan đến chế độ ̣ ăn, hoạt động thể lực và có tỷ lê ̣mắc gia tăngtheo tuổi. Các bệnh lý liên quan đến tụy cũng được xác định là các nguyên nhân có thểgia tăng bệnhĐTĐ type 2. Trong đó có thể kể đến các khiếm khuyết chức năng tếbào beta, giảm hoạt tính của insulin do gen, bệnh lý của tụy ngoại tiết. Ngoài ra, các nhóm bệnh nội tiết khác, các nhiễm độc nguyên nhân do thuốchoặc hóa chất khác, nguyên nhân do nhiễm trùng cũng làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường. Đối tượng có yếu tố nguy cơ dễ mắc bệnh ĐTĐ type 2: Nhóm đối tượng ở đô ̣tuổi trên 45 tuổi. Người mắc béo phì.Huyết áp ≥ 140/85 mmHg. Trong gia đình có người mắc bệnh ĐTĐ ở thế hệ cận kề (bố, mẹ, anh, chị emruột, con ruột bị mắc bệnh ĐTĐ type 2).Tiền sử được chẩn đoán mắc hội chứng chuyển hóa, tiền ĐTĐ. Phụ nữ có tiền sử thai sản đặc biệt (ĐTĐ thai kỳ, sinh con to-nặng trên 4.000gam, sẩy thai tự nhiên nhiều lần, thai chết lưu…) Người có rối loạn lipid máu; đặc biệt khi HDL-c dưới 0,9 mmol/l và Triglycrid trên 2,2 mmol/l. 1.1.2. Tuân thủ chế độ dinh dưỡng của người bệnh Đái tháo đườngtype 2 1.1.2.1. Nguyên tắc điều trị ĐTĐ type 2 Theo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị ĐTĐ type 2 của Bộ Y tế [6] nguyên tắc điều trị ĐTĐ gồm: - Kiểm soát lượng glucose máu đến mức gần giới hạn bình thường. - Ngăn ngừa các biến chứng. - Góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống. Để đạt mục đích này cần dựa vào 4 loại hình quản lý đái tháo đường: - Quản lý dinh dưỡng bằng chế độ ăn hợp lý. - Tăng cường hoạt động thể lực thích hơp. 7 - Điều trị bằng thuốc khi cần thiết theo chỉ dẫn của bác sỹ. - Người bệnh tự theo dõi đường huyết và đi khám định kỳ. 1.1.2.2.Áp dụng Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh Đái tháo đường type 2 Nguyên tắc dinh dưỡng cho người bệnh ĐTĐ[7],[9],[13]: Dinh dưỡng là một yếu tố quan trọng quyết định đến kết quả điều tri ḅ ệnh cũng như khả năng kiểm soát tình trạng đường huyết của người bệnh ĐTĐ. Theo hướng dẫn của Bô ̣ Y tế và Viện Dinh dưỡng, để đạt được mục tiêu của chế đô ḍ inhdưỡng đối với người bệnh ĐTĐ, chế đô ặ n uống cần phải tuân thủ các nguyên tắccơ bản sau: Người bệnh ĐTĐ cũng như các bệnh lý khác vẫn cần duy trì các hoạt độngsinh lý, sinh hoạt và lao động. Do vậy, khẩu phần ăn cần cung cấp đủ nhu cầu cácchất dinh dưỡng theo lứa tuổi, tình trạng sinh lý, tình trạng lao động, bệnh tật. Kiểm soát tính ổn định đường huyết là một trong các kết quả mong đợi quantrọng của các phác đồ điều tri,̣ trong đó có chế đô ̣ dinh dưỡng. Một chế độ ̣dinhdưỡng phù hợp cho người bệnh ĐTĐ cần đảm bảo không làm tăng đường máunhiều sau ăn hoặc không làm giảm đường máu lúc xa bữa ăn. Nguyên tắc này làcơsở để cán bộ y tế hoăc ̣ tư vấn viên về dinh dưỡng có hướng dẫn phù hợp cho người bệnhĐTĐ về chia nhỏ bữa ăn, sử dụng số lượng bữa ăn chính, bữa ăn phụ phù hợp vớitình trạng bệnh và các điều kiện khác của người bệnh. Chế độ dinh dưỡng là một trong các yếu tố nguy cơ của một số bệnh rối loạn chuyển hóa và bệnh không truyền nhiễm. Chế độ dinh dưỡng phù hợp cho ngườibệnh ĐTĐ cần đảm bảo không làm tăng các yếu tố nguy cơ của các nhóm bệnhnàynhư rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp, suy thận , …Thực phẩm luôn gắn liền với yếu tố vùng miền và văn hóa bản điạ. Khicán bộ y tế hoặc cán bộ tư vấndinh dưỡng thực hiện khuyến nghị các chế độ ăn cho người bệnhh ĐTĐ cần phù hợp với tập quán ăn uống của địa phương, dân tộc. Thực đơn khuyến nghi ̣cho người bệnh ĐTĐ cần đơn giản và không quá đắttiền. Nguyên tắc này sẽ giúp phần tạo điều kiện thuận lợi cho người bệnh tuân thủ,đặc biệt ở các nhómngười bệnh có điều kiện kinh tế khó khăn. Cần hiểu rằng thay đổi chế độ dinh dưỡng và/hoặc khẩu phần ăn là một quá trình. Cần theo dõi sự chấp nhận của người bệnh cũng như các điều kiện sinh lý 8 củahọ.̣ Do vậy, khuyến nghi ̣chế đô ̣ ăn cho người bệnh cần thực hiện có lộ trình phù hợp. Không nên thay đổi quá nhanh và nhiều cơ cấu cũng như khối lượng của cácbữa ăn.Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh ĐTĐ cần đảm bảo duy trì được cân nặng ở mức cân nặng lý tưởng. Mỗi cá thể đều có các đặc điểm riêng về giới, lứa tuổi, nghề nghiệp, sinh lý và bệnh lý. Do vậy, nhu cầu dinh dưỡng cơ bản của mỗi người là khác nhau. Người bệnh ĐTĐ cũng không vượt ra ngoài quy luật này. Vì vậy cần quan tâm đến yếu tốcá nhân hóa để đạt được hiệu quả tối đa của chế độ ̣dinh dưỡng cho người ĐTĐ.Không có một công thức tính chế đô ̣ăn chung cho tất cả các người bệnh. Một số nội dung cụ thể trong tư vấn chế độ dinh dưỡng cho người bệnhĐTĐ đơn thuần [7] [9] [13]: Chế đô ̣dinh dưỡng hay chế đô ̣ăn cho người bệnh ĐTĐ đã được Bô ̣Y tế, ViệnDinh dưỡng và nhiều tác giả mô tả trong các tài liệu và được sử dụng làm cơ sở để tư vấn cho người bệnh ĐTĐ. Một số điểm chính trong các hướng dẫn này được tổnghợp như dưới đây: Hướng dẫn tuân thủ chế độ ̣bữa ăn cho người bệnh: Chế độ bữa ăn là một yếu tố quan trọng tác động tới sự ổn định đường huyết ởngười bệnh ĐTĐ, bao gồm các thực hành về số lượng bữa ăn, năng lượng của bữaăn, khoảng cách giữa các bữa ăn, khẩu phần ăn ở mỗi thời điểm cố định trong ngàyvà các yếu tố khác. Chia nhỏ bữa ăn là hành vi nên thực hiện đầu tiên được các tài liệu đưa ra. Ởngười bệnh ĐTĐ khả năng điều hòa đường huyết kém do số lượng và chất lượng insulin suy giảm so với người bình thường. Chế độ chia nhỏ bữa ăn không chỉ được hiểu áp dụng với các bữaănchính, bữa ăn phu ̣ mà còn được hiểu áp dụng đối với các thực phẩm ăn thêm sau cácbữa ăn như: hoa quả, bánh,… Để tránh các bữa ăn lớn, người bệnh ĐTĐ có thể chiacác bữa ăn trong ngày thành nhiều bữa, gồm: 3 bữa chính và từ 1 – 3 bữa phụ.̣ Tại mỗi thời gian cố định trong ngày, người bệnh ĐTĐ được khuyên ăn với số lượng khẩu phần năng lượng giống nhau. Không nên ăn một bữa trưa quá lớn và ănmột bữa trưa quá nhỏ vào ngày hôm sau hoặc ngược lại vì điều này sẽ làm glucosemáu thay đổi quá nhiều, ảnh hưởng đến khả năng điều chỉnh glucose máu của cơthể. 9 Khi người bệnh ăn 5 - 6 bữa/ngày thì tỷ lê ̣ năng lượng khuyến nghi ̣cho mỗibữa ăn có thể thực hiện như dưới đây: Ăn sáng: 20% tổng năng lượng/ngày. Phụ sáng: 10% tổng năng lượng/ngày. Ăn trưa: 25% tổng năng lượng/ngày. Phụ chiều: 10% tổng năng lượng/ngày. Phụ tối: 10% tổng năng lượng/ngày. Bên cạnh số lượng bữa ăn, số lượng năng lượng ăn vào một ngày cũng cầnđược lưu ý trong tư vấn chế đô ̣ ăn đối với người bệnh ĐTĐ. Trước khi tính nhu cầunăng lượng cho người bệnh cần xác nặng nên có theo BMI. Tính cân nặng theo BMI thìcân nặng nên có ở nam giới tương ứng mức BMI = 22, ở nữ giới tương ứng vớiBMI = 21. Từ đó, có thể khuyến nghi ̣năng lượng trong khẩu phần ăn của người bệnh ĐTĐ tương ứng với trọng lượng cơ thể như sau: - Nam giới: 26kcal/kg/ngày. - Nữ giới: 24kcal/kg/ngày. Ngoài yếu tố giới, khuyến nghi ̣khẩu phần ăn cho người bệnh ĐTĐ cần quantâm đến yếu tố vận động, lao động của người bệnh. Đối với những người ĐTĐ cólao động bình thường được thì có thể tính tổng năng lượng theo quy ước: - Nằm điều trị tại giường: 25kcal/kg/ngày. - Lao động nhẹ và vừa: 30 - 35kcal/kg/ngày. - Lao động nặng: 35 - 40kcal/kg/ngày. Tỷ lệ thành phần thức ăn so với tổng năng lượng: - Glucid: 50 - 60% năng lượng khẩu phần. - Protein: 15 - 20% năng lượng khẩu phần. - Lipid: 20-30% (với người trọng lượng bình thường và lipidmáu bình thường); dưới 30 % (với người béo phì). Acid béo no: 10%. Acid béo không no đơn: 10%. Acid béo không no đa: 10%. Cholesterol: < 300mg/ngày. Chất xơ: 20 - 35g/ngày. 10 Tuy nhiên, cần lưu ý các khuyến nghi ̣về chế đô ̣ ăn như trên chỉ khuyến nghi ̣cho người bệnh ĐTĐ chưa có biến chứng. Tuân thủ sử dụng thực phẩm nên dùng và không nên dùng: Thực phẩm đượcchọn cho bữa ăn của ngườibệnh ĐTĐ nên có chỉ số đường huyết thấp. Các thực phẩm có chỉ số đường huyết cao nên được thay thế bởi cácthực phẩm cùng nhóm nhưng có chỉ số đường huyết thấp hơn, ví du ̣ thay gạo trắngbằng gạo lứt, bánh mỳ đen thay cho bánh mỳ trắng, ăn quả chín cả miếng thay cho nước ép quả. Các thực phẩm được lựa chọn cho người bệnh ĐTĐ nên có lợi cho sức khỏe: Nhóm thực phẩm cung cấp glucid: gạo lứt, mỳ, ngô, khoai Nhóm thực phẩm cung cấp protein nên sử dụng các loại thịt nạc, sữa không đường, cá, đậu đỗ, lạc, vừng. Nhóm thực phẩm cung cấp lipid nên dùng dầu thay mỡ, không ăn những sảnphẩm nhiều cholesterol như các loại phủ tạng động vật. Nhóm thực phẩm cung cấp vitamin và khoáng chất: các loại rau, củ, quả tươi, hạnchế ăn những quả quá ngọt như: chuối, mít, na Không sử dụng rượu và các chất kích thích Một số nội dung cụ thể trong tư vấn chế độ dinh dưỡng cho người bệnhĐTĐ đi kèm biến chứng [8]: Trong thực tế, người bệnh ĐTĐ thường mắc kèm một số biến chứng về rối loạn chuyển hóa hoăc ̣ bệnh lý cơ quan như tim mạch, thận, ... Do đó, chế đô ̣ ăn ở những người bệnh ĐTĐ đi kèm biến chứng cũng cần có những lưu ý riêng. Trong nội dung dưới đây sẽ nêu chế độ ăn cho một số trường hợp người bệnh ĐTĐ kếthợp biến chứng phổ biến. *Đái tháo đường BMI > 25, rối loạn chuyển hóa lipid máu: - Năng lượng: 25 kcal/kg cân nặng lý tưởng/ngày. - Protid: 15 - 20% tổng năng lượng. - Glucid: 55 - 65 % tổng năng lượng. Nên sử dụng các glucid phức hợp, glucid có chỉ số đường huyết thấp. - Lipid: 20 - 25%. Axid béo chưa no một nối đôi chiếm 1/3, nhiều nối đôi chiếm 1/3 và axid béo no chiếm 1/3 trong tổng số lipid. 11 - Cholesterol: < 200 mg/ngày. Hạn chế sử dụng các sản phẩm có nhiều cholesterol. - Lượng chất xơ: 20 - 25 g. * Đái tháo đường kết hợp viêm cầu thận, thể urê máu cao: - Năng lượng: 30 Kcal/kg cân nặng lý tưởng/ngày. - Protid: < 0,6 g/kg cân nặng lý tưởng/ngày. Tỷ lệ protid động vật/tổng số > 60%. - Glucid: 60 - 65% tổng năng lượng, nên sử dụng các glucid phức hợp, glucid có chỉ số đường huyết thấp. - Lipid: Axid béo chưa no một nối đôi chiếm 1/3, nhiều nối đôi chiếm 1/3 và axid béo no chiếm 1/3 trong tổng số lipid. - Đảm bảo cân bằng nước và điện giải: + Ăn nhạt tương đối: Natri 2000 mg/ngày. + Hạn chế nước ăn và uống khi có chỉ định: V nước = V nước tiểu + V dịch mất bất thường (sốt, nôn, ỉa chảy...) + 300 đến 500 ml (tùy theo mùa). + Kali: < 1000 mg/ngày. Hạn chế các thực phẩm giàu kali. - Đủ vitamin và khoáng chất theo nhu cầu. * Đái tháo đường kết hợp viêm cầu thận, thể cao huyết áp: - Năng lượng: 30 Kcal/kg cân nặng lý tưởng/ngày. - Protid: 0,8g/kg cân nặng lý tưởng/ngày. Tỷ lệ protid động vật /tổng số > 60% - Glucid: 60 - 65% tổng năng lượng. Nên sử dụng các glucid phức hợp, glucid có chỉ số đường huyết thấp. - Lipid: Axid béo chưa no một nối đôi chiếm 1/3, nhiều nối đôi chiếm 1/3 và axid béo no chiếm 1/3 trong tổng số lipid. - Đảm bảo cân bằng nước và điện giải: + Ăn nhạt tương đối: Natri 2000 mg/ngày + Hạn chế nước ăn và uống khi có chỉ định: V nước = V nước tiểu + V dịch mất bất thường (sốt, nôn, ỉa chảy...) + 300 đến 500 ml (tùy theo mùa). + Kali: Hạn chế kali khẩu phần khi kali máu > 6 mmol/l (2000 - 3000 mg/ngày) - Đủ vitamin và khoáng chất theo nhu cầu 12 * Đái tháo đường kết hợp viêm cầu thận, giai đoạn phục hồi: - Năng lượng: 30 - 35 Kcal/kg cân nặng lý tưởng/ngày. - Protid: 1 g/kg cân nặng lý tưởng/ngày. - Glucid: 60 - 65% tổng năng lượng. Nên sử dụng các glucid phức hợp, glucid có chỉ số đường huyết thấp. - Lipid: 20 - 25% năng lượng. Axid béo chưa no một nối đôi chiếm 1/3, nhiều nối đôi chiếm 1/3 và axid béo no chiếm 1/3 trong tổng số lipid. - Chất xơ: 20 - 25g/ngày. - Natri 2400 mg/ngày. - Nước: theo nhu cầu 1,5 - 2,5 lít/ngày. - Đủ vitamin và khoáng chất theo nhu cầu. * Đái tháo đường kết hợp suy thận mạn độ 1 - 2: - Năng lượng: 30 Kcal/kg cân nặng lý tưởng/ngày. - Protid: 0,8 g/kg cân nặng lý tưởng/ngày. Tỷ lệ protid động vật/tổng số ≥ 60% - Glucid: 60 - 65% tổng năng lượng. Nên sử dụng các glucid phức hợp, glucid có chỉ số đường huyết thấp. - Chất xơ: 20 - 25g/ngày. - Lipid: Axid béo chưa no một nối đôi chiếm 1/3, nhiều nối đôi chiếm 1/3 và axid béo no chiếm 1/3 trong tổng số lipid. - Đảm bảo cân bằng nước và điện giải: + Ăn nhạt tương đối phụ thuộc vào mức độ phù và cao huyết áp: Natri 2000 mg/ngày. + Hạn chế nước ăn và uống khi có chỉ định: V nước = V nước tiểu + V dịch mất bất thường (sốt, nôn, ỉa chảy...) + 300 đến 500 ml (tùy theo mùa ). * Đái tháo đường kết hợp suy thận mạn độ 3 - 4: - Năng lượng: 30 Kcal/kg cân nặng lý tưởng/ngày. - Protid: 0,6 g/kg cân nặng lý tưởng/ngày. Tỷ lệ protid động vật/tổng số ≥50%. - Glucid: 60 - 65% tổng năng lượng. Nên sử dụng các glucid phức hợp, glucid có chỉ số đường huyết thấp. - Chất xơ: 20 - 25 g/ngày.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng