Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Thực trạng thực hành chăm sóc thoát mạch trên người bệnh ung thư điều trị hóa ch...

Tài liệu Thực trạng thực hành chăm sóc thoát mạch trên người bệnh ung thư điều trị hóa chất của điều dưỡng tại bệnh viện k tân triều năm 2022

.PDF
51
1
109

Mô tả:

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH NGUYỄN THỊ NGỌC THÚY THỰC TRẠNG THỰC HÀNH CHĂM SÓC THOÁT MẠCH TRÊN NGƯỜI BỆNH UNG THƯ ĐIỀU TRỊ HÓA CHẤT CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI BỆNH VIỆN K TÂN TRIỀU NĂM 2022 BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NAM ĐỊNH - 2022 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH NGUYỄN THỊ NGỌC THÚY THỰC TRẠNG THỰC HÀNH CHĂM SÓC THOÁT MẠCH TRÊN NGƯỜI BỆNH UNG THƯ ĐIỀU TRỊ HÓA CHẤT CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI BỆNH VIỆN K TÂN TRIỀU NĂM 2022 Chuyên ngành: Nội người lớn BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP Giảng viên hướng dẫn: TS.BS. Vũ Văn Thành NAM ĐỊNH - 2022 i LỜI CẢM ƠN Em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Ban Giám Hiệu Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định, Các thầy cô giáo trong toàn trường cũng như các thầy cô giáo Bộ môn sau đại học đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập tại trường Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới thầy giáo Vũ Văn Thành – là người đã chỉ bảo tận tình và hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện chuyên đề tốt nghiệp này. Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, Phòng Điều dưỡng, Phòng Tổ Chức cán bộ, Khối Nội Bệnh viện K Tân Triều đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình học tập và thực hiện chuyên đề tốt nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn những người bệnh đã và đang điều trị tại Khối Nội của Bệnh viện K Tân Triều đã giúp em thực hiện chuyên đề này. Cuối cùng, em xin dành trọn tình yêu thương và lòng biết ơn sâu sắc tới cha mẹ, chồng con, anh chị em và bạn bè đồng nghiệp đã luôn giúp đỡ, động viên, khuyến khích, tạo mọi điều kiện giúp em học tập. Em xin ghi nhận những tình cảm quý báu và công lao to lớn đó. Xin chân thành cảm ơn! Nam Định, Ngày 01 tháng 07 năm 2022 Học Viên Nguyễn Thị Ngọc Thúy ii LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan chuyên đề “Thực trạng thực hành chăm sóc thoát mạch trên người bệnh ung thư điều trị hóa chất của điều dưỡng tại Bệnh viện K Tân Triều năm 2022” là báo cáo do bản thân em tự thực hiện và thu thập số liệu. Các kết quả đều được thu thập và không lấy của bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Nam Định, Ngày 01 tháng 07 năm 2022 Học viên Nguyễn Thị Ngọc Thúy iii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ................................................ Error! Bookmark not defined. LỜI CAM ĐOAN .......................................... Error! Bookmark not defined. DANH MỤC VIẾT TẮT................................ Error! Bookmark not defined. DANH MỤC BẢNG ...................................... Error! Bookmark not defined. DANH MỤC HÌNH ....................................... Error! Bookmark not defined. ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN........................................ 3 1.1. Cơ sở lý luận .......................................................................................... 3 1.1.1. Tác dụng phụ khi điều trị hóa chất ung thư ....................................... 3 1.1.2. Thoát mạch do hóa chất .................................................................... 4 1.2. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................ 9 1.2.1. Nghiên cứu về tình trạng thoát mạch trên thế giới ............................ 9 1.2.2. Nghiên cứu về tình trạng thoát mạch tại Việt Nam ......................... 10 1.2.3. Quy trình truyền hóa chất tại Bệnh viện K ..................................... 11 1.2.4. Quy trình xử trí thoát mạch ............................................................ 14 CHƯƠNG 2: LIÊN HỆ THỰC TIỄN........................................................... 17 2.1 Giới thiệu sơ lược về Bệnh viện K Tân Triều ......................................... 17 2.2. Khảo sát thực trạng các vấn đề tồn tại ................................................... 19 2.2.1. Phương pháp khảo sát ..................................................................... 19 2.2.2. Kết quả khảo sát ............................................................................. 22 2.3. Bàn luận dựa vào kết quả khảo sát ......................................................... 27 2.3.1. Bàn luận về đặc điểm đối tượng khảo sát ........................................ 27 2.3.2. Bàn luận thực hành của điều dưỡng trong xử trí thoát mạch. .......... 28 2.3.3. Bàn luận về một số yếu tố liên quan đến thực hành của điều dưỡng về xử trí thoát mạch .................................................................................. 29 2.3.4. Bàn luận về thực hiện giáo dục sức khỏe cho người bệnh ............... 30 iv 2.4. Ưu điểm và tồn tại, hạn chế ................................................................... 31 CHƯƠNG 3: BÀN LUẬN 3.1. Đối với điều dưỡng................................................................................ 35 3.2. Đối với khoa phòng và bệnh viện .......................................................... 35 KẾT LUẬN.................................................................................................. 33 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt BS Doctor Bác sỹ SK Sức khỏe GDSK Giáo dục sức khỏe CS Take care Chăm sóc ĐD Nurse Điều dưỡng HSBA NB Hồ sơ bệnh án Patient Người bệnh vi DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Các tác dụng phụ do hóa chất ung thư .......................................... 3 Bảng 1.2. Phân loại các thuốc gây thoát mạch .............................................. 7 Bảng 2.1. Đặc điểm chung của ĐD ............................................................. 20 Bảng 2.2. Nhóm biến số về các yếu tố liên quan đến thực hành xử trí thoát mạch của ĐD trên NB ................................................................. 21 Bảng 2.3. Thực hiện GDSK cho người bệnh thoát mạch ............................. 22 Bảng 3.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu ................................. 23 Bảng 3.2. Phân bố điểm thực hành của điều dưỡng về xử trí thoát mạch ..... 24 Bảng 3.3. Mối liên quan giữa thực hành xử trí thoát mạch với đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu.................................................. 25 Bảng 3.4. Thực hiện giáo dục sức khỏe cho người bệnh thoát mạch............ 26 vii DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Hình ảnh thoát mạch trên người bệnh truyền hóa chất .................... 5 Hình 1.2. Các bước xử trí thoát mạch ............................................................. 8 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Hóa trị liệu, cùng với xạ trị và phẫu thuật vẫn là những phương pháp chính để điều trị ung thư hiện nay. Có nhiều phương pháp truyền hóa chất như truyền hóa chất tĩnh mạch, động mạch, nội màng bụng, nội tủy, bơm vào khoang màng phổi nhưng truyền hóa chất tĩnh mạch ngoại vi là phổ biến và được áp dụng rộng rãi nhất [1]. Trong đó, kỹ thuật truyền hóa chất tĩnh mạch ngoại vi được sử dụng rộng rãi nhất, là kỹ thuật cơ bản trong chăm sóc người bệnh ung thư được điều trị bằng hóa trị liệu [2], [3]. Thoát mạch trong khi truyền hóa chất là tai biến thường xảy ra khi sử dụng tĩnh mạch ngoại vi để truyền. Xử trí thoát mạch được đưa lên hàng đầu trong xử trí các tác dụng phụ khi điều trị ung thư bằng hóa chất [4], [6]. Thoát mạch được định nghĩa là sự rò hoặc xâm nhập của thuốc vào tổ chức dưới da, các thuốc gây phỏng da khi thoát mạch có thể gây nên hoại tử mô hoặc lột da, các thuốc kích thích gây viêm hoặc đau tại vị trí thoát mạch [4]. Nồng độ các thuốc hóa chất tại nơi thoát mạch cao, một số thuốc hóa chất lại có tác dụng kích thích, trong khi một số thuốc khác lại gây hoại tử [17]. Ở Việt Nam, chủ yếu phải sử dụng tĩnh mạch ngoại vi để truyền hóa chất cho người bệnh ung thư có chỉ định điều trị bằng thuốc hóa chất. Trong khi truyền hóa chất do nhiều yếu tố: Chủ quan, khách quan, do đặc điểm tính chất của tĩnh mạch, vị trí cắm kim truyền, tư thế khi truyền, vận động, cử động của người bệnh dẫn đến bị thoát mạch [2]. Việc nhận biết, phát hiện sớm và xử trí kịp thời thoát mạch là cần thiết nhằm hạn chế tối đa những tổn thương cũng như biến chứng cho người bệnh [6]. Hiện nay ở Việt Nam cũng như tại Bệnh viện K chưa có nhiều nghiên cứu đề cập đến thực trạng thực hành chăm sóc thoát mạch của điều dưỡng. Vì vậy, 2 chúng tôi tiến hành chuyên đề “Thực trạng thực hành chăm sóc thoát mạch trên người bệnh ung thư điều trị hóa chất của điều dưỡng tại Bệnh viện K Tân Triều năm 2022” với hai mục tiêu sau: 1. Mô tả thực trạng thực hành chăm sóc thoát mạch trên người bệnh ung thư điều trị hóa chất của điều dưỡng tại bệnh viện K Tân Triều năm 2022. 2. Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng thực hành chăm sóc thoát mạch trên người bệnh ung thư điều trị hóa chất của điều dưỡng tại bệnh viện K Tân Triều. 3 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Tác dụng phụ khi điều trị hóa chất ung thư Các thuốc điều trị ung thư có tác dụng kìm chế sự phát triển của khối u bằng cách ức chế quá trình nhân lên của khối u. Tuy nhiên, sự nhân lên là đặc tính của cả tế bào bình thường; do vậy, các hoá chất điều trị ung thư sẽ tác động lên cả tế bào lành, gây tác dụng có hại [1], [5]. Trong cơ thể, các cơ quan có tế bào phân chia nhanh, mạnh là: Tuỷ xương (gây suy tủy), nang tóc (rụng tóc), cơ quan sinh dục (thiểu năng sinh dục, quái thai), niêm mạc đường tiêu hoá (nôn, tiêu chảy)… nên tác dụng không mong muốn của các hoá chất chống ung thư sẽ biểu hiện sớm nhất ở những cơ quan này. Ngoài ra, một số thuốc tác động đặc trưng trên một số cơ quan: Hệ thần kinh (Alcaloid), xơ phổi (Bleomycin), tim (Doxorubicin), viêm bàng quang chảy máu (Endoxan, Isphosphamid) [4]. Bảng 0.1. Các tác dụng phụ do hóa chất ung thư [17] Cơ quan Hệ thống tuần hoàn và miễn dịch Độc tính - Thoát mạch - Gây độc tủy xương - Giảm bạch cầu, tiểu cầu - Gây suy tim, rối loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim đối với người bệnh có tiền sử bệnh tim mạch Hệ thần kinh, hệ cơ - Giảm trí nhớ, độ tập trung - Lo lắng, stress - Đau, yếu cơ, tê chi (viêm dây thần kinh ngoại biên) 4 - Vận động chậm chạp hơn trước, rối loạn thăng bằng và phối hợp động tác - Khô và loét miệng, làm người bệnh nhai và nuốt gặp khó khăn, dễ nhiễm trùng - hoặc vàng trong miệng Hệ tiêu hóa Hệ da, tóc, móng Cảm thấy có vị kim loại trong miệng, các đám trắng - Buồn nôn và nôn - Tiêu chảy, táo bón, đầy bụng - Thay đổi tình trạng dinh dưỡng - Rụng tóc, rụng lông mày, lông mi và lông trên người - Da bị khô, ngứa và phát ban - Móng tay, móng chân mọc chậm, dễ gãy và bị chuyển màu nâu hoặc vàng, có thể bị bong ra Cơ quan sinh dục-sinh sản - Rối loạn kinh nguyệt hoặc tắt kinh bất thường - Khô âm đạo, tăng nguy cơ nhiễm trùng cơ quan sinh dục (đối với nữ) - Phụ nữ mang thai có thể ảnh hưởng thai nhi - Có thể ảnh hưởng tới số lượng và chất lượng tinh trùng (đối với nam) Hệ tiết niệu Hệ xương - Giảm lượng nước tiểu, phù tay chân - Tiểu buốt, tiểu nhiều lần - Giảm nồng độ canxi trong máu - Loãng xương 1.1.2. Thoát mạch do hóa chất 5 1.1.2.1. Định nghĩa Thoát mạch là sự rò hoặc xâm nhập của thuốc vào tổ chức dưới da [4]. Thoát mạch trong khi truyền hóa chất là tai biến thường xảy ra khi sử dụng tĩnh mạch ngoại vi để truyền. Nồng độ các thuốc hóa trị tại nơi thoát mạch cao, một số thuốc hóa trị lại có tác dụng kích thích, trong khi một số thuốc khác lại gây hoại tử [2]. Vì vậy việc nhận biết, phát hiện sớm và xử trí kịp thời thoát mạch là cần thiết nhằm hạn chế tối đa những tổn thương, biến chứng cho người bệnh. Hình 0.1. Hình ảnh thoát mạch trên người bệnh truyền hóa chất 1.1.2.2. Dấu hiệu và hậu quả của thoát mạch * Dấu hiệu thoát mạch - Giai đoạn đầu người bệnh không cảm thấy đau nên dễ bỏ qua. - Cảm giác nóng, nhói đau, cứng, sưng hoặc phù nề ở vị trí truyền. - Tại vị trí truyền thấy phồng lên, phù nề, đỏ đau. 6 * Di chứng của thoát mạch - Nhẹ: Gây phỏng da, viêm da tại chỗ. - Nặng: Hoại tử mô, lột da. - Lâu dài: Để lại sẹo, chai cứng vùng da tổn thương, đau nhức tại chỗ. 1.1.2.3. Yếu tố nguy cơ thoát mạch * Thoát mạch xảy ra trong khi truyền hóa trị do nhiều yếu tố - BN ung thư: Có tĩnh mạch mỏng, yếu và di động. - Mạch máu nhỏ (trẻ em, trẻ sơ sinh). - Tĩnh mạch yếu (người cao tuổi, bị ung thư). - Tĩnh mạch cứng, xơ hóa. - Tĩnh mạch bị di chuyển. - Tuần hoàn bị tắc (vị trí đặt cannula bị u, phù hay áp suất tĩnh mạch tăng). - Bệnh mắc kèm (đái tháo đường, hội chứng Raynaud, tổn thương xạ trị). 1.1.2.4. Phân loại các thuốc theo nguy cơ gây thoát mạch * Các thuốc hóa trị có thể phân loại dựa mức độ nghiêm trọng gây hoại tử khi thoát mạch thành 3 nhóm [17] - Nhóm chất không phỏng: Ít gây tổn thương nhất. - Nhóm chất gây kích thích: Gây viêm hoặc đau tại vị trí thoát mạch. - Nhóm gây phỏng: Khi thoát mạch có thể gây hoại tử mô hoặc lột da. 7 Bảng 0.2. Phân loại các thuốc gây thoát mạch [17] Nhóm chất gây phỏng Chất gây kích thích Các thuốc không gắn DNA Fluorouracil Doxorubicin (5-Fluorouracil "Ebewe") (Adrim; Xorunwell-L) Epirubicin (Farmorubicina) Các thuốc gắn DNA Vinorelbine (Navelbine) Các taxanes Docetaxel (Bestdocel; Tadocel; Taxotere) Paclitaxel (Canpaxel; Anzatax; PAXUS PM) Etoposid Etoposid Bidiphar Carboplatin (Bocartin) Irinotecan (Campto) Oxaliplatin (Lyoxatin; Eloxatin) Ifosfamide (Holoxan) Chất không gây phỏng Gemcitabine (DBL Gemcitabine) Bleomycin (Bleocip) Cyclophosphamide (Endoxan) Methotrexate (Unitrexates) Pemetrexed (Allipem) Rituximab (Mabthera) Trastuzumab (Herceptin) 1.1.2.5. Nguyên tắc xử trí thoát mạch Với mỗi trường hợp thoát mạch xảy ra cần được ghi chép và báo cáo rõ ràng, đầy đủ. Những thông tin sau cần được ghi chép đầy đủ để đảm bảo tính an toàn cho người bệnh: - Tên người bệnh và mã người bệnh. - Ngày và thời gian xảy ra thoát mạch. - Nêu tên thuốc thoát mạch và chất giải độc sử dụng (nếu có). 8 - Dấu hiệu và triệu chứng (bao gồm cả lời khai từ người bệnh). - Ghi rõ đường dùng thuốc. - Mô tả vùng thoát mạch (ghi rõ lượng thuốc sử dụng). Người bệnh phải được thông báo về mức độ và pham vi thoát mạch. * Các nguyên tắc chung để xử lý Bước 1: Dừng truyền thuốc, giữ kim luồn, kim tiêm tại chỗ và khóa chốt nhỏ giọt. Bước 2: Cố gắng hút lượng thuốc ra càng nhiều càng tốt từ kim luồn bằng bơm tiêm 10ml. Những người bệnh có bỏng nước hoặc vùng thoát mạch lớn dùng kim số 16G hút dưới da nhiều vị trí quanh vùng thoát mạch. Tránh ấn trực tiếp lên vùng nghi ngờ thoát mạch. Bước 3: Dùng bút dạ đánh dấu vùng thoát mạch và rút kim ra. Bước 4: Báo cho Bác sỹ biết và xin lời khuyên xử lý theo nhóm thuốc. Hình 0.2. Các bước xử trí thoát mạch 9 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Nghiên cứu về tình trạng thoát mạch trên thế giới Việc phát hiện và chẩn đoán thoát mạch dựa chủ yếu vào các dấu hiệu lâm sàng. Chẩn đoán thoát mạch được khẳng định khi có các dấu hiệu sau: Giai đoạn đầu người bệnh không cảm thấy đau nên dễ bỏ qua, tiếp đó cảm giác nóng, nhói đau, cứng, sưng hoặc phù nề ở vị trí truyền. Tại vị trí truyền thấy phồng lên, phù nề, đỏ đau. Ảnh hưởng của thoát mạch: nhẹ gây phỏng da, viêm da tại chỗ, nặng hoại tử mô, lột da. Lâu dài để lại sẹo, chai cứng vùng da tổn thương, đau nhức tại chỗ. Theo tác giả Ener R. A, các dấu hiệu thường gặp của thoát mạch là đau tại chỗ tiêm truyền, cảm giác nóng da, sưng nề, đỏ da, ứ trệ tuần hoàn máu tại chỗ [16]. Mức độ nghiêm trọng và biểu hiện lâm sàng của thoát mạch do hóa chất phụ thuộc vào một số yếu tố. Trong đó, tiềm năng gây thoát mạch của các tác nhân hóa trị liệu được sử dụng là yếu tố nguy cơ chính. Nghiên cứu đánh giá về tỷ lệ mắc và hậu quả của thoát mạch do hóa trị liệu ở một bệnh viện tại Tây Ban Nha của tác giả Alonso và cộng sự (2016), hồi cứu trên những người bệnh gặp biến cố thoát mạch trong khi truyền hóa chất từ tháng 3 năm 2010 đến tháng 10 năm 2015. Trong số 61,463 người bệnh dùng hóa chất, có 24 (0,04%) người bệnh có thoát mạch. Các hóa chất liên quan đến thoát mạch gồm có paclitaxel, etoposide, oxaliplatin, docetaxel, carboplatin, vinorelbine, dacarbazine, 5-fluorouracil và cisplatin. Thời gian trung bình từ lúc bắt đầu truyền đến khi gặp thoát mạch là 46 phút (2-240); diện tích thoát mạch trung bình là 22,1 cm2. Trong số 24 người bệnh trên, 20 người bệnh có triệu chứng chai cứng hoặc sưng tấy tại vị trí tiêm, ban đỏ xuất hiện ở 11 người bệnh, 4 người bệnh có triệu chứng đau và 1 người bệnh bị bỏng rát. Tác giả kết luận rằng tỷ lệ gặp thoát mạch trong nghiên cứu là rất thấp (0,04%), 10 và triệu chứng thường gặp trên người bệnh chỉ là những phản ứng nhẹ trên da [19]. Ngoài ra, còn một số yếu tố khác thuộc về người bệnh. Năm 2012, J. A. Pérez Fidalgo và cộng sự đã nghiên cứu về các yếu tố nguy cơ của thoát mạch do hóa trị liệu trên các người bệnh ung thư. Các yếu tố thuộc về bệnh nhân bao gồm: bệnh nhân có mạch nhỏ và mỏng, mạch cứng xơ hóa (là hậu quả của truyền hóa chất liên tiếp nhiều đợt hoặc lạm dụng thuốc), mạch di động ( người bệnh cao tuổi), béo phì, truyền kéo dài, bệnh mắc kèm (đái tháo đường) làm tăng nguy cơ thoát mạch [18]. 1.2.2. Nghiên cứu về tình trạng thoát mạch tại Việt Nam Thoát mạch trong khi truyền hóa chất là tai biến thường xảy ra khi sử dụng tĩnh mạch ngoại vi để truyền. Theo đánh giá đối với thuốc hóa chất thoát mạch của Phạm Văn Thành năm 2012 “ Tỷ lệ thuốc gây thoát mạch cao là Doxorubicin và Navenbin chiếm 20% ” [8]. Tại bệnh viện E đánh giá của Nguyễn Thị Bích Thảo năm 2015 cho kết quả là thuốc 5-FU. Ngoài ra tư thế, tình trạng vận động của người bệnh và vị trí đặt kim truyền tĩnh mạch ngoại vi rất quan trọng trong truyền hóa chất. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Bích Thảo năm 2015 chỉ ra rằng vận động trong khi truyền hóa chất gây thoát mạch với tỷ lệ cao chiếm 64% và vị trí truyền mu bàn tay tỷ lệ thoát mạch cao nhất chiếm 56,7% [9]. Do đó công tác chuẩn bị người bệnh và lựa chọn tĩnh mạch, vị trí để cắm kim truyền, giáo dục sức khỏe cho người bệnh biết cách phòng tránh không để xảy ra tai biến thoát mạch là một trong các nhiệm vụ trọng tâm của người điều dưỡng công tác tại các khoa Nội bệnh viện K, điều đó đòi hỏi người điều dưỡng phải trau dồi thêm kiến thức và kinh nghiệm, không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng giáo dục sức khỏe cho người bệnh hướng đến sự hài lòng của người bệnh. 11 Hiện nay ở Việt Nam, chưa có nhiều các nghiên cứu về thực trạng thực hành chăm sóc thoát mạch của điều dưỡng, chủ yếu vẫn là các nghiên cứu về đặc điểm thoát mạch và các yếu tố liên quan đến thoát mạch. Tại bệnh viện K, tính đến thời điểm hiện tại chưa có nghiên cứu nào về việc đánh giá thực trạng thực hành chăm sóc thoát mạch trên người bệnh ung thư của điều dưỡng. 1.2.3. Quy trình truyền hóa chất tại Bệnh viện K 1.2.3.1. Mục đích - Đưa hóa chất vào cơ thể qua đường tĩnh mạch ngoại vi theo chỉ định điều trị. - Thực hiện tiêm truyền thuốc hoá chất, chăm sóc người bệnh trước, trong và sau khi truyền hoá chất. 1.2.3.2. Chuẩn bị * Chuẩn bị người bệnh - Tư tưởng: Động viên, an ủi, giải thích để người bệnh yên tâm, tin tưởng không quá lo lắng sợ hãi các tác dụng phụ của thuốc, giải thích các dấu hiệu của thoát mạch. - Thể trạng chung ( quan sát, hỏi): có lo lắng, căng thẳng, tinh thần mệt mỏi, quá ưu phiền. - Cho người bệnh đi đại tiện, tiểu tiện trước khi truyền hóa chất. - Đo dấu hiệu sinh tồn (mạch, nhiệt độ, nhịp thở, huyết áp). - Tư thế: Cho người bệnh được truyền ở tư thế thích hợp nhất. * Dụng cụ - Khay vô khuẩn. - Kìm Kocher. - Bơm, kim tiêm 5ml, 10ml, 20ml.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan