Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thực trạng tật khúc xạ của học sinh trong lứa tuổi học đường (6 18 tuổi) khám tạ...

Tài liệu Thực trạng tật khúc xạ của học sinh trong lứa tuổi học đường (6 18 tuổi) khám tại phòng khám bệnh viện mât hà nội năm 2015 và một số yếu tố liên quan

.PDF
55
318
123

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG KHOA KHOA HỌC SỨC KHỎE BỘ MÔN ĐIỀU DƯỠNG LÊ THỊ HẢI NĂNG Mã SV: B00350 THỰC TRẠNG TẬT KHÚC XẠ CỦA HỌC SINH TRONG LỨA TUỔI HỌC ĐƯỜNG ( 6 – 18 TUỔI) KHÁM TẠI PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN MẮT HÀ NỘI NĂM 2015 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP HỆ CỬ NHÂN HỆ VHVL Người HDKH : Thạc sỹ NGUYỄN THỊ THANH Hà nội, tháng 10 năm 2015 LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, phòng Đào tạo đại học và bộ môn Điều dưỡng trường Đại học Thăng Long đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập. Tôi xin bày tấm lòng biết ơn đến Ban giám đốc bệnh viện Mắt Hà Nội, tập thể khoa Phẫu thuật gây mê hồi sức và tập thể cán bộ nhân viên của bệnh viện đã quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập và nghiên cứu. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, Tôi xin trân trọng cảm ơn: GS Phạm Thị Minh Đức, TS Nguyễn Hoàng Long, và các thầy cô giáo bộ môn Điều dưỡng – Đại học Thăng Long đã truyền đạt cho tôi những kiến thức chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp, đóng góp những ý kiến quý báu giúp tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này Tôi bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới Thạc sĩ Nguyễn Thị Thanh, người thầy trực tiếp dạy dỗ, hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành chương trình học tập và nghiên cứu. Tôi trân trọng cảm ơn các bác sỹ, điều dưỡng và nhân viên phòng khám khúc xạ - bệnh viện Mắt Hà Nội đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập tại khoa và hoàn thành luận văn. Tôi chân thành cảm ơn các bạn bè, đồng nghiệp cùng những người thân trong gia đình đã luôn động viên và giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu, học tập. Hà Nội, ngày 26 tháng 10 năm 2015 Lê Thị Hải Năng Thang Long University Library LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong khóa luận này là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Hà Nội, ngày 26 tháng 10 năm 2015 Tác giả luận văn Lê Thị Hải Năng DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT BV: ............................................... Bệnh viện D: ....................................................... Diốp TKX:............................................. Tật khúc xạ TL: ................................................... Thị lực TV: ..................................................... Ti vi TW: .............................................. Trung ương Thang Long University Library MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................................. 1 Chương 1 .......................................................................................................................... 3 TỔNG QUAN .................................................................................................................. 3 1.1. MẮT GIẢN LƯỢC ................................................................................................... 3 1.2. CÁC TẬT KHÚC XẠ CỦA MẮT ............................................................................ 4 1.2.1. Tật cận thị ................................................................................................................................ 4 1.2.1. Tật viễn thị .............................................................................................................................. 5 1.2.2. Tật loạn thị .............................................................................................................................. 6 1.3. CÁC YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH KHÚC XẠ CỦA QUANG HỆ MẮT ..................... 7 1.3.1. Các yếu tố giải phẫu ............................................................................................................. 7 1.4. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐO KHÚC XẠ LÂM SÀNG .............................................. 9 1.4.1. Đo khúc xạ khách quan .................................................................................................... 10 1.4.2. Đo khúc xạ chủ quan ......................................................................................................... 10 1.5. CÁC PHƯƠNG PHÁP TƯ VẤN, GIÁO DỤC SỨC KHỎE VỀ TẬT KHÚC XẠ HỌC ĐƯỜNG. ....................................................................................................... 11 1.5.1. Nghỉ ngơi thị giác từng lúc .............................................................................................. 11 1.5.2. Chú ý đến ánh sáng ............................................................................................................ 12 1.5.3. Đọc và viết đúng khoảng cách quy định..................................................................... 12 1.5.4. Tư thế ...................................................................................................................................... 12 1.5.5. Xem truyền hình.................................................................................................................. 12 1.5.6. Chế độ dinh dưỡng ............................................................................................................. 13 1.5.7. Khám mắt định kỳ .............................................................................................................. 13 1.6. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ TÌNH TRẠNG TẬT KHÚC XẠ. .......................... 13 1.6.1. Trên thế giới. ........................................................................................................................ 13 Chương 2 ........................................................................................................................ 17 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................... 17 1.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: ................................................................................ 17 1.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn........................................................................................................... 17 1.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ ............................................................................................................. 17 1.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................... 17 1.2.1. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................................................ 17 1.2.2. Cỡ mẫu .................................................................................................................................... 17 1.2.3. Phương pháp chọn mẫu.................................................................................................... 18 1.2.6. Xử lý số liệu ........................................................................................................................... 21 1.3. ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU ..................................................................................... 21 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................................................ 22 3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NHÓM NGHIÊN CỨU ............................................. 22 3.1.1. Tuổi .......................................................................................................................................... 22 3.1.2. Giới ........................................................................................................................................... 22 3.1.3. Địa dư ...................................................................................................................................... 23 3.1.4. Một số yếu tố liên quan ..................................................................................................... 23 3.2. TÌNH TRẠNG TẬT KHÚC XẠ ............................................................................. 24 3.2.1. Thị lực ..................................................................................................................................... 24 3.2.3. Cận thị ..................................................................................................................................... 26 3.2.4. Loạn thị ................................................................................................................................... 27 3.3. Mối liên quan giữa tình trạng tật khúc xạ và một số yếu tố liên quan. ............. 28 3.3.1. Mối liên quan một số yếu tố với tật cận thị. .............................................................. 28 Chương 4 ........................................................................................................................ 30 BÀN LUẬN ................................................................................................................... 30 4.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU................................... 30 4.1.1. Giới tính.................................................................................................................................. 30 4.1.2. Tuổi .......................................................................................................................................... 30 4.1.3. Về địa dư ................................................................................................................................ 31 4.1.4. Thị lực ..................................................................................................................................... 31 4.1.5. Tình trạng tật khúc xạ ...................................................................................................... 31 4.1.6. Tình trạng cận thị ............................................................................................................... 32 Thang Long University Library 4.1.7. Tình trạng loạn thị ............................................................................................................. 32 4.2. MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TẬT KHÚC XẠ. ................................... 32 KẾT LUẬN .................................................................................................................... 34 KHUYẾN NGHỊ ............................................................................................................ 35 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 36 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1 phân loại về mức độ tật khúc xạ. .................................................................................18 Bảng 3.1. Phân bố học sinh theo tuổi ...........................................................................................22 Bảng 3.2. Phân bố học sinh ngoại thành và học sinh nội thành. ...........................................23 Bảng 3.3. Phân bố học sinh theo tiền sử gia đình .....................................................................23 Bảng 3.4. Phân bố học sinh tật khúc xạ theo thời gian chơi điện tử hoặc xem TV .........23 Bảng 3.5. Phân bố học sinh bị ảnh hưởng theo vị trí học tập ................................................24 Bảng 3.6. Phân loại mức độ thị lực nhìn xa không kính .........................................................24 Bảng 3.7. Phân loại mức độ thị lực nhìn xa sau thử kính. ......................................................25 Bảng 3.8. Phân bố tật khúc xạ ........................................................................................................25 Bảng 3.9. Phân bố mức độ cận theo mức nhẹ, vừa, nặng theo cấp học ..............................27 Bảng 3.10. Phân bố học sinh loạn thị theo mức độ nhẹ, vừa, nặng. ....................................28 Bảng 3.11. Phân bố học sinh cận thị với các yếu tố liên quan. .............................................28 Bảng 3.12. Phân bố học sinh loạn với các yếu tố liên quan ...................................................29 Bảng 4.1. Tỉ lệ bệnh nhân đến khám tại BV Mắt TW theo giới ...........................................30 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Phân bố về giới tính ................................................................................................ 22 Biểu đồ 3.2. Phân bố học sinh cận thị theo cấp học ................................................................ 26 Biểu đồ 3.3. Phân bố học sinh loạn thị theo cấp học............................................................... 27 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Mắt giản lược .....................................................................................................................3 Hình 1.2a Mắt cận thị: tiêu điể ở trước võng mạc ......................................................................4 Hình 1.2b Kính phân kỳ đưa tiêu điểm về võng mạc..........................................................4 Hình 1.3a Mắt viễn thị: tiêu điểm ở sau võng mạc .....................................................................5 Hình 1.3b Kính hội tụ đưa tiêu điểm về võng mạc .....................................................................5 Hình 1.4a Mắt loạn thị cận đơn: ......................................................................................................7 tiêu điểm không ở trên võng mạc ....................................................................................................7 Hình 1.4b Kính trụ đưa tiêu điểm về trên võng mạc ..................................................................7 Hình 1.5. Chế độ dinh dưỡng cho đôi mắt khỏe. Ảnh minh họa. ......................................... 13 Thang Long University Library B00350 - LÊ THỊ HẢI NĂNG ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm gần đây, tật khúc xạ học đường đang là một vấn đề thời sự được xã hội quan tâm do số học sinh có nhu cầu được khám khúc xạ và điều chỉnh kính ngày một nhiều [2], [11], [13]. Theo điều tra của bệnh viện Mắt trung ương, tật khúc xạ ngày càng phổ biến ở lứa tuổi học sinh, với tỷ lệ mắc khoảng 10-15% ở học sinh nông thôn, 25-35% ở thành phố [3], [6]. Tỉ lệ tật khúc xạ ở học sinh cũng tăng theo thời gian. Năm 1999, bệnh viện mắt Hà Nội khám cho 3.038 học sinh ở 7 trường nội, ngoại thành thấy tỉ lệ tật khúc xạ là 26%, trong đó cận thị chiếm 21,85%, gấp 4 lần so với 5 năm trước, đặc biệt tăng nhiều ở cấp 1 (tiểu học) [4], [13]. Theo khảo sát của bệnh viện Mắt thành phố Hồ Chí Minh, tỷ lệ mắc tật khúc xạ ở lứa tuổi học sinh hiện nay rất đáng báo động [6], [14]. Vấn đề cần thiết là phát hiện sớm tật khúc xạ ở lứa tuổi này và có những phương pháp khám khúc xạ chính xác để tránh những trường hợp không được chỉnh khúc xạ đúng mức, nhằm giảm thiểu những ảnh hưởng xấu tới đời sống sinh hoạt và học tập của các em học sinh. Trong số học sinh đeo kính, còn nhiều trường hợp có số kính không phù hợp với tật khúc xạ, điều này làm cho tật khúc xạ tăng độ nhanh, đồng thời ảnh hưởng đến các hoạt động học tập và sinh hoạt. Một số học sinh có triệu chứng nhìn xa không rõ, và có độ khúc xạ cận thị do sự điều tiết quá mức của thể mi (hiện tượng cận thị giả) đã phải đeo kính cận không cần thiết hoặc số kính không phù hợp [7], [9], [15]. Ở trẻ em, lực điều tiết của mắt rất lớn [7], [8], [15]. Việc khám cho trẻ em không đơn giản và dễ dàng như ở người lớn vì đối tượng này có những đặc thù riêng, tâm sinh lý có thể chưa ổn định và phụ thuộc vào nhiều yếu tố chủ quan cũng như khách quan. Mục đích chính của khám khúc xạ là đưa ra được một công thức kính cho thị lực tốt và người đeo thấy thoải mái, dễ chịu. Vì vậy chúng tôi thực hiện đề tài: “Thực trạng tật khúc xạ của học sinh trong lứa tuổi học đường ( 6 – 18 tuổi) khám tại phòng khám bệnh viện Mắt Hà Nội năm 2015 và một số yếu tố liên quan”. 1 B00350 - LÊ THỊ HẢI NĂNG Mục tiêu: 1. Mô tả thực trạng tật khúc xạ của học sinh trong lứa tuổi học đường ( 6 – 18 tuổi) khám tại phòng khám bệnh viện Mắt Hà Nội, năm 2015 2. Mô tả mối liên quan giữa một số yếu tố với tình trạng mắc tật khúc xạ của học sinh lứa tuổi (6-18 tuổi) đến khám tại phòng khám Bệnh viện Mắt Hà Nội, năm 2015 2 Thang Long University Library B00350 - LÊ THỊ HẢI NĂNG Chương 1 TỔNG QUAN 1.1. MẮT GIẢN LƯỢC Công suất khúc xạ của giác mạc chiếm khoảng 2/3 tổng công suất khúc xạ của mắt (khoảng 60 điốp), phần công suất còn lại thuộc về thể thủy tinh và các mặt phân cách trong nhãn cầu, nhau nên có thể đơn giản hóa con mắt giản lược trong đó quang hệ của mắt được coi như là một mặt khúc xạ đơn với các thông số sau (Hình 1.1) [7], [8], [19]. Bán kính độ cong: 5,73 mm Tiêu tuyến trước: -17,05 mm Tiêu tuyến sau: 22,78 mm Điểm nút: cách mặt sau giác mạc 5,65 mm và cách võng mạc 17 mm Công suất: +58,6 D Hình 1.1. Mắt giản lược Cặp điểm liên hợp là 2 điểm trên trục thị giác trong đó một vật nằm trên một điểm sẽ hiện ảnh ở điểm kia. Cặp điểm liên hợp tiêu biểu là viễn điểm và hoàng điểm. Ở mắt chính thị, viễn điểm nằm ở vô cực. Ở mắt có tật khúc xạ, viễn điểm không nằm ở vô cực. Nếu quang hệ của mắt khúc xạ quá mạnh so với độ dài trục nhãn cầu các tia sáng sẽ hội tụ trước võng mạc (tật cận thị), ngược lại nếu quang hệ của mắt khúc xạ yếu so với độ dài trục nhãn cầu thì các tia sáng sẽ hội tụ ở sau nhãn cầu (tật viễn thị). Cận thị và viễn thị được gọi là tật khúc xạ cầu vì mặt giác mạc có hình chỏm cầu (bán kính độ cong bằng nhau ở mọi kinh tuyến) [1], [2], [8], [21]. 3 B00350 - LÊ THỊ HẢI NĂNG Nếu mặt giác mạc không phải hình cầu (bán kính độ cong ở các kinh tuyến không bằng nhau) các tia sáng sẽ không hội tụ ở một điểm, mắt được gọi là loạn thị [8], [13]. Ở mắt loạn thị, giác mạc có một bán kính cong lớn nhất và một bán kính cong nhỏ nhất vuông góc với nhau. Kinh tuyến có bán kính cong nhỏ nhất sẽ hội tụ các tia sáng ở phía trước, kinh tuyến có bán kính cong lớn nhất sẽ hội tụ các tia sáng ở phía sau, do đó tiêu điểm của mắt loạn thị không phải là một điểm mà là một khoảng dài (khoảng Sturm). 1.2. CÁC TẬT KHÚC XẠ CỦA MẮT 1.2.1 Tật cận thị - Định nghĩa Cận thị là tình trạng các tia sáng từ một vật ở xa hội tụ ở trước võng mạc một mắt ở trạng thái nghỉ (khi không đeo kính) [1], [2], [7], [17]. (Hình 1.2a). Cận thị có thể do: + Trục nhãn cầu dài hơn bình thường. Loại này gọi là cận thị do trục. + Độ cong của giác mạc và/ hoặc thể thuỷ tinh cao quá, do đó công suất khúc xạ tăng lên. Loại này được gọi là cận thị do khúc xạ. - Triệu chứng Triệu chứng chính của cận thị là nhìn xa mờ trong khi nhìn gần bình thường, một số biểu hiện khác như thường nheo mắt khi nhìn xa, đọc sách ở khoảng gần hơn. Trong cận thị bệnh lí (độ cận thị cao, tiến triển liên tục) thường có những biến đổi của nhãn cầu (giãn lồi cực sau, teo hắc võng mạc) hoặc biến chứng (hóa lỏng dịch kính, teo hoàng điểm, bong võng mạc) [7], [8]. - Điều chỉnh kính Cận thị được điều chỉnh bằng kính cầu âm (kính phân kỳ - kính trừ) (hình 1.2b). Hình 1.2a Mắt cận thị: tiêu điể ở trước Hình 1.2b Kính phân kỳ đưa tiêu võng mạc điểm về võng mạc 4 Thang Long University Library B00350 - LÊ THỊ HẢI NĂNG 1.2.1. Tật viễn thị - Định nghĩa Viễn thị là khi các tia sáng từ một vật ở xa hội tụ ở sau võng mạc ở một mắt không điều tiết [1], [2], [7], [21], [23]. (Hình 1.3a) Viễn thị có thể do: + Trục nhãn cầu ngắn hơn bình thường. Loại này được gọi là viễn thị do trục. + Độ cong của giác mạc và/hoặc thể thuỷ tinh dẹt quá, do đó công suất quá yếu. Loại này được gọi là viễn thị do khúc xạ. Về mặt lâm sàng, người ta thường phân biệt các loại: Viễn thị biểu hiện: độ viễn thị đo được khi khám lâm sàng mà không làm liệt điều tiết Viễn thị ẩn: viễn thị được che lấp bởi điều tiết, chỉ thể hiện khi làm liệt thể mi hoặc ở người già. Viễn thị toàn phần: tổng của viễn thị biểu hiện và viễn thị ẩn. - Triệu chứng Bệnh nhân viễn thị thường khó chịu khi nhìn gần, nhất là có đau đầu (ở vùng trán, thái dương, quanh mắt). Đôi khi mờ mắt do co quắp điều tiết hoặc lác trong do rối loạn điều tiết qui tụ [5], [7], [10]. - Điều chỉnh kính Viễn thị được điều chỉnh bằng kính cầu dương (kính hội tụ - kính cộng) (Hình 1.3b). Hình 1.3a Mắt viễn thị: tiêu điểm ở sau Hình 1.3b Kính hội tụ đưa tiêu điểm về võng mạc võng mạc 5 B00350 - LÊ THỊ HẢI NĂNG 1.2.2. Tật loạn thị - Định nghĩa Các bề mặt của giác mạc và thể thuỷ tinh là các mặt khúc xạ của mắt. Mắt chính thị, viễn thị, cận thị có các mặt khúc xạ hình cầu, tức là độ cong giống nhau ở tất cả các kinh tuyến trên bề mặt của nó. Khi các mặt khúc xạ của mắt không có cùng một độ cong ở tất cả các kinh tuyến thì được gọi là bề mặt loạn thị [1], [2], [7]. (Hình1.2.3). Mặt trước giác mạc là mặt khúc xạ chính gây ra loạn thị. - Phân loại + Loạn thị đều (kinh tuyến giác mạc có công suất cao nhất vuông góc với kinh tuyến công suất thấp nhất) được phân chia thành 2 loại chính:  Loạn thị thuận: Kinh tuyến dọc có khúc xạ mạnh hơn kinh tuyến ngang.  Loạn thị ngược: Kinh tuyến ngang có khúc xạ mạnh hơn kinh tuyến dọc. Phân loại theo vị trí của 2 tiêu tuyến đối với nhau và với võng mạc:  Loạn thị đơn: một tiêu tuyến ở trước hoặc sau võng mạc, tiêu tuyến kia ở trên võng mạc.  Loạn thị kép: cả hai tiêu tuyến ở trước hoặc sau võng mạc.  Loạn thị hỗn hợp: một tiêu tuyến ở trước võng mạc, một tiêu tuyến ở sau võng mạc. + Loạn thị không đều thường do các bệnh ở mắt như tật giác mạc hình chóp, mộng thịt, các tổn thương trong hốc mắt… - Điều chỉnh kính các loạn thị đều được chỉnh bằng kính trụ. Ví dụ: Kinh tuyến ngang cho ảnh nằm trước võng mạc cd (hình 1.4a) được chỉnh bằng một kính trụ trục dọc (Hình 1.4b). 6 Thang Long University Library B00350 - LÊ THỊ HẢI NĂNG Hình 1.4a Mắt loạn thị cận đơn: Hình 1.4b Kính trụ đưa tiêu điểm tiêu điểm không ở trên võng mạc về trên võng mạc Loạn thị không đều thường khó hoặc không điều chỉnh được bằng đeo kính. 1.3. CÁC YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH KHÚC XẠ CỦA QUANG HỆ MẮT Tình trạng khúc xạ của mắt được quyết định bởi công suất giác mạc, công suất thể thủy tinh, độ dài trục nhãn cầu trước sau, độ sâu tiền phòng, khả năng điều tiết của mắt… Trong đó giác mạc, thể thủy tinh và trục nhãn cầu là 3 yếu tố chính [8]. 1.3.1. Các yếu tố giải phẫu - Giác mạc Công suất khúc xạ của giác mạc cao chiếm 2/3 tổng công suất của cả nhãn cầu. Do đó bất kỳ sự thay đổi nhỏ nào của giác mạc về cấu trúc hay bán kính cong của giác mạc đều làm thay đổi khúc xạ của mắt. Khi bán kính cong của giác mạc thay đổi 1mm thì công suất khúc xạ có thể thay đổi 6D [8], [11]. Bình thường giác mạc là một chỏm cầu với tất cả các kinh tuyến đều có cùng một bán kính cong, khi mặt trước giác mạc thay đổi làm cho nó không còn là một chỏm cầu đồng đều ở tất cả các kinh tuyến thì gây ra loạn thị . Ở trẻ em có thể có loạn thị sinh lý với độ loạn thị nhỏ hơn 0,50D, độ loạn thị này được bù trừ bằng độ loạn thị ngược của thể thủy tinh [2], [7], [8]. Độ cong mặt sau giác mạc cũng không đồng đều, thay đổi tùy theo từng người và độ tuổi. Tuổi càng lớn thì loạn thị mặt sau giác mạc càng cao và cần phải được chỉnh kính. - Thể thủy tinh 7 B00350 - LÊ THỊ HẢI NĂNG Thể thủy tinh là một thấu kính hai mặt lồi với bán kính cong khác nhau. Công suất thể thủy tinh tăng dần theo tuổi, ở trẻ sơ sinh thể thủy tinh gần như một quả cầu tròn nên công suất hội tụ rất cao có thể đến 42D, sau đó giảm dần cho đến tuổi trưởng thành còn từ 16D đến 20D [7], [13]. Kích thước thể thủy tinh thay đổi tùy theo tình trạng khúc xạ của mắt do cơ chế điều tiết. Khi điều tiết tối đa, bề dày thể thủy tinh tăng thêm 0,28mm, bán kính cong mặt trước thể thủy tinh giảm còn 5,33mm, làm cho công suất thể thủy tinh tăng lên khoảng 14D [16]. Thể thủy tinh có thể thay đổi kích thước để tăng công suất, do đó nó có vai trò quan trọng trong quá trình điều tiết của mắt [7], [8] . - Trục nhãn cầu Theo một số nghiên cứu, độ dài của trục nhãn cầu trung bình trong khoảng 23,5 mm đến 24,5 mm [7], [20]. Độ dài trục nhãn cầu có thể xác định chính xác bằng siêu âm. Độ dài trục nhãn cầu ảnh hưởng nhiều đến tình trạng khúc xạ của mắt, khi độ dài trục nhãn cầu thay đổi 1 mm sẽ làm thay đổi công suất khúc xạ của mắt khoảng 3D. Mắt cận thị thường có trục nhãn cầu dài hơn và mắt viễn thị có trục nhãn cầu ngắn hơn mắt chính thị [7], [8], [10]. Trẻ sơ sinh có độ dài trục nhãn cầu khoảng 16mm, khi trẻ được 8 tuổi thì độ dài trục nhãn cầu tăng lên khoảng 24mm, tương đương với người trưởng thành và lúc đó mắt trở thành chính thị [23]. - Độ sâu tiền phòng Độ sâu tiền phòng không ảnh hưởng nhiều đến công suất khúc xạ của mắt như giác mạc, thể thủy tinh và độ dài trục nhãn cầu nhưng nó cũng góp phần vào sự ổn định công suất khúc xạ của nhãn cầu [23]. Độ sâu tiền phòng cũng thay đổi theo tình trạng khúc xạ của mắt và theo tuổi: Ở mắt viễn thị và mắt người già tiền phòng thường nông hơn so với mắt cận thị và chính thị [7], [24]. 1.3.2. Ảnh hưởng của một số yếu tố đến tình trạng tật khúc xạ của trẻ em. - Ảnh hưởng của tiền sử gia đình 8 Thang Long University Library B00350 - LÊ THỊ HẢI NĂNG Theo kết quả nghiên cứu của Saw et al. (2001) trong đó nói rằng “Tiền sử gia đình có liên quan đến sự tiến triển cận thị ở trẻ em Singapore do đó hỗ trợ các bằng chứng cho thấy yếu tố di truyền có thể đóng một vai trò quan trọng trong sự tiến triển cận thị [25]. - Ảnh hưởng của việc xem ti vi, chơi điện tử hơn 2 giờ/24 giờ 1. Việc xem ti vi, chơi điện tử hoặc làm việc trên máy tính hơn 2 giờ liên tục trong ngày ảnh hưởng đến khúc xạ rất nhiều, theo kết quả nghiên cứu bởi N. Prema Lecturer ( 2011) đã chỉ ra rằng số trẻ em sử dụng ti vi hoặc máy vi tính hơn 2 giờ/24 giờ có thể khởi xướng cận thị, do thiếu sự quan tâm của cha mẹ mà trẻ e dùng nhiều thời gian vào việc xem ti vi, thời gian đọc sách nhiều hơn và ít thời gian chơi thể thao, nên trẻ em bị cận thị cao hơn. [23] - Ảnh hưởng của góc học tập riêng Góc học tập riêng giúp trẻ em ngồi học đúng tư thế, đảm bảo điều kiện chiếu sáng tốt, giúp hạn chế mắc tật khúc xạ ở trẻ em. 1.4. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐO KHÚC XẠ LÂM SÀNG Đo khúc xạ là phương pháp xác định tình trạng khúc xạ của mắt bệnh nhân, từ đó biết được công suất kính để điều chỉnh tật khúc xạ. Trên lâm sàng, đo khúc xạ bao gồm các bước sau [8], [14], [16]. - Đo khúc xạ khách quan: soi bóng đồng tử hoặc dùng khúc xạ kế tự động để biết tật khúc xạ loại nào (cận thị, viễn thị, loạn thị) và mức độ tật khúc xạ, tuy nhiên kết quả đo có thể không là công suất khúc xạ mang lại thị lực cao nhất [7], [9]. - Đo khúc xạ chủ quan: đánh giá mức độ tật khúc xạ dựa vào đáp ứng của bệnh nhân với các mắt kính thử khác nhau. Bệnh nhân lựa chọn công suất và trục kính cho phép nhìn rõ nhất. Phương pháp này có thể kém chính xác hoặc không thực hiện được ở trẻ nhỏ hoặc những bệnh nhân phối hợp không tốt [12]. - Cân bằng hai mắt và test +1: đây là bước cuối cùng của đo khúc xạ, nó xác định xem điều tiết của 2 mắt có giãn đều không và giãn hết chưa [9]. 9 B00350 - LÊ THỊ HẢI NĂNG 1.4.1. Đo khúc xạ khách quan - Phương pháp soi bóng đồng tử Soi bóng đồng tử là phương pháp đo khúc xạ khách quan, nó cho phép đánh giá khúc xạ của toàn bộ quang hệ của mắt. Soi bóng đồng tử có thể thực hiện ờ mắt đã dùng thuốc liệt điều tiết hoặc không cần liệt điều tiết [7], [9]. Soi bóng đồng tử là phương pháp đo khúc xạ chính xác, nhất là đối với trẻ em và người có khuyết tật về ngôn ngữ, thính giác, thần kinh là những đối tượng khó hợp tác nếu sử dụng các phương pháp chủ quan hay khúc xạ kế tự động. Trẻ em có lực điều tiết mạnh, khả năng tập trung và định thị mục tiêu khi soi bóng đồng tử, do đó nên dùng thuốc làm liệt điều tiết mắt để việc đo dễ dàng và thuận lợi hơn. Phương pháp soi bóng đồng tử ngày càng được sử dụng rộng rãi vì đơn giản, thực hiện được ở nhiều nơi và có giá trị chẩn đoán tốt. - Khúc xạ kế tự động Khúc xạ kế tự động do sử dụng những tiến bộ mới của điện tử và vi tính, máy đo khúc xạ theo đường kinh tuyến rồi tự động tìm ra điểm trung hòa. Do sử dụng tia hồng ngoại nên bệnh nhân không bị chói mắt, giảm điều tiết cho bệnh nhân. Ưu điểm lớn nhất của máy là cho kết quả rất nhanh và thuận tiện, ở trẻ lớn có thể phối hợp tốt thì kết quả đo khúc xạ tự động sau liệt điều tiết khá chính xác, ngoài ra nó còn xác định được trục loạn thị giúp định hướng trong chỉnh kính cho bệnh nhân [16]. Nhược điểm là bản thân máy có thể gây ra độ viễn thị sai lệch từ +0.75 đến +1.25D và kết quả đo phụ thuộc vào nhiều yếu tố thuộc về bệnh nhân như tình trạng bệnh nhân, tư thế khi ngồi khám (chớp mắt nhiều, bờ mi và lông mi che lấp mắt, khe mi, đồng tử co nhỏ dưới 2mm), tâm lý bệnh nhân không ổn định [14], [16]. 1.4.2. Đo khúc xạ chủ quan - Các bước thực hiện đo khúc xạ chủ quan 10 Thang Long University Library B00350 - LÊ THỊ HẢI NĂNG Đối với tật khúc xạ cầu đơn giản, việc đo khúc xạ chủ quan có thể thực hiện một cách dễ dàng theo các bước sau [8], [15], [16] + Đặt gọng kính thử vào mắt bệnh nhân, điều chỉnh khoảng cách đồng tử thích hợp để tâm của kính ngang tâm đồng tử. + Thử lần lượt từng mắt, mắt phải thừ trước trong khi che mắt trái. + Kiểm tra thị lực không có kính, sau đó lần lượt đặt vào từng mắt kính cầu (dương hoặc âm) công suất tăng dần từ 0,25 D đến 0,50 D đến khi mắt này đạt được thị lực tốt nhất. Nếu mắt viễn thị, chọn số kính dương cao nhất cho thị lực tối đa. Nếu mắt cận thị, chọn số kính âm thấp nhất cho thị lực tối đa [7], [9]. Nếu bệnh nhân thấy khó phân biệt thì cần dùng 2 đến 3 mắt kính và thay đổi theo thử tự khác nhau để chọn đúng công suất thích hợp cho thị lực tốt nhất. Đo khúc xạ chủ quan thường được thực hiện phối hợp với các phương pháp test +1, mặt đồng hồ loạn thị, kính trụ chéo Jackson, và thử nghiệm lưỡng sắc [18]. 1.5. CÁC PHƯƠNG PHÁP TƯ VẤN, GIÁO DỤC SỨC KHỎE VỀ TẬT KHÚC XẠ HỌC ĐƯỜNG. 1.5.1. Nghỉ ngơi thị giác từng lúc - Đây là động tác đơn giản nhưng rất hữu ích, giúp mắt được thư giãn. Cứ làm việc khoảng 20 phút, bạn nên để mắt nhìn xa một đến 2 phút, hoặc nhắm mắt lại 30 giây đến một phút. Nếu cảm giác bị mờ nhoè đi, cần cho mắt nghỉ lâu hơn - Con người cũng cần chủ động kiểm soát việc chớp mắt, chớp mắt là một động tác sinh lý, giúp lớp nước mắt được trải đều trên bề mặt mắt, giúp mắt dễ chịu và giảm căng thẳng cho mắt. - Không nên làm việc bằng mắt quá 45 phút, học sinh cần ra sân chơi và tập thể dục giữa các tiết học, tránh đọc truyện, chơi game trong giờ giải lao. Trong ngày, mỗi người nên có thời gian thư giãn nhất định cho đôi mắt bằng cách tập nhìn xa hoặc thể dục vui chơi ở những nơi thoáng rộng. 11 B00350 - LÊ THỊ HẢI NĂNG 1.5.2. Chú ý đến ánh sáng Phòng học hoặc nơi làm việc nên được chiếu sáng đầy đủ bằng ánh sáng tự nhiên. Nếu không, bạn phải duy trì đủ ánh sáng bằng hệ thống đèn chiếu sáng ở các góc độ, tránh việc học, đọc bị khuất bóng do thiếu đèn. 1.5.3. Đọc và viết đúng khoảng cách quy định - Khoảng cách đọc sách và viết với học sinh lớn là 30-40cm. Học sinh nhỏ tuổi đọc cách khoảng 25cm. Việc đọc hoặc viết quá gần sẽ làm hệ thống thị giác phải nỗ lực điều tiết, làm mỏi mệt, gia tăng độ cận thị. - Nếu làm việc trên màn hình vi tính, bạn nên để khoảng cách 60cm để giảm thấp khả năng mắt phải điều tiết và những ảnh hưởng xấu của ánh sáng màn hình. 1.5.4. Tư thế Tư thế ngay ngắn lưng và cổ thẳng sẽ giúp phòng tránh mỏi mệt và gù vẹo cột sống. Bạn cần tránh nằm khi đọc sách vì điều đó sẽ gây ra hiện tượng mắt khó khăn khi quy tụ, điều tiết, rất dễ mỏi và nhức mắt; tránh đọc sách khi đi tàu xe vì khoảng cách đọc bị thay đổi liên tục khi rung lắc rất có hại cho mắt. 1.5.5. Xem truyền hình Con người chỉ nên xem truyền hình với thời lượng vừa phải khoảng một tiếng mỗi ngày. Nếu có các tật khúc xạ thì bạn nên đeo kính khi xem TV cần để ở khoảng cách gấp 4 lần đường chéo của màn hình và không tắt đèn khi xem. 12 Thang Long University Library
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan