Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thực trạng tai nạn thương tích và khả năng sơ cấp cứu của mạng lưới y tế tuyến x...

Tài liệu Thực trạng tai nạn thương tích và khả năng sơ cấp cứu của mạng lưới y tế tuyến xã tại hà nội, thừa thiên huế, thành phố hồ chí minh năm 2014

.PDF
105
216
118

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG LÊ HỒNG NHUNG THỰC TRẠNG TAI NẠN THƢƠNG TÍCH VÀ KHẢ NĂNG SƠ CẤP CỨU CỦA MẠNG LƢỚI Y TẾ TUYẾN XÃ TẠI HÀ NỘI, THỪA THIÊN HUẾ, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2014 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.07.01 Hà Nội, 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG LÊ HỒNG NHUNG THỰC TRẠNG TAI NẠN THƢƠNG TÍCH VÀ KHẢ NĂNG SƠ CẤP CỨU CỦA MẠNG LƢỚI Y TẾ TUYẾN XÃ TẠI HÀ NỘI, THỪA THIÊN HUẾ, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2014 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.07.01 PGS.TS PHẠM VIỆT CƢỜNG Hà Nội, 2014 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành Luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của quý thầy cô giáo, gia đình và bạn bè. Trước hết em xin cảm ơn Ban Giám hiệu, các Khoa - Phòng, Bộ môn, cùng quý thầy cô giáo và cán bộ trường Đại học Y tế Công cộng đã nhiệt tình giảng dạy, quan tâm, giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập. Em xin trân trọng cảm ơn PGS.TS Phạm Việt Cường đã tận tâm góp nhiều ý kiến, hướng dẫn, hỗ trợ em hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn Trung tâm Nghiên cứu Chính sách và Phòng chống Chấn thương trường Đại học Y tế Công cộng cùng cán bộ, nhân viên dự án „„Tăng cường chăm sóc chấn thương trước khi đến bệnh viện tại Việt Nam‟‟ đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Tôi xin cảm ơn lãnh đạo và cán bộ, nhân viên Sở Y tế 3 tỉnh/thành phố Hà Nội, Thừa Thiên Huế, Thành phố Hồ Chí Minh cùng các Trung tâm Y tế, Phòng Y tế, Trạm Y tế tại địa phương đã nhiệt tình tham gia, giúp đỡ tôi trong khi triển khai nghiên cứu. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các anh chị, bạn bè trong lớp Cao học Y tế Công cộng 16 đã giúp đỡ, chia sẻ kinh nghiệm cho tôi trong quá trình học tập. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới những người thân trong gia đình, những người bạn thân thiết đã động viên, khuyến khích tôi, cùng tôi chia sẻ những khó khăn và dành cho tôi những tình cảm, sự chăm sóc quý báu trong suốt thời gian qua. Trân trọng! Hà Nội, ngày 19 tháng 9 năm 2014 Lê Hồng Nhung DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT AP Atlantic Philanthropies BYT Bộ Y tế CQLMTYT Cục Quản lý Môi trƣờng Y tế CSCT Chăm sóc chấn thƣơng CSCTTBV Chăm sóc chấn thƣơng trƣớc bệnh viện CTV Cộng tác viên DALY Số năm sống tàn tật hiệu chỉnh (Disability Adjusted Life Year) ĐTNC Đối tƣợng nghiên cứu ICD 10 Phân loại bệnh tật quốc tế lần 10 (International Statistical Classification of Diseases) SCC Sơ cấp cứu TNGT Tai nạn giao thông TNTT Tai nạn thƣơng tích TNV Tình nguyện viên TTB Trang thiết bị TYT Trạm Y tế VMIS Điều tra liên trƣờng về tai nạn thƣơng tích tại Việt Nam VNIS Điều tra quốc gia về tai nạn thƣơng tích WHO Tổ chức Y tế Thế giới YLD Số năm sống mất đi do tàn tật (Years Lost to Disability) YLL Số năm sống mất đi do tử vong sớm (Year of Life Lost) YTTB Y tế thôn bản i MỤC LỤC DANH MỤC HÌNH VẼ ................................................................................................. iii DANH MỤC BẢNG ...................................................................................................... iii DANH MỤC BIỂU ĐỒ ..................................................................................................iv TÓM TẮT NGHIÊN CỨU .............................................................................................. v ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................................. 1 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU............................................................................................. 3 Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .............................................................................. 4 1.1. Một số khái niệm cơ bản ......................................................................................... 4 1.2. Nguyên nhân và cách phân loại tai nạn thƣơng tích ............................................... 5 1.3. Chỉ số đo lƣờng tai nạn thƣơng tích ........................................................................ 7 1.4. Hệ thống tổ chức sơ cấp cứu tai nạn thƣơng tích và ghi nhận thông tin về tai nạn thƣơng tích tại Việt Nam .................................................................................................. 7 1.5. Nội dung của hoạt động chăm sóc chấn thƣơng trƣớc bệnh viện ........................... 9 1.5.1. Nhu cầu chăm sóc chấn thương trước bệnh viện ......................................... 9 1.5.2. Lợi ích của hoạt động chăm sóc chấn thương trước bệnh viện ................. 10 1.5.3. Các mô hình hệ thống chăm sóc chấn thương trước bệnh viện ................. 10 1.5.4. Các hoạt động của hệ thống chăm sóc chấn thương trước bệnh viện ....... 11 1.5.5. Vai trò của y tế thôn bản trong chăm sóc chấn thương trước bệnh viện ... 12 1.5.6. Tiêu chuẩn kiến thức, kỹ năng của nhân viên y tế và trang thiết bị trong sơ cấp cứu ban đầu tại tuyến xã ..................................................................................... 13 1.6. Tình hình tai nạn thƣơng tích trên thế giới và tại Việt Nam ................................. 14 1.7. Hệ thống chăm sóc chấn thƣơng trƣớc bệnh viện trên thế giới và tại Việt Nam .. 16 1.8. Một số nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam về khả năng sơ cấp cứu tai nạn thƣơng tích trƣớc bệnh viện ........................................................................................... 19 1.9. Một số thông tin về dự án Tăng cƣờng dịch vụ chăm sóc chấn thƣơng trƣớc bệnh viện tại Việt Nam và vai trò của học viên trong dự án .................................................. 24 Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................. 27 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu............................................................................................. 27 2.2. Thời gian nghiên cứu ............................................................................................. 27 2.3. Địa điểm nghiên cứu .............................................................................................. 27 2.4. Thiết kế nghiên cứu ................................................................................................ 28 2.5. Cỡ mẫu và phƣơng pháp chọn mẫu........................................................................ 28 2.6. Công cụ và phƣơng pháp thu thập số liệu .............................................................. 28 ii 2.7. Các biến số nghiên cứu .......................................................................................... 30 2.8. Các khái niệm, tiêu chuẩn đánh giá ....................................................................... 31 2.9. Xử lý và phân tích số liệu ...................................................................................... 32 2.10. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu ............................................................................ 32 2.11. Hạn chế của nghiên cứu ........................................................................................ 33 Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................................................... 34 3.1. Thực trạng tai nạn thƣơng tích tại địa bàn nghiên cứu 3 năm 2011 – 2013 .......... 34 3.2. Thực trạng trang thiết bị chăm sóc chấn thƣơng thiết yếu tại Trạm Y tế năm 2014 …………………………………………………………………………………...38 3.3. Kiến thức, thái độ, thực hành sơ cấp cứu tai nạn thƣơng tích của y tế thôn bản năm 2014 ……………………………………………………………………………...41 3.4. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành sơ cấp cứu tai nạn thƣơng tích của y tế thôn bản năm 2014 ........................................................................ 50 Chƣơng 4. BÀN LUẬN ................................................................................................. 54 4.1. Thực trạng tai nạn thƣơng tích tại địa bàn nghiên cứu 3 năm 2011 – 2013 ........... 54 4.2. Thực trạng trang thiết bị chăm sóc chấn thƣơng thiết yếu tại Trạm Y tế năm 2014 …………………………………………………………………………………...56 4.3. Kiến thức, thái độ, thực hành sơ cấp cứu tai nạn thƣơng tích của y tế thôn bản năm 2014 …………………………………………………………………………………...57 4.4. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành sơ cấp cứu tai nạn thƣơng tích của y tế thôn bản ......................................................................................... 60 KẾT LUẬN .................................................................................................................... 63 KHUYẾN NGHỊ ............................................................................................................ 65 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 66 PHỤ LỤC ....................................................................................................................... 71 Phụ lục 1. Số liệu thống kê tai nạn thƣơng tích ............................................................. 71 Phụ lục 1.1. Báo cáo thống kê tai nạn thƣơng tích .................................................... 71 Phụ lục 1.2. Sổ khám bệnh (A1/YTCS) .................................................................... 74 Phụ lục 1.3. Sổ theo dõi nguyên nhân tử vong (A6/YTCS) ...................................... 75 Phụ lục 2. Phiếu đánh giá trang thiết bị y tế trong chăm sóc chấn thƣơng thiết yếu ..... 76 Phụ lục 3. Bộ câu hỏi phỏng vấn tình nguyện viên dự án/Y tế thôn bản ....................... 78 Phụ lục 4. Bảng biến số sử dụng trong luận văn ............................................................ 88 Phụ lục 5. Bảng điểm đánh giá khả năng sơ cứu TNTT của YTTB .............................. 94 Phụ lục 6. Biên bản giải trình sau Bảo vệ luận văn………………………………..…..95 iii DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1. Mô hình dịch tễ học ứng dụng trong TNTT ..................................................... 6 Hình 1.2. Sơ đồ phân loại TNTT ...................................................................................... 6 DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Danh sách các xã được chọn ......................................................................... 27 Bảng 2.2. Bảng thành phần điều tra viên và giám sát viên ........................................... 29 Bảng 3.1. Tỷ suất mắc TNTT trên 100.000 người năm 2011 – 2013 ............................. 34 Bảng 3.2. Phân bố tỷ lệ TNTT theo nghề nghiệp 2011 – 2013 ...................................... 35 Bảng 3.3. Tỷ suất tử vong do TNTT trên 100.000 người năm 2011 – 2013 .................. 38 Bảng 3.4. Tỷ lệ TYT có TTB xử trí đường thở đạt (N= 36)............................................ 39 Bảng 3.5. Tỷ lệ TYT có TTB xử trí tuần hoàn và sốc đạt (N= 36) ................................. 40 Bảng 3.6. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu (N= 201) ..................................... 41 Bảng 3.7. Thông tin về hoạt động đào tạo SCC TNTT (N= 201) .................................. 42 Bảng 3.8. Thông tin về TTB SCC và bổ sung vật tư tiêu hao cho YTTB (N=201) ........ 43 Bảng 3.9. Phân loại loại dụng cụ SCC TNTT được trang bị cho YTTB (N=128) ......... 44 Bảng 3.10. Kiến thức xử trí đúng nạn nhân TNTT của YTTB trong từng trường hợp (N=201) .......................................................................................................................... 45 Bảng 3.11. Thái độ SCC TNTT của YTTB trong từng trường hợp (N=201) ................. 47 Bảng 3.12. Thực hành SCC TNTT của YTTB (N= 201) ................................................ 48 Bảng 3.13. Thực hành SCC TNTT của YTTB trong từng trường hợp (N=126) ............ 49 Bảng 3.14. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức SCC TNTT của YTTB (N=201) ...... 50 Bảng 3.15. Một số yếu tố liên quan đến thái độ SCC TNTT của YTTB (N=201) .......... 51 Bảng 3.16. Một số yếu tố liên quan đến thực hành SCC TNTT của YTTB (N=126) ..... 52 Bảng 3.17. Mối liên quan giữa kiến thức và thái độ SCC TNTT của YTTB (N=201) ... 53 Bảng 3.18. Mối liên quan giữa thái độ và thực hành SCC TNTT của YTTB (N=126).. 53 Bảng 3.19. Mối liên quan giữa kiến thức và thực hành SCC TNTT của YTTB (N=126) ........................................................................................................................................ 53 iv DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Phân bố tỷ lệ TNTT theo giới năm 2011 – 2013........................................ 34 Biểu đồ 3.2. Phân bố tỷ lệ TNTT theo nhóm tuổi 2011 – 2013 ...................................... 35 Biểu đồ 3.3. Phân bố tỷ lệ TNTT theo địa điểm xảy ra tai nạn 2011 – 2013................. 36 Biểu đồ 3.4. Phân bố tỷ lệ TNTT theo bộ phận bị thương 2011 – 2013 ........................ 36 Biểu đồ 3.5. Phân bố tỷ lệ TNTT theo nguyên nhân 2011 – 2013 ................................. 37 Biểu đồ 3.6. Phân bố tỷ lệ TNTT theo cơ sở điều trị ban đầu 2011 – 2013 .................. 37 Biểu đồ 3.7. Tỷ lệ TYT có TTB CSCT thiết yếu đạt (N= 36) .......................................... 38 Biểu đồ 3.8. Tỷ lệ TYT có TTB xử trí suy hô hấp cấp đạt (N= 36) ................................ 39 Biểu đồ 3.9. Tỷ lệ TYT có TTB xử trí ngộ độc và các thiết bị khác đạt (N= 36) ........... 40 Biểu đồ 3.10. Phân loại nội dung về sơ cứu TNTT mà YTTB được đào tạo (N=150)... 43 Biểu đồ 3.11. Tỷ lệ kiến thức SCC TNTT chung của YTTB (N=201) ............................ 46 Biểu đồ 3.12. Tỷ lệ YTTB có thái độ chung đạt về SCC TNTT (N=201) ....................... 46 Biểu đồ 3.13. Tỷ lệ thực hành SCC TNTT chung của YTTB (N= 126) .......................... 49 v TÓM TẮT NGHIÊN CỨU Tai nạn thƣơng tích có thể xảy ra ở mọi nơi, mọi lứa tuổi với nhiều mức độ khác nhau. Tại Việt Nam, tai nạn thƣơng tích là nguyên nhân gây tử vong và tàn tật hàng đầu. Để giảm thiểu mức độ nghiêm trọng của thƣơng tích, các hoạt động về chăm sóc chấn thƣơng trƣớc bệnh viện ngày càng đƣợc chú trọng hơn. Một trong số đó là dự án “Tăng cường dịch vụ chăm sóc chấn thương trước bệnh viện tại Việt Nam”. Kể từ khi thực hiện từ năm 2009 đến nay, dự án đã thu đƣợc những kết quả nhất định. Nằm trong khuôn khổ của hoạt động đánh giá dự án “Tăng cường dịch vụ chăm sóc chấn thương trước bệnh viện tại Việt Nam” học viên tiến hành nghiên cứu: “Thực trạng tai nạn thƣơng tích và khả năng sơ cấp cứu của mạng lƣới y tế tuyến xã tại Hà Nội, Thừa Thiên Huế, thành phố Hồ Chí Minh năm 2014” với mục đích mô tả tình hình tai nạn thƣơng tích, thực trạng trang thiết bị chăm sóc chấn thƣơng thiết yếu của hệ thống y tế tuyến xã và kiến thức, thái độ, thực hành sơ cấp cứu của y tế thôn bản để có những khuyến nghị cho hoạt động chăm sóc chấn thƣơng trƣớc bệnh viện. Nghiên cứu tại 36 xã đối chứng với 36 xã can thiệp của dự án sử dụng thiết kế mô tả cắt ngang. Nghiên cứu đã thu thập số liệu báo cáo tai nạn thƣơng tích, đánh giá trang thiết bị chăm sóc chấn thƣơng thiết yếu tại 36 Trạm Y tế và phỏng vấn 201 y tế thôn bản nhằm tìm hiểu kiến thức, thái độ, thực hành về sơ cấp cứu tai nạn thƣơng tích. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Tỷ suất mắc tai nạn thƣơng tích năm 2013 là 682/100.000 ngƣời. Tỷ suất tử vong do tai nạn thƣơng tích năm 2013 là 46/100.000 ngƣời và đang có xu hƣớng gia tăng. Đa số Trạm Y tế không đạt về trang thiết bị chăm sóc chấn thƣơng thiết yếu (97,2%). Tỷ lệ trang thiết bị xử trí đƣờng thở và xử trí ngộ độc đạt thấp nhất (5,6%; 8,3%); Chung cả 3 tỉnh/thành phố: Tỷ lệ y tế thôn bản có kiến thức sơ cấp cứu tai nạn thƣơng tích đạt là 40,3%; thái độ đạt là: 82,1% và thực hành đạt là: 34,1%. Trong đó, tại từng tỉnh/thành phố tỷ lệ này lần lƣợt là: Hà Nội: 38,8%; 86,6%; 23,7%; Thừa Thiên Huế: 46,2%; 81,5%; 43,5%; TP Hồ Chí Minh: 36,2%; 78,3%; 33,3%. Nghiên cứu tìm ra mối liên quan giữa tuổi, giới tính, trình độ học vấn, bằng cấp chuyên môn về y dƣợc và đào tạo sơ cấp cứu với kiến thức của y tế thôn bản vi về sơ cấp cứu tai nạn thƣơng tích; giữa giới tính, bằng cấp chuyên môn về y dƣợc và đƣợc đào tạo sơ cấp cứu với thái độ của y tế thôn bản về sơ cấp cứu tai nạn thƣơng tích và mối liên quan giữa giới tính, trình độ học vấn với thực hành của y tế thôn bản về sơ cấp cứu tai nạn thƣơng tích. Có mối liên quan giữa kiến thức với thái độ và tực hành về sơ cấp cứu tai nạn thƣơng tích. Từ đó, chúng tôi đƣa ra khuyến nghị cần Tăng cƣờng đầu tƣ trang thiết bị phục vụ hoạt động sơ cấp cứu cho các Trạm Y tế và tổ chức đào tạo, tập huấn nâng cao kiến thức sơ cấp cứu tai nạn thƣơng tích cho y tế thôn bản. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Hàng năm trên thế giới tai nạn thƣơng tích (TNTT) làm ít nhất 5,8 triệu ngƣời chết và gần 100 triệu ngƣời tàn tật vĩnh viễn [52]. Tổng gánh nặng bệnh tật (DALY) do thƣơng tích là 296,9 triệu DALY, trong đó gánh nặng bệnh tật do tử vong sớm (YLL) là 250,6 triệu YLL và gánh nặng bệnh tật do tàn tật (YLD) là 46,3 triệu YLD [55]. Cứ 5 giây trôi qua có một ngƣời chết do TNTT [52]. Trong số 15 nguyên nhân tử vong hàng đầu ở ngƣời 15 – 29 tuổi có 7 nguyên nhân liên quan đến TNTT: tai nạn giao thông (TNGT), giết ngƣời, tự tử, đuối nƣớc, thƣơng tích liên quan đến chiến tranh, bỏng và ngộ độc [53]. Tỷ lệ TNGT, tự tử đang ngày càng gia tăng và có thể trở thành nguyên nhân thứ 5 và thứ 12 dẫn đến tử vong ở ngƣời 15 – 29 tuổi vào năm 2030 [53]. TNTT có thể xảy ra ở mọi nơi, mọi lứa tuổi với nhiều mức độ khác nhau. Đông Nam Á là khu vực có tỷ suất tử vong do TNTT cao thứ hai chỉ sau châu Phi [56]. Tại Việt Nam, TNTT là nguyên nhân gây tử vong và tàn tật hàng đầu. Năm 2008, gánh nặng bệnh tật do tàn tật ở cả hai giới đều là 2,7 triệu YLD [23]. Năm 2010 có khoảng 35.000 nạn nhân tử vong do các nguyên nhân TNTT khác nhau, tỷ suất tử vong do TNTT là 38,6/100.000 ngƣời. Tỷ suất TNTT không tử vong cho tất cả các nguyên nhân, ở tất cả các lứa tuổi là 2.092/100.000 ngƣời/năm [24]. Trƣớc tình hình trên, “Kế hoạch phòng, chống tai nạn thương tích tại cộng đồng của ngành y tế giai đoạn 2011 – 2015” đƣợc phê duyệt [8]. Cho đến nay, tình hình TNTT tại một số nơi đã giảm; 53 tỉnh/thành phố có kế hoạch phòng chống TNTT và xây dựng cộng đồng an toàn. Tuy nhiên TNTT vẫn còn là vấn đề đáng đƣợc quan tâm. Báo cáo của Cục Quản lý Môi trƣờng Y tế (CQLMTYT) cho thấy 55,4% nạn nhân TNTT chƣa đƣợc xử trí trƣớc bệnh viện, 5 – 10% nạn nhân TNTT đƣợc sơ cứu tại chỗ, một nửa sơ cứu sai kỹ thuật và vận chuyển bằng phƣơng tiện không an toàn. Theo Cục Quản lý Khám chữa bệnh chỉ một số tỉnh/thành phố có trung tâm 115, và chỉ có 22,2% y tế tuyến cơ sở đƣợc đào tạo về cấp cứu TNTT. Chăm sóc chấn thƣơng trƣớc bệnh viện (CSCTTBV) là một trong những giải pháp quan trọng và giảm thiểu hậu quả do TNTT đƣợc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) 2 khuyến cáo thực hiện tại tất cả các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình. Các nghiên cứu trên thế giới đã cho thấy hiệu quả triển khai mô hình CSCTTBV. Tại Việt Nam, các hoạt động sơ cấp cứu (SCC), CSCTTBV đã và đang đƣợc nhiều Cơ quan, Chính phủ và các Tổ chức Phi chính phủ triển khai, tuy nhiên hầu hết mới chỉ nằm trong khuôn khổ thử nghiệm hoặc trên quy mô nhỏ. Năm 2009, Bộ Y tế (BYT) với sự tài trợ của tổ chức Atlantic Philanthropies (AP) và WHO đã thực hiện dự án “Tăng cường dịch vụ chăm sóc chấn thương trước bệnh viện tại Việt Nam”. Mục tiêu của dự án là: (i) Nâng cao năng lực cho cán bộ y tế các tuyến về CSCTTBV; (ii) Tăng cƣờng xây dựng, thực thi các văn bản về vận chuyển cấp cứu và CSCTTBV. Dự án kết thúc giai đoạn 1 vào năm 2011 và tiếp tục triển khai trên 3 tỉnh/thành phố Hà Nội, Thừa Thiên Huế và Hồ Chí Minh. Cuối năm 2013, Trung tâm nghiên cứu Chính sách và Phòng chống Chấn thƣơng của trƣờng Đại học Y tế công cộng đƣợc giao nhiệm vụ thực hiện các hoạt động đánh giá cuối cùng nhằm: (i) Đánh giá quá trình thực hiện và các kết quả thực hiện dự án; (ii) Đánh giá tác động tiềm năng của dự án trong việc giảm chấn thƣơng và tử vong; (iii) Các vấn đề và những khó khăn gặp phải và đƣa ra một số khuyến nghị cho hoạt động mở rộng của dự án. Nhằm hỗ trợ thực hiện việc đánh giá đó học viên tiến hành nghiên cứu: “Thực trạng tai nạn thƣơng tích và khả năng sơ cấp cứu của mạng lƣới y tế tuyến xã tại Hà Nội, Thừa Thiên Huế, thành phố Hồ Chí Minh năm 2014”. Nghiên cứu đƣợc thực hiện trên địa bàn 36 xã đối chứng với 36 xã đƣợc triển khai hoạt động can thiệp của dự án. Nghiên cứu này tập trung vào đánh giá thực trạng TNTT, trang thiết bị (TTB) chăm sóc chấn thƣơng (CSCT) thiết yếu tại Trạm Y tế xã (TYT) cũng nhƣ kiến thức, thái độ, thực hành SCC TNTT của nhân viên y tế thôn bản (YTTB) là những ngƣời có vai trò rất quan trọng trong hoạt động CSCTTBV. 3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1. Mô tả thực trạng tai nạn thƣơng tích tại các xã trên địa bàn Hà Nội, Thừa Thiên Huế, thành phố Hồ Chí Minh năm 2011 – 2013. 2. Mô tả thực trạng trang thiết bị chăm sóc chấn thƣơng thiết yếu của hệ thống y tế tuyến xã tại Hà Nội, Thừa Thiên Huế, thành phố Hồ Chí Minh năm 2014. 3. Mô tả kiến thức, thái độ, thực hành và một số yếu tố liên quan về sơ cấp cứu nạn nhân bị tai nạn thƣơng tích của nhân viên y tế thôn bản tại Hà Nội, Thừa Thiên Huế, thành phố Hồ Chí Minh năm 2014. 4 Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Một số khái niệm cơ bản Tai nạn thương tích: là bất cứ tổn thƣơng có chủ định hay không có chủ định cho cơ thể ngƣời đƣợc gây nên bởi sự phơi nhiễm cấp tính đối với năng lƣợng nhiệt, cơ học, điện hay năng lƣợng hoá học, hay bởi sự thiếu vắng của các yếu tố thiết yếu nhƣ sức nóng hay ôxy [22]. Các trường hợp tai nạn thương tích thƣờng đƣợc chia ra 3 loại là tử vong, nhập viện và các trƣờng hợp khác. Trong số đó các trƣờng hợp tử vong và nhập viện do TNTT thì thƣờng dễ xác định hơn là các trƣờng hợp khác (điều trị tại phòng khám tƣ, tại nhà hoặc không điều trị gì) [22]. Một số định nghĩa trƣờng hợp TNTT trong các nghiên cứu về tình trạng mắc TNTT: Trƣờng hợp TNTT là tất cả các trƣờng hợp TNTT trong vòng 1 năm vừa qua dẫn đến việc hạn chế sinh hoạt tối thiểu 1 ngày [19]. TNTT đƣợc định nghĩa là những thƣơng tổn cấp tính do: ngã, đụng xe ô tô, xe máy, ngã cây, tai nạn trong lao động, vui chơi, v.v... dẫn đến bị vết thƣơng phần mềm chảy máu, bong gân, phù nề, xây xát, gãy xƣơng, gãy răng, vỡ thủng nội tạng phải mổ, bỏng các loại, v.v... mà cần đến sự chăm sóc hoặc điều trị y tế, hoặc bị hạn chế sinh hoạt hàng ngày mất tối thiểu 1 ngày [20]. Phòng chống TNTT: là các hoạt động để phòng và giảm thiểu các hậu quả do TNTT gây nên. Hoạt động phòng chống TNTT bao gồm cả dự phòng cấp 1, cấp 2 và cấp 3. Phòng tránh cấp 1 (dự phòng trƣớc khi xảy ra TNTT): dự phòng để không xảy ra tai nạn. Phòng tránh cấp 2 (dự phòng trong khi xảy ra TNTT): phát hiện sớm và có biện pháp điều trị thích hợp (thực hiện công tác SCC ban đầu khi tai nạn xảy ra để ngăn ngừa các hậu quả nặng hơn có thể xảy ra). Phòng tránh cấp 3 (giảm thiểu hậu quả sau khi xảy ra TNTT): điều trị với hiệu quả tối đa để giảm thiểu hậu quả của TNTT, tàn tật, tử vong và các biện pháp phục hồi chức năng giúp cho nạn nhân hồi phục một cách tối đa các chức năng của cơ thể [22]. TNTT trong cộng đồng: là tập hợp tất cả các trƣờng hợp TNTT trong cộng đồng gây ra bởi các nguyên nhân và xảy ra ở mọi lứa tuổi. Chính vì vậy, TNTT trong cộng 5 đồng có thể đƣợc hiểu là một khái niệm rộng, bao hàm nhiều phân loại TNTT khác hiện đang đƣợc sử dụng, nhƣ TNGT, tai nạn lao động, tai nạn học đƣờng, v.v... [22]. Chăm sóc chấn thương trước bệnh viện: là một chuỗi các hoạt động tối thiểu bao gồm thông tin liên lạc và kích hoạt hệ thống ngay lập tức, đáp ứng tức thời, đánh giá, xử trí và vận chuyển ngƣời bị thƣơng tới cơ sở y tế nếu cần nhằm đảm bảo đƣợc chăm sóc duy trì chức năng sống cho nạn nhân ngay sau khi xảy ra tai nạn [1]. Chăm sóc chấn thương thiết yếu: là một trong những dịch vụ tối thiểu cần phải có và đƣợc xem nhƣ là nhu cầu của bệnh nhân TNTT để phòng tử vong và tàn tật, đƣợc thực hiện bởi những ngƣời hỗ trợ đầu tiên, mà những ngƣời này đã đƣợc huấn luyện để có thể SCC ban đầu. Hoạt động này nhằm đạt đƣợc các mục tiêu y tế cụ thể, rõ ràng với phạm vi nguồn lực hiện có: Giải phóng tắc nghẽn và duy trì đƣờng thở thông thoáng nhằm ngăn ngừa tình trạng thiếu ôxy gây tử vong hoặc tàn tật vĩnh viễn; Hỗ trợ hô hấp bị suy giảm cho đến khi ngƣời bệnh có thể tự thở đƣợc bình thƣờng; Phát hiện và xử trí kịp thời tràn khí màng phổi và tràn máu màng phổi; Cầm máu kịp thời đối với chảy máu (cả trong và ngoài); Nhận biết và điều trị sốc bằng bù dịch tĩnh mạch trƣớc khi xảy ra các biến chứng không hồi phục; Giảm nh các hậu quả từ thƣơng tổn não do thƣơng tích nhờ việc giảm áp kịp thời các khối choán chỗ và ngăn ngừa thƣơng tổn não thứ cấp; Phát hiện và điều trị kịp thời thƣơng tổn về đƣờng tiêu hóa và ổ bụng; Xử trí ngay các tổn thƣơng chi có nguy cơ gây tàn tật; Phát hiện và xử trí thích hợp các thƣơng tổn cột sống, bao gồm sớm bất động bệnh nhân; Giảm thiểu hậu quả của các thƣơng tổn gây hạn chế nhờ các hoạt động phục hồi chức năng phù hợp [2]. 1.2. Nguyên nhân và cách phân loại tai nạn thƣơng tích Các sự kiện TNTT có thể đƣợc phân tích dựa trên nguyên tắc bộ ba dịch tễ học (tác nhân, vật chủ, môi trƣờng) nhƣ những loại bệnh tật khác, nhất là những bệnh truyền nhiễm [22]. Haddon cũng nhấn mạnh tới sự cần thiết phải phân tích những yếu tố về TTB/phƣơng tiện và những hoạt động của chủ thể (con ngƣời) khi sự kiện TNTT xảy ra [31]. Mặc dù TNTT có thể đƣợc mô tả cụ thể bằng cách sử dụng các khái niệm của dịch tễ học bệnh truyền nhiễm nhƣng dịch tễ học chấn thƣơng vẫn bị chậm phát 6 triển vào cỡ hàng thập kỷ. Cho đến gần đây các tác nhân gây TNTT mới đƣợc xác định một cách chính xác là các dạng khác nhau của năng lƣợng cơ học, nhiệt, hoá, điện, từ trƣờng ion hoá, hay ngƣợc lại – quá thiếu năng lƣợng trong trƣờng hợp bị ngạt [30]. Tác nhân Sự truyền năng lƣợng bất thƣờng hay sự can thiệp vào sự truyền năng lƣợng (ví dụ năng lƣợng cơ học đƣợc chuyển dịch do tác động của một vật di chuyển; các dạng năng lƣợng khác là nhiệt, hoá học, điện và phóng xạ) Môi trƣờng Thời tiết, nhiệt độ, thời gian trong ngày, thời gian trong năm, yếu tố môi trƣờng có hại, sự thay đổi về trang thiết bị và thiết kế Các phân loại TNTT Va chạm hay đâm nhau của các phƣơng tiện có động cơ và ngƣời đi bộ, ngã, cháy bỏng, ngộ độc, chết đuối, v.v… Vật chủ Tuổi, giới, giáo dục, kỹ năng, điều kiện thể chất, trạng thái tâm thần, sử dụng rƣợu, ma tuý và hành vi có nguy cơ khác Hình 1.1. Mô hình dịch tễ học ứng dụng trong TNTT Có nhiều cách đề phân loại TNTT. Cách phân loại phổ biến nhất và thƣờng đƣợc đề cập trong hệ thống phân loại bệnh tật quốc tế dựa trên ý định của sự kiện TNTT (TNTT có chủ định và TNTT không có chủ định). TAI NẠN THƢƠNG TÍCH CÓ CHỦ ĐỊNH (CỐ Ý) KHÔNG CHỦ ĐỊNH (VÔ Ý) GIẾT NGƢỜI GIAO THÔNG NGUYÊN NHÂN KHÁC TỰ SÁT CHÁY NGÃ CHIẾN TRANH CHẾT ĐUỐI NGỘ ĐỘC ĐÁNH NHAU Hình 1.2. Sơ đồ phân loại TNTT HÀNH HẠ TRẺ EM 7 Ngoài ra ngƣời ta cũng có thể phân theo nguyên nhân bên ngoài, bản chất của TNTT, bộ phận cơ thể bị thƣơng, địa điểm nơi thƣơng tích xảy ra, và hoạt động của nạn nhân khi bị TNTT. 1.3. Chỉ số đo lƣờng tai nạn thƣơng tích Chỉ số TNTT: là số liệu mắc, tử vong do TNTT thu thập để phục vụ cho việc lập kế hoạch, quản lý các hoạt động phòng chống TNTT. Là bằng chứng cho việc phân tích nhu cầu, điều hành hoạt động, đánh giá việc triển khai và tác động của các chƣơng trình can thiệp [22]. Chỉ số TNTT sẽ giúp chúng ta đánh giá đƣợc thực trạng, xu thế phát triển và định hƣớng các mục tiêu, từ đó giúp ta lựa chọn ƣu tiên đầu tƣ, tiến hành các hoạt động phù hợp với tình hình thực tế. Thông qua định nghĩa, phƣơng pháp tính toán của từng chỉ số sẽ giúp các nhà hoạch định chính sách, quản lý hiểu rõ đƣợc ý nghĩa của từng con số để phân tích, đánh giá và sử dụng số liệu. Chỉ số TNTT cũng giúp các cán bộ hoạt động trong lĩnh vực phòng chống TNTT, các cán bộ thống kê, cán bộ nghiên cứu thống nhất các thuật ngữ, phƣơng pháp thu thập và xử lý số liệu đảm bảo cung cấp các thông tin có chất lƣợng; Phân tích nguyên nhân, tác động của TNTT đến sức khoẻ của con ngƣời; Góp phần hạn chế sự chồng chéo, gánh nặng về số liệu cho những ngƣời chịu trách nhiệm thu thập các thông tin về TNTT [22]. 1.4. Hệ thống tổ chức sơ cấp cứu tai nạn thƣơng tích và ghi nhận thông tin về tai nạn thƣơng tích tại Việt Nam 1.4.1. Hệ thống tổ chức sơ cấp cứu tai nạn thương tích Tại Việt Nam hiện đang tồn tại 2 hệ thống chính: Cấp cứu ngoài bệnh viện, cấp cứu trong bệnh viện (cấp cứu trong các cơ sở khám, chữa bệnh). Hệ thống cấp cứu ngoài bệnh viện: gồm trung tâm cấp cứu 115 (tại tuyến tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng) và các tổ cấp cứu 115 (tại bệnh viện tuyến quận, huyện, thị xã) thực hiện việc cấp cứu ngƣời bệnh tại cộng đồng và vận chuyển ngƣời bệnh đến bệnh viện để tiếp tục điều trị [5]. Hệ thống CSCTTBV đƣợc tổ chức theo mô hình “tam giác”, gồm nhiều “tầng”, tƣơng ứng với các cấp độ chăm sóc khác nhau: Tầng thấp nhất (Sơ cấp 8 cứu): đƣợc tạo thành bởi các sơ cứu viên, là tất cả các thành viên trong cộng đồng có hiểu biết và kiến thức để có thể gọi cấp cứu, bảo vệ hiện trƣờng cũng nhƣ thực hiện SCC ban đầu với ngƣời bị thƣơng tích. Tầng giữa (CSCTTBV cơ bản): đƣợc thực hiện bởi các nhân viên y tế cơ sở cũng nhƣ các nhóm cộng đồng đƣợc đào tạo kỹ lƣỡng và có thể tham gia SCC một cách thuần thục. Tầng cao nhất (CSCTTBV chuyên sâu): đƣợc thực hiện bởi hệ thống cấp cứu 115 hoặc các phòng cấp cứu. Việc tổ chức hệ thống CSCTTNV theo mô hình “tam giác”, “đa tầng” góp phần giảm chi phí đầu tƣ quá lớn vào hệ thống chăm sóc chuyên sâu, trong khi vẫn đảm bảo ngƣời bị thƣơng tích đƣợc tiếp cận và trợ giúp một cách sớm nhất [5]. Hệ thống cấp cứu trong bệnh viện: gồm bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa và bệnh viện tƣ nhân thực hiện việc tiếp nhận và điều trị các trƣờng hợp ngƣời bệnh cấp cứu đƣợc chuyển tới bệnh viện [5]. 1.4.2. Hệ thống ghi nhận tai nạn thương tích Thu thập số liệu về TNTT có thể đƣợc tiến hành qua điều tra và việc ghi chép, báo cáo định kỳ. Điều tra có 2 loại là tổng điều tra TNTT và điều tra chọn mẫu. Tổng điều tra thu thập đầy đủ các trƣờng hợp mắc, chết do TNTT và các thông tin chi tiết về tình hình TNTT đã xảy ra. Tuy nhiên, để tiến hành điều tra TNTT trên toàn quốc cần có đầu tƣ rất lớn về kinh phí và nhân lực, do đó không thể tiến hành thƣờng xuyên đƣợc. Mặt khác, số liệu điều tra chỉ có thể thu thập trong một khoảng thời gian nhất định. Điều tra chọn mẫu TNTT tiết kiệm đƣợc kinh phí và nguồn lực nhƣng dùng số liệu điều tra chọn mẫu làm cơ sở suy rộng khó có thể đảm bảo độ tin cậy. Vì vậy, ghi chép, báo cáo định kỳ đƣợc sử dụng một cách có hiệu quả. Đây là phƣơng pháp đơn giản và kinh tế nhất, theo quy định bất kỳ một trƣờng hợp TNTT nào cũng phải ghi chép ngay sau khi xảy ra. Nếu ghi chép đầy đủ sẽ thu đƣợc thông tin kịp thời chính xác. Năm 2006, BYT đã ban hành quyết định số 25/2006/QĐ-BYT về việc bổ sung biểu mẫu về TNTT vào hệ thống biểu mẫu của ngành y tế. Theo đó, biểu mẫu báo cáo TNTT gồm: Phiếu TNTT; Sổ khám bệnh A1/YTCS; Sổ theo dõi nguyên nhân tử vong A6/YTCS; Báo cáo thống kê TNTT tại xã, huyện và tỉnh [4]. 9 Hệ thống ghi nhận số liệu về TNTT tại tuyến xã là rất quan trọng quyết định đến độ chính xác của số liệu thu thập đƣợc. Phiếu TNTT do YTTB thực hiện ghi chép khi có bất kỳ một trƣờng hợp tai nạn nào xảy ra trên địa bàn quản lý. Tuyến xã thực hiện việc ghi chép các trƣờng hợp đến khám chữa bệnh vào sổ A1, ghi chép các trƣờng hợp tử vong vào sổ A6 và thực hiện báo cáo thống kê về TNTT lên các tuyến trên. Tuy nhiên thực tế cho thấy vẫn còn nhiều hạn chế trong việc ghi nhận các trƣờng hợp TNTT. Một số trƣờng hợp không đƣợc ghi chép do thƣơng tích xảy ra nặng và đƣợc chuyển lên tuyến trên để xử trí, v.v… Thông tin về các trƣờng hợp TNTT bị thiếu: tuổi, nghề nghiệp của đối tƣợng, v.v… do quá trình ghi chép, nhập liệu và viết báo cáo. Chính vì vậy trong kế hoạch phòng chống TNTT, bên cạnh những hoạt động đào tạo tập huấn về chuyên môn SCC TNTT, việc triển khai hƣớng dẫn ghi chép, báo cáo các trƣờng hợp TNTT cũng đƣợc chú trọng [8]. 1.5. Nội dung của hoạt động chăm s c chấn thƣơng trƣớc bệnh viện 1.5.1. hu c u ch m s c chấn thương trước bệnh viện Với thực trạng TNTT đang xảy ra ngày càng nghiêm trọng, dự phòng là cách tốt nhất để giảm thiểu tỷ lệ tử vong hoặc tàn tật do thƣơng tích đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, bên cạnh những hoạt động ngăn chặn TNTT xảy ra thì các hoạt động CSCTTBV sẽ làm hạn chế đƣợc tử vong và tàn tật cho nạn nhân. Các trƣờng hợp tử vong do thƣơng tích nghiêm trọng xuất hiện ở một trong 3 giai đoạn bao gồm: Xảy ra tức thời hoặc nhanh ch ng: do bị thƣơng tích quá nặng; Xảy ra ngay sau tai nạn: những trƣờng hợp tử vong này xảy ra trong vài giờ sau khi tai nạn xảy ra và thƣờng là kết quả của các tình trạng có thể điều trị đƣợc; Xảy ra muộn: những trƣờng hợp tử vong trong giai đoạn này thƣờng xảy ra nhiều ngày, nhiều tuần sau khi thƣơng tích ban đầu và thƣờng là kết quả của nhiễm trùng, suy giảm chức năng của nhiều cơ quan, hệ thống hoặc do các biến chứng muộn của thƣơng tích [3]. Nhiều thƣơng tích gây tử vong có thể dự phòng đƣợc hoặc giảm thiểu mức độ nghiêm trọng nhờ các hoạt động CSCTTBV. Những lợi ích này đƣợc nhận biết trong giai đoạn thứ hai của thƣơng tích sau khi kịp thời chăm sóc y tế để hạn chế hoặc làm 10 dừng các tiến triển có thể dẫn đến tử vong hoặc gây tàn phế suốt đời cho bệnh nhân. Nếu không có hệ thống CSCTTBV, nhiều ngƣời có thể đƣợc cứu sống lại tử vong tại chỗ hoặc trên đƣờng vận chuyển đến bệnh viện [3]. 1.5.2. i ích c a hoạt ng ch m s c chấn thương trước bệnh viện Việc áp dụng rộng rãi chiến lƣợc CSCTTBV đơn giản có thể đem lại nhiều lợi ích: Thu hút đƣợc những ngƣời có tâm huyết trong hoạt động chăm sóc mọi ngƣời xung quanh; Cung cấp kiến thức và kỹ năng cần thiết để thực hiện SCC ngƣời bị thƣơng nặng; Xây dựng năng lực cộng đồng trong xử lý và hỗ trợ các nạn nhân TNTT tại hiện trƣờng; Nâng cao năng lực của cộng đồng và quốc gia về đáp ứng đối với các sự kiện thƣơng vong hàng loạt nhƣ: động đất, sập nhà, v.v… [3]. 1.5.3. c m h nh hệ thống ch m s c chấn thương trước bệnh viện Bất cứ ở phạm vi nào (cộng đồng hay vùng, miền, v.v…) hệ thống CSCTTBV đều có cách tiếp cận đƣợc sử dụng để xây dựng, tổ chức và quản lý hệ thống này, các mô hình phổ biến đang đƣợc thực hiện gồm: Hệ thống cấp quốc gia: Hệ thống này có thể đƣợc thiết kế, phát triển và kiểm soát bởi các cơ quan trung ƣơng của một quốc gia; Hệ thống địa phƣơng và khu vực: Cùng với các tổ chức an toàn công cộng khác, hệ thống ngoài bệnh viện của thành phố đƣợc quản lý bởi chính quyền địa phƣơng hay khu vực. Hệ thống này có thể sử dụng cơ sở hạ tầng hiện có nhƣ công an, cứu hoả, y tế hoặc cơ sở phi lợi nhận khác để cung cấp dịch vụ CSCTTBV; Hệ thống tƣ nhân: Các công ty dịch vụ y tế cấp cứu tƣ nhân hoạt động dƣới dạng các tổ chức lợi nhuận hoặc phi lợi nhuận, có thể ký kết hợp đồng với cơ quan chức năng để thực hiện dịch vụ này; Hệ thống dựa vào bệnh viện: Các hệ thống này thƣờng đơn giản nhất để thiết lập và duy trì vì các hệ thống này sử dụng nhân lực, nguồn lực và hạ tầng của một bệnh viện trung ƣơng hay bệnh viện tiếp nhận. Bệnh viện và cán bộ y tế sẽ điều hành mọi cấu phần của hệ thống; Hệ thống kết hợp: Nhiều hệ thống kết hợp các thành phần khác nhau của mô hình mô tả trên để cung cấp các dịch vụ CSCTTBV cho một cộng đồng cụ thể nào đó. Quyết định có kết hợp các mô hình khác nhau phụ thuộc vào các khía cạnh chính trị, tài chính và hành chính của địa phƣơng [3].
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất