Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Thực trạng kiến thức về tự chăm sóc làm thông thoáng đường thở của người bệnh co...

Tài liệu Thực trạng kiến thức về tự chăm sóc làm thông thoáng đường thở của người bệnh copd tại trung tâm y tế huyện lạng giang tỉnh bắc giang

.PDF
47
1
137

Mô tả:

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH --------------- NGUYỄN THỊ DUNG THỰC TRẠNG KIẾN THỨC VỀ TỰ CHĂM SÓC LÀM THÔNG THOÁNG ĐƯỜNG THỞ CỦA NGƯỜI BỆNH COPD TẠI TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN LẠNG GIANG TỈNH BẮC GIANG BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NAM ĐỊNH - 2022 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH --------------- NGUYỄN THỊ DUNG THỰC TRẠNG KIẾN THỨC VỀ TỰ CHĂM SÓC LÀM THÔNG THOÁNG ĐƯỜNG THỞ CỦA NGƯỜI BỆNH COPD TẠI TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN LẠNG GIANG TỈNH BẮC GIANG Chuyên ngành: Nội người lớn BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP Giảng viên hướng dẫn: ThS. Bùi Chí Anh Minh NAM ĐỊNH - 2022 i LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện báo cáo chuyên đề, tôi đã nhận được sự hướng dẫn cũng như sự giúp đỡ, động viên của các thầy cô giáo, các đồng nghiệp tại Trung tâm Y tế huyện Lạng Giang, gia đình và bạn bè. Đến nay, báo cáo chuyên đề đã được hoàn thành. Với sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn trân thành tới: ThS. Bùi Chí Anh Minh, Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định là người thầy đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành báo cáo chuyên đề. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, phòng Đào tạo Sau Đại học, các phòng ban và các thầy cô giáo Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định đã cho tôi kiến thức, những kinh nghiệm quý báu và tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong thời gian học tập tại trường. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất đến Ban Giám đốc, các đồng nghiệp tại Trung tâm Y tế huyện Lạng Giang đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện để tôi có thể hoàn thành tốt khóa học này. Tôi cũng bày tỏ lòng biết ơn trân thành và sâu sắc tới gia đình, đồng nghiệp, bạn bè và tập thể lớp Chuyên khoa cấp I khóa 9 những người đã giành cho tôi tình cảm và nguồn động viên khích lệ. Nam Định, ngày 30 tháng 7 năm 2022 Học viên Nguyễn Thị Dung ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình của riêng tôi, do chính tôi thực hiện, tất cả các số liệu trong báo cáo này chưa được công bố trong bất cứ công trình nào khác.Nếu có điều gì sai trái tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Học viên Nguyễn Thị Dung iii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................................................... i LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................................... ii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT............................................................................................................ ivv ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1 ............................................................................................................................................ 3 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ...................................................................................................... 3 1.1.Cơ sở lý luận ................................................................................................................ 3 1.1.1. Khái niệm .............................................................................................................................. 3 1.1.2. Triệu chứng của COPD ......................................................................................................... 3 1.1.3. Nguyên nhân COPD .............................................................................................................. 3 1.1.4. Yếu tố nguy cơ đối với COPD .............................................................................................. 4 1.1.5. Biến chứng của COPD .......................................................................................................... 4 1.1.6. Phòng bệnh COPD ................................................................................................................ 5 1.1.7. Chăm sóc người bệnh COPD ................................................................................................ 6 1.1.8. Phương pháp thông đờm làm sạch đường thở ....................................................................... 8 1.2. Cơ sở thực tiễn .......................................................................................................... 10 1.2.1. Tình hình nghiên cứu bệnh COPD trên thế giới .................................................................. 10 1.2.2. Tình hình nghiên cứu bệnh COPD tại Việt Nam ................................................................ 12 CHƯƠNG 2 .......................................................................................................................................... 14 MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT .................................................. Error! Bookmark not defined. ................................................................................................................ Error! Bookmark not defined. 2.1. Giới thiệu sơ lược về Trung tâm Y tế huyện Lạng Giang ........................................... 14 2.2. Thực trạng kiến thức về tự chăm sóc làm thông thoáng đường thở của người bệnh COPD .............................................................................................................................. 18 2.2.1. Đối tượng khảo sát .............................................................................................................. 18 2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu .............................................................................................. 18 2.3. Kết quả thực trạng kiến thức về tự chăm sóc làm thông thoáng đường thở của người bệnh COPD ...................................................................................................................... 19 2.3.1. Một số đặc điểm của người bệnh COPD ............................................................................. 19 2.3.2 Đặc điểm về phân bố nơi ở của đối tượng............................................................................ 19 2.3.4 Thông tin liên quan đến bệnh ............................................................................................... 21 CHƯƠNG 3 .......................................................................................................................................... 26 BÀN LUẬN .......................................................................................................................................... 26 iv 3.1. Thực trạng kiến thức về tự chăm sóc làm thông thoáng đường thở ở người bệnh COPD tại Trung tâm Y tế huyện Lạng Giang ............................................................................... 26 3.1.1 Thông tin chung ................................................................................................................... 26 3.1.2 Đặc điểm về bệnh .................................................................................................................. 26 3.1.3 Kiến thức về tự chăm sóc làm thông thoáng đường thở ở người bệnh COPD ..................... 27 3.1.4 Ưu điểm và tồn tại ................................................................................................................ 28 3.2 Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao kiến thức cho người bệnh ............................ 29 KẾT LUẬN ........................................................................................................................................... 32 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................................................... 1 PHIẾU KHẢO SÁT NGƯỜI BỆNH COPD .......................................................................................... 3 iv DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT GDSK: Giáo dục sức khỏe COPD: Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính WHO (World Health Organization): Tổ chức Y tế thế giới KHHGĐ: Kế hoạch hóa gia đình UBND: Ủy ban nhân dân v DANH MỤC BẢNG Bảng 2.3.1: Đặc điểm về tuổi và giới của đối tượng Bảng 2.3.2: Đặc điểm về công việc của người được khảo sát Bảng 2.3.3: Sử dụng thẻ bảo hiểm y tế Bảng 2.3.4. Tình trạng hôn nhân của người bệnh Bảng 2.3.4.1: Số năm mắc bệnh Bảng 2.3.4.3: Các bệnh mắc kèm ở người bệnh COPD 2.3.5.1. Hướng dẫn cách tự chăm sóc đường thở cho người bệnh của nhân viên y tế 2.3.5.2 Kiến thức về các kĩ thuật tự chăm sóc đường thở vi DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.3.2: Đặc điểm về phân bố nơi ở của người bệnh Biểu đồ 2.3.4.2 Phân loại nguyên nhân mắc bệnh 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là một bệnh hô hấp diễn biến mạn tính và cấp tính gây ảnh hưởng trầm trọng tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống con người, làm tăng gánh nặng hệ thống chăm sóc sức khỏe của toàn xã hội, đặc biệt là các đợt cấp. Hiện nay COPD ngày càng gia tăng và có tỷ lệ vong cao. Theo Tổ chức Y tế thế giới, hiện nay có khoảng 600 triệu người bị COPD và 2,75 triệu người tử vong vì COPD mỗi năm. Dự báo COPD là nguyên nhân gây tử vong xếp thứ 4 và gây tàn phế xếp thứ 7 trên Thế giới vào năm 2030 [21]. COPD tập trung chủ yếu ở các nước đang phát triển do thói quen hút thuốc vẫn còn phổ biến. Với sự gia tăng tỷ lệ hút thuốc lá tại các nước đang phát triển và sự già hóa dân số ở những quốc gia phát triển, tỷ lệ mắc COPD được dự đoán sẽ tăng cao trong những năm tới và đến năm 2030 ước tính có trên 4,5 triệu trường hợp tử vong hàng năm do COPD và các rối loạn liên quan [1] Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đặc trưng bởi các triệu chứng khó thở, thở khò khè, ho thường kèm có khạc đờm, trong đó khó thở là một triệu chứng đặc biệt nổi trội trong giai đoạn cuối cùng của cuộc đời. Người bệnh khó thở thường xuyên ngay cả khi làm những sinh hoạt cá nhân hàng ngày. Để có thể ngăn chặn sự diễn tiến của bệnh cần phải có sự nhận thức đúng đắn về sự tuân thủ điều trị và chăm sóc đường thở của người bệnh mắc COPD. Chăm sóc đường thở ở người bệnh COPD qua trọng nhất là vấn đề làm sạch đường thở gồm thực hiện thở có hiệu quả và ho có kiểm soát. Sự hiểu biết, thái độ, thực hành tốt của người bệnh mắc bệnh COPD về làm sạch đường thở sẽ làm giảm nguy cơ tiến triển của bệnh COPD cũng như kiểm soát được bệnh từ đó làm giảm gánh nặng chi phí điều trị cho gia đình và xã hội. Ở Mỹ, chi phí y tế cho COPD ước tính là 23,9 tỷ đô la, trong đó 14,7 tỷ là chi phí trực tiếp cho điều trị và 9,2 tỷ là chi phí gián tiếp. Các chi phí này rất phụ thuộc vào quản lý điều trị dự phòng tránh các đợt cấp phải nằm viện. Chi phí nằm viện sẽ chiếm trên 70% chi phí tổng thể cho điều trị COPD. Đối với các nước 2 đang phát triển, xét trên góc độ kinh tế, COPD rất có thể là những 2 gánh nặng rất đáng kể đối với các gia đình và xã hội [16]. Ở Việt Nam nghiên cứu về dịch tễ học của COPD năm 2009 cho thấy tỷ lệ mắc ở người > 40 tuổi là 4,2%. Với sự gia tăng tỷ lệ hút thuốc lá và sự già hóa dân số ở các nước đang phát triển, tỷ lệ mắc COPD dự đoán sẽ tăng cao trong những năm tới và đến năm 2030 ước tính có 4,5 triệu NB COPD tử vong hàng năm và các rối loạn liên quan[1]. Nghiên cứu của Đinh Ngọc Sỹ và Cộng sự năm 2010 cho thấy, tỷ lệ mắc COPD chung của toàn quốc là 4,2%, trong đó tỷ lệ mắc bệnh ở nam giới là 7,1% và nữ giới là 1,9%[11]. Theo thống kê của Trung tâm Hô hấp Bệnh viện Bạch Mai, số người bệnh mắc bệnh COPD điều trị tại đây từ năm 1996 - 2000 chiếm 25,1% nhưng đến năm 2003 tỷ lệ này đã tăng lên là 26%, đứng đầu các bệnh lý về phổi[4] COPD gây ra những gánh nặng to lớn đối với nền kinh tế. Trong năm 2021, Trung tâm Y tế huyện Lạng Giang đã khám và quản lý điều trị ngoại trú cho khoảng 266 người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Với mục đích đánh giá hiệu quả của trong việc quản lý người bệnh COPD cung cấp bằng chứng cho thực hành Điều dưỡng vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đánh giá: “Thực trạng kiến thức về tự chăm sóc làm thông thoáng đường thở của người bệnh COPD tại Trung tâm Y tế huyện Lạng Giang tỉnh Bắc Giang” với mục tiêu: 1. Mô tả thực trạng kiến thức về tự chăm sóc làm thông thoáng đường thở của người bệnh COPD tại Trung tâm Y tế huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang. 2. Đề xuất một số giải pháp về tự chăm sóc làm thông thoáng đường thở của người bệnh COPD tại Trung tâm Y tế huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang. 3 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1.Cơ sở lý luận 1.1.1. Khái niệm Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là một rối loạn hô hấp được đặc trưng bởi thông khí thở ra tối đa giảm và chậm khả năng thở ra gắng sức của phổi, không thay đổi đáng kể qua nhiều tháng. Sự hạn chế lưu thông khí này chỉ đảo ngược được rất ít bằng các thuốc giãn phế quản. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là một quá trình bệnh lý được đặc trưng bởi sự có mặt của hai bệnh liên quan chủ yếu là Viêm phế quản mạn và khí phế thũng. 1.1.2. Triệu chứng của COPD Các triệu chứng của COPD không xuất hiện cho đến khi tổn thương phổi đã xảy ra và nó thường nặng hơn lên theo thời gian. Những người bị COPD cũng có những đợt kịch phát, trong đó các triệu chứng của bệnh đột nhiên nặng lên. Các triệu chứng thường gặp của COPD là: Ho, sốt, khạc đờm, khó thở, đau ngực. 1.1.3. Nguyên nhân COPD Chủ yếu đề cập đến tắc nghẽn trong phổi từ hai bệnh phổi mạn tính. Nhiều người bị COPD có cả hai. - Bệnh giãn phế nang: Giãn phế nang là nguyên nhân gây ra bệnh viêm phổi, nó có thể phá hủy một số thành phần của nhu mô phổi làm giảm chức năng trao đổi khí của phổi. - Viêm phế quản mạn tính: Là trạng thái viêm do đó dẫn đến tình trạng kích thích làm bệnh nhân ho liên tục. Viêm phế quản mạn tính cũng làm tăng sản xuất chất nhờn, chính vì vậy càng làm hẹp các ống phế quản hơn. - Hen phế quản gần giống viêm phế quản mạn tính nhưng có kèm theo các cơn co thắt cơ trơn phế quản. Hen phế quản mạn tính đôi khi được xác định là COPD. - Di truyền học: Một rối loạn di truyền hiếm được gọi là alpha -1antitrypsin là nguồn gốc của một số trường hợp COPD. Các nhà nghiên cứu nghi 4 ngờ rằng yếu tố di truyền khác cũng có thể làm cho một số người hút thuốc lá dễ bị bệnh. 1.1.4. Yếu tố nguy cơ đối với COPD - Khói thuốc lá và các chất kích thích: Trong hầu hết các trừờng hợp, những tổn thương phổi dẫn đến COPD là do hít thuốc lá nhiều năm, đó là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất đối với COPD. Hút thuốc nhiều năm và hút nhiều thuốc trong ngày thì nguy cơ càng lớn. Các triệu chứng của COPD thường xuất hiện khoảng 10 năm sau khi bắt đầu hút thuốc. Những người tiếp xúc với số lượng lớn khói thuốc cũng có nguy cơ COPD. Tuy nhiên, chất kích thích khác có thể gây COPD bao gồm cả khói xì gà, ô nhiễm không khí và khói bụi nghề nghiệp. - Nghề nghiệp tiếp xúc với bụi và hóa chất: Lâu dài tiếp xúc với khói hoá chất, hơi và bụi có thể gây kích ứng và làm viêm phổi. - Trào ngược dạ dày thực quản: Tình trạng này là một hình thức nghiêm trọng ủa acid trào ngược. Trào ngược dạ dày thực quản có thể làm cho COPD nặng hơn và thậm chí có thể là nguyên nhân gây COPD. - Tuổi: COPD phát triển chậm, do đó hầu hết người trên 40 tuổi mới bắt đầu xuất hiện các triệu chứng của COPD. 1.1.5. Biến chứng của COPD - Nhiễm trùng đường hô hấp: Khi có COPD, bệnh nhân sẽ dễ bị cảm lạnh hoặc dễ mắc bệnh cúm hoặc viêm phổi. Khi bị nhiễm trùng đường hô hấp dấu hiệu hay gặp là khó thở. - Tăng áp động mạch phổi. - Vấn đề về tim: COPD làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim như suy tim, bệnh tim thiếu máu cục bộ. - Ung thư phổi: Người hút thuốc với viêm phế quản mạn tính có nguy cơ cao mắc ung thư phổi hơn so với người hút thuốc không có viêm phế quản mạn tính. 5 - Trầm cảm: Khó thở có thể hạn chế hoạt động mà họ thích. Người bệnh có thể rất khó khăn để chấp nhận với một căn bệnh mạn tính ngày càng nặng lên và không chữa được. - Tràn dịch màng phổi. - Một số biến chứng khác: Loãng xương, thừa cân, khó ngủ..v. COPD thường không được chẩn đoán ở giai đoạn đầu. Ngay cả những người hút thuốc có triệu chứng ho mạn tính, ho nhiều đờm, khó thở khi làm việc nặng hay vận động nhiều cũng ít được chú ý để chẩn đoán sớm. Vì vậy, đa số những trường hợp phát hiện bệnh thường đã ở giai đoạn muộn, biến chứng nặng và tỷ lệ tử vong cao. 1.1.6. Phòng bệnh COPD Nâng cấp cơ sở vật chất và chuyên môn cho đội ngũ nhân viên y tế tại các bệnh viện và tuyến y tế cơ sở. Xây dựng đơn vị quản lý bệnh COPD tại các bệnh viện. Bảo vệ cho môi trường sống trong lành hơn. Chú ý tập thở và phát hiện cơn COPD kịch phát. Vệ sinh đường hô hấp: Người bệnh COPD cần luôn luôn giữ ấm, ẩm và sạch đường hô hấp để hạn chế tối đa nhiễm trùng đường hô hấp, là một biến chứng thường gặp ở người bệnh COPD. - Tập thể dục thường xuyên: Thường xuyên tập thể dục có thể cải thiện tổng thể sức khoẻ, sự dẻo dai và tang cường hoạt động của cơ hô hấp. - Ăn các loại thực phẩm lành mạnh: Đảm bảo chế độ ăn uống lành mạnh, đủ chất dinh dưỡng, các Vita min sẽ làm tăng sức đề kháng cho người bệnh, làm chậm lại sự tiến triển của COPD. - Tránh khói thuốc: Ngoài việc bỏ hút thuốc, điều quan trọng để tránh những nơi mà những người khác hút thuốc. Khói thuốc có thể góp phần làm phổi tổn thương thêm. - Chú ý đến trào ngược thực quản: Trào ngược thực quản có thể làm nặng thêm bệnh COPD. Điều trị bệnh trào ngược dạ dày có thể COPD sẽ đỡ hơn. - Đi khám bác sĩ thường xuyên: Đều đặn theo dõi chức năng phổi. 6 - Nghề nghiệp tiếp xúc với khói hóa chất và bụi là một yếu tố nguy cơ COPD. Nếu làm việc với các loại chất kích thích phổi, cần có những cách tốt nhất để bảo vệ mình như đeo khẩu trang, tránh tiếp xúc trực tiếp với bụi, ... 1.1.7. Chăm sóc người bệnh COPD - Cải thiện thông khí phổi: + Bố trí người bệnh nơi thoáng khí, đảm bảo đủ ấm khi thời tiết lạnh, tư thế nằm đầu cao. + Đánh giá nhanh mức độ nặng bệnh qua tần số thở, kiểu thở, mức độ tím, các thông số về khí máu, mạch, huyết áp. + Thực hiện đầy đủ chính xác các thuốc khi có chỉ định như thuốc giãn phế quản, corticoid, đảm bỏa kỷ thuật các đường dùng thuốc khác nhau như khí dung, xịt hít, truyền tĩnh mạch để có hiệu quả tối ưu cho người bệnh. + Khi tình hình người bệnh cho phép, hướng dẫn người bệnh các kỹ thuật tập thở sâu. Theo dõi sự đáp ứng của người bệnh về điều trị, các dấu hiệu của cải thiện thông khí như: tím tái giảm, tần số thở ở giới hạn bình thường, mạch, huyết áp ổn định. - Cải thiện khả năng làm sạch đường thở: + Đảm bảo đủ dịch cho người bệnh vì thiếu dịch làm đờm quánh đặc khó tống ra ngoài, đánh giá biểu hiện của thiếu dịch như độ chun giản của da, thể tích nước tiểu/24 giờ. + Thực hiện một số thuốc có tác dụng làm long đờm, giảm phù nề đường thở khi có chỉ định, vỗ rung lồng ngực cho người bệnh để gây long đờm. + Khi tình trạng người bệnh co phép như bớt khó thở, đỡ mệt, mạch và huyết áp ổn định, thực hiện biện pháp dẫn lưu tư thế, kết hợp với hướng dẫn người bệnh thực hiện kỹ thuật ho có kiểm soát + Trường hợp người bệnh xuất tiết quá nhiều đờm, thể trạng quá yếu, không thể ho khạc được, cần tiến hành hút đờm cho người bệnh và chú ý đảm bảo vô khuẩn khi làm thủ thuật. - Ngăn ngừa thiếu oxy máu trầm trọng 7 + Thường xuyên theo dõi các thông số về hô hấp, mức độ tím, khí máu. + Luôn đảm bảo bường bệnh thoáng khí, ấm về mùa đông, mát về mùa he, đảm bảo đủ ấm và ẩm không khí thở vào cho người bệnh. + Thường xuyên thay đổi tư thế, cách thở sâu, thở qua môi mím để tăng đảo thải khí cặn. + Với nặng trường hợp nặng, cơ thể gầy yếu suy kiệt phải theo dõi 30 phút hoặc 1giờ/lần về tần số thở, mức độ tím, PaO2, SaO2 các biểu hiện về tinh thần. Nếu bệnh diễn biến xấu hơn phải báo ngay bác sỹ và phối hợp bác sỹ xử trí và chăm sóc tích cực người bệnh. - Khống chế nhiễm khuẩn đường thở + Đảm bảo buồng bệnh thoáng và sạch, hạn chế sự lây nhiễm tiếp xúc với những người xung quanh và thực hiện tốt các biện pháp giúp làm sạch đường thở. + Thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh, vệ sinh cơ thể, răng miệng. Luôn phiên vệ sinh từng phần của cơ thể bằng lau rửa với khăn mềm và nước ấm, thời gian không quá lâu, đảm bảo đủ ấm cho người bệnh. + Chủ động theo dõi phát hiện sớm các dấu hiệu của nhiễm khuẩn đường thở như mệt nhiều, khó thở, sốt, đờm chuyển đục, màu vàng hoặc màu xanh. + Khi có bằng chứng nhiễm khuẩn báo với bác sỹ để có kế hoạch dùng thuốc kháng sinh. - Đảm bảo đủ dinh dưỡng + Khi bệnh nặng, người bệnh thường khó thở nhiều và rất mệt, do vậy chỉ nên cung cấp cho người bệnh một lượng calo tối thiểu qua dịch truyền hoặc chế độ ăn lỏng, dễ hấp thu, cho ăn ít một, chậm rãi, vào lúc ít khó thở nhất. + Khi tình trạng người bệnh được cải thiện, thực hiện chế độ ăn tăng dần đến lúc đủ năng lượng, protein và bổ sung vitamin. + Chế biến thức ăn và thay đổi cách chế biến phù hợp với khẩu vị người bệnh, tránh thức ăn khó tiêu, thức ăn gây dị ứng. + Chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để tránh đầy dạ dày 8 gây chèn ép cơ hành làm người bệnh khó thở thêm. - Tư vấn kiến thức và huấn luyện các bài tập bảo tồn chức năng hô hấp 8 + Khi người bệnh qua gai đoạn nặng của bệnh, thể trạng được cải thiện, chủ động tư vấn giáo dục sức khỏe cho người bệnh, cung cấp kiến thức cho người bệnh. + Trước khi ra viện, hướng dẫn người bệnh các bài tập phục hồi chức năng hô hấp và duy trì luyện tập phục hồi chức năng hô hấp tại nhà. + Hướng dẫn người bệnh tự làm sạch đường thở tại nhà như uống đủ nước, ho có kiểm soát, nằm nghỉ ngơi ở tư thế dẫn lưu. + Thuyết phục người bệnh tránh các yếu tố gây kích thích niêm mạc hô hấp như hút thuốc, thời tiết quá nóng và quá lạnh, khói bụi… + Khuyên người bệnh ăn uống đủ dinh dưỡng, tập luyện thể dục đúng mức để nâng cao thể trạng, tăng sức đề kháng cơ thể. + Hướng dẫn người bệnh khi có nhiễm khuẩn đường thở như: ho, sốt, khạc đờm đục hoặc xanh, vàng đi khám điều trị kịp thời. 1.1.8. Phương pháp thông đờm làm sạch đường thở Người bệnh COPD cần luôn luôn giữ ấm, ẩm và sạch đường hô hấp để hạn chế tối đa nhiễm trùng đường hô hấp, là một biến chứng thường gặp ở người bệnh COPD. Người bệnh biết cách loại bỏ đờm, dịch tiết phế quản làm cho đường thở thông thoáng giúp bệnh nhân có nhiều đờm gây cản trở hô hấp hoặc gặp khó khăn khi khạc đờm. Phương pháp này bao gồm 2 kỹ thuật chính Kỹ thuật ho có kiểm soát - Ho thông thường: là một phản xạ bảo vệ của cơ thể nhằm tống những vật “lạ ra ngoài. - Để thay thế những cơn ho thông thường dễ gây mệt, khó thở, cần hướng dẫn bệnh nhân sử dụng kỹ thuật ho có kiểm soát: + Ho có kiểm soát là động tác ho hữu ích giúp tống đờm ra ngoài, làm sạch đường thở và không làm cho người bệnh mệt, khó thở... + Mục đích của ho có kiểm soát không phải để tránh ho mà lợi dụng động tác ho để làm sạch đường thở. 9 + Ở bệnh nhân COPD cần có một luồng khí đủ mạnh tích lũy phía sau chỗ ứ đọng đờm để đẩy đờm di chuyển ra ngoài. Kỹ thuật ho có kiểm soát - Bước 1: Ngồi trên giường hoặc ghế thư giãn, thoải mái. - Bước 2: Hít vào chậm và thật sâu. - Bước 3: Nín thở trong vài giây. - Bước 4: Ho mạnh 2 lần, lần đầu để long đờm, lần sau để đẩy đờm ra ngoài. - Bước 5: Hít vào chậm và nhẹ nhàng. Thở chúm môi vài lần trước khi lặp lại động tác ho. Ngồi tư thế thoải mái, Ho Ho mạnh tiếp lần thứ nhất để Ho mạnh tiếp lần thứ hai để mạnh lần thứ nhất hít vào đờm long ra đẩy đờm ra ngoài, sau đó hít chậm và sâu, nín thở trong vào chậm vòng vài giây - Khạc đờm vào lọ để xét nghiệm hoặc khạc vào khăn giấy, sau đó bỏ vào thùng rác tránh lây nhiễm. - Khi có cảm giác muốn ho, đừng cố gắng nín ho mà nên thực hiện kỹ thuật ho có kiểm soát để giúp tống đờm ra ngoài. - Tùy lực ho và sự thành thạo kỹ thuật của mỗi người, có khi phải lặp lại vài lần mới đẩy được đờm ra ngoài. - Một số người bệnh có lực ho yếu có thể làm xen kẽ (3/1) hoặc thay thế bằng kỹ thuật thở ra mạnh. Kỹ thuật thở ra mạnh 10 Nhằm thay thế động tác ho có kiểm soát trong những trường hợp người bệnh yếu mệt, không đủ lực để ho. Kỹ thuật thở ra mạnh - Bước 1: Hít vào chậm và sâu. - Bước 2: Nín thở trong vài giây. - Bước 3: Thở ra mạnh và kéo dài. - Bước 4: Hít vào nhẹ nhàng. Hít thở đều vài lần trước khi lặp lại. Bên cạnh 2 kỹ thuật ho có kiểm soát và thở ra mạnh, bệnh nhân cũng nên thực hiện thêm biện pháp hỗ trợ cho việc thông đờm là: Uống đủ nước mỗi ngày (tối thiểu 1.5L nước) để làm loãng đờm, giúp khạc đờm dễ hơn. - Chỉ nên dùng các loại thuốc long đờm, loãng đờm, không nên dùng các thuốc có tác dụng ức chế ho. 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Tình hình nghiên cứu bệnh COPD trên thế giới Theo WHO, hiện nay trên thế giới có khoảng 600 triệu người mắc COPD, dự đoán trong thập kỷ này số người mắc sẽ tăng lên 3-4 lần. COPD là nguyên 11 nhân gây tử vong hàng thứ 4 trên thế giới (sau bệnh tim mạch, ung thư và tiểu đường) và dự đoán sẽ đứng hàng thứ 3 vào năm 2020. Mỗi năm, căn bệnh này đã cướp đi mạng sống của 2,75 triệu người trên toàn thế giới[21]. Theo WHO, tỷ lệ mắc COPD cao nhất ở các quốc gia mà hút thuốc còn phổ biến, trong khi ở những quốc gia có mức tiêu thụ thuốc lá thấp có tỷ lệ mắc COPD thấp hơn. Tỷ lệ thấp nhất trong nam giới là 2,96/1000 dân ở Bắc Phi và Trung Đông và tỷ lệ thấp nhất ở nữ giới là 1,79/1000 dân ở các quốc gia vùng đảo ở Châu Âu [15], [19]. Theo Chapman K.P, tỷ lệ mắc chung cho tất cả các lứa tuổi khoảng 1%, tuy nhiên tỷ lệ này tăng lên đến khoảng 10% ở các đối tượng tuổi trên 40 [16]. Ở Mỹ tỷ lệ tử vong do COPD tăng đều đặn trong vài thập kỷ qua. Trong giai đoạn từ năm 1965-1998 trong khi tỷ lệ tử vong do bệnh mạch vành ở nam giới giảm 59%, bệnh đột quỵ giảm 64%, các bệnh tim mạch khác giảm 35% thì ngược lại tỷ lệ tử vong do COPD tăng gần 163%. Năm 2000, tỷ lệ tử vong do COPD ở nữ tăng nhiều hơn ở nam, cũng như một số nước Nauy, Thụy Điển, Niu di lân [16]. Ở Châu Âu, những nghiên cứu hiện nay cho thấy tỷ lệ mắc COPD khoảng 9% ở người trưởng thành, chủ yếu ở người hút thuốc lá [17]. Theo WHO, COPD gây nên tử vong ở 4,1% nam và 2,4% nữ ở Châu Âu trong năm 1997 và tỷ lệ tử vong ở nữ đã tăng lên từ năm 1980-1990 trong các nước Bắc Âu. Ở Anh, 15-20% nam trên 40 tuổi và 10% nữ trên 45 tuổi có ho và khạc đờm mạn tính, khoảng 4% nam và 3% nữ được chẩn đoán COPD. COPD là nguyên nhân gây tử vong xếp hàng thứ 5 ở Anh và xứ Wales [21]. Ở các nước khu vực Đông Nam Á, tần suất mắc COPD ước tính từ 6-8% dân số. Tại Nhật Bản, tỷ lệ mắc COPD ước tính 0,3%, thấp hơn nhiều so với nghiên cứu dịch tễ có tính chất quốc gia. Fukuchi và cộng sự sử dụng tiêu chuẩn của GOLD năm 2003, nghiên cứu trên 2343 người trên 40 tuổi, tỷ lệ đối tượng có rối loạn thông khí tắc nghẽn là 8,6%, trong đó nam giới 16,4% và nữ giới 5,0% [13].
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan