Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Thực trạng kiến thức tự chăm sóc của người bệnh tăng huyết áp tại bệnh viện y dư...

Tài liệu Thực trạng kiến thức tự chăm sóc của người bệnh tăng huyết áp tại bệnh viện y dược cổ truyền thanh hóa năm 2022

.PDF
61
1
50

Mô tả:

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH NGUYỄN THỊ MAI VÂN THỰC TRẠNG KIẾN THỨC TỰ CHĂM SÓC CỦA NGƯỜI BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP TẠI BỆNH VIỆN Y DƯỢC CỔ TRUYỀN THANH HÓA NĂM 2022 BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NAM ĐỊNH – 2022 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH THỰC TRẠNG KIẾN THỨC TỰ CHĂM SÓC CỦA NGƯỜI BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP TẠI BỆNH VIỆN Y DƯỢC CỔ TRUYỀN THANH HÓA NĂM 2022 Chuyên ngành: Nội người lớn BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: PGS.TS. LÊ THANH TÙNG NAM ĐỊNH – 2022 i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới những người đã giúp đỡ Tôi trong quá trình làm chuyên đề cũng như trong suốt quãng thời gian học tập. Tôi xin cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo sau Đại học, Bộ môn Nội trường Đại học Điều dưỡng Nam Định, Ban Giám đốc Bệnh viện Y dược cổ truyền Tỉnh Thanh Hóa đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thành chuyên đề. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới thầy giáo PGS.TS. Lê Thanh Tùng, Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định – Người đã tận tình hướng dẫn cho tôi cũng như cung cấp tài liệu thông tin khoa học, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt thời gian học tập và làm chuyên đề. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới tập thể các thầy, cô giáo Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định; các bác sỹ, điều dưỡng bệnh viện YDCT Tỉnh Thanh Hóa; các anh chị và các bạn lớp chuyên khoa I – khóa 9 đã luôn giúp đỡ, động viên, góp ý cho tôi trong quá trình học tập và làm báo cáo chuyên đề. Trong thời gian thực hiện chuyên đề tốt nghiệp, do trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn của bản thân còn hạn chế nên báo cáo chuyên đề không tránh khỏi những sai sót. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp từ các quý thầy cô và các bạn cùng lớp để bản thân hoàn thành tốt hơn bài báo cáo chuyên đề tốt nghiệp này. Xin trân trọng cảm ơn! Nam Định, ngày tháng năm 2022 Học viên Nguyễn Thị Mai Vân ii LỜI CAM ĐOAN Tôi là Nguyễn Thị Mai Vân - học viên lớp Điều dưỡng chuyên khoa I khóa 9 của Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định, chuyên ngành Nội người lớn, xin cam đoan: 1. Đây là báo cáo chuyên đề tốt nghiệp do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Lê Thanh Tùng. 2. Các số liệu và thông tin trong báo cáo chuyên đề là hoàn toàn trung thực và khách quan. Tôi xin chịu trách nhiệm về những điều cam đoan trên. Nam Định, ngày tháng năm 2022 Học viên Nguyễn Thị Mai Vân iii MỤC LỤC Trang LỜI CẢM ƠN ................................................................................................. i LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................... ii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................ iv DANH MỤC BẢNG ..................................................................................... iv DANH MỤC HÌNH ẢNH ............................................................................. vi ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ........................................ 3 1.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................... 3 1.1.1. Một số định nghĩa ................................................................................. 3 1.1.2. Phân loại giai đoạn tăng huyết áp. ........................................................ 4 1.1.3. Các nguyên nhân gây tăng huyết áp ..................................................... 5 1.1.4. Những triệu chứng tăng huyết áp .......................................................... 7 1.1.5. Các biến chứng thường gặp của tăng huyết áp ...................................... 7 1.1.6. Điều trị tăng huyết áp ........................................................................... 8 1.1.7. Chăm sóc người bệnh tăng huyết áp ..................................................... 8 1.1.8. Nội dung kiến thức tự chăm sóc của người bệnh THA ....................... 10 1.2. Cơ sở thực tiễn .................................................................................... 111 CHƯƠNG 2. MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT ............................. 144 2.1. Giới thiệu sơ lược về Bệnh viện Y dược cổ truyền Tỉnh Thanh Hóa.... 144 2.2. Đối tượng và phương pháp khảo sát ...................................................... 15 2.3. Thực trạng kiến thức tự chăm sóc của người bệnh THA điều trị tại bệnh viện YDCT Tỉnh Thanh Hóa năm 2022........................................................ 17 2.4. Một số hình ảnh thực tế tại Bệnh viện Y dược cổ truyền Tỉnh Thanh Hóa năm 2022...................................................................................................... 24 CHƯƠNG 3. BÀN LUẬN ........................................................................... 26 KẾT LUẬN................................................................................................ 355 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP .............................................................................. 356 TÀI LIỆU THAM KHẢO iv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BV YDCT Bệnh viện Y dược cổ truyền GDSK Giáo dục sức khỏe HA Huyết áp NB Người bệnh THA Tăng huyết áp TT Truyền thông v DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 1.1: Phân độ tăng huyết áp .................................................................... 4 Bảng 2.1: Sự phân bố về giới của các đối tượng khảo sát ........................... 188 Bảng 2.2: Sự phân bố về tuổi của các đối tượng khảo sát ............................. 18 Bảng 2.3: Phân bố theo nghề nghiệp ............................................................ 18 Bảng 2.4: Nơi ở/ cư trú:................................................................................ 19 Bảng 2.5: Thời gian điều trị THA................................................................. 19 Bảng 2.6: Hiểu biết về bệnh THA ................................................................ 20 Bảng 2.7: Hiểu biết đúng về các biến chứng của bệnh THA ......................... 20 Bảng 2.8: Hiểu biết đúng về chế độ ăn uống và tập luyện của người bệnh THA ........................................................................................................... 211 Bảng 2.9: Các hoạt động TT- GDSK về bệnh THA.................................... 222 vi DANH MỤC HÌNH ẢNH Trang Hình 1: Bệnh viện Y dược cổ truyền Tỉnh Thanh Hóa ................................ 14 Hình 2: Điều dưỡng đo huyết áp cho Người bệnh ........................................ 24 Hình 3: Điều dưỡng tư vấn cách sử dụng thuốc cho Người bệnh THA ......... 24 Hình 4: Điều dưỡng thực hiện khảo sát kiến thức của Người bệnh THA ...... 25 Hình 5: Điều dưỡng TT- GDSK cho Người bệnh THA lồng ghép vào buổi sinh hoạt bệnh nhân tại Bệnh viện ................................................................ 25 Hình 6: Tờ rơi về phòng chống tăng huyết áp Hình 7: Pano về phòng chống tăng huyết áp Hình 8: Tuyên truyền về phòng chống tăng huyết áp 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Tăng huyết áp là một bệnh phổ biến trên thế giới cũng như ở Việt Nam, là mối đe dọa rất lớn đối với sức khỏe của con người. Trong số các trường hợp mắc bệnh và tử vong do tim mạch có tới 35% - 45% nguyên nhân trực tiếp là do tăng huyết áp [3]. Theo thống kê của Tổ chức y tế thế giới (WHO) vào năm 2000 trên toàn thế giới có tới 972 triệu người bị tăng huyết áp và ước tính vào năm 2025 con số này là 1,56 tỷ người [24]. Ngày nay, tăng huyết áp được xem là gánh nặng toàn cầu khoảng 64 triệu người sống trong tàn phế do biến chứng của tăng huyết áp. Tại Việt Nam, theo một điều tra gần đây nhất của viện Tim mạch Việt Nam tại 8 tỉnh/ thành phố của nước ta thì tỷ lệ tăng huyết áp của những người từ 25 tuổi trở lên đã là 25,1%. Nghĩa là cứ 8 người trưởng thành thì có 1 người bị tăng huyết áp [6]. Trong số những người bị tăng huyết áp thì có tới 52% (khoảng 5,7 triệu người) không biết mình bị tăng huyết áp; 30% (khoảng 1,6 triệu người) những người đã biết bị tăng huyết áp nhưng không có biện pháp điều trị nào và 64% những người đó (khoảng 2,4 triệu người) tăng huyết áp đã được điều trị nhưng vẫn chưa đưa được huyết áp về số huyết áp mục tiêu. Như vậy hiện nay có khoảng 9,7 triệu người hoặc không biết bị tăng huyết áp, hoặc tăng huyết áp nhưng không được điều trị hoặc có điều trị nhưng chưa được số huyết áp về mức bình thường [3]. Tăng huyết áp được coi là kẻ sát nhân thầm lặng, nguy hiểm là vậy nhưng tăng huyết áp lại là căn bệnh diễn biến âm thầm, ít có dấu hiệu cảnh báo. Những dấu hiệu của tăng huyết áp thường không đặc hiệu và người bệnh thường không thấy có gì khác biệt với người bình thường. Nhiều khi người bệnh thấy có triệu chứng đau đầu xuất hiện thì ngay tiếp theo đó cũng là những giây phút cuối cùng của cuộc đời, do họ đã bị xuất huyết não nặng [3], [8]. Việc điều trị tăng huyết áp phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố nhưng yếu tố quan trọng nhất vẫn thuộc về người bệnh. Hiện nay, nhận thức của người nhân 2 về sự thường gặp, về mức độ nguy hiểm của bệnh còn chưa đầy đủ và đúng mức. Việc điều chỉnh để có một lối sống hợp lý là vấn đề rất quan trọng trong việc phòng, chống bệnh THA nhưng việc áp dụng trong thực tế lại không đơn giản vì những thói quen sinh hoạt không hợp lý đã tồn tại từ khá lâu và nhận thức của người dân cũng còn những hạn chế nhất định; người bệnh THA lại thường hay có nhiều bệnh lý khác đi kèm như: béo phì, tiểu đường, rối loạn lipid máu... làm cho việc khống chế số đo HA càng khó khăn hơn. Việc điều trị THA cần phải được thực hiện một cách liên tục và lâu dài. Tuy nhiên trên thực tế, nhiều người bệnh chưa thực hiện được đúng theo những nguyên tắc này, cũng có thể do người bệnh tự lầm tưởng là bệnh đã khỏi hoặc do điều kiện kinh tế có khó khăn không tiếp tục mua được thuốc nữa hoặc do một vài tác dụng phụ của thuốc gây ra đối với bệnh nhân... Do đó, công tác truyền thông giáo dục sức khỏe cho người bệnh tăng huyết áp giữ một vai trò rất quan trọng. Theo thông tư 31/2021/TT-BYT ngày 27 tháng 02 năm 2022 của Bộ Y tế về hướng dẫn công tác điều dưỡng về chăm sóc người bệnh trong Bệnh viện quy định nhiệm vụ chuyên môn chăm sóc người bệnh là tư vấn hướng dẫn giáo dục sức khỏe. Tuy nhiên, nhìn vào thực tế tại Bệnh viện Y dược cổ truyền Tỉnh Thanh Hóa thì công tác giáo dục sức khỏe cho người bệnh tăng huyết áp còn nhiều hạn chế dẫn chế dẫn đến người bệnh tái nhập viện và xảy ra biến chứng vẫn còn. Xuất phát từ thực tế trên, tôi thực hiện chuyên đề: “Thực trạng kiến thức tự chăm sóc của người bệnh tăng huyết áp tại bệnh viện Y dược cổ truyền Tỉnh Thanh Hóa năm 2022” với hai mục tiêu sau: 1. Mô tả thực trạng kiến thức tự chăm sóc của người bệnh tăng huyết áp tại Bệnh viện Y dược cổ truyền Tỉnh Thanh Hóa năm 2022 2. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao kiến thức tự chăm sóc cho người bệnh tăng huyết áp tại Bệnh viện Y dược cổ truyền Tỉnh Thanh Hóa. 3 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Một số định nghĩa a. Khái niệm tự chăm sóc THA. Tự chăm sóc tăng huyết áp đã được định nghĩa là một quá trình chủ động và tích cực đòi hỏi người bệnh có kiến thức, thái độ, kỷ luật, quyết tâm, cam kết, tự điều chỉnh, ủy quyền và nâng cao khả năng bản thân. Bao gồm uống thuốc điều trị THA, chế độ ăn ít muối và ít chất béo, tập thể dục, hạn chế uống rượu, không hút thuốc, giảm cân, tự theo dõi huyết áp, thăm khám sức khỏe thường xuyên và giảm căng thẳng. Kiến thức tự chăm sóc huyết áp là điều cần thiết để kiểm soát huyết áp và giảm biến chứng THA [19]. THA là một trong những bệnh có thể được kiểm soát thành công bằng các hoạt động tự chăm sóc. Hiệu quả tự chăm sóc trong THA có ý nghĩa hơn đối với người cao tuổi [6],[29]. Kiến thức tự chăm sóc của người bệnh THA bao gồm kiến thức về bệnh THA và triệu chứng, tuân thủ điều trị, hay việc áp dụng cho mình một lối sống lành mạnh và tự theo dõi huyết áp tại nhà [23]. b. Khái niệm về huyết áp, tăng huyết áp [5]. Huyết áp là áp lực máu cần thiết tác động lên thành động mạch nhằm đưa máu đến nuôi dưỡng các mô trong cơ thể. Huyết áp thể hiện bằng hai chỉ số:  Huyết áp tối đa (còn gọi là huyết áp tâm thu hoặc ngắn gọn là số trên), bình thường từ 90 đến 139 mmHg.  Huyết áp tối thiểu (còn gọi là huyết áp tâm trương hoặc ngắn gọn là số dưới), bình thường từ 60 đến 89 mmHg.  Theo tổ chức y tế thế giới, tăng huyết áp khi huyết áp tâm thu từ 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương từ 90 mmHg trở lên. 4 c. Chẩn đoán tăng huyết áp chủ yếu dựa vào chỉ số đo huyết áp 1.1.2. Phân loại giai đoạn tăng huyết áp [4]. Khái niệm HA tâm thu HA tâm trương (mmHg) (mmHg) HA tối ưu < 120 Và < 80 HA bình thường < 130 và/hoặc < 85 Tiền THA 130 - 139 và/hoặc 85-89 Độ I 140 - 159 và/hoặc 90 - 99 Độ II 160 - 179 và/hoặc 100 - 109 Độ III ≥ 180 và/hoặc ≥ 110 THA tâm thu đơn độc ≥ 140 Và < 90 Tăng huyết áp Bảng 1.1: Phân độ tăng huyết áp 5 Theo tính chất:  THA thường xuyên: Chỉ số huyết áp tăng thường xuyên ở mức ≥ 140 mmHg  THA dao động: Chỉ số huyết áp ≥ 140 mmHg không thường xuyên  THA cơn: Trên cơ sở huyết áp bình thường hoặc gần bình thường, có những cơn THA tăng vọt, những lúc có cơn này thường dễ xảy ra tai biến. Theo nguyên nhân:  THA nguyên phát (vô căn)  THA thứ phát. Đối với người bệnh THA khi đo lần đầu: huyết áp (max): 140-159 mmHg, HA (min): 90-99 mmHg cần khẳng định lại trong vòng 1-2 tuần. Nếu đo HA lần đầu >160/100 mmHg thì có thể xác định là THA. 1.1.3. Các nguyên nhân gây tăng huyết áp [4][5] Mặc dù nguyên nhân chính xác gây ra tăng huyết áp vẫn chưa được biết rõ nhưng có một số yếu tố có mối liên kết rất chặt chẽ với căn bệnh tăng huyết áp như:  Hút thuốc lá.  Đái tháo đường.  Công việc đòi hỏi phải ngồi lâu.  Thiếu hoạt động thể lực.  Lượng muối ăn vào nhiều.  Béo phì hoặc dư cân. 6  Thiếu hấp thu calci, kali, magiê.  Thiếu hụt vitamin D.  Uống rượu, bia nhiều. Giãn mạch da Co mạch nội tạng  Căng thẳng.  Tuổi già.  Các loại thuốc ví dụ như thuốc ngừa tăng huyết áp dạng uống.  Gen: yếu tố về gia đình có người tiền căn bị tăng huyếtáp.  Bệnh thận mạn tính.  Bướu hay các bệnh lý của tuyến thượng thận hay tuyến giáp.  Tăng huyết áp và thai nghén 7 1.1.4. Những triệu chứng tăng huyết áp có thể có như [4] [5]  Đau đầu dữ dội  Mệt mỏi  Hoa mắt chóng mặt  Nôn ói  Có vấn đề về thị giác  Đau ngực  Các vấn đề về hô hấp 1.1.5. Các biến chứng thường gặp của tăng huyết áp [4] [5] - Các biến chứng tim mạch: Nhồi máu cơ tim, suy tim … - Các biến chứng về não: Tai biến mạch máu não, xuất huyết não, nhũn não, thiếu máu não 8 - Các biến chứng về thận - Các biến chứng về mắt: giảm thị lực - Các biến chứng về mạch ngoại vi THA nếu không được điều trị đúng và đầy đủ sẽ có rất nhiều biến chứng nặng nề, thậm chí có thể gây tử vong hoặc để lại các di chứng ảnh hưởng đến sức khỏe, sức lao động của người bệnh và trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. 1.1.6. Điều trị tăng huyết áp [4] [5] a. Nguyên tắc chung THA là bệnh mạn tính nên cần theo dõi, điều trị đúng và đủ hàng ngày, điều trị lâu dài. Mục tiêu điều trị là đạt huyết áp mục tiêu và giảm tối đa nguy cơ tim mạch Huyết áp mục tiêu cần đạt là <140/90 mmHg và thấp hơn nữa nếu người bệnh vẫn dung nạp được. Không nên hạ HA quá nhanh để tránh biến chứng thiếu máu ở các cơ quan đích, trừ tình huống cấp cứu [4]. b. Biện pháp điều trị Điều trị không dùng thuốc Thay đổi lối sống và loại bỏ các yếu tố nguy cơ: Giảm thừa cân, không ăn mặn, không uống bia rượu hoặc dùng các chất kích thích tim mạch, không hút thuốc lá, hạn chế ăn mỡ hoặc phủ tạng động vật, tăng cường vận động thể lực, ăn nhiều rau xanh, trái cây. Loại bỏ hoặc điều trị tích cực các nguyên nhân đối với tăng huyết áp thứ phát cùng với thay đổi lối sống. Điều trị bằng thuốc hạ huyết áp Sử dụng một loại thuốc hạ huyết áp phù hợp cho người bệnh dùng khởi đầu bằng liều thấp, tăng dần cho đến khi đạt hiệu quả kiểm soát huyết áp. Khi loại thuốc đang sử dụng không còn đáp ứng hoặc không còn phù hợp thì thay đổi hoặc phối hợp với loại thuốc khác. 1.1.7. Chăm sóc người bệnh tăng huyết áp [2] 9 THA thường là một bệnh mạn tính, tiến triển ngày càng nặng dần, nhiều biến chứng rất nguy hiểm có thể đe dọa tính mạng bệnh nhân nếu chúng ta không điều trị và chăm sóc chu đáo. Vì vậy, người điều dưỡng khi tiếp xúc với bệnh nhân cần phải nhẹ nhàng, ân cần và biết thông cảm với người bệnh. Trên người bệnh THA, có thể đưa ra các chăm sóc sau: a. Ngăn chặn, hạn chế các biến chứng THA cho người bệnh Thực hiện nghiêm túc các thuốc hạ huyết áp đã chỉ định, theo dõi huyết áp trước và sau khi dùng thuốc, kịp thời phát hiện và thông báo cho bác sỹ nếu người bệnh không đáp ứng với thuốc. Thường xuyên theo dõi các chỉ số HA, các biểu hiện bất thường về lâm sàng để đánh giá đáp ứng của người bệnh và phát hiện kịp thời các biến chứng có thể xảy ra đối với người bệnh. Thực hiện đầy đủ các xét nghiệm cận lâm sàng và theo dõi chặt chẽ các kết quả xét nghiệm nhằm phát hiện các bất thường và đánh giá các biến chứng như: Ghi điện tâm đồ, chụp X-quang, siêu âm tim, soi đáy mắt, xét nghiệm sinh hóa máu và nước tiểu. b. Cải thiện thiếu hụt chức năng do hậu quả của THA Đánh giá đầy đủ và chi tiết các thiếu hụt chức năng, biến chứng dựa trên các biểu hiện lâm sàng và các kết quả cận lâm sàng. Tùy theo các thiếu hụt chức năng, các biến chứng (tổn thương cơ quan đích cụ thể), có kế hoạch can thiệp, biện pháp hỗ trợ cụ thể cho người bệnh. c. Hạn chế các khó chịu do tác dụng phụ của thuốc điều trị THA Điều dưỡng cần nhận biết được tác dụng phụ một số thuốc điều trị THA, trên cơ sở đó giải thích để người bệnh an tâm, bớt lo lắng khi gặp phải những tác dụng phụ này. d. Tăng cường nhận thức cho người bệnh về bệnh Xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện GDSK cho người bệnh một cách phù hợp. Những nội dung kiến thức cần cung cấp cho người bệnh bao gồm: Khái 10 niệm về bệnh, tầm quan trọng của việc kiểm soát bệnh lâu dài, các yếu tố nguy cơ gây bệnh, những vấn đề cốt lõi trong kiểm soát các rối loạn HA động mạch như thay đổi lối sống, cho phù hợp với tình trạng bệnh và sử dụng thuốc theo đơn một cách thường xuyên và lâu dài và chính người bệnh có vai trò quan trọng trong điều trị THA. Hướng dẫn chi tiết cho người bệnh về chế độ ăn uống và luyện tập, không tự ý dừng thuốc, tái khám đúng hẹn. Khi có những dấu hiệu bất thường: Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, bốc hỏa… người bệnh cần nằm tại chỗ, đo lại HA. Nếu HA trên 140 mmHg cần mời bác sỹ đến khám, xử trí ban đầu, không di chuyển người bệnh vội vã vì có thể gây tai biến mạch máu não [2,5]. 1.1.8. Nội dung kiến thức tự chăm sóc của người bệnh THA [3, 7, 13, 14, 31, 32]. - Kiến thức cơ bản về bệnh THA: Người bệnh cần nắm được một số kiến thức cơ bản: + Kiến thức về định nghĩa: Tăng huyết áp khi huyết áp tâm thu ≥ 140mmHg và/ hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90mmHg. + Kiến thức về biến chứng tăng huyết áp: biến chứng về tim: Cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, suy tim…; biến chứng về não: Xuất huyết não, nhũn não, bệnh não do THA…; biến chứng về thận: Đái ra protein, phù, suy thận…; biến chứng về mắt: Mờ mắt, xuất huyết, xuất tiết và phù gai thị; biến chứng về mạch máu: Phình hoặc phình tách thành động mạch… - Kiến thức về tuân thủ dùng thuốc: các nội dung tuân thủ dùng thuốc gồm: Người bệnh uống thuốc đúng và đủ theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh không tự ngừng sử dụng thuốc khi chưa hết đợt điều trị, người bệnh không tự bớt thuốc, người bệnh không tự uống thêm thuốc. - Kiến thức về điều chỉnh lối sống: Người bệnh tăng huyết áp cần phải điều chỉnh lối sống phù hợp về chế độ ăn hợp lý, đảm bảo đủ kali và các yếu tố vi lượng, giảm ăn mặn (< 6 gram muối hay 1 thìa cà phê muối mỗi ngày), hạn chế 11 thức ăn có nhiều cholesterol và axít béo no; tích cực giảm cân (nếu quá cân), duy trì cân nặng lý tưởng, tăng cường hoạt động thể lực ở mức thích hợp; hạn chế uống rượu, bia; ngừng hoàn toàn việc hút thuốc lá hoặc thuốc lào; tránh lo âu, căng thẳng thần kinh; cần chú ý đến việc thư giãn, nghỉ ngơi hợp lý; tránh bị lạnh đột ngột. - Đo huyết áp hàng ngày: Người bệnh THA đo được HA hàng ngày, biết cách nhận định trị số huyết áp và ghi lại số đo huyết áp vào sổ theo dõi. -Tái khám định kỳ: người bệnh phải đến khám định kỳ theo hẹn của bác sĩ để kiểm tra huyết áp và được bác sĩ khám và điều chỉnh thuốc phù hợp với tính trạng bệnh lý. 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Trên thế giới Trên thế giới có khoảng 7,1 triệu người chết hàng năm do tăng huyết áp gây ra, chiếm 13% tổng tỉ lệ tử vong toàn thế giới [22], [24] và 4,5% gánh nặng bệnh tật toàn cầu (có tới 64 triệu người sống trong tình trạng cơ thể bị tàn phế) [24]. Tỷ lệ tăng huyết áp ở các nước Âu- Mỹ khá cao, chiếm từ 15- 20% dân số [22]. Theo ước tính tỉ lệ tăng huyết áp ở người lớn trên thế giới năm 2000 là 26,4% (khoảng tương đương với 1 tỉ người mắc) sẽ tăng lên 29,2% vào năm 2025 (khoảng 1,5 tỉ người) [22], [24]. Theo Tổ chức Y tế thế giới ước tính tỷ lệ THA năm 2000 là 26,4%, sẽ tăng lên 29,2% vào năm 2025 tương đương với 1,56 tỷ người. Tỷ lệ THA ở Mỹ năm 2003 là 28%, năm 2004 là 29% [22]. Theo Peter C.G (1990) có khoảng trên 58 triệu người Mỹ bị tăng huyết áp.Tỷ lệ tăng huyết áp ở các nước trên thế giới không giống nhau dao động từ 6 - 30% dân số [22]. Một số kết quả nghiên cứu đã được công bố, ở Pháp (1994) là 41%; Canada (1995) là 22%; Hungary (1996) là 26,2%; Tây Ban Nha (1996) là 30%; Cu Ba (1998) là 44%; Pikine – senegen (1995) là 10,43%; Thành thị ấn Độ (1997) là 23,7%; [22]. Trong một nghiên cứu về tỷ lệ hiện mắc THA và kiểm soát, điều trị THA của người cao tuổi ở Bangladesh, Ấn Độ năm 2001, cho thấy tỷ lệ hiện 12 mắc THA của người cao tuổi là 65%, trong đó có 45% đã được phát hiện và điều trị, 40% điều trị bằng thuốc và chỉ có 10% là điều trị có hiệu quả [23]. Một nghiên cứu điều tra sức khỏe tim mạch tại Đức năm 1995 trên 23.129 đối tượng tuổi từ 18-74 của 20 tỉnh thành đã xác định tỷ lệ THA chung là 20%, ở nam chiếm 26%, nữ chiếm 19%, nghiên cứu ở Ấn Độ năm 1997 tỷ lệ THA là 23,7%, nghiên cứu ở Venezuela 1997 là 36,9% cho tỷ lệ THA ở nam là 45,2% và ở nữ là 28,9% [24]. Sonia Hammami nghiên cứu ở Tuydizia năm 2011 cho kết quả 81% nhận thức được mình bị THA, 78,4% người cao tuổi bị THA có điều trị, tuy nhiên chỉ có 30,7% là điều trị đúng [25]. 1.2.2. Tại Việt Nam Tại Việt Nam gần đây bệnh có xu hướng tăng rõ rệt. Sau hơn 30 năm, từ 1960 đến 1999, tỷ lệ THA tăng từ 2-3% lên thành 16,05% (tăng 6-8 lần) và người trên 65 tuổi khoảng 50% bị THA. Tỷ lệ trên toàn quốc năm 1992 là 11,78%, năm 2002 ở miền Bắc là 16,62% và Hà Nội là 23,2%, năm 2004 ở thành phố Hồ Chí Minh là 20,52% [3]. Tại Hải Dương, tỷ lệ THA ở người 50-80 tuổi là 28,2% và năm 2007 tỷ lệ này là 19,1% ở người trưởng thành [9]. Theo nghiên cứu của Trần Thiện Thuần về: Xác định yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức của bệnh nhân THA tại quận 9 Thành phố Hồ Chí Minh năm 2006, kết quả: Tỷ lệ bệnh nhân thiếu kiến thức bệnh lý THA cũng như kiến thức về cách theo dõi và điều trị bệnh này cao (50,61%). Nguyên nhân dẫn đến kiến thức thấp: Thiếu thông tin về THA có 61,6%. Trình độ học vấn thấp 54% trình độ học vấn từ cấp II trở xuống. Tỷ lệ bệnh nhân có kiến thức sai đối với việc theo dõi và điều trị bệnh THA cao (74%). Nguyên nhân dẫn đến thái độ sai của người bệnh do: Thiếu kiến thức, hoàn cảnh kinh tế khó khăn. Nghiên cứu của Hoàng Cao Sạ về: Khảo sát kiến thức của bệnh nhân THA khu vực nông thôn tại Hà Nội và Vĩnh Phúc năm 2014. Kết quả cho thấy có 33,2% người mắc THA không biết HA thế nào là bình thường và
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan