Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Thực trạng kiến thức phục hồi chức năng của người bệnh thoát vị cột sống thắt lư...

Tài liệu Thực trạng kiến thức phục hồi chức năng của người bệnh thoát vị cột sống thắt lưng điều trị tại bệnh viện đa khoa tỉnh bắc giang năm 2022

.PDF
58
1
129

Mô tả:

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH ---------------------------------------- NGUYỄN THỊ MINH THU THỰC TRẠNG KIẾN THỨC PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CỦA NGƯỜI BỆNH THOÁT VỊ CỘT SỐNG THẮT LƯNG ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH BẮC GIANG NĂM 2022 BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NAM ĐỊNH - 2022 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH ---------------------------------------- NGUYỄN THỊ MINH THU THỰC TRẠNG KIẾN THỨC PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CỦA NGƯỜI BỆNH THOÁT VỊ CỘT SỐNG THẮT LƯNG ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH BẮC GIANG NĂM 2022 Chuyên ngành: Điều dưỡng nội người lớn BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: PGS.TS. LÊ THANH TÙNG NAM ĐỊNH - 2022 i LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới BGH trường đại học Điều Dưỡng Nam Định, các thầy cô giáo trong toàn trường đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập tại trường. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới PGS.TS. Lê Thanh Tùng - người thầy đã tận tình hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện chuyên đề tốt nghiệp này. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, các bác sỹ và điều dưỡng tại Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Bắc Giang đã quan tâm giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện thời gian trong thời gian thực tế tốt nghiệp và thực hiện chuyên đề. Cuối cùng, tôi xin được gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè đã luôn giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện chuyên đề. Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện chuyên đề một cách hoàn chỉnh nhất. Song không thể tránh khỏi những thiếu sót mà bản thân chưa thấy được. Tôi rất mong được sự đóng góp của quý thầy cô và các bạn trong lớp, đồng nghiệp để chuyên đề được hoàn chỉnh hơn. Xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 7/2022 Học viên Nguyễn Thị Minh Thu ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là báo cáo chuyên đề của riêng tôi. Nội dung trong bài báo cáo này hoàn toàn trung thực, khách quan do chính tôi thực hiện và chưa được công bố trong bất cứ một công trình nào khác. Báo cáo này do bản thân tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của giảng viên hướng dẫn. Nếu có điều gì sai trái tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Người làm báo cáo Nguyễn Thị Minh Thu iii MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................... iv DANH MỤC BẢNG ..................................................................................... v DANH MỤC HÌNH ẢNH ........................................................................... vi ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1 CHƯƠNG 1 .................................................................................................. 3 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ........................................................... 3 1.1. Cơ sở lý luận ......................................................................................... 3 1.2. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................... 18 CHƯƠNG 2. MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT ............................... 21 2.1. Giới thiệu về Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Bắc Giang ................................. 21 2.2. Thực trạng kiến thức phục hồi chức năng của người bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng tại khoa Vật Lý trị liệu- Phục hồi chức năng, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang năm 2022 .................................................................... 22 Chương 3. BÀN LUẬN .............................................................................. 32 3.1. Ưu điểm/ điểm đã làm được .................................................................. 32 3.2. Nhược điểm và nguyên nhân ............................................................... 35 KẾT LUẬN ................................................................................................. 39 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP .............................................................................. 40 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................ 1 iv DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 1. CSTL Cột sống thắt lưng 2. GDSK Giáo dục sức khỏe 3. PHCN Phục hồi chức năng 4. TVĐD CSTL Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng v DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Đặc điểm về độ tuổi của người bệnh ........................................ 24 Biểu đồ 2.1: Đặc điểm về giới tính của người bệnh...................................................24 Bảng 2.2. Đặc điểm nghề nghiệp và trình độ học vấn của người bệnh ......... 25 Bảng 2.3. Đặc điểm về thu nhập cá nhân của người bệnh ............................ 25 Bảng 2.4.Đặc điểm về thời gian bị bệnh và hướng dẫn PHCN của người bệnh ..................................................................................................................... 26 Bảng 2.5. Kiến thức chung về phục hồi chức năng ....................................... 26 Bảng 2.6. Kiến thức về thời gian, địa điểm và phương pháp PHCN của người bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng ...................................................... 27 Bảng 2.7. Kiến thức về bài tập Mc Kenzie ở tư thế nằm sấp thư giãn .......... 28 Bảng 2.8. Kiến thức về bài tập nằm sấp duỗi thân chống 2 khuỷu tay .......... 28 Bảng 2.9. Kiến thức về bài tập nằm sấp duỗi thân chống 2 bàn tay .............. 29 Bảng 2.10. Kiến thức về bài tập duỗi lưng ở tư thế đứng .............................. 29 Biểu đồ 2.2. Đánh giá mức độ kiến thức PHCN của người bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng ................................................................................. 30 Bảng 2.11.Mối liên quan giữa việc hướng dẫn PHCN với kiến thức của người bệnh TVĐD CSTL ....................................................................................... 31 vi DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình ảnh 1.1: Hình ảnh thoát vị đĩa đệm .................................................... 3 Hình ảnh 1.2.Kéo giãn CSTL bằng giường kéo ........................................ 10 Hình ảnh 1.3. Nằm sấp thư giãn ................................................................ 11 Hình ảnh 1.4. Nằm sấp và duỗi thân ở tư thế chống trên hai khuỷu tay ........ 12 Hình ảnh 1.5. Duỗi thân ở tư thế nằm sấp chống trên hai bàn tay................... 12 Hình ảnh 1.6. Duỗi lưng ở tư thế đứng ......................................................... 13 Hình ảnh 2.1. Kéo giãn cột sống thắt lưng .................................................... 22 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Thoát vị đĩa đệm (TVĐĐ) là tình trạng nhân nhầy đĩa đệm cột sống thoát ra khỏi vị trí bình thường trong vòng sợi do có yếu tố gây đứt rách dẫn đến chèn ép vào ống sống hay các rễ thần kinh. Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng (TVĐĐ CSTL) thường gây ra đau vùng thắt lưng đột ngột và dữ đội, kèm theo đau và tê yếu 2 chi dưới. Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, nếu không được điều trị đúng, chăm sóc điều dưỡng và vật lý trị liệu kịp thời có thể để lại những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh như: ảnh hưởng trực tiếp đến dây thần kinh; gây teo cơ dần; liệt tàn phế mất hoàn toàn khả năng vận động, đi lại; rối loạn cảm giác; hội chứng đau khập khễnh cách hồi…làm cho việc điều trị kéo dài và chi phí tốn kém hơn, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống người bệnh và nguồn nhân lực cho xã hội Thoát vị đĩa đệm cột sống luôn là một vấn đề thời sự vì đó là một nguyên nhân phổ biến gây đau cột sống cổ, cột sống thắt lưng cũng như đau chân tay. Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Chương và cộng sự nghiên cứu tại bệnh viện Quân Y 103 và Học viện Quân Y cho thấy, trong 10 năm, số BN được thu dung điều trị tại 2 khoa là 22.223 người, trong đó 4.718 BN TVĐĐ, chiếm trung bình 30,69% toàn bộ số BN TVĐĐ CSTL. Theo Thống kê của Tổ chức Y tế thế giới TVĐĐ nói chung chiếm tỷ lệ khoảng 63% - 73% nguyên nhân gây đau cột sống thắt lưng[4]. Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị khác nhau đem lại hiệu quả cho người bị thoát vị đĩa đệm, nhưng chăm sóc điều dưỡng và vật lý trị liệu, phục hồi chức năng luôn được khuyến cáo là lựa chọn đầu tiên trong thực hành lâm sàng. Nhiều nghiên cứu trước đây đã cho thấy được hiệu quả của can thiệp phục hồi chức năng trong việc giảm đau, giảm các triệu chứng, cải thiện khả năng vận động và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Ngọc Thanh và Đỗ Đào Vũ, sau can thiệp phục hồi chức năng, 2 tình trạng đau thắt lưng có sự thay đổi rõ rệt giữa các ngày, p<0,01). Khi vào viện, 95,7% người bệnh đau nặng, ra viện 99,4% NB chỉ đau nhẹ. So với lúc vào viện, độ giãn CSTL tăng lên, p<0,01). Khi vào viện chỉ có 15,5% đánh giá tốt, khi ra viện tăng lên 98,1%. Mức độ chèn ép thần kinh từ khi vào viện đến khi ra viện có cải thiện, góc đo trung bình khi vào viện 52,48 ± 5,70, tăng lên khi ra viện 72,42 ± 5,75 (p<0,01). Sau thời gian điều trị, chăm sóc và phục hồi chức năng, tầm vận động cột sống thắt lưng các tư thế đều tăng lên. Trong đó động tác gấp, nghiêng và xoay cải thiện rõ rệt nhất. Các chức năng sinh hoạt hàng ngày của người bệnh qua các thời điểm nghiên cứu tăng lên so với lúc vào viện, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p< 0,01). Kiến thức phục hồi chức năng của người bệnh thoát vị cột sống thắt lưng có vai trò quan trọng trong việc thực hành PHCN cho người bệnh[7]. Do đó việc đánh giá kiến thức về phục hồi chức năng của người bệnh TVĐĐ CSTL là cần thiết được thực hiện tại khoa Vật lý trị liệu- Phục hồi chức năng, Bệnh Viện đa khoa tỉnh Bắc Giang. Từ đó đưa ra những giải pháp hiệu quả nhằm cải thiện công tác phục hồi chức năng cho người bệnh TVĐĐ CSTL tại khoa. Vì vậy, chúng tôi tiến hành thực hiện chuyên đề “Thực trạng kiến thức phục hồi chức năng của người bệnh thoát vị cột sống thắt lưng điều trị tại khoa Vật Lý trị liệu- Phục hồi chức năng, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang năm 2022” với 2 mục tiêu: 1. Mô tả thực trạng kiến thức phục hồi chức năng của người bệnh thoát vị cột sống thắt lưng điều trị tại khoa Vật Lý trị liệu- Phục hồi chức năng, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang năm 2022 2. Đề xuất giải pháp nâng cao kiến thức phục hồi chức năng của người bệnh thoát vị cột sống thắt lưng điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang 3 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Định nghĩa thoát vị đĩa đệm Thoát vị đĩa đệm (TVĐĐ) là tình trạng nhân nhầy đĩa đệm đốt sống thoát ra khỏi vị trí bình thường do đứt rách vòng sợi gây chèn ép vào ống sống hay các rễ thần kinh sống. Hướng của thoát vị đĩa đệm có thể ra sau, lệch bên, vào lỗ ghép gây chèn ép rễ, dây thần kinh vùng cột sống thắt lưng[3] Hình ảnh 1.1. Hình ảnh thoát vị đĩa đệm 1.1.2. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh * Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng do ba cơ chế: - Sai tư thế: Tư thế lao động, mang vác vật nặng sai cách dễ gây chấn thương cột sống, thoát vị đĩa đệm. - Chấn thương: Khi có một lực mạnh tác động trong các trường hợp té ngã, chơi thể thao, tai nạn giao thông… làm thay đổi cấu trúc và vị trí đĩa đệm. - Thoái hóa tự nhiên: Tuổi càng cao, cột sống không còn mềm mại, vòng sụn bên ngoài xơ hóa, lượng nước và tính đàn hồi bên trong nhân nhầy giảm đi, nên càng có nguy cơ cao bị thoát vị đĩa đệm. Bệnh thường gặp ở độ tuổi 35 - 50. 4 * Các yếu tố khác có thể gây nên thoát vị đĩa đệm thắt lưng: - Cân nặng: Cân nặng dư thừa làm tăng áp lực lên cột sống. Những người thừa cân, béo phì có nguy cơ thoát vị đĩa đệm gấp 12 lần so với người bình thường. - Bệnh lý cột sống: Gù vẹo cột sống, gai đôi hoặc thoái hóa cột sống là những yếu tố làm tăng nguy cơ thoát vị đĩa đệm. - Nghề nghiệp: Đặc thù công việc thường xuyên kéo, đẩy, gập người, khuân vác nặng hoặc nhân viên văn phòng ngồi lâu một chỗ, ít vận động trong suốt 8 - 10 tiếng làm tăng áp lực lên cột sống và hệ thống đĩa đệm, dễ dẫn đến hiện tượng thoát vị. - Đi giày cao gót: làm tăng nguy cơ bị lồi đĩa đệm, thoát vị đĩa đệm, biến dạng ở cơ bắp chân và dây chằng ở chân. 1.1.3. Triệu chứng Triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng được phân thành triệu chứng thường gặp, triệu chứng hiếm gặp và triệu chứng dựa trên dây thần kinh bị chèn ép[1] a) Triệu chứng thường gặp - Đau lưng dưới (thắt lưng) - Đau dọc theo đường đi của dây thần kinh lớn (đau dây thần kinh tọa). Cụ thể bệnh nhân bị nhiều ở thắt lưng, đau có xu hướng lan rộng sang hai bên hông, di chuyển xuống mông, hai chân và các ngón chân. - Đau âm ỉ hoặc đau nhói và buốt như điện giật. - Mức độ đau thường tăng lên khi ngồi lâu, đứng nhiều, đi lại hoặc cử động. 5 - Đau giảm nhẹ khi nằm nghỉ ngơi. - Đau đột ngột hoặc đau nặng hơn khi gập người hoặc cúi người về phía trước. - Tê như kim châm, có cảm giác kiến bò và/ hoặc ngứa ran ở ngón chân, bàn chân và chân. - Yếu cơ. - Khó khăn khi đi bộ, nhấc chân hoặc thực hiện những hoạt động khác lên quan đến chân. - Các triệu chứng có thể ít và nhẹ hơn khi thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng không làm ảnh hưởng đến dây thần kinh. - Khó cúi người hoặc cử động lưng. - Khó tiểu tiện hoặc đại tiện. - Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng khiến bệnh nhân bị đau lưng dưới, đau lan tỏa dọc theo đường đi của dây thần kinh lớn. b) Triệu chứng ít gặp - Hội chứng chùm đuôi ngựa. - Yếu cả hai chân. - Mất kiểm soát bàng quang hoặc ruột. - Rối loạn cương dương ở nam giới. - Các dây thần kinh cuối cột sống có biểu hiện sưng, viêm do chịu nhiều áp lực. Điều này dẫn đến suy giảm chức năng hoặc tê liệt vĩnh viễn. 6 c) Triệu chứng liên quan đến dây thần kinh bị chèn ép: Tùy thuộc vào dây thần kinh bị chèn ép và vị trí tổn thương, triệu chứng và mức độ nghiêm trọng ở mỗi người không giống nhau. * Chèn ép dây thần kinh L3 hoặc L4 (đĩa đệm L3-L4): Xuất hiện phản xạ bất thường khi sử dụng búa phản xạ bằng cao su gõ vào khu vực dưới đầu gối (phản xạ hình sao). Đau nhiều và đau lan rộng đến cơ tứ đầu đùi nằm ở mặt trước của đùi. * Chèn ép dây thần kinh L5 (đĩa đệm L4-L5) - Yếu cơ và khó duỗi ngón chân cái. - Yếu ở mắt cá chân. - Khó cử động gót chân khi đi bộ. - Đau kèm theo cảm giác khó chịu và tê ở đầu bàn chân. - Đau từ thắt lưng lan xuống mông. * Chèn ép dây thần kinh S1 (đĩa đệm L5-S1) - Yếu hoặc/ và mất phản xạ ở mắt cá chân. - Khó đứng bằng bóng của bàn chân hoặc ngón chân. - Đau hoặc/ và tê các ngón chân, bên ngoài bàn chân, lòng bàn chân và dọc bên ngoài bắp chân. d) Cận lâm sàng - Chụp X-quang Hình ảnh X-quang giúp xác định vị trí thoát vị thông qua biểu hiện hẹp khoang đốt sống, lệch vẹo cột sống. Đồng thời kiểm tra sự thẳng hàng của cột sống. Ngoài ra kỹ thuật này còn cho phép bác sĩ phân biệt thoát vị 7 đĩa đệm với gãy xương, tổn thương cột sống, nhiễm trùng, khối u, mất ưỡn cột sống, khuyết eo… - Chụp cộng hưởng từ Chụp cộng hưởng từ (MRI) cho phép bác sĩ quan sát cấu tạo cột sống, kiểm tra xương, khớp và các mô mềm (bao gồm sự chèn ép ở dây thần kinh và tủy sống). Kỹ thuật này cho phép bác sĩ xác định hình thái và vị trí thoát vị, mức độ hư hỏng của đĩa đệm và dây thần kinh nào đang bị ảnh hưởng. Từ đó giúp thiết lập kế hoạch điều trị. - Chụp cắt lớp vi tính: Chụp cắt lớp vi tính (CT) được chỉ định khi bệnh nhân không thể chụp cộng hưởng từ do một số nguyên nhân. Kỹ thuật này cho phép bác sĩ tìm kiếm những bất thường ở đốt sống, đĩa đệm và mô mềm bao quanh. - CT tủy đồ: Để CT tủy đồ, bệnh nhân sẽ được tiêm chất cản quang trong dịch tủy sống trước khi CT. Hình ảnh được tạo ra từ kỹ thuật này giúp bác sĩ kiểm tra vị trí và mức độ thoát vị đĩa đệm. - Xét nghiệm công thức máu và tốc độ máu lắng: đa số trong các trường hợp, xét nghiệm trên hoàn toàn bình thường. Khi có tăng tốc độ máu lắng thì nên tìm thêm các viêm nhiễm khác kèm theo. - Xét nghiêm dịch não tủy thường ít thấy có biến đổi. - Ghi điện cơ để phát hiện sự giảm hoặc biến đổi điện sinh lý của các cơ trong thương tổn dây, rễ thần kinh. - Các xét nghiệm miễn dịch có thể thấy được kháng thể kháng nhân nhầy đĩa đệm, hoặc kháng thể kháng vòng sợi đĩa đệm 1.1.4. Điều trị Khi có chẩn đoán TVĐĐ, tùy thuộc vào mức độ và những triệu chứng lâm sàng mà bác sĩ quyết định điều trị nội khoa hay chỉ định phẫu thuật[8], [5] 8 a) Điều trị nội khoa Áp dụng cho những trường hợp nhẹ, thoát vị độ I, II (lồi đĩa đệm, thoát vị dưới dây chằng dọc sau), đau cấp tính hoặc đau mức độ vừa phải trong một vài tuần. Điều trị nội khoa bằng các thuốc giảm đau, chống viêm, giãn cơ, tiêm phong bế thần kinh hay tiêm ngoài màng cứng kết hợp với châm cứu vật lý trị liệu * Nghỉ ngơi - Thay đổi hoạt động. Nghỉ ngơi tránh các hoạt động làm tăng triệu chứng. * Thuốc giảm đau. - Nếu đau nhẹ đến trung bình, bác sĩ có thể chri định một thuốc giảm đau chống viêm không steroid như ibuprofen, acetaminophen hoặc naproxen. - NSAIDs (thuốc kháng viêm không steroid) có thể gây biến chứng trên đường tiêu hóa như xuất huyết tiêu hóa, và ở liều lượng lớn acetaminophen có thể gây độc cho gan. - Thuốc dãn cơ như diazepam (Valium) hoặc cyclobenzaprine (Flexeril) cũng có thể được chỉ định nếu đau kèm theo co cứng cơ cột sống, các chi. Buồn ngủ và chóng mặt là những tác dụng phụ thường gặp của các loại thuốc này. - Nếu cơn đau không cải thiện với các loại thuốc trên, bác sĩ có thể chỉ định giảm đau bậc 2 (opioid yếu) như codeine hoặc kết hợp hydrocodone – acetaminophen (Lortab, Vicodin) trong một thời gian ngắn. Buồn ngủ, lẫn lộn, buồn nôn và táo bón là những tác dụng phụ có thể gặp từ các loại thuốc này. - Thuốc giảm đau thần kinh, chẳng hạn như gabapentin (Neurontin…) cũng có thể được chỉ định cho các trường hợp đau nhiều và có biểu hiện đau do 9 nguyên nhân thần kinh. Ngoài ra, corticoid ức chế viêm có thể được tiêm trực tiếp vào vị trí cạnh cột sống hoặc các dây thần kinh cột sống. * Vật lý trị liệu Phương pháp vật lý trị liệu có thể được áp dụng như dùng nhiệt, nước đá, kéo giãn, siêu âm và kích thích điện để giảm đau. Vật lý trị liệu cũng có thể được áp dụng theo vị trí và các bài tập được thiết kế cụ thể để giảm thiểu sự đau đớn của một đĩa đệm thoát vị. Khi cơn đau được cải thiện, vật lý trị liệu có thể là một chương trình phục hồi chức năng cốt lõi nhằm tạo sức mạnh và sự ổn định để tối đa hóa sức khỏe trở lại và giúp bảo vệ chống lại các tổn thương trong tương lai. - Áp nóng hay lạnh Ban đầu, túi lạnh có thể được dùng để giảm đau và viêm. Sau một vài ngày, có thể chuyển sang dùng nhiệt nóng nhẹ để tăng tác dụng điều trị và tạo cảm giác thoải mái. - Kéo giãn CSTL bằng giường kéo Mục đích làm giảm áp lực đè lên các đốt sống thắt lưng cho nhân nhầy quay trở lại vị trí cũ. Giường kéo áp dụng nguyên lý đơn giản là cố định phần trên thân thể, phần dưới nối với hệ thống ròng rọc có treo quả tạ nặng để duy trì lực kéo thường xuyên và từ từ. Trọng lượng quả tạ sẽ tăng dần theo thời gian, đôi khi người ta dùng chính sức nặng của BN làm lực kéo (nằm trên giường dốc xuống). Có thể kết hợp giường kéo với xông hơi thuốc, áp nhiệt, xung điện… nhằm mục đích giãn cơ, giảm đau. Mỗi BN khác nhau sẽ có chỉ định, kỹ thuật, thời gian kéo khác nhau. + Ưu điểm: kỹ thuật đơn giản, dễ thực hiện. 10 + Nhược điểm: hiệu quả không cao, thường áp dụng cho thoát vị bán cấp hay mạn tính Hình 1.2. Kéo giãn CSTL bằng giường kéo b) Phẫu thuật Nếu thoát vị nặng, khối thoát vị chèn ép vào dây thần kinh có thể gây biến chứng như: liệt, teo cơ, rối loạn cơ tròn, hoặc sau nhiều lần điều trị nội khoa đầy đủ như trên mà bệnh không đỡ thì phẫu thuật. Đây là phương pháp giúp BN giảm chèn ép và tránh các biến chứng do thoát vị gây ra 1.1.5. Phục hồi chức năng cho người bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng a) Bài tập duỗi McKenzie[11] Phương pháp McKenzie trong điều trị các vấn đề cột sống đã được áp dụng rộng rãi ở nhiều châu lục, là một phương pháp điều trị có cơ sở khoa học. Nhiều nghiên cứu về lâm sàng đã được báo cáo từ trước đến nay cho kết quả tốt Mục đích của bài tập duỗi McKenzie nhằm giảm đau, khu trú các triệu chứng ngoại biên về cột sống (trung tâm), tiến đến hết đau, phục hồi khả năng 11 vận động của cột sống. Lưu ý, bệnh nhân cần tập luyện thường xuyên, duy trì tư thế đúng và thường xuyên không chỉ trong quá trình nằm viện mà ngay cả khi đã hết đau và xuất viện. Điều này là cần thiết để dự phòng sự tái phát Trong điều trị TVĐĐCSTL thể ra sau, theo nguyên lý của McKenzie đã nghiên cứu áp dụng bài tập ở tư thế duỗi, bao gồm các bài tập sau: Bài tập 1: Nằm sấp thư giãn Người bệnh nằm sấp, hai tay đặt dọc thân mình, đầu quay sang một bên, hít thở sâu vài lần sau đó nằm thư giãn, duy trì tư thế này trong 2 đến 3 phút. Hình 1.3. Nằm sấp thư giãn Đây là bài tập hỗ trợ trước tiên, được thực hiện lúc bắt đầu tập luyện, và là bài tập chuẩn bị cho bài tập 2. Thực hiện bài tập này 3-6 lần trong ngày, cũng có thể nằm tư thế này khi nghỉ ngơi. Bài tập 2: Nằm sấp và duỗi thân ở tư thế chống trên hai khuỷu tay Bắt đầu từ tư thế nằm như bài tập 1, đặt 2 khuỷu tay bên dưới vai, rồi duỗi thân và chống trên 2 khuỷu tay, hít thở sâu vài lần để cho các cơ vùng thắt lưng thư giãn hoàn toàn.Duy trì tư thế này trong 2 đến 3 phút hoặc lâu hơn nếu cảm thấy dễ chịu. Mỗi ngày tập 3-6 lần. Bài tập này chuẩn bị cho bài tập 3. Hình 1.4. Nằm sấp và duỗi thân ở tư thế chống trên hai khuỷu tay Bài tập 3: Duỗi thân ở tư thế nằm sấp chống trên hai bàn tay 12 Bắt đầu từ tư thế nằm sấp như bài tập 1, đặt 2 bàn tay dưới vai, dần dần dùng lực 2 tay để nâng thân mình lên trong giới hạn đau chịu được tạo nên một sự võng thắt lưng. Chú ý giữ cho khung chậu và cẳng chân áp sát trên sàn tập, duy trì tư thế này trong 1 đến 2 giây (có thể dài hơn nếu bệnh nhân thấy dễ chịu, đau giảm, triệu chứng khu trú lại). Lúc đầu cần thực hiện dần dần, sau đó nâng dần mức độ ưỡn thân mình về phía sau đến mức có thể được. Mỗi lần tập, thực hiện bài tập này 10 lần, tập 3-6 lần trong ngày. Đây là bài tập quan trọng. Hình 1.5. Duỗi thân ở tư thế nằm sấp chống trên hai bàn tay Bài tập 4: Duỗi lưng ở tư thế đứng Đứng thẳng với 2 chân dạng nhẹ, đặt bàn tay chống hông với các ngón tay hướng ra phía sau. Ưỡn thân về phía sau càng nhiều càng tốt, chú ý giữ hai khớp gối thẳng khi làm động tác, giữ tư thế này trong 1 đến 2 giây rồi trở lại tư thế ban đầu. Cứ sau mỗi lần thực hiện thì cố gắng ưỡn người ra sau thêm một ít nữa để đạt dần đến mức tối đa. Bài tập này có thể được thay cho bài tập 3 khi không thực hiện ở tư thế duỗi lưng khi nằm sấp. Tuy nhiên nó không hiệu quả bằng bài tập 3.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan