Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thực trạng kiểm soát nhiễm khuẩn các khoa lâm sàng bệnh viện bạch mai năm 2015...

Tài liệu Thực trạng kiểm soát nhiễm khuẩn các khoa lâm sàng bệnh viện bạch mai năm 2015

.PDF
35
315
145

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG KHOA KHOA HỌC SỨC KHỎE BỘ MÔN ĐIỀU DƯỠNG -----***----- TRẦN VĂN LIÊM Mã sinh viên: B00372 THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN CÁC KHOA LÂM SÀNG BỆNH VIỆN BẠCH MAI NĂM 2015 ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN ĐIỀU DƯỠNG HỆ VLVH Người HDKH: PGS.TS Nguyễn Việt Hùng HÀ NỘI - Tháng 11 năm 2015 LỜI CẢM ƠN Nhân dịp hoàn thành khóa luận tốt nghiệp cử nhân y khoa, tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng đào tạo đại học, Khoa Khoa học sức khỏe và Bộ môn Điều dưỡng trường Đại học Thăng Long đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và tạo mọi điều kiện cho tôi hoàn thành khóa luận này. Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Việt Hùng – Trưởng Khoa Kiểm soát nhiếm khuẩn, Bệnh viện Bạch Mai. Người thầy đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và đóng góp cho tôi những ý kiến quý báu, tạo điều kiện thuật lợi giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận này. Tôi xin chân thành cảm ơn Cán bộ nhân viên y tế, Bệnh viện Bạch Mai đã nhiệt tình hợp tác giúp tôi thực hiện khóa luận. Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn vô hạn tới cha mẹ và gia đình đã giành cho tôi sự quan tâm động viên, tình yêu thương để tôi có động lực học tập và phấn đấu trưởng thành như ngày hôm nay. Cuối cùng, xin chân thành cảm ơn bạn bè tôi - những người luôn bên cạnh chia sẻ, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện khóa luận tốt nghiệp. Hà Nội, tháng 11 năm 2015 Sinh viên Trần Văn Liêm Thang Long University Library DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa CDC Kỳ (Centers for Disease Control and Prevention) CXK Cơ xương khớp GMHS Gây mê hồi sức HHTM Huyết học truyền máu HSCC Hồi sức cấp cứu HSTC Hồi sức tích cực KCBTYC Khám chữa bệnh theo yêu cầu KK/TK Khử khuẩn/tiệt khuẩn KKB Khoa khám bệnh KSNK Kiểm soát nhiễm khuẩn NKBV Nhiễm khuẩn bệnh viện NVYT Nhân viên y tế PHCN Phòng hộ cá nhân K. PHCN Khoa phục hồi chức năng PT PHCN Phương tiện phòng hộ cá nhân QLCT Quản lý chất thải QLĐV Quản lý đồ vải RHM Răng hàm mặt TMH Tai mũi họng VSMT Vệ sinh môi trường VST Vệ sinh tay YHCT Yêu học cổ truyền YHHN-UB Y học hạt nhân – ung bướu MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................... 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 3 1.1. Nhiễm khuẩn bệnh viện ................................................................................. 3 1.1.1. Định nghĩa ................................................................................................. 3 1.1.2. Một số đặc điểm khái quát về NKBV ....................................................... 3 1.1.3. Tác nhân chính gây nhiễm khuẩn bệnh viện ............................................. 3 1.1.4. Nguồn lây truyền nhiễm khuẩn bệnh viện ................................................. 4 1.2. Nội dung triển khai công tác kiểm soát nhiễm khuẩn ..................................... 5 1.2.1. Vệ sinh tay ................................................................................................. 5 1.2.2. Thực hiện các quy định về vô khuẩn ......................................................... 5 1.2.3. Làm sạch, khử khuẩn, tiệt khuẩn dụng cụ và phương tiện chăm sóc, điều trị ................................................................................................................ 5 1.2.4. Thực hiện các biện pháp phòng ngừa cách ly ............................................ 6 1.2.5. Giám sát phát hiện nhiễm khuẩn mắc phải và các bệnh truyền nhiễm trong cơ sở y tế........................................................................................... 7 1.2.6. Vệ sinh môi trƣờng và quản lý chất thải .................................................... 7 1.2.7. Vệ sinh đối với người bệnh, người nhà người bệnh .................................... 8 1.2.8. Vệ sinh an toàn thực phẩm ........................................................................ 8 1.2.9. Quản lý và sử dụng đồ vải ......................................................................... 8 1.2.10. Vệ sinh trong việc bảo quản, ướp, mai táng, di chuyển thi thể khi người bệnh tử vong .............................................................................................. 9 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................... 10 2.1. Đối tượng nghiên cứu..................................................................................... 10 2.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 10 2.2.1. Địa điểm và thời gian ............................................................................... 10 2.2.2. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 10 2.2.3. Phương tiện nghiên cứu ............................................................................ 10 2.2.4. Xử lý và phân tích số liệu: ....................................................................... 10 2.2.5. Các thông số cần đánh giá ....................................................................... 11 2.2.6. Đạo đức nghiên cứu: ................................................................................ 11 Thang Long University Library Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................. 14 3.1. Kết quả kiểm tra tổng quát công tác kiểm soát nhiễm khuẩn ........................ 14 3.2. Kết quả kiểm tra kiến thức, phương tiện và thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn18 3.2.1. Kiến thức kiểm soát nhiễm khuẩn theo khối điều trị và theo giai đoạn nghiên cứu ................................................................................................ 18 3.2.2. Phương tiện kiểm soát nhiễm khuẩn theo khối điều trị và theo giai đoạn nghiên cứu ................................................................................................ 19 3.2.3. Thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn theo khối điều trị và theo giai đoạn nghiên cứu ................................................................................................ 21 Chương 4: BÀN LUẬN ...................................................................................... 23 4.1. Thực trạng tổng quát công tác kiểm soát nhiễm khuẩn ................................. 23 4.1.1. Kiểm soát nhiễm khuẩn theo khoa và theo khối ...................................... 23 4.1.2. Kiểm soát nhiễm khuẩn theo nội dung .................................................... 24 4.2. Kiến thức, phương tiện và thực hành công tác kiểm soát nhiễm khuẩn......... 24 4.2.1. Kiến thức kiểm soát nhiễm khuẩn ........................................................... 24 4.2.2. Phương tiện kiểm soát nhiễm khuẩn ........................................................ 25 4.2.3. Thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn .......................................................... 25 KẾT LUẬN ......................................................................................................... 27 ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ .................................................................................... 28 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ Bảng 3.1: Tỷ lệ điểm đạt TB về kiến thức kiểm soát nhiễm khuẩn theo khối điều trị trong hai giai đoạn ..........................................................................18 Bảng 3.2: Tỷ lệ điểm đạt về phương tiện kiểm soát nhiễm khuẩn theo khối điều trị trong hai giai đoạn ..........................................................................19 Bảng 3.3: Tỷ lệ điểm đạt về thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn theo khối điều trị trong hai giai đoạn ...............................................................................21 Biểu đồ 3.1: So sánh tỷ lệ điểm đạt về công tác KSNK tại các khoa lâm sàng theo 2 giai đoạn ...........................................................................................14 Biểu đồ 3.2: So sánh tỷ lệ điểm đạt về công tác KSNK tại các khối theo 2 giai đoạn....16 Biểu đồ 3.3: So sánh tỷ lệ điểm đạt về các nội dung KSNK theo 2 giai đoạn.........17 Thang Long University Library ĐẶT VẤN ĐỀ Tại những nước phát triển, ước tính 5 - 10% người bệnh (NB) nhập viện hàng năm mắc nhiễm khuẩn bện viện (NKBV), tỷ lệ này cao gấp 2 - 20 lần ở các nước đang phát triển [2]. NKVM làm tăng thời gian điều trị, tăng chi phí chăm sóc sức khỏe và là nguyên nhân quan trọng dẫn đến tử vong. Chi phí phát sinh do NKBV hàng năm tại Mỹ: 6,5 tỷ USD và tại Anh: 1,06 tỷ bảng [2]. Giảm thiểu NKBV hiện đang là vấn đề ưu tiên hàng đầu tại các cơ sở y tế, đặc biệt trước tình hình diễn biến nhiều dịch bệnh nguy hiểm liên tục xuất hiện trong thời gian gần đây. Theo nghiên cứu SENIC, 1/3 NKBV có thể phòng ngừa được khi triển khai chương trình kiểm soát nhiễm khuẩn thích hợp. Chi phí phòng ngừa NKBV ở BV 250 giường bệnh chiếm khoảng 6% tổng chi phí phát sinh do NKBV. Do vậy, làm giảm tỷ lệ NKBV mang lại an toàn cho BN, cải thiện chất lượng chăm sóc, điều trị và đem lại hiệu quả kinh tế cho BV. Hơn nữa, phòng ngừa NKBV còn là yêu cầu bắt buộc về y đức [3]. Chương trình KSNK đầu tiên được bắt đầu từ những năm 1950 tại Mỹ cùng với sự phát triển của các kỹ thuật y tế tiên tiến và sự gia tăng của các nhiễm khuẩn do tụ cầu vàng kháng thuốc. Chương trình KSNK được mở rộng nhanh chóng tới hàng nghìn BV trên thế giới vào cuối những năm 1960 và 1970. Nhờ có chương trình KSNK chuẩn mực mà ở các quốc gia này NKBV đã từng bước được kiểm soát, chất lượng chăm sóc và điều trị được cải thiện đáng kể, an toàn nghề nghiệp của nhân viên y tế được nâng cao [4] [5]. Tại Việt Nam, NKBV chiếm 7,8% BN nhập viện và thường liên quan đến thủ thuật xâm nhập, tập trung chủ yếu ở khu vực Hồi sức cấp cứu, Sơ sinh và Ngoại khoa. Một số nghiên cứu tại Bệnh viện Bạch Mai cho thấy NKBV chiếm 5,0% và đặc biệt tăng cao ở Khoa Hồi sức tích cực: 15,0%. Ngoài làm tăng tỷ lệ tử vong còn làm tăng gấp đôi thời gian nằm viện và chi phí điều trị. Điều đáng lo ngại là NKBV làm tăng sử dụng kháng sinh và tình trạng vi khuẩn kháng thuốc [1] [9] [10]. 1 Tại Việt Nam, quy chế chống NKBV lần đầu tiên được ban hành vào năm 1997 và đến năm 2009, Bộ Y tế đã ban hành thông tư số 18 hướng dẫn tổ chức triển khai công tác KSNK và một số hướng dẫn về: khử khuẩn/tiệt khuẩn, vệ sinh tay, tiêm an toàn, phòng ngừa chuẩn, phòng ngừa cách ly, phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ, nhiễm khuẩn hô hấp, nhiễm khuẩn huyết và nhiễm khuẩn tiết niệu nhằm giảm thiểu NKBV tại các cơ sở y tế. Bệnh viện Bạch Mai là bệnh viện đa khoa tuyến cuối ở khu vực miền Bắc, NB đến từ nhiều vùng miền khác nhau trong cả nước; số lượng NB nội trú, ngoại trú thường xuyên trong tình trạng quá tải; các mặt bệnh đa dạng và diễn biến phức tạp. Trước thực trạng đó, Bệnh viện Bạch Mai luôn là một trong những bệnh viện đi đầu trong việc triển khai công tác KSNK, cán bộ nhân viên y tế luôn cố gắng nỗ lực hết mình để làm tốt công tác KSNK nhằm giảm thiểu NKBV, đem lại an toàn cho NB và nâng cao chất lượng bệnh viện. Tuy nhiên trong quá trình triển khai, Bệnh viện còn gặp nhiều khó khăn và thách thức, để thấy rõ những tồn tại của Bệnh viện, chúng tôi thực hiện đề tài ”Thực trạng công tác kiểm soát nhiễm khuẩn tại các khoa lâm sàng Bệnh viện Bạch Mai” với mục tiêu: 1. Xác định thực trạng công tác kiểm soát nhiễm khuẩn tại các khoa lâm sàng Bệnh viện Bạch Mai. 2. Xác định phương pháp kiểm tra, đánh giá công tác kiểm soát nhiễm khuẩn phù hợp tại các khoa lâm sàng trong bệnh viện. 2 Thang Long University Library Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Nhiễm khuẩn bệnh viện 1.1.1. Định nghĩa [6] Theo CDC, Hoa Kỳ (1988), NKBV là những nhiễm khuẩn mắc phải trong bệnh viện, thường xuất hiện sau 48 giờ nhập viện và không hiện diện cũng như không ở giai đoạn ủ bệnh tại thời điểm nhập viện. 1.1.2. Một số đặc điểm khái quát về NKBV [6] [9] [10] NKBV không chỉ gói gọn ở phạm vi bệnh viện mà được mở rộng ra mọi cơ sở khám chữa bệnh và các cơ sở dịch vụ y tế. Mọi thực hành khám bệnh, chữa bệnh, phòng bệnh dẫn tới nhiễm khuẩn đều được gọi là NKBV. Vì vậy, NKBV còn được gọi là nhiễm khuẩn liên quan tới chăm sóc sức khoẻ (Healthcare Associated Infections - HAI). NKBV không chỉ xảy ra ở người bệnh mà bản thân nhân viên y tế cũng như mọi đối tượng khác (người nhà người bệnh, khách thăm bệnh…) đều có nguy cơ mắc NKBV. Mọi tác nhân gây bệnh đều có thể gây NKBV. Tuy nhiên, hầu hết NKBV là do vi khuẩn gây bệnh có tỷ lệ đề kháng cao với kháng sinh thông dụng. Có 4 loại NKBV thường gặp: nhiễm khuẩn tiết niệu, nhiễm khuẩn phổi, nhiễm khuẩn vết mổ và nhiễm khuẩn huyết. Những loại nhiễm khuẩn này thường liên quan tới các thủ thuật xâm nhập. 1.1.3. Tác nhân chính gây nhiễm khuẩn bệnh viện [12] Mọi vi sinh vật như: vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, nấm đều có thể gây NKBV trong đó vi khuẩn là nhóm căn nguyên phổ biến nhất. Hệ vi khuẩn gây NKBV rất phong phú và đa dạng về chủng loại, có tính đề kháng cao với các kháng sinh thông dụng. Đăc biệt, các vi khuẩn Gram âm đa kháng kháng sinh xuất hiện ngày càng nhiều tại các đơn vị chăm sóc tích cực và ở một số bệnh viện, các vi khuẩn này lan rộng ra toàn bệnh viện, đang thách thức chất lượng khám chữa bệnh. 3 Những năm gần đây, với sự xuất hiện ngày càng nhiều các vụ dịch, đại dịch, đặc biệt là các vụ dịch viêm đường hô hấp cấp tính trong các cơ sở khám chữa bệnh đòi hỏi cần nghiên cứu sâu hơn về đặc điểm gây bệnh và lây truyền dịch của các chủng virus mới (virus cúm A, SARS, v.v.). 1.1.4. Nguồn lây truyền nhiễm khuẩn bệnh viện [12] - Người bệnh nhiễm khuẩn hoặc người lành mang trùng + Nhân viên y tế: có thể là người mang mầm bệnh không triệu chứng và trở thành nguồn lây cho người bệnh. Một số nhiễm khuẩn lan truyền từ nhân viên y tế sang người bệnh thường gặp như nhiễm khuẩn da do tụ cầu vàng, liên cầu nhóm A, tiêu chảy do Salmonella, cúm, v.v.... + Người bệnh và người nhà người bệnh: có thể mắc nhiễm khuẩn hoặc là người mang mầm bệnh. Bất cứ người bệnh nào cũng có thể là nguồn lan truyền NKBV quan trọng. - Các yếu tố môi trường + Không khí: không phải là môi trường thuận lợi cho vi sinh vật phát triển. Tuy nhiên trong môi trường bệnh viện, không khí thường dễ bị ô nhiễm và trở thành đường lây truyền quan trọng. Mức độ ô nhiễm vi sinh vật trong không khí thay đổi theo địa điểm, mật độ người bệnh và nhân viên y tế trong buồng bệnh. Một số vi sinh vật gây bệnh có thể có trong không khí bệnh viện như tụ cầu vàng, liên cầu, trực khuẩn mủ xanh, vi khuẩn đường ruột, vi khuẩn lao, virus cúm. + Nước sinh hoạt: là nguồn chứa và là yếu tố trung gian lan truyền các tác nhân gây NKBV. Khoảng 10% nhiễm khuẩn Legionella do nước sinh hoạt không đạt tiêu chuẩn. Một số nghiên cứu cho thấy nước sinh hoạt của bệnh viện là nguyên nhân lan truyền nhiễm khuẩn vết mổ, nhiễm khuẩn vết bỏng. + Dụng cụ y tế: có thể ô nhiễm vi sinh vật gây bệnh do tiệt khuẩn không đúng quy trình, quá thời hạn hoặc không xử lý tiệt khuẩn giữa các lần sử dụng. Việc thực hiện thủ thuật xâm nhập tạo thuận lợi để tác nhân gây bệnh có trên dụng cụ ô nhiễm xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh. + Chất thải y tế: là môi trường thuận lợi cho vi sinh vật cư trú, phát triển. Ngoài chất thải sắc nhọn có khả năng lan truyền tác nhân gây bệnh theo 4 Thang Long University Library đường máu, hiện chưa có bằng chứng cho thấy các chất thải khác trong bệnh viện làm lan truyền NKBV. + Đồ vải y tế: là nguồn chứa vi sinh vật và có khả năng lan truyền tác nhân gây NKBV. Đã có nghiên cứu cho thấy nhiễm khuẩn sốt Q, nấm da, ghẻ, v.v... ở nhân viên y tế xử lý đồ vải bẩn không đúng quy trình. 1.2. Nội dung triển khai công tác kiểm soát nhiễm khuẩn [1][3][7][8][11] 1.2.1. Vệ sinh tay - Thầy thuốc, nhân viên y tế, học sinh, sinh viên thực tập tại các cơ sở khám chữa bệnh phải tuân thủ rửa tay đúng chỉ định và đúng kỹ thuật theo hướng dẫn của Bộ Y tế. - Người bệnh, người nhà người bệnh và khách đến thăm phải rửa tay theo quy định và hướng dẫn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. 1.2.2. Thực hiện các quy định về vô khuẩn - Khi thực hiện phẫu thuật, thủ thuật và các kỹ thuật xâm lấn khác phải bảo đảm điều kiện, phương tiện và kỹ thuật vô khuẩn theo đúng quy trình kỹ thuật của Bộ Y tế. - Các dụng cụ y tế sử dụng lại phải được khử khuẩn, tiệt khuẩn tập trung tại bộ phận (đơn vị) tiệt khuẩn và phải bảo đảm vô khuẩn từ khâu tiệt khuẩn, lưu trữ, vận chuyển cho tới khi sử dụng cho người bệnh. - Không dùng chung găng tay cho người bệnh, thay găng khi chuyển từ vùng cơ thể nhiễm khuẩn sang vùng sạch trên cùng một người bệnh và khi thực hiện động tác kỹ thuật vô khuẩn phải mang găng vô khuẩn. - Nhân viên y tế tuyệt đối tuân thủ các quy định về vô khuẩn, phòng ngừa chuẩn và phòng ngừa cách ly khi xâm nhập, làm việc ở các khu vực vô khuẩn. 1.2.3. Làm sạch, khử khuẩn, tiệt khuẩn dụng cụ và phương tiện chăm sóc, điều trị - Các dụng cụ, phương tiện, vật liệu y tế dùng trong phẫu thuật, thủ thuật và các kỹ thuật xâm lấn khác phải được khử khuẩn, tiệt khuẩn và được kiểm soát chất lượng tiệt khuẩn trước khi sử dụng theo hướng dẫn của Bộ Y tế. 5 - Các dụng cụ, thiết bị, phương tiện chăm sóc và điều trị sau khi sử dụng cho mỗi người bệnh nếu sử dụng lại phải được xử lý theo quy trình thích hợp. - Dụng cụ nhiễm khuẩn phải được xử lý (khử nhiễm) ban đầu tại các khoa trước khi chuyển đến đơn vị (bộ phận) khử khuẩn, tiệt khuẩn. - Tại bộ phận (đơn vị) khử khuẩn, tiệt khuẩn tập trung, mọi dụng cụ phải được làm sạch, khử khuẩn, đóng gói, tiệt khuẩn và lưu trữ theo đúng quy trình hướng dẫn của Bộ Y tế. - Bộ phận (đơn vị) khử khuẩn, tiệt khuẩn tập trung phải có thiết bị làm sạch, khử khuẩn, tiệt khuẩn cần thiết; phải có xe và thùng vận chuyển chuyên dụng để nhận dụng cụ bẩn và chuyển dụng cụ vô khuẩn riêng tới các khoa phòng chuyên môn. - Các khoa, phòng chuyên môn phải có đủ phương tiện, xà phòng, hoá chấtkhử khuẩn cần thiết để xử lý ban đầu dụng cụ nhiễm khuẩn và có tủ để bảo quản dụng cụ vô khuẩn. - Dụng cụ đựng trong các bao gói, hộp đã quá hạn sử dụng, bao bì không còn nguyên vẹn hoặc đã mở để sử dụng trong ngày nhưng chưa hết thì không được sử dụng cho người bệnh mà phải tiệt khuẩn lại. 1.2.4. Thực hiện các biện pháp phòng ngừa cách ly - Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải tuyên truyền, huấn luyện cho thầy thuốc, nhân viên y tế, người bệnh, người nhà người bệnh, khách thăm thực hiện các biện pháp phòng ngừa cách ly thích hợp. - Nhân viên y tế phải áp dụng các biện pháp Phòng ngừa chuẩn khi tiếp xúc với máu, dịch sinh học khi chăm sóc, điều trị với mọi người bệnh không phân biệt bệnh được chẩn đoán và áp dụng các dự phòng bổ sung theo đường lây. - Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải thiết lập hệ thống quản lý, giám sát, phát hiện, xử trí và báo cáo tai nạn rủi ro nghề nghiệp ở nhân viên y tế. Phối hợp chặt chẽ với hệ thống y tế dự phòng cùng cấp để thông báo và xử lý dịch kịp thời. 6 Thang Long University Library - Những người bệnh khi nghi ngờ hoặc xác định được căn nguyên gây bệnh truyền nhiễm cần áp dụng ngay các biện pháp phòng ngừa cách ly thích hợp theo đúng quy định của pháp luật về phòng, chống bệnh truyền nhiễm. - Thầy thuốc, nhân viên y tế làm việc trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được tiêm phòng vắc xin phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm như viêm gan B, cúm và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác. - Những người bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn đa kháng thuốc phải được áp dụng biện pháp phòng ngừa cách ly phù hợp với đường lây truyền của bệnh. 1.2.5. Giám sát phát hiện nhiễm khuẩn mắc phải và các bệnh truyền nhiễm trong cơ sở y tế - Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tổ chức, giám sát, phát hiện và thông báo, báo cáo các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm tối nguy hiểm theo quy định của pháp luật về phòng, chống bệnh truyền nhiễm - Tổ chức giám sát, phát hiện, báo cáo và lưu giữ số liệu về các trường hợp nhiễm khuẩn mắc phải trong mỗi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và đưa ra các biện pháp can thiệp kịp thời nhằm làm giảm nhiễm khuẩn liên quan đến chăm sóc y tế. 1.2.6. Vệ sinh môi trƣờng và quản lý chất thải - Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải: + Trang bị đầy đủ phương tiện vệ sinh môi trường thích hợp và chuyên dụng như tải lau, khăn lau, cây lau nhà, hoá chất vệ sinh, xe chuyên chở phương tiện vệ sinh. + Xây dựng lịch và quy trình vệ sinh môi trường phù hợp cho từng khu vực theo quy định và hướng dẫn của Bộ Y tế. + Tổ chức giám sát vi sinh tối thiểu 6 tháng một lần về không khí trong khu vực có nguy cơ lây nhiễm cao, nguồn nước dùng trong điều trị và sinh hoạt theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. + Tổ chức thực hiện việc quản lý chất thải y tế theo đúng qui định. 7 + Có quy định và thực hiện vệ sinh tẩy uế buồng bệnh và các phương tiện chăm sóc liên quan ngay sau khi người bệnh mắc các bệnh truyền nhiễm có khả năng gây dịch được chuyển khoa, chuyển viện, ra viện hoặc tử vong. + Bảo đảm vệ sinh khoa phòng, vệ sinh ngoại cảnh và tổ chức diệt chuột, diệt côn trùng định kỳ theo quy định đảm bảo môi trường xanh, sạch, đẹp và an toàn. - Hộ lý và nhân viên làm công tác vệ sinh tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải được đào tạo về vệ sinh trong các cơ sở y tế theo chương trình đào tạo do Bộ Y tế ban hành. 1.2.7. Vệ sinh đối với người bệnh, người nhà người bệnh - Người bệnh, người nhà người bệnh (khi vào thăm và tham gia chăm sóc người bệnh) phải mặc quần áo bệnh viện theo quy chế trang phục y tế và sử dụng đồ dùng riêng cho từng cá nhân. - Trước khi phẫu thuật, người bệnh phải được vệ sinh thân thể theo hướng dẫn quy trình kỹ thuật của Bộ Y tế. 1.2.8. Vệ sinh an toàn thực phẩm - Khoa (tổ) kiểm soát nhiễm khuẩn có trách nhiệm giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm tại nơi ăn, uống, chế biến thực phẩm trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. - Cơ sở trực tiếp chế biến và phân phối thức ăn, nước uống trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm và người làm việc trực tiếp trong cơ sở này được kiểm tra sức khoẻ định kỳ và thực hiện đúng quy định của pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm. 1.2.9. Quản lý và sử dụng đồ vải - Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải thực hiện đúng quy chế trang phục y tế cho người bệnh, người nhà và nhân viên y tế; có lịch thay đồ vải và thực hiện việc thay đồ vải cho người bệnh hàng ngày và khi cần. 8 Thang Long University Library - Đồ vải của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải được giặt, khử khuẩn tập trung. Các đồ vải nhiễm khuẩn, đồ vải có máu và dịch tiết sinh học phải thu gom, vận chuyển và xử lý riêng đảm bảo an toàn. - Đồ vải sạch phải được bảo quản trong các tủ sạch, đồ vải phục vụ chuyên môn phải bảo đảm quy cách, chất lượng và đáp ứng yêu cầu vô khuẩn. - Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trang bị xe đẩy và thùng vận chuyển riêng để nhận đồ vải nhiễm khuẩn và chuyển đồ vải đã giặt sạch đến các khoa, phòng chuyên môn. 1.2.10. Vệ sinh trong việc bảo quản, ướp, mai táng, di chuyển thi thể khi người bệnh tử vong - Việc bảo quản, ướp, mai táng, di chuyển thi hài phải thực hiện theo đúng quy định của Bộ Y tế tại Thông tư số 02/2009/TT-BYT ngày 26/5/2009 về Hướng dẫn vệ sinh trong hoạt động mai táng và hỏa táng. 9 Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Tất cả các khoa lâm sàng của Bệnh viện Bạch Mai (28 khoa). 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Địa điểm và thời gian Địa điểm: BV Bạch Mai Thời gian: Từ tháng 07 – 10/2015 2.2.2. Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu: Nghiên tiến cứu, có so sánh trước, sau. Sử dụng kỹ thuật định tính, quan sát trực tiếp và phỏng vấn các đối tượng theo bộ câu hỏi đã được được thiết kế sẵn. Cỡ mẫu và chọn mẫu: Tất cả các khoa lâm sàng BV Bạch Mai + Giai đoạn 1 – kiểm tra có thông báo trước: mỗi khoa đánh giá 1 lần => 28 phiếu. + Giai đoạn 2 – kiểm tra đột xuất: mỗi khoa đánh giá 5 lần: 5 x 28 = 140 phiếu 2.2.3. Phương tiện nghiên cứu Sử dụng bộ phiếu kiểm tra đã được thiết kế sẵn để đánh giá các nội dung: - Vệ sinh môi trường - Vệ sinh tay - Khử khuẩn tiệt khuẩn - Sử dụng phương tiện PHCN - Quản lý đồ vải - Quản lý chất thải 2.2.4. Xử lý và phân tích số liệu: Xử lý và phân tích số liệu bằng phần mền SPSS 20.0. Các thông số định lượng thể hiện dưới dạng giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn. Các thông số định tính trình bày theo tỷ lệ %. 10 Thang Long University Library Sử dụng test χ2 để so sánh 2 tỷ lệ %. Giá trị p < 0,05 được coi là có ý nghĩa thống kê. Số liệu được xử lý theo 2 mục tiêu nghiên cứu. 2.2.5. Các thông số cần đánh giá Bộ phiếu điều tra đánh giá trên 90 tiêu chí theo 6 nội dung, mỗi tiêu chí đạt đánh giá 1 điểm, tiêu chí không đánh đánh giá 0 điểm: Xác định tỷ lệ (%) điểm đạt về triển khai công tác KSNK tại các khoa lâm sàng theo công thức: Trong đó: R: Tỷ lệ % điểm đạt. p: Tổng điểm đạt của 1 khoa. P: Tổng điểm tối đa của 1 khoa. n: Tổng số khoa được điều tra. 2.2.6. Đạo đức nghiên cứu: Việc đánh giá công tác KSNK tại các khoa lâm sàng là nhiệm vụ của khoa KSNK và đã được sự đồng ý của Ban giám đốc Bệnh viện. Việc kiểm tra/đánh giá không làm ảnh hưởng đến công tác chăm sóc và điều trị người bệnh. 11 SƠ ĐỒ NGHIÊN CỨU Chọn đối tượng nghiên cứu Tất cả các khoa lâm sàng Bệnh viện Bạch Mai Từ tháng 07 – 1/2015 Kiểm tra, đánh giá lần 1 Kiểm tra 6 tháng đầu năm 2015: Các khoa đều được thông báo về kế hoạch kiểm tra tại mỗi khoa trong bệnh viện. Mỗi khoa kiểm tra 1 lần. Kiểm tra, đánh giá lần 2 Kiểm tra đột xuất, không có sự thông báo trước về kế hoạch kiểm tra tại mỗi khoa trong bệnh viện. Mỗi khoa tổ chức kiểm tra 5 lần. Nhập và xử lý số liệu 12 Thang Long University Library Xác định thực trạng công tác KSNK tại các khoa lâm sàng Bệnh viện Bạch Mai. Xác định phương pháp kiểm tra, đánh giá công tác KSNK tại các khoa lấm sàng cho phù hợp. 13 Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Kết quả kiểm tra tổng quát công tác kiểm soát nhiễm khuẩn 95 HSTC 97.8 99.2 97.8 99.6 100 100 100 96.5 100 96.3 100 91.8 100 97.1 100 99.2 100 99.4 100 Chống độc GMHS Cấp cứu Nhi Sản Ngoại Mắt RHM TMH 80 HHTM 100 81.7 PHCN 100 82.6 YHHN-UB 100 KCBTYC 87.1 Thận NT 87.5 100 98.9 Thận TN 90.4 Tiêu hóa 91.5 100 100 93.2 Tâm thần 94.7 KKB 94.9 Thần kinh 95.4 YHCT 95.5 Tim mạch 100 100 100 100 100 %96.7 100 96.8 98.9 97.5 100 95.7 100 98.1 100 98.9 100 94.2 99.8 Hô hấp Dị ứng Da liễu CXK Nội tiết Truyền nhiễm Tổng 0 10 20 30 40 50 Giai đoạn 2 60 70 80 90 100 Giai đoạn 1 Biểu đồ 3.1: So sánh tỷ lệ điểm đạt về công tác KSNK tại các khoa lâm sàng theo 2 giai đoạn 14 Thang Long University Library
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan