Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thực trạng công tác tuyển dụng nhân lực tại công ty cổ phần đầu tư và vật liệu p...

Tài liệu Thực trạng công tác tuyển dụng nhân lực tại công ty cổ phần đầu tư và vật liệu pvv

.DOC
53
1377
115

Mô tả:

Nguồn nhân lực có tầm quan trọng hết sức lớn lao đối với mỗi doanh nghiệp, mỗi tổ chức và ngay cả đối với mỗi quốc gia. Có thể nói nếu không có nguồn nhân lực sẽ không thể có nền sản xuất vì cho dù máy móc có hiện đại đến đâu cũng không thể thay thế được con người. Nền kinh tế nước ta đang trên con đường phát triển và hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới. Các doanh nghiệp nước ta cũng đang hoà mình vào quá trình hội nhập đó. Để tồn tại và phát triển trong thị trường hiện nay, ngoài việc đầu tư, đổi mới công nghệ, trang thiết bị hiện đại các doanh nghiệp cũng phải không ngừng phát huy và nâng cao hiệu quả các công tác quản trị nhân lực và đặc biệt là hoàn thiện công tác tuyển dụng lao động vì tuyển dụng được nguồn nhân lực có chất lượng cao sẽ đáp ứng cho yêu cầu của sản xuất và về lâu dài nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ tạo điều kiện cho sự mở rộng của công ty. Công ty Cổ phần đầu tư và vật liệu PVV là một doanh nghiệp chuyên về lĩnh vực đầu tư xây dựng, sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng.Trong sự nghiệp phát triển của mình Công ty đã không ngừng đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ sản xuất, mở rộng quy mô sản xuất, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, Công ty cũng luôn hướng sự quan tâm chú trọng đến công tác quản trị nguồn nhân lực,đặc biệt là công tác tuyển dụng. Để góp phần nhỏ bé của mình cho sự phát triển của Công ty em đã chọn đề tài: “Thực trạng công tác tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần đầu tư và vật liệu PVV ” nhằm tìm hiểu về quá trình hình thành và phát triển của Công ty, quy trình công nghệ sản xuất, đặc điểm công tác tuyển dụng nguồn nhân lực, quy trình tuyển dụng nguồn nhân lực của Công ty... Để từ đó có thể đóng góp một vài ý kiến của mình nhằm hoàn thiện các hình thức, các bước tuyển dụng nguồn nhân lực tạo tiền đề vững chức cho sự phát triển ổn định của Công ty trên con đường phát triển và hội nhập hiện nay. Phạm vi nghiên cứu đề tài luận văn tốt nghiệp: Công tác tuyển mộ, tuyển chọn và định hướng nhân viên Kết cấu đề tài bao gồm: Phần một: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG Phần hai: CHUYÊN ĐỀ CHUYÊN SÂU :“Thực tạng công tác tuyển dụng nhân lực tại công ty cổ phân đầu tư và vật liệu PVV’’ Trong quá trình hoàn thiện chuyên đề này em đã được tìm hiểu các nghiên cứu về vấn đề tuyển dụng nhân lực và tiếp thu được các kinh nghiệm thực tế qua thực tiễn hoạt động tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần đầu tư và vật liệu PVV. Cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của cán bộ trong phòng Tổ Chức và các anh chị trong Công ty. Em xin trân thành cảm ơn sâu sắc tới cô giáo TS. Đào Phương Hiền đã hướng dẫn em trong quá trình thực tập và hoàn thành bài viết này. PHẦN I : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG I – KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP. 1. Khái quát về đơn vị thực tập: 1.1. Giới thiệu công ty: - Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ VẬT LIỆU PVV. - Địa chỉ: Tầng 10- Toà nhà CT3 _1 – Khu đô thị Mễ Trì hạ - Phạm HùngTừ Liêm – Hà Nội. - Điên thoại : 04.37876988 Fax: 04.37876989 - Email: [email protected]. - Webside: PVV.com.vn. - Vốn điều lệ: 35.000.000.000 (ba mươi lăm tỷ đồng) 1.2. Đặc thù, lĩnh vực hoạt động: - Xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp - Dịch vụ tư vấn bất động sản. - Xây dựng công trình đường sắt và đường bộ. - Mua bán các máy móc thiết bị. - Sản xuất vật liệu bê tông thương phẩm. 1.3. Các ngành nghề kinh doanh: Số Ngành nghề TT 1 Môi giới bất động sản 2 Dịch vụ tư vấn bất động sản, quản lý bất động sản,quảng cáo bất động sản, đấu giá bất động sản 3 Thiết kế cơ điện công trình xây dựng 4 Thiết kế kết cấu công trình xây dựng dân dụng công nghiệp 5 Thiết kế kiến trúc công trình 6 Thiết kế đường dây và trạm biến áp đến 220KV 7 Giám sát thi công xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp trong lĩnh vực xây dựng và hoàn thiện 8 Sản xuất ,mua bán máy móc thiết bị, vật liệu xây dựng, đồ trang trí nội ngoại thất 9 Xây dựng nhà các loại ,xây dựngcông trìng đường sắt và đường bộ, xây dựng công trình công ích 10 Phá vỡ và chuẩn bị mặt bằng 11 Lắp đặt hệ thống cấp ,thoát nước ,lò sưởi và điều hòa không khí 12 Hoàn thiện công trình xây dựng 1.4. Quá trình phát triển: Công ty cổ phần đầu tư và vật liệu PVV là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc công ty cổ phần đầu tư xây dựng VINACONEX – PVC được thành lập theo quyết định số 0103042184 do sở kế hoạch thành phố Hà Nội ngày 17/11/2009 và đăng ký thay đổi lần I ngày 29/10/2010. * Phương châm hoạt động: “ thỏa mãn yêu cầu của khách hàng đem lại cho khách hàng những sản phẩm tốt nhất với sự phục vụ chuyên nghiệp nhất ’’. Nguồn nhân lực con người với đội ngũ cán bộ công nhân viên hầu hết chuyển từ đơn vị chủ quản là công ty cổ phần đầu tư xây dựng Vinaconex- PVC và các đơn vị có kinh nghiệm xây lắp và sản xuất bê tông thương phẩm chuyển đến nên có rất nhiều kinh nghiệm về lĩnh vực này. Các thiết bị máy móc cũng được đơn vị chủ quản hỗ trợ và đầu tư. Đó là nền tảng cho công ty cổ phần đầu tư và vật liệu PVV hoạt động và phát triển. * Năng lực thiết bị đề thi thử đại học : mặc dù thời gian thành lập chưa lâu nhưng công ty PVV đã có 06 trạm bê tông ,03 trạm tại Thanh Hóa và 01 trạm tại Hải Phòng với tổng công suất 180m3/h. Công ty mới lắp dựng thêm 03 trạm tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Thái Bình nâng tổng công suất lên tới 480m3/h. Công ty có đầu tư xe trộn bê tông ,xe xúc lật, xe vận chuyển bê tông…Hiện nay công ty còn đầu tư thêm hai dây chuyền sản xuất gạch Block với công suất 300m2/ngày. Tuy mới thành lập nhưng công ty cổ phần đầu tư và vật liệu PVV đã có những bước tiến lớn trong lĩnh vực xây dựng công trình dân dụng & công nghiệp , giao thông ,thủy lợi ,san lấp mặt bằng, xử lý nền móng công trình ,đầu tư kinh doanh bất động sản. Với sức trẻ và lòng nhiệt huyết trên cơ sở phát huy thế mạnh của Tập Đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam và Tổng Công Ty Đầu Tư Xây Dựng Vinaconex – PVC ,tập thể công ty cổ phần đầu tư và vật liệu PVV đang nỗ lực phấn đấu xây dựng công ty ngày một phát triển lớn mạnh và bền vững. * Chiến lược phát triển của công ty: Năm 2010: Hoàn thiện bộ máy tổ chức và hệ thống quản lý, phấn đấu thiết lập đầy đủ điều kiện để xây dựng công ty phát triển mạnh về thị trường cung cấp bê tông , kết hợp với xây lắp các công trình dân dụng và công nghiệp nhằm ổn định cơ sở vật chất , phúc lợi của công ty. Kế hoạch doanh thu sẽ đạt 250tỷ đồng ,lợi nhuận 12tỷ đồng. Công ty sẽ đi sâu vào thị trường bê tông thương phẩm và đẩy mạnh triển khai các hạng mục xây lắp hạ tầng ,đường giao thông thủy lợi , đầu tư thêm xe ,máy phục vụ cho việc cung cấp bê tông và các công trình xây lắp. Đặc biệt công ty còn sản xuất gạch Block lát vỉa hè cho các công trình trong và ngoài ngành. Đến năm 2012: Xây dựng thương hiệu công ty cổ phần đầu tư và vật liệu PVV thành công ty mạnh và mở rộng hoạt động thêm các ngành nghề kinh doanh nhằm thúc đẩy và phát triển công ty. Liên doanh liên kết với 2-3 đơn vị trong các lính vực sản xuất khác nhau..Xây dựng nâng cao năng lực bộ máy quản lý về mọi mặt, phấn đấu doanh thu sẽ đạt trên 400tỷ đồng ,lợi nhuận 20 tỷ đồng.Chuyển dịch cơ cấu doanh thu, thúc đẩy phát triển. Đến năm 2015: Tạo uy tín với các đơn vị bạn tạo tiền đề phát triển trở thành công ty mạnh . Doanh thu từ 1000- 1200 tỷ đồng, lợi nhuận 60- 100 tỷ đồng.Doanh thu đầu tư từ các lĩnh vực chiếm từ 20-40%. Tăng thu nhập của các cán bộ công nhân viên tăng bình quân 10- 15% mỗi năm.Đảm bảo phúc lợi cho cán bộ công ngân viên gồm: điều kiện làm việc , nhà ở, bảo hiêm, văn hóa- xã hội…phấn đấu công ty nằm trong những doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp vật liệu và ngành xây dựng. Tận dụng và phát huy mọi nguồn lực nhằm xây dựng công ty đầu tư và vật liệu PVV phát triển toàn diện, trở thành công ty mạnh, đặc biệt trong các lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng và các hạng mục về xây lắp,đồng thời là đơn vị tiềm năng và phấn đấu là những đơn vị mạnh trong sự phát triển của tổng công ty xây lắp dấu khí Việt Nam và tông công ty đầu tư xây dựng Vinaconex – PVC . Lấy hiệu quả sản xuất kinh doanh làm thước đo cho sự tăng trưởng bền vững, không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh nhằm đảm bảo lợi nhuận tăng dần hàng năm , cải thiện đời sống và mức thu nhập ổn định cho người lao động, đồng thời thực hiện các sứ mệnh với cộng đồng xã hội. Hoàn thiện tổ chức bộ máy và hệ thống quản lý , thiết lập đầy đủ các điều kiện để xây dựng công ty trở thành công ty có quy mô lớn. Thu hút ,đào tạo và phát triển nguồn nhân lực bằng tổng hợp các yếu tố:quyền lợi, thu nhập, phúc lợi, vị thế người lao động, văn hóa doanh nghiệp. Nâng cao năng lực thiết bị , năng lực chuyên môn. Chú trọng thiết bị sản xuất vật liệu xây dựng, thiết bị xây lắp nhà cao tầng và thiết bị xây lắp chuyên ngành.Tích cực nghiên cứu, tìm hiểu , áp dụng công nghệ mới. Liên doanh,liên kết , hợp tác với các đối tác chiến lược , tận dụng tối đa nguồn lực về tài chính và từ các dự án đầu tư tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam và tổng công ty đầu tư xây dựng Vinaconex – PVC . Huy động tối đa nguồn lực của đơn vị, tập trung trí tuệ của hội đồng quản trị ,ban giám đốc , cán bộ công nhân viên trong toàn công ty. * Nguyên tắc định hướng: - Kinh doanh trên cơ sở mang lại lợi ích cho cộng đồng và xã hội. - Sự hài lòng của khách hàng là sứ mệnh của công ty. - Quan hệ hợp tác với tất cả các bạn hàng trên mọi lĩnh vực. - Nguồn lực con người là tài sản quý giá nhất của PVV. - Mỗi cá nhân trong công ty là một thành viên trong ngôi nhà chung Vinaconex – PVC nhằm “dựng xây mơ ước” và thực hiện ước mơ cho tất cả các khách hàng. - Xây dựng những giá trị văn hóa tốt đẹp. 2, Thực trạng tổ chức bộ máy: 2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy: ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG BAN KIỂM SOÁT HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN PHÒNG THƯƠNG MẠI CÁC TRẠM BÊ TÔNG 2.2.Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban: 2.2.1.Đại hội đồng cổ đông: PHÒNG KỸ THUẬT TỔNG HỢP CÁC ĐỘI XÂY LẮP HẠ TẦNG PHÒNG THIẾT BỊ Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty gồm Đại hội đồng cổ đông thành lập, Đại hội đồng cổ đông thường niên, Đại hội đồng cổ đông bất thường. Chức năng của Đại hội đồng cổ đông là thảo luận và thông qua điều lệ; bầu Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát ; thông qua phương án sản xuất kinh doanh ; quyết định cơ cấu bộ máy tổ chức sản xuất của công ty,quyết định các vấn đề có lợi cho công ty 2.2.2. Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý công ty giữa hai kỳ đại hội. quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty ,trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị có nhiệm vụ quyết định các chiến lược,kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hàng năm ; kiến nghị loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán.; quyết định phương án đầu tư và dự án đầu tư của công ty. 2.2.3.Ban kiểm soát: Ban kiểm soát là người thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh của Công ty. Ban kiểm soát có 03 (ba) thành viên do Đại hội đồng cổ đông bầu, hoặc bầu bổ sung với đa số phiếu tính từ cao xuống thấp thực hiện theo phương án bầu dồn phiếu. Chức năng của Ban kiểm soát là kiểm tra tính hợp lý ,hợp pháp trong quản lý,điều hành hoạt động kinh doanh ,trong ghi chép sổ kế toán và báo cáo tài chính ; thẩm định báo cáo tài chính hàng năm của Công ty ,kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến quản lý ,điều hành hoạt động của Công ty báo cáo lên Hội đồng quản trị và Hội đồng cổ đông. 2.2.4.Ban Giám đốc: Giám đốc là người điều hành mọi hoạt động của công ty theo pháp luật , là người đại diện hợp pháp của công ty trước pháp luật về mối quan hệ giao dịch điều hành hoạt động của công ty, chịu trách nhiệm trước Tổng công ty về kết quả sản xuất kinh doanh và triệt để thực hiện các nghị quyết của Đại hội cổ đông, bị cách chức nếu điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh không hiệu quả. Phó Giám đốc là người giúp việc cho giám đốc : điều hành các lĩnh vưc hoạt động của Công ty theo sự phân cấp của giám đốc và chịu trách nhiệm trước giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được giám đốc phân công thực hiện. 2.2.5. Phòng Tổ Chức Hành Chính: Có nhiệm vụ tổ chức lao động trong công ty, tiến hành tuyển dụng nhân lực, tổ chức thi nâng bậc, theo dõi, quản lý, xếp lương, nâng lương cho người lao động. Đồng thời tính toán và theo dõi tình hình nộp BHXH của người lao động ,giải quyết các chính sách như ốm đau , hưu trí , thai sản … cho người lao động. 2.2.6. Phòng thương mại: Chức năng của phòng thương mại là xây dựng chiến lược và đề án kinh doanh;giới thiệu và mua bán sản phẩm,vật tư, thiết bị…Chịu trách nhiệm về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. 2.2.7. Phòng kế hoạch kỹ thuật: Là bộ phận chuyên về mảng thiết kế ,định tính và định lượng khối lượng sản xuất kinh doanh và chất lượng kỹ thuật của công trình( ví dụ như:thí nghiệm,phân tích độ chịu nén của bê tông…) 2.2.8.Phòng Tài Chính Kế Toán Là bộ phận tham mưu cho giám đốc trong việc xây dựng cơ chế hạch toán của công ty ,có nhiệm vụ: Hạch toán quá trình sản xuất kinh doanh của công ty, tiến hành phân tích các hoạt động sản xuất kinh doanh , thực hiện việc chi trả lương , trả thưởng , Bảo hiểm xã hội cho cán bộ công nhân viên trong công ty.Lập các kế hoạch tài chính ngắn hạn ,các kế hoạch đầu tư dài hạn phù hợp với định hướng phát triển của công ty. 2.2.9. Phòng Thiết Bị: Chức năng của phòng thiết bị là quản lý,điều động xe, máy móc Công ty ở các công trình mà Công ty đảm nhiệm thi công 2.2.10. Các trạm, tổ ,đội: Là các bộ phận sản xuất trực tiếp do công ty quản lý: như trạm trộn bê tông, đội sản xuất gạch….. 2.3. Đơn vị quản lý trực tiếp: Tổng công ty đầu tư xây dựng Vinaconex – PVC 2.4. Đơn vị quản lý chuyên môn: Sở kế hoạch đầu tư Thành phố Hà Nội. 2.5. Đơn vị chịu sự quản lý trực tiếp của công ty: Hiện tại công ty cổ phần đầu tư và vật liệu PVV tiếp quản 07 đội sản xuất bê tông thương phẩm và sản xuất gạch. Các tổ đột sản xuất này đóng rải rác trên địa bàn các tỉnh : Hà Nội, Hải Phòng ,Thái Bình và Thanh Hóa.Quy mô cơ cấu các đơn vị như sau: Bảng 1: Cơ cấu lao động các tổ,đội sản xuất tháng 3/2011. S Tổ,đội Số Giới ố TT lượng tính nữ (người N N ) am ữ 1 Trạm bê tông 13 1 0 Đình Vũ 3 2 Trạm bê tông 18 1 2 Nghi Sơn 6 3 Trạm bê tông 12 1 0 Thái Bình 2 4 Đội sản xuất 4 4 0 gạch 5 Công trường 22 1 3 Nghi Sơn 9 6 Trạm Hà Nội 26 2 3 3 7 Tổ bơm tĩnh 10 1 0 0 ( Nguồn : phòng tổ chức hành chính) Tỷ lệ (%) 0 11 0 0 13 12 0 Nhận xét: Nhìn vào sơ đồ tổ chức của Công ty cho thấy Công ty PVV là một doanh nghiệp có quy mô vừa, cơ cấu bộ máy khá đồng bộ và hoàn chỉnh.Mô hình quản lý theo kiểu trực tuyến chức năng,phân cấp quản lý theo chiều dọc ,phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiêp II – THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC VÀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC: 1.Thực trạng nguồn nhân lực: Bảng 2: thống kê tình hình sử dụng lao động tại công ty PVV Số Phòng ban Số Giới tính Trình độ TT người Nam Nữ Đại Cao Trung Lao Học Đẳng Cấp Động Phổ Thông Bằng Nghề,Chứng Chỉ 1 2 3 4 Ph òn g Tổ ch ức hà nh chí nh 5 6 7 8 9 10 11 12 Hội đồng quản trị Ban giám đốc Ban cố vấn 1 1 0 1 0 0 0 0 4 4 0 4 0 0 0 0 2 1 1 2 0 0 0 0 11 7 4 5 0 1 1 4 Phòng kế toán tài chính Phòng kế hoạch kỹ thuật Phòng thiết bị Phòng thương mại Trạm bê tông đình vũ Trạm bê tông Nghi Sơn Trạm bê tông Thái Bình Đội sản 5 1 4 4 1 0 0 3 2 1 3 0 0 0 0 3 3 0 3 0 0 0 0 10 6 4 8 0 2 0 0 13 13 0 1 1 0 4 7 18 16 2 1 0 2 4 11 12 12 0 1 2 7 2 0 4 4 0 1 0 1 2 0 13 14 15 16 xuất gạch Công trường Nghi Sơn Trạm Hà Nội Tổ Bơm Tĩnh Tổng 22 19 3 8 3 0 4 7 26 23 3 5 1 2 1 17 10 10 0 0 3 2 1 4 144 122 22 47 11 17 19 50 (Nguồn : phòng Tổ Chức Hành Chính ,tháng3/2011) 2, Thực trạng công tác quản trị nguồn nhân lực: 2.1. Bộ máy đảm nhiệm công tác quản trị nhân lực: Do thời gian thành lập chưa lâu, quy mô nhân lực chưa thực sự lớn nên công ty cổ phần đầu tư và vật liệu PVV chưa có hệ thống bộ máy riêng đảm nhiệm chức năng quản trị nguồn nhân lực.Hiện tại chức năng quản trị nguồn lực của tổ chức do một số người thuộc phòng Tổ chức Hành Chính đảm nhiệm dưới sự điều hành và quản lý chung của giám đốc công ty. Cụ thể: Bảng 3 : Cơ cấu bộ máy quản trị nhân lực công ty PVV Số TT Họ Và Tên Năm sinh Giới tính Nghề Đào Tạo Bằng Cấp Chức vụ - Chức Danh 1 Đỗ Quang Suất Đỗ Tuấn Anh 1978 Nam Kỹ sư kinh doanh Cao học Trưởng phòng 1979 Nam Cử nhân Quản trị kinh doanh Đại học Phó phòng 2 Thâm niên công tác (năm) 10 8 3 Đàm Thị Lan Hương 1977 Nữ Cử nhân ngoại ngữ Đại học Nhân viên 8 (Nguồn : phòng tổ chức hành chính ) 2.2 Tổ chức công tác quản trị nhân lực: 2.2.1. Phân công nhiệm vụ: * Ông Đỗ Quang Suất ,Chức vụ : Trưởng phòng Tổ Chức Hành Chính có nhiệm vụ : - Nắm bắt tình hình nhân sự của toàn công ty (biến động: tăng/giảm ; nhu cầu nhân lực của công ty ; tình hình biến động nhân lực trên thị trường lao đông…) để báo cáo, tham mưu với ban giám đốc nhằm đưa ra những kế hoạch nhân lực kịp thời cho tổ chức. - Hỗ trợ Giám đốc trong việc quản lý thông tin nhân lực, tình hình thực hiện công việc của cán bộ công nhân viên trong toàn công ty( mức độ chấp hành nội quy lao động của công ty, thành tích xuất sắc trong công việc, vi phạm kỷ luật…) để báo cáo với lãnh đạo công ty nhằm đưa ra những biện pháp kịp thời. - Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về các vấn đề thuộc chức năng nhân sự như: tuyển dụng , đào tạo & phát triển ,quản lý tiền lương , thù lao phúc lợi cho người lao động…. * Ông Đỗ Tuấn Anh – Chức vụ : Phó phòng , có nhiệm vụ: - Hỗ trợ Trưởng phòng tổ chức hành chính thực hiện các chức năng nhân sự, xây dựng và triển khai thực hiện các chính sách nhân sự. - Chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng nhân sự về việc triển khai và thực hiện các chức năng nhân sự, công tác quản lý và tổ chức nhân sự của tổ chức. - Thực hiện một số chức năng khác mà Trưởng phòng tổ chức giao phó. *Bà Đàm Thị Lan Hương – Nhân viên phòng hành chính nhân sự, có nhiệm vụ: - Quản lý hồ sơ nhân sự của cán bộ công nhân viên trong công ty. - Thực hiện chấm công và tính lương cho cán bộ công nhân viên trong công ty. 2.2.2.Cách thức tổ chức cập nhật, quản lý, sử dụng thông tin nhân lực: Do công ty mới thành lập, tình hình tổ chức nhân sự chưa thực sự ổn định ; mặt khác do điều kiện tài chính còn khiêm tốn nên công ty cổ phần đầu tư và vật liệu PVV hiện tại chưa áp dụng phần mềm hỗ trợ quản trị nhân sự. Việc quản lý , cập nhật thông tin nhân sự cũng như lưu trữ hồ sơ… đều thực hiện bằng các phương pháp thủ công.Ví dụ như:cập nhật và sàng lọc hồ sơ nhân lực hoặc đánh giá kết quả thực hiện công việc … đều do người làm công tác quản trị tự làm. Nhận xét: Bộ máy tổ chức quản trị nhân lực của công ty PVV còn quá ít, mỗi người phải đảm nhiệm khá nhiều chức năng, nhiệm vụ trong khi công ty chưa áp dụng phần mềm hỗ trợ quản trị nhân lực.Như vậy,theo mục tiêu chiến lược mà công ty đã vạch ra thì công ty cổ phần đầu tư và vật liệu PVV cần phải xây dựng và bổ sung thêm cơ cấu tổ chức của bộ máy quản trị nhân lực để tương xứng với quy mô và vị thế của Công ty. 2.3. Thực trạng tổ chức thực hiện một số hoạt động chức năng cơ bản: 2.3.1. Phân tích công việc và đánh giá thực hiện công việc 2.3.1.1. Phân tích công việc: Công Ty Cổ Phần Đầu Tư & Vật Liệu PVV là đơn vị chịu sự quản lý của Tổng Công ty Đầu Tư và Xây Dựng Vinaconex – PVC, do vậy cho đến thời điểm hiện tại kể từ khi thành lập , Công ty PVV chưa tiến hành phân tích công việc. Các chức danh công việc trong công ty ; chức năng, nhiệm vụ của mỗi chức danh cơ bản đều dựa vào mẫu bản mô tả công việc, bản yêu cầu đối với người thực hiện công việc và bản tiêu chuẩn thực hiện công việc từ Công ty mẹ ( Tổng công ty đầu tư và xây dựng Vinaconex – PVC) ,có sửa đổi,bổ sung cho phù hợp với quy mô, cơ cấu hiện tại của công ty. 2.3.1.2. Đánh giá thực hiện công việc: Hiện tại Công ty cổ phần đầu tư và vật liệu PVV tiến hành đánh giá thực hiện công việc của toàn bộ cán bộ công nhân viên trong công ty theo “ Quy chế đánh giá thực hiện công việc của Công ty cổ phần đầu tư và vật liệu PVV” ban hành kèm theo Quyết định số 08 QĐ/HĐQT- VP ngày 01/12/2009 của Hội Đồng Quản Trị Công Ty. Nội dung của quy chế bao gồm: - Hội đồng đánh giá. - Quy định của hội đồng đánh giá. - Mục tiêu và các yêu cầu của công tác đánh giá thực hiện công việc. - Hệ thống các tiêu chí đánh giá. - Kết quả đánh giá. - Phỏng vấn đánh giá( giải đáp thắc mắc , khiếu nại của kết quả đánh giá) - Kết thúc đánh giá. Theo quy chế, Công ty PVV tiến hành đánh giá thực hiện công việc cho toàn bộ cán bộ công nhân viên trong công ty theo chu kỳ 06 tháng/01 lần đối với khối nhân viên hành chính văn phòng, 03 tháng/01 lần đối với khối công nhân trực tiếp sản xuất.Phương phap đánh giá : Sử dụng phương pháp bình điểm.Hội đồng đánh giá bao gồm Ban Giám đốc, Cán bộ phụ trách công tác quản trị nhân lực và trưởng bộ phận quản lý trực tiếp. Quy trình đánh giá được tiến hành như sau: mỗi cá nhân trong công ty được phát một bản tự đánh giá tình hình thực hiện công việc của bản thân; sau đó gửi lên lãnh đạo bộ phận quản lý trực tiếp. Người lãnh đạo quản lý trực tiếp có trách nhiệm đánh giá lại tính chính xác của mỗi bản tự đánh giá cá nhân và tổng hợp, trình lên hội đồng đánh giá.Sau khi tổng hợp kết quả đánh giá từ lãnh đạo các bộ phận, hội đồng đánh giá tiến hành đánh giá và ra kết quả đánh giá.Sau khi ra kết quả đánh giá nếu cá nhân nào có thắc mắc về kết quả đánh giá của bản thân thì gửi đơn đề nghị lên Hội đồng đánh giá trình bày thắc mắc của bản thân.Hội đồng đánh giá sẽ tiến hành đánh giá lại và giải đáp thắc mắc.Kết thúc đánh giá : các cá nhân và lãnh đạo bộ phận chịu trách nhiệm thi hành quyết định đánh giá của Hội đồng đánh giá. Nhận xét Công tác đánh giá thực hiện công việc ở công ty PVV được thực hiện một cách công khai và có tiêu chí rõ ràng,có sự trao đổi cởi mở giữa nhân viên và quản lý.Quy trình này đã hạn chế được tính chủ quan của người đánh giá,đảm bảo tính khách quan,công bằng cho người lao động. 2.3.2 Công tác tuyển dụng nhân lực: Việc tuyển dụng lao động và trả lương thực hiện theo chế độ Hợp đồng lao động. Hội đồng quản trị Công ty phê duyệt mức tối đa tổng số nhân viên biên chế và quỹ lương toàn Công ty. Giám đốc Công ty căn cứ vào mức ấn định của Hội đồng quản trị có quyền tuyển dụng và ký kết hợp đồng lao động và bố trí lao động theo nhu cầu của Công ty trên cơ sở định mức lao động. (nghiên cứu tiếp ở phần hai:chuyên đề chuyên sâu) 2.3.3.Công tác đào tạo nhân lực: Hiện tại công ty PVV chưa có quy chế đào tạo riêng.Công tác đào tạo của công ty được thực hiện theo quy chế đào tạo của Tổng công ty đầu tư xây dựng Vinaconex – PVC ban hành kèm theo quyết định số 94 QĐ/ HĐQT- VP ngày 15/02/2007 của hội đồng quản trị công ty. Công ty PVV đang trong quá trình xây dựng quy chế đào tạo riêng. Kể từ lúc thành lập đến nay, công tác đào tạo nhân lực của công ty được thực hiện như sau: Phụ trách bộ phận xác đinh nhu cầu đào tạo gửi phòng tổ chức hành chính theo biểu mẫu (BM/PVV/04). Phòng tổ chức hành chính xem xét nhu cầu cần đào tạo dựa trên cơ sở:1- phân tích tổ chức(mục tiêu định hướng của tổ chức, khả năng tài chính của tổ chức,cơ sở vật chất…) ; 2-phân tích công việc ( nhiệm vụ của công việc và yêu cầu của người thực hiện công việc đó ;3- phân tích cá nhân ( trình độ, năng lực, kết quả thục hiện công việc hiện tại, cần thêm những kỹ năng gì…). Sau khi phân tích, nếu xét thấy có nhu cầu cần phải đào tạo, phòng tổ chức hành chính lập kế hoạch đào tạo và trình lên Giám đốc duyệt.Nếu Giám đốc đồng ý phòng tổ chức hành chính tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo. Sau đào tạo phòng tổ chức hành chính tiến hành đánh giá kết quả đào tạo.Nếu kết quả không đạt thì tiến hành đào tạo lại; nếu kết quả đạt thì lưu kết quả đào tạo trong hồ sơ đào tạo cá nhân. Nhận xét: theo kết quả đào tạo cho thấy ,công ty PVV mặc dù chưa có quy chế đào tạo riêng nhưng công tác đào tạo được thực hiện khá hiệu quả.Công tác đào tạo bám sát thực tế và thỏa mãn nhu cầu của cá nhân và đơn vị.Sau đào tạo hầu hết các cá nhân hoàn thành tốt công việc được giao. 2.3.4. Công tác thù lao, phúc lợi cho người lao động: 2.3.4.1.Công tác trả lương, trả thưởng: a.Công tác trả lương: Công tác trả lương của công ty cổ phần đầu tư và vật liệu PVV được thực hiện theo Quy chế trả lương của công ty ban hành kèm theo quyết định số 10 QĐ/HĐQTVP ngày 01/12/2009 của Hội đồng quản trị công ty(gồm 05 chương và 19 điều). Theo quy chế : - Quỹ lương của công ty được thành lập từ: 1- Doanh thu từ các hoạt động kinh doanh và các nguồn khác của công ty ; 2- Quỹ lương dự phòng từ năm trước chuyển sang ; 3- Các khoản thu khác. - Công ty PVV tiến hành trả lương cho người lao động theo nguyên tắc phân phối theo lao động ; trả lương theo công việc được giao gắn với mức độ phức tạp, tính trách nhiệm của công việc đòi hỏi , mức độ hoàn thành công việc,số ngày công thực tế ,không phụ thuộc vào hệ số mức lương được xếp theo Nghị định số 205/2004/NĐCP ngày 14/12/2004, Nghị định số 206/2004/NĐCP ngày 14/12/2004 của Chính Phủ. -Phương pháp tính lương như sau: Công thức tính: TL = Lcb + Lcd +PC Trong đó: * TL: tiền lương hiện hưởng . * Lcb: tiền lương cơ bản. * Lcd: tiền lương chức danh. * PC : phụ cấp (theo điều 17 được quy định trong quy chế) ( Mcb x TGtt) Lcb = TGqd (TGqd: thời gian quy định 24 ngày công nếu không làm vào chủ nhật và chiều thứ 7 ; TGtt : thời gian thực tế đi làm trong tháng) Mcb: Mức lương cơ bản ( theo điều 8 trong quy chế) ([Lkx x Hcd x Hbx x Hkv] x TGtt ) Lcd = TGqd Lk :hệ số năng suất - Đối với nhóm quản lý điều hành SX (a) :Lk1 = 700.000 đồng - Đối với nhóm cán bộ CMNV và trực tiếp sản xuất (b): Lk2 = 600.000 đồng. Hcd: Hệ số chức danh công việc (Bảng hệ số theo phụ lục kèm theo) Hbx : Hệ số bình xét hoàn thành công việc. Hkv: Hệ số khu vực Mức A* Hệ số 1.2 A 1.0 B 0.9 C 0.7 D 0 Hbx Nội dung điều kiện - Đi làm đủ công(24 công) - Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hoặc có thành tích đặc biệt trong tháng. -Đi làm đủ công(24 công) - Hoàn thành tốt nhiệm vụ. -Đi làm không đủ công (20 - Xem thêm -

Tài liệu liên quan