Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Thực trạng công tác chăm sóc phục hồi chức năng vận động cho người bệnh đột quỵ ...

Tài liệu Thực trạng công tác chăm sóc phục hồi chức năng vận động cho người bệnh đột quỵ não tại bệnh viện phục hồi chức năng thái bình năm 2022

.PDF
52
1
68

Mô tả:

NGUYỄN THỊ LUYÊN BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NGUYỄN THỊ LUYÊN THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHĂM SÓC PHỤC HỒI CHỨC NĂNG VẬN ĐỘNG CHO NGƯỜI BỆNH ĐỘT QUỴ NÃO TẠI BỆNH VIỆN PHỤC HỒI CHỨC NĂNG THÁI BÌNH NĂM 2022 BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NAM ĐỊNH 2022 NAM ĐỊNH- 2022 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH NGUYỄN THỊ LUYÊN THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHĂM SÓC PHỤC HỒI CHỨC NĂNG VẬN ĐỘNG CHO NGƯỜI BỆNH ĐỘT QUỴ NÃO TẠI BỆNH VIỆN PHỤC HỒI CHỨC NĂNG THÁI BÌNH NĂM 2022 Chuyên ngành: Nội người lớn BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: ThS. Nguyễn Trường Sơn NAM ĐỊNH- 2022 i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp và khóa học này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến: Ban Giám hiệu trường Đại học Điều dưỡng Nam Định, Phòng đào tạo Sau đại học và Quý Thầy/Cô giáo Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định đã tận tình dìu dắt, trang bị kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập tại trường. Ban Giám Đốc Bệnh viện Phục hồi chức năng Thái Bình, Ban lãnh đạo các Khoa đã động viên, giúp đỡ hết mình để tôi hoàn thiện được chuyên đề. Đặc biệt tôi xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc đến: Thạc sỹ Nguyễn Trường Sơn, người thầy đã trực tiếp hướng dẫn làm chuyên đề, đã tận tình quan tâm giúp đỡ và động viên tôi trong quá trình học tập và hoàn thành chuyên đề này. Xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới gia đình, bạn bè đã tận tình giúp đỡ và đã động viên khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành chuyên đề. Nam Định, ngày tháng năm 2022 Người thực hiện chuyên đề Nguyễn Thị Luyên ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình của riêng tôi, do tôi lần đầu thực hiện, các số liệu trong báo cáo là trung thực, chính xác và đáp ứng các quy định về trích dẫn. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về cam đoan này. Người cam đoan Nguyễn Thị Luyên iii MỤC LỤC Lời cảm ơn ...................................................................................................... i Lời cam đoan ................................................................................................. ii Danh mục chữ viết tắt ................................................................................... iii Danh mục bảng ............................................................................................. iv Danh mục hình ............................................................................................. vii Đặt vấn đề ...................................................................................................... 1 Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn ............................................................. 3 1.1. Cơ sở lý luận ....................................................................................... 3 1.2 Cơ sở thực tiễn…………………………………………………………19 Chương 2. Mô tả vấn đề cần giải quyết ........................................................ 25 Chương 3. Bàn luận........................................ Error! Bookmark not defined. Kết luận………………….…………………………………………………..36 Đề xuất giải pháp…………………………………………………………....37 Tài liệu tham khảo Phụ lục iv DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ĐQN Đột quỵ não PHCN Phục hồi chức năng v DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Sự thay đổi các hoạt động hàng ngày của người bệnh trước và sau khi ra viện theo chỉ số Barthel ...................................................................... 30 vi DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1.1. Tỷ lệ hiện mắc đột quỵ não theo tỉnh/thành phố Việt Nam năm 2013 - 2014………………………………………………………………….21 vii DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Đột quỵ não .................................... Error! Bookmark not defined. Hình 2.1. Bệnh viện Phục hồi chức năng Thái Bình…………………………25 Hình 2.2. Hướng dẫn người bệnh sử dụng xe lăn……………………………27 Hình 2.3. Phục hồi chức năng vận động bàn ngón tay .................................. 27 Hình 2.4. Phục hồi chức năng khớp vai và chi dưới...................................... 27 Hình 2.5. Điện xung phục hồi chức năng chi dưới ........................................ 28 Hình 2.6. Tập vận động cho người bệnh ....... Error! Bookmark not defined.8 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Đột quỵ não là một hội chứng lâm sàng được đặc trưng bởi một sự mất chức năng não cấp tính cục bộ, được xác định khi có sự suy giảm các dấu hiệu thần kinh cục bộ hoặc toàn thể, xảy ra đột ngột và kéo dài trên 24 giờ hoặc dẫn tới tử vong [1]. Đột quỵ não là nhóm bệnh gây tử vong và tàn tật khá phổ biến trên thế giới, tạo ra gánh nặng bệnh tật cho gia đình và xã hội. Năm 2004, chi phí cho đột quỵ não ước tính 53,6 tỷ đô la (chi phí trực tiếp và gián tiếp). Đột quỵ não là căn nguyên hàng đầu ảnh hưởng đến chức năng sống: 20% bệnh nhân sống sót cần được chăm sóc tạm thời sau 3 tháng và 15% đến 30% bị tàn tật lâu dài. Ước tính chỉ có khoảng hơn 60% bệnh nhân đột quỵ sống sót trong đó có 10% khỏi hoàn toàn, 25% di chứng nhẹ, 40% di chứng vừa và nặng cần trợ giúp một phần hoặc hoàn toàn [2]. Một số nghiên cứu tại Việt Nam cho thấy tỷ lệ di chứng nhẹ và vừa của đột quỵ não là 68,42%, tỷ lệ di chứng nặng là 27,69%, trong đó di chứng về vận động chiếm đến 92,96%. Các rối loạn về vận động không chỉ ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống mà còn làm giảm khả năng tái hòa nhập vào đời sống cộng đồng của người bệnh [1], [3], [4]. Hiện nay, tỷ lệ người bệnh đột quỵ của nước ta đang ngày càng gia tăng do nhiều nguyên nhân khác nhau như bệnh huyết áp, đái tháo đường, các bệnh van tim, béo phì [4]. Đột quỵ biểu hiện đặc trưng các tổn thương cấp tính, có thể gây tử vong nhanh chóng hoặc để lại nhiều di chứng nặng nề bao gồm liệt nửa người, không tự đi lại được, khó khăn trong hoạt động sinh hoạt hàng ngày, phải phụ thuộc hoàn toàn vào sự phục vụ của người khác…[6]; vì vậy, nếu người bệnh đột quỵ không được phục hồi tốt thì di chứng để lại sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người bệnh như: sa sút trí tuệ, giảm hoặc mất khả năng vận động, thậm chí có những người bệnh chỉ nằm một chỗ, vô cảm hoàn toàn với thời gian, kéo theo tình trạng kinh tế gia đình suy sụp, nó thực sự là gánh nặng cho toàn xã hội [2]. 2 Người bệnh đột quỵ cần được chăm sóc phục hồi chức năng đặc biệt là chức năng vận động. Điều dưỡng trong khoa là người trực tiếp chăm sóc, giúp người bệnh vận động sớm. Để nâng cao hiệu quả chăm sóc phục hồi chức năng vận động cho người bệnh đột quỵ não điều trị tại Bệnh viện Phục hồi chức năng Thái Bình chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Thực trạng công tác chăm sóc phục hồi chức năng vận động cho người bệnh đột quỵ não tại Bệnh viện Phục hồi chức năng Thái Bình năm 2022”, với hai mục tiêu: 1. Mô tả thực trạng chăm sóc phục hồi chức năng vận động cho người bệnh đột quỵ não tại Bệnh viện Phục hồi chức năng Thái Bình năm 2022. 2. Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng chăm sóc phục hồi chức năng vận động cho người bệnh đột quỵ não tại Bệnh viện Phục hồi chức năng Thái Bình. 3 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1.1. Đại cương về Đột quỵ não 1.1.1.1. Định nghĩa Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO, 1989), đột quỵ được xác định khi có sự suy giảm các dấu hiệu thần kinh cục bộ hoặc toàn thể, xảy ra đột ngột và kéo dài trên 24h (hoặc dẫn đến chết), được xác định do nguồn gốc mạch máu và không do chấn thương. Đột quỵ não bao gồm: nhồi máu não, chảy máu trong não nguyên phát, chảy máu trong não thất và hầu hết các trường hợp chảy máu dưới nhện. Theo quy ước này thì ĐQN không bao gồm chảy máu dưới màng cứng, chảy máu ngoài màng cứng, chảy máu trong não hoặc nhồi máu do nguyên nhân chấn thương. Đột quỵ não có hai thể chính là: chảy máu não và thiếu máu não cục bộ (nhồi máu não) trong đó thể chảy máu não chiếm khoảng 15%-20%, thể nhồi máu não chiếm khoảng 75%-80% [1], [3]. Hình 1.1: Đột quỵ não 4 1.1.1.2. Phân loại bệnh theo ICD 10 Theo phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10-1992 (ICD 10-1992) bệnh mạch máu não được xếp ở phần bệnh tim mạch gồm có: I.60 – Chảy máu dưới màng nhện I.61 – Chảy máu trong não I.62 – Chảy máu trong sọ khác không do chấn thương I.63 – Nhồi máu não I.64 – Đột quỵ không xác định rõ chảy máu I.65 – Tắc hẹp động mạch trước não không gây nhồi máu não I.66 – Tắc hẹp động mạch của não không gây nhồi máu não I.67 – Các bệnh mạch máu khác I.68 – Các rối loạn tuần hoàn não do các bệnh lý được xếp loại ở phần khác I.69 – Di chứng các bệnh mạch máu não Bệnh mạch máu não được xếp ở phần bệnh thàn kinh bao gồm: G.45 – Thiếu máu não cục bộ tạm thời G.46 – Các hội chứng và bệnh mạch máu não (chia từ G.46.0 đến G.46.8), Trong đó chảy máu não được phân loại chi tiết từ I.61.0 đến I.61.8, nhồi máu não được phân loại chi tiết từ I.63.0 đến I.63.8 1.1.1.3. Bệnh học và bệnh sinh Chảy máu não Chảy máu não chiếm khoảng 15% trong đột quỵ não, bệnh cảnh tiến triển nhanh, cấp bách, tử vong cao hơn nhiều so với thiếu máu não cục bộ nhưng nếu qua giai đoạn cấp thì thường hồi phục tốt, có khi không có di chứng do cục máu tiêu đi và mô não hết bị chèn ép trở về vị trí cũ. Vị trí chảy máu có đặc điểm riêng liên quan khác nhau đến nguyên nhân, xử trí, tiên lượng như: 5 - Chảy máu bao trong thường do tăng huyết áp, động mạch vỡ là động mạch bèo vân (động mạch Charcot), máu chảy lớn, tử vong cao. - Chảy máu thùy não, vị trí thùy não dưới vỏ chất trắng, đường kính thường nhỏ, vừa, gặp ở người bệnh trẻ, kết quả điều trị nội hay ngoại khoa đều cho kết quả tốt. thường không tìm được nguyên nhân nên gọi là chảy máu tự phát (một số trường hợp phát hiện có dị dạng mạch vi thể). - Chảy máu thân não tiên lượng rất nặng, tỷ lệ tử vong rất cao, trừ khi ổ chảy máu rất nhỏ. - Chảy máu tiểu não do đặc điểm giải phẫu dưới lều thường tử vong vì lọt hạnh nhân tiểu não, phẫu thuật sớm thường kết quả tốt. - Chảy máu não thất tiên phát: máu chảy ngay trong não thất - Chảy máu nõa thất thứ phát: máu chảy từ mô não vào não thất Các nguyên nhân thường gặp trong chảy máu não là: - Chảy máu não do tăng huyết áp - Chảy máu thùy não nguyên nhân không xác định - Vỡ túi phình động mạch - Vỡ dị dạng động tĩnh mạch - Các bệnh gây chảy máu: bạch cầu cấp, giảm fibrin, giảm tiểu cầu, suy tủy, tiêu sợi tơ huyết, bệnh ưa chảy máu - Chảy máu vào tổ chức não tiên phát - Chảy máu do nhồi máu động mạch và tĩnh mạch não - Các nguyên nhân hiếm gặp: do dùng thuốc giãn mạch, sau gắng và sức căng thẳng tâm lý, sau chụp mạch não, rò tĩnh mạch xoang hang,… Các thống kê dịch tễ cho thấy chảy máu não gần như hầu hết bắt nguồn từ những phình mạch, các phình mạch này chủ yếu thấy tại các động mạch xuyên, chúng là tận cùng của các động mạch nền não, thân não, tiểu não sau dưới và tiểu não trước trên, đường kính từ 20 đến 200 micromet; thành động 6 mạch, cụ thể lớp nội mạch và lớp màng đàn hồi bị hư biến có thể hoặc không kèm theo thương tổn lớp trung bào và lớp áo ngoài. 1.1.1.4. Bệnh học và bệnh sinh Nhồi máu não Thiếu máu não cục bộ là hậu quả của sự giảm lưu lượng máu, hoặc đình chỉ sự lưu thông của một hoặc nhiều động mạch mà chúng có trách nhiệm tưới máu, nuôi dưỡng vùng nào đó của não. Tổ chức não sau nơi mạch máu bị tổn thương sẽ xuất hiện những biến đổi nhanh hay chậm phụ thuộc vào lưu lượng máu, lưu lượng máu càng thấp thì thời gian đưa đến thiếu máu não cục bộ càng sớm, khả năng hoại tử tế bào thần kinh càng nhiều [1]. 100g não cần 50ml máu bình thường trong một phút; nếu giảm từ 50 xuống 20ml tế bào thần kinh duy trì quá trình tiến tới thiếu máu não; nếu lưu lượng dao động từ 20 đến 10ml/phút các tế bào thần kinh mất chức năng, nếu tiếp tục kéo dài, đời sống tế bào thần kinh đình chỉ, vùng chung quanh ở trạng thái nửa tối; nếu lưu lượng còn 10 xuống 6ml/phút đây là ngưỡng nhồi máu não thự sự, mất sự cực hóa của màng tế bào thần kinh đưa đến hư biến sinh hóa nặng nề đưa đến chết tế bào thần kinh. Các nghiên cứu của các tác giả Heiss, Siejo và Hossman cho thấy, mức tới hạn của lưu lượng máu não là 23ml/100g/phút. Nếu sau một thời gian ngắn lưu lượng máu não về trên mức tới hạn, tổn thương não được hồi phục. Lưu lượng máu não dưới 8ml sẽ dẫn đến nhũn não, khi lưu lượng trong khoảng 8ml đến 23ml/100g/phút sẽ gây ra tình trạng giảm tưới máu não (hypoperfusion), vùng bị giảm tưới máu não được gọi là vùng tranh tối tranh sáng (penumbra) Các nguyên nhân thường gặp gây nhồi máu não như: Nguyên nhân tại mạch máu não như xơ vữa thành mạch, làm hẹp động mạch, viêm động mạch nhất là động mạch nhỏ. Nguyên nhân từ nơi khác như mảng xơ vữa, một hoặc nhiều huyết khối di chuyển tới một nhánh động mạch gây lấp mạch. 7 1.1.1.5. Các yếu tô nguy cơ gây đột quỵ não Nhóm các yếu tố không thể tác động thay đổi được [1],[3]. Lứa tuổi: Theo Tổ chức Y tế Thế giới, ĐQN có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Tuổi càng cao nguy cơ ĐQN càng nhiều. Theo thống kê cho thấy, ở lứa 55 tuổi thì cứ sau mỗi mười năm thì nguy cơ ĐQN lại tăng gấp đôi. Theo tác giả Hồ Hữu Lương, ĐQN ở người dưới 50 tuổi là 28,7%; người trên 50 tuổi là 72,1% Giới: Nam giới bị ĐQN nhiều hơn nữ giới, theo một số nghiên cứu cho thấy tỷ lệ nam giới/nữ giới là 1,5/1. Theo tiểu ban Đột quỵ của Hiệp hội Thần kinh học các nước Đông Nam Á, có 58% ĐQN gặp ở nam giới. Chủng tộc: Người da đen có tỷ lệ mắc ĐQN cao nhất, sau đó đến người da vàng và cuối cùng là người da trắng. Di truyền: Tiền sử di truyền do bố mẹ, hay chị em bị ĐQN đều được chứng minh làm tăng nguy cơ ĐQN. Nhóm các yếu tố có thể tác động thay đổi được Các yếu tố có thể tác động thay đổi được gồm: Tăng huyết áp, bệnh tim, đái tháo đường, tăng cholesterol máu, thuốc lá, TIA, Migraine, thuốc tránh thai, nghiện rượu, lạm dụng thuốc, ít vận động, béo phì... Tăng huyết áp: Tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất đối với ĐQN, các nghiên cứu cho thấy tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ độc lập, ổn định của ĐQN. Theo Raph L, khi huyết áp tâm thu > 165/95mmHg khả năng bị ĐQN tăng từ 2,5 - 4 lần. Các nghiên cứu đều thống nhất đều trị tăng huyết áp là ưu tiên hàng đầu cho việc giảm tỷ lệ mắc ĐQN. Bệnh tim mạch: Nguy cơ tiềm tàng gây tắc mạch não nguồn gốc do tim là trên 40% trong các trường hợp ĐQN không xác định ở người trẻ tuổi. ĐQN liên quan chặt chẽ với các bệnh tim có triệu chứng và không có triệu chứng. Đái tháo đường (ĐTĐ): Những nghiên cứu gần đây cho thấy ĐTĐ là yếu tố nguy cơ độc lập của ĐQN. Nghiên cứu Ishikawa R trên người có độ tuổi từ 30 - 60 cũng cho thấy rằng ĐTĐ type II làm tăng tỷ lệ mắc ĐQN 3 lần ở nam 8 và 4 - 4,5 lần ở nữ. Thomas Jeerakathil (2007) còn khẳng định ĐTĐ làm tăng tỷ lệ mắc ĐQN từ 2 - 6,5 lần, tăng tỷ lệ tử vong lên 2 lần. Rối loạn lipit máu: Lipid trong huyết tương là nguồn dự trữ năng lượng của cơ thể, tồn tại dưới dạng kết hợp với protein tạo thành các lipoprotein và chia 3 loại: Lipoprotein trọng lượng phân tử thấp (LDL - C) chiếm 40 - 50% các loại lipoprotein và tham gia vào cơ chế làm dày lớp áo trong của thành mạch máu. Lipoprotein trọng lượng phân tử cao (HDL- C) chiếm tỷ lệ 17 - 23% các loại lipoprotein có tác dụng bảo vệ thành mạch máu. Triglycerid chiếm 8 - 12% các loại lipoprotein cũng tham gia vào làm dày thành mạch máu. Rối loạn Lipid máu là những biểu hiện bất thường về nồng độ của một hoặc nhiều các thành phần trên [16]. Cholesterol LDL tăng 10% thì nguy cơ tim mạch tăng lên 20% thông qua xơ vữa động mạch. Mức Cholesterol HDL thấp có mối quan hệ có ý nghĩa và độc lập với sự gia tăng tỷ lệ mới mắc ĐQN và nhồi máu não. Khi Cholesterol máu < 160mg/dl thì có liên quan đến sự gia tăng chảy máu não. Nghiên cứu của Ishikawa R cũng cho thấy tăng Cholesterol LDL là yếu tố nguy cơ gây nhồi máu não. Hút thuốc lá: Hút thuốc lá được cho là yếu tố nguy cơ đáng kể, độc lập và liên quan đến 50% yếu tố nguy cơ tăng ĐQN ở cả nam và nữ ở tất cả các độ tuổi. Hẹp động mạch cảnh không triệu chứng: Là yếu tố nguy cơ có thể can thiệp được của ĐQN theo Raph L. Sacco (2004). Những người bệnh có hẹp lòng động mạch < 75%, tỷ lệ mắc tai biến mạch máu não tăng mỗi năm 1,3%, nếu hẹp lòng động mạch > 75%, tỷ lệ này là 3,3%. Béo phì: Béo phì và thừa cân được xác định là sự tích lũy mỡ bất thường hoặc quá mức làm tổn hại đến sức khỏe (WHO - 1989). Mối liên hệ giữa béo phì và ĐQN thường kết hợp với các yếu tố khác như tăng huyết áp, ĐTĐ, tăng 9 Cholesterol máu.... Uống rượu: Theo Trường Đại học Y Hoàng gia London 1995) tần suất tăng huyết áp và nguy cơ chảy máu não tăng lên với sự gia tăng uống rượu. Những trường hợp nghiện rượu nặng hay đi kèm với nghiện thuốc lá nặng sẽ dẫn đến tăng Hematocrit máu [1]. 1.1.6. Đặc điểm lâm sàng chung của đột quỵ não Bệnh khởi phát đột ngột Có triệu chứng thần kinh khu trú như: liệt nửa người, tổn thương các dây thần kinh sọ, rối loạn ngôn ngữ hoặc có hội chứng não, hội chứng tiền đình, hội chứng màng não. Các triệu chứng kéo dài trên 24 giờ Loại trừ nguyên nhân chấn thương Bệnh xảy ra nhiều hơn ở độ tuổi từ 50 trở lên Bệnh hay xảy ra ở người cao huyết áp, bệnh van tim, xơ vữa động mạch. 1.1.7. Điều trị và dự phòng đột quỵ não 1.1.7.1. Điều trị Điều trị nội khoa Cần đảm bảo các chức năng sống của người bệnh: Bảo đảm hô hấp: lưu thông đường thở, thở oxy, hô hấp hỗ trợ bằng máy thở qua nội khí quản hoặc mở khí quản Bảo đảm tuần hoàn. Chống phù não Trong chảy máu não có thể dùng các thuốc cầm máu Trong nhồi máu não có thể sử dụng các biện pháp tái tưới máu, dùng thuốc tiêu sợi huyết,… Các thuốc bảo vệ thần kinh, chất chống gốc tự do oxy Điều trị ngoại khoa Đối với chảy máu não nhằm mục đích lấy ổ máu tụ, kẹp thắt các dị dạng, các phình mạch não 10 Đối với nhồi máu não nhằm mục đích loại bỏ mảng xơ vữa, cục tắc, làm cầu nối qua chỗ bị tắc. 1.1.7.2. Dự phòng đột quỵ não Dự phòng tiên phát Dự phòng tiên phát đối với những người chưa bị đột quỵ, gồm những biện pháp như dùng thuốc kháng kết tập tiểu cầu, điều trị rối loạn lipid máu bằng statin, cai thuốc lá và tập thể dục. Hướng dẫn AHA/ASA năm 2011 về dự phòng đột quỵ tiên phát nhấn mạnh tầm quan trọng của biện pháp thay đổi lối sống để làm giảm các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được, những người theo lối sống lành mạnh có nguy cơ đột quỵ thấp hơn 80% so với những người không theo lối sống nói trên [7]. Nhìn chung, giá trị của aspirin trong dự phòng tiên phát dường như không chắc chắn nên không khuyến cáo đối với những người có nguy cơ thấp và chỉ dùng cho những người có ít nhất 6 - 10% nguy cơ mắc các biến cố tim mạch trong vòng 10 năm [8]. Tuy nhiên, aspirin liều thấp có thể có lợi trong dự phòng đột quỵ cho phụ nữ. Một thử nghiệm ngẫu nhiên, có đối chứng giả dược đã chứng minh rằng 100 mg aspirin mỗi ngày giúp giảm 24% nguy cơ đột quỵ não do thiếu máu và không làm tăng đáng kể nguy cơ đột quỵ do xuất huyết [5]. Dự phòng thứ phát - Bệnh nhân bị đột quỵ hoặc cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA) nên kiểm tra bệnh tiểu đường và béo phì và hội chứng ngưng thở khi ngủ, - Bệnh nhân bị đột quỵ không rõ nguyên nhân nên theo dõi lâu dài để xác định cơn rung nhĩ, - Với bệnh nhân rung nhĩ không do bệnh van tim phải dùng thuốc chống đông kháng vitamin K: nếu có điều kiện thì thay thế bằng các thuốc chống đông đường uống mới như dabigatran, apixaban, rivaroxaban, 11 - Không cần thiết phải đóng lỗ bầu dục ở những người không bị huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới (để đề phòng tắc mạch nghịch thường), - Không có bằng chứng làm tăng HDL-C của niacin, fibrat nên không khuyến cáo sử dụng. - Điều trị kháng tiểu cầu kép (aspirin và clopidogrel) an toàn và hiệu quả trong việc giảm tái phát đột quỵ và các biến cố mạch máu khác (cơn thiếu máu não thoáng qua [TIA], hội chứng mạch vành cấp, nhồi máu cơ tim) ở những bệnh nhân bị đột quỵ thiếu máu cục bộ cấp tính hoặc TIA và không làm tăng có ý nghĩa biến cố chảy máu nặng [1]. - Đối với những bệnh nhân có nguy cơ bị đột quỵ do hẹp động mạch cảnh không có triệu chứng: tùy thuộc vào bệnh lý đi kèm, tuổi thọ và mong muốn của từng bệnh 1.1.2. Đại cương về chăm sóc, phục hồi chức năng ở người bệnh đột quỵ não Đột quỵ não là một cấp cứu y tế khẩn cấp, người bệnh được chuyển từ các cơ sở cấp cứu ban đầu hoặc từ nhà đến các bệnh viện có khả năng cấp và điều trị. 1.1.2.1. Đại cương về chăm sóc Càng nhanh càng tốt cần thực hiện các biện pháp để giảm tối đa hậu quả chức năng: - Nằm ngửa, đầu cao 25-30 độ, thẳng trục cột sống trong một mặt phẳng (nếu người bệnh nôn, nằm đầu nghiêng bên để tránh hít phải chất nôn). - Xem xét tình trạng lưu thông đường thở và loại bỏ nếu có (tụt lưỡi, tăng tiết đờm rãi, răng giả, dị vât,..) - Mắc monitoring theo dõi các chỉ tiêu sự sống - Thở oxy 3-4 lít/phút - Đặt tĩnh mạch dưới đòn (nếu có chỉ định)
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan