Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Thực trạng chăm sóc sức khỏe tâm thần của nhà tham vấn tâm lý tại thành phố hồ c...

Tài liệu Thực trạng chăm sóc sức khỏe tâm thần của nhà tham vấn tâm lý tại thành phố hồ chí minh.

.PDF
124
922
114

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA TÂM LÝ HỌC GIANG THỊ BÍCH PHƢỢNG THỰC TRẠNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM THẦN CỦA NHÀ THAM VẤN TÂM LÝ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH: TÂM LÝ HỌC Thành phố Hồ Chí Minh - 2016 TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA TÂM LÝ HỌC GIANG THỊ BÍCH PHƢỢNG THỰC TRẠNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM THẦN CỦA NHÀ THAM VẤN TÂM LÝ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH: TÂM LÝ HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC TS. VÕ THỊ TƢỜNG VY Thành phố Hồ Chí Minh - 2016 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ rất tận tình của các Thầy Cô, các anh chị và các bạn. Tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới : TS Võ Thị Tường Vy, người hướng dẫn khoa học dù rất bận rộn nhưng vẫn dành thời gian giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp. Quý Thầy Cô trong khoa Tâm lý học, trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã giảng dạy và cung cấp cho tôi những kiến thức làm nền tảng cho khóa luận này. Các nhà tham vấn tâm lý thuộc khách thể nghiên cứu đã rất nhiệt tình giúp tôi có được những số liệu phục vụ cho việc nghiên cứu. Các anh chị K33, K37 và các bạn cùng lớp đã luôn động viên và hỗ trợ tôi trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp. Cuối cùng, xin cảm ơn gia đình đã luôn quan tâm, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài. Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2016 MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các biểu đồ, hình vẽ MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ...................................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................... 2 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu ........................................................................ 2 4. Giả thuyết nghiên cứu ............................................................................................. 3 5. Nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................................. 3 6. Giới hạn nghiên cứu ................................................................................................ 3 7. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................... 3 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM THẦN CỦA NHÀ THAM VẤN TÂM LÝ .................................................................................... 6 1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu ......................................................................... 6 1.2. Cơ sở lí luận của đề tài ....................................................................................... 12 1.2.1. Chăm sóc sức khỏe tâm thần .......................................................................... .12 1.2.2. Nhà tham vấn tâm lý ....................................................................................... 23 1.2.3. Chăm sóc sức khỏe tâm thần của nhà tham vấn tâm lý .................................. 32 1.2.4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến chăm sóc sức khỏe tâm thần của nhà tham vấn tâm lý ......................................................................................................................... 39 Chƣơng 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG CHĂM SÓC SỨC KHOẺ TÂM THẦN CỦA NHÀ THAM VẤN TÂM LÝ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ............................................................................................................. 45 2.1. Tổ chức nghiên cứu thực trạng .......................................................................... 45 2.2. Kết quả nghiên cứu ............................................................................................ 49 2.2.1. Kết quả khảo sát nhận thức của nhà tham vấn tâm lý đối với chăm sóc sức khỏe tâm thần. ........................................................................................................... 49 2.2.2. Kết quả khảo sát thái độ của nhà tham vấn tâm lý đối với chăm sóc sức khỏe tâm thần ..................................................................................................................... 51 2.2.3. Kết quả khảo sát hành vi chăm sóc sức khoẻ tâm thần của nhà tham vấn tâm lý ................................................................................................................................ 68 2.2.4. Kết quả khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng chăm sóc sức khỏe tâm thần của nhà tham vấn tâm lý tại Thành phố Hồ Chí Minh ...................................... 77 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 81 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC Phụ lục 1: Một vài số liệu thống kê Phụ lục 2: Phiếu thăm dò ý kiến Phụ lục 3: Phiếu phỏng vấn Phụ lục 4: Giấy đồng ý tham gia phỏng vấn Phụ lục 5: Biên bản phỏng vấn DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết đầy đủ Viết tắt Chăm sóc sức khỏe tâm thần CSSKTT Công tác xã hội CTXH Điểm trung bình ĐTB Độ lệch chuẩn ĐLC Giảng dạy GD Mức ý nghĩa MYN Nhà tham vấn tâm lý NTVTL Số thứ tự STT Sức khỏe tâm thần SKTT Tâm lý - giáo dục TL - GD Tâm lý học TLH Thành phố Hồ Chí Minh Tp. HCM Tham vấn TV Xếp hạng XH DANH MỤC CÁC BẢNG STT Kí hiệu Tên bảng 1 Bảng 2.1 Mô tả thành phần trong mẫu nghiên cứu 45 2 Bảng 2.2 Nhận thức của NTVTL về CSSKTT 49 3 Bảng 2.3 4 Bảng 2.4 Thái độ của NTVTL về nội dung có thể làm việc hiệu quả Thái độ của NTVTL về nội dung hài lòng với bản thân Trang 54 55 Thái độ của NTVTL về nội dung hài lòng với mối 5 Bảng 2.5 quan hệ đồng nghiệp, thân chủ và những người 57 khác 6 Bảng 2.6 7 Bảng 2.7 8 Bảng 2.8 9 Bảng 2.9 10 Bảng 2.10 11 Bảng 2.11 12 Bảng 2.12 Thái độ của NTVTL về nội dung có khả năng ứng phó với stress trong công việc Thái độ của NTVTL về nội dung có khả năng đáp ứng những yêu cầu của cuộc sống Thái độ của NTVTL về nội dung bộc lộ xúc cảm cách lành mạnh So sánh thái độ của NTVTL về các nội dung thuộc về CSSKTT theo giới tính So sánh thái độ của NTVTL về các nội dung 58 60 61 62 63 thuộc về CSSKTT theo công tác chính. So sánh thái độ của NTVTL về các nội dung thuộc về CSSKTT theo số năm làm tham vấn CSSKTT của NTVTL về nội dung hài lòng với bản thân 65 68 CSSKTT của NTVTL về nội dung hài lòng với 13 Bảng 2.13 mối quan hệ đồng nghiệp, thân chủ và những người khác 69 14 Bảng 2.14 15 Bảng 2.15 16 Bảng 2.16 17 Bảng 2.17 18 Bảng 2.18 19 Bảng 2.19 20 Bảng 2.20 21 Bảng 2.21 CSSKTT của NTVTL về nội dung có thể làm việc hiệu quả CSSKTT của NTVTL về nội dung có thể ứng phó với stress trong công việc CSSKTT của NTVTL về nội dung đáp ứng những yêu cầu của cuộc sống CSSKTT của NTVTL về nội dung bộc lộ xúc cảm cách lành mạnh So sánh hành vi CSSKTT của NTVTL theo giới tính So sánh hành vi CSSKTT của NTVTL theo công tác chính So sánh hành vi CSSKTT của NTVTL theo số năm làm tham vấn. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng CSSKTT của NTVTL 71 72 73 74 75 75 76 77 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Tên biểu đồ STT Kí hiệu Trang 1 Biểu đồ 2.1 Thái độ của NTVTL đối với CSSKTT. 51 2 Biểu đồ 2.2 Hành vi CSSKTT của NTVTL 67 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ STT Kí hiệu Tên hình vẽ Trang 1 Hình 1.1 Sơ đồ kim thự tháp dịch vụ WHO cho một sự pha trộn tối ưu của dịch vụ SKTT 16 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Căng thẳng, lo âu và trầm cảm đã trở nên ngày càng phổ biến trong xã hội đương đại. Nghiên cứu trên 483 sinh viên năm thứ 2 khoa y và răng hàm mặt Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh trong tháng 6/2011 cho kết luận tỉ lệ sinh viên bị stress, trầm cảm và lo âu lần lượt là 71,4%, 28,8%, 22,4%, đa số ở mức độ nhẹ và vừa. 52,8% sinh viên có cùng 3 dạng rối loạn trên [26]. Ngay từ Đại hội Đảng lần thứ IV (1986): con người và sự phát triển con người toàn diện là mục tiêu hàng đầu. Các nhân tố tác động đến sự phát triển của con người như kinh tế, giáo dục, chăm sóc sức khỏe... được nêu cụ thể và nhấn mạnh hơn trước [12]. Xã hội càng phát triển con người ngày càng phải đối mặt với những vấn đề về sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe tâm thần. Cả trong các nước phát triển và đang phát triển, cứ bốn người thì có một người phát triển một hay nhiều rối loạn tâm thần hoặc hành vi ở một số giai đoạn trong cuộc sống [40]. Trong cuốn "Y tế Glencoe: một hướng dẫn để khỏe mạnh" có viết: một cá nhân khỏe mạnh về sức khỏe tâm thần là cá nhân cảm thấy hài lòng về bản thân, cảm thấy thoải mái với người khác và có khả năng đối mặt với những khó khăn của cuộc sống [37]. Một người không khỏe mạnh về sức khỏe tâm thần sẽ cảm thấy không hài lòng về bản thân, cảm thấy không thoải mái với người khác và không có khả năng đối mặt với những khó khăn trong cuộc sống. Khi đó, con người sẽ không cảm thấy hạnh phúc. Như vậy, chăm sóc sức khỏe tâm thần là điều cần thiết. Như được định nghĩa trong mô hình của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), chăm sóc sức khỏe tâm thần ban đầu là nền tảng nhưng phải được hỗ trợ bởi những mức độ chăm sóc khác bao gồm dịch vụ dựa vào cộng đồng và bệnh viện, dịch vụ không chính thức, và tự chăm sóc để đáp ứng đầy đủ các nhu cầu sức khỏe tâm thần của dân số [41]. Nhà tham vấn và các chuyên gia giúp đỡ chịu ảnh hưởng sâu sắc từ công việc của họ. Họ có thể bị ảnh hưởng từ những xúc cảm tiêu cực, những khó khăn tâm lý, những sang chấn của thân chủ. Họ rất dễ bị "lây nhiễm" từ thân chủ và rất dễ rơi vào những đau khổ của thân chủ. Công việc của nhà tham vấn và các chuyên gia 1 giúp đỡ có nhiều nguy cơ gây hại đến sức khỏe tâm thần. Cho nên sức khỏe tâm thần của những nhà tham vấn và chuyên gia giúp đỡ cũng cần được quan tâm và chăm sóc. Nhà tham vấn tâm lý cũng làm việc trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tâm thần. Đối tượng trợ giúp của nhà tham vấn tâm lý là những cá nhân có khó khăn, có vấn đề về sức khỏe tâm thần và dễ tổn thương. Tham vấn tâm lý là công việc đầy khó khăn và áp lực nên nhà tham vấn tâm lý cũng không tránh khỏi nguy cơ rơi vào những vấn đề sức khỏe tâm thần. Nhà tham vấn tâm lý đang có vấn đề sức khỏe tâm thần mà lại làm việc với thân chủ thì có thể không những tham vấn tâm lý không hiệu quả, mà còn gây ảnh hưởng xấu đến thân chủ. Thứ nhất, thân chủ tổn thương do nhà tham vấn tâm lý có thể chuyển di xúc cảm tiêu cực của mình lên thân chủ. Thứ hai, tình trạng kiệt sức khiến nhà tham vấn tâm lý cảm thấy mệt mỏi, chán nản, giảm năng lực thấu cảm, nhanh chóng đưa ra lời khuyên làm ảnh hưởng đến quyền lợi của thân chủ. Thứ ba, cuộc sống của những nhà tham vấn tâm lý có mức độ thấu cảm cao có thể bị ảnh hưởng do nguy cơ "bị lây nhiễm" những đau khổ và những lo lắng của thân chủ có sang chấn (lạm dụng tình dục, bạo hành, bỏ rơi,...) Một nhà tham vấn tâm lý không khỏe sẽ gặp trở ngại khi trợ giúp những người đang có vấn đề về sức khỏe. Để hành nghề hiệu quả và lâu dài, sức khỏe tâm thần của nhà tham vấn tâm lý cần được chăm sóc. Mặc dù vậy, đây là vấn đề ít được đề cập đến. Trên đây là những lí do thôi thúc người nghiên cứu tìm hiểu thực trạng chăm sóc sức khỏe tâm thần của nhà tham vấn tâm lý tại thành phố Hồ Chí Minh. 2. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu thực trạng chăm sóc sức khỏe tâm thần của nhà tham vấn tâm lý tại thành phố Hồ Chí Minh và một số yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng trên, từ đó đưa ra một số kiến nghị. 3. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Chăm sóc sức khỏe tâm thần của nhà tham vấn tâm lý 3.2. Khách thể nghiên cứu Nhà tham vấn tâm lý tại thành phố Hồ Chí Minh. 2 4. Giả thuyết nghiên cứu – Nhà tham vấn tâm lý nhận thức được khái niệm chăm sóc sức khỏe tâm thần, có thái độ tích cực đối với việc chăm sóc sức khỏe tâm thần nhưng chưa thường xuyên thực hiện các hành vi chăm sóc sức khỏe tâm thần. – Yếu tố ý thức cá nhân ảnh hưởng nhiều nhất đến thực trạng chăm sóc sức khỏe tâm thần của nhà tham vấn tâm lý. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu – Hệ thống hóa những vấn đề lí luận liên quan đến đề tài nghiên cứu: chăm sóc sức khỏe tâm thần, nhà tham vấn tâm lý, chăm sóc sức khỏe tâm thần của nhà tham vấn tâm lý. – Khảo sát thực trạng chăm sóc sức khỏe tâm thần của nhà tham vấn tâm lý tại thành phố Hồ Chí Minh và một số yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng trên. – Đề xuất một số kiến nghị. 6. Giới hạn nghiên cứu 6.1. Giới hạn về nội dung – Một cá nhân có thể được chăm sóc từ mạng lưới chăm sóc bên ngoài hoặc cá nhân đó tự chăm sóc cho chính mình. Trong đề tài nghiên cứu này, chúng tôi chỉ nghiên cứu trong giới hạn nhà tham vấn tâm lý tự chăm sóc cho chính mình. – Do đề tài khá mới mẻ nên trong khuôn khổ khóa luận tốt nghiệp, chúng tôi chỉ tiến hành tìm hiểu ban đầu về nhận thức, thái độ và hành vi chăm sóc sức khỏe tâm thần của nhà tham vấn tâm lý. 6.2. Giới hạn về khách thể nghiên cứu 33 nhà tham vấn tâm lý đang làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh. 7. Phƣơng pháp nghiên cứu 7.1. Phƣơng pháp luận 7.1.1. Quan điểm hệ thống - cấu trúc 3 Vận dụng quan điểm hệ thống - cấu trúc vào đề tài, thông qua việc nghiên cứu đối tượng cách nhiều mặt và mối quan hệ giữa các mặt sẽ cho tri thức toàn diện, khách quan. 7.1.2. Quan điểm thực tiễn Chăm sóc sức khỏe tâm thần của nhà tham vấn tâm lý là vấn đề đáng quan tâm trong tình hình hiện tại. Việc nghiên cứu đề tài xuất phát từ nhu cầu thực tiễn. Để kiểm tra những giả thuyết đã nêu cần dựa trên khảo sát thực tiễn. Thực tiễn là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lí. 7.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu 7.2.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận  Mục đích Tìm ra những cơ sở lí luận nhằm xây dựng khung lí thuyết và công cụ nghiên cứu cho đề tài.  Cách thức – Tìm kiếm các tài liệu, các công trình nghiên cứu về sức khỏe tâm thần, chăm sóc sức khỏe tâm thần, chăm sóc sức khỏe tâm thần của nhà tham vấn tâm lý trong thư viện Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh và các thư viện điện tử. – Đọc, phân loại, tổng hợp, hệ thống hóa tài liệu và các công trình nghiên cứu thành các vấn đề theo tiến trình nghiên cứu. – Dựa trên các tài liệu, các công trình nghiên cứu kết hợp với lí luận riêng, xây dựng cơ sở lí luận hoàn chỉnh cho đề tài. 7.2.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi  Mục đích Phương pháp này nhằm khảo sát thực trạng chăm sóc sức khỏe tâm thần của nhà tham vấn tâm lý về nhận thức, thái độ, hành vi cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng chăm sóc sức khỏe tâm thần của nhà tham vấn tâm lý tại thành phố Hồ Chí Minh. 4  Cách thức – Dựa trên cơ sở lí luận, xây dựng phiếu thăm dò các câu hỏi về từng mặt cần khảo sát – Kiểm nghiệm độ tin cậy – Tiến hành khảo sát chính thức 7.2.2.2. Phương pháp phỏng vấn sâu  Mục đích Phương pháp này nhằm thu thập thông tin một cách trực tiếp từ nhà tham vấn tâm lý. Thông tin này được dùng để kiểm tra độ trung thực của kết quả phiếu thăm dò ý kiến và làm sáng tỏ kết quả khảo sát.  Cách thức – Xây dựng câu hỏi phỏng vấn dựa trên cơ sở kết quả phiếu thăm dò ý kiến. – Liên hệ với nhà tham vấn tâm lý để xin lịch hẹn phỏng vấn – Trình bày phiếu đồng ý tham gia phỏng vấn với nhà tham vấn tâm lý. Sau đó, nhà tham vấn xác nhận vào phiếu để thể hiện sự đồng ý – Tiến hành phỏng vấn 7.2.2.3. Phương pháp thống kê toán học  Mục đích Dùng phần mềm SPSS để nhập, xử lí thống kê và kiểm tra ý nghĩa như: tính tần số, tỷ lệ phần trăm, trung bình cộng, kiểm nghiệm T-Test làm cơ sở để bình luận số liệu thu được từ phương pháp điều tra bằng bảng hỏi.  Cách thức – Nhập dữ liệu đã thu được từ bảng hỏi vào SPSS – Xử lý thống kê và kiểm tra ý nghĩa 5 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM THẦN CỦA NHÀ THAM VẤN TÂM LÝ 1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Tổng quan nghiên cứu ở nước ngoài Từ lâu loài người đã biết CSSKTT, đến thế kỉ thứ XVIII, chính xác là năm 1773 ở Viecginia, Mỹ đã có bệnh viện tâm thần đầu tiên và sách giáo khoa tâm thần đầu tiên của Bengiamin Rút (Benjamin Rich-1745-1813), rồi đến cuối thế kỉ XVIII đầu XIX, thuyết phân tâm học Freud đánh dấu một bước phát triển mới của tâm thần học [11]. Theo báo cáo y tế thế giới năm 2001: Cả trong các nước phát triển và đang phát triển, cứ 4 người thì có 1 người phát triển một hay nhiều hơn rối loạn tâm thần hoặc hành vi ở một số giai đoạn trong cuộc sống. Bây giờ, những rối loạn tâm thần hoặc hành vi có thể được chẩn đoán đáng tin cậy và chính xác như hầu hết các rối loạn thể chất thông thường. Khoa học tâm lý đã chỉ ra rằng một số loại rối loạn tâm thần và hành vi như lo âu và trầm cảm, có thể xảy ra như là kết quả của sự thất bại trong việc đối phó có hiệu quả với một sự kiện cuộc sống căng thẳng. Nói chung, những người cố gắng tránh suy nghĩ hoặc tránh đối phó với yếu tố gây stress thì có nhiều khả năng để phát triển sự lo lắng hoặc trầm cảm hơn những người chia sẻ [40]. Có một mối quan tâm ngày càng tăng trong môi trường tâm lý xã hội trong làm việc của nhân viên chăm sóc sức khỏe vì họ có nguy cơ cao đối với sự kiệt sức, xung đột vai trò và không hài lòng trong công việc. Kiệt sức nghề nghiệp, như là một loại phản ứng kéo dài với những công việc liên quan đến nhiều căng thẳng mãn tính. Đặc biệt, kiệt sức nghề nghiệp dễ xảy ra trong việc chăm sóc sức khỏe nơi mà nhân viên chăm sóc kinh nghiệm căng thẳng về cả tâm lý - xúc cảm và thể chất. Kiệt sức nghề nghiệp và những khía cạnh tiêu cực khác về công việc của các nhân viên chăm sóc sức khỏe có quan hệ mật thiết với hành vi và sức khỏe. Kết quả nghiên cứu "Kiệt sức nghề nghiệp, xung đột vai trò, sự hài lòng trong công việc và sức khỏe tâm lý của các cán bộ y tế Hungary: một bảng hỏi khảo sát" của tác giả Piko BF trên 201 nhân viên chăm sóc sức khỏe Hungary cho thấy điểm số kiệt quệ xúc cảm và mất nhân cách cao 6 hơn nhưng điểm số thành tựu cá nhân lại thấp hơn so với mẫu Canada, Na Uy và Mỹ. Sự kiệt sức nghề nghiệp, đặc biệt là kiệt quệ xúc cảm (MYN < 0,001), được chỉ ra có liên quan chặt chẽ với sự không hài lòng trong công việc. Việc học hành thì lại tỷ lệ nghịch với sự hài lòng trong công việc (MYN < 0,05). Trong khi sự hài lòng về công việc là một yếu tố dự báo tiêu cực của từng loại thang đo kiệt sức nghề nghiệp (MYN < 0,001) thì sự xung đột vai trò lại là một yếu tố góp phần tích cực vào điểm số kiệt quệ xúc cảm (MYN < 0,001) và mất nhân cách (MYN < 0,001). Các kết quả nghiên cứu này nhấn mạnh tầm quan trọng về vai trò của môi trường tâm lý xã hội trong làm việc và mối tương quan giữa sự kiệt sức nghề nghiệp, xung đột vai trò, sự hài lòng trong công việc với SKTT của các nhân viên chăm sóc sức khỏe Hungary [34]. Theo một nghiên cứu mới được công bố trực tuyến (5/2013) trong "Tâm lý học chuyên nghiệp: Nghiên cứu và Thực hành", nhà tâm lý học không luôn luôn có được sự CSSKTT mà họ cần. Trong một khảo sát đối với 260 thành viên Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ (APA) về kinh nghiệm của họ đối với các liệu pháp tâm lý, các nhà nghiên cứu tại Đại học George Fox cho biết: 86% thành viên tham gia khảo sát đã có chữa tâm lý tại một số thời điểm trong cuộc sống của họ, 59% thành viên tham gia khảo sát cho biết có những thời điểm họ có thể được hưởng lợi từ trị liệu nhưng họ đã không tìm đến trị liệu. Nhóm nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng, không giống như người dân nói chung, các nhà tâm lý dường như không bị ức chế nhiều bởi sự kỳ thị khi nói đến đi khám chữa SKTT. Tuy nhiên, các nhà tâm lý vẫn còn phải đối mặt với nhiều rào cản tương tự cộng đồng dân cư phải đối mặt để CSSKTT như: không đủ thời gian, không đủ tiền bạc và rắc rối khi thừa nhận tình trạng bệnh. Theo nghiên cứu, rào cản lớn nhất để nhà tâm lý tìm kiếm điều trị là quá trình lựa chọn để tìm một nhà chuyên môn vừa không phải là một đồng nghiệp cũng không phải là một người cố vấn, nhà chuyên môn này làm việc gần đó và cung cấp dịch vụ chăm sóc như mong đợi cao của chính các nhà tâm lý [38]. Theo bài báo "Tự chữa lành" được công bố (8/2014) trên trang mạng của Hiệp hội Tâm Lý học Hoa Kỳ (APA), phần lớn các nghiên cứu đã khám phá ra lí do các nhà tâm lý tìm đến trị liệu tâm lý cá nhân cũng cùng với lí do của những người khác cần đến trị liệu, chẳng hạn như: đối phó với sự mất mát, đối phó với trầm cảm hoặc lo âu, 7 đấu tranh với một cuộc khủng hoảng cá nhân [32]. Nhà tâm lý cũng là một con người. Cuộc sống con người không bằng phẳng. Cho nên, nhà tâm lý cũng gặp những vấn đề khó khăn như mọi người gặp. Như vậy, trên thế giới, CSSKTT đã sớm được biết đến và ngày càng được quan tâm. Tuy nhiên có tương đối ít nghiên cứu tập trung vào những người làm công tác chăm sóc. Mặc dù ít được nghiên cứu nhưng những nghiên cứu cũng cho thấy người làm công tác chăm sóc cũng cần CSSKTT. Nghiên cứu tập trung vào nhân viên chăm sóc y tế đã chỉ ra những nguy cơ nghề nghiệp của người chăm sóc, các yếu tố ảnh hưởng đến SKTT của người chăm sóc (sự kiệt sức nghề nghiệp, xung đột vai trò, sự hài lòng trong công việc). Nghiên cứu tập trung vào nhà tâm lý đã chỉ ra những lí do nhà tâm lý cần đến trị liệu và những khó khăn để nhà tâm lý được nhận trị liệu như mong đợi. 1.1.2. Tổng quan nghiên cứu trong nước Ngày nay, người ta càng thấy vai trò lớn lao của mặt tâm thần trong sức khỏe con người. "Sự cần thiết của nghiên cứu liên ngành giáo dục, tâm lý học, sức khỏe tinh thần trẻ em Việt Nam", Đặng Bá Lãm đã chỉ ra đòi hỏi liên kết các tổ chức y tế, giáo dục, các tổ chức xã hội để tạo thành một mạng lưới chăm sóc sức khỏe tinh thần cho trẻ em. Trong mạng lưới đó, nhà trường đóng vai trò nòng cốt vì phần lớn hoạt động của các em diễn ra ở nhà trường. Đáng tiếc ở nước ta nhà trường chưa quan tâm đến các bước dự phòng và các hoạt động thường xuyên mà chỉ mới đối phó khi xảy ra các hiện tượng gây cấn, bức xúc làm náo loạn dư luận. Hoa Kỳ cũng là một nước quan tâm nhiều đến đời sống tinh thần của học sinh và một nhóm các nhà nghiên cứu đã cộng tác và giúp đỡ các đồng nghiệp Việt Nam trong hoạt động này. Giáo sư, Tiến sĩ Bahr Weiss là một nhà tâm lý học, giảng viên Trường Đại học Vanderbild, đã có quá trình nghiên cứu lâu dài về tâm lý, văn hóa Việt Nam và đã dụng công tìm tòi các đối tác Việt Nam. Trong tài liệu mô tả chương trình, ông viết: "Chúng tôi coi đây không phải là một dự án mà là một phần quan trọng của cuộc đời chúng tôi" cho thấy tâm huyết của các nhà tâm lý học cùng tầm quan trọng của việc chăm sóc sức khỏe tinh thần cho trẻ em Việt Nam [15]. (Từ "tinh thần" được dùng như "tâm thần" (mental health)) 8 Trong luận văn thạc sĩ tâm lý học "Bước đầu nghiên cứu chứng trầm cảm ở phụ nữ sống trong gia đình có chồng bạo hành tại Tp. HCM" của tác giả Nguyễn Thị Uyên Thy năm 2006, căn cứ vào mức độ phân loại trầm cảm của Beck dựa trên tổng điểm thang đo, tác giả kết luận: Trong số những phụ nữ có chồng bạo hành, 32,4% chỉ có những biểu hiện khí sắc trầm, chưa hẳn xếp vào dạng trầm cảm và 67,5% bị trầm cảm thực sự (mức nặng, vừa phải và nhẹ). Theo nghiên cứu, nguyên nhân chính gây ra trầm cảm là do rất ít thể hiện, bộc lộ trực tiếp những xúc cảm tiêu cực của mình bằng lời nói. Việc dồn nén những xúc cảm tiêu cực sẽ gây hại đến SKTT. Mô hình tương tác nhóm nhà trị liệu với thân chủ về thực chất chính là cơ chế phản hồi tích cực nhằm xây dựng lại lòng tự tôn và cải thiện cách giao tiếp cho thân chủ. Nâng cao lòng tự tôn và cải thiện cách giao tiếp là một trong những cách giúp thân chủ tìm lại sự cân bằng. Kết quả thử nghiệm mô hình tương tác giữa nhóm nhà trị liệu với thân chủ đã tỏ ra khá hiệu quả trong việc trị liệu tâm lý cho chứng trầm cảm của phụ nữ sống trong gia đình có chồng bạo hành tại Tp. HCM. Tác giả đã khám phá ra một phương pháp chữa trị riêng biệt phù hợp với nền văn hóa riêng biệt của Việt Nam. Đồng thời cũng cho thấy tầm quan trọng của trị liệu tâm lý trong điều trị trầm cảm [25]. Tìm được phương pháp giải quyết phù hợp với hoàn cảnh chứa vấn đề thì luôn đem lại hiệu quả. Theo nghiên cứu "Sức khỏe tâm lý sinh viên: nghiên cứu cắt ngang" của tác giả Lê Minh Thuận trên 252 sinh viên, tỉ lệ mức độ rất nặng - lo âu khoảng 7% là nữ và 4% là nam (chung là 11%), trầm cảm là 5% (nữ). Mức độ nặng - lo âu là 12%, stress là 2% và trầm cảm 2%. Có sự tương quan cao giữa các yếu tố stress, trầm cảm và lo âu của sinh viên. Yếu tố rối nhiễu tâm lý: lo âu, trầm cảm, stress có mối liên hệ đáng tin cậy với Hy vọng cậy (r = -0,83, -0,85, -0,82), cho thấy yếu tố hy vọng là yếu tố tăng cường bảo vệ. Đây là mối liên hệ nghịch (r < 0), tính hy vọng ở sinh viên cao thì giảm đi các rối nhiễu tâm lý và ngược lại rối nhiễu tâm lý tăng thì làm giảm hy vọng. Rối nhiễu tâm lý trong sinh viên là đáng quan tâm. Giảm tỉ lệ rối nhiễu tâm lý trong sinh viên, bằng cách tăng cường tính hy vọng cho sinh viên. Sức khỏe tâm lý cần được quan tâm và xem trọng trong chính sách và các vấn đề liên quan đến sinh viên [24]. 9 Luận văn thạc sĩ tâm lý học "Thực trạng hiện tượng stress trong đời sống của sinh viên trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Tp. HCM" của tác giả Nguyễn Thị Huyền trên 600 sinh viên đã bước đầu tổng hợp được một số công trình nghiên cứu về stress nói chung, stress ở các lứa tuổi cũng như stress ở lứa tuổi sinh viên nói riêng và đã sơ bộ tổng hợp, nhận dạng hiện tượng stress trong đời sống: biểu hiện của hiện tượng stress, nguyên nhân gây stress, cách thức ứng phó khi bị stress. Ưu tiên trong việc lựa chọn cách thức ứng phó với hiện tượng stress là các cách thức giúp thư giãn tinh thần, kế đến là các cách thức điều chỉnh nhận thức, điều chỉnh lối sống và hoạt động của bản thân. Người nghiên cứu cũng đề ra kiến nghị cho sinh viên, nhà trường và xã hội để nâng cao nhận thức, có cách ứng phó thích hợp với stress, tạo điều kiện thuận lợi để giảm áp lực trong môi trường học tập, xây dựng sân chơi bổ ích, môi trường lành mạnh và tiến bộ. Nghiên cứu cũng kiến nghị phát huy vai trò của giáo viên chủ nhiệm/ cố vấn học tập trong trường đại học và công tác tham vấn tâm lý cần được phát huy hiệu quả tối đa [14]. Nghiên cứu "Stress của nhân viên y tế tại bệnh viện tâm thần Tiền Giang" của tác giả Nguyễn Trung Tần trên 136 nhân viên y tế tại bệnh viện Tâm thần Tiền Giang đã khái quát được cơ sở lí luận của stress nói chung và stress của nhân viên y tế, qua đó nêu ra được khái niệm stress của nhân viên y tế, biểu hiện stress của nhân viên y tế, nguyên nhân chủ yếu gây ra stress cho nhân viên y tế, đồng thời nghiên cứu cách ứng phó với stress của nhân viên y tế. Nghiên cứu cũng kết luận: mức độ stress thường xuyên chủ yếu tập trung vào thời gian công tác dưới 5 năm và trên 20 năm; nguyên nhân chính gây stress cho nhân viên y tế chủ yếu là từ công việc; cách ứng phó được nhân viên y tế lựa chọn nhiều là cải thiện môi trường sinh hoạt, môi trường sống, môi trường làm việc để tạo sự thoải mái hơn. Chính vì vậy, có nhiều kiến nghị tập trung vào sự tổ chức, lãnh đạo của bệnh viện mặc dù cần sự phối hợp đồng bộ của chính quyền và chính nhân viên y tế [21]. Nhận thức và thái độ của người dân đối với SKTT là một trong những nguyên nhân khiến cho các đối tượng này không có được sự phòng tránh và can thiệp chuyên môn kịp thời khi gặp phải các vấn đề rối loạn SKTT. Theo luận văn thạc sĩ tâm lý học của tác giả Ngô Thị Mỹ Duyên trên 400 sinh viên về "Nhận thức và thái 10 độ của sinh viên Đại học Quốc gia Tp.HCM đối với rối loạn sức khỏe tâm thần", sinh viên có nhận thức khá đúng đắn đối với vấn đề rối loạn SKTT, thái độ khá tích cực đối với vấn đề này. ĐTB của sinh viên đối với phần nhận thức và thái độ là khá tương đồng nhau. Điều này cho thấy nhận thức của sinh viên đối với vấn đề rối loạn SKTT phần nào cũng được thể hiện thông qua thái độ của sinh viên đối với vấn đề này và ngược lại. Người nghiên cứu đã nhiều lần nhắc đến dịch vụ CSSKTT trong phần kiến nghị của mình cho thấy tầm quan trọng của CSSKTT [7]. Theo luận văn thạc sĩ tâm lý học "Mức độ trầm cảm của bệnh nhân tại bệnh viện tâm thần Tiền Giang" của tác giả Đinh Minh Thành, trong mẫu nghiên cứu 68 bệnh nhân trầm cảm độ tuổi từ 16 đến 80 đang điều trị tại bệnh viện Tâm thần Tiền Giang, tỉ lệ bệnh nhân trầm cảm ở mức độ nặng là 66,2%, tỉ lệ bệnh nhân trầm cảm ở mức vừa là 27,9%, trầm cảm nhẹ chỉ chiếm 5,9%. Giới nữ (70,6%) xét theo mức độ trầm cảm thì số lượng nữ giới mắc trầm cảm vừa đến nặng cũng cao hơn nam giới (0% bị trầm cảm nhẹ, nhưng lại 89% trầm cảm vừa và 70,6% trầm cảm nặng), độ tuổi từ 31 - 45 (48,5%), trình độ học vấn từ lớp 1 đến lớp 5 (36,8%), thu nhập dưới 1 triệu/tháng (32,4%), đã kết hôn (57,4%) và nghề nghiệp là nội trợ - làm nông (32,4%). Để phòng ngừa và điều trị trầm cảm, tác giả đề xuất cách thức đầy đủ cho cả 4 đối tượng: bệnh nhân, gia đình, bệnh viện và xã hội. Bệnh nhân cần chủ động đến khám khi phát hiện mình có triệu chứng điển hình của trầm cảm, tìm cho mình một cách thức điều trị hiệu quả; bên cạnh đó, tổ chức đời sống cá nhân tốt, quan tâm đến sức khỏe tinh thần (điều hòa giữa lao động chân tay và lao động trí óc, đảm bảo giờ giấc sinh hoạt, ngủ nghỉ, tránh tiếng ồn...). Gia đình cần quan tâm đến bệnh nhân, là chỗ dựa vững chắc cho bệnh nhân và hợp tác hiệu quả trong quá trình điều trị. Bệnh viện cần nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ và nâng cao hiểu biết về trầm cảm cho thân nhân của bệnh nhân. Xã hội cần có chính sách, chương trình để mọi người hiểu biết về trầm cảm, khuyến khích mọi người tham gia chiến dịch phòng chống trầm cảm trong cộng đồng. Như vậy, để phòng ngừa và điều trị trầm cảm, cần có sự chủ động trong việc chăm sóc sức khỏe của bản thân và sự chăm sóc từ các đối tượng bên ngoài. Tác giả có nhắc đến sự phối hợp chặt chẽ giữa điều trị trầm cảm bằng hóa dược và tâm lý trị liệu nhưng chưa được cụ thể [22]. 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan