Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Thực trạng chăm sóc người bệnh ung thư hạ họng thanh quản điều trị xạ trị của đi...

Tài liệu Thực trạng chăm sóc người bệnh ung thư hạ họng thanh quản điều trị xạ trị của điều dưỡng tại bệnh viện k tam hiệp năm 2022

.PDF
47
1
92

Mô tả:

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH NGUYỄN THỊ THU HIỀN THỰC TRẠNG CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH UNG THƯ HẠ HỌNG THANH QUẢN ĐIỀU TRỊ XẠ TRỊ CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI BỆNH VIỆN K TAM HIỆP NĂM 2022 BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NAM ĐỊNH - 2022 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH NGUYỄN THỊ THU HIỀN THỰC TRẠNG CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH UNG THƯ HẠ HỌNG THANH QUẢN ĐIỀU TRỊ XẠ TRỊ CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI BỆNH VIỆN K TAM HIỆP NĂM 2022 Chuyên ngành : Nội người lớn BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: ThS. NGUYỄN CÔNG TRÌNH NAM ĐỊNH - 2022 i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp và khóa học này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến: - Ban Giám hiệu Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định, Phòng Quản lý Đào tạo Sau Đại học và quý Thầy/ Cô giáo các Khoa/ Trung tâm của Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định đã tận tình dìu dắt, trang bị kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập tại Trường. - Ban Giám Đốc Bệnh viện, Ban lãnh đạo và nhân viên y tế Bệnh viện K Tam Hiệp đã động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện để tôi hoàn thiện được chuyên đề. Đặc biệt tôi xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc đến: - ThS. Nguyễn Công Trình, người thầy đã trực tiếp hướng dẫn làm chuyên đề, đã tận tình quan tâm giúp đỡ và động viên tôi trong quá trình học tập và hoàn thành chuyên đề này. - Xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới gia đình, bạn bè đã tận tình giúp đỡ và đã động viên khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành chuyên đề. Nam Định, ngày 20 tháng 7 năm 2022 Học viên Nguyễn Thị Thu Hiền ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, chuyên đề này do chính tôi trực tiếp thực hiện dưới sự giúp đỡ của giảng viên hướng dẫn. Các số liệu và thông tin trong chuyên đề hoàn toàn chính xác, trung thực và khách quan và chưa từng được công bố trong bất kỳ chuyên đề nào khác. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những cam đoan này! Nam Định, ngày 20 tháng 7 năm 2022 Học viên Nguyễn Thị Thu Hiền iii MỤC LỤC Trang LỜI CẢM ƠN ..........................................................................................................i LỜI CAM ĐOAN....................................................................................................ii MỤC LỤC ............................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................... v DANH MỤC CÁC HÌNH ...................................................................................... vi ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................................... 1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ..................................................... 3 1.1. Cơ sở lý luận ................................................................................................ 3 1.1.1. Định nghĩa điều dưỡng .......................................................................... 3 1.1.2. Định nghĩa xạ trị.................................................................................... 4 1.1.3. Tác dụng phụ của xạ trị ......................................................................... 6 1.1.4. Quy trình xạ trị ...................................................................................... 6 1.1.5. Quy định về chăm sóc người bệnh tại bệnh viện .................................... 8 1.1.6. Tình hình mắc bệnh ung thư hạ họng thanh quản trên thế giới và ở Việt Nam ...................................................................................................................... 14 1.2. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................... 14 1.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ....................................................... 14 1.2.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam...................................................... 16 Chương 2: MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT ................................................ 20 2.1. Giới thiệu về Bệnh viện K Tam Hiệp .......................................................... 20 2.2. Thực trạng công tác chăm sóc người bệnh ung thư hạ họng thực quản của điều dưỡng tại Bệnh viện K Tam Hiệp năm 2022........................................ 21 Chương 3: BÀN LUẬN......................................................................................... 25 3.1. Thực trạng chăm sóc người bệnh ung thư hạ họng thanh quản của điều dưỡng. . 25 3.2. Những thuận lợi và khó khăn trong công tác chăm sóc người bệnh ung thư hạ họng thanh quản tại bệnh viện K ................................................................. 27 3.2.1. Thuận lợi ............................................................................................. 27 iv 3.2.2. Khó khăn, tồn tại ................................................................................. 28 3.3. Các giải pháp để khắc phục ........................................................................ 29 3.3.1. Đối với Bệnh viện ............................................................................... 29 3.3.2. Đối với nhân viên y tế ......................................................................... 30 KẾT LUẬN .......................................................................................................... 32 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ......................................................................................... 33 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CS Chăm sóc CSNB Chăm sóc người bệnh ĐD Điều dưỡng GDSK Giáo dục sức khỏe NB Người bệnh vi DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Cơ chế xạ trị............................................................................................. 4 Hình 1.2: Xạ trị cho người bệnh ung thư tại Bệnh viện K cơ sở Tam Hiệp .............. 5 Hình 2.1. Người bệnh đến khám bệnh tại bệnh viện K cơ sở Tam Hiệp ................. 21 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Ung thư hạ họng thanh quản là khối u ác tính xuất phát từ biểu mô phủ vùng hạ họng, hay gặp nhất ở xoang lê và máng họng thanh quản, thành sau họng. Khi khối u lan rộng ra ngoài hạ họng vào thanh quản thì được gọi là ung thư hạ họng – thanh quản. Các triệu chứng của bệnh thường được phát hiện muộn, phát triển cục bộ tích cực, lan rộng dưới niêm mạc, tỷ lệ liên quan đến hạch bạch huyết cao và tỷ lệ di căn xa cao (lên đến 60%) ở biểu hiện ban đầu hoặc trong theo sát. Hơn nữa, gần 50% bệnh nhân bị ảnh hưởng bởi các đợt tái phát, hầu hết xảy ra trong vòng 12 tháng sau khi điều trị xong. Khuynh hướng phát triển các khối u ác tính thứ phát do hút thuốc, các bệnh kèm theo nghiêm trọng liên quan, mối liên quan phổ biến với lạm dụng rượu nhiều và tình trạng suy giảm dinh dưỡng thường xuyên là những yếu tố làm xấu đi tiên lượng của ung thư hạ họng thanh quản [14] [10]. Trên thế giới ung thư hạ họng thanh quản có tỷ lệ mắc hàng năm khoảng 3.000 trường hợp mỗi năm ở Hoa Kỳ, chiếm khoảng 7% các bệnh ung thư đường tiêu hóa trên. Tiên lượng thường xấu hơn do giai đoạn tiến triển thường thấy khi xuất hiện trong khi hiếm hơn đáng kể so với ung thư thanh quản. Tỷ lệ di căn khi chẩn đoán cao, với 50% đến 70% bệnh nhân có biểu hiện của bệnh N1 hoặc nặng hơn. Tiên lượng ở ung thư hầu họng được quyết định theo giai đoạn với bệnh sớm (T1-T2) có tỷ lệ sống sót sau 5 năm là 60% so với dưới 25% ở các khối u lớn hơn (T3-T4) hoặc những khối u có nhiều nốt lan rộng [13]. Theo nghiên cứu của A Eita năm 2020, ung thư thanh quản được chẩn đoán ở hơn 12.000 người ở Hoa Kỳ, dẫn đến khoảng 3750 trường hợp tử vong. Cắt toàn bộ thanh quản sau đó là xạ trị bổ trợ (RT) +/− hóa trị đóng một vai trò quan trọng trong điều trị ung thư thanh quản và ung thư hầu họng tiến triển tại chỗ [8]. Theo Bộ Y tế Việt Nam, ước tính có 182.563 ca mắc mới và 122.690 ca tử vong do ung thư. Cứ 100.000 người thì có 159 người chẩn đoán mắc mới ung thư và 106 người tử vong do ung thư Việt Nam xếp thứ 91/185 về tỷ suất mắc mới và thứ 50/185 về tỷ suất tử vong trên 100.000 người. Thứ hạng này tương ứng của năm 2 2018 là 99/185 và 56/185. Như vậy, có thể thấy là tình hình mắc mới và tử vong do ung thư ở Việt Nam đều đang tăng nhanh. Tình hình này cũng tương tự với nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có các quốc gia phát triển như Anh, Pháp, Ý, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Hoa Kỳ. Tại Việt Nam các kỹ thuật hiện đại để chăm sóc và điều trị người bệnh ung thư hạ họng thanh quản đã được triển khai tại nhiều trung tâm ung bướu lớn trên cả nước; Bệnh viện K là đơn vị đầu mối và thường xuyên cập nhật, chuyển giao các kỹ thuật, phác đồ điều trị ung thư mới trên thế giới cho các bệnh viện tuyến dưới nhằm nâng cao chất lượng điều trị một cách đồng bộ và hiệu quả. Bởi vậy nên số lượng người bệnh ung thư nói chung và người bệnh ung thư hạ họng thanh quản đến khám và điều trị tại Bệnh viện K với số lượng rất nhiều. Điều này làm gia tăng khối lượng công việc chăm sóc của người điều dưỡng làm việc tại bệnh viện K. Để cung cấp những cơ sở khoa học cho công tác chăm sóc người bệnh ung thư hạ họng thanh quản tại Bệnh viện K hiệu quả hơn, chúng tôi tiến hành làm chuyên đề: “Thực trạng chăm sóc người bệnh ung thư hạ họng thanh quản điều trị xạ trị của điều dưỡng tại bệnh viện K Tam Hiệp năm 2022” với các mục tiêu sau. 1. Mô tả thực trạng công tác chăm sóc người bệnh ung thư hạ họng thanh quản sau xạ trị của điều dưỡng tại Bệnh viện K Tam Hiệp năm 2022 2. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh ung thư hạ họng thanh quản sau xạ trị của điều dưỡng tại Bệnh viện K Tam Hiệp. 3 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Định nghĩa điều dưỡng Điều đưỡng là một nghề nghiệp trong hệ thống y tế nhằm bảo vệ, nâng cao, tối ưu về sức khỏe và các khả năng; dự phòng bệnh và sang thương; xoa dịu nỗi đau qua chẩn đoán và điều trị đáp ứng con người; tăng cường chăm sóc các cá nhân, gia đình, cộng đồng và xã hội. Ngày nay, điều dưỡng đã được công nhận là một nghề nghiệp độc lập, cùng cộng tác với các bác sỹ, dược sỹ, kỹ thuật viên và các thành phần trong hệ thống y tế để cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho cá nhân, gia đình, cộng đồng và xã hội. Cùng với sự phát triển của nền y học thế giới, ngày nay điều dưỡng cũng được phát triển thành các lĩnh vực chuyên môn theo từng lĩnh vực trong hệ thống y tế. Sự phát triển này nhằm đáp ứng nhu cầu điều trị và chăm sóc cho người bệnh theo từng lĩnh vực chuyên sâu. Điều dưỡng viên là người phụ trách công tác điều dưỡng, chăm sóc sức khỏe, kiểm tra tình trạng bệnh nhân và các công việc khác để phục vụ cho quá trình chăm sóc sức khỏe ban đầu cho đến phục hồi, trị liệu cho bệnh nhân. Theo một định nghĩa khác thì Điều dưỡng viên (bao gồm cả nam và nữ) là những người có nền tảng khoa học cơ bản về điều dưỡng, đáp ứng các tiêu chuẩn được kê toa tùy theo sự giáo dục và sự hoàn thiện lâm sàng. Người điều dưỡng hiện có nhiều cấp bậc, trình độ và đã được qui định rất cụ thể và chi tiết trong hệ thống ngạch bậc công chức theo các văn bản quy định của Bộ Nội vụ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Điều dưỡng là lực lượng chính cung cấp các dịch vụ chăm sóc người bệnh (CSNB) tại bệnh viện (BV) vì vậy muốn nâng cao chất lượng dịch vụ y tế phải quan 4 tâm nâng cao chất lượng các dịch vụ chăm sóc điều dưỡng (CSĐD). Nội dung chính của CSĐD bao gồm: lập kế hoạch và chăm sóc thể chất, tinh thần, dinh dưỡng, theo dõi, sử dụng thuốc, phục hồi chức năng, giáo dục sức khỏe (GDSK) cho người bệnh (NB). Ở nước ta hiện nay công tác CSNB của ĐD tại BV được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 07/2011TT-BYT, hướng dẫn công tác ĐD về CSNB trong BV. 1.1.2. Định nghĩa xạ trị Xạ trị là sử dụng tia X năng lượng cao để tiêu diệt các tế bào ung thư. Người điều dưỡng chuyên chăm sóc người bệnh về xạ trị để điều trị ung thư được gọi là điều dưỡng chăm sóc người bệnh xạ trị ung thư. Hình ảnh 1.1. Cơ chế xạ trị Phương pháp xạ trị phổ biến nhất được gọi là xạ trị chùm tia ngoài, đó là chùm tia bức xạ được đưa vào từ một máy bên ngoài cơ thể. Một phác đồ xạ trị, hay còn gọi là kế hoạch xạ trị, thường bao gồm một số phương pháp xạ trị cụ thể được đưa ra trong một khoảng thời gian định sẵn. Khị nguồn phóng xạ được cấy ghép vào cơ thể để điều trị, thì được gọi là xạ trị trong hay xạ trị liều chậm. Các thử nghiệm lâm sàng mới đang nghiên cứu liệu pháp chùm tia proton để xem xét ảnh hưởng điều trị trên mô lành. Liệu pháp chùm tia proton là điều trị bằng một loại xạ trị chùm tia ngoài sử dụng các proton chứ không phải tia X (photon) để tiêu diệt các tế bào ung thư. 5 Một chế độ xạ trị, hoặc lịch trình xạ trị, thường bao gồm một số đợt xạ trị, được đưa ra trong một khoảng thời gian nhất định. Xạ trị có thể là phương pháp điều trị chính cho ung thư đầu cổ hoặc được chỉ định sau phẫu thuật để tiêu diệt những khối u nhỏ không thể loại bỏ trong quá trình phẫu thuật. Nó thường được chỉ định kết hợp với hóa trị liệu để điều trị nhiều bệnh ung thư ở đầu cổ Trước khi bắt đầu xạ trị cho bất kỳ bệnh ung thư đầu- cổ, tất cả mọi bệnh nhân nên được kiểm tra kỹ lưỡng bởi một nha sĩ ung thư. Một nha sĩ ung thư là một nha sĩ có kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe răng miệng của những người bị ung thư. Vì xạ trị có thể gây sâu răng, răng bị hư hỏng có thể cần phải được loại bỏ trước khi bắt đầu điều trị. Thông thường, sâu răng có thể được ngăn ngừa bằng cách điều trị thích hợp từ nha sĩ. Có các loại xạ trị đang được thực hiện tại Bệnh viện K cơ sở Tam Hiệp bao gồm: Xạ trị theo hình khối u (3D-CRT); xạ trị điều biến liều (IMRT); xạ trị hướng dẫn ảnh (IGRT); xạ trị điều biến theo thể tích hình cung (VMAT); xạ trị có kiểm soát theo nhịp thở (ABC), Gamma knife. Hình 1.2: Xạ trị cho người bệnh ung thư tại Bệnh viện K cơ sở Tam Hiệp 6 Điều quan trọng nữa là bệnh nhân nhận được tư vấn và đánh giá từ một bác sĩ bệnh học về giọng nói, người có kinh nghiệm chăm sóc những người bị ung thư đầu cổ. Vì xạ trị có thể gây sưng và sẹo, giọng nói và chức năng nuốt thường bị ảnh hưởng. Các bác sĩ bệnh học kiểm tra chức năng nói, sau đó cung cấp cho bệnh nhân các bài tập và kỹ thuật để giúp ngăn ngừa các vấn đề về nói và nuốt lâu dài. 1.1.3. Tác dụng phụ của xạ trị Ngoài ra, xạ trị vùng đầu cổ có thể gây đỏ hoặc kích ứng da ở vùng được điều trị, sưng, khô miệng hoặc nước bọt đặc do tổn thương tuyến nước bọt (có thể là tạm thời hoặc vĩnh viễn), đau xương, buồn nôn, mệt mỏi, miệng lở loét và / hoặc đau họng, khó mở miệng và các vấn đề về răng miệng (thường có thể phòng ngừa được, xem các phần trên). Các tác dụng phụ khác có thể bao gồm sự tích tụ dịch bạch huyết được gọi là phù bạch huyết; đau hoặc khó nuốt; khàn giọng hoặc thay đổi trong giọng nói; chán ăn, do thay đổi khẩu vị; mất thính lực do tích tụ chất lỏng trong tai giữa hoặc tổn thương thần kinh; sự tích tụ của ráy tai, bị khô do tác dụng xạ trị hiệu ứng trên ống tai; và sẹo (xơ hóa). Hãy thảo luận với bác sĩ hoặc y tá về bất kỳ tác dụng phụ nào mà bạn có thể gặp để tìm ra phương pháp phòng tránh. Xạ trị cũng có thể gây ra suy giáp, trong đó tuyến giáp, nằm ở cổ, suy giảm chức năng và khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi và uể oải. Bệnh nhân được xạ trị ở vùng cổ nên kiểm tra tuyến giáp thường xuyên. Bệnh nhân bị suy giáp sẽ cần bổ sung hormone tuyến giáp suốt đời. Hầu hết các tác dụng phụ lâu dài của xạ trị có thể được ngăn chặn hoặc giảm bớt. Điều quan trọng là tất cả các thành viên của nhóm điều trị đa chuyên khoa đều hội chẩn bệnh nhân trước khi bắt đầu xạ trị để ngăn ngừa hoặc giảm các vấn đề dài hạn. 1.1.4. Quy trình xạ trị - Bước 1: Thăm khám lần đầu Lần thăm khám đầu tiên, người bệnh sẽ được tư vấn bởi một bác sĩ xạ trị. Bác sĩ xạ trị sẽ xem xét tiền sử bệnh của người bệnh; Thăm khám cho người bệnh; Phân tích những kết quả xét nghiệm và phim chụp của người bệnh. 7 Bác sĩ xạ trị sẽ giải thích cho người bệnh kế hoạch điều trị: Số buổi điều trị; Số lần điều trị trong một ngày; Thời gian của mỗi buổi điều trị; Ngày dự kiến cho buổi điều trị đầu tiên; Chuẩn bị cho việc điều trị và các tác dụng phụ có thể xảy ra. - Bước 2: Chụp CT mô phỏng (CT Simulation) Sau khi bác sĩ quyết định điều trị bằng phương pháp xạ trị cho người bệnh, bước tiếp theo là tiến hành chụp CT mô phỏng. Chụp CT mô phỏng là quét phần cơ thể người bệnh sẽ được xạ trị. Tư thế của người bệnh chụp CT mô phỏng trùng lặp với tư thế của người bệnh trong quá trình điều trị bằng xạ trị. Mục đích của chụp CT mô phỏng là cung cấp hình ảnh ba chiều của cơ thể người bệnh được điều trị. Chuỗi ảnh CT mô phỏng này là rất cần thiết cho việc lập kế hoạch điều trị. Trong quá trình chụp CT mô phỏng, kỹ thuật viên có thể sử dụng một vài phụ kiện (gối, mặt nạ, bàn kê bụng…) để giúp cố định tư thế người bênh. Tư thế chụp CT mô phỏng của người bệnh sẽ được đặt lại chính xác rtong các buổi xạ trị. Kỹ thuật viên có thể xăm trên da của người bệnh những dấu xăm nhỏ. Dấu xăm này được sử dụng như những điểm tham chiếu trong mỗi lần đặt người bệnh vào điều trị. - Bước 3: Lập kế hoạch điều trị Bác sĩ và kỹ sư y vật lý là những người lập kế hoạch điều trị cho người bệnh. Những hình ảnh CT mô phỏng sẽ được sử dụng để lập kế hoạch điều trị. Kể từ khi chụp CT mô phỏng, người bệnh cần phải chờ một thời gian trước khi tiến hành buổi điều trị đầu tiên. Việc chờ đợi này là hoàn toàn bình thường, vì đó là thời gian để bác sĩ xạ trị và kỹ sư y vật lý hoàn thành kế hoạch và kiểm tra lại kế hoạch để đảm bảo chất lượng kế hoạch điều trị cho người bệnh. Khi kế hoạch điều trị hoàn thành và đảm bảo chất lượng, bác sĩ điều trị sẽ gọi điện báo cho người bệnh và đặt hẹn cho buổi điều trị đầu tiên. - Bước 4: Buổi điều trị đầu tiên Buổi điều trị đầu tiên sẽ lâu hơn các buổi điều trị sau. Nhóm bác sĩ, kỹ sư và kỹ thuật viện điều trị sẽ đặt người bệnh trùng với vị trí của người bệnh lúc chụp CT mô phỏng. Sau đó sẽ tiến hành đo đạc và chụp X quang để đảm bảo vị trí đặt người bệnh là chính xác. 8 Kỹ thuật viên kẻ những đường thẳng lên vùng cơ thể người bệnh được xạ trị, những đường này có thể mờ và mất đi. Người bệnh không nên lau và rửa nhuwgnx đường này trong suốt quá trình điều trị. - Bước 5: Quá trình điều trị Bác sĩ xạ trị sẽ quyết định số buổi điều trị cho người bệnh. Thông thường thì người bệnh sẽ được điều trị một lần trong ngày, từ thứ 2 đến thứ 6. Quá trình điều trị này có thể kéo dài vài tuần. Các buổi điều trị là giống nhau và giống buổi điều trị đầu tiên nhưng thời gian điều trị sẽ ngắn hơn. Trong mỗi buổi điều trị thì người bệnh được đặt chính xác với vị trí lúc chụp CT mô phỏng. Trong cả quá trình điều trị, kỹ thuật viên có thể sẽ chụp lại X quang cho người bệnh để đảm bảo vị trí đặt người bệnh là chính xác nhất. -Bước 6: Theo dõi quá trình điều trị Bệnh nhân sẽ gặp bác sĩ xạ trị trong suốt quá trình điều trị để theo dõi những tác dụng phụ có thể xảy ra khi điều trị. Người điều dưỡng được phân công chăm sóc người bệnh cần chú ý để phát hiện những dấu hiệu bất thường sau xạ trị của người bệnh. 1.1.5. Quy định về chăm sóc người bệnh tại bệnh viện Theo thông tư 31/2021/TT-BYT của Bộ Y tế ban hành ngày 28 tháng 12 năm 2021 về “Quy định hoạt động điều dưỡng trong bệnh viện” đã quy định rõ những công việc người điều dưỡng sẽ thực hiện chăm sóc người bệnh nói chung và người bệnh ung thư nói riêng khi người bệnh nằm điều trị nội trú tại bệnh viện. Công việc chăm sóc người bệnh trong bệnh viện bao gồm hỗ trợ, đáp ứng các nhu cầu cơ bản của mỗi người bệnh nhằm duy trì hô hấp, tuần hoàn, thân nhiệt, ăn uống, bài tiết, tư thế, vận động, vệ sinh cá nhân, ngủ, nghỉ; chăm sóc tâm lý; hỗ trợ điều trị và tránh các nguy cơ từ môi trường bệnh viện cho người bệnh. Công việc này được thực hiện với nguyên tắc: . Thứ nhất là việc nhận định lâm sàng, phân cấp chăm sóc và thực hiện các can thiệp chăm sóc điều dưỡng cho người bệnh phải đúng chuyên môn, toàn diện, liên tục, an toàn, chất lượng, công bằng giữa các người bệnh và phù hợp với nhu cầu của mỗi người bệnh. Thứ 2 là việc thực hiện 9 hoạt động điều dưỡng trong bệnh viện phải bảo đảm có sự tham gia, phối hợp của các đơn vị và các chức danh chuyên môn khác trong bệnh viện. Những nội dung cụ thể về chăm sóc người bệnh điều trị nội trú tại bệnh viện như sau: *Phân cấp chăm sóc người bệnh - Chăm sóc cấp I: người bệnh trong tình trạng nặng, nguy kịch không tự thực hiện các hoạt động cá nhân hằng ngày hoặc do yêu cầu chuyên môn không được vận động phải phụ thuộc hoàn toàn vào sự theo dõi, chăm sóc toàn diện và liên tục của điều dưỡng. - Chăm sóc cấp II: người bệnh trong tình trạng nặng, có hạn chế vận động một phần vì tình trạng sức khỏe hoặc do yêu cầu chuyên môn phải hạn chế vận động, phụ thuộc phần nhiều vào sự theo dõi, chăm sóc của điều dưỡng khi thực hiện các hoạt động cá nhân hằng ngày. -Chăm sóc cấp III: người bệnh có thể vận động, đi lại không hạn chế và tự thực hiện được tất cả hoặc hầu hết các hoạt động cá nhân hằng ngày dưới sự hướng dẫn của điều dưỡng. *Nhiệm vụ chuyên môn chăm sóc của điều dưỡng tại bệnh viện - Tiếp nhận, phân loại, sàng lọc và cấp cứu ban đầu: Tiếp nhận, phối hợp với bác sỹ trong phân loại, sàng lọc và cấp cứu người bệnh ban đầu; sắp xếp người bệnh khám bệnh theo thứ tự ưu tiên của tình trạng bệnh lý, của đối tượng (người cao tuổi, thương binh, phụ nữ có thai, trẻ em và các đối tượng chính sách khác) và theo thứ tự đến khám; hướng dẫn hoặc hỗ trợ người bệnh thực hiện khám bệnh và các kỹ thuật cận lâm sàng theo chỉ định của bác sỹ cho người bệnh đến khám bệnh. Bên cạnh đó người điều dưỡng khi thực hiện công việc tại bệnh viện cẩn phải tiếp nhận, hỗ trợ các thủ tục và sắp xếp người bệnh vào điều trị nội trú. - Nhận định lâm sàng: Khám, nhận định tình trạng sức khỏe hiện tại và nhu cầu cơ bản của mỗi người bệnh. Khi người bệnh điều trị nội trú tại bệnh viện, người điều dưỡng phải tiến hành khám, nhận định tình trạng sức khỏe hiện tại của người bệnh để xác định những vấn 10 đề cần chăm sóc mà người bệnh cần hỗ trợ. Qua việc khám, nhận định tình trạng sức khỏe của người bệnh, người điều dưỡng sẽ xác định được các nhu cầu của người để chăm sóc hiệu quả hơn. Xác định các nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh: Ngoài những vấn đề chăm sóc đang hiện hữu mà người bệnh đang gặp phải cần đến sự chăm sóc của người điều dương; người điều dưỡng cần phải xác định được các nguy cơ tiềm tàng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh để hạn chế, phòng ngừa những nguy cơ đó. Xác định chẩn đoán điều dưỡng, ưu tiên các chẩn đoán điều dưỡng tác động trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng người bệnh. Sau khi xác định được các vấn đề chăm sóc hiện tại và tiềm tàng mà người bệnh sẽ gặp phải, người điều dưỡng cần đưa ra được các chuẩn đoán riêng biệt phù hợp với mỗi người bênh. Việc đưa ra được chẩn đoán điều dưỡng đối với người bệnh giữ vai trò rất quan trọng bởi nó sẽ định hướng cho việc lập kế hoạch chăm sóc người bệnh với những can thiệp điều dưỡng phù hợp và đảm bảo hiểu quả và an toàn cho người bệnh. Các chẩn đoán điều dưỡng cần phải sắp xếp theo thứ tự ưu tiên dựa trên mức độ nghiêm trọng của vấn đề người bệnh đang gặp phải. Việc sắp xếp này giúp người điều dưỡng phân bố phù hợp các nguồn lực, thời gian can thiệp phù hợp và kịp thời đối với mỗi vấn đề sức khỏe của người bệnh. Phân cấp chăm sóc người bệnh trên cơ sở nhận định tình trạng sức khỏe người bệnh của điều dưỡng và đánh giá về mức độ nguy kịch, tiên lượng bệnh của bác sỹ để phối hợp với bác sỹ phân cấp chăm sóc người bệnh. Việc phân cấp chăm sóc sẽ giúp phát huy được tính hiệu quả của việc chăm sóc lấy người bệnh làm trung tâm, huy động được nguồn lực chăm sóc người bệnh từ chính người nhà, người chăm sóc chính và bản thân người bệnh. Việc tuân thủ thực hiện phân cấp chăm sóc cũng đảm bảo tính khoa học khi áp dụng học thuyết tự chăm sóc vào thực hành chăm sóc người bệnh đang điều trị nội trú tại bệnh viện Dự báo các yếu tố ảnh hưởng và sự cố y khoa có thể xảy ra trong quá trình chăm sóc người bệnh. Người điều dưỡng cần phải tiên lượng được các yếu tố sẽ ảnh 11 hưởng đến quá trình chăm sóc người bệnh điều trị nội trú tại bệnh viện và hạn chế các sự cố y khoa có thể xảy ra bằng các tuân thủ đúng các kỹ thuật điều dưỡng theo bảng kiểm thực hành. Bệnh viện cần xây dựng và thực hiện những quy định cụ thể về an toàn cho người bệnh phù hợp với mô hình bệnh tật của từng chuyên khoa. Điều dưỡng viên, hộ sinh viên thực hiện các biện pháp phòng ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện, bảo đảm an toàn, tránh nhầm lẫn cho người bệnh trong việc dùng thuốc, phẫu thuật và thủ thuật. Bệnh viện thiết lập hệ thống thu thập và báo cáo các sự cố, nhầm lẫn, sai sót chuyên môn kỹ thuật tại các khoa và toàn bệnh viện. Định kỳ phân tích, báo cáo các sự cố, sai sót chuyên môn kỹ thuật trong chăm sóc và có biện pháp phòng ngừa hiệu quả. * Xác định và thực hiện các can thiệp chăm sóc điều dưỡng -Các can thiệp chăm sóc điều dưỡng bao gồm: Chăm sóc hô hấp, tuần hoàn, thân nhiệt: theo dõi, can thiệp nhằm đáp ứng nhu cầu về hô hấp, tuần hoàn, thân nhiệt theo chẩn đoán điều dưỡng và chỉ định của bác sỹ; kịp thời báo bác sỹ và phối hợp xử trí tình trạng hô hấp, tuần hoàn, thân nhiệt bất thường của người bệnh. Chăm sóc dinh dưỡng: thực hiện hoặc hỗ trợ người bệnh thực hiện chế độ dinh dưỡng phù hợp theo chỉ định của bác sỹ; theo dõi dung nạp, hài lòng về chế độ dinh dưỡng của người bệnh để báo cáo bác sỹ và người làm dinh dưỡng kịp thời điều chỉnh chế độ dinh dưỡng; thực hiện trách nhiệm của điều dưỡng quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 13 Thông tư số 18/2020/TT-BYT ngày 12 tháng 11 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về hoạt động dinh dưỡng trong bệnh viện: người bệnh khám bệnh, chữa bệnh ngoại trú được sàng lọc yếu tố nguy cơ dinh dưỡng như tình trạng sụt cân, ăn sụt giảm, chỉ số khối cơ thể (BMI) và các yếu tố nguy cơ khác. Người bệnh có nguy cơ dinh dưỡng, suy dinh dưỡng hoặc có bệnh lý liên quan đến dinh dưỡng được tư vấn, chỉ định chế độ dinh dưỡng bệnh lý phù hợp với tình trạng dinh dưỡng, bệnh lý của mình và ghi vào sổ khám bệnh hoặc hồ sơ bệnh án ngoại trú. Chăm sóc giấc ngủ và nghỉ ngơi: thiết lập môi trường bệnh phòng yên tĩnh, ánh sáng phù hợp vào khung giờ ngủ, nghỉ của người bệnh theo quy định; hướng dẫn 12 người bệnh thực hiện các biện pháp để tăng cường chất lượng giấc ngủ như thư giãn, tập thể chất nhẹ nhàng phù hợp tình trạng sức khỏe, tránh các chất kích thích, tránh căng thẳng, ngủ đúng giờ; theo dõi, thông báo kịp thời cho bác sỹ khi có những rối loạn giấc ngủ của người bệnh để hỗ trợ và phối hợp hỗ trợ người bệnh kịp thời; Chăm sóc vệ sinh cá nhân: thực hiện hoặc hỗ trợ người bệnh thực hiện vệ sinh răng miệng, vệ sinh thân thể, kiểm soát chất tiết, mặc và thay đồ vải cho người bệnh theo phân cấp chăm sóc; Chăm sóc tinh thần: thiết lập môi trường an toàn, thân thiện, gần gũi, chia sẻ, động viên người bệnh yên tâm phối hợp với các chức danh chuyên môn trong chăm sóc; theo dõi, phát hiện các nguy cơ không an toàn, các biểu hiện tâm lý tiêu cực, phòng ngừa các hành vi có thể gây tổn hại sức khỏe cho người bệnh để kịp thời thông báo cho bác sỹ; tôn trọng niềm tin, tín ngưỡng và tạo điều kiện để người bệnh thực hiện tín ngưỡng trong điều kiện cho phép và phù hợp với quy định; Thực hiện các quy trình chuyên môn kỹ thuật: thực hiện thuốc và các can thiệp chăm sóc điều dưỡng theo chỉ định của bác sỹ và trong phạm vi chuyên môn của điều dưỡng trên nguyên tắc tuân thủ đúng các quy định, quy trình chuyên môn kỹ thuật chăm sóc điều dưỡng; Phục hồi chức năng cho người bệnh: phối hợp với bác sỹ, kỹ thuật viên phục hồi chức năng và các chức danh chuyên môn khác để lượng giá, chỉ định, hướng dẫn, thực hiện kỹ thuật phục hồi chức năng cho người bệnh phù hợp với tình trạng bệnh lý. Thực hiện một số kỹ thuật phục hồi chức năng theo quy định để giúp người bệnh phát triển, đạt được, duy trì tối đa hoạt động chức năng và giảm khuyết tật; Quản lý người bệnh: lập hồ sơ quản lý bằng bản giấy hoặc bản điện tử và cập nhật hằng ngày cho tất cả người bệnh nội trú, ngoại trú tại bệnh viện; thực hiện bàn giao đầy đủ số lượng, các vấn đề cần theo dõi và chăm sóc người bệnh, đặc biệt giữa các ca trực; Truyền thông, giáo dục sức khỏe: phối hợp với bác sỹ và các chức danh chuyên môn khác tư vấn, hướng dẫn các kiến thức về bệnh, cách tự chăm sóc, theo dõi, hợp tác với nhân viên y tế trong chăm sóc, phòng bệnh; các quy định về an toàn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan