1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường vận hành theo cơ chế
thị trường có sự quản lý của Nhà nước và hội nhập quốc tế ngày càng sâu
rộng những năm qua pháp luật nói chung, pháp luật đất đai, pháp luật dân sự
nói riêng không ngừng được phát triển, hoàn thiện. Do tầm quan trọng và ý
nghĩa đặc biệt của đất đai trong đời sống kinh tế - xã hội Điều 18 Hiến pháp
năm 1992 - Hiến pháp của thời kỳ đổi mới, quy định:
Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và
pháp luật, bảo đảm sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả.
Nhà nước giao đất cho các tổ chức và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài.
Tổ chức cá nhân có trách nhiệm bảo vệ, bồi bổ, khai thác hợp lý, sử
dụng tiết kiệm đất, được chuyển quyền sử dụng đất (QSDĐ) được
Nhà nước giao theo quy định của pháp luật [61].
Để cụ thể hóa hiến pháp, các bộ luật được ban hành và sửa đổi bổ sung
hoàn thiện theo yêu cầu của thực tiễn. Bộ luật Dân sự (BLDS) 1995, BLDS
2005; Luật Đất đai (LĐĐ) 2003; LĐĐ 2013; Luật Nhà ở 2005, Luật Nhà ở
2014; Luật Kinh doanh Bất động sản 2006, Luật Kinh doanh Bất động sản
2014; Luật Công chứng 2006, Luật Công chứng 2014 và hiện nay các luật nêu
trên đang trong quá trình bổ sung, sửa đổi và hoàn thiện theo Hiến pháp năm
2013. Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định 181/2004/NĐ-CP, Nghị định
163/2006/NĐ-CP, Nghị định 71/2010/NĐ-CP, Nghị định 83/2010/NĐ-CP,
Nghị định 43/2014/NĐ-CP là những Nghị định hướng dẫn thi hành các quy
định liên quan đến giao dịch bảo đảm tạo cơ sở pháp lý cho các giao dịch bảo
đảm nói chung và thế chấp quyền sử dụng đất (TCQSDĐ) nói riêng. Hiến
pháp, các đạo luật và các văn bản pháp quy nêu trên đã xác định QSDĐ là
quyền tài sản. Theo đó người sử dụng đất có các quyền chuyển đổi, chuyển