Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Thực hiện phản biện xã hội của mặt trận tổ quốc tỉnh ninh bình....

Tài liệu Thực hiện phản biện xã hội của mặt trận tổ quốc tỉnh ninh bình.

.PDF
81
3
56

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- PHẠM THẾ DÂN THỰC HIỆN PHẢN BIỆN XÃ HỘI CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC TỈNH NINH BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Chính trị học Hà Nội-2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- PHẠM THẾ DÂN THỰC HIỆN PHẢN BIỆN XÃ HỘI CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC TỈNH NINH BÌNH Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Chính trị học Mã số: 60.31.02.01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS Lưu Minh Văn Hà Nội - 2015 1 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU.......................................................................................................... 4 1. Tính cấp thiết của đề tài. ........................................................................................... 4 2. Tình hình nghiên cứu ................................................................................................ 5 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu Luận văn ............................................................... 8 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 8 5. Cở sở lý luận và Phương pháp nghiên cứu ............................................................... 8 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn ................................................................ 9 7. Kết cấu của luận văn ................................................................................................. 9 CHƯƠNG I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN PHẢN BIỆN XÃ HỘI CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC ........................................................................ 10 1.1. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam .............................................................................. 10 1.1.1. Vị trí Mặt trận Tổ quốc trong hệ thống chính trị nước CHXHCNVN ....................... 10 1.1.2. Chức năng Mặt trận Tổ quốc trong hệ thống chính trị nước CHXHCNVN ....................................................................................................................... 10 1.2. Khái niệm phản biện xã hội và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc ..... 15 1.2.1. Khái niệm phản biện xã hội ................................................................... 15 1.2.2. Khái niệm phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc ................................ 16 1.3. Thực hiện chức năng phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc ..................... 22 1.3.1. Vai trò phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc...................................... 22 1.3.2. Mục tiêu thực hiện phản biện xã hội ..................................................... 24 1.3.3. Nội dung và phương thức thực hiện phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc ................................................................................................................ 25 1.3.4. Các yếu tố quy định hiệu quả thực hiện phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc ............ 28 CHƯƠNG II. THỰC HIỆN CHỨC NĂNG PHẢN BIỆN XÃ HỘI CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC TỈNH NINH BÌNH ................................................................... 32 2.1. Hoạt động phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc tỉnh Ninh Bình ............. 32 2.1.1. Triển khai kế hoạch thực hiện phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc tỉnh Ninh Bình ............................................................................................... 32 2 2.1.2. Kết quả hoạt động phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc tỉnh Ninh Bình ....................................................................................................................... 34 2.1.3. Những hạn chế, bất cập ........................................................................ 38 2.1.4. Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập .............................................. 39 2.2. Một số khuyến nghị nhằm tăng cường hiệu quả chức năng phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc tỉnh Ninh Bình .................................................................... 42 2.2.1. Đổi mới nhận thức về vai trò, vị trí của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, yêu cầu phản biện xã hội. ...................................................................................... 42 2.2.2. Đổi mới tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Tỉnh Ninh Bình ................................................................................................................ 48 2.2.3. Xây dựng và hoàn thiện cơ chế pháp lý về phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc ........................................................................................................... 61 2.2.4. Từng bước nâng cao văn hóa dân chủ cho nhân dân .............................. 64 2.2.5. Đối với các hình thức kiểm soát quyền lực khác ................................... 67 2.2.6. Tạo lập các điều kiện đảm bảo cho việc thực hiện hoạt động giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh .................................... 70 KÊT LUẬN ................................................................................................................ 74 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................ 76 3 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Thực hiện công cuộc đổi mới, Việt Nam đã có những thay đổi, chuyển biến lớn lao về mọi mặt; Kinh tế - Chính trị - văn hóa – xã hội. Cùng với đất nước Ninh Bình đã có những bước tiến quan trọng đang dần khẳng định vị thế của mình trên con đường phát triển chung của đất nước. Về chính trị: hệ thống chính trị của Tỉnh ngày càng hoàn chỉnh, các đường lối chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đã đi vào cuộc sống và được thực hiện có hiệu quả khiến nhân dân ngày càng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước. Bên cạnh những thành tựu đạt được thì Tỉnh Ninh Bình cũng như cả nước đang phải đối mặt với những vấn đề phức tạp mới phát sinh trong quá trình phát triển đòi hỏi cần những giải pháp có hiệu quả nhằm giải phóng nguồn lực và tạo động lực mới cho sự phát triển. Vậy đâu là giải pháp có thể tạo ra những động lực mới đó? Đương nhiên câu trả lời có thể có nhiều và trong đó có giải pháp ấy là mở rộng phản biện xã hội, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc thực hiện phản biện xã hội. Đây là vấn đề chung của cả nước đồng thời cũng là vấn đề đang đặt ra ở tỉnh Ninh Bình. Sứ mệnh lãnh đạo, quản lý mọi mặt đời sống xã hội của đất nước hiện nay thuộc về Đảng và Nhà nước Việt Nam. Trong thời gian qua, các văn kiện, nghị quyết, dự thảo, nhiều quyết sách quan trọng, dự án lớn đã tranh thủ được ý kiến rộng rãi của các tầng lớp nhân dân. Đại diện của nhân dân ngày càng phát huy được vai trò và trách nhiệm của mình, phản ánh được ý chí, nguyện vọng của nhân dân thông qua các phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại các kì họp Quốc hội; Hội đồng Nhân dân các cấp… Sự điều chỉnh kịp thời và có hiệu quả những quyết sách đó không chỉ đã chứng tỏ “ Ý Đảng hợp với lòng dân” mà còn thể hiện hiệu ứng tích cực của phản biện xã hội. Những kết quả đó đã được thể hiện qua các kênh công khai, có tổ chức, có mục đích cụ thể như việc bảo vệ các chương trình, đề tài khoa học nhà nước được hội đồng đánh giá, việc thẩm định các kế hoặch đề án, dự án… Nhưng tình trạng lộng quyền, lạm quyền, quan liêu, tham nhũng, thực trạng “ vừa đá bóng vừa thổi còi” đang là vấn đề nhức nhối. Những yêu cầu phát triển dân trí và thực hiện dân chủ, xây dựng nhà nước Pháp quyền và xã hội dân sự, xây dựng và phát triển đất nước, thực hiện có hiệu quả việc nhân dân giám sát cơ quan nhà nước, cán bộ, đảng viên ở khu 4 dân cư. Để thực hiện cần phải có sự phản biện rộng rãi của xã hội song việc phản biện xã hội vẫn còn hạn chế. Việc nhà nước ban hành quy chế ban hành quy chế dân chủ cơ sở đã khơi nguồn cho việc tư duy sáng tạo – con người với tư cách là chủ nhân đích thực của quá trình phát triển. Việc nhân dân tham gia phản biện xã hội phù hợp với quy luật phát triển của dân trí và dân chủ. Thông qua dư luận xã hội, người dân được phát biểu ý kiến, bày tỏ thái độ, chia sẻ thông tin và tham gia đề xuất các biện pháp giải quyết các vấn đề mà họ quan tâm, tiếng nói của người dân là vô cùng quan trọng sự phản biện của họ thực sự là một quá trình quý giá. Song việc thực hiện phản biện xã hội của nhân dân gặp nhiều khó khăn, Chẳng hạn như người dân phản biện những vấn đề gì là vừa tầm và có khả thi, phản biện ở đâu? Cơ chế nào cho những người trung thực, dũng cảm mang nguyện vọng và trí tuệ của dân thuyết phục các cơ quan có thẩm quyền nghe và hành sử đầy đủ? Cần được thực hiện bằng tổ chức một trong những tổ chức đó là Mặt trận Tổ quốc. Mặt trận Tổ quốc đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự phản biện của nhân dân. Thông qua thực hiện luật, pháp lệnh của Nhà nước về Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội, cơ chế của sự phản biện xã hội được thực thi. Với lý do trên tôi đã chọn đề tài “Thực hiện phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc tỉnh Ninh Bình” làm luận văn thạc sĩ Chính trị học. 2. Tình hình nghiên cứu Mặt trận Tổ quốc là một trong những thành tố cơ bản của hệ thống chính trị, nghiên cứu về công tác phản biện của Mặt trận Tổ quốc, phản biện xã hội và vai trò của phản biện xã hội đối với sự phát triển đất nước ở Việt Nam hiện nay tập trung vào những mảng sau: Thứ nhất, nhóm công trình nghiên cứu về vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có thể kể đến như: Phạm Thế Duyệt (2004), Mặt trận tổ quốc Việt Nam với sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc trong giai đoạn hiện nay, Tạp chí Cộng sản. Nguyễn Thị Hiền Oanh (2006), Vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với việc thực hiện quyền làm chủ của nhân dân ở nước ta hiện nay, Nxb Lý luận Chính trị, Hà Nội. Tác giả đã có những nghiên cứu về vấn đề lí luận và thực tiễn về mặt trận và công tác Mặt trận ở nước ta hiện nay như: vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với việc thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, thực việc Mặt trận Tổ quốc Việt 5 Nam thực hiện quyền làm chủ của nhân dân; Phương hướng, giải pháp để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát huy được quyền làm chủ ấy. Nguyễn Thị Lan (2008), Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với việc xây dựng sự đồng thuận xã hội ở nước ta hiện nay: LATS Chính trị học: 62.31.20.01. Trong công trình, tác giả đã làm rõ khái niệm đồng thuận xã hội và vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong việc xây dựng sự đồng thuận xã hội. Phân tích, đánh giá thực trạng về hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong việc xây dựng sự đồng thuận xã hội, làm rõ những hạn chế và nguyên nhân, đồng thời đề xuất một số giải pháp đổi mới tổ chức, hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nhằm thực hiện tốt hơn nhiệm vụ xây dựng sự đồng thuận xã hội. Huỳnh Đảm (2009), Mặt trận Tổ quốc Việt Nam góp phần tăng cường và phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, Tạp chí Cộng Sản, Tháng 9. - Số 803. Vũ Thị Loan (2013), Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có phải là một tổ chức chính trị có tính xã hội, Tạp chí Lý luận chính trị, Số 6. Thứ hai, nhóm công trình nghiên cứu về công tác phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Trần Thọ Ánh (2012), Thực hiện chức năng giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Tác giả đã phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Đề xuất quan điểm và các giải pháp tổ chức thực hiện chức năng này. Hồ Bá Thâm, Nguyễn Tôn Thị Tường Vân (ch.b.), Nguyễn Thị Hồng Diễm (2009), Phản biện xã hội và phát huy dân chủ pháp quyền Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Nhóm tác giả đã trình bày khái niệm, bản chất, đặc điểm, chủ thể, khách thể, đối tượng, nguyên tắc và phương thức của phản biện xã hội. Vấn đề phản biện xã hội trong nền dân chủ pháp quyền ở Việt Nam nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. Vũ Thị Như Hoa (2013), Nâng cao chất lượng phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở nước ta hiện nay: LATS Chính trị học : 62.31.20.01. Đây là công trình nghiên cứu từ cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề phản biện xã hội và tiêu chí đánh giá chất lượng phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Khảo sát, phân 6 tích thực trạng phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam từ năm 1986 đến nay. Đề xuất phương hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam giai đoạn hiện nay. Vũ Hồng Anh (ch.b.), Dương Văn Sao, Đinh Thị Mai (2013), Phản biện xã hội trong hoạt động lập pháp, hoạt động quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước của quốc hội, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Nhóm tác giả đã trình bày khái niệm, tính chất, đặc điểm, đối tượng, chủ thể, nguyên tắc, vai trò của phản biện xã hội trong hoạt động lập pháp, hoạt động quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước. Thực trạng, yêu cầu và giải pháp tăng cường phản biện xã hội trong hoạt động lập pháp, hoạt động quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước Bên cạnh đó còn có những công trình nghiên cứu như của: Nguyễn Minh Đoan, “Bàn thêm về phản biện xã hội ở Việt Nam”, Tạp chí Luật học; “Nâng cao hiệu quả phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam” do TS. Nguyễn Trọng Bình trên Tạp chí Lý luận chính, “Giám sát và phản biện xã hội” do TS. Hoàng Thị Ngân trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp; “Lợi thế của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong việc thực hiện phản biện xã hội” do TS. Vũ Thị Như Hoa trên Tạp chí Giáo dục chính trị; “Một số điều kiện đảm bảo cho hoạt động giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam” do TS. Nguyễn Thanh Bình trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp; “Một số vấn đề về phản biện xã hội” do TS. Vũ Văn Nghiên trên Nghiên cứu lập pháp; “Tăng cường hoạt động phản biện xã hội của Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân” do TS. Nguyễn Thị Lan trên Tạp chí Lý luận Chính trị… Đây là những công trình tham khảo hữu ích cho những ai nghiên cứu về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cũng như vai trò của Mặt trận trong công tác phản biện xã hội. Tuy nhiên, nghiên cứu về vai trò của Mặt trận Tổ quốc tỉnh Ninh Bình trong việc thực hiện chức năng phản biện xã cho đến nay chưa có công trình nào. Do vây có thể nói đề tài nghiên cứu mà tác giả luận văn chon; Thực hiện phản biện xã hội của Mặt trận Tổ tỉnh Ninh Bình” là công trình đầu tiên nghiên cứu vấn đề này dưới góc độ chính trị. 7 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu Luận văn 3.1 Mục đích Trên cơ sở luận giải một số vẫn đề lý luận về chức năng phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc, luận văn phân tích, từ đó đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp cho thực hiện chức năng phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc tỉnh Ninh Bình 3.2 Nhiệm vụ Từ mục đích trên, luận văn thực hiên những nhiệm vụ chính sau: - Phân tích những vấn đề lý luận chung về phản biện xã hội, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc; vị trí chức năng của Mặt trận Tổ quốc trong hệ thống chính trị nước ta; yêu cầu, mục đích và vai trò phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc - Đánh giá thực trạng, phân tích những vấn đề đặt ra; - Đề xuất một số giải pháp để thực hiện một cách có hiệu quả chức năng phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc tỉnh Ninh Bình 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: hoạt đông phản biện xã hội của Mặt trận tổ quốc cấp tỉnh. - Phạm vi: + Không gian: Các nghiên cứu chức năng phản biện xã hội cấp tỉnh được thực hiện tại tỉnh Ninh Bình. + Thời gian: từ 2006 (mốc thời gian gắn với sự kiện Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X đã xác định: “Nhà nước ban hành cơ chế để Mặt trận và các đoàn thể nhân dân thực hiện tốt các vai trò giám sát và phản biện xã hội” ) đến nay. 5. Cở sở lý luận và Phương pháp nghiên cứu 5.1 Cơ sở lý luận: Luận văn dựa trên cơ sở Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của quần chúng nhân dân và Mặt trận nhân dân Quan điểm của Đảng và Nhà nước trong đường lối, chính sách, luật pháp về Mặt trận Tổ quốc và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Kế thừa kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học 8 5.2 Phương pháp nghiên cứu Luận văn vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng: phát triển hoàn thiện trong sự thống nhất đấu tranh và chuyển hóa các mặt đối lập, đó chính là thực hiện phản biện xã hội. Đồng thời áp dụng các phương pháp: phân tích, tổng hợp, so sánh, phương pháp thống kê… 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Về lý luận: Luận văn mong muốn làm rõ, thông qua phản biện xã hội thể hiện được vai trò của Mặt trận Tổ quốc đặc biệt là Mặt trận Tổ quốc Tỉnh Ninh Bình đối với quản lý nhà nước, quản lý xã hội thực hiện dân chủ cũng như những giải pháp tạo cơ sở để Mặt trận Tổ quốc Tỉnh Ninh Bình phát huy hiệu quả của vai trò phản biện xã hội của mình. Về thực tiễn: Luận văn mong muốn chỉ ra tính tất yếu và sự cần thiết phải có sự phản biện xã hội trong Mặt trận Tổ quốc, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay Đảng và Nhà nước đang thảo luận xây dựng cơ sở pháp lý nhằm thực hiện một cách có hiệu quả phản biện xã hội thông qua Mặt trận Tổ quốc. Luận văn còn có ý nghĩa đối với bản thân học viên, góp phần giúp tác giả tự nâng cao trình độ và biết cách tổ chức một công trình khoa học. 7. Kết cấu của luận văn Kết cấu của luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo gồm hai chương và năm tiết: 9 CHƯƠNG I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN PHẢN BIỆN XÃ HỘI CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC 1.1. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 1.1.1. Vị trí Mặt trận Tổ quốc trong hệ thống chính trị nước CHXHCNVN Văn bản pháp luật nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khẳng định Mặt trận Tổ quốc Việt Nam “là một bộ phận của hệ thống chính trị của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”. Đó là sự xác định địa vị pháp lý và chính trị của Mặt trận với tư cách là một thành tố cấu thành thể chế chính trị của nước ta. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) đã khẳng định: “Đảng tôn trọng tính tự chủ, ủng hộ mọi hoạt động tự nguyện, tích cực, sáng tạo và chân thành lắng nghe ý kiến đóng góp của Mặt trận và các đoàn thể. Đảng, Nhà nước có cơ chế, chính sách, tạo điều kiện để Mặt trận và các đoàn thể nhân dân hoạt động có hiệu quả, thực hiện vai trò giám sát và phản biện xã hội” [42]. Ngày nay, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là liên minh chính trị thực hiện chiến lược đại đoàn kết dân tộc để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là cơ sở chính trị của Đảng và chính quyền nhân dân… Tất cả các vai trò xã hội đó của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chỉ có thể thực hiện khi mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện đại diện cho lợi ích các tầng lớp nhân dân. [45] Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 cũng đã hiến định: “MTTQ Việt Nam là cơ sở chính trị của chính quyền Nhân dân; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; giám sát, phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, hoạt động đối ngoại Nhân dân góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”[28]. 1.1.2. Chức năng Mặt trận Tổ quốc trong hệ thống chính trị nước CHXHCNVN Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong việc tham gia xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước đã được Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã ghi: “Phát huy vai trò và tạo điều kiện thuận lợi để Mặt trận và các đoàn thể nhân dân tham gia 10 xây dựng đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, thực hiện vai trò giám sát và phản biện xã hội” [43, tr 304 – 305]. Để thực hiện chức năng của mình, các tổ chức phải thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau trong những khoảng thời gian nhất định. Hiện nay, do chưa có văn bản pháp luận nào quy định rõ chức năng của Mặt trận nên có những cách hiểu, cách giải thích khác nhau. Có ý kiến cho rằng, chức năng của Mặt trận được quy định tại khoản 2 Điều 1 Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Ý kiến khác cho rằng, chức năng của Mặt trận là phối hợp và thống nhất hành động giữa các tổ chức thanh viên. Nghiên cứu về lịch sử hình thành và lý do tồn tại của Mặt trận, với cách hiểu khái niện chức năng như trên Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có những chức năng sau: - Đại diện cho lợi ích của nhân dân, bảo vệ quyền hợp pháp, chính đáng của các thành viên. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cũng như các tổ chức đoàn thể nhân dân, trước hết là tổ chức của nhân dân nên có chức năng đại diện, bảo vệ lợi ích chính đáng và hợp pháp của nhân dân trước các cơ quan quyền lực của Đảng và Nhà nước [33]. Đây là lý do tồn tại và là chức chủ yếu của bất cứ tổ chức chính trị - xã hội nào. - Tập hợp, xây dựng và củng cố khối đoàn kết toàn dân tộc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Đại đoàn kết toàn dân tộc là một trong những nội dung chủ đạo của tư tưởng của tư tưởng Hồ Chí Minh và đã được Đảng ta khẳng định trong đường lối cách mạng. Đại đoàn kết dân tộc trên nên tảng liên minh giai đoạn cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng là đường lối chiến lược cách mạng Việt Nam, là nguồn gốc sức mạnh động lực chủ yếu và là nhân tố có ý nghĩa quyết định bảo đảm thắng lợi bền vững của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. [33] Xây dựng và phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, trong đó có vai trò đặc biệt quan trọng của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Mặt trận tập hợp, xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết trên cơ sở vì lời ích chung của dân tộc và bằng cách vận động, thuyết phục, hiệp thương dân chủ thống nhất hành động [33, tr 59]. Bởi vậy tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc là sự thống nhất từ đa dạng, không có sự đa dạng thì không có mặt trận tổ quốc nhưng 11 không có sự tương đồng và thống nhất về lợi ích chung của Mặt trận Tổ quốc thì cũng không thành Mặt trận. - Tuyên truyền, thuyết phục, vận động nhân dân thực hiện đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Đây thực chất là chức năng dân vận của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (đây cũng là chức năng chung của các tổ chức quần chúng); tuyên truyền, thuyết phục, tổ chức vận động nhân dân thực hiện, đường lối chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước thông qua các tổ chức thành viên và các cuộc vận động, các phong trào cách mạng mang tính toàn dân. Đây cũng là một trong những yếu tố quy định vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ sở của chính quyền nhân dân. - Tham gia xây dựng Đảng, xây dựng và củng cố chính quyền của nhân dân Tham gia xây dựng Đảng, xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân là trách nhiệm của mọi thành viên của hệ thống chính trị và xã hội. Thực hiện chức năng này không chỉ đảm bảo góp phần làm cho Đảng và Nhà nước mạnh hơn. Bởi vì Đảng là thành viên và cũng là hạt nhân lãnh đạo Mặt trận, còn Nhà nước là thiết chế đảm bảo các điều kiện cho hoạt động của mọi thành viên của hệ thống chính trị. - Giám sát và phản biện xã hội Quyền giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã được khẳng định trong điều 9 Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi và bổ sung năm 2011); Mặt trận “giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử và cán bộ, viên chức nhà nước”. Trong điều kiện một đảng duy nhất cầm quyền, hoạt động phản biện xã hội là nhu cầu tự thân đối với việc nâng cấp chất lượng lãnh đạo của Đảng. Không chấp nhận đa nguyên, đa đảng song Đảng ta rất cần có sự phản biện xã hội từ phía nhân dân thông qua Mặt trận, để gúp Đảng tranh sai lầm về đường lối, quan liêu, độc đoán, chuyên quyền. Do đó, chức năng của Mặt trận Tổ quốc không chỉ là động viện, mà hơn nữa nó phải làm chức năng phản biện xã hội và tham chính thông qua việc tham gia xây dựng đường lối, chính sách, pháp luật. Phản biện xã hội trở thành một chức năng cơ bản của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam bởi những lý do sau: Mặt trận là tổ chức quần chúng rộng lớn nhất, đại diện cho mọi tầng lớp nhân dân. Chỉ thông qua hoạt động giám sát và phản biện xã hội, Mặt trận mới có thể giúp 12 nhân dân kiểm soát được việc sử dụng quyền lực đã ủy quyền của mình cho các cơ quan quyền lực. Thực hiện phản biện xã hội là Mặt trận Tổ quốc đã thực hiện sự ủy quyền của mọi tầng lớp nhân dân và các tổ chức chính trị - xã hội. Nếu không thực hiện tốt chức năng phản biện xã hội thì Mặt trận Tổ quốc Việt Nam không thể hoàn thành vai trò đại diện bảo vệ lợi ích cho tầng lớp nhân dân. Phản biện xã hội là nhu cầu tự thân của Đảng cầm quyền và Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Bản thân hoạt động phản biện xã hội đã tạo ra sự chế ước từ bên ngoài để Đảng cầm quyền và Nhà nước không tùy tiện trong việc hoạch định đường lối và tổ chức thị thi các quyết sách. Phản biện xã hội góp phần vào việc giáo dục đội ngũ cán bộ, công chức, đảng viên về đạo đức, lối sống, ý thức và kỹ năng thực thi công vụ. Thực hiện tốt chức năng phản biện xã hội thì chắc chắn vai trò, vị trí của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam sẽ được khẳng định trong đời sống chính trị - xã hội nước ta [37, tr 50]. Cũng chính vì lý do đó có thể nói rằng thực hiện chức năng phảm biện xã hội là sự thể hiện vai trò tham chính rõ nhất của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Các chức năng của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tồn tại trong mỗi quan hệ khăng khít của một chỉnh thể thực thi quyền lực của nhân dân. Mối quan hệ này thể hiện vai trò chính trị và vai trò xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam: là cầu nối quan hệ giũa Đảng, Nhà nước với nhân dân. Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đều là những thiết chế thực thi sự ủy quyền của dân với những phương thức khác nhau. Chức năng tập hợp xây dựng củng cố khối đại đoàn kết dân tộc và chức năng dân vận giúp cho Đảng và Nhà nước thực hiện được những mục tiêu chính trị. Muốn vận động, tập hợp được quần chúng tin tưởng theo Đảng và đồng lòng nhất trí trong khối đại đoàn kết thì phải bảo vệ những lợi ích chính đáng của quần chúng. Phản biện xã hội chính là hoạt động giúp cho bộ máy tổ chức Đảng và Nhà nước mạnh hơn, đáng tin cậy hơn, là cho chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức đảng viên ngày càng tốt hơn và lợi ích hợp pháp của nhân dân ngày càng được bảo vệ tốt hơn. Như vậy thực hiện tốt chức năng phản biện xã hội là điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các chức năng khác và ngược lại. Từ các chức năng trên, Điều 2 Luật Mặt trận Tổ quốc Viêt Nam quy định nhiệm vụ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là: tập hợp, xây dựng khôi đại đoàn kết 13 tăng cường sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong nhân dân; tuyền truyền động viên nhân dân phát huy quyền làm chủ, thực hiện đường lối chủ trương chính sách của Đảng, nghiêm chỉnh thi hành Hiến pháp và pháp luật; giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước; tập hợp ý kiến, kiến nghị của nhân dân để phán ánh, kiến nghị với Đảng và Nhà nước; tham gia xay dựng và củng cố chính quyền nhân dân; cùng Nhà nước cham lo, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân; tham gia phát triển tình hữu nghị, hợp tác giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân thế giới. Trong các chủ thể phản biện xã hội thì Mặt trận tổ quốc là chủ thể đặc biệt và nhiều tiềm năng nhất vì lí do sau đây: Một là, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là một chủ thể giám sát bao gồm các thành viên là tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội…. và các cá nhân tiêu biểu. Điều nay cho thấy Mặt trận là một lực lượng xã hội đông đảo nhất, hung hậu nhất. Sự đa dạng về thành phần cơ cấu làm cho hoạt động phản biện xã hội của Mặt trận mang sức mạnh của cộng đồng, của quyền lực xã hội và mang tính khách quan di sự tác động đa chiều mang đến. Hai là, Mặt trận tổ quốc Việt Nam có hệ thống tổ chức ở cẩ bốn cấp như hệ thống tổ chức chính quyền (gồm trung ương; tỉnh – thành phố trực thuộc trung ương; quận – huyện – thị xã; và xã, phường, thị trấn). Ban công tác Mặt trận mặt ở tận khu dân cư (thôn, làng, ấp, bản) tức là dưới cơ sở của hệ thống hành chính. Ban công tác Mặt trận có vai trò thúc đẩy sự hình thành các cộng đồng tự quản thay mặt chính quyền quản lý mọi mặt đời sống ở khu dân cư. Nhờ đó mà Mặt trận trở thành tai, mắt của Đảng và Nhà nước và là người đồng hành tin cậy của nhân dân. Ba là, Mặt trận Tồ quốc Việt Nam hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, hiệp thương dân chủ và thống nhất hành động. Nhờ tự nguyện và hiệp thương dân chủ mà Mặt trận dễ đạt được sự đồng thuận xã hội – một yếu tố đảm bảo sự thống nhất và ổn định chính trị. Nhờ sự phối hợp và thống nhất hành động mà Mặt trận dễ nhân lên sức mạnh hành động của khối đại đoàn kết dân tộc. Sức mạnh của ý chí chung – một trong những nhân tố quyết định sự thành công của cách mạng. Đây là thế mạnh của Mặt trận mà tổ chức đảng, cơ quan nhà nước không thể hiện được và bởi vậy Mặt trận Tổ quốc Việt Nam mới trở thành nòng cốt của xã hội công dân – một trong ba 14 thành tố không thể thiếu được của một xã hội dân chủ và phát triển (hai thành tố gồm nhà nước pháp quyền và kinh tế thị trường). Bốn là, bằng chức năng và phương thức hoạt động`đặc thù của mình. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã trở thành tổ chức tập hợp được sức mạnh từ tình cảm và trí tuệ của mọi giới trong đó có đội ngũ trí thức và chuyên gia giỏi ở các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đội ngũ ngay vì lòng yêu nước tự hào dân tộc luôn san sang tư vấn cho Mặt trận trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ. Năm là, đặc điểm, tính chất hoạt động của Mặt trận là hoạt động xã hội; công tác mặt trận là công tác xã hội, công tác dân vận; cán bộ mặt trận là cán bộ dân vận, cán bộ hoạt động xã hội, là người của công chúng. Nhờ vậy mà hoạt động của Mặt trận diễn ra ở tận khu dân cư, cán bộ mặt trận hoạt động trong nhân dân, hàng ngày tiếp cận trực tiếp với nhân dân. Đây là lợi thế về mức độ gần dân - thân dân và dân chủ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam so với Đảng và chính quyền. Sáu là, do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức của dân, bênh vực quyền lợi cho nhân dân nên Mặt trận luôn luôn có dân là điểm tựa, là hậu thuẫn tin cậy cho mọi hoạt động.[37, tr 68] 1.2. Khái niệm phản biện xã hội và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc 1.2.1. Khái niệm phản biện xã hội “Phản biện xã hội” là thuật ngữ mới, vì vậy nó hầu như là mục từ còn vắng trong không ít từ điển tiếng Việt. Tuy nhiên nó đã dần được làm rõ trong các văn bản chính thức của Đảng, Nhà nước. Theo tìm quyết định số 22/2002/QĐ-TTg, ngày 30 – 1- 2002 của Thủ tướng Chính phủ thì phản biện được hiểu là “hoạt động cung cấp thông tin, tư liệu, cùng các ý kiến phân tích đánh giá tính khả thi và các kiến nghị về sự phù hợp của nội dung đề án đối với các mục tiêu và các điều kiện ràng buộc ban đầu và thực trạng đặt ra”. Theo Tìm hiểu một số thuật ngữ trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng, thì “phản biện là nhận xét, đánh giá, bình luận, thẩm định công trình khoa học, dự án, đề án trong các lĩnh vực khác nhau”. Đại Từ điển Tiếng Việt còn giải thích “phản biện” là “việc xem xét, đánh giá chất lượng một công trình khoa học trước hội đồng chấm thi, nghiệm thu đề tài. 15 Phản biện là việc dùng chứng cứ, lập luận để bác bỏ chứng cứ, lập luận đã được đưa ra trước đó hoặc dùng chứng cứ lập luận để bác bỏ lại sự phản biện đã nêu ra sau đó. Về mặt triết học, phủ định sự khẳng định hoặc phủ định sự phủ định chính là sự phản biện. Phản biện được thực hiện bằng hai dạng hành động cơ bản là biện luận và phản biện hoặc chứng minh hoặc chứng minh ngược lại. Biện luận và phản biện luận là phương pháp tư duy thịnh hành của con người trong thời đại bùng nổ các cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật. Phản biện không có chỗ đứng trong xã hội khi mà chế độ vương quyền, chuyên chế còn ngự trị. Dưới chế độ cách mạng, phản biện cũng không được ưa chuộng khi còn tệ sùng bái cá nhân, độc quyền, độc đoán, mất dân chủ. Ý thức hệ phong kiến chỉ thích ca tụng, tâng bốc và rất đố kỵ với phản biện Phản biện khác với sự góp ý, bổ sung, nhận xét, phê bình, kiến nghị trong các cuộc hội nghị, sinh hoạt tập thể. Khi phản biện, người phản biện phải hội tụ đủ các luận cứ thực tiễn, khoa học để phản bác lại dự án, dự thảo chủ trương, chính sách, kế hoạch được nêu ra. Nếu bên biện luận không phản biện không thuyết phục được bên biện luận. Khi góp ý, bổ sung, nhận xét, phê bình, kiến nghị không đòi hỏi người góp ý, phê bình phải có đủ căn cứ thực tiễn, khoa học để chứng minh. Bên được phê bình, góp ý, kiến nghị, bổ sung không nhất thiết bắt buộc chấp nhận. Do vậy Phản biện xã hội là sự phản tư của các lực lượng xã hội đối với những kiến tạo chính sách, thể chế trực tiếp liên quan đến quyền lợi của các thành viên trong cộng đồng, từ đó giúp các cơ quan hữu quan điều chỉnh chủ trương, chính sách cho phù hợp với tình hình thực tiễn. 1.2.2. Khái niệm phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc 1.2.2.1. Định nghĩa phản biện xã hội của Mặt trận tổ quốc Phản biện xã hội là một chủ đề được nói đến nhiều trong thời kỳ Đảng, Nhà nước có chủ trương mở rộng dân chủ. Khi người dân ý thức được quyền dân chủ và đòi hỏi thực hiện dân chủ thực sự thì hơn lúc nào hết khái niệm, mục đích, yêu cầu, đối tượng cụ thể, cơ chế, trình tự phản biện xã hội cần có sự thống nhất về hình thức, về hành động trong toàn Đảng, toàn Nhà nước và toàn xã hội. Có rất nhiều cách tiếp cận khác nhau về phản biện xã hội như: Phản biện xã hội là sự phản tư của các lực lượng xã hội đối với những kiến tạo chính sách, thể chế... trực tiếp liên quan đến quyền lợi của các thành viên trong 16 cộng đồng, từ đó giúp các cơ quan hữu quan điều chỉnh chủ trương, chính sách cho phù hợp với tình hình thực tiễn. Như vậy, về bản chất, phản biện xã hội là sự tương tác, giao thoa về quan điểm, tư tưởng giữa các lực lượng (chính trị, kinh tế, xã hội) trong một cộng đồng. Do đó, thực tiễn và chất lượng của hoạt động phản biện nói lên tính chất tiến bộ, trình độ dân chủ, văn minh của cộng đồng ấy. Theo tác giả Lê Quốc Hùng nêu khái niệm: Phản biện xã hội được hiểu là hoạt động phân tích, lập luận, đánh giá trên cơ sở khoa học và thực tiễn của xã hội về tính hợp lý tính đúng đắn đối với các chủ trương, các quyết định của lực lượng lãnh đạo và quản lý xã hội. Phản biện xã hội được thực hiện bởi nhiều chủ thể khác nhau: cá nhân, tập thể, các tầng lớp xã hộ, các tổ chức xã hội, các giới, các hội. [26,tr 47] Theo tác giả Trần Đăng Tuấn thì: “Phản biện xã hội là đưa ra các lập luận, phân tích nhằm phát hiện, chứng minh khẳng định, bổ sung hoặc bác bỏ một đề án (Phương án, dự án) xã hội đã được hình thành và công bố trước đó” [49, tr 160]. * Đặc điểm phản biện xã hội của Mặt trận tổ quốc Phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc là hình thức phản biện được áp dụng để tìm được sự đồng thuận xã hội về lợi ích trong thẩm định, xét duyệt các chủ trương, đường lối, trong ban hành các đạo luật, trong hoạch định các đề án, dự án, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Chủ thể phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc rất rộng, bao gồm toàn bộ xã hội nói chung, song không nằm trong quan hệ “đối lập hai bên” với bên đề ra chủ trương, đường lối, chính sách, kế hoạch (Đảng, cơ quan nhà nước, cơ quan sáng kiến pháp luật, chủ đầu tư…) mà giữa chủ thể phản biện và chủ thể được phản biện gắn với nhau trong mối quan hệ thống nhất, rằng buộc lẫn nhau cùng hướng tới mục đích chung . Phản biện xã hội gắn với hoạt động công quyền , có tính chính trị - pháp lý - Tính xã hội Bản thân thuật ngữ phản biện xã hội đã chứa đựng, đã thể hiện đặc tính đầu tiên của phản biện xã hội là tính xã hội. Phản biện xã hội là hoạt động phản biện của xã hội dân sự đối với Nhà nước. Xã hội dân sự là một không gian xã hội bao gồm một dải rất rộng các tổ chức chính thức và không chính thức của các tầng lớp xã hội khác nhau, của công dân. Bởi thế, phản biện xã hội là hoạt động của chủ thể có tính xã hội, phản ánh nhận thức của các đối tượng rộng rãi trong xã hội, thể hiện lợi ích của các 17 nhóm, các bộ phận khác nhau của xã hội, nhưng hướng đến mục tiêu công, tức là hướng tới lợi ích chung của cộng đồng xã hội. Phản biện xã hội là thực hiện quyền làm chủ của nhân dân; đưa đến tính dân chủ, tính quần chúng rộng rãi của phản biện xã hội. Đó cũng chính là tính xã hội của phản biện xã hội. Các tác giả cuốn “Phản biện xã hội và phát huy dân chủ pháp quyền” giải thích “phản biện tính xã hội” của phản biện xã hội: “phản biện xã hội mang tính xã hội, tức là phản biện phản ánh các quan điểm, quyền lợi của các tầng lớp khác nhau trong xã hội. Bất kỳ ai chịu sự tác động của đối tượng phản biện đều có thể trở thành chủ thể phản biện, đều có quyền phản biện và quyền được tôn trọng sự phản biện của mình. [50, tr 49] Phản biện xã hội không chỉ là phản biện của mỗi cá nhân riêng lẻ. Phản biện của cá nhân chỉ trở thành phản biện xã hội khi ý kiến phản biện đó được sự đồng tình, ủng hộ của đông đảo những người khác trong xã hội, trở thành ý kiến phản ánh quan điểm của một số đông những con người trong xã hội. Phản biện của cá nhân cũng trở thành phản biện xã hội khi ý kiến phản biện đó đại diện cho “tiếng nói” của số đông người, của một tầng lớp, một giới, một lực lượng xã hội. Hơn nữa, phản biện xã hội hướng đến những vấn đề chung của xã hội, những vấn đề liên quan đến đời sống, lợi ích chung, chứ không nhằm thỏa mãn lợi ích riêng (cá nhân), càng không nhằm đáp ứng lợi ích cá biệt. Như vậy, tính xã hội của chủ thể và nội dung phản biện xã hội đưa đến tính xã hội của phản biện xã hội. - Tính lập luận, có căn cứ Phản biện là hoạt động trong quá trình nhận thức của con người để phản ánh đúng sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan. Vì thế, phản biện xã hội là hoạt động trong quá trình nhận thức của xã hội về những vấn đề liên quan đến quyền lợi, lợi ích chung của xã hội thể hiện trong các chính sách, pháp luật của Nhà nước. Chính sách nhà nước đưa ra phải được xây dựng trên cơ sở những luận chứng, cơ sở khoa học và thực tiễn, cho dù thông qua “lăng kính” của người cầm quyền. Để làm rõ đúng - sai, phản biện xã hội phải đưa ra những lập luận nhằm khẳng định hoặc phủ định, đồng tình hoặc không đồng tình với chính sách của Nhà nước một cách có căn cứ, chứ không phải dựa trên cảm tính, suy diễn, dựa vào tình cảm… phản biện xã hội là sự nhận thức từ các chủ thể trong xã hội dân sự, phản ánh những vấn đề chung của xã hội trong chính sách nhà nước có thể bị khúc xạ bởi các yếu tố quyền lợi, lợi ích, 18 hoàn cảnh, địa vị của các chủ thể. Nó chỉ thuyết phục được khách thể (cơ quan nhà nước) bằng lập luận, bằng lý lẽ phản ánh đúng lợi ích chung, phù hợp với yêu cầu chung của cộng đồng xã hội. Do tính xã hội rộng rãi của chủ thể phản biện xã hội, những lập luận, lý lẽ của phản biện xã hội không nhất thiết có “hàm lượng” khoa học cao, nhưng không thể không mang tính khoa học; thể hiện đúng đắn, có căn cứ những yêu cầu chung của xã hội; phản ánh đúng hiện thực khách quan, phù hợp với quy luật vận động và xu thế phát triển của xã hội. Cần hiểu “tính khoa học” trong phản biện xã hội không chỉ là tính chính xác, phản ánh bằng hình thức lý luận trừu tượng, bằng tư duy logic. “Tính khoa học” trong phản biện xã hội bao hàm cả sự phản ánh bằng tư duy hình tượng, bằng hình tượng nghệ thuật - với tư cách một phương thức phản ánh hiện thực khách quan, một hình thái ý thức xã hội. - Tính xây dựng Phép biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin khẳng định: Tất cả mọi sự vật đều có tính mâu thuẫn trong bản thân nó, là sự thống nhất giữa các mặt đối lập. Lênin chỉ ra rằng: Sự thống nhất của các mặt đối lập “đó là sự thừa nhận (sự tìm ra) những khuynh hướng mâu thuẫn, loại trừ lẫn nhau, đối lập trong tất cả các hiện tượng và quá trình của giới tự nhiên (kể cả tinh thần và xã hội). Điều kiện của một sự nhận thức chung về tất cả các quá trình của thế giới trong “sự tự vận động” của chúng, trong sự nhận thức chúng với tính cách là sự thống nhất của các mặt đối lập. Sự phát triển là một cuộc đấu tranh của các mặt đối lập”. Xã hội trong sự tồn tại hiện thực không thể không “có tính chất mâu thuẫn trong bản thân nó”, không thể không có sự đấu tranh và thống nhất của các mặt đối lập. Khi xã hội “phân tách” thành Nhà nước và xã hội dân sự, thì đó là hai mặt đối lập trong sự thống nhất. Một chế độ xã hội (thế chế xã hội) nhất định chỉ tồn tại khi những mâu thuẫn giữa các mặt đối lập của nó chưa vượt khỏi giới hạn (“độ” - khái niệm trong triết học) cho phép. Lênin cũng đã chỉ rõ: “…một sự vật chỉ có sức sống chừng nào nó bao hàm một mâu thuẫn và nó chính là một lực lượng có khả năng bao hàm một mâu thuẫn và chịu đựng mâu thuẫn ấy. Nhưng nếu có một cái đang tồn tại không có khả năng trong sự tự quy định khẳng định của nó, đồng thời chuyển sang sự 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan