Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Thực hiện chính sách bảo vệ môi trường từ thực tiễn làng nghề tại huyện văn lâm,...

Tài liệu Thực hiện chính sách bảo vệ môi trường từ thực tiễn làng nghề tại huyện văn lâm, tỉnh hưng yên

.PDF
84
535
135

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ TRỌNG DŨNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỪ THỰC TIỄN LÀNG NGHỀ TẠI HUYỆN VĂN LÂM, TỈNH HƯNG YÊN Chuyên ngành: CHÍNH SÁCH CÔNG Mã số: 60.34.04.02 LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN DANH SƠN HÀ NỘI, 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài luận văn thạc sỹ khoa học: “Thực hiệnChính sách bảo vệ môi từ thực tiễn làng nghề tại huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên” là do tôi thực hiện với sự hướng dẫn khoa học của Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Danh Sơn. Đây không phải là bản sao chép của bất kỳ một cá nhân, tổ chức nào. Các số liệu, nguồn thông tin trong luận văn là do tôi thu thập, điều tra, trích dẫn và tham khảo. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những nội dung mà tôi đã trình bày trong Luận văn này. Văn Lâm, ngày 22 tháng 02 năm 2017 Học viên Lê Trọng Dũng MỤC LỤC MỞĐẦU ................................................................................................................ 1 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ Ở VIỆT NAM ..................... 7 1.1. Một số khái niệm cơ bản ................................................................................. 7 1.2. Yêu cầu và các yếu tố bảo đảm thực hiện chính sách bảo vệ môi trường làng nghề ......................................................................................................................11 1.3. Các bước tổ chức thực hiện chính sách bảo vệ môi trường làng nghề ...........15 1.4. Chủ thể và các bên liên quan trong thực hiện chính sách bảo vệ môi trường làng nghề ..............................................................................................................21 1.5. Chính sách bảo vệ môi trường làng nghề của Việt Nam ..............................26 1.6. Kinh nghiệm thực hiện chính sách bảo vệ môi trườnglàng nghề ở một số địa phương ..................................................................................................................28 Kết luận Chương 1 .............................................................................................35 Chương 2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ TẠI HUYỆN VĂN LÂM, TỈNH HƯNG YÊN ....36 2.1. Chủ trương và chính sách bảo vệ môi trường làng nghề của tỉnh Hưng Yên ..............................................................................................................................36 2.2. Tổ chức thực hiện chính sách bảo vệ môi trường ở làng nghề huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên thời gian qua ......................................................................40 Kết luận chương 2 ..............................................................................................62 Chương 3. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỪ THỰC TIỄN LÀNG NGHỀ TẠI HUYỆN VĂN LÂM, TỈNH HƯNG YÊN .................................................................................63 3.1. Quan điểm và mục tiêu bảo vệ môi trường làng nghề ở huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên .............................................................................................................63 3.2. Các giải pháp tăng cường thực hiện chính sách bảo vệ môi trường từ thực tiễn làng nghề huyện Văn Lâm trong thời gian tới .....................................................64 Kết luận chương 3 ...............................................................................................74 KẾT LUẬN .........................................................................................................75 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................77 DANH MỤC VIẾT TẮT 1 BOD Tổng lượng ô xi sinh hóa 2 BTNMT Bộ tài nguyên môi trường 3 BVMT Bảo vệ môi trường 4 COD Tổng lượng ô xi hóa học trong nước 5 CP Chính phủ 6 CTr Chương trình 7 ĐA Đề án 8 GDP Tổng sản phẩm quốc nội 9 HD Hướng dẫn 10 HĐND Hội đồng nhân dân 11 KH Kế hoạch 12 MT Môi trường 13 MTTQ Mặt trận Tổ quốc 14 NĐ Nghị định 15 NQ Nghị quyết 16 NXB Nhà xuất bản 17 QĐ Quyết định 18 QH Quốc hội 19 QLMT Quản ly môi trường 20 TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam 21 TN&MT Tài nguyên và môi trường 22 TSS Tổng chất rắn lơ lửng trong nước 23 TT Thông tư 24 TTCN Tiểu thủ công nghiệp 25 TU Tỉnh ủy 26 UBND Ủy ban nhân dân 27 VSMT Vệ sinh môi trường DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Các chủ thể quản lý nhà nước ban hành và tổ chức thực hiện chính sách BVMT ..................................................................................................... 22 Bảng 2.1. Các làng nghề ở huyện Văn Lâm ................................................... 41 Bảng 2.2. Tải lượng ô nhiễm một số thông số trong nước thải một số hộ sản xuất làng nghề đậu phụ Xuân Lôi ................................................................... 46 Bảng 2.3. Tải lượng trung bình của hoạt động sản xuất tại làng nghề đậu phụ Xuân Lôi .......................................................................................................... 48 Bảng 2.4. Tải lượng ô nhiễm một số thông số trong nước thải một số hộ sản xuất làng nghề tái chế nhựa Minh Khai ........................................................ 49 Bảng 2.5. Tải lượng ô nhiễm trên một đơn vị sản phẩm của một số thông số trong nước thải một số hộ sản xuất làng nghề tái chế nhựa Minh Khai ......... 50 Bảng 2.6. Tải lượng trung bình của hoạt động sản xuất tại làng nghề tái chế nhựa Minh Khai .............................................................................................. 51 Bảng 2.7. Tải lượng ô nhiễm một số thông số trong nước thải một số hộ sản xuất làng nghề đúc đồng Lộng Thượng .......................................................... 52 Bảng 2.8.Tải lượng ô nhiễm trên một đơn vị sản phẩm của một số thông số trong nước thải một số hộ sản xuất làng nghề đúc đồng Lộng Thượng ......... 53 Bảng 2.9.Tải lượng trung bình của hoạt động sản xuất tại làng nghề đúc đồng Lộng Thượng ................................................................................................... 54 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Các làng nghề ở Việt Nam đã và đang có nhiều đóng góp cho GDP của đất nước nói chung và đối với nền kinh tế các địa phương nói riêng. Nhiều làng nghề truyền thống hiện nay đã được khôi phục, đầu tư phát triển với quy mô và kỹ thuật cao hơn, hàng hóa không những phục vụ nhu cầu trong nước mà còn cho xuất khẩu với giá trị lớn. Tuy nhiên, một trong những thách thức đang đặt ra đối với các làng nghề là vấn đề môi trường và sức khỏe của người lao động, của cộng đồng dân cư đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng từ hoạt động sản xuất của các làng nghề. Những năm gần đây, vấn đề này đang thu hút sự quan tâm của Nhà nước cũng như các nhà khoa học nhằm tìm ra các giải pháp hữu hiệu cho sự phát triển bền vững các làng nghề. Nhà nước đã ban hành và tổ chức thực hiện những chính sách BVMT, trong đó có liên quan tới BVMT làng nghề. Đã có nhiều làng nghề thay đổi phương thức sản xuất cũng như quản lý môi trường và thu được hiệu quả đáng kể. Song, đối với không ít làng nghề, sản xuất vẫn đang tăng về quy mô, còn môi trường ngày càng ô nhiễm trầm trọng. Trong số các nguyên nhân của thực trạng này có nguyên nhân liên quan tới thực hiện chính sách BVMT ở các làng nghề. Huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên là huyện cách trung tâm tỉnh Hưng Yên 50 km, phía bắc giáp tỉnh Bắc Ninh, phía đông giáp tỉnh Hải Dương phía tây giáp Hà Nội, có đường sắt Hà Nội - Hải Phòng và đường 5 chạy qua. Sau 15 năm tái lập, huyện đã và đang từng bước phát triển mạnh mẽ tất cả các lĩnh vực; phát triển xây dựng cơ sở hạ tầng từ thị trấn đến các xã nông thôn; phát triển các cụm, điểm công nghiệp, làng nghề. Đồng thời các lĩnh vực y tế, thương mại, du lịch, giáo dục, thể dục thể thao ngày càng củng cố và phát triển. Với sự phát triển đó đã từng bước nâng cao thu nhập của người dân. 1 Tuy nhiên, việc chạy theo lợi nhuận bằng mọi giá mà các doanh nghiệp, các tổ hợp sản xuất, chủ sở hữu của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chính là các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm và suy thoái môi trường, làm phát sinh các vấn đề bảo vệ môi trường tại các làng nghề, như ô nhiễm nguồn nước, tiếng ồn, quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại, nước thải sinh hoạt và sản xuất, … Ô nhiễm môi trường đã và đang tác động xấu đến sức khỏe con người, nhân dân làng nghề đang có nguy cơ mắc các bệnh mà do ô nhiễm môi trường gây lên như làng nghề tái chế nhựa Minh Khai; làng nghề đúc đồng Lộng Thượng; làng nghề tái chế chì Đông Mai… là những làng nghề đang phát triển mạnh ở huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên. Trước yêu cầu phát triển bền vững với phương châm “không đánh đổi môi trường lấy kinh tế”, tác giả chọn đề tài “Thực hiệnChính sách bảo vệ môi trường từ thực tiễn làng nghề tại huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên” cho luận văn thạc sỹ chuyên ngành Chính sách công. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Làng nghề là một nội dung nghiên cứu đang ngày càng được quan tâm và được nhắc đến trong nhiều đề tài nghiên cứu. Trong đó liên quan trực tiếp tới các vấn đề phát triển làng nghề và BVMT làng nghề có thể kể đến các nghiên cứu như: - Đặng Kim Chi, 2004, Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc xây dựng các chính sách và biện pháp giải quyết vấn đề môi trường ở các làng nghề Việt Nam, Đề tài khoa học cấp Nhà nước. - Lê Kim Nguyệt, 2015, Pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường do các hoạt động của làng nghề gây ra tại Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sĩ Luật học, Học viện Khoa học xã hội. - Nguyễn Ngọc Anh, 2014, Cấu trúc xã hội của cư dân làng nghề Đồng bằng sông Hồng hiện nay, Luận án Tiến sĩ Xã hội học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. 2 - Đặng Kim Chi, Làng nghề Việt Nam và môi trường, năm 2005, NXB Khoa học và kỹ thuật. - Đặng Kim Chi và cộng sự (2010), Tài liệu hướng dẫn áp dựng các giải pháp cải thiện môi trường cho các làng nghề thủ công mỹ nghệ, NXB Khoa học và Kỹ thuật. - Nguyễn Thị Ánh Tuyết (chủ biên), 2015, Vốn xã hội trong phát triển ngành nghề phục vụ xây dựng nông thôn mới, NXB Khoa học xã hội. - Đặng Thị Hồng Tươi, 2015, Phát triển bền vững làng nghề chạm bạc ở xã Hồng Thái, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình, luận văn thạc sỹ, ngành Phát triển bền vững, Học viện Khoa học xã hội. Các nghiên cứu nói trên đề cập tới các khía cạnh khác nhau của phát triển ngành nghề và BVMT làng nghề, từ lịch sử phát triển làng nghề, bản thân phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn, cấu trúc xã hội của cư dân làng nghề, môi trường làng nghề cho đến các chính sách và biện pháp giải quyết các vấn đề môi trường ở các làng nghề. Các nghiên cứu này đi sâu và nhằm mục tiêu giải quyết các vấn đề hoặc của phát triển làng nghề nói chung, hoặc của bản thân ngành nghề nông thôn nói riêng, hoặc các vấn đề BVMT làng nghề của cả nước hay từng địa phương, vùng dưới các giác độ nghiên cứu khoa học khác nhau: xã hội học, kinh tế học, môi trường học, quản lý học, ... Tuy vậy, cho đến nay chưa có nghiên cứu nào đề cập cụ thể tới thực hiện chính sách bảo vệ môi trường làng nghề ở huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên dưới giác độ nghiên cứu thực hiện chính sách công. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Xác lập cơ sở lý luận và thực tiễn về thực hiện chính sách BVMT làng nghề và trên cơ sở đó phân tích, đánh giá việc thực hiện chính sách này tại 3 huyện Văn Lâm, từ đó đề xuất các biện pháp nhằm tăng cường thực hiện chính sách trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc thực hiện chính sách bảo vệ môi trường làng nghề. - Phân tích, đánh giá việc thực hiện chính sách bảo vệ môi trường làng nghề tại huyện Văn Lâm; - Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường thực hiện chính sách bảo vệ môi trường làng nghề từ thực tế của huyện Văn Lâm, tỉnh Hương Yên. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Thực hiện chính sách bảo vệ môi trường làng nghề ở cấp huyện (cụ thể là huyện Văn Lâm tỉnh Hưng Yên). 4.2. Phạm vi nghiên cứu: - Về nội dung nghiên cứu: tập trung vào các vấn đề liên quan đến thực hiện chính sách BVMT làng nghề. - Về địa bàn nghiên cứu: các làng nghề trên địa bàn huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên. - Về thời gian nghiên cứu: các số liệu từ thực tế thực hiện chính sách BVMT làng nghề ở địa bàn nghiên cứu trong thời gian gần đây, cụ thể là từ năm 2011 đến giữa năm 2016. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cách tiếp cận nghiên cứu Luận văn vận dụng cách tiếp cận nghiên cứu chính sách công kết hợp tiếp cận từ trên xuống (dựa trên cơ sở các chính sách ban hành đề thực hiện) với tiếp cận từ dưới lên (quá trình tổ chức thực hiện chính sách ở cơ sở theo chu trình thực hiện chính sách với sự tham gia của các chủ thể thực hiện chính sách). 4 5.2. Phương pháp nghiên cứu Luân văn sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, trong đó có: - Phương pháp thu thập thông tin: được sử dụng để thu thập, phân tích và khai thác thông tin từ các nguồn có sẵn liên quan đến đề tài nghiên cứu, bao gồm các văn kiện, tài liệu, Nghị quyết, Quyết định của Đảng, Nhà nước, Bộ, ngành ở trung ương và tỉnh Hưng Yên, huyện Văn Lâm; các công trình nghiên cứu, các báo cáo, tài liệu thống kê của chính quyền, ban ngành đoàn thể, tổ chức, cá nhân liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới chính sách và thực hiện chính sách BVMT nói chung và BVMT làng nghề nói riêng. - Phương pháp phân tích và tổng hợp: được sử dụng để phân tích thực trạng và đánh giá kết quả thực hiện chính sách BVMT làng nghề ở địa bàn nghiên cứu (huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên). - Phương pháp thống kê: được sử dụng để tập hợp hành các chuỗi số liệu phản ánh thực trạng phục vụ cho việc phân tích và đánh giá kết quả thực hiện chính sách BVMT làng nghề ở địa bàn nghiên cứu. - Phương pháp phân tích và đánh giá chính sách: được sử dụng để phân tích và đánh giá việc thực hiện chính sách BVMT làng nghề ở địa bàn nghiên cứu. - Phương pháp chuyên gia: được sử dụng để tham vấn và kiểm nghiệm các phân tích, đánh giá cũng như các đề xuất về thực hiện chính sách BVMT làng nghề ở địa bàn nghiên cứu. - Phương pháp quan sát thực địa: được sử dụng nhằm kiểm nghiệm thực tế môi trường làng nghề ở địa bàn nghiên cứu như là một chứng cứ về kết quả thực hiện chính sách ở địa bàn nghiên cứu. 5 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lí luận - Đề tài này có ý nghĩa về mặt lý luận, người học nghiên cứu và biết vận dụng các kiến thức về đánh giá chính sách công để đánh giá thực hiện chính sách bảo vệ môi trường nói chung, bảo vệ môi trường làng nghề nói riêng. - Kết quả nghiên cứu đề tài minh chứng cho việc vận dụng lý luận về đánh giá chính sách công trong quá trình triển khai thực hiện nhằm phát hiện các vấn đề bảo vệ môi trường làng nghề làm cơ sở và định hướng cho việc giải quyết chúng. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn - Các phân tích, đánh giá về thực hiện chính sách bảo vệ môi trường tại các làng nghề huyện Văn Lâm giúp nhìn nhận rõ hơn những kết quả, những tồn tại và qua đó gợi ý, kiến nghị những giải pháp thúc đẩy cũng như khắc phục tồn tại. - Kết quả nghiên cứu sẽ đóng góp những luận cứ từ thực tiễn làng nghề ở huyện Văn Lâm liên quan tới các giải pháp quản lý môi trường, thực hiện chính sách bảo vệ môi trường làng nghề cho mục tiêu phát triển bền vững. 7. Cơ cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung luận văn được cơ cấu thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về thực hiện chính sách bảo vệ môi trường làng nghề ở Việt Nam Chương 2: Thực trạng thực hiện chính sách bảo vệ môi trường làng nghề tại huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên Chương 3: Giải pháp tăng cường thực hiện chính sách bảo vệ môi trường từ thực tiễn làng nghề huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên. 6 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ Ở VIỆT NAM 1.1. Một số khái niệm cơ bản * Khái niệm môi trường Là khái niệm rộng và đa dạng, do vậy tùy thuộc vào cách tiếp cận phạm vi xem xét, nghiên cứu để xây dựng khái niệm môi trường. Hiện nay ở Việt Nam và trên thế giới có rất nhiều công trình nghiên cứu về môi trường. Tuy nhiên các tác giả đã nêu lên các định nghĩa, các khái niệm môi trường không hoàn toàn đồng nhất mà được thể hiện dưới góc độ phạm vi khác nhau, nhưng đều hướng tới việc nhận rõ môi trường trong thế giới xung quanh ta là gì, bao gồm những yếu tố nào hợp thành. Môi trường được hiểu là toàn bộ điều kiện tự nhiên, xã hội và văn hoá bao quanh có ảnh hưởng đến cuộc sống của một cá nhân hay cộng đồng. Xét về mặt địa lý, môi trường có thể hiểu là một khu vực nào đó hoặc toàn bộ hành tinh của chúng ta. Môi trườg là tổ hợp các thành phần của thế giới vật chất làm cơ sở cho sự tồn tại, phát triển của thế giới sinh vật và con người. Theo Từ điển tiếng Việt, môi trường “là toàn bộ nói chung những điều kiện tự nhiên và xã hội, trong đó con người hay sinh vật tồn tại, phát triển trong mối quan hệ với con người hay sinh vật ấy” [11, tr. 168]. Tại Khoản 1 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 định nghĩa “Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật” [21,tr.16]. Đây cũng là định nghĩa được dùng trong luận văn. * Bảo vệ môi trường Bảo vệ môi trường (BVMT) là các hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp; phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường, ứng 7 phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải hiện môi trường; khai thác sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ đa dạng sinh học. Theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 thì “Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ gìn, phòng ngừa, hạn chế các tác động xấu đến môi trường; ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, cải thiện, phục hồi môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên nhằm giữ môi trường trong lành” (Điều 3). Nguyên tắc về bảo vệ môi trường được quy định tại Điều 4 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 như sau: - BVMT là trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân. - BVMT gắn kết hài hoà với phát triển kinh tế, an sinh xã hội, bảo đảm quyền trẻ em, thúc đẩy giới và phát triển, bảo tồn đa dạng sinh học, ứng phó với biến đổi khí hậu để đảm bảo quyền mọi người được sống trong môi trường trong lành. - BVMT phải dựa trên cơ sở sử dụng hợp lý tài nguyên, giảm thiểu chất thải. - BVMT quốc gia gắn liền với BVMT khu vực và toàn cầu; BVMT đảm bảo không phương hại chủ quyền an ninh quốc gia. - BVMT phải phù hợp với quy luật, đặc điểm tự nhiên, văn hoá, lịch sử, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. - Hoạt động BVMT phải được tiến hành thường xuyên và ưu tiên phòng ngừa ô nhiễm, sự cố suy thoái môi trường. - Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng thành phần môi trường, được hưởng lợi từ môi trường có nghĩa vụ đóng góp tài chính cho BVMT. - Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân gây ô nhiễm, sự cố và suy thoái môi trường phải khắc phục, bồi thường thiệt hại và trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật. 8 * Làng nghề Làng nghề là một đơn vị hành chính cổ xưa mà cũng có nghĩa là một nơi quần cư đông người, sinh hoạt có tổ chức, có kỷ cương tập quán riêng theo nghĩa rộng. Làng nghề không những là một làng sống chuyên nghề mà cũng có hàm ý là những người cùng nghề sống hợp quần thể để phát triển công ăn việc làm. Cơ sở vững chắc của các làng nghề là sự vừa làm ăn tập thể, vừa phát triển kinh tế, vừa giữ gìn bản sắc dân tộc và các cá biệt của địa phương. Làng nghề là một trong những đặc thù của nông thôn Việt Nam. Đa số làng nghề đã trải qua lịch sử hình thành và phát triển hàng trăm năm gắn liền với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Theo Thông tư 46/2011/TT-BTNMT quy định về bảo vệ môi trường làng nghề của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường thì làng nghề là một hoặc nhiều cụm dân cư cấp thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc hoặc các điểm dân cư tương tự trên địa bàn một xã có các hoạt động ngành nghề nông thôn, sản xuất tiểu thủ công nghiệp sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản phẩm khác nhau. Các cơ sở trong làng nghề được phân loại theo loại hình sản xuất và tiềm năng gây ô nhiễm môi trường thành ba nhóm: Nhóm A: là các cơ sở thuộc loại hình sản xuất có tiềm năng gây ô nhiễm môi trường thấp, được phép hoạt động trong khu vực dân cư. Nhóm B: là các cơ sở thuộc loại hình sản xuất có một (01) hoặc một số công đoạn sản xuất có tiềm năng gây ô nhiễm môi trường cao, không được phép thành lập mới những công đoạn này trong khu dân cư; nếu đang hoạt động thì phải xử lý. Nhóm C: là các cơ sở thuộc loại hình sản xuất có tiềm năng gây ô nhiễm môi trường cao, không được phép thành lập mới trong khu dân cư; nếu đang hoạt động thì phải xử lý theo quy định. * Chính sách bảo vệ môi trường làng nghề 9 Chính sách bảo vệ môi trường làng nghề là một loại chính sách công nhằm bảo vệ môi trường làng nghề, là một bộ phận của chính sách bảo vệ môi trường, tập trung vào các vấn đề môi trường ở làng nghề và có liên quan chặt chẽ với các bộ phận khác của chính sách môi trường (môi trường nông thôn, tài nguyên đất, nước, đa dạng sinh học…) Theo PGS.TS Đỗ Phú Hải thì “Chính sách công là một tập hợp các quyết định chính trị có liên quan của Nhà nước nhằm lựa chọn mục tiêu, giải pháp và công cụ thực hiện nhằm giải quyết các vấn đề của xã hội theo mục tiêu tổng thể đã xác định” [11,tr.37]. Như vậy, chính sách BVMT làng nghề là một tập hợp các quyết định quản lý của Nhà nước về BVMT làng nghề nhằm lựa chọn các mục tiêu, giải pháp và công cụ thực hiện nhằm giải quyết các vấn đề môi trường làng nghề theo mục tiêu tổng thể đã xác định” * Thực hiện chính sách bảo vệ môi trường làng nghề Thực hiện chính sách là một khâu quan trọng trong chu trình chính sách. Nó (việc thực hiện chính sách) được tiến hành ngay sau khi chính sách được ban hành và được hiểu là quá trình tổ chức các hoạt động nhằm thực thi các nội dung được quy định trong chính sách một cách hiệu quả. Chính sách bảo vệ môi trường làng nghề được tổ chức thực hiện thông qua hệ thống tổ chức quản lý môi trường cùng với sự tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức nghề nghiệp và cộng đồng xã hội. Người nhạc trưởng trong tổ chức thực hiện chính sách bảo vệ môi trường làng nghề là hệ thống quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường. Các hình thức tổ chức thực hiện chính sách bảo vệ môi trường làng nghề rất đa dạng, phong phú, bao gồm các hình thức mang tính hành chính của quản lý nhà nước cho đến tuyên truyền, vận động, giáo dục, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cũng như các phong trào mang tính chất định kỳ và không định kỳ. 10 1.2. Yêu cầu và các yếu tố bảo đảm thực hiện chính sách bảo vệ môi trường làng nghề 1.2.1. Yêu cầu thực hiện chính sách bảo vệ môi trường làng nghề Thực hiện chính sách bảo vệ môi trường làng nghề là một nội dung có vai trò đặc biệt quan trọng trong toàn bộ các hoạt động đảm bảo cho phát triển bền vững và thực hiện thắng lợi mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Thực hiện chính sách bảo vệ môi trường làng nghề là hoạt động đưa chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường làng nghề vào cuộc sống, biến những quy định, biện pháp về bảo vệ môi trường làng nghề thành những hành vi ứng xử thực tế, hợp pháp của các chủ thể thực hiện trong thực tiễn, đặc biệt là trong quá trình xây dựng nông thôn mới. Nếu không có tổ chức tốt việc thực hiện chính sách thì ý chí của nhà nước sẽ không đi vào đời sống thực tiễn, chính sách sẽ không phát huy được hiệu lực, hiệu quả trong quản lý, điều chỉnh các quan hệ xã hội. Làng nghề đa số gắn với địa bàn nông thôn. Trong xã hội hiện đại, xây dựng nông thôn thân thiện với môi trường là 1 trong các tiêu chí của nông thôn mới. Ở nước ta trong Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới, vấn đề môi trường thuộc tiêu chí 17; trong đó, có nói đến 5 nội dung, đó là: Tỷ lệ được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh theo quy chuẩn quốc gia; Các cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn về môi trường; Không có các hoạt động gây suy giảm môi trường và có các hoạt động phát triển môi trường xanh, sạch, đẹp; Nghĩa trang được xây dựng theo quy hoạch; Chất thải, nước thải được thu gom và xử lý theo quy định. 1.2.2. Các yếu tố đảm bảo thực hiện chính sách bảo vệ môi trường làng nghề 1.2.2.1. Yếu tố chủ quan a. Hệ thống pháp luật, chính sách quản lý môi trường 11 Hệ thống văn bản chính sách bảo vệ môi trường làng nghề hoàn thiện, thống nhất sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện có hiệu quả. Bởi vì, hệ thống văn bản chính sách bảo vệ môi trường, tạo cơ sở về chủ trương, pháp lý, biện pháp cho việc thực hiện chính sách bảo vệ môi trường. b. Ý thức, nhận thức và hành vi ứng xử trong xã hội đối với BVMT Mọi hành vi ứng xử của con người trong xã hội, trong đó có hành vi ứng xử với môi trường, đều do nhận thức, ý thức của con người quy định. Nhận thức đúng, ý thức tốt và đầy đủ về BVMT sẽ làm cho các hành động, hành vi của từng con người và của toàn xã hội đối với môi trường xung quanh trở nên thân thiện và qua đó bảo vệ tốt môi trường. Ở nhiều nước rất coi trọng xây dựng và giữ gìn văn hóa, đạo đức, lối sống thân thiện với môi trường như là nền tảng, cơ sở quan trọng về tinh thần cho BVMT. c. Bộ máy tổ chức quản lý và thực hiện bảo vệ môi trường Ở nước ta đó là hệ thống chính trị, gồm: hệ thống tổ chức Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội, các tổ chức nghề nghiệp và các tổ chức phi chính phủ khác. Trong hoạt động BVMT các cộng đồng, đặc biệt là cộng đồng dân cư và cộng đồng doanh nghiệp rất được coi trọng vì cả 2 lý do: (i) họ là những chủ thể xả thải chính; và (ii) họ cũng là những chủ thể thực hiện các quy định chính sách và pháp luật về BVMT, qua đó đóng góp trực tiếp và hiệu quả nhất cho BVMT. d. Năng lực và trình độ của đội ngũ cán bộ BVMT. Con người luôn được coi là một nhân tố quan trọng, quyết định đối với quá trình phát triển. Trong tổ chức thực hiện chính sách BVMT thì năng lực và trình độ của đội ngũ cán bộtrong bộ máy quản lý nhà nước về BVMT có vai trò quan trọng, quyết định, từ việc tham mưu xây dựng, ban hành pháp luật, chính sách, cụ thể hóa pháp luật, chính sách, tổ chức phổ biến, tuyên truyền pháp luật, chính sách về BVMT cho đến tổ chức triển khai, thực thi pháp luật, chính sách trong thực tế cũng như theo dõi, giám sát, đánh giá việc 12 thi hành pháp luật, chính sách. Năng lực và trình độ của đội ngũ cán bộ BVMT tốt sẽ dẫn đến kết quả BVMT tốt và ngược lại. đ. Sự phối hợp của các bên liên quan tới BVMT làng nghề. Sự phối hợp hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước với các tổ chức ngoài nhà nước, bao gồm cả các tổ chức phi chính phủ quốc tế cũng là một nhân tố chủ quan quan trọng trong thực hiện chính sách BVMT đối với làng nghề. Thực tế triển khai thực hiện chính sách nói chung và chính sách BVMT đối với làng nghề nói riêng cho thấy sự phối hợp hoạt động này càng chặt chẽ thì hiệu quả thực hiện chính sách càng cao. 1.2.2.2. Yếu tố khách quan a. Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội Các làng nghề ở nước ta có tốc độ phát triển cao, phân bố theo hướng không tập trung mà nằm rải rác ở các làng, nằm trong khu dân cư, nhỏ lẻ, manh mún, có quy mô nhỏ, công nghệ sản xuất lạc hậu; có nhiều làng nghề có tính chất sản xuất gây ô nhiễm môi trường rất cao (làng nghề tái chế nhựa, kim loại, chế biến thực phẩm gây ô nhiễm nhiều hơn các làng nghề thủ công truyền thống như mây tre đan…), các làng nghề thường có mật độ dân cư đông đúc, vì vậy thiếu mặt bằng sản xuất, các xưởng sản xuất thường xen kẽ với khu dân cư; tình trạng phổ biến của các hộ, cơ sở sản xuất nghề ở nông thôn là sử dụng ngay diện tích ở làm nơi sản xuất; Việc đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường còn hạn chế, có nhiều bất cập, khó khăn trong quá trình thực hiện các qui định bảo vệ môi trường và việc xử lý vi phạm về môi trường. Khi quy mô sản xuất tăng lên hoặc sử dụng thiết bị, hoá chất đã làm cho môi trường sống bị ô nhiễm nặng nề, nhất là ở các làng nghề tái chế phế liệu và chế biến thực phẩm thì việc thực hiện chính sách BVMT là hết sức khó khăn. b. Nguồn lực cho tổ chức thực hiện chính sách 13 Nguồn lực tài chính cho công tác BVMT làng nghề vẫn chủ yếu là ngân sách nhà nước. Tuy đã có nhiều cố gắng nhưng mức đầu tư như hiện nay (không dưới 1% dành cho công tác BVMT nói chung/tổng chi ngân sách) vẫn được đánh giá là quá thấp so với yêu cầu bảo vệ môi trường trong tình hình mới. Mặt khác, đầu tư vào lĩnh vực BVMT (trong đó có môi trường làng nghề) đòi hỏi nguồn vốn rất lớn, trong khi đó thời gian hoàn vốn dài, các thủ tục hành chính còn rườm rà, phức tạp. c. Cơ sở hạ tầng làng nghề, nông thôn Cơ sở hạ tầng làng nghề còn rất thấp, chủ yếu xây dựng tự phát, thiếu mặt bằng, thiếu quy hoạch đồng bộ; Dây truyền sản xuất lạc hậu đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc BVMT từ khâu đầu vào. Hạ tầng kỹ thuật xử lý chất thải đầu ra không được đầu tư, nâng cấp, việc tiếp cận với trình độ khoa học kỹ thuật xử lý môi trường còn nhiều hạn chế. d. Trình độ công nghệ sản xuất Nhiều lao động tại làng nghề chưa có trình độ, có đến 55% lao động tại các làng nghề chưa qua đào tạo, khoảng 36% không có chuyên môn kỹ thuật. Đối với các hộ kiêm (vừa sản xuất nông nghiệp vừa làm nghề), có tới 79% lao động không có chuyên môn kỹ thuật. Trình độ công nghệ sản xuất của làng nghề ở nông thôn rất thấp, chỉ khoảng 20% các cơ sở có nhà xưởng kiên cố, 86% có sử dụng điện, 37% công việc được cơ khí hoá còn lại tới trên 60% làm bằng tay. Hầu hết các hộ, cơ sở ngành nghề nông thôn còn sử dụng các loại công cụ thủ công truyền thống hoặc có cải tiến một phần. Trừ một số cơ sở mới xây dựng có công nghệ tiên tiến, đa số còn lại nhất là ở khu vực hộ gia đình, trình độ công nghệ lạc hậu, trình độ cơ khí còn rất thấp, thiết bị phần lớn là đơn giản không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, an toàn và vệ sinh môi trường (nguồn:congtintuctonghop .com/s/phan-bo-lang-nghe-viet-nam). 14 1.3. Các bước tổ chức thực hiện chính sách bảo vệ môi trường làng nghề 1.3.1. Xây dựng kế hoạch thực hiện chính sách Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách là bước đầu tiên trong khâu tổ chức thực hiện chính sách. Đây là bước có ý nghĩa vô cùng quan trọng, thiết lập rất nhiều nội dung với tính cách là kế hoạch, là cơ sở để kiểm tra mức độ thực hiện trong bất kỳ thời điểm nào. Xem xét việc thực hiện chính sách bảo vệ môi trường từ thực tiễn làng nghề với tính chất là chính sách vĩ mô, các cơ quan từ Trung ương đến địa phương đều phải xây dựng kế hoạch thực hiện với các nội dung sau: Một là, kế hoạch tổ chức điều hành: Hàng năm căn cứ vào các văn bản quy định, hướng dẫn của Nhà nước, Bộ Tài nguyên & Môi trường, và các Bộ, Ngành có liên quan và địa phương xây dựng kế hoạch tổ chức điều hành và hướng dẫn việc thực hiện chính sách BVMT, trong đó có MT làng nghề. Hai là, kế hoạch cung cấp các nguồn vật lực: Trên cơ sở kế hoạch chỉ đạo, dự kiến khối lượng công việc sẽ xây dựng kế hoạch cung cấp các nguồn lực gồm tài chính, cơ sở vật chất, kỹ thuật, cán bộ… và các loại chi phí khác Ba là, kế hoạch thời gian triển khai, kiểm tra, đôn đốc thực hiện chính sách: Mỗi bước phải xây dựng kế hoạch cho phù hợp với một chương trình cụ thể của chính sách, thời gian dự kiến cho việc thực hiện mục tiêu chính sách phải rõ ràng, cụ thể. Từ việc tuyên truyền chính sách đến tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm đều được xây dựng cụ thể trong các bước thực hiện chính sách. Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính sách từ là kiểm tra về tiến độ, hình thức, phương pháp kiểm tra, giám sát thực hiện chính sách, do đó phải được chuẩn bị kỹ, chủ động và có kế hoạch cụ thể. Bốn là,dự kiến nội quy, quy chế về tổ chức điều hành, về trách nhiệm, nhiệm vụ, quyền hành của cá nhân, tổ chức tham gia, tổ chức điều hành chính sách; về các biện pháp khen thưởng, kỷ luật,... 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan