Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thu hoạch thực tập tốt nghiệp hoạt động kinh doanh, phân phối sản phẩm thuốc của...

Tài liệu Thu hoạch thực tập tốt nghiệp hoạt động kinh doanh, phân phối sản phẩm thuốc của công ty tnhh dược phẩm an vượng

.PDF
34
71
113

Mô tả:

LỜI MỞ ĐẦU Trong thời buổi nền kinh tế đang vận chuyển mạnh mẽ theo cơ chế thị trường đã tạo ra cho các doanh nghiệp những cơ hội kinh doanh mà qua đó các doanh nghiệp có điều kiện mở rộng và phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình. Nhưng bên cạnh đó các doanh nghiệp cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt và quyết liệt của kinh tế thị trường. Dưới áp lực mạnh mẽ của cạnh tranh, nhiều doanh nghiệp đã gặp không ít khó khăn, thậm chí không trụ được đi đến chỗ phá sản. Trong khó khăn chung đó, Công ty TNHH Dược Phẩm An Vượng cũng có những lúng túng ban đầu nhưng với tinh thần dám nghĩ dám làm đã đứng vững và dần khẳng định vị trí của mình trên thị trường dược Việt Nam. Vấn đề bức xúc hiện nay đối với Công ty cũng như các doanh nghiệp khác là làm sao tiêu thụ được nhiều sản phẩm, thu hút được nhiều khách hàng hơn nữa và thắng được đối thủ cạnh tranh. Xuất phát từ ý nghĩa thực tế đó, sau thời gian thực tập tại Công ty TNHH Dược Phẩm An Vượng, cùng với những kiến thức tích luỹ được trong quá trình học tập ở trường, em đã xây dựng bản Báo cáo thực tập tổng hợp về hoạt động kinh doanh phân phối sản phẩm thuốc của Công ty TNHH Dược Phẩm An Vượng. Nội dung của báo cáo được kết cấu làm 3 chương: - Chương I: Giới thiệu về Công ty TNHH Dược Phẩm An Vượng. - Chương II: Thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Dược Phẩm An Vượng ( Từ năm 2006 đến năm 2008). - Chương III: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh phân phối sản phẩm thuốc của TNHH Dược Phẩm An Vượng. 1 Chương I Giới thiệu về Công ty TNHH Dược Phẩm An Vượng I. Giới thiệu về công ty - Tên công ty : Công ty TNHH Dược Phẩm An Vượng. - Tên giao dich : Anvuongpharma Co.,Ltd. - Trụ sở chính : A6 ngõ 1, Giang Văn Minh, Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội - Địa điểm kinh doanh: Kho thuốc- Công ty TNHH Dược phẩm An Vượng _ P.312, ĐN3, cầu thang 6, toà nhà CT4 khu đô thị Sông ĐàMỹ Đình, xã Mỹ Đình, huyện Từ Liêm, Hà Nội. - Giám đốc : Ông Trần Trung Hiếu - Điện thoại : (84-4) 37853907 - Fax : (84-4) 37853908 Công ty TNHH Dược Phẩm An Vượng là một doanh nghiệp tư nhân chuyên kinh doanh các loại dược phẩm phục vụ nhu cầu chữa bệnh cho con người. Công ty tự hạch toán kinh tế độc lập nên có quyền chủ động trong hoạt động kinh doanh và tài chính doanh nghiệp. Nhưng không phải vì vậy mà Công ty chỉ chạy theo lợi nhuận, trái lại Công ty luôn đảm bảo đúng qui trình kinh doanh và kiểm tra, bảo quản chất lượng thuốc vì thuốc là một mặt hàng đặc biệt để phòng và chữa bệnh, nó ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng và sức khoẻ của con người. 1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty đã được Sở kế hoạch đầu tư thành phố Hà Nội cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0102020658 ngày 23/05/2005, với các ngành nghề kinh doanh chủ yếu sau: - Sản xuất, buôn bán hoá chất (trừ hoá chất Nhà nước cấm); 2 - Buôn bán dược phẩm; - Kinh doanh vắc xin sinh phẩm y tế; - Đại lý mua, bán, ký gửi hàng hoá; - Xuất khẩu nhập khẩu các mặt hàng công ty kinh doanh; - Mua bán linh kiện điện, điện tử, viễn thông và điều khiển, vật tư, thiết bị y tế, mỹ phẩm (trừ thiết bị thu phát sóng và các loại mỹ phẩm có hại cho sức khoẻ con người); - Vận chuyển hành khách, vận tải hàng hoá bằng ô tô, đường sắt, đường thuỷ; đại lý vận chuyển hàng không nội địa và quốc tế. Vốn điều lệ của công ty là: 3.600.000.000 (Ba tỷ sáu trăm triệu đồng) Công ty TNHH Dược Phẩm An Vượng luôn quan tâm đến việc mở rộng hoạt động kinh doanh, nâng cao chất lượng phục vụ, cung ứng thuốc kịp thời cho các cơ sở y tế . Ngoài ra công ty cũng không ngừng mở rộng quy mô, tạo việc làm cho người lao động, từng bước nâng cao trình độ cho cán bộ công nhân viên, tạo điều kiện cho họ thích ứng với điều kiện lao động mới, Công ty thường xuyên tổ chức các khoá bồi dưỡng trình độ cho người lao động, cử đi học quản lý, đại học dược. Tiếp đến là chiến lược mở rộng thị trường, năm 2006 Công ty thành lập phòng thị trường với chức năng thúc đẩy tiến độ tiêu thụ sản phẩm. Bộ phận này nhanh chóng phát huy hiệu quả: Nếu doanh thu năm 2005 chỉ đạt 16,5 tỷ đồng , thì đến năm 2007 con số này là 18,3 tỷ đồng và năm 2008 vừa qua doanh thu đạt 20,8 tỷ đồng. Đây là một kết quả đáng khích lệ. Hiện nay, Công ty đã mở được một mạng lưới đại lý tại các tỉnh miền núi Tây Bắc và miền Trung, các nhân viên tiếp thị còn đến cơ sở y tế để bán và giới thiệu thuốc tới tận tay người tiêu dùng không qua trung gian. 3 Điều đáng phấn khởi nữa là các sản phẩm mà Công ty cung cấp đã khẳng định được vị trí của mình trên thị trường. Năm 2006, Công ty đã cung cấp rất nhiều loại thuốc tốt, đặc biệt là các loại thuốc nhập từ nước ngoài,bước đầu đã được bạn hàng tín nhiệm., cụ thể là: - Thuốc Methylnol chuyên dùng cho kháng viêm, chống dị ứng, ức chế miễn dịch và giảm đau. - Thuốc Albumin 20% chuyên bổ sung Albumin máu, dùng trong điều trị sốc do giảm thể tích máu, giảm albumin máu nặng, phụ trợ trong lọc thận nhân tạo và phẫu thuật có tuần hoàn ngoài cơ thể, suy gan cấp hoặc cổ trướng… Công ty luôn cố gắng hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu đề ra, nộp ngân sách đầy đủ, đảm bảo ba lợi ích Nhà nước, Công ty và đời sống của cán bộ công nhân viên. Do nắm bắt được thị trường và vận dụng theo đúng cơ chế quản lý của Nhà nước, Công ty từ chỗ ban đầu thành lập còn gặp nhiều khó khăn nay đã vươn lên đứng vững và phát triển. 2. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý và những đặc điểm kinh tế kỹ thuật của công ty. 2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Công ty. Bộ máy quản lý của Công ty TNHH Dược Phẩm An Vượng được tổ chức theo mô hình trực tuyến - chức năng. Đứng đầu Công ty là ban quản trị với thành viên là những cổ đông góp vốn và là người cố vấn trực tiếp cho hoạt động kinh doanh của công ty. Người trực tiếp điều hành mọi hoạt động của công ty là giám đốc với chức năng quản lý, điều hành chung các hoạt động kinh doanh của Công ty. Công ty có 2 phó giám đốc phụ trách từng mảng hoạt động, đó là: Phó giám đốc kinh doanh và phó giám đốc kỹ thuật. Toàn bộ Công ty được chia làm 7 phòng ban. 4 Sơ đồ 1: Bộ máy tổ chức quản lý của công ty TNHH Dược phẩm An Vượng Phòng hành chính Phòng kinh doanh Phòng quản lý dự án Hội đồng quản trị Ban giám đốc Phòng kế toán Phòng kiểm soát chất lượng Phòng nghiên cứu và phát triển sản phẩm Kho hàng 5 - Giám đốc: Phụ trách chung, trực tiếp nắm bắt tình hình tài chính, đề ra các kế hoạch, giao nhiệm vụ cho cấp dưới và trực tiếp kiểm tra việc thực hiện. Giám đốc trực tiếp quản lý các phòng ban chức năng.Đồng thời giám đốc trực tiếp chỉ đạo hai phó giám đốc kinh doanh và kĩ thuật. - Phó giám đốc kinh doanh: Có nhiệm vụ lập kế hoạch kinh doanh hàng tháng, quý, năm và trực tiếp theo dõi kiểm tra quá trình kinh doanh, trực tiếp phụ trách 4 phòng : phòng hành chính, phòng kinh doanh, phòng quản lý dự án và phòng kế toán. - Phó giám đốc kĩ thuật: Là người phụ trách chính mọi vấn đề về kĩ thuật của Công ty, trực tiếp quản lý 3 phòng: phòng nghiên cứu và phát triển sản phẩm, phòng kiểm soát chất lượng và kho hàng. 2.2. Chức năng chính của các phòng: 2.2.1. Phòng nghiên cứu và phát triển sản phẩm Nghiên cứu thay thế sản phẩm cũ, tìm hiểu những sản phẩm mới, kết hợp với phòng kinh doanh để đưa ra những đề xuất về các sản phẩm thuốc tốt, mang lại lợi nhuận cao và có lợi cho cộng đồng. 2.2.2. Phòng kiểm tra chất lượng (KCS) Kiểm tra chất lượng, quy cách, hạn dùng của sản phẩm trước khi nhập kho, cấp giấy chứng nhận tiêu chuẩn nhập kho, cho phép nhập kho và theo dõi sản phẩm bằng cách lưu giữ phiếu kiểm nghiệm. 2.2.3. Phòng tài chính kế toán Hạch toán kế toán, thống kê kinh tế kết quả kinh doanh của Công ty. Nắm bắt kịp thời những chính sách tài chính của Nhà nước để cung cấp cho ban giám đốc giúp cho việc đưa ra những quyết định kịp thời, đúng đắn trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 6 2.2.4. Phòng hành chính Quản lý theo dõi công văn, giấy tờ đi và đến theo đúng qui định của Nhà nước, đảm bảo an toàn tài liệu và con dấu của Công ty. 2.2.5. Phòng quản lý dự án Quản lý theo dõi tiến độ thực hiện các dự án cung cấp thuốc, các dự án hợp tác với đối tác nước ngoài đầu tư và nghiên cứu sản xuất vacxin và sinh phẩm y tế. 2.2.6. Phòng kinh doanh Lập kế hoạch kinh doanh và thúc đẩy thực hiện hoàn thành kế hoạch theo tháng, quý, năm. 2.2.7. Kho hàng Bảo quản hàng hoá, quản lý kiểm kê số lượng thuốc và thiết bị y tế nhập vào xuất ra, báo cáo lượng hàng tồn hàng tháng, quý, năm. II. Đặc điểm kinh doanh của Công ty 1. Đặc điểm về vốn kinh doanh Vốn của Công ty được hình thành từ 3 nguồn cơ bản: Vốn tự bổ sung, vốn vay và vốn huy động khác. Trong đó vốn tự bổ sung là chủ yếu. 2. Đặc điểm về đội ngũ lao động Công ty TNHH Dược phẩm An Vượng có đội ngũ lao động gồm 25 nhân viên, độ tuổi bình quân là 28, trong đó số lượng người có trình độ đại học và trên đại học chiếm tỷ lệ 85%. Là một đơn vị chuyên kinh doanh nên lực lượng lao động trí thức chiếm đa số trong Công ty (khoảng 80% tổng số lao động toàn Công ty). 3. Đặc điểm về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị công nghệ 7 Nhìn chung, điều kiện cơ sở hạ tầng và trình độ trang bị kĩ thuật của Công ty hiện nay là khá, tạo điều kiện tốt cho cán bộ, nhân viên làm việc . Tuy nhiên do việc đổi mới từng phần nên không tránh khỏi hiện tượng chắp vá làm giảm hiệu quả kinh doanh. Tuy nhiên để tiến xa hơn nữa trên thị trường thuốc Việt Nam và thị trường thuốc khu vực, Công ty cần phải đổi mới nhiều hơn nữa về trang thiết bị công nghệ của mình. 8 Chương II Thực trạng hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty TNHH Dược phẩm An Vượng ( từ năm 2006 đến năm 2008) I. Vài nét về thị trường thuốc ở Việt Nam 1. Tình hình cung ứng thuốc trên thị trường Trong những năm gần đây, thị trường thuốc ở Việt Nam phát triển rất sôi động. Với chủ trương chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, có rất nhiều doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau tham gia sản xuất và kinh doanh thuốc, đã tạo nên một thị trường thuốc phong phú, đa dạng, cơ bản đáp ứng được nhu cầu thuốc cho công tác phòng và chữa bệnh của nhân dân. Nguồn thuốc cung ứng cho thị trường chủ yếu do 2 nguồn chính: Nhập khẩu và sản xuất trong nước. Trong đó nguồn nhập khẩu chiếm tỷ trọng chủ yếu (đáp ứng khoảng gần 70% nhu cầu trong nước) còn thuốc sản xuất trong nước mới chỉ bảo đảm được khoảng trên 30% nhu cầu về thuốc của nhân dân. Ta có thể thấy rõ điều này qua số liệu và biểu đồ phân tích tỷ trọng tiền thuốc nhập khẩu thành phẩm và tiền thuốc sản xuất trong nước cho mỗi người dân: 9 Bảng1: Tỷ trọng thuốc sản xuất trong nước và thành phẩm nhập khẩu từ năm 2006 - 2008 Đơn Chỉ tiêu vị tính Dân số Triệu (1) người Giá trị thuốc NK thành phẩm Năm 2006 2007 2008 77,69 78,07 80,15 Triệu 288,17 293,58 314,90 (2) USD Tiền thuốc NK thành phẩm bình USD 3,71 3,82 4,03 USD 5,4 5,2 6,0 quân đầu người (3=2/1) Tiền thuốc bình quân đầu người (4) Tỷ trọng thuốc NK thành phẩm % 69 73 67 31 27 33 (5=3/4) Tỷ trọng thuốc sx trong nước % (6=4-5) Nguồn: Cục quản lý dược Việt Nam-Niên giám thống kê y tế 2. Tình hình tiêu dùng thuốc trên thị trường Sau 15 năm thực hiện đổi mới, nền kinh tế nước ta đã có những chuyển biến tích cực, đời sống của nhân dân ngày càng nâng cao, việc chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ được người dân quan tâm chú ý nhiều hơn. Do đó, nhu cầu về thuốc cũng tăng lên đáng kể. Tiền thuốc bình quân đầu người tăng rất rõ rệt, số liệu được biểu hiện qua bảng sau: 10 Bảng2: Tiền thuốc bình quân đầu người ở Việt Nam từ 1998-2008 Năm Tiền thuốc bình quân Tốc độ tăng đầu người (USD) trưởng (%) 1998 1,5 1999 2,5 66,67 2000 3,4 36 2001 4,2 23,53 2002 4,6 9,52 2003 5,2 13,04 2004 5,5 5,76 2005 5,0 -9,1 2006 5,4 8 2007 5,9 9,26 2008 6,7 13,56 Nguồn: Cục quản lý dược Việt Nam Việc gia tăng tiền thuốc do nhiều nguyên nhân:  Khả năng cung ứng thuốc ngày càng dồi dào  Thay đổi cơ cấu thuốc và dạng bào chế (Cùng tác dụng song cơ cấu hàng giá cao nhiều hơn)  Do sự biến động về giá thuốc trong cơ chế thị trường  Do thu nhập của dân cư tăng lên  Do sự phụ thuộc vào tỷ giá giữa VND và USD... Do phần lớn tiền thuốc người dân phải tự chi nên dẫn đến sự chênh lệch khá lớn trong chi tiêu về thuốc giữa các vùng do phụ thuộc vào mức thu nhập của từng địa phương. Theo ước tính của một số chuyên gia thì tiền thuốc bình quân/ người/năm: 11  Khu vực đồng bằng: 2-4 USD  Khu vực đô thị: 5-12 USD  Hà Nội: 8-10 USD  Thành phố Hồ Chí Minh: 17-18 USD  Khu vực miền núi phía Bắc: 0,5-1,5 USD Tóm lại, nhu cầu tiêu dùng thuốc ở Việt Nam đang có sự gia tăng nhưng chưa có “bình đẳng” về dùng thuốc của người dân giữa các vùng. II. Thực trạng hoạt động kinh doanh phân phối sản phẩm của Công ty TNHH Dược phẩm An Vượng 1. Phân tích thị trường tiêu thụ của Công ty. 1.1. Thị phần của Công ty. Công ty TNHH Dược phẩm An Vượng là một trong những đơn vị hoạt động khá mạnh trên thị trường thuốc Việt Nam Công ty luôn đặt mục tiêu chiếm lĩnh thị trường bằng những sản phẩm mới, chất lượng tốt và thiết thực với người tiêu dùng. Sau đây là những thống kê về doanh thu của Công ty: bảng 3: Doanh thu của Công ty TNHH Dược phẩm An Vượng từ năm 2006-2008 Tên đơn vị Doanh thu (triệu đồng) Cty TNHH Dược phẩm An Vượng 2006 2007 2008 16.500 18.300 20.800 Nguồn: Tài liệu của Công ty. Qua số liệu trên cho thấy: Trong 3 năm (2006-2008) doanh thu của Công ty đều tăng lên đáng kể. 1.2. Đặc điểm thị trường và khách hàng của Công ty. 12 Thị trường tiêu thụ của Công ty là thị trường nội địa, trong đó thị trường miền Bắc và miền Trung là chủ yếu. Công ty đã liên hệ với các tuyến tỉnh thành phố để mở rộng mạng lưới tiêu thụ của mình. Cho đến nay Công ty đã có một mạng lưới tiêu thụ khá rộng lớn, trải đều từ miền Bắc đến miền Trung như: Hà Giang, Thái Nguyên,Cao Bằng, Vĩnh Phú, Tuyên Quang, Yên Bái, Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Bình... Tại mỗi tỉnh, thành phố Công ty đều có những khách hàng thường xuyên. Hiện nay Công ty có trên 50 khách hàng lớn và thường xuyên chủ yếu tập trung ở khu vực các tỉnh miền núi phía Bắc. 2. Chính sách định giá của Công ty. Chính sách định giá đối với mỗi loại sản phẩm của Công ty là việc qui định mức giá bán (khi Công ty quyết định thay đổi giá bán của sản phẩm theo loại khách hàng, theo thời kỳ trong năm, theo số lượng mua...). Việc qui định giá sản phẩm là một qui định rất quan trọng đối với Công ty vì giá cả có ảnh hưởng rất lớn đến khối lượng hàng hoá bán ra. Nó thường xuyên là tiêu chuẩn quan trọng để khách hàng lựa chọn ra quyết định mua. Mặt khác giá cả ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của Công ty. Giá bán của Công ty được tính trên cơ sở giá thành. Giá thành sản phẩm của Công ty được hình thành trên cơ sở tính toán các chi phí của các yếu tố cấu thành sau: - Giá mua vào - Lương cho bộ máy nhân viên, lãnh đạo - Điện và nhiên liệu - Lãi vay ngân hàng - Lợi nhuận - Các khoản nộp ngân sách - Nước và các chi phí hành chính khác 13 Sau đây là biểu giá cả một số sản phẩm thuốc thông thường của Công ty so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường hiện nay: Bảng 4 : Giá một số sản phẩm của Công ty TNHH Dược phẩm An Vượng so với đối thủ cạnh tranh Đơn vị: Đồng/viên,chai STT Tên sản phẩm Đối thủ cạnh tranh Giá bán của Cty 1 Albumin 20% 2 Tên đối thủ Giá bán 1.030.000 Cty Dược Hoàng Giang 1.055.000 Methylnol 49.600 Cty Dược Hằng Nguyên 51.300 3 Beecezon 26.900 Cty cổ phần dược Hà Giang 34.000 4 Argide 5 Paracetamol 0,5 g 6 Newcobex 7 Amocillin 0,5 g 8 Amboxol 1.980 Công ty Dược Hằng Nguyên 790 Công ty Dược Việt Anh 2.000 830 20.950 Công ty Dược Hoàn Cầu 21.050 1.580 Công ty Dược Việt Anh 1.630 240 Cty dược phẩm TƯ 1 460 Nguồn: Tài liệu của Công ty. Xem xét mức độ chênh lệnh về giá giữa các đối thủ với Công ty ta thấy mức độ cạnh tranh rất quyết liệt, giá bán của các bên hơn kém nhau từng đồng một nhằm khuyến khích tiêu thụ. Giá bán của Công ty so với các đối thủ cạnh tranh nhìn chung là ngang bằng hoặc thấp hơn chút đỉnh. 14 Đối với từng đối tượng khách hàng, Công ty sử dụng chính sách giá linh hoạt nhằm khuyến khích mua hàng: Tóm lại việc định giá bán phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giá thành, giá bán của đối thủ cạnh tranh, sản phẩm truyền thống hay là sản phẩm mới... Để sử dụng giá như là một công cụ cạnh tranh Công ty đã áp dụng chính sách giá linh hoạt. 3. Tình hình và kết quả kinh doanh qua hệ thống kênh phân phối của Công ty. 3.1. Tình hình kinh doanh qua hệ thống kênh phân phối của công ty Kể từ khi thành lập cho đến nay, Công ty đã từng bước xây dựng một hệ thống kênh phân phối khá hoàn chỉnh. Hiện nay Công ty đang áp dụng dạng kênh phân phối hỗn hợp để đưa sản phẩm của Công ty đến với người tiêu dùng. 15 Sơ đồ 2: Hệ thống kênh phân phối của công ty CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM AN VƯỢNG Cty dược phẩm EVD, Cty dược liệu TW 1 Cty dược phẩm ở các tỉnh thành Đại lý của công ty ở các tỉnh thành Hiệu thuốc, nhà thuốc tư nhân; bệnh viện Hiệu thuốc, nhà thuốc Bệnh viện, cơ sở y tế NGƯỜI SỬ DỤNG Kênh trực tiếp Kênh gián tiếp 1 cấp Kênh gián tiếp 2 cấp Tỷ lệ tiêu thụ qua hệ thống đại lý của Công ty chiếm phần lớn tổng doanh thu của Công ty, khoảng 58%-60%. Do đó, Công ty rất coi trọng việc phân phối sản 16 phẩm của Công ty qua hệ thống đại lý, đặc biệt là việc phân bố số lượng đại lý ở các tỉnh thành sao cho phù hợp. Số lượng đại lý hiện nay của Công ty cụ thể như sau: Bảng 5: Số lượng đại lý của Công ty phân bố ở các khu vực Khu vực Số đại lý Khu vực Số đại lý Hà Nội 3 Hà Giang 3 Hải Phòng 1 Cao Bằng 1 Quảng Ninh 1 Lào Cai 1 Hải Dương 1 Yên Bái 1 Nam Định 1 Thanh Hoá 1 Thái Bình 1 Nghệ An 1 Thái Nguyên 2 Quảng Bình 1 Tổng cộng 19 Nguồn: Tài liệu phòng kinh doanh 3.2. Kết quả kinh doanh của công ty. Trong những năm qua dưới sự lãnh đạo của Ban giám đốc và cố vẫn của công ty, cùng với sự nỗ lực hết mìnhcủa đội ngũ nhân viên, Công ty luôn hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu đề ra, đồng thời luôn nộp thuế đầy đủ và đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Sau đây là những số liệu phản ánh tình hình kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây: 17 Chỉ tiêu Đơn Năm vị tính Giá trị kinh doanh Triệu 2006 2007 2008 16.036 17.775 20.127 16.500 18.300 20.800 464 525 673 1.700.000 1.760.000 1.820.000 đồng Doanh thu Triệu đồng Lợi nhuận Triệu đồng Thu nhập bình quân Đồng (người/tháng) Bảng 6: Kết quả kinh doanh của Công ty từ năm 2006 – 2008 Nhìn vào bảng kết quả kinh doanh của Công ty trong 3 năm gần đây ta thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đang diễn ra theo chiều hướng tích cực, doanh thu không ngừng tăng lên, lợi nhuận bình quân đạt 554 triệu đồng/năm. Năm 2006, Công ty gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh do những nguyên nhân khách quan mang lại. Cụ thể là năm 2006 tỷ giá ngoại tệ tăng làm cho giá sản phẩm nhập khẩu tăng khiến cho giá thành tăng lên, bên cạnh đó năm 2006 là năm có nhiều công ty sản xuất và kinh doanh dược phẩm ra đời, cạnh tranh gay gắt với Công ty. Tất cả những lý do trên đã làm cho lợi nhuận của Công ty không được như mong đợi. Tuy gặp rất nhiều khó khăn nhưng Công ty vẫn đảm bảo thu nhập cho người lao động và hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế vào ngân sách Nhà nước. Mức thu nhập bình quân của người lao động trong Công ty từ 1.700.000 đồng/tháng năm 2006 tăng lên 1.760.000 đồng/tháng năm 2007. 18 Đứng trước những khó khăn trước mắt, ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ nhân viên trong Công ty đã vươn lên đứng vững và tự khẳng định mình. Do đó mà năm 2007 lợi nhuận đã tăng lên 525 triệu đồng, gấp 1,1 lần so với năm 2006. Doanh thu cũng tăng 9,8%: 18.300 triệu đồng so với 16.500triệu đồng năm 2006. III. Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động kinh doanh phân phối sản phẩm thuốc của Công ty Sau hơn 4 năm xây dựng và phát triển với nhiều thăng trầm, giờ đây Công ty đã có một vị trí khá vững chắc trên thị trường Dược Việt Nam. Nhưng không bao giờ tự bằng lòng với chính mình, Công ty luôn vận động phát triển để theo kịp với xu thế phát triển chung của nền kinh tế và để có thể thích ứng với môi trường kinh doanh luôn biến đổi không ngừng. Công ty cũng nhận thức được rằng trong thời gian tới để tiếp tục khẳng định vị trí của mình thì bên cạnh những thuận lợi đã có, Công ty sẽ phải đối mặt với không ít khó khăn và thách thức. 1. Thuận lợi - Về nguồn nhân lực: Công ty có đội ngũ cán bộ quản lý nắm vững trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trẻ khỏe, năng động. Sự năng động và khả năng thích ứng với điều kiện mới của ban giám đốc trong thời gian khó khăn nhất thể hiện tinh thần dám nghĩ dám làm, đã đưa lại một kết quả khả quan cho sự phát triển lâu dài của Công ty. Bên cạnh đó đội ngũ nhân viên phần lớn có trình độ cao, có trách nhiệm với công việc, đoàn kết gắn bó tạo nên một tập thể vững mạnh. - Về sản phẩm: Các sản phẩm truyền thống mà Công ty phân phối như kháng sinh thông thường, vitamin khá phong phú về chủng loại, chất lượng đảm bảo, được người tiêu dùng tín nhiệm. Nghiên cứu phát triển sản phẩm mới cũng là một trong những thế mạnh của Công ty. Năm 2007, Công ty đã đưa vào kinh doanh và phân phối thêm 12 loại dược phẩm mới có chất lượng tốt và sức cạnh tranh cao, được người tiêu dùng chấp nhận. 2. Khó khăn 19 - Về phương diện tổ chức quản lý: Bộ máy quản lý của Công ty còn khá đơn giản, bố trí chưa hợp lý, do đó hiệu quả hoạt động không cao. Mặc dù đã điều chỉnh nhưng hiện nay Công ty vẫn chưa thể mở rộng thêm các phòng ban và đại lý. Trình độ cán bộ quản lý trong giai đoạn tự hoàn thiện cho nên có những vấn đề bất cập. - Về cơ sở hạ tầng và trình độ công nghệ: Cơ sở hạ tầng vật chất chưa ổn định , thiếu đồng bộ, chắp vá. - Về vốn: Là một doanh nghiệp tư nhân nên tổng vốn kinh doanh không thật sự lớn, do đó để có đủ vốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh, Công ty phải huy động thêm các nguồn vốn khác trong đó vốn đi vay chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng vốn kinh doanh của Công ty. Điều này dẫn đến bất lợi trong việc giảm chi phí đầu vào, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh của Công ty trên thị trường. - Về chất lượng sản phẩm: Chưa bao giờ tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm lại được đặt ra cao như hiện nay, nhất là khi sản phẩm được đưa ra thị trường quốc tế. Để đáp ứng được những tiêu chuẩn này, Công ty phải có sự đầu tư rất lớn cả về thiết bị công nghệ và cả về con người, điều này đòi hỏi Công ty phải có nguồn tài chính dồi dào nhưng còn vướng phải một số khó khăn như trên đã nói. - Về cạnh tranh: Trong nền kinh tế thị trường với xu thế quốc tế hoá, tự do hoá thương mại, cuộc cạnh tranh đang diễn ra hết sức gay gắt giữa các doanh nghiệp dược phẩm trong nước với nước ngoài. Rõ ràng đây là cuộc đấu không cân sức giữa các công ty, xí nghiệp dược phẩm trong nước với các công ty nước ngoài - Công ty TNHH Dược phẩm An Vượng nói riêng và ngành Dược Việt Nam nói chung đang phải đối mặt với một thực tế là: Thuốc nội đang dần mất vị trí và bị lấn át bởi thuốc ngoại nhập theo nhiều con đường hợp pháp và không hợp pháp. Ngoài ra cho tới nay, Bộ Y tế vẫn chưa có một qui hoạch thống nhất cho toàn ngành Dược, vẫn chưa có bộ luật riêng cho ngành Dược. Hệ thống văn bản pháp luật nói chung và ngành Dược nói riêng đang được hoàn thiện nhưng chưa đồng 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan