Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Thiết kế hệ thống xử lý khí thải, hơi axic, bụi cho phân xưởng sản xuất gỗ...

Tài liệu Thiết kế hệ thống xử lý khí thải, hơi axic, bụi cho phân xưởng sản xuất gỗ

.PDF
56
859
126

Mô tả:

GVHD: Ths.NGUYỄN VĂN HIỂN NHÓM SV: Nhóm 7 LỚP: DH11MT TP.HCM 28/11/2014 MỞ ĐẦU Đặt Vấn Đề I. Trong những năm gần đây, chúng ta không thể phủ nhận được sự phát triển vượt bậc của nên kinh tế cũng như khoa học kĩ thuật trong tất cả các lĩnh vực của thế giới nói chung và Viết Nam nói riêng. Nền CNH-HĐH của nước nhà đã và đang đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Cùng với sự phát triển ấy, mức sống của con người cũng được nâng cao và nhu cầu của con người cũng dần có nhưng thay đổi nhất định hướng đến sự phát triển tiến bộ hơn. Tuy nhiên, hệ quả của sự phát triển ấy cũng không hề nhỏ. Một loạt vấn đề về môi trường nảy sinh như : Động đất, sóng thần, nóng lên toàn cầu, hoạt động của núi lửa ngày càng nhiều hơn, nước biển dâng,…Thực trạng ấy đã phản ánh rõ nét ý thức của con người về mối quan hệ giữa “ Phát triển kinh tế “ và “ Bảo vệ môi trường “ . Đối với nước ta đang trên đà phát triển hội nhập nên thương mại quốc tế và đẩy mạnh kinh tế khu vực. Cuộc sống người dân được cải thiện rõ rệt. Khi cuộc sống no đủ con người nghĩ đến việc làm đẹp, hướng đến sự hoàn thiện hơn từ nhà cửa, nội thất, vật dụng đời sống, nghệ thuật. Từ đó các sản phẩn từ tự nhiên ngày càng được ưa chuộng đặt biệt là các sản phẩm từ gỗ; người ta có thể tạo thành những sản phẩm đẹp mắt và rất hữu dụng, tiện lợi mang phong cách nhẹ nhàng nhưng sang trọng gần gũi với tự nhiên trong các gia đình, trường học,….Tuy nhiện, trong quá trình tao ra các sản phẩm đó tao ra rất nhiều loại bụi với nhiều kích thước khác nhau gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cho con người. Do đó việc thiết kế những hệ thống xử lý bụi trong các cơ sở, nhà máy sản xuất chế biến gỗ là một việc hết sức cấp thiết, thiết kế hệ thống xử lý bụi gỗ trong nhà máy trước khi thải ra môi trường không khí đảm bảo sự phát triển bền vững. II. III. - Mục Tiêu Đồ Án Tổng quan về bụi và các vấn đề liên quan. Tính toán, thiết kế hệ thống xử lý khí thải, hơi axic, bụi gỗ cho dây chuyền công nghệ sản xuất. Nhiệm Vụ Đồ Án Nhận diện, quy hoạch mặt bằng nhà máy để thiết kế hệ thống. Xác định nguồn ô nhiễm đề xuất công nghệ xử lý. Tính toán thiết kế hệ thống. Tính toán kinh tế. Trình bài công nghệ xử lý .  Bản thuyết minh tính toán, thống kê khối lượng vật liệu. (A4)  Bản vẽ sơ đồ không gian hệ thống xử lý khí thải. (A2)  Bản vẽ các mặt bằng, mặt cắt cần thiết. (A2)  Bản vẽ chi tiết thiết bị xử lý. NỘI DUNG CHƯƠNG I : TỔNG QUAN I. CƠ BẢN VỀ BỤI 1. Khái niệm bụi. Bụi là tập hợp nhiều hạt, có khích thước nhỏ bé, tồn tại lâu trong không khí dưới dạng bụi bay, bụi lắng và các hệ khí dung nhiều pha gồm hơi, khói, mù. Bụi bay có kích thước từ (0.001 – 10)μm bao gồm tro, khói và những hạt rắn được nghiền nhỏ, chuyển động theo kiểu Brao hoặc rơi xuống đất với vận tốc không đổi theo quy luật stoke. Về mặt sinh học, bụi này thường gây tổn thương nặng cho cơ quan hô hấp, nhất là khi phổi bị nhiễm bụi thạch anh (silicose) do hít phải không khí có chứa bụi bioxit silic lâu ngày. Bụi lắng có kích thước lớn hơn 10µm, thường rơi nhanh xuống đất theo định luật Newton với tốc độ tăng dần. Về mặt sin học, bụi này thường gây tổn hại cho da, mắt, gây nhiễm trùng, gây dị ứng… 2. Phân loại bụi. 2.1. Theo nguồn gốc. - Bụi hữu cơ như bụi tự nhiên. ( Bụi do động đất, núi lửa…) - Bụi thực vật. ( Bụi gỗ, bông, phấn hoa..) - Bụi động vật ( Lông, tóc..) - Bụi nhân tạo. ( Nhựa, hóa học cao su…) - Bụi kim loại.( Sắt, đồng, chì ) - Bụi hỗn hợp. ( Đú, mài, hoạt động CN…) 2.2. Theo kích thước hạt bụi. - Khi D > 10 μm: Gọi là bụi; - Khi D = ( 0.01-0.1 ) μm: Gọi là sương mù. - Khi D < 0.1 μm: Gọi là khói. 2.3. Theo tác hại. - Bụi nhiễm độc chung. ( Chì, thủy ngân, benzen ); - Bụi gây dị ứng viêm mũi, hen, nổi ban…( bụi bông,gai, phân hóa học…) - Bụi gây ung thư. ( Bụi quặng,crom, phóng xạ…) - Bụi xơ hóa phổi ( Thạch anh, quặng aniang..) 3. Tính chất của bụi. - Mật độ - Tính tán xạ - Tính bám dính - Tính mài mòn - Tính thấm - Tính hút ẩm tính hòa tan - Suất điện trở của lớp bụi - Tính mang điện - Tính cháy nổ II. BỤI TRONG SẢN XUẤT VÀ CHẾ BIẾN ĐỒ GỖ. 1. Nhu cầu sử dụng gỗ. Trong cuộc sống hiện đại ngườ ta đòi hỏi đồ gỗ trong nhà phải có nhiều tính năng, dễ bảo quản. Do đó đồ gỗ đòi hỏi phải có thêm nhiều phụ kiện và nhiều loại bề mặt cũng như tính chất đa dạng hơn. Công nghệ hiện đại cho phép người thiết kế có thể thêm nhiều tính năng tính hợp trên một món đồ sử dụng với nhiều mục địch khác nhau, nhiều loại hóa chất, chất tạo bóng, chất xử lý bề mặt cũng nhiều vật dụng liên quan được sử dụng trong quá trình làm thành sản phẩm. Do đó sự phát sinh các chất độc hại kèm theo quá trình chế biến sản xuất gỗ là không tranh khỏi. 2. Bụi gỗ và tác hại của nó. 2.1. Mô tả quy trình công nghệ chính. Các công đoạn chính trong công nghệ chế biến gỗ có thể chia thành những phần chính như sau : Từ gỗ nguyên liệu: - Công đoạn cưa, tẩm, sấy. Cưa định hình. Bào, chà nhám, mộng, đánh bóng. Sơn phủ bề mặt. Phủ PU. Sấy khô. Thành phẩm. Mô tả và phân tích công đoạn: Cưa, tẩm, sấy : Từ gỗ nguyên liệu được cưa với kích thướng thích hợp sau đó đem ngâm hay tẩm hóa chất. Để gỗ nguyên liệu có được những tính chất cần thiết.  Công đoạn này phát sinh bụi do các máy cưa. - Định hình : Tùy loại chi tiết cần thực hiện mà ở giai đoạn này gỗ sẽ được cắt để có kích thước thích hợp. Tuy theo sản phẩm thành phẩm mà có các loại máy chuyên dụng để định hình từ chi tiết đơn giản đến phức tạp  Công đoạn này cũng phát sinh bụi do các máy cắt định hình. - Bào, chà nhám, mộng, đánh bóng: Sau khi gỗ được cắt với kích thước thích hợp, sẽ được tạo dáng chi tiết với từng sản phẩm qua các công đoạn cưa lọng, phay, bào cho chính xác chi tiết sản phẩm. Sau đó được làm mộng để lắp ghép ( mộng âm, mộng dương, mộng đơn, mộng đôi.)  Công đoạn này chủ yếu sử dụng máy móc nên phát sinh bụi. - Sơn phủ bề mặt : Sau khi chà nhám tính, sản phẩm được sơn phủ bề mặt bằng cách nhúng vào vecni hay sơn phung bằng máy. Mục đích là sơn phủ bể mặt để chống mối mọt và làm cho sản phẩm có tính thẩm mỹ cao.  Công đoạn này phát sinh bụi sơn và hơi dung môi. - Phủ PU : Sau khi sơn người ta phủ lên sản phẩn lớp sơn PU để sản phẩm có được tính bền đẹp, độ bóng cáo, có sức bền bề mặt tốt nhất đồng thời có thể trang trí các hoa văn trong việc phối hợp màu sơn.  Công đoạn này cũng sinh ra hơi dung môi, bụi sơn và VOC. - Sấy khô: Sản phẩm được sấy khô để được hoành chỉnh thành phẩm, chống các bám dính khi sơn còn ảm ướt và cũng như lớp PU bên chắc nhất.  Công đoạn này do có tiếp xúc nhiệt độ nên có lượng VOC phát sinh ra từ bề mặt sản phẩm. 2.2. Bụi gỗ và tính chất của bụi gỗ. - Đây là nguồn ô nhiễm chính, nghiêm trọng nhất trong công nghiệp chế biến gô, vì hiện trong phân xưởng gỗ nồng độ bụi cao so với chuẩn cho phép. Bụi chủ yếu phát sính từ các công đoạn sau : - Cưa xẻ gỗ để tạo phôi cho các chi tiết mộc. Rọc, xẻ gỗ. Khoan, phay, bào. Chà nhám, bào nhẵn bè mặt các chi tiết. Tuy nhiên, có sự khác biệt đáng kể về kích thước hạt bụi và tải lượng bụi sinh ra ở những công đoạn khác nhau. Tại công đoạn gia công thô phần lớn bụi có kích thước lớn: STT CÔNG ĐOẠN HỆ SỐ Ô NHIỄM 1 Cắt và bốc xếp gỗ 0,187 ( Kg/ tấn gỗ) 2 Gia công chi tiết 0,5 (Kg/tấn gỗ) 3 Chà nhám, đánh bóng (Nguồn WHO, 1993.) 0,05 (Kg/m2) Tại công đoạn gia công tinh như chà nhám, đánh bóng, tải lượng bụi không lớn nhưng kích cỡ hạt bụi rất nhỏ, thường nằm trong khoảng từ 2-20 μm, nên dễ phát tán trong không khí. Ngoài ra tại các công đoạn vẫn chuyển, láp ghép…đều phát sinh bụi tuy nhiên mức độ không đáng kể. Thành phần và tính chất của bụi chủ yếu là bụi cơ học. Đó là một hỗn hợp bụi hạt với kích thước rất rộng. Các loại bụi này, nhất thiết phải có thiết bị thu hồi và xử lý triệt để, nếu không sẽ gấy ra một số tác động nhất định đến môi trường và con người. 2.3. Cơ chế phát sinh ô nhiễm và tác hại của bụi và khí thải trong sản xuất chế biến gỗ. 2.3.1. Nguồn gây ô nhiễm tại công đoạn tẩm gỗ. Hoá chất được sử dụng trong công đoạn tẩm gỗ là Acid Boric , Soda, Borac, Bicromatkali và một số phụ gia khác với nồng độ 2%. Người ta thường áp dụng biện pháp tẩm chân không do đó toàn bộ hoá chất được ngấm vào gỗ , phần nhỏ lớn hoá chất không ngấm hết sẽ được triệt để tuần hoàn sử dụng lại. Quá trình này được thực hiện trong bồn kín cho nên ảnh hưởng đến môi trường xem như không đáng kể. 2.3.2. Nguồn gây ô nhiễm tại khâu phun sơn. Các chất gây ô nhiễm tại khu vực sơn bóng gồm có bụi sơn và hơi dung môi hữu cơ . Đó là các hạt chất lỏng và hơi dung môi có kích thước từ 20 –500 m. Trong dây chuyền công nghệ tại khu phun sơn này có hệ thống quạt hút thông gió và ống thải ra ngoài. 2.3.3. Ô nhiễm do khói thải. Ở các công đoạn sấy gỗ , nhiên liệu được sử dụng là các chất thải rắn của quá trình sản xuất như gỗ vụn ,mạt cưa, dăm bào .Khi đốt cháy các loại nhiên liệu này sinh ra khói thải chứa các chất ô nhiễm không khí như bụi tro, khí CO, NOx, Hydrocacbon trong đó chủ yếu là bụi tro với hệ số ô nhiễm là 15g/1kg nhiên liệu và NO2 với hệ số ô nhiễm là 5g/1kg nhiên liệu sử dụng. Dựa vào lượng nhiên liệu tiêu thụ của xí nghiệp có thể tính được tải lượng của các chất ô nhiễm : Chất ô nhiễm Tải lượng (tấn/ năm) Bụi 72,7 NO2 24,23 2.3.4. Nguồn gây ô nhiễm do tiếng ồn Sau ô nhiễm không khí , ô nhiễm do tiếng ồn là loại ô nhiễm đáng chú ý ở những nhà máy chế biến gỗ. Đặc điểm chung của hầu hết các máy móc công nghệ của ngành này là có mức ồn cao , những máy móc gây ồn chính:      Máy Máy Máy Máy Máy cưa chà nhám phay bào cắt 2.3.5. Ô nhiễm do nhiệt Nhiệt độ không khí cao trong hầu hết các phân xưởng sản xuất cũng đáng quan tâm. Nhà xưởng trong xí nghiệp thường có nhiệt độ cao là do tập trung nhiều máy móc hoặc có nhu cầu tiêu thụ điện lớn. Ngoài ra tuỳ vào cấu tạo mái nhà xưởng mà lượng nhiệt tăng lên trong nhà xưởng còn do thu nhiệt từ bức xạ mặt trời . 2.3.6. Tác hại của bụi phát sinh trong sản xuất chế biến gỗ. - Tác động đến môi trường không khí xung quanh Nguồn gây ô nhiễm không khí chủ yếu là bụi phát sinh từ các công đoạn sản xuất , hơi dung môi từ khâu phun sơn , khói thải từ lò sấy và tiếng ồn ,còn các ô nhiễm khác thì không đáng kể. Tuy nhiên nếu không có biện pháp xử lí thì nó ảnh hưởng đáng kể đến môi trường không khí xung quanh. - Tác động đến môi trường không khí bên trong xí nghiệp: Có thể nói môi trường lao động trong xí nghiệp bị tác động chủ yếu bởi yếu tố bụi, hơi dung môi, khói thải từ lò xấy, tiếng ồn Bụi là một trong những nhân tố gây ra ảnh hưởng xấu cho thực vật , biểu hiện dễ thấy nhất là các cây trồng khi bị phủ một lớp bụi sẽ làm chậm quá trình quang hợp , hô hấp của thực vật dẫn đến ngăn trở sự phát triển ,cây cối trở nên còi cọc . Hoạt động của xí nghiệp không ít thì nhiều sẽ ảnh hưởng đến hệ sinh thái trong vùng. Tuy nhiên do tải lượng các chất ô nhiễm không khí (CO,SO2 ,NO2 …)là không đáng kể nên ảnh hưởng rất nhỏ và chưa được đánh giá cụ thể. - Tác động đến sức khoẻ cộng đồng Các chất ô nhiễm phát sinh trong quá trình hoạt động của xí nghiệp đáng kể nhất là bụigỗ ,nhiệt và tiếng ồn .Các tác nhân ôn nhiễm này có khả năng gây ra một số tác động lên sức khoẻ cộng đồng trong vùng bị ảnh hưởng của nguồn thải từ xí nghiệp, đặc biệt đối với những công nhân trực tiếp sản xuất tại những khu gây ô nhiễm .Tuỳ thuộc vào nồnh độ ,mức độ độc hại của các chất gây ô nhiễm mà ảnh hưởng của nó đến sức khoẻ cộng đồng khác nhau . Ô nhiễm không khí nói chung sẽ tác động đến cơ thể con người và động vật trước hết qua đường hô hấp ,tác động trực tiếp lên mặt ,da của cơ thể . Chúng thường gây ra các bệnh như ngạt thở ,viêm phù phổi , một số chất khác sẽ gây kích thích một số bệnh như ho, lao, xuyễn... - Tác hại đến sức khỏe Bụi trong khí thải và từ các hoạt động khác của xí nghiệp có khả năng gây bệnh cho người và động vật .Bụi có thể gây tổn thương tới mắt ,da , hệ tiêu hoá (một cách ngẫu nhiên) ,nhưng chủ yếu là sự thâm nhập của bụi là do hít thở . Các hạt bụi có kích thước <10 m còn lại sau khi bị giữ phần lớn ở mũi tiếp tục đi sâu vào ống khí quản. Tại đây các hạt bụi lớn bị lắng đọng hoặc dính vào thành dẫn do va đập rồi nhờ chất nhấy và lớp lông và lớp lông của tế bào biểu bì chúng bị chuyển dần lên phía trên cuối cùng bị khạc ra ngoài hoặc bị nuốt chửng vào đường tiêu hoá. Các hạt bụi có kích thước nhỏ hơn (1- 2 m) đi sâu vào tận cùng vùng thở của phổi và hầu như bị lắng đọng toàn bộ ở đó. Các hạt bụi có kích thước nhỏ hơn nữa < 0,5 m thì tránh được sự lắng đọng ngay cả trong không gian thở của phổi và lại được thở ra. Nếu kích thước hạt bụi tiếp tục giảm xuống thì đến một cấp nào đó sự khếch tán nguyên tử cộng với chuyển động Brown của những hạt rất nhỏ trở thành có ý nghĩa và sự lắng đọng lại tăng lên .Bụi vào phổi gây kích thích cơ học và phát sinh các phản ứng gây xơ hoá phổi,gây nên những đường hô hấp như bệnh bụi phổi. Nó cũng có khả năng gây nhiễm bẩn nguồn nước ,làm ảnh hưởng đến con người và động vật sử dụng trực tiếp hay gián tiếp nguồn nước bị ô nhiễm. - Tác hại của hơi dung môi hữu cơ và các khí độc Hơi dung môi có mùi dễ chịu và không có tác dụng kích thích đường hô hấp nên dễ nhiễm độc. Tác động của hơi dung môi vào các nội tạng khác nhau gây các thể lâm sàng khác nhau : tác động vào tuỷ xương gây nhiễm độc mãn tính, tác động vào não gây nhiễm độc cấp tính. Benzen tác động trực tiếp lên các tủy xương theo kiểu các chất độc phá hủy nhân tế bào, gây nên tình trạng bạch cầu tăng tạm thời Liên kết Sun fo của các phenol làm giảm sút axit ascocbic, gây nên sự oxi hóa – khử tế bào , trực tiếp dẫn đến tình trạng xuất huyết - Khí độc: SO2 dùng làm để chống mối mọt và được sử dụng trong chế biến gỗ, nếu ở nống dộ cao có thể gây tiết nước nhầy và viêm tấy thành khí quản làm tăng sức cản đối với sự lưu thông không khí của đường hô hấp tức gây khó thở. Ở động vật SO2 có thể gây ra tổn thương lớp mô trên cùng của bộ máy hô hấp ,gây suy tim và khí thũng. SO2 cũng làm giảm khả năng quang hợp của cây trồng do kết hợp với nước tạo thành H2SO3.Tuy nhiên nồng độ SO2 thường thấp, chưa vượt quá tiêu chuẩn cho phép. - Tác hại của nhiệt thừa: Nhiệt thừa gây nên nhiệt độ cao trong phân xưởng là nguyên nhân của một số bệnh nghề nghiệp. Ô nhiễm nhiệt làm cho quá trình phản ứng các chất tăng cũng như mức độ độc tố ảnh hưởng đến con người tăng theo. Ô nhiễm nhiệt còn ảnh hưởng đến quá trình tiêu hoá, sinh lý … của ngườ và động ,thực vật . Công nhân làm việc ở những nơi có nhiệt độ cao thường có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn so với nhóm làm chung : bệnh tiêu hoá 15% so với 7,5%, bệnh ngoài ra 6,3% so với 1,6%,bệnh tim mạch 1% so với 0,6% … Rối loạn bệnh lý thường gặp là khi làm việc ở nhiệt độ cao là chứng say nóng và chứng co giật. Chứng say nóng có triệu chứng chóng mặt, đau đầu, đau thắt nhực, buồn nôn ,mạch nhanh, nhịp thở mạnh và suy nhược cơ thể …Chứng co giật gây nên do sự mất nước của cơ thể ,thường bị giãn mạch, đặc biệt có các cơn co giật rất lâu kéo dài từ 1-2 phút. - Tác hại của tiếng ồn Tác hại của tiếng ồn gây nên những tổn thương cơ quan thính giác ,tiếp xúc với tiếng ồn lâu có thể sẽ làm độ nhạy của tai, thính lực giảm sút gây nên bệnh điếc nghề nghiệp Tiếng ồn cũng gây nên các bệnh như rối loạn thần kinh, rối loạn tim mạch và các bệnh về hệ thống tiêu hoá. CHƯƠNG II: CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ BỤI. I. Xử lý bụi gỗ 1. Thiết bị thu hồi bụi. a. Thiết bị thu hồi bụi khô Thiết bị thu hồi bụi khô hoạt động dựa trên các cơ chế lắng khác nhau: trọng lực (các buồng lắng bụi), quán tính (lắng bụi nhờ thay đổi hướng chuyển động của dòng khí hoặc nhờ vào vách ngăn) và ly tâm (các xiclon đơn, nhóm và tổ hợp, các thiết bị thu hồi bụi xoáy và động). Các thiết bị thu hồi bụi nêu trên chế tạo và vận hành đơn giản, được áp dụng phổ biến trong công nghiệp.Tuy nhiên hiệu quả thu bụi không phải lúc nào cũng đạt yêu cầu nên chúng thường đóng vai trò xử lý sơ bộ.  Buồng lắng bụi. Nguyên lý hoạt động của thiết bị này là lợi dụng trọng lực của các hạt bụi khi dòng khí chứa bụi chuyển động ngang trong thiết bị. Khi đó hạt bụi chịu tác dụng đồng thời của hại lực tác dụng. Lực tác dụng theo phương ngang do chuyển động của dòng khí và lực trọng trường. Nếu lực tác động ngang nhỏ, hạt bụi có thể lắng đọng trên bề mặt của thiết bị lắng bụi. Để đạt được điều đó, vận tốc chuyển động ngang của hạt bụi phải nhỏ đồng thời kích thước buồng lắng bụi phải lớn để thời gian lưu bụi càng lâu càng tốt. Buồng lắng bụi là kiểu thiết bị đơn giản nhất, trong thời gian khí đi qua thiết bị (vận tốc dòng khí nhỏ hơn (1 ÷ 2)m/s) các hạt bụi dưới tác dụng của lực trọng trường lắng xuống phía dưới và rơi vào bình chứa hoặc đưa ra ngoài bằng vít tải hay băng tải. Buồng lắng bụi hoạt động có hiệu quả đối với các hạt có kích thước > 50 𝜇m, còn các hạt bụi có kích thước < 5 𝜇m thì khả năng thu hồi bằng không. - Ưu điểm: Chế tạo đơn giản. Chi phí vận hành và bảo trì thiết bị thấp. Nhược điểm: Buồng lắng bụi có kích thước lớn, chiếm nhiều diện tích. Hiệu suất không cao. Để tăng hiệu quả lọc bụi, giảm thể tích buồng xử lý người ta cải tiến đưa thêm vàocác vách ngăn vào thiết bị Một số dạng buồng lắng bụi: a a c c a) Buồng đơn tầng b) Buồng có vách ngăn c) Buồng nhiều Hình 1.2.Các dạng buồng lắng bụi 1. Dòng khí bẩn chứa bụi vào buồng a. Quỹ đạo chuyển động của bụi kích lắng. thước lớn và nặng 2. Khí sạch ra khỏi buồng lắng 3. Bụi thu hồi b. Quỹ đạo chuyển động của bụi có kích thước nhỏ và nhẹ c. Quỹ đạo chuyển động của dòng khí  Thiết bị lắng quán tính Nguyên lý hoạt động: Khi đột ngột thay đổi chuyển hướng chuyển động của dòng khí, các hạt bụi dưới tác dụng của lực quán tính tiếp tục chuyển động theo hướng cũ và tách ra khỏi khí, rơi vào bình chứa. Vận tốc của khí trong thiết bị khoảng 1 m/s, còn ở ống vào khoảng 10 m/s. Hiệu quả xử lý của thiết bị này dạng này từ(65÷80)% đối với các hạt bụi có kích thước (25÷30 )m. Trở lực của chúng trong khoảng (150÷390) N/m2. Khí saïch Khí baån Khí saïch Khí baån Khí baån Khí saïch Buïi Buïi Buïi Khí saïch Khí baån Buïi Có vách ngăn Với chỗ quay khí nhẵn Có chóp mở rộng Nhập khí ngang hông Hình 1.3: Thiết bị lắng bụi quán tính  Thiết bị lá xách Các thiết bị này có dãy lá chắn hoặc các vòng chắn. Khí đi qua mạng chắn, đổi hướng đột ngột, các hạt bụi do quán tính chuyển động theo hướng cũ tách ra khỏi khí hoặc va đập vào các tấm phẳng nghiêng, lắng trên đó rồi rơi xuống dòng khí bụi. Kết quả khí được chia thành hai dòng: Dòng chứa bụi nồng độ cao (10% thể tích) được hút qua xiclon để tiếp tục xử lý, rồi sau đó được trộn với dòng đi qua các tấm chắn (chiếm 90% thể tích). Vận tốc khí trước mạng chóp phải đủ cao (15m/s) để đạt hiệu quả tách bụi quán tính). Trở lực của lưới khoảng(100÷500)N/m2. Thiết bị lá xách được sử dụng để thu hồi bụi có kích thước trên 20m. Yếu điểm của lá xách là sự mài mòn các tấm chắn khi nồng độ bụi cao và có thể tạo thành trầm tích làm bít kín mặt sàng. Nhiệt độ cho phép của khí thải phụ thuộc vào vật liệu làm lá chắn, thường không quá 450÷600 0C. Khí buïi Khí saïch Khí buïi Hình 1.4. Thiết bị lá xách  Xiclon Thiết bị xiclon được ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp có hiệu quả cao khi kích thước hạt bụi > 5m. Thu hồi bụi trong xiclon diễn ra dưới tác dụng của lực ly tâm. Nguyên lý hoạt động: Dòng khí nhiễm bụi được đưa vào phần trên của xiclon. Thân xiclon thường là hình trụ có đáy là chóp cụt. Ống khí bẩn vào thường có dạng khối chữ nhật, được bố trí theo phương tiếp tuyến với thân xiclon. Khí vào xiclon thực hiện chuyển động xoắn ốc, dịch chuyển xuống dưới và hình thành dòng xoáy ngoài. Lúc đó, các hạt bụi, dưới tác dụng của lực ly tâm văng vào thành xiclon. Tiến gần đáy chóp, dòng khí bắt đầu quay ngược trở lại và chuyển động lên trên hình thành dòng xoắn trong. Các hạt bụi văng đến thành, dịch chuyển xuống dưới nhờ lực đẩy của dòng xoáy và trọng lực và từ đó ra khỏi xiclon, qua ống xả bụi. Khí sạch sau xử lý được đưa ra ở phía trên đỉnh thiết bị bởi ống trụ tâm. Trong công nghiệp, xiclon được chia làm hai nhóm: hiệu quả cao và năng suất cao. Nhóm thứ nhất đạt hiệu cao nhưng yêu cầu chi phí lớn, còn nhóm thứ hai có trở lực nhỏ nhưng thu hồi các hạt mịn kém hơn. Trong thực tế, người ta ứng dụng rộng rãi xiclon trụ và xiclon chóp (không có thân trụ). Xiclon trụ thuộc nhóm năng suất cao, còn xiclon chóp thuộc nhóm hiệu quả cao. Đường kính xiclon trụ không lớn hơn 2000mm và xiclon chóp nhỏ hơn 3000mm. Ưu điểm: + Không có phần chuyển động nên tăng độ bền của thiết bị + Có thể làm việc ở nhiệt độ cao (đến 500 0C) + Thu hồi bụi ở dạng khô + Trở lực hầu như cố định và không lớn (250÷1500) N/m2 + Làm việc ở áp suất cao + Năng suất cao; Rẻ + Có khả năng thu hồi vật liệu mài mòn mà không cần bảo vệ bề mặt xiclon + Hiệu suất không phụ thuộc sự thay đổi nồng độ bụi + Chế tạo đơn giản. Nhược điểm: + Hiệu quả vận hành kém khi bụi có kích thước nhỏ hơn 5 m + Không thể thu hồi bụi kết dính.  Xiclon đơn Xiclon đơn là thiết bị hoàn chỉnh hoạt động độc lập và có nhiều dạng khác nhau như dạng hình trụ, dạng hình côn. Việc sử dụng loại nào là tùy thuộc vào đặc tính của bụi và yêu cầu xử lý. Dạng hình trụ có năng suất lớn, còn loại hình côn có hiệu suất lớn.  Xiclon tổ hợp Xiclon tổ hợp là một thiết bị lọc bụi gồm một số lượng lớn các đơn nguyên xiclon mắc song song trong một vỏ có chung đường dẫn khí vào, khí ra, thùng chứa bụi. Trong xiclon tổ hợp, việc tạo nên chuyển động quay của dòng khí trong thiết bị không phải do dòng khí được đưa vào theo phương tiếp tuyến mà do các dụng cụ định hướng dạng chong chóng hoặc dạng hóa hồng đặt trong thiết bị. Do vậy kích thước của xiclon tổ hợp nhỏ hơn kích thước của xiclon đơn có cùng công suất. Nguyên lý làm việc của xiclon tổ hợp: Khi bụi đi vào ống nối và sau đó di vào hộp phân phối, từ đó đi vào các không gian giữa vỏ đơn nguyên và ống xả. Trong khoảng không gian này có đặt các dụng cụ định hướng để tạo sự chuyển động xoáy. Bụi sau khi tách đi qua lỗ tháo bụi và vào thùng chứa. Khí saïch Khí buïi Khí Buïi Buïi a) xiclon đơn b) xiclon nhóm Hình 1.5. Xiclon b. Thiết bị thu hồi bụi xoáy Cũng giống như xiclon, thiết bị này ứng dụng có chế lắng bụi ly tâm. Điểm khác cơ bản so với xiclon là trong thiết bị này có dòng khí xoáy phụ trợ. Nguyên lý hoạt động: Khí nhiễm bụi được cho vào từ dưới, được xoáy nhờ cánh quạt, chuyển động lên trên và chịu tác động của tia khí thứ cấp. Dòng khí thứ cấp chạy ra từ vòi phun tiếp tuyến để tạo sự xoáy hỗ trợ cho khí. Dưới tác dụng của lực ly tâm bụi văng ra phía ngoài, gặp dòng khí xoáy thứ cấp hướng xuống dưới, đẩy chúng vào khoảng không gian vành khăn giữa các ống. Không gian vành khắn chung quanh ống vào được trang bị vòng đệm chắn để bụi không quay trở lại thiết bị. Ưu điểm của thiết bị thu hồi bụi xoáy so với xiclon là: + Hiệu quả thu hồi bụi phân tán cao hơn + Bề mặt trong của thiết bị không bị mài mòn + Có thể xử lý khí có nhiệt độ cao hơn do ứng dụng dòng khí thứ cấp lạnh + Có thể điều chỉnh quá trình phân riêng bụi bằng cách thay đổi lượng khí thứ cấp. Nhược điểm: + Cần có cơ cấu thổi khí phụ trợ + Vận hành phức tạp + Lượng khí qua thiết bị lớn. c. Thiết bị thu hồi bụi kiểu động Quá trình xử lý bụi trong thiết bị này được thực hiện nhờ lực ly tâm và lực coriolit, xuất hiện khi quay cuồng hút. thiết bị thu hồi bụi kiểu động tiêu thụ năng lượng nhiều hơn quạt thông thường có cùng năng suất và cột áp. Ưu điểm của thiết bị này so với các thiết bị thu hồi bụi ly tâm khác là: gọn, lượng kim loại nhỏ, kết hợp máy hút bụi và xiclon vào cùng một thiết bị. Tuy nhiên, chúng có nhiều nhược điểm như: cánh quạt bị mài mòn nhanh, có khả năng tạo thành các trầm tích trên cánh quạt, do đó làm mất căn bằng phần quay, hiệu quả thu hồi d < 10m kém và chế tạo phức tạp. d. Thiết bị lọc bụi khô Nguyên lý: Khi cho khí qua vách ngăn xốp, các hạt rắn được giữ lại còn khí đi xuyên qua nó hoàn toàn. Trong quá trình lọc bụi, các hạt bụi khô tích tụ trong các lỗ xốp hoặc tạo thành lớp bụi trên bề mặt vách ngăn, do đó chúng trở thành môi trường lọc đối với các hạt bụi đến sau. Tuy nhiên bụi tích tụ càng nhiều làm cho kích thước lỗ xốp và độ xốp chung của vách ngăn càng giảm, vì vậy sau một thời gian làm việc nào đó cần phải phá vỡ và loại lớp bụi ra. Như vậy, quá trình lọc bụi phải kết hợp với quá trình phục hồi vật liệu lọc. Trong quá trình làm sạch khí, các hạt bụi tiến gần đến các sợi hoặc bề mặt vật liệu hạt, va chạm với chúng và lắng xuống do tác dụng của lực thẩm thấu, quán tính và hút tĩnh điện. Thiết bị lọc được chia làm 3 loại, phụ thuộc vào chức năng và nồng độ bụi vào, ra: + Thiết bị tinh lọc (Hiệu quả cao): dùng để thu hồi bụi cực nhỏ với hiệu quả rất cao (>99%) với nồng độ đầu vào thấp (<1mg/m3 ) và vận tốc lọc < 10cm/s. Thiết bị lọc này ứng dụng để thu hồi bụi độc hại đặc biệt, cũng như để siêu lọc không khí. Vật liệu lọc không được phục hồi. + Thiết bị lọc không khí: được sử dụng trong hệ thống thông khí và điều hòa không khí. Chúng được dùng để lọc khí có nồng độ bụi nhỏ hơn 50 mg/m3 với vận tốc lọc (2,5÷3) m/s. Vật liệu lọc có thể được phục hồi hoặc không phục hồi. + Thiết bị lọc công nghiệp (vải, hạt, sợi thô): được sử dụng để làm sạch khí công nghiệp có nồng độ bụi đến 60 g/m3 với kích thước hạt lớn hơn 0,5 m, vật liệu lọc thường được phục hồi. e. Thiết bị lọc vải Các thiết bị này phổ biến nhất, Đa số thiết bị lọc vải có vật liệu lọc dạng tay áo hình trụ được giữ chặt trên lưới ống và được trang bị cơ cấu giũ bụi. Đường kính tay áo có thể khác nhau, phổ biến nhất là (120÷300)mm và chiều dài (2200÷3000) mm. Tỉ lệ chiều dài và đường kính tay áo thường vào khoảng (16÷20):1 Nguyên lý hoạt động: Quá trình lọc bụi trên vải lọc xảy ra theo 3 giai đoạn a. Giai đoạn 1: khi vải lọc còn sạch, các hạt bụi lắng trên các lớp xơ nằm trên bề mặt sợi và giữa các sợi. Ở giai đoạn này, hiệu suất lọc bụi còn thấp. b. Giai đoạn 2: khi đã có một lớp bụi bám trên bề mặt vải, lớp bụi này trở thành môi trường lọc bụi thứ 2. Hiệu suất lọc bụi ở giai đoạn này rất cao. c. Giai đoạn 3: sau một thời gian làm việc, lớp bụi bám trên vải sẽ dày lên làm tăng trở lực của thiết bị, vì vậy phải làm sạch vải lọc. Sau khi làm sạch vải lọc vẫn còn một lượng lớn bụi nằm giữa các xơ, cho nên trong giai đoạn 3 này hiệu suất lọc vẫn còn cao. Vải lọc phải thỏa mãn các yêu cầu sau đây: − Khả năng chứa bụi cao và ngay sau khi phục hồi bảo đảm hiệu quả lọc cao; − − − − − − Giữ được khả năng cho khí xuyên qua tối ưu; Độ bền cơ học cao khi ở nhiệt độ cao và môi trường ăn mòn; Có khả năng được phục hồi; Giá thấp. Vật liệu lọc phổ biến nhất lầ vải bông, len, vải tổng hợp và vải thủy tinh. Vải bông có tính lọc tốt và giá thấp nhưng không bền hóa học và nhiệt, dễ cháy và chứa ẩm cao; − Vải len có khả năng cho khí xuyên qua lớn, bảo đảm độ sạch ổn định và dễ phục hồi nhưng không bền hóa và nhiệt, giá cao hơn vải bông; khi làm việc lâu ở nhiệt độ cao, sợi len trở nên giòn, chúng làm việc đến 90 0C; − Vải tổng hợp bền nhiệt và hóa, giá rẻ hơn vải bông và vải len. Trong môi trường axit độ bền của chúng cao, còn trong môi trường kiềm độ bền giảm; − Vải thủy tinh bền ở (150÷350) 0C. Chúng được chế tạo từ thủy tinh nhôm silicat không kiềm hoặc thủy tinh magezit. − Vải có thể phục hồi bằng hai phương pháp cơ bản: − Rung vật liệu lọc (cơ học, khí động học); Thổi ngược vật liệu lọc bằng khí sạch hoặc không khí. Ưu điểm: hiệu suất lọc bụi cao (98÷99)%, phù hợp với các loại bụi có đường kính nhỏ. Nhược điểm: d. Giá thành và chi phí quản lý cao vì đòi hỏi những thiết bị tái sinh vải lọc, thiết bị rũ bụi; e. Độ bền nhiệt của thiết bị lọc thấp và thường dao động theo độ ẩm. f. Thiết bị lọc sợi Thành phần lọc của thiết bị lọc dạng này gồm một hoặc nhiều lớp, trong đó có các sợi vải được phân bố đồng nhất. Trong thiết bị lọc sợi, bụi được thu hồi và tích tụ theo chiều dày của lớp lọc. vật liệu lọc là các sợi tự nhiên hoặc nhân tạo có chiều dày từ (0,01 ÷100) m. Chiều dày của lớp lọc có thể từ vài phần ngàn mét đến 2m (lọc đệm nhiều lớp để sử dụng lâu dài). Các thiết bị lọc này được ứng dụng khi nồng độ pha phân tán (0,5÷5)mg/m3 và được phân thành các loại sau: Các thiết bị loại xơ mỏng: Loại thiết bị này có thể làm sạch tinh những tinh thể khí lớn khỏi các hạt bụi có kích thước khác nhau. Để thu hồi bụi có độ phân tán cao (0,1÷0,5)m với hiệu suất lớn hơn 99%. Người ta sử dụng các thiết bị lọc dạng tấm phẳng hoặc các lớp mỏng vật liệu lọc dạng xơ đường kính nhỏ hơn 5m. Vận tốc lọc từ (0,01÷0,1)m/s. Nồng độ bụi ban đầu >5mg/m3. Loại này không tái sinh được bộ lọc. Thiết bị lọc thô: Để khắc phục nhược điểm là thời gian sử dụng không dài của loại trên, trong nhiều trường hợp người ta sử dụng các thiết bị lọc lọc gồm nhiều lớp dày và đường kính xơ lớn hơn (1÷20)m với vận tốc lọc từ (0,005÷0,1)m/s thì vật liệu lọc sẽ thu hồi toàn bộ các hạt lớn hơn 1m. Vật liệu lọc là sợi thô mới được ứng dụng cho nồng độ (5÷50) mg/m3 , khi đó kích thước hạt bụi chủ yếu nhỏ hơn (5÷)10m. Quá trình lọc trong thiết bị lọc sợi bao gồm 2 giai đoạn: Ở giai đoạn 1(lọc ổn định): các hạt bụi không làm thay đổi cấu trúc của lớp lọc. Trong giai đoạn 2 (lọc không ổn định) trong vật liệu lọc xảy ra sự biến đổi cấu trúc liên tục do lượng bụi tích tụ lớn. Do đó hiệu quả xử lý và trở lực lớp lọc luôn thay đổi. Lý thuyết lọc trong các lớp lọc này chưa được nghiên cứu đầy đủ. g. Thiết bị lọc hạt Được ứng dụng ít hơn thiết bị lọc sợi. Ưu điểm của lọc hạt là: vật liệu dễ kiếm, có thể làm việc ở nhiệt độ cao và trong môi trường ăn mòn, chịu tải lực lớn và độ giảm áp lớn. Người ta chia ra làm 2 dạng thiết bị lọc hạt: đệm và lọc hạt cứng. Thiết bị lọc đệm: trong thiết bị này, thành phần lọc không liên kết với nhau. Đó là lớp đệm tĩnh; lớp đệm chuyển dộng với sự dịch chuyển của vật liệu rời trong trường trọng lực; lớp giả lỏng. Vật liệu đệm thường là cát, sỏi, đá cuội, xỉ than, than cốc, grafit, nhựa, cao su…. Việc chọn vật liệu phụ thuộc nhiệt độ, tính ăn mòn của khí. Thiết bị lọc hạt cứng: Trong thiết bị lọc dạng này cac hạt liên kết với nhau nhờ thiêu kết, dập hoặc dán và tạo thành hệ thống xúng không chuyển động. Đó là sứ xốp, kim loại xốp, nhựa xốp. Lớp lọc loại này bền chặt, chống ăn mòn và chịu tải lớn. Chúng được ứng dụng để lọc khí nén. Nhược điểm của thiết bị này là: giá cao, trở lực lớn, khó hồi phục. Có thể phục hồi theo phương pháp sau: a. Thổi khí theo chiều ngược lại; b. Cho dung dịch lỏng qua theo hướng ngược lại; c. Cho hơi nóng qua; d. Gõ hoặc nung lưới với thành phần lọc. h. Thiết bị lọc bụi theo phương pháp ướt Quá trình thu hồi bụi theo phương pháp ướt dựa trên sự tiếp xúc của dòng khí bụi với chất lỏng, được thực hiện bằng các biện pháp cơ bản sau: a. Dòng khí bụi đi vào thiết bị và được rửa bằng chất lỏng. Các hạt bụi được tách ra khỏi khí nhờ va chạm với các giọt nước b. Chất lỏng tưới ướt bề mặt làm việc của thiết bị, còn dòng khí tiếp xúc với bề mặt này. Các hạt bụi bị hút bởi màng nước và tách ra khỏi dòng khí c. Dòng khí bụi được sục vào nước và bị chia ra thành các bọt khí. Các hạt bụi bị dính ướt và loại ra khỏi khí. Do tiếp xúc với dòng khí nhiễm bụi với chất lỏng hình thành bề mặt tiếp xúc pha. Bề mặt này bao gồm các bọt khí, tia khí, tia lỏng, giọt lỏng và màng lỏng. Trong đa số thiết bị thu hồi bụi ướt tồn tại các dạng bề mặt khác nhau, do đó bụi được thu hồi theo nhiều cơ chế khác nhau. Thiết bị lọc bụi ướt có các ưu điểm và nhược điểm so với các thiết bị dạng khác như sau: Ưu điểm: − Hiệu quả thu hồi bụi cao; − Có thể ứng dụng để thu hồi bụi có kích thước đến 0,1 m; − Có thể sử dụng khi nhiệt độ và độ ẩm cao; − Nguy hiểm cháy, nổ thấp nhất; − Cùng với bị có thể thu hồi hơi và khí. Nhược điểm: − Bụi thu được ở dạng cặn do đó phải xử lý nước thải, làm tăng giá quá trình xử lý; − Các giọt lỏng có khả năng bị cuốn theo khí và cùng với bụi lắng trong ống dẫn và máy hút; − Trong trường hợp khí có tính ăn mòn cần phải bảo vệ thiết bị và đường ống bằng vật liệu chống ăn mòn. − Chất lỏng tưới thiết bị thường là nước. Khi kết hợp quá trình thu hồi bụi với xử lý hóa học, chất lỏng được chọn theo quá trình hấp thụ.  Buồng rửa khí. Các buồng rửa khí được chế tạo bằng kim loại, bêtông và gạch đá. Trong buồng bố trí các dãy mũi phun để phun nước vào dòng khí chứa bụi chuyển động qua buồng. Để tăng hiệu suất lọc bụi, trong buồng có thể bố trí các tấm chắn, các tấm đục lỗ hoặc tưới. Cuối buồng rửa có bộ phận tách nước. Vận tốc chuyển động của khí trong buồng khoảng 1,5-2,5 m/s. Thời gian lưu khí <3s. Lượng nước phun 0,2-1,04l/m3.  Thiết bị rửa khí trần. Thiết bị rửa khí trần là tháp đứng, thường là hình trụ mà trong đó có sự tiếp xúc giữa khí và các giọt lỏng (được tạo ra bởi các vòi phun). Theo hướng chuyển động của khí và lỏng, tháp trần chia ra ngược chiều, cùng chiều và tưới ngang. Tháp trần đạt hiệu quả xử lý cao đối với hạt bụi có d  10m và kém hiệu quả khi bụi có d < 5 m. Vận tốc dòng khí trong thiết bị thường trong khoảng (0,6÷1,2) m/s đối với thiết bị không có bộ tách giọt và khoảng (5÷8) m/s đối với thiết bị có bộ tách giọt. Trở lực của tháp trần không có bộ tách giọt và lưới phân phối khí thường không quá 250N/m2. Chiều cao tháp (H) vào khoảng 2,5 lần đường kính (D). Lượng nước sử dụng được chọn vào khoảng (0,5÷8)l/m3 khí.  Thiết bị rửa khí đệm. Tháp rửa khí đệm là tháp với lớp đệm đổ đống hoặc được sắp xếp theo trật tự xác định. Chúng được ứng dụng để thu hồi bụi dễ dính ướt, nhưng với nồng độ không cao và khi kết hợp với quá trình hấp thụ do lớp đệm hay bị bịt kín nên loại thiết bị này ít được sử dụng. Ngoài tháp ngược chiều, trên thực tế người ta còn ứng dụng thiết bị rửa khí với sự tưới ngang. Để đảm bảo độ dính ướt của bề mặt lớp đệm, chúng thường được để nghiêng 7÷10 0 về hướng dòng khí, lưu lượng lỏng (0,15÷0,51) l/m3. Khi nồng độ bụi ban đầu đến 10-12 g/m3, trở lực 160-100 Pa/m đệm, vận tốc khí trong thiết bị ngược chiều khoảng (1,5÷2,0)m/s, còn lưu lượng nước tưới khoảng (1,3÷2,16)l/m3. Hiệu quả xử lý bụi phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: cường độ tưới, nồng độ bụi, độ phân tán. Hiệu quả thu hồi bụi có kích thước d  2m trên 90%. Thực tế hạt có kích thước (2÷5)m được thu hồi 70% còn hạt lớn hơn (80÷90)%. Trở lực tháp đệm phụ thuộc dạng vật liệu đệm và điều kiện làm việc, có thể lên tới 1500N/m2.  Thiết bị sủi bọt. Phổ biến nhất là thiết bị sủi bọt với đãi chảy sụt và đĩa chảy qua. Đĩa chảy sụt có thể là đĩa lỗ, đĩa rãnh. Bụi được thu hồi bởi lớp bọt được hình thành do tương tác của khí và lỏng. Quá trình thu hồi bụi trong thiết bị sủi bọt diễn ra trong các giai đoạn sau: d. Thu hồi bụi trong không gian dưới lưới do lực quán tính, được hình thành do dòng khí thay đổi hướng chuyển động khi đi qua đĩa. Hiệu quả của giai đoạn này chỉ lớn đối với bụi thô đường kính  10m. e. Lắng bụi từ tia khí, hình thành bởi các lỗ hoặc khe hở của đĩa với vận tốc cao đập vào lớp chất lỏng trên đĩa (cơ chế va đập). f. Lắng bụi trên bề mặt trong của các bọt khí theo cơ chế quán tính rối. Hiệu quả của giai đoạn 2 và 3 lớn hơn giai đoạn 1 nhiều và đạt đến 90% đối với hạt bụi (2÷5)m. Thiết bị sủi bọt có ưu điểm là hiệu quả thu hồi bụi cao đối với hạt có kích thước lớn hơn 2m và trở lực không lớn hơn (300÷1000)N/m2 . Tuy nhiên, nó còn tồn tại các yếu điểm sau: g. Hạt có kích thước nhỏ hơn 2m không được thu hồi hoàn toàn; h. Cần có bộ phận tách giọt lỏng; i. Không cho phép lưu lượng khí dao động lớn vì như vậy sẽ phá vỡ chế độ tạo bọt; j. Không cho phép nồng độ bụi trong khí dao động lớn vì có thể làm bẩn đĩa.  Thiết bị rửa khí va đập quán tính. Trong các thiết bị này, sự tiếp xúc của khí với nước được thực hiện do sự va đập của dòng khí lên bề mặt chất lỏng và do sự thay đổi hướng đột ngột của dòng khí. Kết quả của sự va đập là các giọt lỏng đường kính (300÷400)m được tạo thành, làm gia tăng quá trình lắng bụi. Đối với thiết bị dạng này, mực nước cố định đóng vai trò quan trọng. Sự thay đổi nhỏ của mực nước cũng cơ thể làm giảm hiệu quả thu hồi bụi hoặc làm tăng trở lực của thiết bị. Hiệu quả của thiết bị thu hồi va đập quán tính đến 99,5% đối với các hạt bụi có kích thước lớn hơn 3m.  Thiết bị rửa khí ly tâm Thu hồi bụi trong thiết bị rửa khí ly tâm diễn ra dưới tác dụng của hai lực: lực ly tâm và lực quán tính. Hiệu quả thu hồi bụi có kích thước (2÷5)m đạt 90%. Các thiết bị rửa khí ly tâm được ứng dụng trong thực tế, theo kết cấu có thể chia làm hai dạng: k. Thiết bị, trong đó dòng xoáy được thực hiện nhờ cánh quạt quay đặt ở trung tâm
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan