Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Theo dõi hội chứng tiêu chảy ở lợn con giai đoạn từ sơ sinh 21 ngày tuổi và ph...

Tài liệu Theo dõi hội chứng tiêu chảy ở lợn con giai đoạn từ sơ sinh 21 ngày tuổi và phác đồ điều trị tại trại đặng đình dũng lương sơn hòa bình

.PDF
72
293
110

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ---------------------- HOÀNG THỊ XINH Tên đề tài: THEO DÕI HỘI CHỨNG TIÊU CHẢY Ở LỢN CON GIAI ĐOẠN TỪ SƠ SINH - 21 NGÀY TUỔI VÀ PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ TẠI TRẠI ĐẶNG ĐÌNH DŨNG - LƢƠNG SƠN HÒA BÌNH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chuyên ngành: Khoa: Khóa học: Chính quy Thú y Chăn nuôi Thú y 2011 - 2015 Thái Nguyên - 2015 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ---------------------- HOÀNG THỊ XINH Tên đề tài: THEO DÕI HỘI CHứNG TIÊU CHẢY Ở LỢN CON GIAI ĐOẠN TỪ SƠ SINH - 21 NGÀY TUỔI VÀ PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ TẠI TRẠI ĐẶNG ĐÌNH DŨNG - LƢƠNG SƠN - HÒA BÌNH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành : Thú y Lớp: K43 - TYN02 Khoa: Chăn nuôi Thú y Khóa học: 2011 - 2015 Giảng viên hƣớng dẫn: TS. Trƣơng Hữu Dũng Thái Nguyên - 2015 i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành báo cáo tốt nghiệp này trước hết tôi xin gửi lời cảm ơn tới toàn thể các thầy cô giáo trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu và bổ ích trong suốt những năm học vừa qua. Tôi xin dành lời cảm ơn sâu sắc tới TS. Trương Hữu Dũng đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực tập để hoàn thành báo cáo tốt nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn tới các thầy, cô giáo trong khoa Chăn nuôi Thú y, đặc biệt là các thầy cô giáo trong bộ môn Chăn nuôi động vật đã giúp đỡ tôi hoàn thành báo cáo thực tập tốt nghiệp này. Tôi xin chân thành cảm ơn ông Đặng Đình Dũng cùng toàn thể anh em kỹ thuật, công nhân trong trang trại đã tạo điều kiện giúp đỡ cho tôi trong suốt quá trình thực tập. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến toàn thể gia đình, bạn bè đã giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình học tập cũng như trong thời gian thực tập tốt nghiệp. Trong quá trình thực tập vì chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế, chỉ dựa vào kiến thức đã học cùng với thời gian hạn hẹp nên báo cáo không tránh khỏi sai sót. Kính mong được sự góp ý nhận xét của quý thầy cô để giúp cho kiến thức của tôi ngày càng hoàn thiện và có nhiều kinh nghiệm bổ ích cho công việc sau này. Tôi xin chân thành cảm ơn. Thái Nguyên, ngày tháng năm 2015 Sinh viên Hoàng Thị Xinh ii DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 3.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm .......................................................................... 31 Bảng 4.1. Lịch sát trùng trại lợn nái ...................................................................... 36 Bảng 4.2. Lịch phòng bệnh của trại lợn nái .......................................................... 37 Bảng 4.3. Kết quả công tác phục vụ sản xuất ....................................................... 39 Bảng 4.4. Tỷ lệ lợn con mắ c hội chứng tiêu chảy theo lứa tuổi (%) ................... 40 Bảng 4.5. Tỷ lệ lợn con mắc hội chứng tiêu chảy theo đàn và theo cá thể ......... 43 Bảng 4.6. Tỷ lệ l ợn con từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi mắ c h ội chứng tiêu chảy theo các tháng .......................................................................................................... 45 Bảng 4.7. Tỷ lệ lợn mắc hội chứng tiêu chảy theo giống ..................................... 47 Bảng 4.8. Bảng kết quả triệu chứng lợn con mắ c hội chứng tiêu chảy (n = 82) .................................................................................................................................. 48 Bảng 4.9. Tỷ lệ lợn con chế t do hội chứng tiêu chảy (%) .................................... 50 Bảng 4.10. Kết quả điều trị hội chứng tiêu chảy ở lợn con bằng hai phác đồ điều trị .............................................................................................................................. 51 Bảng 4.11. So sánh chi phí và hiệu quả điều trị hội chứng tiêu chảy ở lợn con của hai phác đồ điều trị đã thử nghiệm......................................................................... 52 iii DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 4.1. Tỷ lệ lợn con mắc hội chứng tiêu chảy theo lứa tuổi (%) ............... 40 Hình 4.2. Tỷ lệ lợn con t ừ sơ sinh đến 21 ngày tuổi mắ c h ội chứng tiêu chảy theo các tháng .................................................................................................. 45 iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Cs: Cộng sự ĐVT: Đơn vị tính Kg: Kilogam Ml: Mi li lít Nxb: Nhà xuất bản SS: Sơ sinh Tr: Trang TT: Thể trọng v MỤC LỤC Trang LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... i DANH MỤC BẢNG ......................................................................................... ii DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. iv MỤC LỤC ......................................................................................................... v Phần 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1 1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu của đề tài ..................................................................................... 2 1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn.................................................................... 2 1.3.1. Ý nghĩa khoa học ................................................................................................. 2 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn.................................................................................................. 2 Phần 2. TỔNG QUAN TÀ I LIỆU ................................................................. 3 2.1. Cơ sở khoa học ........................................................................................... 3 2.1.1. Đặc điểm sinh lý của lợn con ............................................................................. 3 2.2.1.1. Đặc điểm sinh trưởng phát dục của lợn con giai đoạn bú sữa ............. 3 2.1.1.2. Đặc điểm phát triển cơ quan tiêu hóa................................................... 4 2.1.1.3. Cơ năng điều tiết thân nhiệt ................................................................. 6 2.1.1.4. Đặc điểm về khả năng miễn dịch ......................................................... 6 2.1.2. Hiểu biết về hội chứng tiêu chảy ........................................................................ 7 2.1.3. Nguyên nhân gây ra hội chứng tiêu chảy .......................................................... 8 2.1.3.1. Do virus ................................................................................................ 8 2.1.3.2. Do vi khuẩn ........................................................................................ 10 2.1.3.3. Do ký sinh trùng ................................................................................. 13 2.1.4. Cơ chế sinh bệnh................................................................................................16 2.1.5. Triệu chứng ........................................................................................................17 vi 2.1.6. Bệnh tích .............................................................................................................18 2.1.7. Một số đặc điểm dịch tễ của hội chứng tiêu chảy. .........................................18 2.1.8. Biện pháp phòng và trị tiêu chảy cho lợn ........................................................19 2.1.8.1. Phòng bệnh ......................................................................................... 19 2.1.8.2. Trị bệnh .............................................................................................. 21 2.1.9. Một số loại thuốc để điều trị bệnh tiêu chảy lợn con tại trại..........................23 2.1.9.1. MD Nor - 100 ..................................................................................... 23 2.1.9.2. Nova - amcoli ..................................................................................... 24 2.2. Tình hình nghiên cứu hội chứng tiêu chảy ở lợn con theo mẹ trong và ngoài nước ....................................................................................................... 26 2.2.1. Nghiên cứu về hội chứng tiêu chảy trong nước..............................................26 2.2.2. Nghiên cứu về hội chứng tiêu chảy trên thế giới ............................................28 Phần 3. ĐỐI TƢỢNG - NỘI DUNG PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 30 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 30 3.2. Nô ̣i dung nghiên cứu ................................................................................ 30 3.3. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 30 3.3.1. Phương pháp điề u tra và theo dõi lâm sàn.................................................... g 30 3.3.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm .........................................................................30 3.3.3. Các chỉ tiêu theo dõi ..........................................................................................31 3.3.4. Phương pháp xác định các chỉ tiêu ..................................................................32 3.4. Phương pháp xử lý số liệu........................................................................ 32 Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 33 4.1. Công tác phục vụ sản xuất ....................................................................... 33 4.1.1. Công tác chăn nuôi ............................................................................................33 4.1.1.1. Công tác chăm sóc nuôi dưỡng .......................................................... 33 4.1.1.2. Phát hiện lợn nái động dục ................................................................. 35 4.1.1.3. Thụ tinh nhân tạo cho lợn nái ............................................................ 35 vii 4.1.2. Công tác thú y ....................................................................................................35 4.1.2.1. Công tác vệ sinh ................................................................................. 35 4.1.2.2. Công tác phòng bệnh bằng vacxin ..................................................... 37 4.1.3. Công tác khác .....................................................................................................38 4.2. Kết quả nghiên cứu hội chứng tiêu chảy ở đàn lợn con từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi tại trại............................................................................................... 39 4.2.1. Tình hình hội chứng tiêu chảy trên lợn con theo mẹ theo lứa tuổi. ..............39 4.2.2. Kết quả điều tra lợn mắc hội chứng tiêu chảy theo đàn và theo cá thể .43 4.2.4. Tỷ lệ lợn mắc hội chứng tiêu chảy theo giống................................................47 4.2.5. Kết quả theo dõi triê ̣u chứng lâm sàng ở lợn mắc hội chứng tiêu chảy .......48 4.2.6. Tỷ lệ lợn con chế t do hội chứng tiêu chảy ......................................................50 4.2.7. Đánh giá kết quả điều trị hội chứng tiêu chảy ở lợn.......................................51 4.2.8. Chi phí cho điều trị ............................................................................................52 Phần 5. KẾT LUẬN ĐỂ NGHỊ .................................................................... 54 5.1. Kết luận .................................................................................................... 54 5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 54 TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu trong nước II. Tài liê ̣u nước ngoài PHỤ LỤC 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Trong những năm gầ n đây chăn nuôi lơ ̣n giữ mô ̣t vi tri ̣ ́ quan tro ̣ng trong ngành nông nghiê ̣p của Viê ̣t Nam . Con lơ ̣n đươ ̣c xế p hàng đầ u trong số các vâ ̣t nuôi, cung cấ p phầ n lớn thực phẩ m cho người tiêu dùng và phân bón cho sản xuất nông nghiệp . Ngày nay chăn nuôi lợn có tầm quan trọng đă ̣c biê ̣t , làm tăng kim ngạch xuất khẩu đây cũng là nguồn thu ngoại tệ đáng kể cho nề n kinh tế quố c dân. Để cung cấ p lơ ̣n giố ng cho nhu cầ u chăn nuôi của trang tra ̣i và nông hô ̣ thì viê ̣c phát triể n đàn lợn nái sinh sản là nhu cầu cầ n thiế t. Nói đến ngành chăn nuôi phải kể đến chăn nuôi lợn bởi tầm quan trọng và ý nghĩa thiết thực của nó đối với đời sống kinh tế xã hội của nhân dân. Chăn nuôi lợn đã góp phần giải quyết công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập và là cơ hội làm giàu cho nông dân. Tuy nhiên để chăn nuôi lợn có hiệu quả, cần phải giải quyết nhiều vấn đề, vấn đề vệ sinh phòng bệnh cần được đặc biệt quan tâm. Bởi dịch bệnh xảy ra là nguyên nhân chủ yếu làm ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng đàn lợn, nó làm tăng chi phí chăn nuôi và giá thành sản phẩm. Trong chăn nuôi lợn, bệnh tiêu chảy ở lợn con sau giai đoạn sau cai sữa thường xuyên xảy ra gây thiệt hại đáng kể cho người chăn nuôi, làm giảm đáng kể tới tỷ lệ nuôi sống và sức sinh trưởng của lợn con giai đoạn này. Tiêu chảy lợn con ở giai đoạn này do rất nhiều nguyên nhân gây ra và thường được đề cập đến trong cụm từ ”hội chứng tiêu chảy ở lợn”, một hội chứng xảy ra thường xuyên trong các trang trại chăn nuôi tập trung quy mô công nghiệp và trong các hộ gia đình chăn nuôi lợn ở nước ta. Đã có nhiều công trình nghiên cứu nguyên nhân, triệu chứng, bệnh tích và cách phòng trị về bệnh này được công bố. Đã có rất nhiều loại thuốc và hóa dược được sử dụng để 2 phòng và trị bệnh này nhưng các kết quả thu được lại không được như mong muốn, lợn khỏi bệnh thường còi cọc, chậm lớn và thời gian nuôi kéo dài. Xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn sản xuất và trên cơ sở thừa kế những kết quả nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước,chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Theo dõi hội chứng tiêu chảy ở lợn con giai đoạn từ sơ sinh - 21 ngày tuổi và phác đồ điều trị tại trại Đặng Đình Dũng - Lương Sơn - Hòa Bình”. 1.2. Mục tiêu của đề tài - Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ hội chứng tiêu chảy trên lợn con. - So sánh hiệu quả của một số phác đồ điều trị thực tế tại cơ sở. - Xác định quy trình phòng bệnh có hiệu quả. 1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 1.3.1. Ý nghĩa khoa học Đưa ra phác đồ điều trị có hiệu quả, giúp cho thú y cơ sở và các hộ chăn nuôi trong phòng trị hội chứng tiêu chảy ở lợn, góp phần giảm thiệt hại và tăng thu nhập trong chăn nuôi lợn. 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn Các kết quả nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học hội chứng tiêu chảy ở lợn con là những tư liệu khoa học phục vụ cho các đề tài nghiên cứu tiếp theo. Các kết quả nghiên cứu về phòng trị bệnh góp phần phục vụ trực tiếp cho công tác sản xuất ở trại để kiểm soát và khống chế hội chứng tiêu chảy ở lợn con. 3 Phần 2 TỔNG QUAN TÀ I LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học 2.1.1. Đặc điểm sinh lý của lợn con 2.2.1.1. Đặc điểm sinh trưởng phát dục của lợn con giai đoạn bú sữa * Lợn con sinh trƣởng và phát dục nhanh Sinh trưởng là một quá trình tích lũy các chất thông qua trao đổi các chất, sự tăng lên về khối lượng, về kích thước các chiều của các bộ phận cũng như toàn bộ cơ thể con vật trên cơ sở tính di truyền có từ đời trước. Khi nghiên cứu đời sống của vật nuôi, người ta thấy cùng với sự sinh trưởng, các cơ quan bộ phận cơ thể ngày càng hoàn thiện chức năng của mình song chịu sự quy định của tính di truyền và tác động của điều kiện môi trường. Quá trình tăng thêm, hoàn thiện thêm về chức năng và có tính chất như thế người ta gọi là quá trình phát dục. Sinh trưởng và phát dục là hai mặt của một quá trình đó là quá trình phát triển cơ thể. Qua nghiên cứu thí nghiệm và thực tế sản xuất người ta thấy rằng lợn con trong giai đoạn này có tốc độ sinh trưởng phát dục rất nhanh. Theo Trần Văn Phùng và cs (2004) [20]: So với khối lượng sơ sinh thì khối lượng lợn con lúc 10 ngày tuổi gấp 2 lần lúc sơ sinh, lúc 21 ngày tuổi gấp 4 lần, lúc 30 ngày tuổi gấp 5 - 6 lần, lúc 40 ngày gấp 7- 8 lần, lúc 50 ngày tuổi gấp 10 lần, lúc 60 ngày tuổi gấp 12- 14 lần. * Lợn con phát triển nhanh nhƣng không đều qua các giai đoạn Lợn con bú sữa có tốc độ sinh trưởng phát dục nhanh nhưng không đều qua các giai đoạn. Tốc độ nhanh nhất là 21 ngày đầu, sau 21 ngày tốc độ giảm xuống.Có sự giảm này do nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do lượng sữa của lợn mẹ bắt đầu giảm và hàm lượng hemoglobin trong máu 4 lợn con bị giảm thường kéo dài 2 tuần, đây được gọi là giai đoạn khủng hoảng của lợn con. Chúng ta có thể hạn chế giai đoạn này bằng cách cho lợn tập ăn sớm và bổ sung Dextran-Fe cho lợn con vào 3- 7 ngày tuổi Lợn con có tốc độ sinh trưởng phát dục nhanh nên khả năng tích luỹ chất dinh dưỡng rất mạnh, lợn con ở 21 ngày tuổi mỗi ngày có thể tích luỹ được 9- 14 g protein/kg khối lượng cơ thể. Trong khi đó, lợn lớn chỉ tích luỹ được 0,3- 0,4 g protein/kg khối lượng cơ thể. Qua đó, ta thấy cường độ trao đổi chất ở lợn con và lợn trưởng thành chênh lệch khá lớn. Mặt khác ta biết lợn con trong thời kỳ này chỉ tích luỹ nạc là chính. Vì vậy tiêu tốn thức ăn ít hơn so với lợn trưởng thành. Theo Nguyễn Khánh Quắc và cs (1993) [22] cho biết: Các thành phần trong cơ thể lợn thay đổi rất nhiều, hàm lượng nước trong cơ thể giảm dần theo tuổi, đặc biệt lợn càng lớn thì giảm càng nhiều. Hàm lượng lipit tăng nhanh theo tuổi từ khi mới đẻ đến 3 tuần tuổi. Hàm lượng protein cũng tăng nhanh theo tuổi nhưng với hàm lượng không nhất định. Hàm lượng khoáng có biến đổi liên quan đến quá trình tạo xương.Từ lúc mới đẻ đến 3 tuần tuổi có hàm lượng khoáng giảm đáng kể và ở giai đoạn 21- 56 ngày tuổi giảm không đáng kể. 2.1.1.2. Đặc điểm phát triển cơ quan tiêu hóa Theo Trần Văn Phùng và cs (2004 ) [20]: Cơ quan tiêu hóa của lợn con giai đoạn theo mẹ phát triển nhanh về cấu tạo và hoàn thiện dần về chức năng tiêu hóa, nó có biểu hiện: - Lúc 10 ngày tuổi dung tích dạ dày của lợn con tăng gấp 3 lần lúc sơ sinh, đến lúc 20 ngày tuổi tăng gấp 8 lần, lúc 30 ngày tuổi tăng gấp 14 lần (dung tích lúc sơ sinh khoảng 0,03 lít ). - Lúc 10 ngày tuổi dung tích ruột non của lợn con tăng gấp 3 lần lúc sơ sinh, lúc 20 ngày tuổi tăng gấp 6 lần, và lúc 30 ngày tuổi tăng gấp 10 lần. 5 Lúc 10 ngày tuổi dung tích ruột già của lợn tăng gấp 1,5 lần lúc sơ sinh, lúc 20 ngày tuổi tăng gấp 2,5 lần. Trong quá trình phát triển, chức năng tiêu hóa của lợn con mới sinh chưa có hoạt lực cao, trong giai đoạn theo mẹ chức năng tiêu hóa mới được hoàn thiện dần. Nếu không cho lợn con tập ăn sớm thì trong khoảng 25 ngày đầu sau khi đẻ ra men Pepsin trong dạ dày lợn con chưa có khả năng tiêu hóa Protein của thức ăn. Đồng thời trước 3 tuần tuổi thì các loại men: Amylaza, Maltaza và Saccaraza có hoạt tính thấp, sau 3 tuần tuổi thì các loại men này mới có hoạt tính mạnh, chính vì vậy mà lợn con không có khả năng tiêu hóa protein và bột đường của thức ăn trong các tuần đầu. Dưới 3 tuần có một số men tiêu hóa có hoạt tính mạnh như men Trypsin, Lactoza, Lipaza, và Chimotripsin các men này giúp cho lợn con tiêu hóa tốt các chất dinh dưỡng có trong sữa mẹ. Giai đoạn đầu lợn con rất dễ bị mắc bệnh do chức năng tiêu hóa chưa hoàn thiện. Theo Từ Quang Hiển và cs (1995) [13]: Lợn con dưới 30 ngày tuổi trong dịch vị không có HCl tự do, vì lúc này lượng HCl tiết ra ít và nó nhanh chóng liên kết với niêm mạc dịch, hiện tượng này gọi la Hypoclohydric là một đặc điểm tiêu hóa quan trọng trong tiêu hoa ở dạ dày lợn con. Thiếu HCl tự do nên dịch vi không có khả năng sát trùng vi sinh vật xâm nhập vào dạ dày lợn con, sau đó phát triển và gây ra các bệnh về đường tiêu hóa ở lợn con như : Bệnh tiêu chảy, phân trắng lơn con … Lượng Enzym đã có trong dịch vị của lợn con ngay từ khi bắt đầu sinh ra. Tuy nhiên theo K.Vannhixki thì ở lợn con trước 20 ngày tuổi không thấy khả năng tiêu hóa thực tế của dịch vị có Enzym, sức tiêu hóa của dịch vị tăng theo tuổi một cách rõ rệt. Khi cho ăn các loại thức ăn khác nhau ta thấy thức ăn hạt kích thích tiết dịch vị mạnh hơn, dịch vị thu được khi cho ăn thức ăn hạt chứa HCl nhiều hơn và sức tiêu hóa nhanh hơn dịch 6 vị khi cho ăn sữa. Đây là cơ sở bổ sung thức ăn sớm cho lợn con, đồng thời tiến hành cai sữa sớm cho lợn con, làm tăng số lứa trên năm của lợn mẹ, nâng cao hiệu quả kinh tế. Sinh lý của lợn con theo mẹ là khả năng thích ứng của cơ thể từ môi trường trong bụng mẹ có nhiệt độ từ 38 - 400C ra môi trường bên ngoài có nhiệt độ thấp hơn, làm ảnh hưởng đến sự thành thục và hoàn thiện về chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể lợn sơ sinh. 2.1.1.3. Cơ năng điều tiết thân nhiệt Cơ năng điều tiết thân nhiệt của lợn con còn kém do: Hệ thần kinh của lợn con chưa phát triển hoàn chỉnh. Trung khu điều tiết thân nhiệt ở vỏ não mà não của gia súc là cơ quan phát triển muộn nhất ở cả hai giai đoạn trong và ngoài thai. Diện tích bề mặt của cơ thể lợn con so với khối lượng cơ thể cao hơn lợn trưởng thành nên lợn con dễ bị nhiễm lạnh (Đào Trọng Đạt và cs,1996) [7]. Tốc độ sinh trưởng của gia súc non rất cao, nếu sữa mẹ không đảm bảo chất lượng, khẩu phần thức ăn thiếu đạm sẽ làm cho sự sinh trưởng chậm lại và tăng trọng theo tuổi giảm xuống, làm cho khả năng chống đỡ bệnh tật của lợn con kém (Phạm Sỹ Lăng và cs, 2003) [16]. 2.1.1.4. Đặc điểm về khả năng miễn dịch Lợn con mới đẻ ra trong cơ thể gần như chưa có kháng thể, lượng kháng thể tăng rất nhanh khi lợn con được bú sữa đầu. Cho nên khả năng miễn dịch của lợn con hoàn toàn thụ động vào lượng kháng thể thu được nhiều hay ít từ sữa đầu của lợn mẹ (Trần Văn Phùng và cs, 2004) [20]. Trong sữa đầu của lợn nái có hàm lượng protein rất cao. Những ngày đầu mới đẻ hàm lượng protein trong sữa chiếm tới 18% - 19%, trong đó lượng γ - globulin chiếm hàm lượng khá lớn (30% - 35%), γ - globulin có tác dụng tạo sức đề kháng, cho nên sữa đầu có vai trò quan trọng với khả 7 năng miễn dịch của lợn con. Lợn con hấp thu γ - globulin từ sữa mẹ bằng ẩm bào. Quá trình hấp thu nguyên vẹn phân tử γ - globulin giảm đi rất nhanh theo thời gian. Phân tử γ - globulin có khả năng thấm qua thành lợn ruột lợn con tốt trong 24h đầu sau khi đẻ nhờ trong sữa đầu có men Antitripsin làm mất hoạt lực của men Tripsin tuyến tụy và nhờ khoảng cách giữa các tế bào vách ruột của lợn con khá rộng cho nên 24h sau khi được bú sữa đầu hàm lượng γ - globulin trong máu lợn con đạt 20,3 mg/100 mg máu, do đó lợn con cần được bú sữa đầu càng sớm càng tốt. Nếu lợn con không được bú sữa đầu thì từ 20 - 25 ngày tuổi mới có khả năng tự tổng hợp kháng thể, tỷ lệ chết cao.Qua đó ta thấy được rằng những con lợn con đẻ ra không được bú sữa đầu thì sức đề kháng kém, dễ mắc bệnh và tỷ lệ chết rất cao. Theo Phan Đình Thắm (1995) [13]: Nhất thiết phải cho lợn con bú sữa đầu để có sức đề kháng chống lại bệnh. Trong sữa đầu có hàm lượng Albumin và γ - globulin cao hơn sữa bình thường, đây là chất chủ yếu cho lợn con có sức đề kháng vì thế cần chú ý cho lợn con sơ sinh bú sữa trong 3 ngày đầu đảm bảo toàn bộ số con trong ổ được bú hết lượng sữa đầu của mẹ. 2.1.2. Hiểu biết về hội chứng tiêu chảy Tiêu chảy là thuật ngữ để chỉ hiện tượng đại tiện phân lỏng, được mô tả phân lỏng, nhiều nước hoặc có máu và mủ. Tiêu chảy là biểu hiện lâm sàng của quá trình bệnh lý ở đường tiêu hóa, là hiện tượng con vật đi ỉa nhanh, nhiều lần trong ngày, phân có nhiều nước do rối loạn chức năng tiêu hóa, ruột tăng cường co bóp và tiết dịch (Phạm Ngọc Thạch, 1996) [26]. Hoặc chỉ phản ánh đơn thuần sự thay đổi tạm thời của phân gia súc bình thường khi gia súc đang thích ứng với những thay đổi trong khẩu phần ăn. Tiêu chảy xảy ra ở nhiều bệnh và bản thân nó không phải là bệnh đặc thù (Archie. H, 2000) [34]. 8 Tuỳ theo đặc điểm, tính chất, diễn biến bệnh, hoặc loài gia súc, hoặc nguyên nhân chính gây bệnh mà hội chứng tiêu chảy được gọi bằng tên khác nhau như bệnh xảy ra đối với gia súc non theo mẹ, gọi là bệnh lợn con ỉa phân trắng, hay bê nghé ỉa phân trắng,… còn ở gia súc sau cai sữa là chứng khó tiêu, chứng rối loạn tiêu hoá, hoặc hội chứng rối loạn tiêu hoá... Nếu xét về nguyên nhân chính gây bệnh thì có các tên gọi như bệnh Colibacillosis do vi khuẩn E. coli gây ra, bệnh Phó thương hàn lợn do vi khuẩn Samonella cholerae suis gây ra, bệnh viêm dạ dày ruột truyền nhiễm (TGE) do Coronavirus gây ra … Thực chất tiêu chảy là một phản ứng tự vệ của cơ thể nhưng khi cơ thể tiêu chảy nhiều lần trong ngày (5 đến 6 lần trở lên) và nước trong phân từ 75% trở lên gọi là hiện tượng tiêu chảy. Tiêu chảy do nhiều nguyên nhân gây ra đồ ng thời nên gọi là hội chứng tiêu chảy . Cho dù do bất cứ nguyên nhân nào dẫn đến tiêu chảy thì hậu quả nghiêm trọng là mất nước, mất chất điện giải và kiệt sức, những gia súc khỏi thường bị còi cọc, thiếu máu, chậm lớn. Đặc biệt khi gia súc bị tiêu chảy nặng kèm hiện tượng viêm nhiễm, tổn thương thực thể đường tiêu hóa dẫn đến gia súc có thể chết với tỷ lệ cao, gây thiệt hại lớn về kinh tế. 2.1.3. Nguyên nhân gây ra hội chứng tiêu chảy 2.1.3.1. Do virus Đã có nhiều nghiên cứu chứng tỏ rằng virus cũng là nguyên nhân gây tiêu chảy ở lợn. Nhiều tác giả đã nghiên cứu và kết luận một số virus như Porcine circovirus type 2 (PCV2), Rotavirus, TGE, PED, Enterovirus, Parvovirus, Adenovirus có vai trò nhất định gây hội chứng tiêu chảy ở lợn. Sự xuất hiện của virus đã làm tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa, suy giảm sức đề kháng của cơ thể và gây ỉa chảy ở thể cấp tính. 9 a. Bệnh viêm ruột dạ dày truyền nhiễm (TGE) Virus TGE (Transmissible gastro enteritis) được chú ý nhiều trong hội chứng tiêu chảy ở lợn. Virus xuất hiện năm 1935 tại Mỹ và được mô tả lần đầu tiên vào năm 1946. Tại Châu Á bệnh xuất hiện ở Triều Tiên, 1981; Thái Lan, 1987... (Niconxki, 1986 [38], Đào Trọng Đạt và cs, 1995 [8) Virut TGE gây bệnh viêm dạ dày ruột truyền nhiễm ở lợn, là một bệnh có tính chất truyền nhiễm cao, biểu hiện đặc trưng là nôn mửa và tiêu chảy nghiêm trọng. Bệnh thường xảy ra ở các cơ sở chăn nuôi tập trung khi thời tiết rét, lạnh. Ở lợn, virus nhân lên mạnh nhất trong niêm mạc của không tràng và tá tràng rồi đến hồi tràng. b. Bệnh tiêu chảy truyền nhiễm ở lợn (PED) - Bệnh PED do một loại Coronavirus có tên CV777 gây ra. Bệnh xảy ra với lợn mọi lứa tuổi. Đặc tính kháng nguyên của loại virus này hoàn toàn khác kháng nguyên của virus gây bệnh TGE. Thể bệnh PED giống như thể bệnh TGE, nhưng nhẹ hơn vì bệnh PED chỉ gây chết khoảng 60% lợn con dưới 21 ngày tuổi, 15% lợn vỗ béo (Đào Trọng Đạt và cs, 1995) [8]. - Lợn mắc PED thường có triệu chứng nôn mửa, con vật có biểu hiện đau bụng. Virus phá huỷ lông nhung của ruột (đặc biệt là không tràng và hồi tràng). Lợn bỏ ăn uống nhiều nước, thích nằm chúi đầu vào nhau. - Mổ khám thấy ruột non mỏng, ruột bị căng phồng chứa nhiều nước màu vàng. c. Bệnh do Rotavirus - Bệnh tiêu chảy do Rotavirus thường xảy ra ở lợn đang bú từ 1 tới 6 tuần tuổi và cao nhất ở lợn khoảng 3 tuần tuổi. - Nguyên nhân có thể do lúc 3 tuần tuổi lượng kháng thể ở sữa mẹ giảm, cùng với lợn vừa tập ăn đã tạo điều kiện cho bệnh xảy ra. 10 - Biểu hiện đặc trưng của bệnh là lợn đi ỉa phân màu trắng hoặc vàng, lúc bị bệnh phân lợn lỏng như nước, sau đó vài giờ hoặc 1 ngày phân sẽ đặc hơn và có dạng như kem rồi keo quánh trước khi trở lại bình thường. - Lợn tiêu chảy gầy sút rõ rệt, lông xù. Sau khi khỏi bệnh lợn còi cọc, chậm lớn, biếng ăn, còn ở lợn lớn không có biểu hiện lâm sàng (Đào Trọng Đạt và cs, 1995) [8]. - Bệnh tích: Thành ruột non mỏng, dạ dày chứa cục sữa hơi vàng lổn nhổn, không tiêu mùi chua (Niconxki, 1986) [38]. 2.1.3.2. Do vi khuẩn Khi nghiên cứu về nguyên nhân gây hội chứng tiêu chảy nhiều tác giả đã kết luận rằng trong bất cứ trường hợp nào của bệnh cũng có vai trò tác động của vi khuẩn. Trong đường ruột của gia súc nói chung và của lợn nói riêng , có rất nhiều loài vi sinh vật sinh sống. Vi sinh vật trong đường ruột tồn tại dưới dạng hệ sinh thái. Hệ sinh thái vi sinh vật đường ruột ở trạng thái cân bằng động theo hướng có lợi cho cơ thể vật chủ. Hoạt động sinh lý của gia súc chỉ diễn ra bình thường khi mà hệ sinh thái đường ruột luôn ở trạng thái cân bằng. Sự cân bằng này biểu hiện ở sự ổn định của môi trường đường tiêu hóa của con vật và quan hệ cân bằng giữa các nhóm vi sinh vật với nhau trong hệ vi sinh vật đường ruột. Dưới tác động của các yếu tố gây bệnh, trạng thái cân bằng này bị phá vỡ dẫn đến loạn khuẩn và hậu quả là lợn bị tiêu chảy. Nhiều tác giả nghiên cứu về hội chứng tiêu chảy đã chứng minh rằng khi gặp những điều kiện thuận lợi, những vi khuẩn thường gặp ở đường tiêu hóa sẽ tăng độc tính, phát triển với số lượng lớn trở thành có hại và gây bệnh. - Các vi khuẩn gây hội chứng tiêu chảy chủ yếu là: + Escherichia coli (thường được viết tắt là E. coli) hay còn được gọi là vi khuẩn đại tràng là một trong những loài vi khuẩn chính ký sinh trong đường 11 ruột của động vật máu nóng (bao gồm chim và động vật có vú). Vi khuẩn này cần thiết trong quá trình tiêu hóa thức ăn và là thành phần của khuẩn lạc ruột. Sự có mặt của E. coli trong nước ngầm là một chỉ thị thường gặp cho ô nhiễm phân. E. coli thuộc họ vi khuẩn Enterobacteriaceae và thường được sử dụng làm sinh vật mô hình cho các nghiên cứu về vi khuẩn. Hình thái: E. coli là một trực khuẩn Gram âm, hình gậy ngắn, kích thước 2-3x 0,6 µ. Trong cơ thể có hình cầu trực khuẩn, đứng riêng lẻ đôi khi xếp thành chuỗi ngắn, có lông xung quanh thân nên có thể di động được, không hình thành nha bào, có thể có giáp mô. Độc tố: vi khuẩn E. coli tạo ra 2 loại độc tố: nội độc tố và ngoại độc tố Ngoại độc tố: là một chất không chịu được nhiệt, dễ bị phá hủy ở 560C trong vòng 10-30 phút. Dưới tác dụng của formon và nhiệt ngoại độc tố chuyển thành giải độc tố. Ngoại độc tố có tính thần kinh và gây hoại tử. Nội độc tố: là yếu tố gây độc nằm trong tế bào vi khuẩn và gắn với tế bào vi khuẩn rất chặt. Nội độc tố có tính kháng nguyên hoàn toàn, chịu nhiệt và có khả năng sinh choáng mạch máu. + Salmonella Salmonella thuộc họ enterobacteriaceae. Các loại gây bệnh có thể kể đến như: salmonella typhimurium, salmonella cholera và salmonella ententidis. Đây là những trực khuẩn Gram âm, hiếu khí tùy ý, hầu hết các Salmonella đều có lông xung quanh thân (trừ Salmonella gallinarum và Salmonella pullorum) vì vậy có khả năng di động, không sinh nha bào kích thước khoảng 0,4-0,6 x 2-3 μm. Salmonella lên men glucose có sinh hơi (trừ Salmonella typhi lên men glucose không sinh hơi) không lên men lactose, indol âm tính, đỏ methyl dương tính, VP âm tính, citrat thay đổi, urease âm tính. H2S dương tính (trừ Salmonella paratyphi A: H2S âm tính)…
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng