Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thảo luận quản trị tài chính vcu đề tài lựa chọn phương án tài trợ cho doanh ngh...

Tài liệu Thảo luận quản trị tài chính vcu đề tài lựa chọn phương án tài trợ cho doanh nghiệp

.DOCX
18
760
134

Mô tả:

Quản trị tài chính – tình huống số 2 MỤC LỤC MỤC LỤC...............................................................................................................................................1 BÀI TẬP TÌNH HUỐNG 2......................................................................................................................2 BIÊN BẢN HỌP NHÓM.......................................................................................................................4 LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................................................6 NỘI DUNG..............................................................................................................................................6 PHẦN I: LÝ THUYẾT......................................................................................................................6 1. Phân loại nguồn tài trợ...........................................................................................................6 2. Các nguồn tài trợ ngắn hạn...................................................................................................7 3. Các nguồn tài trợ dài hạn......................................................................................................8 PHẦN II: GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG...........................................................................................11 I. Hãy chỉ ra những ưu điểm của phát hành trái phiếu so với các hình thức huy động vốn khác để làm rõ thực tế tăng trưởng của thị trường trái phiếu ở trên?.....................................11 II. Trong một đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp, nhà đầu tư sẽ quan tâm đến những nội dung nào của trái phiếu?...........................................................................................11 III. Theo bạn, có những tiêu chí nào trong phân loại trái phiếu? Ưu điểm và nhược điểm của từng loại trái phiếu doanh nghiệp đó là gì? Khi nào doanh nghiệp nên sử dụng loại trái phiếu đó?.......................................................................................................................................13 IV. Nếu một công ty không có khả năng thanh toán trái phiếu khi đáo hạn, công ty có ngay lập tức bị tuyên bố phá sản không? Các trái chủ có được đảm bảo nhận lại đầy đủ số tiền như đã cam kết hay không? Hãy giải thích.........................................................................16 V. Hãy tìm hiểu thêm thông tin để làm rõ các thông tin liên quan trong kế hoạch phát hành trái phiếu của CTCP ĐT Hạ tầng Kỹ thuật Tp.Hồ Chí Minh (mã CK: CII) ở bảng trên và đánh giá hiệu quả của đợt phát hành này...................................................................................16 KẾẾT LUẬN...............................................................................................................................................19 1 Quản trị tài chính – tình huống số 2 BÀI TẬP TÌNH HUỐNG 2 LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN TÀI TRỢ CHO DOANH NGHIỆP So với đi vay ngân hàng, chi phí lãi suất phát hành trái phiếu có thể cao hơn do rủi ro nhiều hơn, nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn lựa chọn phát hành trái phiếu thay vì đi vay ngân hàng hay phát hành cổ phiếu. Theo số liệu của các tổ chức tín dụng và ngân hàng, năm 2013 là năm phát hành kỷ lục của thị trường trái phiếu doanh nghiệp, với tổng lượng phát hành đạt trên 40,000 tỷ đồng. Trong năm 2014, một số doanh nghiệp lớn đang trong kế hoạch phát hành trái phiếu như CTCP Phát triển Hạ tầng Kỹ thuật (HOSE: IJC) có kế hoạch phát hành trái phiếu riêng lẻ trị giá 1,000 tỷ đồng kỳ hạn 5 năm để bổ sung vốn cho 2 dự án mở rộng là Sunflower và Prince Town. Hay CTCP Hoàng Anh Gia Lai (HOSE: HAG) cũng hoàn tất đợt chào bán 1,000 trái phiếu doanh nghiệp năm 2014 với mệnh giá 1 tỷ đồng, kỳ hạn 5 năm, lãi suất 12% cho kỳ tính lãi đầu tiên. Cũng với khối lượng tương đương, CTCP Tập Đoàn Đại Dương (HOSE: OGC) sẽ phát hành 980 tỷ đồng trái phiếu riêng lẻ năm 2014 với kỳ hạn 3 năm và là trái phiếu không có tài sản đảm bảo. CTCP Kinh doanh và Phát triển Bình Dương (HOSE: TDC) chọn hình thức tái cơ cấu tài chính công ty thông qua việc phát hành trái phiếu 500 tỷ đồng kỳ hạn 5 năm. Tên tuổi nổi tiếng trong việc phát hành trái phiếu, đặc biệt trái phiếu chuyển đổi chính là CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TPHCM (HOSE: CII). Trong nửa đầu năm 2014, CII sẽ chào bán hơn 1 triệu trái phiếu chuyển đổi cho cổ đông với lãi suất 12%/năm. Mức giá chuyển đổi trái phiếu là 11,000 đồng/cp theo tỷ lệ 1:90.9. Đợt phát hành lần này cũng nhằm mục tiêu thanh toán cho đợt phát hành năm 2007 trước đó (500 tỷ đồng) đã đến lúc đáo hạn. Một số công ty đang có kế hoạch phát hành trái phiếu chuyển đổi Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp khác cũng đã có kế hoạch phát hành trái phiếu chuyển đổi với lãi suất từ 10-15%/năm như CTCP Địa ốc Sài Gòn Thương Tín - Sacomreal (HNX : SCR), CTCP TransIMEX-SaiGon (HOSE: TMS), CTCP Chứng khoán Rồng Việt (VDS) và CTCP khoáng sản Na Rì Hamico (HOSE: KSS). Đặc biệt Tổng công ty PT Đô thị Kinh Bắc - CTCP (HOSE: KBC) dự kiến phát hành 1,020 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi riêng lẻ với lãi suất rất thấp chỉ ở mức 1.5%/năm. Riêng với TMS, việc phát 2 Quản trị tài chính – tình huống số 2 hành không hề dễ dàng vì đây là kế hoạch đã được thông qua từ ĐHĐCĐ thường niên 2011, 2012 nhưng chưa thực hiện do thị trường không thuận lợi và 2014 là năm thứ 3 cho phương án này. 3 Quản trị tài chính – tình huống số 2 LỜI MỞ ĐẦU Trong xu thế hội nhập của nền kinh tế thế giới với nhiều cam go và thử thách, một nền kinh tế năng động và mang nhiều tính cạnh tranh, để bắt kịp nhịp độ phát triển chung ấy, Việt Nam đang cố gắng nỗ lực xây dụng mọi thứ về nhân lực và vật lực để có một nền tảng vững chắc cho phát triển kinh tế. Một trong những vấn đề mà Việt Nam cần phải chú trọng quan tâm đó là nguồn tài trợ. Vốn có vai trò hết sức quan trọng, nó là yếu tố không thế thiếu đối với từng doanh nghiệp. Để đáp ứng nhu cầu về vốn cho việc thực hiện các dự án đầu tư, các kế hoạch sản xuất kinh doanh, mỗi doanh nghiệp, tùy theo hình thức pháp lí, điều kiện của doanh nghiệp và cơ chế quản lí tài chính của các quốc gia có thể tìm kiếm những nguồn tài trợ nhất định. Tuy nhiên, mỗi nguồn tài trợ đều có những đặc điểm, chi phí khác nhau. Vì vậy, để giảm chi phí sử dụng vốn, nâng cao hiệu quả kinh doanh, ổn định tình hình tài chính đảm bảo năng lực thanh toán, mỗi doanh nghiệp cần tính toán và lựa chọn nguồn tài trợ thích hợp. NỘI DUNG PHẦN I: LÝ THUYẾT 1. Phân loại nguồn tài trợ Mỗi doanh nghiệp khi kinh doanh có thể tìm kiếm nhiều nguồn tài trợ. Mỗi nguồn tài trợ có những đặc điểm riêng và chi phí khác nhau. Có thể phân loại nguồn tài trợ mà doanh nghiệp sử dụng theo một số tiêu thức thông dụng như sau: 1.1 Căn cứ vào quyền sở hữu Theo cách này, nguồn vốn của doanh nghiệp bao gồm vốn chủ sở hữu, các khoản nợ và các nguồn vốn khác 1.1.1. Vốn chủ sở hữu Vốn chủ sở hữu là số vốn thuộc quyền sở hữu của chủ doanh nghiệp, doanh nghiệp có đầy đủ các quyền chiếm hữu, chi phối và định đoạt. Xét theo quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp, vốn chủ sở hữu bao gồm: - Vốn đầu tư ban đầu: Là số vốn do chủ doanh nghiệp đầu tư khi thành lập doanh nghiệp và được ghi vào điều lệ của doanh nghiệp (gọi là vốn điều lệ). - Vốn bổ sung trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Trong quá trình kinh doanh, vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp có thể tăng lên hoặc giảm đi do chủ doanh nghiệp đề nghị tăng hoặc giảm vốn điều lệ, doanh nghiệp tự bổ sung vốn từ lợi nhuận chưa phân phối hoặc sử dụng các quỹ của doanh nghiệp. Đối với công ty cổ phần, vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp còn tăng lên nhờ vào việc phát hành cổ phiếu mới. Vốn chủ sở hữu là nguồn vốn quan trọng của doanh nghiệp, là một trong các chỉ tiêu đánh giá tình hình tài chính và khả năng huy động vốn để đảm bảo an toàn trong hoạt động thanh toán cuối cùng của doanh nghiệp. 1.1.2. Các khoản nợ Là các khoản vốn được hình thành từ vốn vay của các ngân hàng thương mại, các tổ chức tài chính khác, vốn vay thông qua phát hành trái phiếu, vốn vay từ người lao động 4 Quản trị tài chính – tình huống số 2 trong doanh nghiệp, các khoản nợ phát sinh từ hoạt động mua bán chịu hành hóa và đi thuê tài sản dưới các hình thức thuê hoạt động và thuê tài chính. 1.1.3. Các nguồn vốn khác Ngoài các nguồn vốn nêu trên, vốn kinh doanh của doanh nghiệp còn có thểđược tài trợ bằng các nguồn vốn khác như: các khoản nợ tích lũy, nguồn vốn liên doanh, liên kết… 1.2. Căn cứ vào thời gian sử dụng vốn Theo thời gian sử dụng, nguồn tài trợ vốn kinh doanh của doanh nghiệp được chia thành 2 loại: tài trợ ngắn hạn và tài trợ dài hạn. - Tài trợ ngắn hạn bao gồm các nguồn tài trợ có thời hạn hoàn trả trong vòng 1 năm. - Tài trợ dài hạn bao gồm các nguồn tài trợ có thời gian đáo hạn hơn 1 năm. 2. Các nguồn tài trợ ngắn hạn 2.1. Các khoản nợ tích lũy (nguồn tài trợ ngắn hạn không do vay mượn) Nợ tích lũy bao gồm các khoản nợ phải trả công nhân nhưng chưa đến hạn, các khoản thuế phải nộp ngân sách, tiền đặt cọc của khách hàng Được coi là nguồn tài trợ “miễn phí” bởi lẽ doanh nghiệp có thể sử dụng tiền mà không phải trả lãi cho đến ngày thanh toán. Tuy nhiên phạm vi sử dụng các khoản nợ này là có giới hạn. 2.2. Tín dụng thương mại (tín dụng nhà cung cấp) Tín dụng thương mại phát sinh khi doanh nghiệp mua chịu nguyên liệu, hàng hóa của nhà cung cấp. Mức độ sử dụng tín dụng thương mại của một doanh nghiệp tùy thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó chi phí của khoản tín dụng là yếu tố quan trọng. Trên thực tế do nhiều nguyên nhân khác nhau mà nhà quản trị tài chính có thể tận dụng tín dụng thương mại bằng cách trì hoãn thanh toán các khoản tiền mua trả chậm vượt quá thời hạn phải trả. Khi việc trì hoãn thanh toán được áp dụng và không bị nhà cung cấp phạt thì chi phí của khoản tín dụng thương mại giảm xuống. 2.3. Tín dụng ngân hàng: 2.3.1. Các hình thức vay 2.3.1.1. Vay từng lần: Vay từng lần là hinh thức vay trong đó việc vay và trả nợ được xác định theo từng lần vay vốn. Thủ tục vay: mỗi khi có nhu cầu vay doanh nghiệp cần làm ơn xin vay và gửi đến ngân hàng các giấy tờ chứng minh đủ điều kiện vay. Cho vay từng lần thường được ngân hàng áp dụng đối với các khách hàng có tiềm lực tài chính hạn chế, có quan hệ vay trả không thường xuyên, không có uy tín với ngân hàng 2.3.1.2. Vay theo hạn mức tín dụng: Cho vay theo hạn mức tín dụng là phương pháp cho vay trong đó việc cho vay và thu nợ được thực hiên phù hợp với quá trình luân chuyển vật tư hàng hóa của người vay, với điều kiện mức dư nợ tại bất kỳ mọi thời điểm trong thời hạn đã ký kết không được phép vượt quá hạn mức tín dụng đã thỏa thuận trong hợp đồng. 2.3.1.3. Tín dụng thấu chi: Đây là một hình thức cho vay trong đó ngân hàng cho phép khách hàng chi tiêu vượt số dư tài khoản tiền gửi trong một giới hạn (hạn mức tín dụng) và thời gian nhất định trên tài khoản vãng lai. 2.3.1.4. Chiết khấu chứng từ có giá: 5 Quản trị tài chính – tình huống số 2 Chiết khấu chứng từ có giá là hình thức tín dụng ngắn hạn mà ngân hàng cung cấp cho khách hàng dướ hình thức mua lại bộ chứng từ chưa đến hạn thanh toán. Có 2 hình thức chiết khấu: - Chiết khấu miễn truy đòi - Chiết khấu truy đòi 2.3.1.5. Bao thanh toán: Là hình thức cấp tín dụng của tổ chức tín dụng cho bên bán hàng thông qua việc mua lại các khoản phải thu phát sinh từ việc mua bán hàng hóa đã được bên bán hàng và bên mua hàng thảo thuận trong hợp đồng mua, bán hàng - Các phương thức bao thanh toán: + Bao thanh toán từng lần + Bao thanh toán theo hạn mức Bao thanh toán cũng có hai hình thức: bao thanh toán có quyền truy đòi và bao thanh toán không có quyền truy đòi. 2.3.2. Chi phí của các khoản vay ngắn hạn: 2.3.2.1. Chính sách lãi đơn: Theo chính sách này, người vay nhận được toàn bộ khoản tiền vay và trả vốn gốc và lãi ở thời điểm đáo hạn. 2.3.2.2. Chính sách lãi chiết khấu Theo chính sách này, ngân hàng cho người vay khoản tiền vay bằng khoản tiền vay danh nghĩa trừ phần tiền lãi tính theo lãi suất danh nghĩa. Khi đáo hạn, người vay sẽ hoàn trả cho ngân hàng theo giá trj danh nghĩa của khoản tiền vay. 2.3.2.3. Chính sách lãi tính thêm Thực chất của chính sách này là cho vay trả góp, tiền lãi được cộng vào vốn gốc và tổng số tiền (gốc và lãi) phải trả được chia đều cho mỗi kỳ trả góp. 2.3.2.4. Chính sách ký quỹ để duy trì khả năng thanh toán: Khi vay vốn ngân hàng có thể yên cầu người vay pảh duy trì một khoản ký quỹ để đảm bảo khả năng thanh toán. Khoản ký quỹ này có thể coi là một loại chi phí thay thế cho các loại chi phí trực tiếp khi vay mượn. 2.4. Thuê vận hành: 2.4.1. Khái niệm Thuê vận hành (còn gọi là thuê hoạt động hay thuê dịch vụ) là hình thức thuê ngắn hạn, bên đi thuê có thể hủy hợp đồng và bên cho thuê có trách nhiệm bảo trì, đóng bảo hiểm, thuế tài sản. 2.4.2. Đặc điểm - Thời hạn thuê ngắn so với toàn bộ đời sống hữu ích của tài sản - Người cho thuê chịu trách nhiệm về tài sản - Chi phí thuê chiếm tỉ trọng không cao trên giá trị tài sản cho thuê 3. Các nguồn tài trợ dài hạn 3.1. Phát hành cổ phiếu thường Cổ phiếu thường là phương tiện để hình thành vốn chủ sở hữu ban đầu của công ty và cũng là một phương tiện để huy động thêm vốn chủ sở hữu trong quá trình kinh doanh 3.1.1. Các hình thức huy động vốn thông qua phát hành cổ phiếu thường • Ưu tiên mua cho cổ đông hiện hành • Ưu tiên mua cho các đối tượng có quan hệ mật thiết với công ty 6 Quản trị tài chính – tình huống số 2 • Chào bán rộng rãi trong công chúng 3.1.2. Ưu, nhược điểm a) Ưu điểm • Quy mô vốn huy động lớn, tính thanh khoản cao • Làm giảm hệ số nợ, tăng dộ vững chắc về tài chính cho công ty, tăng khả năng huy động vốn và dộ tín nhiệm b) Nhược điểm: • Làm tăng cổ đông mới • Chi phí phát hành cao • Lợi tức không được tính vào chi phí kinh doanh để giảm trừ thu nhập chịu thuế 3.2. Phát hành cổ phiếu ưu đãi Cố phiếu ưu đãi là chứng chỉ xác nhận quyền sở hưu trong công ty cổ phần và cho phép cổ đông ưu đãi có một số quyền lợi ưu đãi hơn cổ đông thường. 3.2.1. Ưu điểm: • Lợi tức có thể hoàn trả nếu công ty gặp khó khăn về tài chính • Tránh việc phân chia phần kiểm soát công ty cho cổ đông mới • Không có thời gian đáo hạn nên việc sử dụng vốn có tính linh động, mềm dẻo hơn. 3.2.2. Nhược điểm: • Lợi tức cổ phiếu ưu đãi cao hơn trái phiếu • Lợi tức không được tính vào chi phí kinh doanh để giảm thu nhập chịu thuế 3.3. Phát hành trái phiếu Trái phiếu là chứng chỉ cam kết trả nợ của công ty, bản chất gống đi vay dài hạn nhưng khác là mọi điều khoản đều do doanh nghiệp đưa ra. 3.3.1. Ưu điêm: • Lợi tức trái phiếu được giới hạn ở mức độ nhất định • Chi phí phát hành thấp hơn cổ phiếu • Chủ sở hữu doanh nghiệp không bị chia phần kiếm soát doanh nghiệp cho trái chủ • Lợi tức trái phiếu được tính vào chi phí kinh doanh từ đó làm giảm thu nhập chịu thuế 3.3.2. Nhược điểm: • Doanh nghiệp phải trả lợi tức và gốc cho trái chủ đúng hạn. Điều này làm tăng nguy cơ phá sản nếu công ty gặp khó khăn về tài chính. • Phát hành trái phiếu làm tăng hệ số nợ, giảm đi độ an toàn tài chính, giảm khả năng huy động vốn của công ty. 3.4. Thuê tài chính Thuê tài chính là hình thức tín dụng trung và dài hạn, mục đích người cho thuê là thu lãi trên vốn đầu tư, mục đích người thuê là sử dụng vốn. Vốn ở đây là hiện vật chứ không bằng tiền. 7 Quản trị tài chính – tình huống số 2 Sơ đồ phương thức thuê tài chính: Hợp đồng thuê TS Người cho thuê Quyền sử dụng TS Người thuê Trả tiền thuê TS Hợp đồng mua tài sản Quyền sở hữu tài sản Trả tiền mua tài sản Giao tài sản Bảo trì & phụ tùng thay thế Trả tiền bảo trì & phụ tùng Nhà cung cấp 3.5. Vay ngân hàng và các tổ chức tài chính trung gian 3.5.1. Vay theo dự án đầu tư: Tổ chức tín dụng cho doanh nghiệp vay vốn để thực hiện các dự án phát triển sản xuất kinh doanh. Tổ chức tín dụng dải ngân theo tiến độ dự án đầu tư. 3.5.2. Vay trả góp Lãi tiền vay và nợ gốc được chia ra để trả nợ theo kì hạn n PV= A 1 ∑ (1+i )t t =1 PV A= ∑ 1 t t =1 (1+ i) n A: số nợ gốc + lãi phải trả trong mỗi kì hạn PV: tổng số tiền vay. i: lãi suất tính cho mỗi kì hạn trả nợ t: thứ tự các kì hạn trả nợ n: số kì hạn trả nợ 8 Quản trị tài chính – tình huống số 2 3.5.3. Vay hợp vốn: Một nhóm tổ chức tín dụng cùng cho vay đối với một dự án. Áp dụng với những dự án lớn cần vốn đầu tư nhiều. Ưu điểm: huy động vốn nhanh và các thủ tục chứng từ ít. PHẦN II: GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN TÀI TRỢ CHO DOANH NGHIỆP I. Hãy chỉ ra những ưu điểm của phát hành trái phiếu so với các hình thức huy động vốn khác để làm rõ thực tế tăng trưởng của thị trường trái phiếu ở trên? Ưu điểm của phát hành trái phiếu so với các hình thức huy động vốn khác : So với vay ngân hàng, huy động vốn qua trái phiếu có một số ưu điểm như không cần có tài sản thế chấp và được chủ động sử dụng số tiền huy động mà không có sự giám sát của ngân hàng. Doanh nghiệp chỉ phải trả lãi theo kỳ hạn 6 tháng hoặc 1 năm và chỉ trả gốc vào cuối kỳ. Lãi suất trái phiếu không bị khống chế bởi trần lãi suất nên có tính hấp dẫn đối với nhà đầu tư.  Đối với trái phiếu thường So với đi vay ngân hàng, lãi suất phát hành trái phiếu có thể cao hơn do rủi ro nhiều hơn, nhưng các doanh nghiệp vẫn lựa chọn phương pháp phát hành trái phiếu thay vì phát hành cổ phiếu hay đi vay ngân hàng. - Một số ưu điểm của phát hành trái phiếu có thể kể đến như doanh nghiệp sẽ được giải ngân ngay và toàn bộ thay vì việc giải ngân có lộ trình từng đợt. Như vậy, doanh nghiệp huy động được tiền từ trái phiếu sẽ chủ động nguồn vốn hơn trong khi các doanh nghiệp đi vay ngân hàng khi muốn giải ngân phải giải trình cụ thể, chờ đợi ngân hàng phê duyệt và trong không ít trường hợp, khi tín dụng được giải ngân thì cơ hội kinh doanh đã đi qua. - Với một số trường hợp, đặc biệt là khi lãi suất thấp, doanh nghiệp có thể phát hành trái phiếu kỳ hạn dài với lãi suất cố định để tận dụng nguồn vốn với chi phí thấp. Trong khi đối với hình thức đi vay ngân hàng thông thường, lãi suất thường là thả nổi và sẽ được rà soát thay đổi định kỳ. - Hình thức này ít tốn kém nhất, lãi suất thấp hơn vay tín dụng ngân hàng.  Đối với trái phiếu chuyển đổi Khi chuyển được lượng chứng khoán nợ thành chứng khoán vốn, doanh nghiệp sẽ tránh được áp lực thanh toán các khoản trái phiếu tới hạn. Theo đó, với dòng tiền không bị ảnh hưởng, doanh nghiệp có thể duy trì được nguồn lực ổn định dành cho hoạt động sản xuất và thu được kết quả tốt hơn. Do vậy, tuy giá chuyển đổi thấp có thể khiến nhiều cổ đông không hài lòng trong ngắn hạn nhưng lại đem về nhiều lợi ích cho doanh nghiệp và cổ đông trong dài hạn. Đối với việc huy động vốn bằng cổ phiếu, hình thức này không phải lúc nào cũng khả thi, và còn chịu biến động, rủi ro của thị trường. Thêm nữa, nguồn vốn huy động từ hình thức này đôi khi chưa thể sinh lời ngay, gây áp lực lên lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS). Cuối cùng là tỉ lệ đòn bẩy tài chính, doanh nghiệp sẽ cố gắng đạt được tỉ lệ tối ưu nhất có thể, và điều này sẽ tác động trực tiếp lên quyết định việc doanh nghiệp muốn huy động vốn theo hình thức nào. II. Trong một đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp, nhà đầu tư sẽ quan tâm đến những nội dung nào của trái phiếu? 9 Quản trị tài chính – tình huống số 2 1. Người phát hành: Uy tín của công ty phát hành ảnh hưởng rất lớn đến quyết định của nhà đầu tư trái phiếu, một công ty lâu năm, lớn mạnh sẽ thu hút được các nhà đầu tư vì tính “đảm bảo” và nhà đầu tư sẽ yên tâ hơn với khoản đầu tư của mình. 2. Mệnh giá trái phiếu: Mệnh giá trái phiếu hay còn gọi là giá trị danh nghĩa của trái phiếu là giá trị ghi trên trái phiếu. Giá trị này được coi là số vốn gốc. Mệnh giá trái phiếu là căn cứ để xác định số lợi tức tiền vay mà người phát hành phải trả. Mệnh giá cũng thể hiện số tiền người phát hành phải hoàn trả khi trái phiếu đến hạn. 3. Kỳ hạn: Thời hạn của trái phiếu là khoảng thời gian từ ngày phát hành đến ngày người phát hành hoàn trả vốn lần cuối. Trái phiếu có thời hạn khác nhau, trái phiếu trung hạn có thời gian từ 1 năm đến 5 năm. Trái phiếu dài hạn, có thời gian từ 5 năm trở lên. Ví dụ: Trong năm 2014, một số doanh nghiệp lớn đang trong kế hoạch phát hành trái phiếu như CTCP Phát triển Hạ tầng Kỹ thuật (HOSE: IJC) có kế hoạch phát hành trái phiếu riêng lẻ trị giá 1,000 tỷ đồng kỳ hạn 5 năm để bổ sung vốn cho 2 dự án mở rộng là Sunflower và Prince Town 4. Lãi suất: Giá của một trái phiếu công ty sẽ thay đổi ngược lại so với lãi suất thị trường. Khi lãi suất thị trường tăng, giá trái phiếu sẽ giảm và ngược lại. Chẳng hạn khi nhà đầ tư bán 1 trái phiếu trước ngày đáo hạn, thì khi lãi suất thị trường tăng, nhà đầu tư sẽ lỗ vốn. Nghĩa là giá trái phiếu án ra thấp hơn mua vào. Vì vậy, Trước khi mua trái phiếu cần tìm hiểu hai điều: chiều hướng lên xuống của lãi suất và uy tín của công ty phát hành. Nên mua trái phiếu lúc lãi suất đang ở thời điểm cao nhất và đang trên đà giảm dần. Và nên mua trái phiếu dài hạn để có thể được hưởng lãi suất cao trong một thời gian dài. Ngược lại, lúc lãi suất đang ở mức thấp nhất và bắt đầu tăng, nên bán trái phiếu dài hạn đi để mua vào trái phiếu trung hạn 5. Hình thức phát hành trái phiếu công ty + Trái phiếu có đảm bảo: là trái phiếu được đảm bảo bằng những tài sản thế chấp cụ thể, thường là bất động sản và các thiết bị. Người nắm giữ trái phiếu này được bảo vệ ở một mức độ cao trong trường hợp công ty phá sản, vì họ có quyền đòi nợ đối với một tài sản cụ thể. + Trái phiếu không bảo đảm: Trái phiếu tín chấp không được đảm bảo bằng tài sản mà được đảm bảo bằng tín chấp của công ty. Nếu công ty bị phá sản, những trái chủ của trái phiếu này được giải quyết quyền lợi sau các trái chủ có bảo đảm, nhưng trước cổ động. Các trái phiếu tín chấp có thể chuyển đổi cho phép trái chủ được quyền chuyển trái phiếu thành cổ phiếu thường của công ty phát hành. Tuỳ theo quy định, việc chuyển đổi có thể được tiến hành vào bất cứ thời điểm nào, hoặc chỉ vào những thời điểm cụ thể xác định. Ngoài những đặc điểm trên, mỗi đợt trái phiếu được phát hành có thể được gắn kèm theo những đặc tính riêng khác nữa nhằm đáp ứng nhu cầu cụ thể của một bên nào đó. Cụ thể là: + Trái phiếu có thể mua lại cho phép người phát hành mua lại chứng khoán trước khi đáo hạn khi thấy cần thiết. Đặc tính này có lợi cho người phát hành song lại bất lợi cho người đầu tư, nên loại trái phiếu này có thể có lãi suất cao hơn so với những trái phiếu khác có cùng thời hạn. + Trái phiếu có thể bán lại: cho phép người nắm giữ trái phiếu được quyền bán lại trái phiếu cho bên phát hành trước khi trái phiếu đáo hạn. Quyền chủ động trong trường hợp này thuộc về nhà đầu tư, do đó lãi suất của trái phiếu này có thể thấp hơn so với những trái phiếu khác có cùng thời hạn. 10 Quản trị tài chính – tình huống số 2 + Trái phiếu có thể chuyển đổi cho phép người nắm giữ nó có thể chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu thường, tức là thay đổi tư cách từ người chủ nợ trở thành người chủ sở hữu của công ty. Loại trái phiếu này thuộc vào nhóm hàng hoá chứng khoán có thể chuyển đổi được đề cập tới dưới đây. 6. Trị giá chuyển đổi: Đối với phát hành trái phiếu chuyển đổi, mức giá chuyển đổi có ý nghĩa quyết định đối với sức hấp dẫn của trái phiếu. Khi giá chuyển đổi được chủ động giảm về mức thấp, doanh nghiệp có thể đang muốn nâng xác suất của việc thực hiện chuyển đổi trái phiếu. Điều này đặc biệt đúng với trường hợp doanh nghiệp xác định rằng thị trường hiện tại không quá khả quan và khả năng tăng giá cổ phiếu của doanh nghiệp trong tương lai có thể không lớn. Ví dụ: Tên tuổi nổi tiếng trong việc phát hành trái phiếu, đặc biệt trái phiếu chuyển đổi chính là CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TPHCM (HOSE: CII). Trong nửa đầu năm 2014, CII sẽ chào bán hơn 1 triệu trái phiếu chuyển đổi cho cổ đông với lãi suất 12%/năm. Mức giá chuyển đổi trái phiếu là 11,000 đồng/cp theo tỷ lệ 1:90.9 Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp khác cũng đã có kế hoạch phát hành trái phiếu chuyển đổi với lãi suất từ 10-15%/năm như CTCP Địa ốc Sài Gòn Thương Tín - Sacomreal (HNX : SCR), CTCP TransIMEX-SaiGon (HOSE: TMS), CTCP Chứng khoán Rồng Việt (VDS) và CTCP khoáng sản Na Rì Hamico (HOSE: KSS) III. Theo bạn, có những tiêu chí nào trong phân loại trái phiếu? Ưu điểm và nhược điểm của từng loại trái phiếu doanh nghiệp đó là gì? Khi nào doanh nghiệp nên sử dụng loại trái phiếu đó? Các tiêu chí trong phân loại trái phiếu: 1. Phân loại theo người phát hành Trái phiếu của Chính phủ: Đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Chính phủ, chính phủ phát hành trái phiếu để huy động tiền nhàn rỗi trong dân và các tổ chức kinh tế, xã hội. Chính phủ luôn được coi là Nhà phát hành có uy tín nhất trên thị trường; Vì vậy, Trái phiếu Chính phủ được coi là loại chứng khoán có ít rủi ro nhất. Trái phiếu của doanh nghiệp là những trái phiếu do doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn phát hành để tăng vốn hoạt động. Trái phiếu doanh nghiệp có nhiều loại và rất đa dạng. Trái phiếu của ngân hàng và các tổ chức tài chính: các tổ chức này có thể phát hành trái phiếu để tăng thêm vốn hoạt động. 2. Phân loại lợi tức trái phiếu Trái phiếu có lãi suất cố định là loại trái phiếu mà lợi tức được xác định theo một tỷ lệ phần trăm (%) cố định tính theo mệnh giá. Trái phiếu có lãi suất biến đổi (lãi suất thả nổi) là loại trái phiếu mà lợi tức được trả trong các kỳ có sự khác nhau và được tính theo một lãi suất có sự biến đổi theo một lãi suất tham chiếu. Trái phiếu có lãi suất bằng không là loại trái phiếu mà người mua không nhận được lãi, nhưng được mua với giá thấp hơn mệnh giá (mua chiết khấu) và được hoàn trả bằng mệnh giá khi trái phiếu đó đáo hạn. 3. Phân loại theo mức độ đảm bảo thanh toán của người phát hành 11 Quản trị tài chính – tình huống số 2 Trái phiếu bảo đảm là loại trái phiếu mà người phát hành dùng một tài sản có giá trị làm vật đảm bảo cho việc phát hành. Khi nhà phát hành mất khả năng thanh toán, thì trái chủ có quyền thu và bán tài sản đó để thu hồi lại số tiền người phát hành còn nợ. Trái phiếu bảo đảm thường bao gồm một số loại chủ yếu sau: Trái phiếu có tài sản cầm cố là loại trái phiếu bảo đảm bằng việc người phát hành cầm cố một bất động sản để bảo đảm thanh toán cho trái chủ. Thường giá trị tài sản cầm cố lớn hơn tổng mệnh giá của các trái phiếu phát hành để đảm bảo quyền lợi cho trái chủ. Trái phiếu bảo đảm bằng chứng khoán ký quỹ là loại trái phiếu được bảo đảm bằng việc người phát hành thường là đem ký quỹ số chứng khoán dễ chuyển nhượng mà mình sở hữu để làm tài sản bảo đảm. Trái phiếu không bảo đảm là loại trái phiếu phát hành không có tài sản làm vật bảo đảm mà chỉ bảo đảm bằng uy tín của người phát hành. 4. Phân loại dựa vào hình thức trái phiếu Trái phiếu vô danh là loại trái phiếu không ghi tên của người mua và trong sổ sách của người phát hành. Trái chủ là người được hưởng quyền lợi. Trái phiếu ghi danh là loại trái phiếu có ghi tên của người mua và trong sổ sách của người phát hành. 5. Phân loại dựa vào tính chất trái phiếu Trái phiếu có thể chuyển đổi là loại trái phiếu của công ty cổ phần mà trái chủ được quyền chuyển sang cổ phiếu của công ty đó. Việc này được quy định cụ thể về thời gian và tỷ lệ khi mua trái phiếu. Trái phiếu có quyền mua cổ phiếu là loại trái phiếu có kèm theo phiếu cho phép trái chủ được quyền mua một số lượng nhất định cổ phiếu của công ty. Trái phiếu có thể mua lại là loại trái phiếu cho phép nhà phát hành được quyền mua lại một phần hay toàn bộ trước khi trái phiếu đến hạn thanh toán. Ưu điểm và nhược điểm của các loại trái phiếu doanh nghiệp 1. Trái phiếu có lãi suất cố định .  Ưu điểm: - Lãi suất không thay đổi trong suốt kỳ hạn của nó. - Cả doanh nghiệp và người giữ trái phiếu đề biết rõ mức lãi suất của khoản nợ trong suốt thời gian tồn tại của trái phiếu.  Nhược điểm: - Chịu rủi ro khi thị trường tài chính bất động. - Phải đưa ra mức lãi suất đủ hấp dẫn mọi người mua trái phiếu. 2. Trái phiếu có lãi suất biến đổi (lãi suất thả nổi)  Ưu điểm: - Doanh nghiệp có thể khai thác tính ưu việt của loại trái phiếu này. - Thu hút được các nhà đầu tư với mong muốn được hưởng một lãi suất thỏa đáng khi so sánh với tình hình thị trường.  Nhược điểm: - Doanh nghiệp không thể biết chắc chắn về chi phí lãi vay của trái phiếu, điều này gây khó khăn cho việc lập kế hoạch tài chính. - Việc quản lý đòi hỏi tốn nhiều thời gian hơn do doanh nghiệp phải thông báo các lần điều chỉnh lãi suất. 3. Trái phiếu có thể mua lại 12 Quản trị tài chính – tình huống số 2  Ưu điểm: - Có thể điều chỉnh lượng vốn sử dụng bằng việc mua lại các trái phiếu để giảm số vốn vay khi không cần thiết. - Có thể thay đổi nguồn tài chính bằng việc mua lại toàn bộ trái phiếu cũ và phát hành trái phiếu khác.  Nhược điểm: - Nếu không có những hấp dẫn nào đó thì trái phiếu này không được ưa thích. 4. Trái phiếu có thể chuyển đổi.  Ưu điểm: - Chi phí phát hành và lãi suất phải trả thấp hơn so với phát hành trái phiếu thông thường cũng như so với lãi suất ngân hàng và điều này đồng nghĩa với việc giảm rủi ro đối với tổ chức phát hành. - Tăng vốn cổ phần trong tương lai khi chuyển từ trái phiếu nợ thành vốn cổ phần. - Giá cổ phiếu thường không bị sụt giảm do tránh được tình trạng tăng số lượng cố phiếu một cách nhanh chóng trên thị trường. Trước khi trái phiếu được chuyển đổi sẽ không làm giảm thu nhập của các cổ đông hiện hữu so với phát hành cổ phiếu. - Dễ dàng hơn trong việc huy động vốn do tính hấp dẫn của việc có thể chuyển đổi từ trái phiếu sang cổ phiếu.  Nhược điểm: - Do cổ đông thường tham gia vào việc quản lý công ty nên khi chuyển đổi có thể gây ra sự thay đổi trong việc kiểm soát công ty. - Khi trái phiếu được chuyển đổi, vốn chủ sở hữu bị pha loãng do tăng số cổ phiếu lưu hành nên mỗi cổ phần khi đó đại diện cho một tỉ lệ thấp hơn của quyền sở hữu công ty. - Kết quả chuyển đổi sẽ làm giảm chi phí trả lãi, tức là làm tăng thu nhập chịu thuế của công ty. Do đó công ty phải trả thuế nhiều hơn. Thời điếm sử dụng các loại trái phiếu Trái phiếu có thể chuyển đổi: Các công ty phát hành trái phiếu chuyển đổi vì hai lý do chính: Một là để tăng vốn chủ sở hữu mà không phải đưa thêm nhiều cổ phần có quyền kiểm soát hơn cần thiết. Hai là việc phát hành trái phiếu chuyển đổi cho phép công ty huy động vốn bằng nợ phải trả với lãi suất thấp hơn. Trái phiếu có thể mua lại: Một công ty thường mua lại trái phiếu nếu nó trả lãi cao hơn lãi suất thị trường. Về nguyên tắc, công ty có thể tái phát hành cùng loại trái phiếu đó với lãi suất thấp hơn để tiết kiệm khoản lãi phải trả. Không may, điều này cũng giống như trường hợp trái phiếu có giá cao nhất và lãi suất giảm dần kể từ lúc trái phiếu được phát hành, trong khi đó giá thị trường của nó lại tăng dần. Trong nhiều trường hợp, công ty có quyền mua lại trái phiếu với giá thấp hơn giá thị trường. Trái phiếu có lãi suất thả nổi: Thông thường với trái phiếu lãi suất thả nổi, tổ chức phát hành cam kết sẽ điều chỉnh tăng lãi suất trái phiếu khi lãi suất huy động vốn trên thị trường tăng, ít nhất phải thay đổi lãi suất cao hơn lãi suất trái phiếu chính phủ; còn ngược lại nếu lãi suất huy động vốn giảm thì mức lãi suất mà người sở hữu trái phiếu hưởng sẽ được giữ nguyên. 13 Quản trị tài chính – tình huống số 2 Trái phiếu có lãi suất cố định: Công ty phát hành trái phiếu có lãi suất cố định với mệnh giá cao để thu được nhiều lợi nhuận dựa trên giá của cổ phiếu. IV. Nếu một công ty không có khả năng thanh toán trái phiếu khi đáo hạn, công ty có ngay lập tức bị tuyên bố phá sản không? Các trái chủ có được đảm bảo nhận lại đầy đủ số tiền như đã cam kết hay không? Hãy giải thích. Nếu một công ty không có khả năng thanh toán trái phiếu khi đáo hạn, công ty không phải ngay lập tức bị tuyên bố phá sản. vì theo luật chứng khoán Việt Nam (có hiệu lực từ ngày 1-1-2007) : Nhà phát hành trái phiếu phải có nghĩa vụ trả lãi vay cũng như hoàn trả vốn gốc cho trái chủ khi trái phiếu đáo hạn. Trong trường hợp không trả được lãi và gốc thì phải bán tài sản của mình để trả hoặc tuyên bố phá sản. Việc các trái chủ có được đảm bảo nhận lại đầy đủ số tiền như đã cam kết hay không còn phụ thuộc và tình trạng công ty lúc bấy giờ. Nếu công ty chưa tuyên bố phá sản thì trái chủ sẽ nhận lại được đầy đủ số tiền như đã cam kết, nhưng trong trường hợp công ty đã tuyên bố phá sản thì theo luật công ty vẫn phải tìm mọi cách để trả lại đủ trái chủ, nhưng trên thực tế một công ty đã tuyên bố phá sản thì khả năng mà trái chủ nhận lại đầy đủ số tiền là rất khó và lúc này trái phiếu được coi như những khoản nợ thông thường V. Hãy tìm hiểu thêm thông tin để làm rõ các thông tin liên quan trong kế hoạch phát hành trái phiếu của CTCP ĐT Hạ tầng Kỹ thuật Tp.Hồ Chí Minh (mã CK: CII) ở bảng trên và đánh giá hiệu quả của đợt phát hành này. 1. Kế hoạch phát hành trái phiếu của CTCP ĐT Hạ tầng Kỹ thuật TP.Hồ Chí Minh. Năm 2014, CII dự kiến sẽ trình Đại hội đồng cổ đông kế hoạch phát hành trái phiếu chuyển đổi để huy động 1,128 tỷ đồng từ cổ đông hiện hữu, nhằm triển khai đầu tư vào các dự án và thanh toán nợ gốc, lãi đến hạn của đợt trái phiếu phát hành năm 2007. Thông qua kế hoạch phát hành trái phiếu chuyển đổi cho cổ đông hiện hữu để trình Đại hội đồng cổ đông theo một số chỉ tiêu sau: - Tên trái phiếu: Trái phiếu Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh - Loại trái phiếu: Trái phiếu chuyển đổi - Hình thức trái phiếu: Trái phiếu ghi sổ và sẽ được niêm yết tại Hose - Mệnh giá trái phiếu: 1.000.000 đồng - Tổng giá trị phát hành: 1.128.015.000.000 đồng - Giá chào bán: Giá chào bán bằng mệnh giá 1.000.000 VND - Giá niêm yết dự kiến: 1.000.000 đồng/trái phiếu - Tổng số lượng trái phiếu niêm yết: 1.081.846 trái phiếu - Tổng giá trị Niêm yết (theo mệnh giá): 1.081.846.000.000 đồng (Một ngàn không trăm tám mươi mốt tỷ tám trăm bốn mươi sáu triệu đồng). - Đối tượng phát hành: Công ty hiện hữu, trường hợp cổ đông không mua hết thì phát hành CBCNV công ty với điều kiện (1) số lượng phát hành cho CBCNV không vượt quá 40 tỷ đồng; (2) CBCNV phải nắm giữ ít nhất 2 năm kể từ ngày phát hành. - Thời hạn trái phiếu: 05 năm - Ngày phát hành: 23/06/2014. - Ngày đáo hạn: 23/06/2019. 14 Quản trị tài chính – tình huống số 2 - Lãi suất trái phiếu: 12%/năm. - Kỳ hạn trả lãi: Tiền lãi Trái phiếu được thanh toán 1 năm/lần kể từ Ngày Phát hành Trái phiếu cho người sở hữu Trái phiếu bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản. - Phương thức thanh toán lãi: Tiền lãi trái phiếu được thanh toán 01 năm/lần vào ngày 2 3 tháng 6 hàng năm( ngày trả lãi ) hoặc vào ngày làm việc tiếp theo nếu ngày trả lãi là ngày thứ bảy , chủ nhật hoặc ngày lễ .Trái phiếu được chuyển đổi thành cổ phiếu sẽ không được hưởng lãi kể từ ngày trả lãi gần nhất cho đến ngày chuyển đổi. - Phương thức thanh toán gốc: Nếu nhà đầu tư không chuyển đổi thì gốc trái phiếu được thanh toán khi đáo hạn - Thời hạn chuyển đổi: Trái phiếu được chuyển đổi sau 06 tháng kể từ Ngày Phát hành và chia thành 06 (sáu) đợt, chi tiết: + Đợt 1: 06 tháng kể từ Ngày Phát Hành. + Đợt 2: 12 tháng kể từ Ngày Phát Hành. + Đợt 3: 24 tháng kể từ Ngày Phát Hành. + Đợt 4: 36 tháng kể từ ngày Phát Hành. + Đợt 5: 48 tháng kể từ ngày Phát Hành. + Đợt 6: 60 tháng kể từ ngày Phát Hành. - Tỷ lệ chuyển đổi của Nhà đầu tư nước ngoài tuân thủ theo quy định giới hạn về tỷ lệ nắm giữ của nhà đầu tư nước ngoài – tối đa 49% tổng số cổ phiếu của công ty cổ phần đại chúng (theo Quyết định số 55/2009/QĐ-TTg về tỷ lệ tham gia của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam do Thủ tướng chính phủ ban hành ngày 25/04/2009). - Giá chuyển đổi và tỷ lệ chuyển đổi: + Giá chuyển đổi: 11.000 đồng/cổ phiếu + Tỷ lệ chuyển đổi: 1:90,9 (một trái phiếu chuyển đổi thành 90,9 cổ phiếu). Số lượng cổ phiếu chuyển đổi sẽ được làm tròn xuống đến hàng đơn vị Mục đích chào bán trái phiếu chuyển đổi: Số tiền thu được từ đợt chào bán trái phiếu chuyển đổi sẽ được sử dụng để đầu tư vào một số dự án : dự án 152 Điện Biên Phủ, dự án nhà máy nước Tân Hiệp, Dự án nhà máy xử lí nước thải Tân Hóa Lò Gốm, Dự án nhà máy xử lí nước thải Suối Nhum, Dự án giảm thất thoát nước vùng 4, 5 ,6.Dự án tuyến ống nước thô Dầu Tiếng, dự án BOT mở rộng Xa lộ Hà Nội…góp vốn điều lệ vào Công ty Cổ phần Công trình Hạ tầng CII , thanh toán nợ gốc và lãi đến hạn của đợt trái phiếu phát hành năm 2007, bổ sung vốn cho hoạt động của công ty. Niêm yết: trái phiếu chuyển đổi được niêm yết tại Hose .Sau khi trái phiếu được chuyển đổi thành cổ phiếu, cổ phiếu này cũng sẽ được niêm yết trên Hose. 2. Đánh giá hiệu quả của đợt phát hành này: Phương án sử dụng vốn thu được Dự kiến tổng số vốn thu được từ đợt phát hành là 1.128.615.000.000 đồng, số tiền này được sử dụng theo phương án sau: a. Đầu tư Dự án BOT Cao ốc 152 Điện Biên Phủ :450 triệu đồng Thông tin về dự án: Đây là dự án đầu tư thực hiện trên cơ sở Hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh -Chuyển giao (BOT) ký kết với Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.Dự án đã được cấp Giấy Chứng nhận đầu tư số 41121000155 ngày 14/06/2011 do Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cấp. Sự cần thiết đầu tư: 15 Quản trị tài chính – tình huống số 2 Mục tiêu của dự án là thực hiện chủ trương xã hội hóa trong đầu tư phát triển của thành phố Hồ Chí Minh, sử dụng nguồn vốn ngoài ngân sách để xây dựng cao ốc văn phòng, góp phần tăng cường các tiện ích văn phòng làm việc của Sở Giao thông vận tải và các Ban Quản lý dự án thuộc Sở, đồng thời hình thành 01 Trung tâm điều khiển hệ thống vận tải hành khách công cộng của thành phố Hồ Chí Minh. Hiệu quả kinh tế: Dự án hoàn thành sẽ giúp CII ghi dấu ấn mạnh mẽ đối với các cơ quan quản lý Nhà nước, qua đó, mang lại cơ hội để CII được tin tưởng giao thực hiện các dự án khác tương tự. NPV của dự án là 1,256 tỷ đồng và tỷ suất nội hoàn IRR của dự án là 18,67 b. Góp vốn điều lệ vào Công ty Cổ phần Xây dựng Hạ tầng CII (CII E&C): 120.000 triệu đồng Thông tin về Công ty: Tên công ty: Công ty cổ phần xây dựng Hạ tầng CII (CII E&C) tiền thân là Công ty đầu tư kinh doanh Công Trình Giao Thông 565, số ĐKKD: 313409 do sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP.HCM cấp ngày: 14/12/2000. Đến ngày 23/10/2013, CII E&C chính thức được thành lập trên cơ sở đổi tên và tăng vốn điều lệ Công ty Cổ phần 565 (Công ty đầu tư kinh doanh Công Trình Giao Thông 565) Địa chỉ: Số 185 Hoa Lan, Phường 2, Quận Phú Nhuận, Tp. Hồ Chí Minh Vốn điều lệ đăng ký: 400.000.000.000 đồng (CII góp vốn 85,13%) Địa bàn hoạt động: Thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh miền Trung, miền Đông và Tây Nam Bộ. Sự cần thiết đầu tư: Để chuyên môn hóa hoạt động đầu tư của CII, trong năm 2013, Hội đồng Quản trị CII đã thống nhất mua lại phần lớn cổ phần Công ty Cổ phần 565 và đổi tên thành CII E&C với định hướng kinh doanh của CII E&C là tập trung chủ yếu vào việc thi công các công trình của CII và các công ty thành viên của CII. Với lĩnh vực hoạt động chính của CII E&C là xây dựng các công trình và cung cấp dịch vụ chiếu sáng cho các dự án của CII và Saigon Water (SII), với danh mục dự án đang triển khai đầu tư, cùng với danh mục dự án đang xúc tiến đầu tư của CII và SII, Đại hội đồng cổ đông CII E&C đã thống nhất tăng vốn điều lệ lên 400 tỷ đồng nhằm đảm bảo nguồn vốn lưu động khi thi công các dự án, công trình hạ tầng trọng điểm. Hiệu quả kinh tế: Tính đến 31/12/2013, CII sở hữu 85,13% vốn điều lệ của CII E&C. Những thành công và hiệu quả hoạt động kinh doanh đạt được của CII E&C trong tương lai sẽ góp phần gia tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh của CII, từng bước nâng cao quy mô hoạt động của CII. c. Bổ sung vốn hoạt động của Công ty: 58.615 triệu đồng. Trong các năm qua, hoạt động của CII tập trung chủ yếu trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng với khá nhiều dự án trọng điểm của thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận. Các dự án này đòi hỏi nguồn vốn đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn dài. Trong khi đó, quy mô vốn của CII chưa tương xứng với nhu cầu đầu tư. Do đó, CII phát hành Trái phiếu chuyển đổi đợt này để tăng quy mô vốn hoạt động cho Công ty. Vì vậy, bêncạnh việc sử dụng nguồn vốn thu được từ đợt phát hành trái phiếu chuyển đổi để đầu tư trực tiếp vào dự án, CII sử dụng 58.615 triệu đồng từ nguồn vốn thu được sau khi phát hành trái phiếu chuyển đổi để bổ sung vốn cho hoạt động của Công ty. 16 Quản trị tài chính – tình huống số 2 KẾT LUẬN Đối với việc huy động vốn bằng trái phiếu, hình thức này không phải lúc nào cũng khả thi, và còn chịu biến động, rủi ro của thị trường. Thêm nữa, nguồn vốn huy động từ hình thức này đôi khi chưa thể sinh lời ngay, gây áp lực lên lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS). Cuối cùng là tỷ lệ đòn bẩy tài chính, doanh nghiệp sẽ cố gắng đạt được tỷ lệ tối ưu nhất có thể, và điều này sẽ tác động trực tiếp lên quyết định việc doanh nghiệp muốn huy động vốn theo hình thức nào. Bên cạnh đó, trong bối cảnh lợi suất trái phiếu liên tục giảm, cơ hội đầu tư vào trái phiếu chính phủ hoặc được chính phủ bảo lãnh cũng vì thế mà bị thu hẹp. Do đó, các nhà đầu tư sẽ để ý đến các kênh đầu tư khác nhiều hơn. Mặc dù mặt bằng lãi suất chung hiện giờ là tương đối thấp, nhưng các tổ chức tín dụng vẫn có thể có được mức lợi nhuận hợp lý ở mức 3-5% cộng với lãi suất huy động 12 tháng. 17 Quản trị tài chính – tình huống số 2 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình quản trị tài chính (nxb thống kê-2011)_trường đại học thương mại, bộ môn quản trị tài chính, chủ biên Pgs.Ts Nguyễn Thị Phương Liên 2. Trang web tailieu.vn Vietstock.vn Saga.vn 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan