Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thảo luận bài tập nhóm Sở hữu trí tuệ...

Tài liệu Thảo luận bài tập nhóm Sở hữu trí tuệ

.DOCX
12
2496
92

Mô tả:

N07 – TL1 - NHÓM 1 BÀI TẬP NHÓM – ĐỀỀ BÀI SỐỐ 1. LỜI MỞ ĐẦU Tài sản trí tuệ là một loại tài sản vô hình, quyền sở hữu trí tuệ được Bộ luật Dân sự ghi nhận là một loại quyền tài sản. Với tư cách là một trong những quyền sở hữu trí tuệ, quyền tác giả từ lâu đã được pháp luật quy định, và trở thành một bộ phận không thể tách rời của pháp luật sở hữu trí tuệ. Thực tế hiện nay, tình trạng xâm phạm quyền tác giả xảy ra ở hầu hết các lĩnh vực với mức độ và hình thức khác nhau. Tuy nhiên để xác định được một hành vi có xâm phạm quyền tác giả hay không là vấn đề hết sức khó khăn, phức tạp, bởi tính chất cũng như mức độ của các hành vi đó. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, nhóm em xin đi sâu phân tích tình huống sau: Giữa năm 2005, Hoạ sĩ Trần Trung đã công bố đề tài “Kế hoạch xử lý sông Hồng” với nhiều ý tưởng táo bạo, mới mẻ, chưa từng xuất hiện trước đó như: Điều chỉnh dòng chảy của sông Hồng, cụ thể là mở rộng dòng chảy mùa cạn của sông; Nạo vét lòng sông, đồng thời kiên cố hoá tuyến đê mới hai bên bờ sông thành kè bê tông, biến thành đại lộ, xây dựng khu đô thị hai bên bờ sông và cả bãi giữa sông. Hoạ sĩ đã đăng ký quyền tác giả đề án này và được cấp Giấy chứng nhận quyền tác giả ngày 15/11/2005; đồng thời đã có hai cuộc hội thảo về đề án của Hoạ sĩ Trần Trung được tổ chức. Tháng 9/2005, thành phố Seoul (Hàn Quốc) ký kết bản ghi nhớ với Thanh phố Hà Nội về “Hợp tác quy hoạch phát triển sông Hồng”; và để triển khai công việc, Tổ dự án đã công bố Báo cáo “Lập quy hoạch phát triển sông Hồng giai đoạn 1”. Phần cốt lõi của báo cáo là điều chỉnh 2 tuyến đê sông Hồng và sông Đuống. Tuy nhiên, quy hoạch của tổ dự án có điểm trùng hợp với Đề án của Hoạ sĩ Trần Trung khi đề xuất bỏ đê cũ xây đê mới, xây dựng đô thị hai bên sông; còn các hạng mục quy hoạch không giống nhau. Cụ thể, Đề án của Hoạ sĩ Trần Trung sử dụng bãi giữa sông để quy hoạch “đô thị chọc trời” 1 N07 – TL1 - NHÓM 1 BÀI TẬP NHÓM – ĐỀỀ BÀI SỐỐ 1. còn Tổ Dự án dự kiến phát triển khu vực này thành khu bảo tồn sinh thái. Bao gồm các khu công viên, cây xanh,... Hoạ sĩ Trần Trung cho rằng Quy hoạch của Tổ Dự án đã xâm phạm quyền tác giả của ông NỘI DUNG I. Quy định của pháp luật hiện hành về quyền tác giả. 1. Đối tượng và điều kiện bảo hộ quyền tác giả Khoản 1 Điều 3 Luật sở hữu trí tuệ (SHTT) quy định “Đối tượng quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa”. Như vậy, đối tượng của quyền tác giả theo quy định của pháp luật Việt Nam là tác phẩm. Khái niệm chung nhất về tác phẩm theo Khoản 7 Điều 4 Luật SHTT là “Sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học thể hiện bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào”. Mỗi loại hình tác phẩm được bảo hộ khác nhau lại có những định nghĩa khác nhau được ghi nhận, hướng dẫn trong các Nghị định hướng dẫn của Chính phủ, trong đó có Nghị định 100/2006/NĐ-CP. Tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả theo Luật Sở hữu trí tuệ phải đáp ứng những điều kiện bảo hộ nhất định: Thứ nhất: Tác phẩm phải thuộc một trong các loại hình được bảo hộ quyền tác giả theo quy định tại Điều 14 Luật SHTT 2 N07 – TL1 - NHÓM 1 BÀI TẬP NHÓM – ĐỀỀ BÀI SỐỐ 1. Thứ hai: Tác phẩm phải có tính sáng tạo. Tức là tác phẩm mang tính mới mẻ, không sao chép lại từ tác phẩm của người khác và in đậm dấu ấn cá nhân của tác giả. Thứ ba: Tác phẩm được bảo hộ phải được thể hiện dưới những dạng thức nhất định. Tác phẩm phái sinh chỉ được bảo hộ nếu không làm phương hại đến quyền của tác giả tác phẩm gốc. Thứ tư: Tác phẩm được bảo hộ là tác phẩm không thuộc các đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả theo Điều 15 Luật SHTT bao gồm: Tin tức thời sự thuần túy, văn bản quy phạm phát luật, văn bản hành chính, văn bản khác thuộc lĩnh vực tư pháp và bản dịch chính thức của văn bản đó; Quy trình, hệ thống, phương pháp hoạt động, khái niệm, nguyên lý, số liệu. 2. Chủ thể quyền tác giả Chủ thể quyền tác giả: là tổ chức, cá nhân nắm giữ một, một số hoặc toàn bộ các quyền tài sản theo quy định pháp luật. Luật sở hữu trí tuệ 2009 đưa ra hững nhóm chủ thể sau: Chủ thể quyền tác giả là tác giả; Chủ thể quyền tác giả là các đồng tác giả; Chủ thể quyền tác giả là tổ chức, cá nhân giao nhiệm vụ cho tác giả hoặc giao kết hợp đồng với tác giả; Chủ thể quyền tác giả là người thừa kế; Chủ thể quyền tác giả là người nhận chuyển nhượng quyền tác giả; Chủ thể quyền tác giả là Nhà nước. 3. Nội dung quyền tác giả Tác giả có quyền tinh thần và quyền kinh tế đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra. Theo pháp luật Việt Nam là quyền nhân thân và quyền tài sản. * Quyền nhân thân. 3 N07 – TL1 - NHÓM 1 BÀI TẬP NHÓM – ĐỀỀ BÀI SỐỐ 1. Được quy định tại Điều 19, Luật SHTT 2005 bao gồm các quyền: Đặt tên cho tác phẩm; Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng; Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm; Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác Trong các quyền trên, quyền đứng tên, quyền đặt tên và quyền bảo vệ sự toàn vẹn tác phẩm là quyền được pháp luật quốc gia và quốc tế bảo hộ vô thời hạn và không được chuyển giao. Quyền công bố tác phẩm là quyền có thể để lại thừa kế, chuyển giao cho tổ chức, cá nhân khác. * Quyền tài sản. Là các quyền độc quyền do chủ sở hữu thực hiện hoặc cho phép người khác khai thác, sử dụng hoặc chuyển giao, được quy định rõ ràng tại Điều 20, Luật SHTT, bao gồm: Làm tác phẩm phái sinh; Biểu diễn tác phẩm trước công chúng; Sao chép tác phẩm; Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm; Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác; Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính. Các quyền tài sản và quyền nhân thân của tác giả nêu trên tự động phát sinh ngay sau khi tác phẩm được hình thành dưới dạng vật chất nhất định. Các tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tác phẩm phải thực hiện nghĩa vụ pháp lí với tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả. Chủ sở hữu quyền tác giả được hưởng tiền nhuận bút, thù lao và lợi ích vật chất khác từ việc cho phép tổ chức, cá nhân khác khai thác, sử dụng tác phẩm. 4 N07 – TL1 - NHÓM 1 BÀI TẬP NHÓM – ĐỀỀ BÀI SỐỐ 1. * Thời hạn bảo hộ quyền tác giả. Thời hạn bảo hộ quyền tác giả được quy định tại điều 27, Luật SHTT 2005. Theo đó quy định thời hạn đó là suốt cuộc đời tác giả và 50 năm sau khi tác giả chết. Trong trường hợp đồng tác giả thì thời hạn 50 năm, tính từ khi tác giả cuối cùng chết. Đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là 75 năm, kể từ khi tác phẩm công bố lần đầu. Trong thời hạn 25 năm kể từ khi được định hình, nếu tác phẩm loại này chưa công bố thì thời hạn bảo hộ là 100 năm, tính từ khi tác phẩm được định hình. 4. Hành vi xâm phạm quyền tác giả Ngoại trừ các trường hợp ngoại lệ quy định tại điều 25 và điều 26, theo quy định tại Điều 28 của Luật SHTT, những hành vi xâm phạm quyền tác giả gồm:  Chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học.  Mạo danh tác giả.  Công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả.  Công bố, phân phối tác phẩm có đồng tác giả mà không được phép của đồng tác giả đó.  Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.  Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả. 5 N07 – TL1 - NHÓM 1 BÀI TẬP NHÓM – ĐỀỀ BÀI SỐỐ 1.  Làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh.  Sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả, không trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác theo quy định của pháp luật.  Cho thuê tác phẩm mà không trả tiền nhuận bút, thù lao và quyền lợi vật chất khác cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả.  Nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt tác phẩm đến công chúng qua mạng truyền thông và các phương tiện kỹ thuật số mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.  Xuất bản tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.  Cố ý huỷ bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.  Cố ý xoá, thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử có trong tác phẩm.  Sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, bán hoặc cho thuê thiết bị khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị đó làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình. 6 N07 – TL1 - NHÓM 1 BÀI TẬP NHÓM – ĐỀỀ BÀI SỐỐ 1.  Làm và bán tác phẩm mà chữ ký của tác giả bị giả mạo.  Xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối bản sao tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả. II. Phân tích tình huống: 1. Quyền của họa sĩ Trần Trung đối với đề tài “Kế hoạch xử lý sông Hồng”. Họa sĩ Trần Trung là người trực tiếp sáng tạo và là tác giả của đề tài “Kế hoạch xử lý sông Hồng”. Kế hoạch này lần đầu tiên được công bố vào giữa năm 2005 tại Việt Nam bởi chính tác giả của kế hoạch với những ý tưởng táo bạo, mới mẻ, chưa từng xuất hiện trước đó. Do đó, nhóm xác định họa sĩ Trần Trung được bảo hộ tác phẩm của mình là đề tài “Kế hoạch xử lý sông Hồng”. Cụ thể loại hình tác phẩm được bảo hộ ở đây là “tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác – bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình cấu trúc, công trình khoa học” theo quy định tại điểm a, k Khoản 1 Điều 14 Luật SHTT 2009. Mặt khác, đề tài của họa sĩ đã được định hình, đó là tác phẩm được thể hiện dưới dạng chữ viết (Kế hoạch, Đề án), kèm theo đó là bản vẽ quy hoạch “đô thị chọc trời”. Như vậy, đề tài “Kế hoạch xử lý sông Hồng” của hoạ sĩ Trần trung đáp ứng đủ các điều kiện để được bảo hộ, cụ thể tác phẩm thoả mãn hai yếu tố: là kết quả của hoạt động sáng tạo và tác được định hình dưới hình thức nhất định. Vì vậy, việc hoạ sĩ được cấp Giấy chứng nhận quyền tác giả là hoàn toàn phù hợp với các 7 N07 – TL1 - NHÓM 1 BÀI TẬP NHÓM – ĐỀỀ BÀI SỐỐ 1. quy định của pháp luật. Do đó, họa sĩ có đầy đủ các quyền nhân thân và quyền tài sản đối với đề tài của mình. Thứ nhất, về quyền nhân thân, theo quy định tại Điều 19, Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009 thì quyền nhân thân của họa sỹ Trần Trung đối với tác phẩm do mình sang tạo ra gồm: Quyền đặt tên cho tác phẩm; Quyền đứng tên thật hoặc hoặc bút danh trên tác phẩm của mình và được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác tác phẩm được công bố và sử dụng trên thực tế; Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố; Bảo vệ tác phẩm của mình và không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của mình. Thứ hai, họa sỹ có quyền tài sản. Theo quy định tại Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi bổ sung năm 2009) thì họa sỹ Trần Trung có những độc quyền sau:      Làm tác phẩm phái sinh; Biểu diễn tác phẩm trước công chúng; Sao chép tác phẩm; Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm; Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác 2. Tổ Dự án cùng với bản báo cáo “Lập quy hoạch phát triển sông Hồng giai đoạn 1” không xâm phạm quyền tác giả của hoạ sĩ Trần Trung. Trong tình huống trên, Hoạ sĩ Trần Trung đã cáo buộc Tổ Dự án cùng bản báo cáo “Lập quy hoạch phát triển sông Hồng giai đoạn 1” xâm phạm quyền tác giả của ông. Giả sử nếu có hành vi xâm phạm trong tình huống này, Tổ dự án cùng 8 N07 – TL1 - NHÓM 1 BÀI TẬP NHÓM – ĐỀỀ BÀI SỐỐ 1. bản báo cáo chỉ có thể xâm phạm một trong các quyền tài sản của hoạ sĩ Trần Trung là quyền sao chép tác phẩm hoặc quyền làm tác phẩm phái sinh. Tuy nhiên, qua phân tích và đánh giá tình huống, nhóm xác định, Tổ Dự án không hề có hành vi xâm phạm quyền tác giả cua hoạ sĩ Trần Trung đối với tác phẩm “ Kế hoạch xử lý sông Hồng” bởi những lý lẽ sau: Thứ nhất, bản báo cáo “Lập quy hoạch phát triển sông Hồng giai đoạn 1” của Tổ Dự án được tạo ra độc lập và không phải là bản sao của tác phẩm “Kế hoạch xử lý sông Hồng” của hoạ sĩ Trần Trung. Khoản 4 Điều 4 Nghị định 100/2006/NĐ-CP quy định chi tiết về quyền tác giả và quyền liên quan quy định: “Bản sao tác phẩm là bản sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp một phần hoặc toàn bộ tác phẩm. Bản sao chụp tác phẩm cũng là bản sao tác phẩm.” Khi xem xét về mặt nội dung của tác phẩm “Kế hoạch xử lý sông Hồng” và bản báo cáo “Lập quy hoạch phát triển sông Hồng giai đoạn 1”, rõ ràng, bán báo cáo không hề sao chép trực tiếp hay gián tiệp bất kỳ bộ phận nào của tác phẩm “Kế hoạch xử lý sông Hồng. Điểm tương đồng duy nhất giữa nội dung của hai tác phẩm này là ý tưởng đề xuất bỏ đê cũ xây đê mới, xây dựng đô thị hai bên sông; còn các hạng mục quy hoạch không giống nhau. Đây là ý tưởng mà ta có thể thấy trong bất kỳ bản kế hoạch nào liên quan đến việc cải tạo và xử lý các tuyến sông. Nói cách khác, trong quá trình cải tạo các tuyến sông, việc bỏ đê cũ xây đê mới hay phát triển các khu dân cư, đô thị hai bên sông là điều hiển nhiên phải có và thường có. Ý tưởng này không hề mang tính sang tạo mà chỉ phát sinh từ nhu cầu cải tạo và xử lý các tuyến sông. Mặt khác, Luật sở hữu trí tuệ chỉ bảo hộ hình thức thể hiện tác phẩm mà không bảo hộ những ý tưởng có trong tác phẩm. Vì vậy, ý tưởng trùng lặp giữa hai tác phẩm dù có tính sáng tạo hay không cũng không được bảo hộ như một đối tượng của quyền tác giả. Tóm lại, bản báo cáo “Lập quy hoạch phát triển sông Hồng giai đoạn 1” không phải là bản sao của tác phẩm “Kế hoạch xử lý sông Hồng”. Do đó, Tổ Dự án không hề xâm phạm quyền sao chép tác phẩm của hoạ sĩ Trần Trung. 9 N07 – TL1 - NHÓM 1 BÀI TẬP NHÓM – ĐỀỀ BÀI SỐỐ 1. Thứ hai, bản báo cáo “Lập quy hoạch phát triển sông Hồng giai đoạn 1” không phải là tác phẩm phái sinh được tạo ra từ tác phẩm “Kế hoạch xử lý sông Hồng” của hoạ sĩ Trần Trung. Khoản 8 Điều 4 Luật SHTT quy định: “Tác phẩm phái sinh là tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, tác phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển chọn.” Các loại hình tác phẩm phái sinh trên có thể chia thành các nhóm: * Nhóm các tác phẩm phái sinh có tác động đến tác phẩm gốc: Tác phẩm dịch: là tác phẩm phái sinh được thể hiện bởi ngôn ngữ khác biệt với ngôn ngữ mà tác phẩm gốc thể hiện, sự sáng tạo của tác phẩm phái sinh được thông qua cách sử dụng ngôn ngữ của tác giả. Tác phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể: là tác phẩm ra đời dựa trên sự biến đổi tác phẩm gốc nhằm làm cho tác phẩm phù hợp với những điều kiện khai thác khác nhau. Thuật ngữ “phóng tác, cải biên chuyển thể” trong quy định của pháp luật Việt Nam về quyền tác giả được sử dụng tương đương với thuật ngữ adaptation trong tiếng Anh, có nghĩa là sự phỏng theo, việc sửa lại cho phù hợp; sự biến đổi làm cho thích hợp… Tác phẩm chuyển thể là tác phẩm được hình thành từ tác phẩm ở loại hình này sang một loại hình khác ví dụ chuyển thể từ tác phẩm văn học thành kịch bản (tiếng Anh là dramatization, tiếng Pháp là dramatisation) sân khấu hoặc điện ảnh. Tác phẩm gốc có thể là tiểu thuyết, trường ca, truyện dài… hoặc cũng có thể là tác phẩm kịch (sân khấu) được chuyển thành kịch bản điện ảnh, nhạc kịch,… * Nhóm các tác phẩm phái sinh không tác động đến tác phẩm gốc: Tác phẩm phái sinh thuộc dạng này bao gồm: tác phẩm tuyển chọn và tác phẩm biên soạn, chú giải, là tác phẩm dựa trên sự tập hợp, chọn lọc, sắp xếp và giải thích những tác phẩm đã tồn tại theo những yêu cầu nhất định. Như vậy, có thể thấy, bản báo cáo ““Lập quy hoạch phát triển sông Hồng giai đoạn 1” không thuộc bất kỳ loại hình tác phẩm phái sinh nào đã phân tích trên đây. Cụ thể, căn cứ vào nội dung của bản báo cáo, rõ ràng không hề thấy có bất kỳ dấu ẩn hay yếu tố nào của tác phẩm “Kế hoạch xử lý sông Hồng”. 10 N07 – TL1 - NHÓM 1 BÀI TẬP NHÓM – ĐỀỀ BÀI SỐỐ 1. Tóm lại, dực trên những lý lẽ trên, nhóm khẳng định, Tổ Dự án không hề có bất cứ hành vi nào xâm phạm quyền nhân thân hay tài sản của hoạ sĩ Trần Trung đối với tác phẩm “Kế hoạch xử lý sông Hồng. III. Phương án giải quyết. Như vậy, đối với trường hợp của họa sĩ Trần Trung, tác phẩm của ông tuy được công bố sớm hơn so với báo cáo của tổ dự án Hàn Quốc. Nhưng xét về nội dung Báo cáo của Tổ dự án chỉ có ý tưởng về việc cải tạo sông trùng với tác phẩm của ông, ý tưởng này lại là điều hiển nhiên phải có trong bất kỳ phương án cải tạo sông nào. Mặt khác, nội dung của hai tác phẩm này là hoàn toàn khác nhau. Cụ thể, các hạng mục quy hoạch không giống nhau. Đề án của họa sĩ Trần Trung sử dụng bãi giữa sông để quy hoạch đô thị, còn Tổ dự án dự kiến phát triển khu vực này thành khu bảo tồn sinh thái, bao gồm các khu công viên cây xanh. Từ những lập luận và phân tích ở trên, nhóm khẳng định Tổ dự án không có hành vi xâm phạm tới quyền tác giả, do đó hoạ sĩ Trần Trung không có cơ sở để cáo buộc Tổ dự án xâm phạm quyền tác giả của ông, đồng thời cũng không được sử dụng các biện pháp bảo vệ quyền tác giả của mình đê can thiệp vào việc triển khai, sửu dụng cũng như thực hiện bản quy hoạch phát triển sông Hồng. KẾT LUẬN Trong một số nghiên cứu của các tổ chức quốc tế, Việt Nam là nước có tỷ lệ xâm phạm quyền tác giả và quyền liên quan cao. Mặc dù pháp luật đã có những cơ chế thực thi và bảo vệ quyền tác giả, tuy nhiên, ngoài việc áp dụng các chế tài xử phạt các hành vi vi phạm thì còn cần hơn nữa chính ở ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật của người dân, của cộng đồng về quyền tác giả và quyền liên quan 11 N07 – TL1 - NHÓM 1 BÀI TẬP NHÓM – ĐỀỀ BÀI SỐỐ 1. để tạo ra tác động tích cực, giúp thế giới có cách nhìn nhận đúng về thực thi quyền tác giả cũng như quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam trong quá trình hội nhập. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật SHTT Việt Nam, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2009. 2. Lê Đình Nghị và Vũ Thị Hải Yến (chủ biên), Giáo trình luật SHTT, Nxb. Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2009. 3. Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2005 4. Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009). 5. NĐ 100/2006/NĐ- CP. 6. Báo Hà Nội Mới, tranh cãi tác giả nghiên cứu quy hoạch hai bên sông Hồng, 10/3/2007. 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan