Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Thanh toán quốc tế

.PDF
217
38
87

Mô tả:

CHƢƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ Mục tiêu và yêu cầu: Chương này trình bày khái niệm, đặc điểm và vai trò của thanh toán quốc tế trong nền kinh tế; tiền tệ trong thanh toán quốc tế. Ngoài ra, chương này còn giới thiệu khái quát về cán cân thanh toán quốc tế. Bên cạnh những phần lý thuyết cơ bản sẽ có một số bài tập nhằm cung cấp cho người học làm quen các thuật ngữ và các cách tính các thông số liên quan. 1.1 Khái quát về thanh toán quốc tế 1.1.1 Khái niệm. Dưới tác động kinh tế thị trường, các quan hệ về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội,… giữa các nước ngày càng phát triển. Kết quả thực hiện các mối quan hệ này hình thành các khoản thu – chi tiền tệ quốc tế giữa các nước với nhau, tạo nên địa vị tài chính mỗi nước mỗi bội thu hay bội chi. Tuy nhiên do khác nhau về ngôn ngữ, luật pháp, tập quán,… do cách xa về khoảng cách địa lý nên việc thanh toán không thể tiến hành trực tiếp với nhau, mà nhất thiết phải thông qua các tổ chức trung gian đó là các ngân hàng thương mại cùng với mạng lưới hoạt động của nó có mặt khắp nơi trên thế giới. Thanh toán quốc tế (International setlement) là quá trình thực hiện các khoản thu chi tiền tệ quốc tế thông qua hệ thống ngân hàng trên thế giới nhằm phục vụ cho các mối quan hệ trao đổi quốc tế phát sinh giữa các nước với nhau. Thanh toán quốc tế là nghiệp vụ ngân hàng quốc tế được hình thành và phát triển trên nền tảng hoạt động ngoại thương và các quan hệ trao đổi quốc tế. Nghiệp vụ này đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn cao, ứng dụng công nghệ tiên tiến, tạo sự kết nối hài hòa giữa ngân hàng trong nước với hệ thống ngân hàng trên thế giới. Hay, Thanh toán quốc tế là việc thực hiện các nghĩa vụ chi trả và quyền hưởng lợi về tiền tệ phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức, cá nhân nước này với tổ chức, cá nhân nước khác, hay giữa một quốc gia với một tổ chức quốc tế, thông qua quan hệ giữa các ngân hàng của các nước liên quan. Từ khái niệm trên cho thấy, thanh toán quốc tế phục vụ cho hai lĩnh vực hoạt động là kinh tế và phi kinh tế. Hai lĩnh vực hoạt động này không có một ranh giới rõ rệt. Do hoạt động thanh toán quốc tế được hình thành trên cơ sở hoạt động ngoại thương và phục vụ chủ yếu cho hoạt động ngoại thương. Trong thực tế, người ta thường phân thanh toán quốc tế thành hai lĩnh vực rõ ràng là: Thanh toán trong ngoại thương (thanh toán mậu dịch) và thanh toán phi ngoại thương (thanh toán phi mậu dịch). 1 1.1.2 Đặc điểm Hoạt động thanh toán quốc tế thể hiện những đặc điểm cơ bản sau đây: - Hoạt động thanh toán quốc tế bao gồm hai bộ phận: thanh toán phục vụ cho các khoản giao dịch mang tính mậu dịch và phi mậu dịch. - Hoạt động thanh toán quốc tế đa số được tiến hành bằng ngoại tệ. Vì vậy khi phải thực hiện cần phải lựa chọn đồng tiền tính toán và đồng tiền thanh toán hợp lý và tương đối ổn định, đồng thời cần phải tính toán thận trọng để lựa chọn kỹ thuật phòng chống rủi ro khi tỷ giá hoái đoái biến động. - Hoạt động thanh toán quốc tế được thực hiện trên nền tảng pháp luật và tập quán thương mại quốc tế, đồng thời phải được vận dụng một cách khéo léo trên cơ sở kết hợp với pháp luật trong nước. - Hoạt động thanh toán quốc tế phải đạt tiêu chuẩn nghiệp vụ ngân hàng quốc tế, nên đòi hỏi các ngân hàng thương mại khi thực hiện nghiệp vụ này phải có năng lực tài chính vững mạnh, trình độ nghiệp vụ cao, công nghệ tiên tiến và mạng lưới đại lý rộng khắp trên thế giới nhằm thực hiện các khoản thanh toán nhanh chóng và an toàn. - Hoạt động thanh toán quốc tế chịu ảnh hưởng bởi các chính sách kinh tế, chính sách ngoại thương và ngoại hối quốc gia. - Kỹ thuật thanh toán của ngân hàng được thực hiện dựa trên chứng từ chứ không dựa trên hàng hóa, nên bộ chứng từ đóng vai trò quan trọng trong thanh toán quốc tế Hoạt động thanh toán quốc tế được thực hiện trên phạm vi toàn cầu, phục vụ toàn bộ các giao dịch thương mại, đàu tư, hợp tác quốc tế... thông qua mạng lưới ngân hàng thương mại thế giới. Với sự bùng nổ và phát triển cảu công nghệ thông tin trong vài thập niên gần đây là điều kiện thúc đẩy thanh toán quốc tế ngày càng được hoàn thiện, đổi mới công nghệ nhằm đảm bảo cung cấp nhwungx sản phẩm tiện ích an toàn, nhanh chóng và hiệu quả. 1.1.3 Vai trò của thanh toán quốc tế - Thanh toán quốc tế là khâu quan trọng trong quá trình mua bán hàng hóa, dịch vụ giữa các tổ chức, các cá nhân thuộc các quốc gia khác nhau. Nếu không có hoạt động thanh toán quốc tế thì hoạt động kinh tế đối ngoại khó tồn tại và phát triển được. Nếu hoạt động thanh toán quốc tế được nhanh chóng, an toàn, chính xác sẽ giải quyết được mối quan hệ lưu thông hàng hóa – tiền tệ giữa người mua và người bán một cách trôi chảy và hiệu quả. Về giác độ kinh doanh, người mua thanh toán, 2 người bán giao hàng thể hiện chất lượng của một chu kỳ kinh doanh, phản ánh hiệu quả kinh tế và tài chính trong hoạt động của các doanh nghiệp. - Trong thanh toán quốc tế, ngân hàng đóng vai trò trung gian thanh toán giúp cho quá trình thanh toán được tiến hành an toàn nhanh chóng tiện lợi và giảm bớt chi phí thay vì thanh toán bằng tiền mặt. Với sự ủy thác của khách hàng, ngân hàng không chỉ bảo vệ quyền lợi cho khách hàng trong giao dịch thanh toán, mà còn tư vấn cho khách hàng nhằm tạo sự an tâm, tin tưởng và hạn chế rủi ro trong quan hệ giao dịch mua bán và thanh toán với nước ngoài. Thanh toán không những làm tăng thu nhập của ngân hàng bằng những khoản phí, hoa hồng mà còn tạo điều kiện cho ngân hàng tăng thêm nguồn vốn của mình do khách hàng mở tài khoản, hoặc ký quỹ tại ngân hàng. Đồng thời ngân hàng có thể thực hiện các nghiệp vụ khác như: chấp nhận hối phiếu, chiết khấu hối phiếu, cung cấp tín dụng tài trợ, bảo lãnh thanh toán cho khách hàng,... Như vậy thực hiện tốt thanh toán quốc tế sẽ tạo điều kiện phát triển các nghiệp vụ và mở rộng quy mô hoạt động của ngân hàng, nâng cao uy tín của ngân hàng trên thương trường quốc tế. - Thanh toán quốc tế là khâu cuối cùng kết thúc quá trình lưu thông hàng hóa, nếu như quá trình thanh toán được tiến hành một cách liên tục nhanh chóng thuận lợi, giá trị hàng hóa xuất nhập khẩu được thực hiện, có tác dụng đẩy nhanh tốc độ thanh toán và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Bên cạnh đó thông qua quá trình giao dịch với ngân hàng từng khâu trong quá trình thanh toán, nếu doanh nghiệp thiếu vốn thì ngân hàng sẽ có mặt kịp thời tài trợ vốn, hỗ trợ về kỹ thuật thanh toán thông qua việc hướng dẫn, tư vấn tận tình giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn và hạn chế thấp nhất những rủi ro trong thanh toán quốc tế có thể xảy ra. - Thực hiện tốt thanh toán quốc tế có tác dụng khuyến khích các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh, gia tăng khối lượng hàng hóa mua bán, mở rộng quan hệ giao dịch giữa các nước với nhau. - Thực hiện tốt thanh toán quốc tế có tác dụng tập trung và quản lý nguồn ngoại tệ trong nước và sử dụng ngoại tệ một cách có mục đích, có hiệu quả theo yêu cầu của nền kinh tế, đồng thời tạo điều kiện thực hiện tốt chế độ quản lý ngoại hối. - Thực hiện thanh toán quốc tế tốt tạo điều kiện thực hiện và quản lý có hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu trong nước theo đúng chính sách ngoại thương đã đề ra . 3 1.1.4 Tiền tệ trong thanh toán quốc tế 1.1.4.1 Đặc điểm của tiền tệ trong thanh toán quốc tế - Hiện nay các nước trên thế giới không áp dụng một chế độ tiền tệ thống nhất, kể từ năm 1971. Khi chế độ bản vị Dollar sụp đổ, trên thế giới không có chế độ tiền tệ thống nhất, vì thế không có đồng tiền “chuẩn” sử dụng trong thanh toán quốc tế như USD trước đây. Tùy theo thỏa thuận giữa các nước với nhau sử dụng đồng tiền nào là hợp lý ví dụ như: USD, GBP, EUR, JPY,... - Hầu hết các nước trên thế giới đều sử dụng tiền giấy không chuyển đổi ra vàng, giá trị đồng tiền của mỗi nước biến động theo cung cầu ngoại tệ trên thị trường. - Ngoại tệ sử dụng trong thanh toán quốc tế thông thường là số dư trên tài khoản tiền gửi đều được thanh toán chuyển khoản qua hệ thống ngân hàng thương mại toàn cầu hoặc dưới hình thức là phương tiện thanh toán quốc tế được ghi bằng ngoại tệ. - Trên thế giới hình thành hai khối quản lý ngoại hối: + Khối các nước tư bản chủ nghĩa thì tự do phát triển, tự do mậu dịch, tự do chuyển đổi ngoại hối, tự do mua bán ngoại hối, tự do xuất nhập khẩu vàng. + Khối các nước đang phát triển và các nước Xã hội chủ nghĩa thì thực hiện chế độ quản lý ngoại hối, kiểm soát mua bán ngoại hối và xuất nhập khẩu vàng nhằm để tập trung, quản lý và sử dụng ngoại hối một cách có hiệu quả phục vụ cho yêu cầu phát triển kinh tế. Sự khác biệt trong cách quản lý ngoại hối đòi hỏi nhà nước cần phải có giải pháp lựa chọn kỹ thuật điều chỉnh tỷ giá hối đoái hợp lý, nhằm ổn định giá trị đồng tiền của quốc gia mình. 1.1.4.2 Phân loại tiền tệ trong thanh toán quốc tế Có nhiều cách phân loại nhưng tiêu biểu nhất là: a. Căn cứ vào phạm vi sử dụng: - Tiền tệ Thế giới (World currency): là vàng được dùng làm phương tiện dự trữ và thanh toán quốc tế, đặc biệt là trong thời kỳ chế độ bản vị vàng, vàng được dùng như phương tiện dự trữ và thanh toán quốc tế, được tự do luân chuyển giữa các nước với nhau. Nhưng trong điều kiện nền kinh tế thế giới hiện nay, hầu hết các nước trên thế giới sử dụng tiền giấy trong lưu thong và không chuyển đổi ra vàng, nên trong thanh toán quốc tế thường sử dụng ngoại tệ, còn vàng chỉ được làm phương tiện dự trữ và thanh toán cuối cùng giữa các quốc gia với nhau vào thời điểm cuối năm. - Tiền tệ quốc tế (International currency): là tiền tệ của một nước được các nước trong khối lựa chọn khi ký kết hợp đồng theo các hội nghị tiền tệ thế giới, các hiệp định tiền tệ, ví dụ như: 4 + Trong bản vị hối đoái vàng dựa vào đồng bảng Anh thì sử dụng đồng bảng Anh trong thanh toán quốc tế + Trong chế độ bản vị hối đoái hối đoái vàng dựa vào đồng đô la Mỹ (USD) thì sử dụng đô la Mỹ trong thanh toán quốc tế + Hiệp định thanh toán Jamaica 04/1976 các nước thống nhất sử dụng SDR + Hiệp định thanh toán Châu Âu 1979 các nước khối EEC sử dụng ECU, kể từ 01/01/199 đổi thành EUR - Tiền tệ quốc gia (National currency): là tiền tệ của một nước mạnh được các nước lựa chọn làm tiền tệ trong thanh toán quốc tế, thường là các ngoại tệ mạnh như USD, JPY, GBP, EUR,…. b. Căn cứ vào tính chất chuyển đổi của tiền tệ: - Ngoại tệ tự do chuyển đổi (Free convertible currency): là đồng tiền mà pháp luật quốc gia đó cho phép chuyển đổi ra đồng tiền các nước khác và ngược lại, thông thường là các đồng tiền nước mạnh. Có 2 loại: ngoại tệ chuyển đổi toàn phần và chuyển đổi từng phần. Để đánh giá khả năng chuyển đổi ngoại tệ toàn phần dựa vào 3 yếu tố: + Chủ thể: Người cư trú, người không cư trú + Mức độ: Nhiều hay ít, có giới hạn hay không + Nguồn thu nhập tiền tệ từ đâu: từ hoạt động xuất nhập khẩu, dịch vụ, vay mượn, thân nhân nước ngoài gửi về. Một ngoại tệ được đánh giá là ngoại tệ chuyển đổi toàn phần thì thỏa mãn các yếu tố trên và ngược lại là ngoại tệ chuyển đổi từng phần. c. Căn cứ vào hình thức tồn tại của tiền tệ + Ngoại tệ tiền mặt(Cash): là tiền giấy/polymer của mỗi quốc gia thường chiếm tỷ lệ nhỏ trong cán cân thanh toán quốc tế chủ yếu trong lĩnh vực phi mậu dịch + Ngoại tệ chuyển khoản (Transferable currency): là ngoại tệ được sử dụng để chuyển tiền từ tài khoản này sang tài khoản khác thông qua hệ thống ngân hàng + Tiền tệ Cleanring (Cleanring currency): là tiền tệ ghi sổ giữa hai hay nhiều nước có quan hệ mua bán ký kết hiệp định với nhau không được quyền chuyển nhượng và chuyển đổi, cuối năm tiến hành bù trừ chỉ số nợ và được giải quyết bằng những cách sau:  Trả bằng hàng hóa, dịch vụ  Trả bằng vàng hay ngoại tệ  Chuyển dư nợ sang năm sau d. Căn cứ vào vị trí và vai trò của tiền tệ: - Ngoại tệ mạnh (Hard currency): là tiền tệ có năng lực trao đổi cao, có thể đổi lấy 5 bất cứ loại hàng hoá, dịch vụ nào, ở bất cứ thị trường nào trên thế giới; ví dụ, USD, GBP, JPY, EUR, v.v…Ngoại tệ mạnh căn cứ vào các chỉ tiêu sau: - Tỷ trọng dự trữ vàng và tốc độ tăng dự trữ vàng của các nước là một trong những yếu tố quyết định đến khả năng bảo đảm giá trị đồng tiền của nước đó. Mặc dù hiện nay Ngân hàng trung ương các nước về mặt pháp lý không tự do chuyển đổi tiền ra vàng, nhưng chúng ta cũng không thể nào phủ nhận biến động của giá vàng trên thế giới là một trong những yếu tố ảnh hưởng nhất định đến biến động đồng tiền của các nước trên thế giới - Ngoại tệ được các nước chọn làm phương tiện dự trữ và thanh toán quốc tế. - Ngoại tệ được các nước lựa chọn làm phương tiện đầu tư, cho vay, trả nợ,... Năng lực trao đổi của đồng tiền được thể hiện nếu sử dụng đồng tiền này thì số lượng hàng hóa mua được nhiều hay ít, về chủng loại hàng hóa rộng hay hẹp có - mua được nhiều loại hàng hóa đa dạng, phong phú hay không, về thị trường thì mua được trên bất cứ thị trường nào trên thế giới hay không? Tuy nhiên để đánh giá ngoại tệ mạnh hay yếu còn tùy thuộc vào hoàn cảnh lịch sử trong từng giai đoạn + Ngoại tệ yếu (Soft currency): là đồng tiền quốc gia khi mang ra khỏi nước không còn giá trị, hầu như không nước nào chấp nhận sử dụng đồng tiền này trong thanh toán quốc tế, chẳng hạn như đồng tiền của các nước kém phát triển. e. Căn cứ vào mục đích sử dụng tiền tệ - Tiền tệ tính toán (currency of account): Là đồng tiền dùng để tính đơn giá và tổng giá trị hợp đồng mua bán ngoại thương. - Tiền tệ thanh toán (Curency of payment): Là đồng tiền dùng để thanh toán chi trả nợ nần của người mua trả cho người bán về hàng hóa xuất nhập khẩu và các dịch vụ khác có liên quan. 1.2 Các điều kiện trong thanh toán quốc tế. 1.2.1 Điều kiện thƣơng mại quốc tế - Incoterm (international commercial terms) Điều kiện thương mại quốc tế - Incoterm do phòng thương mại quốc tế - ICC (International Chamber of Commerce) ban hành lần đầu tiên vào năm 1936 và đã qua nhiều lần sửa đổi bổ sung vào các năm 1953, 1967, 1976, 1980, 1990, 2000 và lần chỉnh sửa bổ sung mới nhất là Incoterm 2010 là văn bản hiện hành. Mục đích sửa đổi, hoàn thiện Incoterm nhằm hạn chế thấp nhất những rủi ro có thể xảy ra giữa bên mua và bên bán khi thực hiện hợp đồng ngoại thương. 6 Incoterms 2010 gồm 11 điều kiện thương mại chia thành 2 nhóm : Nhóm 1: Có 7 điều kiện thƣơng mại áp dụng với mọi loại phƣơng tiện vận tải: EXW - Ex Works (named place): giao hàng tại xưởng (địa điểm quy định) FCA - Free Carrier (named place): giao hàng cho người vận tải (tại địa điểm quy định) CPT - Carriage Paid To – Carriage Paid To (named place of destination): cước phí trả tới (nơi đích quy định) CIP - Carriage and Insurance Paid – Carriage and Insurance Paid to (named place of destination): cước phí, bảo hiểm trả tới (nơi đích quy định) DAT - Delivered At Terminal (named place of…..Terminal) Giao hàng tại địa điểm cuối của chặn hành trình vận tải. DAP - Delivered At Place (named place of…place of destination): giao hàng tại nơi đến DDP - Delivered Duty Paid (named place of destination): giao hàng đã nộp thuế quan (tại nơi đích quy định) Nhóm 2: Nhóm chỉ áp dụng cho phƣơng tiện vận tải thủy (đƣờng biển và đƣờng sông) quốc tế và nội địa: Nhóm này chỉ có 4 điều kiện thƣơng mại FAS – Free Alongside Ship (named port of shipment): giao hàng dọc mạn tàu (tại cảng bốc hàng quy định) FOB – Free On Board (named port of shipment): giao hàng lên tàu (tại cảng bốc hàng quy định) CFR Cost and Freight (named port of destination): tiền hàng và cước phí (cảng đến quy định) CIF – Cost, Insurance and Freight (named port of destination): tiền hàng, bảo hiểm và cước phí (cảng đến quy định) Nhận xét: So với Incoterms 2000 (có 13 điều kiện), thì Incoterms 2010 loại bỏ bớt 4 điều kiện : DAF; DES; DEQ; DDU và thêm 2 điều kiện thương mại mới DAT và DAP  Nội dung cơ bản của Incoterm 2010: - EXW – EX Works: Giao hàng tại xưởng Giao hàng tại xưởng có nghĩa là người bán giao hàng, chưa thông quan xuất khẩu và cũng chưa được bốc lên bất cứ phương tiện vận tải nào đến nhận hàng, khi đặt hàng hóa dưới quyền định đoạt của người mua tại cơ sở người bán hoặc tại địa điểm chỉ định. Điều kiện này thể hiện nghĩa vụ của người bán ở mức tối thiểu và nghĩa vụ của người mua ở mức tối đa. Người mua phải nhận hàng tại địa điểm của người bán, tự thuê phương tiện vận tải và hàng hóa, làm thủ tục và chịu chi phí thông quan xuất 7 khẩu, quá cảnh và nhập khẩu. Điều kiện này có thể sử dụng cho mọi phương thức vận tải và có thể sử dụng khi có nhiều phương thức vận tải tham gia. - FCA – Free carrier: Giao cho người chuyên chở Điều kiện giao hàng này có thể dùng cho mọi phương thức vận chuyển, bao gồm cả vận tải đa phương thức, như trong vận tải container, trong đó lan can tàu không đóng vai trò có liên quan tới sự xác định điểm vận tải. Điều kiện FCA có thể sử dụng thay thế cho điều kiện FOB trong vận tải hàng không. Theo điều kiện này, ngƣời bán phải:  Lấy giấy phép xuất khẩu, nộp thuế và lệ phí xuất khẩu.  Giao hàng tại địa điểm và trong thời gian quy định cho người vận tải công cộng thứ nhất đã được người mua chỉ định.  Cung cấp bằng chứng về việc giao hàng cho người vận tải (vận đơn, biên lai nhận hàng). Ngƣời mua phải:  Chỉ định kịp thời người vận tải.  Kí hợp đồng vận tải và trả cước vận tải. Chịu rủi ro và tổn thất về hàng từ khi hàng được giao cho người vận tải đã được chỉ định.  Làm thủ tục hải quan cho hàng nhập khẩu Nếu không có địa điểm giao hàng cụ thể nào được thỏa thuận ở nơi quy định và có một số  địa điểm có thể giao hàng, người bán có thể chọn địa điểm tại nơi giao hàng phù hợp nhất với mục đích của mình. Điều kiện này có thể sử dụng cho mọi phương thức vận tải, phù hợp với trường hợp hàng hóa được đóng trong container, thường được giao tại các bến bãi. - CPT – Carriage paid to: Cước phí trả tới Cước phí tar tới nghĩa là người bán giao hàng cho người chuyên chở hoặc một người khác do người bán chỉ định tại một nơi thỏa thuận (nếu điểm đó đã được các bên thỏa thuận) và người bán phải ký hợp đồng và trả các chi phí vận tải cần thiết để đưa hàng hóa tới địa điểm đến được chỉ định. Điều kiện này có hai điểm tới hạn, vì rủi ro và chi phí được chuyển giao tại hai địa điểm khác nhau. Vì vậy, trong hợp đồng các bên nên quy định càng rõ ràng càng tốt đị điểm giao hàng và nơi đến. Điều kiện này có thể sử dụng được cho mọi phương thức vận tải và có thể sử dụng nhiều phương thức vận tải tham gia. CIP – Carriage and Insurance paid to: Cước phí và bảo hiểm trả tới 8 Cước phí và bảo hiểm trả tới có nghĩa là người bán giao hàng hóa cho người chuyên chở hoặc người khác do người bán chỉ định tại địa điểm đã thỏa thuận. Ngoài ra, người bán cũng phải trả chi phí vận tải cần thiết để đưa hàng háo tới nơi quy định. Bên bán phải:  Ký hợp đồng chuyên chở và trả cước đến địa điểm đích quy định  Lấy giấy phép xuất khẩu, nộp thuế và lệ phí xuất khẩu  Giao hàng cho người vận tải đầu tiên  Ký hợp đồng bảo hiểm cho hàng và trả phí bảo hiểm  Cung cấp cho người mua hóa đơn, chứng từu vận tải thường lệ và đơn bảo hiểm hoặc bằng chứng khác để thể hiện hàng đã được bảo hiểm Bên mua phải:  Nhận hàng khi hàng được giao cho người vận tải đầu tiên, khi hóa đơn, đơn bảo hiểm và chứng từ vận tải được giao cho mình.  Chịu rủi ro và tổn thất kể từ khi hàng hóa được giao cho người vận tải đầu tiên Trong điều kiện này, người bán có nghĩa vụ phải mua bảo hiểm cho hàng hóa. Tuy nhiên, người bán chỉ mua bảo hiểm ở phạm vi tối thiểu, nếu người mua muốn bán mua ở phạm vi lớn hơn thì phải thỏa thuận rõ với người bán trong hợp đồng hoặc người mua phải tự mua. - DAT – Delivered at Terminal: Giao tại bến Giao tại bến có nghĩa là người bán giao hàng khi hàng hóa sau khi đã dỡ khỏi phương tiện vận tải, được đặt dưới sự định đoạt của người mua tại một bến chỉ định, tại cảng hay tại nơi đến chỉ định. Bến bao gồm bất kỳ nơi nào như cầu cảng, kho, bãi, container hoặc ga đường bộ, đường sắt hoặc hàng không. Người bán chịu mọi chi phí và rủi ro liên quan để đưa hàng hóa đến và dỡ hàng tại bến ở cảng hoặc nơi đến chỉ định. Điều kiện này yêu cầu người bán phải có nghĩa vụ thông quan xuất khẩu cho hàng hóa. - DAP – Delivered at place: Giao hàng tại nơi đến Giao hàng tại nơi đến có nghĩa là người bán giao hàng hóa được đặt dưới quyền định đoạt của người mua trên phương tiện vận tải, sẵn sàng để dỡ tại nơi quy định. Người bán có nghĩa vụ thông quan xuất khẩu, thuê phương tiện vận tải và chịu mọi cước phí trong quá trình vận tải. Trong điều kiện này, các bên nên quy định càng rõ càng tốt địa điểm giao hàng tại nơi đến và người bán nên ký hợp đồng vận tải đến đúng địa điểm đó - DDP – Delivered duty paid: giao hàng đã thông quan nhập khẩu 9 Giao hàng đã thông quan nhập khẩu nghĩa là người bán giao hàng khi hàng hóa được đặt dưới sự định đoạt của người mua, đã thông quan nhập khẩu, trên phương tiện vận tải chở đến và đã sẵn sàng để dỡ tại nơi đến quy định. Điều kiện DDP thể hiện nghĩa vụ tối đa của người bán. Người bán không chỉ có nghĩa vụ thông quan xuất khẩu cho hàng hóa và còn có trách nhiệm thông quan nhập khẩu và trả các khoản thuế, phí và thực hiện ccas thủ tục cho thông quan xuất khẩu và thông quan nhập khẩu - FAS – Free alongside ship – Giao hàng dọc mạn tàu Giao dọc mạn tàu nghĩa là người bán giao hàng khi hàng hóa được đặt dọc mạn con tàu do người mua chỉ định tại cảng giao hàng chỉ định. Rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng của hàng hóa di chuyển khi hàng hóa đang ở dọc mạn tàu, và người bán phải chịu mọi chi phí cho tới thời điểm này, bao gồm cả việc thông quan xuất khẩu. Các bên quy định càng rõ càng tốt địa điểm xếp hàng tại cảng giao hàng chỉ định, vì mọi chi phí và rủi ro về hàng hóa tới địa điểm đó do người bán chịu và các chi phí này và chi phí làm hàng có thể thay đổi tùy theo tập quán của từng cảng. Điều kiện này chỉ áp dụng với vận tải hoặc vận tải thủy nội địa. - FOB – Free on board: Giao hàng trên tàu Giao hàng trên tàu nghĩa là người bán giao hàng, đã thông quan xuất khẩu, lên con tàu do người mua chỉ định tại cảng xếp hàng chỉ định hoặc mua được hàng hóa hoặc mua được hàng hóa hoặc mua được hàng hóa đã sẵn sàng giao như vậy. Rủi ro về mất mát và hư hỏng của hàng hóa được di chuyển từ người bán sang người mua sau khi hàng hóa được xếp lên tàu và từ thời điểm này trở đi, người mua chịu trách nhiệm hoàn toàn cho mọi tổn thất có thể xảy ra đối với hàng hóa. Trong điều kiện này, người bán phải giao hàng lên tàu hoặc mua sẵn hàng hóa đã được giao như vậy. Trường hợp “mua sẵn” chỉ việc bán hàng nhiều lần trong quá trình vận chuyển rất phổ biến trong mua bán hàng nguyên liệu. - CFR – Cost and Freight: Tiền hàng và cước phí Tiền hàng và cước phí có nghĩa là người bán phải giao hàng, đã thông quan xuất khẩu, lên tàu hoặc mua hàng để giao như vậy. Người bán phải ký hợp đồng và trả các chi phí và cước phí cần thiết để đưa hàng hóa đến cảng đến quy định. Theo điều kiện này, người bán phải:  Ký kết hợp đồng chuyên chở đường biển và trả cước để chuyển hàng đến càng đích  Lấy giấy phép xuất khẩu, nộp thuế và lệ phí xuất khẩu  Giao hàng lên tàu  Cung cấp cho bên mua hóa đơn và vận đơn đường biển hoàn hảo 10  Trả tiền chi phí bốc hàng lên tàu  Trả tiền chi phí dỡ hàng nếu chi phí này được tính vào cước Người mua phải:  Nhận hàng khi hóa đơn và vận đơn được giao cho mình  Trả tiền chi phí dỡ nếu chi phí chưa nằm trong cước  Chịu mọi rủi ro và tổn thất về hàng hóa kể từ khi hàng qua hành lang cang ở cảng bốc Điều kiện này có hai điểm tới hạn khác nhau. Địa điểm chuyển giao rủi ro từ người bán sang người mua là tại cảng xếp hàng trong khi chi phí lại được phân chia tại cảng đến thwo quy định. Chính vì vậy, trong hợp đồng, các bên nên quy định càng rõ càng tốt địa điểm gửi hàng cũng như địa điểm dỡ hàng. - CIF – Cost, Insurance and Frieght: Tiền hàng, phí bảo hiểm và cước phí Tiền hàng, phí bảo hiểm và cước phí có nghĩa là người bán phải giao hàng hóa đã thông quan xuất khẩu lên tàu hoặc mua hàng được giao như vậy. Người bán phải có trách nhiệm ký hợp đồng vận tải và trả các chi phí cần thiết để đưa hàng háo đến nơi đến quy định.  Sự ra đời của Incoterms 2010: Có 06 nguyên nhân sau đây + Nhiều điều kiện thương mại của Incoterms 2000 ít được sử dụng + Cách giải thích ở nhiều điều kiện thương mại Incoterms 2000 chưa rõ, khiến cho các doanh nghiệp chưa nắm chính xác được nghĩa vụ chi phí có liên quan đến giao nhận ngoại thương dẫn tới sử dụng chưa hiệu quả, tranh chấp xung quanh sử dụng Incoterms còn khá phổ biến. Ví dụ: Hội đồng chủ hàng châu Á (ASC) muốn Bộ điều kiện Thương mại do ICC phát hành mới năm 2010 phải xác định rõ ràng những yếu tố tạo thành chuyến hàng FOB để các nhà vận chuyển hàng hóa đường biển không thể đánh các phụ phí đối với người bán hàng. Những loại phí này điển hình là các phí bao gồm như phụ phí xếp dỡ container (Terminal handling charges - THC), phí chứng từ, hoặc thậm chí là phí tắc nghẽn cảng…. + Quy tắc bảo hiểm hàng hóa chuyên chở mới có hiệu lực từ 01/01/2009 được hoàn thiện từ Quy tắc ban hành năm 1982 . + Quy định về an ninh hàng hóa sau sự kiện khủng bố ngày 11/09 tại Hoa kỳ + Năm 2004 Quy tắc điều chỉnh hoạt động thương mại của Hoa kỳ đã hoàn thiện và cho ra đời bộ quy tắc mới. Nhiều chuyên gia làm luật thương mại của Hoa kỳ phối hợp với các chuyên gia của VCCI (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - tiếng Anh: Vietnam Chamber of Commerce and Industry, viết tắt là VCCI) hoàn thiện và xây dựng Incoterms 2010. Có thể nói nội dung của Incoterms 2010 có nhiều điểm tương đồng nhất 11 với Bộ quy tắc: “The 2004 revision of the United States' Uniform Commercial Code” so với Incoterms 1990 hay Incoterms 2000. + Sự thay thế nhanh chóng các chứng từ giấy tờ bằng chứng từ điện tử cũng là nguyên nhân thúc đẩy Incoterms được điều chỉnh đúng chu kỳ là 10 năm/lần.  Điểm mới trong Incoterms 2010:  Phân 11 điều kiện Incoterms theo 2 nhóm : Vận tải thủy và các loại hình phương tiện vận tải điều này giúp cho các doanh nghiệp dễ dàng hơn khi lựa Incoterms phù hợp với loại phương tiện vận tải sử dụng  Incoterms 2010 đưa ra các chỉ dẫn và khuyến cáo khi sử dụng các chứng từ điện tử khi giao dịch giao nhận hàng hóa.  Chỉ dẫn rõ ràng nghĩa vụ của các Bên có liên quan đến thủ tục và thuế thông quan XK,NK; chi phí có liên quan đến giao nhận ngoại thương.  Một thay đổi quan trọng là Incoterms 2010 bao gồm các quy định về an ninh hàng hóa và trao đổi thông tin điện tử.  Incoterms 2010 hướng dẫn sử dụng các Incoterms trong kinh doanh thương mại nội địa (chủ yếu cho Hoa kỳ, EU nơi mà biên giới hải quan giữa các nước thành viên dường như xóa bỏ). Ngoài ra, Incoterms 2010 có những điểm được làm rõ hơn như sau so với Incoterms 2000: Trong ấn phẩm Incoterms 2010, bạn sẽ tìm thấy mục “ghi chú hƣớng dẫn” trước mỗi điều khoản. Chú giải sẽ này giải thích các nguyên tắc cơ bản của từng điều khoản. Các chú giải hướng dẫn này không phải là một phần của những điều khoản Incoterms 2010 mà những chú giải này sẽ cung cấp những những hiểu biết cơ bản nhất về các các điều khoản. Các phương tiện giao tiếp bằng điện tử, chẳng hạn như trao đổi dữ liệu điện tử, hiện nay đã cho thấy hiệu quả tương tự như giao tiếp bằng văn bản, miễn là các bên ký kết hợp đồng đồng ý điều khoản này hoặc nếu đây là thông lệ làm việc của đôi bên. Các quy tắc của Incoterms 2010 có sửa đồi các điều kiện bảo hiểm hàng hóa (Institute Cargo Clauses). Kết quả là, ngôn ngữ liên quan đến bảo hiểm đã được sửa đổi để làm rõ nghĩa vụ của các bên ký kết hợp đồng. Bởi vì những đòi hỏi liên quan đến an ninh ngày càng cao, nên các nghĩa vụ đã được phân chia giữa người mua và người bán để trợ giúp lẫn nhau trong việc hoàn tất thủ tục thông quan có liên quan đến an ninh, chẳng hạn như chuỗi các thông tin lưu ký. Về phí xếp dỡ tại cảng (THC) - theo các điều khoản CPT, CIP, CFR, CIF, DAP, DAT và DDP - người bán phải sắp xếp để vận chuyển hàng hoá để đến được địa điểm đã 12 thoả thuận. Có thể phải trả phí THC hai lần – nên các điều khoản Incoterms 2010 quy định rõ ràng hơn về việc phân bổ chi phí. Điều nào mà bạn quan tâm không tìm thấy trong Incoterms 2010 thì bạn phải ghi trong hợp đồng ngoại thương để tránh tranh chấp sau này. Trong buôn bán hàng hóa, hàng hóa thường được bán đi bán lại nhiều lần trong quá trình vận chuyển, điều đó đã hình thành nên một chuỗi gồm nhiều người mua và người bán tham gia (nhiều hơn 2). Hiện tượng này được gọi là 'bán hàng chuỗi'. Kết quả là, người bán ở giữa chuỗi sẽ không “gửi” những hàng hóa mà họ đã “nhận”. Để làm rõ hơn mục đích, các điều khoản của Incoterms 2010 bao gồm cả nghĩa vụ phải "mua những hàng hóa đã nhận” đi kèm với với nghĩa vụ “gửi hàng hóa đi” trong các quy tắc có liên quan. Tóm tắt và phân loại các điều kiện giao hàng: Theo Incoterm 2010 với 11 điều kiện giao hàng có thể được chia thành 4 nhóm: - Bắt đầu bằng điều kiện người bán chỉ có trách nhiệm giao hàng cho người mua tại cơ sở của người bán – điều kiện “E” (Exworks – giao hàng tại xưởng) => Giao tại nơi khởi hành. - Nhóm thứ hai, nhóm điều kiện “F” trong đó người bán có nghĩa vụ giao hàng cho người vận tải do người mua chỉ định (nhóm điều kiện “F” bao gồm FCA – giao cho người vận tải đầu tiên, FAS – giao dọc mạn tàu và FOB – giao lên Boong tàu) => Người bán không trả chi phí vận chuyển - Nhóm thứ ba, nhóm điều kiện “C”, người bán phải hợp đồng thuê phương tiện vận chuyển nhưng không chịu thêm rủi ro về tổn thất, mất mát hoặc các chi phí phụ trội do các sự kiện phát sinh sau khi giao hàng và khởi hành (Nhóm điều kiện “C” gồm: CFR – tiền hàng + cước vận chuyển, CIF – tiền hàng + cước vận chuyển + phí bảo hiểm, CPT – tiền hàng + cước vận chuyển đến địa điểm đích và CIP – CPT - + phí bảo hiểm => Người bán trả chi phí vận chuyển chặng đường chính Nhóm cuối, là nhóm điều kiện “D” trách nhiệm của người bán thể hiện tối đa (Nhóm điều kiện “D” gồm: DAT - Giao hàng tại bến, DAP - Giao hàng tại nơi đến, DDP - Giao hàng đã thông quan nhập khẩu) => Người bán giao tại nơi quy định 13 (Nguồn: Tổng hợp của tác giả) Hình 1.1: Minh họa Incoterm 2010 Ví dụ 1: Công ty Việt Nam ở Phú Thọ bán vải sấy ép khô cho Trung Quốc qua cửa khẩu Lạng Sơn, điều kiện Trung Quốc yêu cầu là giao hàng cho Trung Quốc trên các xe tải tại biên giới , việc chuyên chở, thuê xe đến điểm quy định trên biên giới là do công ty Việt Nam đảm nhận, còn việc bốc dỡ hàng từ xe tải xuống tại điểm giao hàng, phía Trung Quốc sẽ lo. Vậy ta kiểm tra xem, áp dụng được điều khoản nào, trong các nhóm E,F,C mà ta đã học không nhé : – Nhóm E: Chắc chắn là không rồi, yêu cầu giao hàng tại cửa khẩu Lạng Sơn, mà vải thì thu gom ở Phú Thọ, nếu theo E thì công ty Việt Nam chỉ giao hàng ở Phú Thọ thôi. – Nhóm F: FCA: Không được, bởi phía Trung Quốc không đồng ý thuê ô tô vào tận Phú Thọ lấy vải. FAS: Không được, điều kiện này chỉ áp dụng với phương tiện vận tải thủy FOB: Không được, điều kiện này chỉ áp dụng với phương tiện vận tải thủy – Nhóm C: CFR: Không được, điều kiện này chỉ áp dụng với phương tiện vận tải thủy CIF: Không được, điều kiện này chỉ áp dụng với phương tiện vận tải thủy CPT: Nghe có vẻ được, nhưng CPT là người mua thuê phương tiên vận tải chuyển hàng đến kho cho người bán từ cảng dỡ hàng nhưng ở đây phía Trung Quốc chỉ yêu cầu giao hàng ngay tại biên giới, không cần chuyên chở đi đâu cả, việc dỡ hàng và chuyển đến kho họ sẽ lo – CIP: Cũng tương tự như CPT không áp dụng được. Ví dụ 2: 14 Một công ty Việt Nam xuất hàng thủy sản là tôm đông lạnh sang cho Nhật, phía Nhật yêu cầu giao tại cảng Kobe cho họ, còn việc bốc hàng xuống họ sẽ tự lo, phía Việt Nam chỉ cần đưa các con tàu chở hàng đến cảng Kobe an toàn là được. – Trong truờng hợp này, rõ ràng là có thể áp dụng điều kiện CFR , nhưng với CFR , người bán phải đảm bảo cho hàng an toàn sau khi qua lan can tàu tại cảng đến. – Còn trong trường hợp này, doanh nhiệp Nhật sẽ tự lo, anh Việt Nam chỉ cần đưa hàng an toàn đến cảng và đảm bảo hàng nằm trên tàu an tòan là được. Vậy, nếu muốn áp dụng CFR, phải ký thêm thỏa thuận là phía Việt Nam chỉ chịu đưa hàng an toàn đến cảng và đảm bảo hàng nằm trên tàu an toàn là được.  Qua 2 ví dụ trên, ta thấy sự cần thiết có nhóm D Một số lƣu ý:  Trách nhiệm thuê phƣơng tiện vận tải: – Nhóm E,F : người mua. Địa điểm giao hàng tại nơi đến. – Nhóm C,D: người bán. Địa điểm giao hàng tại nơi đi. 4 điều kiện chỉ áp dụng cho vận tải đường biển và đường thủy nội địa :FAS, FOB, CFR, CIF: địa điểm chuyển giao hàng là cảng biển.  Trách nhiệm về mua bảo hiểm đối với hàng hóa: – Nhóm E,F: người mua. – Nhóm D: người bán. – Nhóm C:  CIF, CIP: người bán.  CFR, CPT: người mua.  Trách nhiệm về làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa. Xuất khẩu: – EXW : người mua. – 10 điều kiện còn lại :người bán. Nhập khẩu : – DDP:người bán. – 10 điều kiện còn lại là người mua. 1.2.2 Các điều khoản chủ yếu trong một hợp đồng ngoại thƣơng Hợp đồng ngoại thương (foreign trade contract) hay còn gọi là hợp đồng bán hàng (sales contract – nếu do bán lập), hợp đồng mua hàng (purchase contract – nếu do bên 15 mua lập): là một thỏa thuận có hiệu luật pháp lý, quy định quyền hạn trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên mua và bán ở các quốc gia khác nhau. Một hợp đồng ngoại thương thể hiện 3 đặc trưng chủ yếu sau: - Các bên mua, bán tham gia ký kết hợp đồng phải cư trú ở hai nước khác nhau. - Hàng hóa thông thường sẽ được vận chuyển ra khỏi biên giới quốc gia, thông qua những phương tiện vận tải mà phổ biến là vận tải đường biển. - Sử dụng đồng tiền tính toán và thnh toán thường là những ngoại tệ mạnh Một hợp đồng ngoại thương thông thường bao gồm các nội dung sau: Điều 1: Tên hàng ( Article 1: Commodity). Điều 2: Số lượng/ Khối lượng (Article 2:Quantity/ weight). Điều 3: Chất lượng/ Phẩm chất hàng hoá.( Article 3: Quality/ Specification). Điều 4: Giá cả ( Article 4: Price). Điều 5: Giao hàng (Article 5: Shipment/ Delivery). Điều 6: Thanh toán (Article 6: Settlement/payment). Điều 7: Chứng từ giao hàng (Article 7: Necessary documents / Documents requyrement / Negotiation documents). Điều 8: Bao bì và mã ký hiệu (Article 8: Packing and marking). Điều 9: Phạt và bồi thường thiệt hại (Article 9: Penalty). Điều 10: Bảo hiểm (Article 10: Insurance). Điều 11: Khiếu nại (Article 11: Claim). Điều 12: Trọng tài (Article 12: Arbitration). Điều 13: Bất khả kháng (Article 13: Force Majeures). Điều 14: Kiểm tra (Article 14: Inspection). Điều 15: Điều khoản chung / Điều khoản khác (Article 15: Other Claus / Generalities). Tuy nhiên, do tính chất của mỗi thương vụ mà còn có thể có thêm các điều khoản. Điều 16: Bảo đảm / Bảo hành/Bảo trì ( Article 16: Guarantee). Điều 17: Đào tạo (Article 16: Tranning). Điều 18: Lắp đặt / Chạy thử / Nghiệm thu (Article 18: Installation / Test run / Commissioning). Điều 19: Bảo mật (Article 19: Confidentiality). Điều 20: Vi phạm bản quyền (Article 20: Patent right). Điều 21: Chấm dứt hợp đồng (Article 21: Termination of the contract). 1.2.3 Các điều kiện trong thanh toán Điều kiện thanh toán là một trong những điều kiện quan trọng của một hợp đồng 16 ngoại thương. Trong hợp đồng ngoại thương, điều kiện thanh toán cần đáp ứng các yêu cầu sau: Đối với nhà xuất khẩu: - Đảm bảo chắc chắn nhận được tiền hàng khi đảm bảo giao hàng theo đúng hợp đồng. - Đảm bảo giá trị & an toàn về vốn khi tỷ giá hối đoái biến động. - Tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hợp tác đôi bên để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu và mở rộng thị trường/thị phần xuất khẩu. Đối với nhà nhập khẩu: - Đảm bảo chắc chắn nhận được hàng theo đúng hợp đồng. - Đảm bảo giá trị & an toàn về vốn khi tỷ giá biến động. - Tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hợp tác để có thể nhập khẩu hàng chất lượng và giá hợp lý. Khi đó, trong điều khoản thanh toán, các bên quan tâm đến 4 điều kiện sau đây: 1.2.3.1 Điều kiện về tiền tệ. - Xác định đồng tiền tính toán và đồng tiền thanh toán: Điều kiện này quy định cụ thể sử dụng đồng tiền nào để tính toán và thanh toán trong quan hệ mua bán và cách xử lý khi tỷ giá hối đoái biến động nhằm đảm bảo quyền lợi của các bên tham gia ký kết hợp đồng. Trong giao dịch thương mại thì đồng tiền tính toán và đồng tiền thanh toán có thể giống nhau hoặc khác nhau, có thể là tiền của nước người mua, nước người bán hoặc của nước thứ ba, thường là ngoại tệ mạnh. Tuy nhiên để xác định điều kiện tiền tệ trong các hợp đồng mua bán giữa các nước với nhau thì dựa vào các yếu tố sau: + So sánh tương quan của lực lượng bên mua và bên bán, năng lực kinh doanh của các bên và mối quan hệ cung cầu về hàng hóa mà hai bên mua bán trên thị trường + Vị trí của đồng tiền trên thị trường thế giới + Tập quán sử dụng đồng tiền trong thanh toán quốc tế Trong quan hệ thanh toán quốc tế người mua và người bán muốn dùng đồng tiền mình để tính toán và thanh toán vì những lý do sau: + Không phải xuất ngoại tệ để tính toán + Tránh được sự biến động của tỷ giá + Nâng cao uy tính đồng tiền nước mình trên thị trường quốc tế 1.2.3.2 Lựa chọn ký thuật đảm bảo khi tỷ giá biến động Để tránh rủi ro cho các nhà xuất nhập khẩu khi tỷ giá tăng ảnh hưởng đến khoản thanh toán chi trả cho nhà nhập khẩu và ngược lại khi tỷ giá giảm ảnh hưởng đến thu nhập của 17 nhà xuất khẩu. Cho nên khi ký hợp đồng mua bán ngoại thương, đôi bên cần bàn bạc lựa chọn đưa vào điều kiện đảm bảo trong hợp đồng nhằm đảm bảo quyền lợi và nghãi vụ giữa các bên. Thông thường các điều kiện đảm bảo bao gồm: đảm bảo vàng, đảm bảo ngoại tệ.  Đảm bảo vàng: Trong thanh toán quốc tế, khi dùng kỹ thuật đảm bảo vàng, người ta thường điều chỉnh giá trị giao dịch theo tốc độ tăng giảm của giá vàng vào thời điểm thanh toán và thời điểm ký kết. Chẳng hạn, khi hợp đồng được ký kết, giá vàng tại London là 420USD/ounce và khi thanh toán, giá vàng tại thị trường này là 462USD/ounce; tức là giá vàng tăng 10%. Khi đó, giá trị thanh toán của hợp đồng cũng sẽ được tăng thêm 10% tương ứng. Để tránh tranh chấp sau này, các bên phải thống nhất lấy giá vàng theo tuổi nào, tại thị trường nào và lấy giá cao nhất hay thấp nhất, v.v…  Đảm bảo ngoại tệ: Khi dùng kỹ thuật này, người ta có thể chọn một ngoại tệ nào đó ít biến động tỷ giá để làm cơ sở điều chỉnh. Tuy nhiên, để ít phụ thuộc vào loại ngoại tệ đó, người ta thường chọn ra nhiều ngoại tệ khác nhau (rổ ngoại tệ). Khi thanh toán, người ta tính tỷ lệ tăng giảm trung bình của các tỷ giá của các ngoại tệ trong rổ để điều chỉnh giá trị hợp đồng. 1.2.3.3 Điều kiện địa điểm thanh toán. Điều kiện quy định này việc thực hiện có thể: Nước nhập khẩu, nước xuất khẩu hay một nước thứ ba nào đó do hai bên quyết định. Trong thanh toán quốc tế các nước đều muốn nước mình làm địa điểm thanh toán vì nhiều lý do có lợi cho mình như: thu tiền nhanh, ngân hàng thu được các phí nghiệp vụ, nâng cao vị thế của thị trường tiền tệ nước mình trên thế giới,… Ngoài ra, các bên cũng cần thống nhất giao dịch qua ngân hàng nào để có thể đảm bảo quyền lợi và tránh được rủi ro trong thanh toán. 1.2.3.4 Điều kiện về thời gian thanh toán. Đây là điều kiên rất quan trọng vì thời gian thanh toán càng ngắn càng giảm được chi phí thanh toán, tránh được những biến động về tỷ giá, ảnh hưởng lớn đến việc luân chuyển vốn cà các khoản thu nhập của các bên. Trong điều kiện về thời gian thanh toán có thể lựa chọn một trong ba cách quy định sau: trả tiền trước, trả tiền ngay và trả tiền sau. a. Trả tiền trƣớc (Advance payment). Việc trả tiền trước một phần giá trị hợp đồng được thực hiện sau khi ký hợp đồng 18 hoặc nhận được đơn đặt hàng, nhưng phải trước khi giao hàng. Thực chất trả trước chính là nhà nhập khẩu cấp tín dụng ngắn hạn cho nhà xuất khẩu, trong trường hợp nhà xuất khẩu thiếu vốn số tiền trả trước tương đối lớn và thời gian trả trước tương đối dài. Nếu với mục đích nhằm đảm bảo thực hiện hợp đồng thì số tiền ít hơn và thời gian trả trước ngắn hơn, số tiền trả trước mang tính chất như một khoản tiền đặt cọc.  Ngƣời nhập khẩu trả tiền trƣớc với mục đích cấp tín dụng cho nhà xuất khẩu: Loại trả tiền trước này có những đặc điểm sau: - Việc trả tiền sẽ được thực hiện trong x ngày sau ngày ký hợp đồng hoặc sau ngày hợp đồng có hiệu lực. - Số tiền trả trước lớn hay nhỏ phụ thuộc vào nhu cầu vay của người xuất khẩu và khả năng cấp tín dụng của người nhập khẩu. - Lãi suất huy động được tính bằng cách khấu trừ vào giá hàng nhập khẩu Công thức: DP = [( ) ] Trong đó: DP: Chiết khấu giá trị trên một đơn vị hàng hóa PA: Số tiền ứng trước R: Lãi suất huy động (tháng, năm) N: thời gian cấp tín dụng ứng trước (tháng, năm) Q: Số lượng hàng hóa của hợp đồng Ví dụ: PA: 100.000 USD (chiếm 20% tổng trị giá hợp đồng) R = 6%/năm N = 5 tháng Q = 1.000 tấn Ta có: DP = [( ) ] Có nghĩa là giá một tấn phải được giảm là 27,60 USD Quy định thống nhất cách ứng tiền trước và hoàn trả tiền ứng trước: - Ứng hay hoàn trả một lần hoặc nhiều lần. - Hoàn trả bằng cách khấu trừ vào trị giá hóa đơn của từng chuyến giao hàng - Tỷ lệ % khấu trừ (hoặc tỷ lệ bình quân, hoặc giảm, hoặc tăng dần) khác nhau sẽ 19 mang lại hiệu quả kinh tế khác nhau.  Ngƣời nhập khẩu trả tiền trƣớc cho ngƣời xuất khẩu với ý nghĩa là tiền đặt cọc đảm bảo thực hiện hợp đồng nhập khẩu Thời gian trả tiền này thường rất ngắn (chỉ từ 10 đến 15 ngày) trước ngày giao hàng Số tiền trả trước không có tính chất như một khoản tín dụng, do vậy thông thường là không tính lãi với số tiền ứng trước Số tiền ứng trước nhiều hay ít tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể: Trong trường hợp ký hợp đồng với giá cao hơn giá thị trường, để phòng ngừa người nhập khẩu từ chối thực hiện hợp đồng, người xuất khẩu thường yêu cầu nhập khẩu đặt cọc đảm bảo thực hiện hợp đồng: PA = Q (HP –MP) Trong đó: PA: là số tiền ứng trước Q: là số lượng hàng háo HP: là giá ký kết trong hợp đồng ở mức cao MP: là giá bình quân trên thị trường Ví dụ: Nếu ký hợp đồng bán 1000 tấn gạo trắng, 35% tấm mùa mới với giá 880USD/tấn theo giá FOB, cảng Hải Phòng so với giá gạo bình quân cùng loại trên thị trường Thái Lan là 810 USD/tấn, thì có thể coi là được giá rất cao. Để đề phòng người nhập khẩu hủy hợp đồng hoặc từ chối nhận hàng, người xuất khẩu thường yêu cầu người nhập khẩu phải đặt cọc một số tiền ứng trước là: PA = 1000 (880 – 810) = 70.000 USD Trong trường hợp người xuất khẩu không tin tưởng vào khả năng thanh toán của người nhập khẩu, họ thường bắt người nhập khẩu trả tiền ứng trước một số tiền là: PA = TA [(1+ R)N – 1] + D Trong đó: PA: Tiền ứng trước TA [(1+ R)N – 1]: Là lãi vay ngân hàng TA: Là tổng trị giá hợp đồng R: Là lãi suất vay ngân hàng ở nước người xuất khẩu N: Thời hạn vay của người xuất khẩu D: Tiền phạt vi phạm hợp đồng Ví dụ: 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan