Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Tạo việc làm cho thanh niên nông thôn trên địa bàn thành phố cẩm phả, tỉnh quảng...

Tài liệu Tạo việc làm cho thanh niên nông thôn trên địa bàn thành phố cẩm phả, tỉnh quảng ninh

.PDF
109
57
60

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN THANH LONG TẠO VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẨM PHẢ, TỈNH QUẢNG NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2019 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN THANH LONG TẠO VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẨM PHẢ, TỈNH QUẢNG NINH Ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 8.34.04.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG Người hướng dẫn khoa học: TS. TẠ THỊ THANH HUYỀN THÁI NGUYÊN - 2019 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn được thực hiện nghiêm túc, trung thực và mọi số liệu trong luận văn được trích dẫn có nguồn gốc rõ ràng. Thái Nguyên, tháng 02 năm 2019 Tác giả luận văn Nguyễn Thanh Long ii LỜI CẢM ƠN Tôi đã nhận được rất nhiều sự động viên, khích lệ và sự giúp đỡ nhiệt thành trong suốt quá trình thực hiện luận văn “Tạo việc làm cho thanh niên nông thôn trên địa bàn thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh”. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn, sự kính trọng đến TS. Tạ Thị Thanh Huyền, người đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn cho tôi rất chi tiết trong suốt thời gian tôi thực hiện luận văn. Tôi xin gửi lời trân trọng cám ơn tới các thầy giáo, các cô giáo và tập thể các cán bộ Phòng Đào tạo tại Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Đại học Thái Nguyên đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho tôi tham gia và hoàn thành khóa học. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn những người thân, bạn bè và gia đình đã luôn động viên tôi, giúp tôi hoàn thành luận văn. Xin trân trọng cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 02 năm 2019 Tác giả luận văn Nguyễn Thanh Long iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii MỤC LỤC ........................................................................................................ iii DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT ........................................................ vii DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................. viii MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 3 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn ................................................. 3 5. Kết cấu của luận văn ..................................................................................... 4 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ TẠO VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN.................. 5 1.1. Cơ sở lý luận về tạo việc làm cho thanh niên nông thôn ...................... 5 1.1.1. Khái niệm cơ bản .................................................................................. 5 1.1.2. Đặc điểm, vai trò của công tác tạo việc làm cho thanh niên nông thôn .... 15 1.1.3. Nội dung công tác tạo việc làm cho thanh niên nông thôn................. 18 1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến tạo việc làm cho thanh niên nông thôn ....... 24 1.2. Kinh nghiệm thực tiễn về tạo việc làm cho thanh niên nông thôn ..... 31 1.2.1. Kinh nghiệm một số địa phương trong nước ...................................... 31 1.2.2. Bài học kinh nghiệm cho thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh ....... 35 Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................. 36 2.1. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................. 36 2.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 36 2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin .......................................................... 36 2.2.2. Phương pháp xử lý số liệu .................................................................. 38 2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin ........................................................ 38 iv 2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu........................................................ 40 2.3.1. Chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế - xã hội của thành phố ........................... 40 2.3.2. Chỉ tiêu phản ánh công tác tạo việc thông qua phát triển kinh tế ....... 40 2.3.3. Chỉ tiêu phản ánh công tác tạo việc thông qua xuất khẩu lao động ... 41 Chương 3. THỰC TRẠNG TẠO VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN 42NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẨM PHẢ, TỈNH QUẢNG NINH ....................................................................... 42 3.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội tác động đến công tác tạo việc làm cho thanh niên nông thôn trên địa bàn thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh ................................................................. 42 3.1.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................... 42 3.1.2. Điều kiện kinh tế ................................................................................. 42 3.1.3. Điều kiện xã hội .................................................................................. 44 3.1.4. Thực trạng thanh niên nông thôn trên địa bàn thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh ................................................................................... 46 3.1.5. Những thuận lợi và khó khăn của địa phương .................................... 47 3.2. Thực trạng công tác tạo việc làm cho thanh niên nông thôn trên địa bàn thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh ................................... 48 3.2.1. Các chương trình, chính sách có liên quan đến tạo việc làm cho thanh niên nông thôn trên địa bàn thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh ......................................................................................... 48 3.2.2. Thực trạng mạng lưới đào tạo nghề cho thanh nông thôn trên địa bàn thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh ......................................... 52 3.2.3. Thực trạng thị trường lao động tại thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh ......................................................................................... 57 3.2.4. Thực trạng công tác tạo việc làm thông qua xuất khẩu lao động tại thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh ........................................... 60 v 3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác tạo việc làm cho thanh niên nông thôn trên địa bàn thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh ........... 62 3.3.1. Điều kiện kinh tế - xã hội của thành phố ............................................ 62 3.3.2. Cơ chế chính sách tác động đến công tác tạo việc làm của thành phố ...... 65 3.3.3. Hoạt động đầu tư, nguồn lực tài chính cho công tác đào tạo, hỗ trợ việc làm cho thành niên nông thôn thành phố............................... 67 3.3.4. Cung - Cầu lao động trên thị trường lao động tại thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh .......................................................................... 68 3.4. Đánh giá chung công tác tạo việc làm cho thanh niên nông thôn trên địa bàn thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh ............................ 71 3.4.1. Kết quả đạt được ................................................................................. 71 3.4.2. Những hạn chế .................................................................................... 73 3.4.3. Nguyên nhân của hạn chế ................................................................... 74 Chương 4. GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY CÔNG TÁC TẠO VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẨM PHẢ, TỈNH QUẢNG NINH ............... 76 4.1. Quan điểm, phương hướng và mục tiêu tạo việc làm cho thanh niên nông thôn trên địa bàn thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh ... 76 4.1.1. Quan điểm, phương hướng ................................................................. 76 4.1.2. Mục tiêu .............................................................................................. 78 4.2. Một số giải pháp thúc đẩy công tác tạo việc làm cho thanh niên nông thôn trên địa bàn thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh ........... 78 4.2.1. Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho thanh niên thành phố Cẩm Phả ..... 78 4.2.2. Phát triển các ngành nghề dịch vụ khác ở nông thôn ......................... 80 4.2.3. Tăng cường công tác giới thiệu lao động xuất khẩu........................... 81 4.2.4. Hoàn thiện cơ cấu ngành và các cơ chế, chính sách tạo việc làm ...... 83 4.2.5. Khuyến khích phát triển các DN nhỏ và vừa nhằm mở rộng thị trường lao động tại TP Cẩm Phả......................................................... 85 vi 4.2.6. Một số giải pháp khác ......................................................................... 87 4.3. Kiến nghị ............................................................................................. 87 4.3.1. Đối với Nhà nước................................................................................ 87 4.3.2. Đối với Bộ Lao động thương binh và xã hội ...................................... 88 4.3.3. Đối với UBND tỉnh Quảng Ninh ........................................................ 89 KẾT LUẬN .................................................................................................... 92 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 94 PHỤ LỤC ...................................................................................................... 96 vii DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT BHTN : Bảo hiểm thất nghiệp BHXH : Bảo hiểm xã hội BHYT : Bảo hiểm y tế CMKT : Chuyên môn kĩ thuật CNH - HĐH : Công nghiệp hóa - hiện đại hóa CSDN : Cơ sở dạy nghề DN : Doanh nghiệp DVVL : Dịch vụ việc làm GDVL : Dịch vụ việc làm LĐ : Lao động LĐXK : Lao động xuất khẩu NLĐ : Người lao động QLNN : Quản lý nhà nước TB&XH : Thương binh và xã hội TNHH : Trách nhiệm hữu hạn TNNT : Thanh niên nông thôn TP : Thành phố TTLĐ : Thị trường lao động UBND : Ủy ban nhân dân VLXD : Vật liệu xây dựng XKLĐ : Xuất khẩu lao động viii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Một số chỉ tiêu chủ yếu về lao động việc làm Việt Nam Quý I các năm 2014-2018........................................................... 9 Bảng 2.1: Quy mô mẫu phân bổ cho thanh niên nông thôn ...................... 38 Bảng 3.1: Thống kê thanh niên chia theo giới tính và khu vực TP Cẩm Phả tính đến 31.12.2017 ................................................... 46 Bảng 3.2: Tỷ lệ trong cơ cấu nghề năm 2017 và so sánh với năm 2016 ....... 53 Bảng 3.3: Số lượng đào tạo hàng năm tại TP Cẩm Phả giai đoạn 2015-2017 ................................................................................. 54 Bảng 3.4: Dân số, lao động thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2015-2017 ................................................................. 58 Bảng 3.5: Số doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh phân theo ngành kinh tế TP Cẩm Phả giai đoạn 2016-2017 ............. 59 Bảng 3.6: Thông tin tuyển dụng xuất khẩu lao động đi Nhật Bản đợt 15 tháng 11 năm 2017............................................................... 61 Bảng 3.7: Số lượng xuất khẩu lao động của TP Cẩm Phả tại 3 thị trường chính giai đoạn 2015 - 2017.......................................... 62 Bảng 3.8: Thông tin chung của đối tượng điều tra là thanh niên nông thôn TP Cẩm Phả ...................................................................... 65 Bảng 3.9: Tiêu chí chương trình, chính sách có liên quan đến tạo việc làm cho thanh niên nông thôn của TP Cẩm Phả ....................... 66 Bảng 3.10: Tiêu chí công tác tạo việc làm thông qua xuất khẩu lao động tại thành phố Cẩm Phả cho thanh niên nông thôn ........... 67 Bảng 3.11: Tiêu chí đánh giá về mạng lưới đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn thành phố Cẩm Phả, thành phố Cẩm Phả ........ 68 Bảng 3.12: Tiêu chí đánh giá về thị trường lao động tại thành phố Cẩm Phả .... 69 Bảng 3.13: Số lượng Doanh nghiệp và người Lao động đang hoạt động sản xuất kinh doanh tại thời điểm 31/12 hàng năm phân theo ngành kinh tế ............................................................ 69 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nguồn nhân lực nông thôn là một bộ phận của nguồn nhân lực được phân bố ở nông thôn và làm việc trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội trên địa bàn nông thôn, bao gồm: sản xuất nông lâm thủy sản, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ các hoạt động phi nông nghiệp khác diễn ra ở nông thôn. Vì vậy phát triển nguồn nhân lực ở nông thôn là tăng giá trị con người ở các mặt đạo đức, học tập, lao động, trí tuệ, kỹ năng, tâm hồn và thể lực, làm cho con người có khả năng làm việc cao nhất, đóng góp hiệu quả nhất vào phát triển kinh tế, xã hội nông thôn. Lao động nông thôn là những người thuộc lực lượng lao động và tham gia hoạt động trong hệ thống các ngành kinh tế nông thôn như trồng trọt, chăn nuôi, ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ trong nông thôn. Để tạo việc làm cho người lao động nói chung, cho thanh niên nông thôn nói riêng cần thực hiện đồng bộ các giải pháp, trong đó việc tái cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng phát triển hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu sẽ góp phần tăng cơ hội việc làm, hướng tới những việc làm bền vững với giá trị gia tăng cao có ý nghĩa quyết định. Bên cạnh đó, nâng cao chất lượng nguồn lao động, nhất là chất lượng đào tạo nghề gắn với nhu cầu của thị trường; đẩy mạnh việc tư vấn, giới thiệu việc làm, kết nối cung - cầu lao động hiệu quả sẽ góp phần phát huy các lợi thế của nguồn lao động trẻ. Trong thực tế, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh là một thành phố công nghiệp, việc làm dành cho lao động là thanh niên nông thôn còn thiếu ổn định, thất nghiệp ở mức cao. Theo thống kê được tổng hợp trong Niên giám Cẩm Phả 2015-2017, lực lượng lao động chiếm trên 63% dân cư toàn thành phố, trong đó số lao động đang làm việc ở nông thôn năm 2017 tăng 54 lao động so với năm 2016, tương ứng tăng 1,39%, tuy nhiên tỷ lệ có việc làm 3 năm gần đây chỉ gần đạt 80% là mức chưa cao. Tương ứng với đó là số thanh 2 niên nông thôn thất nghiệp qua 3 năm từ 2015 đến 2017 trung bình chiếm khoảng 20% so với tổng số lao động nông thôn của thành phố. Quỹ đất dành cho nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, nên thời gian nông nhàn nhiều, trong khi nghề phụ lại ít. Thành phố cũng đã triển khai định hướng phát triển kinh tế trang trại cho thanh niên, nhưng lại khó khăn về vốn, kỹ thuật, kiến thức thị trường. Nhiều thanh niên ở vùng nông thôn bày tỏ tâm tư: “Hiện nay làm ruộng vắt kiệt mồ hôi cũng chỉ đủ ăn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế thì thiếu vốn, thiếu thông tin, trong khi phần lớn thanh niên nông thôn trình độ thấp, nghề nghiệp không ổn định...” Số ít thanh niên được đào tạo để đi xuất khẩu lao động, hiện tại, trên 1.000 thanh niên lên các thành phố kiếm sống mà thu nhập cũng thấp, không ổn định. Bên cạnh đó, số người lập nghiệp được tại địa phương rất khiêm tốn, nhiều gia đình có 2 đến 5 người con thì chỉ 1 đến 2 con hiện còn ở nhà, kinh tế chỉ trông chờ vào vài sào ruộng, vì thế mỗi khi tổ chức các hoạt động phong trào cần thanh niên tham gia rất khó huy động. Đây là một trong những nguyên nhân nảy sinh nhiều tiêu cực, hệ lụy cho xã hội. Từ những vấn đề nói trên tác giả đã nghiên cứu đề tài: “Tạo việc làm cho thanh niên nông thôn trên địa bàn thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh", luận văn có ý nghĩa lý luận và thực tiễn, góp phần tổ chức hiệu quả lao động cho thanh niên nông thôn trên địa bàn thành phố Cẩm Phả trong thời gian tới. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Đề tài tập trung phân tích thực trạng công tác tạo việc làm cho thanh niên nông thôn trên địa bàn thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh, từ đó đưa ra các giải pháp góp phần thúc đẩy công tác tạo việc làm cho thanh niên nông thôn trên địa bàn thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh trong thời gian tới. 2.2. Mục tiêu cụ thể Luận văn hướng đến những mục tiêu cụ thể sau: 3 - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác tạo việc làm cho thanh niên nông thôn. - Phân tích thực trạng công tác tạo việc làm cho thanh niên nông thôn trên địa bàn thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn 2015-2017. - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy công tác tạo việc làm cho thanh niên nông thôn trên địa bàn thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp thúc đẩy công tác tạo việc làm cho thanh niên nông thôn trên địa bàn thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh. Đối tượng điều tra phỏng vấn là cán bộ quản lý; thanh niên nông thôn trên địa bàn thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh. 3.2. Phạm vi nghiên cứu * Nội dung nghiên cứu: những nội dung nghiên cứu cơ bản của luận văn: nghiên cứu các chương trình, chính sách có liên quan đến công tác tạo việc làm cho thanh niên nông thôn tại thành phố; mạng lưới đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn; công tác tạo việc làm thông qua xuất khẩu lao động; thị trường lao động trên địa bàn thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh. * Về không gian nghiên cứu: Đề tài được thực hiện trên địa bàn thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh. * Về thời gian nghiên cứu: Số liệu phục vụ cho đề tài nghiên cứu được thu thập từ năm 2015 đến năm 2017. 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn - Góp phần hệ thống hóa lý luận cơ bản về công tác tạo việc làm cho thanh niên nông thôn trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. - Đánh giá thực trạng và nguyên nhân tác động đến công tác tạo việc làm cho thanh niên nông thôn trên địa bàn thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng 4 Ninh. Đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy công tác tạo việc làm cho thanh niên nông thôn trên địa bàn thành phố, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về tạo việc làm cho thanh niên nông thôn tại địa bàn thành phố Cẩm Phả nói riêng và thanh niên nông thôn trong tỉnh nói chung. Ngoài ra, có thể làm tài liệu tham khảo cho các địa phương có thêm kinh nghiệm trong quá trình quản lý nhà nước về tạo việc làm cho thanh niên, đảm bảo thanh niên có việc làm thường xuyên, ổn định tại địa bàn, góp phần giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho thanh niên. 5. Kết cấu của luận văn Bố cục của luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 4 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về tạo việc làm cho thanh niên nông thôn. Chương 2: Phương pháp nghiên cứu. Chương 3: Thực trạng công tác tạo việc làm cho thanh niên nông thôn trên địa bàn thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh. Chương 4: Giải pháp tạo việc làm cho thanh niên nông thôn trên địa bàn thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh. 5 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ TẠO VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN 1.1. Cơ sở lý luận về tạo việc làm cho thanh niên nông thôn 1.1.1. Khái niệm cơ bản 1.1.1.1. Việc làm, tạo việc làm a. Khái niệm về việc làm Hiện nay, có nhiều quan niệm về việc làm như sau: Điều 13, Chương II, Bộ Luật lao động và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật lao động - 2006 có ghi: “Việc làm là những hoạt động có ích, tạo ra nguồn thu nhập, không bị pháp luật cấm”. - “Việc làm là cơ sở vật chất để huy động nguồn nhân lực vào hoạt động sản xuất trong nền kinh tế quốc dân” (Tạ Đức Khánh, 2009). - “Việc làm là trạng thái phù hợp giữa sức lao động và tư liệu sản xuất, tức là những điều kiện cần thiết để sử dụng sức lao động đó” (Tạ Đức Khánh, 2009). - Theo Tổ chức Lao động quốc tế (ILO): “Việc làm là những hoạt động lao động được trả công bằng tiền và bằng hiện vật”. Cho dù có nhiều quan niệm về việc làm, song việc làm là dành cho con người và do con người thực hiện với các điều kiện vật chất, kỹ thuật tương ứng hay đó chính là nhu cầu sử dụng sức lao động của con người. Việc làm là một phạm trù tồn tại khách quan trong nền sản xuất xã hội, phụ thuộc vào các điều kiện hiện có của nền sản xuất. Một người lao động có việc làm khi người ấy chiếm được một vị trí nhất định trong hệ thống sản xuất của xã hội. Thông qua việc làm, người ấy thực hiện quá trình lao động tạo ra sản phẩm và thu nhập của người họ. Mỗi một hình thái xã hội, mỗi giai đoạn phát triển kinh tế xã hội thì khái niệm việc làm được hiểu theo những khía cạnh khác nhau. Trước đây người ta cho rằng chỉ có việc làm trong các xí nghiệp quốc doanh và trong biên chế nhà 6 nước thì mới có việc làm ổn định, còn việc làm trong các thành phần kinh tế khác thì bị coi là không có việc làm ổn định. Với những quan niệm đó nên người lao động cố gắng xin vào làm việc trong các cơ quan, xí nghiệp này. Nhưng hiện nay quan điểm ấy không tồn tại nhiều trong số những người đi tìm việc làm. Lực lượng lao động này sẵn sàng tìm bất cứ công việc gì, ở đâu, thuộc thành phần kinh tế nào, miễn là hoạt động lao động của họ được nhà nước khuyến khích không ngăn cấm và đem lại thu nhập cao cho họ. Hai phạm trù việc làm và lao động có liên quan với nhau và cùng phản ánh một loại lao động có ích của một người, nhưng hai phạm trù đó hoàn toàn không giống nhau vì có việc làm thì chắc chắn có lao động nhưng ngược lại có lao động thì chưa chắc đã có việc làm vì nó phụ thuộc vào mức độ ổn định của công việc mà người lao động đang làm. Như vậy, việc làm là một phạm trù tồn tại khách quan trong nền sản xuất xã hội, phụ thuộc vào các điều kiện hiện có của nền sản xuất. Người lao động được coi là có việc làm khi chiếm giữ một vị trí nhất định trong hệ thống sản xuất của xã hội. Nhờ có việc làm mà người lao động mới thực hiện được quá trình lao động tạo ra sản phẩm cho xã hội, cho bản thân (Trần Xuân Cầu, 2008). b. Phân loại việc làm * Phân loại việc làm theo vị trí lao động của người lao động Việc làm chính: là công việc mà người lao động thực hiện dành nhiều thời gian nhất và đòi hỏi yêu cầu của công việc cần trình độ chuyên môn kỹ thuật. Việc làm phụ: là công việc mà người lao động thực hiện dành nhiều thời gian nhất sau công việc chính. * Phân loại việc làm theo mức độ sử dụng thời gian lao động - Việc làm đầy đủ: với cách hiểu chung nhất là người có việc làm là người đang có hoạt động nghề nghiệp, có thu nhập từ hoạt động đó để nuôi sống bản thân và gia đình mà không bị pháp luật ngăn cấm. Tuy nhiên, việc 7 xác định số người có việc làm theo khái niệm trên chưa phản ánh trung thực trình độ sử dụng lao động xã hội vì không đề cập đến chất lượng của công việc làm. Trên thực tế, nhiều người lao động đang có việc làm nhưng làm việc nửa ngày, việc làm có năng suất thấp và thu nhập thấp. Đây chính là sự không hợp lý trong khái niệm người có việc làm và cần được bổ sung với ý nghĩa đầy đủ đó là “việc làm đầy đủ”. Việc làm đầy đủ căn cứ trên hai khía cạnh chủ yếu đó là: mức độ sử dụng thời gian lao động, năng suất lao động và thu nhập. Một việc làm đầy đủ đòi hỏi người lao động phải sử dụng đầy đủ thời gian lao động theo luật định (Việt Nam hiện nay qui định 8 giờ làm việc/ một ngày) mặt khác việc làm đó phải mang lại thu nhập không thấp hơn mức tiền lương tối thiểu cho người lao động. Vậy với những người làm việc đủ thời gian qui định và có thu nhập lớn hơn tiền lương tối thiểu hiện hành là những người có việc làm đầy đủ (Trần Xuân Cầu, 2008) c. Thất nghiệp, thiếu việc làm * Thất nghiệp Gắn với khái niệm việc làm là khái niệm thất nghiệp. Theo tổ chức Lao động quốc tế (ILO): “Thất nghiệp là tình trạng tồn tại một số người trong lực lượng lao động muốn làm việc nhưng không thể tìm được việc làm ở mức lương thịnh hành”. Theo tác giả Nguyễn Văn Hồi (2005): “Thất nghiệp là những người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động, có nhu cầu việc làm, đang không có việc làm”. Tác giả Nguyễn Văn Hồi (2005) chia thất nghiệp thành các loại sau: - Xét về nguồn gốc thất nghiệp, có thể chia thành: Thất nghiệp tạm thời, thất nghiệp cơ cấu, thất nghiệp chu kỳ. Thất nghiệp tạm thời: Phát sinh do di chuyển không ngừng của sức lao động giữa các vùng, các công việc hoặc các giai đoạn khác nhau của cuộc sống. 8 Thất nghiệp cơ cấu: Xảy ra khi có sự mất cân đối giữa cung và cầu lao động, việc làm. Sự không ăn khớp giữa số lượng và chất lượng đào tạo và cơ cấu về yêu cầu của việc làm, mất cân đối giữa cung và cầu lao động. Thất nghiệp chu kỳ: Phát sinh khi mức cầu chung về lao động thấp và không ổn định. Những giai đoạn mà cầu lao động thấp nhưng cung lao động cao sẽ xảy ra thất nghiệp chu kỳ. - Xét về tính chủ động của người lao động, thất nghiệp bao gồm: thất nghiệp tự nguyện và thất nghiệp không tự nguyện. - Ở các nước đang phát triển, người ta chia thất nghiệp thành thất nghiệp hữu hình và thất nghiệp vô hình. Thất nghiệp hữu hình: Xảy ra khi người có sức lao động muốn tìm kiếm việc làm nhưng không tìm được trên thị trường. Thất nghiệp vô hình: Hay còn gọi là thất nghiệp trá hình là biểu hiện chính của tình trạng chưa sử dụng hết lao động ở các nước đang phát triển. Họ là những người có việc làm trong khu vực nông thôn hoặc thành thị không chính thức nhưng việc làm đó có năng suất thấp, những người này đóng góp rất ít hoặc không đáng kể vào phát triển sản xuất. * Thiếu việc làm Theo Tổ chức Lao động Thế giới (ILO) thì “thiếu việc làm là trạng thái trung gian giữa việc làm đầy đủ và thất nghiệp”. Như vậy, thiếu việc làm được hiểu là trạng thái việc làm không tạo điều kiện cho người tiến hành nó sử dụng hết thời gian quy định và mang lại thu nhập thấp hơn mức tiền lương tối thiểu. Khái niệm thiếu việc làm được biểu hiện dưới hai dạng sau: + Thiếu việc làm vô hình: là trạng thái những người có đủ việc làm, làm đủ thời gian, thậm chí nhiều thời gian hơn mức bình thường nhưng thu nhập thấp. Trên thực tế, họ vẫn làm việc nhưng sử dụng rất ít thời gian trong sản xuất do vậy thời gian nhàn rỗi nhiều và thường có mong muốn tìm công việc khác có mức thu nhập cao hơn. 9 + Thiếu việc làm hữu hình: là hiện tượng người lao động làm việc thời gian ít hơn thường lệ, họ không đủ việc làm, đang tìm kiếm thêm việc làm và sẵn sàng làm việc. Bảng 1.1: Một số chỉ tiêu chủ yếu về lao động việc làm Việt Nam Quý I các năm 2014-2018 Một số chỉ tiêu chủ yếu Quý I Quý I Quý I Quý I Quý I về lao động việc làm Quý I năm năm năm năm năm năm 2014-2018 2014 2015 2016 2017 2018 53 580,9 53 643,9 54 404,9 54 505,1 55 091,9 52 526,2 52 427,0 53 288,8 53 363,5 53 985,8 2,21 2,43 2,25 2,3 2,2 2,78 2,43 1,76 1,82 1,48 Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên (Nghìn người) LĐ từ 15 tuổi trở lên đang làm việc (Nghìn người) Tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi (%) Tỷ lệ thiếu việc làm của lực lượng lao động trong độ tuổi (%) (Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam) Tại thời điểm quý 1/2014, tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm của thanh niên 15 - 24 tuổi là 4,99% có xu hướng giảm dần theo các năm, đến quý 1/2016, tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm của thanh niên giảm còn 3,68%. Sau đây sẽ gọi chung cụm từ thất nghiệp và thiếu việc làm thành “thất nghiệp”. Lao động có việc làm phi chính thức phi nông nghiệp bao gồm những người làm việc trong khu vực phi nông, lâm nghiệp, thủy sản và trong hộ nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản có đăng kí kinh doanh, thuộc một trong bốn nhóm sau: (i) lao động gia đình không được hưởng lương, hưởng công; (ii) người chủ của cơ sở, lao động tự làm trong khu vực phi chính thức; và (iii) người làm công ăn lương không được ký hợp đồng lao động hoặc được ký hợp đồng hợp đồng có thời hạn nhưng không được cơ sở tuyển dụng đóng bảo hiểm xã hội theo hình thức bắt buộc; (iv) xã viên hợp tác xã không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc (Tổ chức Lao động Thế giới). 10 d. Tạo việc làm Theo Nguyễn Thị Hải Vân (2008), tạo việc làm cho người lao động là đưa người lao động vào làm việc để tạo ra trạng thái phù hợp giữa sức lao động và tư liệu sản xuất, tạo ra hàng hoá và dịch vụ đáp ứng nhu cầu thị trường. Quá trình kết hợp sức lao động và điều kiện để sản xuất là quá trình người lao động làm việc. Người lao động làm việc không chỉ tạo ra thu nhập cho riêng họ mà còn tạo ra của cải vật chất, tinh thần cho xã hội. Vì vậy, tạo việc làm không chỉ là nhu cầu chủ quan của người lao động mà còn là yếu tố khách quan của xã hội. Việc hình thành việc làm thường là sự tác động đồng thời giữa ba yếu tố: - Nhu cầu thị trường. - Điều kiện cần thiết để sản xuất ra sản phẩm, dịch vụ: người lao động (sức lực và trí lực); công cụ sản xuất; đối tượng lao động. - Môi trường xã hội: Xét cả góc độ kinh tế, chính trị, pháp luật, xã hội. Người ta có thể mô hình hoá quy mô tạo việc làm theo phương trình sau: Y = f (C,V,X,…) Trong đó: Y: Số lượng việc làm được tạo ra; C: Vốn đầu tư V: Sức lao động; X: Thị trường tiêu thụ sản phẩm… Trong đó, quan trọng nhất là các yếu tố đầu tư (C) và sức lao động (V). Hai yếu tố này hợp thành năng lực sản xuất. Mối quan hệ giữa C và V phụ thuộc vào tình trạng công nghệ và tồn tại dưới dạng khả năng. Để chuyển hoá khả năng đó thành hiện thực đòi hỏi những điều kiện nhất định. Đó là những điều kiện kinh tế, xã hội, thông qua hệ thống các chính sách của Nhà nước như chính sách thu hút người lao động, qua việc phát triển các ngành nghề, chính sách vay vốn,…
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan