Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tăng cường hoạt động kinh tế báo chí của báo tuyên quang...

Tài liệu Tăng cường hoạt động kinh tế báo chí của báo tuyên quang

.PDF
88
49
119

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH AN THỊ THU HẰNG TĂNG CƢỜNG HOẠT ĐỘNG KINH TẾ BÁO CHÍ CỦA BÁO TUYÊN QUANG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2014 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH AN THỊ THU HẰNG TĂNG CƢỜNG HOẠT ĐỘNG KINH TẾ BÁO CHÍ CỦA BÁO TUYÊN QUANG Chuyên ngành: Quản lý Kinh tế Mã số: 60.34.04.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Lê Trung Thành THÁI NGUYÊN - 2014 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết luận nghiên cứu trình bày trong Luận văn này là trung thực và chính xác. Những kết quả của luận văn chƣa từng đƣợc công bố trong bất cứ công trình nào. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình! Học viên AN THỊ THU HẰNG Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành Luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn PGS.TS. Lê Trung Thành đã tận tình hƣớng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện. Tôi xin chân thành cảm ơn Phòng Quản lý Đào tạo Sau đại học - Trƣờng ĐH Kinh tế và QTKD đã tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành khoá học và trình bày Luận văn này. Báo Tuyên Quang đã giúp tôi thực hiện thành công Luận văn. Xin trân trọng cảm ơn! Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii MỤC LỤC ........................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. vi DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. vii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ......................................................................... vii DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ ............................................................................ viii MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 4 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 4 4. Ý nghĩa khoa học của đề tài .......................................................................... 5 5. Kết cấu của luận văn ..................................................................................... 5 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ BÁO CHÍ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA BÁO ĐẢNG ĐỊA PHƢƠNG ............................................................................................................. 6 1.1. Cơ sở lý luận .............................................................................................. 6 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản ..................................................................... 6 1.1.2. Tác động của hoạt động kinh tế báo chí đối với sự phát triển của báo Đảng địa phƣơng ............................................................................ 11 1.1.3. Nội dung cơ bản của hoạt động kinh tế báo chí ................................ 13 1.1.4. Một số nội dung liên quan đến hoạt động kinh tế báo chí tại Việt Nam...................................................................................................... 16 1.1.5. Các loại hình kinh tế báo chí ............................................................. 20 1.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 22 1.2.1. Hoạt động kinh tế báo chí ở một số nƣớc trên thế giới ..................... 22 1.2.2. Hoạt động kinh tế báo chí tại một số cơ quan báo chí Việt Nam ...... 24 1.2.3. Bài học kinh nghiệm cho hoạt động kinh tế báo chí của báo Tuyên Quang ....................................................................................... 26 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ iv Chƣơng 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................. 29 2.1. Các câu hỏi đặt ra mà đề tài cần giải quyết .............................................. 29 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................... 30 2.2.1. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu ............................................................ 31 2.2.2. Phƣơng pháp xử lý dữ liệu................................................................. 34 2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................. 35 Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH TẾ BÁO CHÍ CỦA BÁO TUYÊN QUANG ...................... 37 3.1. Giới thiệu chung về Báo Tuyên Quang ................................................... 37 3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ........................................................ 37 3.1.2. Chức năng và nhiệm vụ ..................................................................... 40 3.1.3. Cơ cấu tổ chức ................................................................................... 42 3.2. Thực trạng hoạt động kinh tế báo chí của Báo Tuyên Quang ................. 43 3.2.1. Doanh thu từ hoạt động kinh tế báo chí của Báo Tuyên Quang ....... 43 3.2.2. Kết quả đánh giá hiệu quả hoạt động kinh tế báo chí của Báo Tuyên Quang ....................................................................................... 47 3.3. Đánh giá chung về hoạt động kinh tế báo chí của Báo Tuyên Quang........... 53 3.3.1. Những kết quả đạt đƣợc..................................................................... 53 3.3.2. Những hạn chế tồn tại ........................................................................ 54 3.3.3. Nguyên nhân hạn chế......................................................................... 55 Chƣơng 4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG HOẠT ĐỘNG KINH TẾ BÁO CHÍ CỦA BÁO TUYÊN QUANG TRONG GIAI ĐOẠN TỚI ..................................................................................................... 56 4.1. Quan điểm và định hƣớng phát triển của Báo Tuyên Quang trong giai đoạn tới ..................................................................................................... 56 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ v 4.2. Các giải pháp, đề xuất, kiến nghị ............................................................. 57 4.2.1. Đổi mới quan điểm nhận thức về vai trò, vị thế của kinh tế trong hoạt động báo chí truyền thông tại Báo Tuyên Quang ...................... 59 4.2.2. Nâng cao năng lực và hiệu quả lãnh đạo của Đảng, vai trò quản lý của Nhà nƣớc với sự phát triển kinh tế truyền thông nói chung, kinh tế truyền hình nói riêng ........................................................................ 61 4.2.3. Nâng cao chất lƣợng đào tạo, bồi dƣỡng nhận thức và năng lực quản lý kinh tế cho đội ngũ cán bộ quản lý, phóng viên tại Báo Tuyên Quang ............................................................................................... 65 4.2.4. Đa dạng hóa các loại hình kinh tế báo chí tại Báo Tuyên Quang ..... 68 KẾT LUẬN .................................................................................................... 71 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 73 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 1. GTGT : Giá trị gia tăng 2. GS : Giáo Sƣ 3. KTBC : Kinh tế báo chí 4. HĐND, UBND : Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân 5. NSNN : Ngân sách Nhà nƣớc 6. PGS.TS : Phó Giáo Sƣ. Tiến Sĩ 7. QĐ - TTG : Quyết định - Thủ tƣớng 8. SX : Sản xuất 9. TNDN : Thu nhập doanh nghiệp 10. TT-BTC : Thông tƣ - Bộ tào chính 11. TT-TT : Truyền thông - Thông tin Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Kết quả hoạt động kinh tế báo chí của Báo Tuyên Quang giai đoạn 2009 - 2013............................................................... 44 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Biểu đồ biến động kết quả hoạt động kinh tế báo chí của Báo Tuyên Quang giai đoạn 2009 - 2013 ................................ 45 Biểu đồ 3.2. Đánh giá của khách thể nghiên cứu về hiệu quả quá trình sản xuất, tiêu thụ, phân phối trong hoạt động kinh tế báo chí tại Báo Tuyên Quang ............................................. 49 Biểu đồ 3.3. Đánh giá của khách thể nghiên cứu về hiệu quả áp dụng các loại hình kinh tế báo chí tại Báo Tuyên Quang ................. 52 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ viii DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1. Tác động của hoạt động kinh tế báo chí đối với sự phát triển của báo Đảng địa phƣơng .................................................. 12 Sơ đồ 1.2. Nội dung cơ bản của hoạt động kinh tế báo chí ......................... 14 Sơ đồ 1.3. Các loại hình kinh tế báo chí ...................................................... 20 Sơ đồ 3.1. Cơ cấu tổ chức Báo Tuyên Quang ............................................. 42 Sơ đồ 4.1. Quy trình triển khai giải pháp đổi mới quan điểm nhận thức về vai trò, vị thế của kinh tế trong hoạt động báo chí truyền thông tại Báo Tuyên Quang ............................................ 60 Sơ đồ 4.2. Quy trình triển khai giải pháp nâng cao năng lực và hiệu quả lãnh đạo của Đảng, vai trò quản lý của Nhà nƣớc với sự phát triển kinh tế truyền thông nói chung, kinh tế truyền hình nói riêng ............................................................................. 64 Sơ đồ 4.3. Quy trình triển khai giải pháp nâng cao chất lƣợng đào tạo, bồi dƣỡng nhận thức và năng lực quản lý kinh tế cho đội ngũ cán bộ quản lý, phóng viên tại Báo Tuyên Quang ........ 67 Sơ đồ 4.4. Quy trình triển khai giải pháp giải pháp đa dạng hóa các loại hình kinh tế báo chí tại Báo Tuyên Quang ......................... 70 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Báo chí truyền thông ra đời do nhu cầu thông tin của con ngƣời, nó là một thành tố của nền văn hóa hiện đại. Vai trò của báo chí truyền thông trong việc phát triển xã hội về mọi mặt đã đƣợc nhân loại ghi nhận. Ngày nay, báo chí truyền thông phát triển với tốc độ nhanh chóng cả về số lƣợng và chất lƣợng. Điều đáng nói là, báo chí không chỉ đóng vai trò là tác nhân chi phối kinh tế xã hội, mà còn trở thành một thành phần của nền kinh tế. Báo chí trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất hàng hóa, tạo ra của cải vật chất. Nhờ đó, khái niệm kinh tế truyền thông đƣợc nhân loại biết đến và quan tâm sâu sắc. Cùng với các thành phần kinh tế, báo chí ngày càng mang lại lợi nhuận cao hơn, thậm chí siêu lợi nhuận cho quốc gia. Xét trong khía cạnh kinh tế, có thể nói những chuyển động trong khu vực báo chí diễn ra chậm hơn nhiều so với các khu vực kinh doanh, sản xuất của xã hội. Vào đầu những năm 90 của thế kỷ trƣớc, khi quan hệ thị trƣờng đã đƣợc khẳng định rõ ràng và đòi hỏi các doanh nghiệp trong quản lý, phát triển cũng nhƣ toàn bộ nền kinh tế, thì hầu nhƣ các cơ quan báo chí còn quá lạ lẫm với vấn đề tự chủ tài chính. Tuy nhiên, vào thời điểm hiện nay đã có hàng trăm cơ quan báo chí đã hoàn toàn tự chủ về tài chính, tự đảm bảo đƣợc nguồn lực kinh tế - kỹ thuật cho các hoạt động nghiệp vụ cũng nhƣ khả năng mở rộng quy mô sản phẩm và khả năng ảnh hƣởng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 2 Nhìn một cách tổng thể, có thể thấy trong xã hội đang hình thành một nền kinh tế báo chí. Hai chỗ dựa quyết định cho nền kinh tế báo chí là sản phẩm hàng hóa báo chí truyền thông và dịch vụ quảng cáo trên các phƣơng tiện truyền thông đại chúng. Xã hội càng phát triển thì yêu cầu thông tin báo chí càng tăng lên, do đó nhu cầu về sản phẩm hàng hóa báo chí cũng tăng lên. Nền kinh tế tăng trƣởng nhanh dẫn đến nhu cầu ngày càng lớn về quảng cáo nhằm đƣa hàng hóa, dịch vụ đến ngƣời tiêu dùng. Tuy nhiên, còn nhiều ý kiến nhìn nhận khác nhau xung quanh vấn đề quảng cáo trên báo chí. Quảng cáo trên báo chí có phải là chức năng hay vai trò xã hội của báo chí hay không, ít nhất có hai loại ý kiến. Thứ nhất, quảng cáo hay thông tin quảng cáo trên báo chí là chức năng, vai trò xã hội cơ bản của báo chí; và thứ hai, đó là công việc ngoài chức năng báo chí, vì báo chí chỉ đăng tải thông tin thời sự; quá trình tìm kiếm câu trả lời này liên quan mật thiết đến vấn đề lớn hiện nay của báo chí Việt Nam đang rất quan tâm - vấn đề kinh tế báo chí. Ở Việt Nam, Quyết định của Thủ Tƣớng Chính Phủ số 219/2005/QĐ TTG ngày 09 tháng 9 năm 2005 về phê duyệt chiến lƣợc phát triển thông tin đến năm 2010 đã mở đƣờng cho lộ trình phát triển nền kinh tế báo chí truyền thông. Sự phát triển kinh tế báo chí dẫn đến sự tác động có tính hai mặt vào đời sống báo chí truyền thông. Thứ nhất, nó mang lại nguồn lực tài chính quan trọng, bảo đảm cho sự phát triển, tăng cƣờng cơ sở vật chất, đổi mới thiết bị kỹ thuật công nghệ, mở mang thêm các nguồn thông tin, tài liệu, cũng nhƣ công tác đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ những ngƣời làm báo. Nói tóm lại, kinh tế báo chí trở thành động lực phát triển cho báo chí. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 3 Thứ hai, sự phát triển kinh tế báo chí dẫn tới hiện tƣợng thƣơng mại hóa hoạt động báo chí, xuất hiện những sản phẩm báo chí thuần túy phục vụ các mục đích thƣơng mại, chạy theo lợi nhuận, không quan tâm đến chức năng thông tin, tuyên truyền hoặc coi chức năng thông tin, tuyên truyền nhƣ vỏ bọc cho hoạt động kinh tế. Theo xu hƣớng tất yếu đó, báo chí tại các địa phƣơng cũng đang chuyển mình, góp phần hoạt động tích cực hơn để tạo ra lợi nhuận từ hoạt động sản xuất báo chí. Nhờ có những nỗ lực này, báo địa phƣơng từng bƣớc làm giảm gánh nặng cho ngân sách, góp sức cho nền kinh tế địa phƣơng phát triển. Báo Tuyên Quang cũng không nằm ngoài xu hƣớng dịch chuyển trên. Lãnh đạo, cán bộ, phóng viên báo Tuyên Quang đã và đang có những hoạt động thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh tế báo chí. Tuy nhiên, vì những lý do khách quan và chủ quan, hoạt động kinh tế của báo Tuyên Quang chƣa phát huy hiệu quả tốt nhất. Đồng thời, so với một số tỉnh bạn, báo Tuyên Quang vẫn còn những hạn chế nhất định trong công tác triển khai hoạt động kinh tế báo chí. Từ những nguyên do trên, tác giả xin mạnh dạn chọn đề tài “Tăng cường hoạt động kinh tế báo chí của báo Tuyên Quang” để nghiên cứu, nhằm chỉ rõ thực trạng của vấn đề và đề xuất những giải pháp tích cực để giải quyết hạn chế tồn tại trong hoạt động kinh tế báo chí của báo Tuyên Quang. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 4 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Đề tài này nghiên cứu với mục tiêu tăng cƣờng hoạt động kinh tế báo chí của Báo Tuyên Quang trong giai đoạn tới. 2.2. Mục tiêu cụ thể Mục tiêu cụ thể của đề tài bao gồm: + Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động kinh tế báo chí của báo đảng địa phƣơng nói chung và báo Tuyên Quang nói riêng. + Đánh giá thực trạng hoạt động kinh tế báo chí của Báo Tuyên Quang giai đoạn 2009 - 2013. + Đƣa ra các yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động kinh tế báo chí của Báo Tuyên Quang. + Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cƣờng hoạt động kinh tế báo chí của Báo Tuyên Quang trong giai đoạn tới, đến năm 2020. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là hoạt động kinh tế báo chí của Báo Tuyên Quang. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung: Hoạt động kinh tế báo chí của Báo Tuyên Quang. - Phạm vi về thời gian: Thực trạng hoạt động kinh tế báo chí của Báo Tuyên Quang giai đoạn 2009 - 2013 và đề xuất giải pháp đến năm 2020. - Phạm vi về không gian: Báo Tuyên Quang. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 5 4. Ý nghĩa khoa học của đề tài 4.1. Ý nghĩa đối với thực tiễn Luận văn này chỉ rõ thực trạng của hoạt động kinh tế báo chí tại báo Tuyên Quang. Từ đó, các cấp lãnh đạo địa phƣơng có thể nhận diện đƣợc xu thế tất yếu, thực trạng, những ƣu việt của việc cho phép báo chí làm kinh tế, và triển khai thực hiện các giải pháp nhằm tăng cƣờng hoạt động kinh tế báo chí hiệu quả hơn nữa tại báo Tuyên Quang. 4.2. Ý nghĩa đối với khoa học Đề tài là công trình nghiên cứu có tính chất liên ngành, góp phần phát triển lý thuyết về kinh tế báo chí của các cơ quan báo tại địa phƣơng. Lý luận về hoạt động kinh tế báo chí địa phƣơng sẽ đƣợc định hình, phát triển với phân tích chi tiết trong đề tài này. 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận và các danh mục, luận văn gồm 4 chƣơng chính, cụ thể: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động kinh tế báo chí đối với sự phát triển của báo Đảng địa phƣơng. Chương 2: Phƣơng pháp nghiên cứu. Chương 3: Kết quả nghiên cứu về thực trạng hoạt động kinh tế báo chí của Báo Tuyên Quang. Chương 4: Một số giải pháp tăng cƣờng hoạt động kinh tế báo chí của Báo Tuyên Quang trong giai đoạn tới. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 6 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ BÁO CHÍ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA BÁO ĐẢNG ĐỊA PHƢƠNG 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản 1.1.1.1. Khái niệm kinh tế “Kinh tế” là thuật ngữ quen thuộc, thƣờng xuyên xuất hiện trong các doanh nghiệp, trong nền kinh tế và trong đời sống của ngƣời dân. Đây là thuật ngữ xuất hiện từ lâu trên thế giới và đã đƣợc nhiều học giả quan tâm nghiên cứu để “ mổ xẻ” các vấn đề liên quan đến thuật ngữ này. Vậy, “Kinh tế” là gì? Có thể hiểu, nguyên nghĩa của khái niệm “Kinh tế” bao hàm trong bốn từ “kinh bang tế thế”. Thời xa xƣa, « Kinh bang tế thế » đƣợc hiểu là công việc của các nhà vua, các công việc này bao gồm những hoạt động chăm lo đời sống vật chất của bề tôi và chăm lo đời sống tinh thần của cộng đồng. Khái niệm “Kinh tế” sơ khởi xuất hiện từ cụm từ “Kinh bang tế thế” với từ “Kinh” trong kinh bang, trị nƣớc và “Tế” trong tế thế, giúp đời. Thuật ngữ này đƣợc vua Minh Trị của Nhật dịch ra tiếng La Tinh và lôi kéo đƣợc tầng lớp tri thức Nho giáo đi kinh doanh, buôn bán và làm giàu cho đất nƣớc. Sau này, khái niệm “Kinh bang tế thế” đƣợc mở rộng ra để phù hợp với hoàn cảnh và môi trƣờng phát triển của các thời kỳ sau này, khi có nhiều thay đổi về các thể chế chính trị cũng nhƣ sự phát triển của xã hội loài ngƣời. Ngƣời đặt nền móng cho kinh tế hiện nay là Adam Smith (1723 1790). Ông là một nhà kinh tế chính trị học và triết gia đạo đức học lớn ngƣời Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 7 Scotland; là nhân vật mở đƣờng cho phát triển lý luận kinh tế. Theo Adam Smith trong cuốn sách nổi tiếng về kinh tế “ Wealth of Nations” (Sự giàu có của các quốc gia), Ông định nghĩa về khái niệm “Kinh tế” nhƣ sau: “Kinh tế là một nhánh của kinh tế học chính trị. Khái niệm này để chỉ các hoạt động nhằm hướng đến mục tiêu tăng thu nhập cao hơn cho người dân trong một xã hội và góp phần vào sự nghiệp thịnh vượng đất nước”. (Adam Smith, “An Inquiry into the Nature and Causes of the Wealth of Nations”). Theo Adam Smith, khái niệm “Kinh tế” vào thời điểm đó đƣợc hiểu nhƣ là nghiên cứu về sự giàu có của ngƣời dân và của một quốc gia. Sau này, nhiều công trình nghiên cứu của nhiều học giả khác đã đƣa ra những cách hiểu khác nhau về khái niệm này. Theo Alfred Marshall, nhà kinh tế vĩ đại của thế kỷ XIX, Ông cho rằng kinh tế đƣợc hiểu nhƣ sau: “Kinh tế học là môn học nghiên cứu xã hội loài người trong cuộc sống thường nhật của họ”. (Alfred Marshall, “Principles of Political Economy”) Môn khoa học này nghiên cứu về các quyết định kinh tế trong đời sống mỗi ngƣời, của các doanh nghiệp và hoạt động của nền kinh tế, hay các quyết định tối ƣu hóa tiêu dùng, tối ƣu hóa sản xuất và xã hội đạt hiệu quả và công bằng nhất. Tại Việt Nam, cũng đã có nhiều nghiên cứu về khái niệm này. Trong phạm vi của đề tài, tác giả xin trích dẫn một số khái niệm dƣới đây: Trong bài viết về “Kinh tế tri thức ở Việt Nam” của GS Hồ Bảo Tú đăng trên tạp chí Tia sáng đăng ngày 20-07-2010 có đƣa ra quan điểm nhƣ sau về khái niệm kinh tế: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 8 “Theo một định nghĩa được thừa nhận rộng rãi, kinh tế là toàn bộ các hoạt động sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ của một cộng đồng hay một quốc gia”. (GS. Hồ Bảo Tú, “Kinh tế tri thức ở Việt Nam”) Theo định nghĩa của Giáo sƣ, khái niệm “kinh tế” đƣợc hiểu gần giống nhƣ khái niệm của thị trƣờng, có thể hiểu, khái niệm kinh tế là bao hàm tất cả các hoạt động nhằm nâng cao đời sống ngƣời dân ở một quốc gia. Qua quá trình tìm hiểu tài liệu và nhìn nhận thực tế khách quan các hoạt động đang diễn ra trong nền kinh tế, tác giả thấy rằng, có thể hiểu, khái niệm kinh tế là: “Kinh tế là tổng thể các yếu tố sản xuất, các điều kiện sống của con người, các mối quan hệ trong quá trình sản xuất và tái sản xuất xã hội. Nói đến kinh tế suy cho cùng là nói đến vấn đề sở hữu và lợi ích. Nghĩa rộng của từ này chỉ "toàn bộ các hoạt động sản xuất, trao đổi, phân phối, lưu thông" của cả một cộng đồng dân cư, một quốc gia trong một khoảng thời gian, thường là một năm. Khái niệm kinh tế đề cập đến các hoạt động của con người có liên quan đến sản xuất, phân phối, trao đổi, và tiêu thụhàng hóa và dịch vụ. Tuy nhiên định nghĩa về kinh tế đã thay đổi theo lịch sử các hoạt động kinh tế”. 1.1.1.2. Khái niệm báo chí Báo chí là sản phẩm thuộc kiến trúc thƣợng tầng, nó ra đời và phát triển do nhu cầu thông tin của xã hội. Khái niệm “Báo chí” xuất hiện khi mà xã hội cần những nhu cầu về thông tin khá lớn, và đây là khái niệm cũng đã đƣợc nhiều học giả quan tâm, nghiên cứu để đƣa ra một thống nhất về định nghĩa, khái niệm. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 9 Theo PGS. TS. Nguyễn Văn Dững, Trƣởng khoa Báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên truyền trong bài “Quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc về công tác tƣ tƣởng, lý luận và quản lý báo chí”, Ông cho rằng: “Báo chí là môt bộ phận của truyền thông đại chúng, nhưng là bộ phận chiếm vị trí trung tâm, vai trò nền tảng và có khả năng quyết định tính chất, khuynh ướng, chi phối năng lực và hiệu quả tác động của truyền thông đại chúng. Báo chí là hiện tượng xã hội đa nghĩa, phức tạp và có nhiều cách tiếp cận không giống nhau trong các xã hôi có thể chế chính trị khác nhau. Báo chí được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm báo in, báo chí phát thanh, báo chí truyền hình, báo mạng điện tử (“phát hành” trên mạng internet) và hãng thông tấn. Báo chí theo nghĩa hẹp, là bao gồm báo, tạp chí và bản tin thời sự”. (Nguyễn Văn Dững (Chủ biên) và Đỗ Thị Thu Hằng,“Truyền thông - Lí thuyết và kỹ năng cơ bản”). Nhƣ vậy, theo PGS.TS Nguyễn Văn Dững, báo chí có mối quan hệ mật thiết với truyền thông và là hiện tƣợng xã hội đa nghĩa, bao gồm nhiều loại hình khác nhau và tác động mạnh mẽ đến đời sống thông tin của một xã hội. Cũng theo PGS.TS Nguyễn Văn Dững, khi nhìn nhận xã hội nhƣ một hệ thống trong tổng thể đang vận hành, báo chí cũng cần đƣợc tiếp cận từ quan điểm hệ thống; nhìn nhận báo chí nhƣ một tiểu hệ thống cấu thành hệ thống xã hội nói chung; trong đó, báo chí là một bộ phận cấu thành và chịu sự chi phối của hệ thống lớn cũng nhƣ sự tác động của các tiểu hệ thống (hoặc hệ thống con). Theo Giáo trình học viện Báo chí và Tuyên Truyền, khái niệm “Báo chí” đƣợc hiểu nhƣ sau: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 10 “ Báo chí bao gồm những loại hình khác nhau như: Báo in (còn gọi là Báo viết), Báo nói (Phát thanh), Báo hình (Truyền hình), Thông tấn, Báo ảnh và Báo điện tử (Báo trên mạng Internet). Hiện nay, báo chí vẫn là phương tiện thông tin đại chúng nhanh nhất , hiệu quả nhất và có nhiều công chúng nhất... Báo chí đã tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của đời sống, trở thành một trong những động lực quan trọng cho sự phát triển của xã hội.” (Nguyễn Thị Thanh Kim Huệ, “Truyền thông Lí thuyết và kỹ năng cơ bản”). Nhƣ vậy, nhìn chung, có thể hiểu báo chí là khái niệm đƣợc dùng để chỉ tổng thể các phƣơng tiện truyền thông đại chúng, cung cấp nhiều nguồn thông tin cho công chúng một cách nhanh chóng, hiệu quả nhất và là động lực quan trọng cho sự phát triển của một xã hội. 1.1.1.3. Khái niệm kinh tế báo chí Từ khái niệm “kinh tế” và khái niệm “báo chí”, có thể suy ra đƣợc khái niệm “kinh tế báo chí”. Đây là khái niệm còn khá mới mẻ tại Việt Nam và cũng là khái niệm nhận đƣợc nhiều sự quan tâm từ phía các học giả nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến ngành báo chí và kinh tế nói chung. Vậy, “kinh tế báo chí” là gì?, nội dung của nó bao hàm những khía cạnh nào? Có thể hiểu, “kinh tế báo chí” là khái niệm đƣợc dùng để chỉ các hoạt động về quảng cáo, truyền thông trong báo chí, là các hoạt động “thƣơng mại hóa” báo chí. “Kinh tế báo chí” là toàn bộ các hoạt động nhằm kinh tế hóa ngành báo chí, đƣa các sản phẩm truyền thông của báo chí thành những sản phẩm có thể tiêu thụ trong nền kinh tế và đem lại lợi nhuận cho các cơ quan báo chí. Hoạt động kinh tế báo chí bao hàm các yếu tố về sản xuất, phân phối, tiêu thụ các sản phẩm báo chí, truyền thông trong nền kinh tế và đem lại khuynh hƣớng tự chủ tài chính trong ngành báo nói chung. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan