Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học phổ thông Lớp 12 Tài liệu ôn tập văn lớp 12 luyện thi tốt nghiệp ptqg (15)...

Tài liệu Tài liệu ôn tập văn lớp 12 luyện thi tốt nghiệp ptqg (15)

.DOC
33
1709
137

Mô tả:

Dưới đây là tuyển tập những đề nghị luận xã hội có khả năng xuất hiện trong đề thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2016. Theo chỉ đạo của Bộ, đề thi THPT Quốc gia năm 2016 ngoài các kiến thức thuộc chương trình THPT, các vấn đề thời sự “nóng” liên quan đến kinh tế, chính trị, xã hội cũng đưa vào đề thi. Bởi vậy, thí sinh ngoài việc nắm chắc các kiến thức trong sách giáo khoa còn phải có sự am hiểu nhất định về các sự kiện đã và đang thu hút sự quan tâm của xã hội. Theo sự phán đoán của các giáo viên, những vấn đề dưới đây có khả năng sẽ xuất hiện trong phần nghị luận xã hội đề thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2016. Cố nhạc sĩ, ca sĩ Trần Lập Đề bài 1: “Chặng đường nào trải bước trên hoa hồng. Bàn chân cũng thấm đau vì những mũi gai. Đường vinh quang đi qua muôn ngàn sóng gió”. (Trích Đường đến ngày vinh quang – nhạc sĩ, ca sĩ Trần Lập). Anh (chị) hãy viết một bài văn (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về nhận định trên. Xem chi tiết lời giản tại đây Cố nhạc sĩ, ca sĩ Trần Lập Đề bài 1: “Chặng đường nào trải bước trên hoa hồng. Bàn chân cũng thấm đau vì những mũi gai. Đường vinh quang đi qua muôn ngàn sóng gió”. (Trích Đường đến ngày vinh quang – nhạc sĩ, ca sĩ Trần Lập). Anh (chị) hãy viết một bài văn (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về nhận định trên. Mở bài: – Đường đời của mỗi con người thường là một lối đi riêng mà không người nào giống người nào, những hạnh phúc có được trong cuộc sống đều là thành quả của việc bước qua những khó khăn. – Vượt qua những giông tố cuộc đời, dù vất vả hay nhọc nhằn niềm vui và thành công đến với con người mới mang ý nghĩa đích thực và vẹn toàn. – Chân lí này đã được đề cập sâu sắc trong lời bài hát của ca sĩ Trần Lập:”Chặng đường nào trải bước trên hoa hồng. Bàn chân cũng thấm đau vì những mũi gai. Đường vinh quang đi qua muôn ngàn sóng gió”. Thân bài: 1. Giải thích ý nghĩa thông điệp của tác giả – “ Hoa hồng” là loại hoa có hương thơm nồng nàn, có màu sắc rực rỡ của niềm vui, một loại hoa đẹp luôn là biểu tượng cao nhất của tình yêu trong cuộc sống con người. Ở đây hoa hồng là chỉ thành công và hạnh phúc mà con người đạt được. – “ Mũi gai” hoa hồng đẹp nhưng có gai, đôi lúc để cầm bông hồng trên tay chúng ta cũng phải chịu đau đớn không ít lần vì mũi gai nhọn của nó. Giống như cuộc sống, để có thành công và hạnh phúc ta phải biết vượt qua những sóng gió và thử thách trong cuộc đời” Qua cơn mưa trời lại sáng” =>Tác giả muốn khẳng định chân lí: Muốn có hạnh phúc và thành công trên đường vinh quang mỗi người bắt buộc phải biết “ chịu đau’ khi gặp những” mũi gai” và “ đi qua muôn ngàn sóng gió”. 2. Bàn luận – Hạnh phúc, vui sướng… luôn là ước mơ cũng là mục tiêu của mọi con người. Nhưng nghịch lí cuộc đời vẫn để khó khăn vất vả chiếm đa phần trong đời mỗi chúng ta. Phải đi qua, thoát ra khỏi đau khổ, con người mới có thành công. Dẫn chứng: Cuộc đời ca sĩ Trần Lập cũng là 1 cuộc đời thành công của một người luôn biết vươn lên, đẩy lùi bóng tối và kéo ánh sáng lại gần mình. Sinh ra trong gia đình nghèo, đông anh em, Trần Lập phải chịu vất vả từ nhỏ. Bố mẹ đi làm để kiếm kế sinh nhai khóa cửa Trần Lập một mình. Vì vậy, để xua đi nỗi cô đơn của bản thân anh mở chiếc đài cũ kĩ của Liên Xô để tự “ thỏa chí” đam mê âm nhạc. Chính việc đó đã giúp anh trở thành một nhạc sĩ sáng tác và hát Rock thành công trong suốt 20 năm làm nghề. Ở tuổi ngoài 40, khi bị mắc bệnh ung thư trực tràng anh vẫn say mê hát và cống hiến. Có lẽ, không ít người đã phải rơi nước mắt cảm phục khi nhìn thấy hình ảnh vị nhạc sĩ quá cố mũi đeo ống thở ô-xi, tay chằng chịt những dây dẫn nước; nằm điều trị tại bệnh viện mà anh vẫn nở một nụ cười thật tươi, giơ tay chào khán giả. Định mệnh cuộc đời đã không cho con người nghị lực ấy có cơ hội vượt qua cửa tử thần một lần nữa. Nhưng những gì anh để lại cho đời vẫn vững chãi như “ Bức Tường” anh đã đặt tên. – Mọi sự thành công đều bao gồm sự hi sinh mất mát và những nỗi đau, nỗi buồn. Biết chấp nhận đau thương, vất vả cũng là biết cố gắng để đi tới đích trên đường vinh quang. Dẫn chứng: Nick Vujic – con người tàn tật biết chấp nhận sự thiếu thốn, không vẹn nguyên về thể xác để thành công và trở thành biểu tượng của bản lĩnh, nghị lực sống trên toàn thế giới. – Đường vinh quang là đi qua muôn trùng sóng gió – Lời bài hát như khẳng định thêm về ý chí của một con người luôn hiên ngang bước qua mọi gian nan ở đời. Đó là một bài học ý nghĩa về cách sống mà Trần Lập muốn gửi gắm đến mỗi con người, đặc biệt là thế hệ trẻ. Sống tốt đẹp là phải biết đối mặt với thử thách, đối mặt với phong ba bão táp và chiến thắng nó. Thành công sẽ đến với những người không bao giờ chùn bước và run sợ trước khó khăn. Dẫn chứng: Người thương binh Nguyễn Xuân Năng với tinh thần” Thương binh tàn mà không phế” đã có nhiều thành tích cao trong việc thi đấu bóng bàn ở trong nước và Quốc tế. c. Phê phán – Trái ngược với những tấm gương luôn sống đương đầu với thử thách thì không ít bạn trẻ ngày nay có lối sống nhút nhát, gặp khó khăn là nản chí, nhụt chí và dễ dàng bỏ cuộc. – Cũng không ít người không chịu chấp nhận những thất bại, buồn đau mà khó khăn của mình gây ra, mà tìm cách đi đến thành công bất chấp mọi thủ đoạn. Dẫn chứng: Nhiều cán bộ vì muốn giàu ra sức tham nhũng của dân chúng; thành công mà hại người khác… Kết bài: – Lời bài hát là lời của chân lí sống, cách sống và nghị lực sống. Nó xuất phát từ kinh nghiệm sống quý giá từ cuộc đời thăng trầm của cố nhạc sĩ Trần Lập- một người tài hoa nhưng bạc mệnh. – Tuy không còn tồn tại nhưng những đúc kết cuộc sống mang ý nghĩa sâu sắc của thành viên trụ cột của ban nhạc “ Bức Tường” vẫn sống mãi trong lòng bạn đọc. Xem thêm: Đề 2: Trong bài hát “Tâm hồn của đá”, cố nhạc sỹ Trần Lập đã viết: “Đừng sống như hòn đá, sống không một tình yêu, sống chỉ biết thân mình, tâm hồn luôn luôn băng giá, đừng hóa thân thành đá…”. Anh/chị hãy viết một bài văn khoảng 600 từ, trình bày suy nghĩ của mình về lời khuyên đó. Thân bài a. 2 Giải thích quan niệm của tác giả – “ Đá” là vật vô tri vô giác được dùng trong cuộc sống con người, có vẻ ngoài cứng nhắc, rắn rỏi. – Theo cách khắc họa của tác giả, đá được hiện lên với vẻ thô mịch tự nhiên của nó” sống không một tình yêu, sống chỉ biết thân mình, tâm hồn luôn băng giá”. Đá tồn tại giữa cuộc đời nhưng lại sống như thể vũ trụ chỉ có riêng nó. =>Tác giả muốn phủ nhận lối sống ích kỉ, hẹp hòi; sống khô khan thiếu thốn tình cảm của con người hiện nay. Nếu như sự cứng nhắc của đá là bản chất thì lối sống tiêu cực này đang dần trở thành “bản chất” của không ít người – những người chỉ biết đến mình mà quên đi người khác. b. Bàn luận – Sống yêu thương là lối sống cao đẹp, là cách sống của những con người luôn gắng sức để trở thành người có ích cho xã hội. Như những viên ngọc sáng lung linh giữa đời, họ trở thành biểu tượng chân thực nhất về tấm lòng nhân ái cao thượng. Dẫn chứng: Cô Nguyễn Khánh Thương- giảng viên khoa Báo chí truyền thông-ĐH Khoa học xã hội và nhân văn- ĐH là người có nhiều cống hiến cho công tác từ thiện từ khi là sinh viên cho tới khi qua đời vào năm 2015. Thậm chí, trong quá trình chống chọi với bệnh ung thư quái ác cô vẫn dành thời gian đến cuối đời để thành lập và hoạt động Mạng lưới ung thư vú Việt Nam – tổ chức giúp đỡ và động viên các bệnh nhân ung thư vú trên cả nước. Bác Lê Thị Gìn (65 tuổi, quê Thái Bình) người không nhà, không cửa lên Hà Nội làm nghề ve chai. Dù không đủ tiền phục vụ cho cuộc sống gia đình nhưng bác vẫn dùng mấy chục nghìn kiếm được mỗi ngày để mua quà, khi thì hộp sữa, khi thì chiếc bánh để giúp đỡ người nghèo. – Sống yêu thương để xua đi trong thâm tâm mỗi người hạt nhân của sự ích kỉ, nhỏ nhen, không biết tới người khác. “Nơi lạnh lẽo nhất không phải là Bắc Cực, mà là lời thiếu tình thương”. Những tấm lòng ấm áp tình nghĩa của mọi người sẽ xóa đi lạnh giá của tự nhiên và lạnh giá của cuộc đời. Dẫn chứng: Chú lính chì Nguyễn Thiện Nhân đã vượt lên số phận để có thành công nhờ nguồn “ấm áp” vô hạn của người mẹ nuôi luôn động viên, vỗ về. – Lấy tình yêu thương là cốt lõi, lẽ sống ở đời; mỗi người sẽ luôn thấy hạnh phúc. Tình thương nơi tâm hồn trong mỗi người sẽ tạo ra niềm vui sướng cho người khác. Và hơn hết, chính bản thân chúng ta sẽ nhận được những điều tốt đẹp khi đã biết cho đi ”Sống là cho đâu phải nhận riêng mình” (Tố Hữu). Phải biết cho đi; sống biết mình thì phải biết người chúng ta mới không bị “hóa thân thành đá” sống vô tâm, ích kỉ. c. Phê phán – Cuộc sống coi trọng vật chất của con người hiện đại đã chi phối lối sống trọng tình cảm, tôn thờ tình người của người Việt Nam truyền thống. Nhiều người sống vô cảm, độc ác, thờ ơ với người khác Dẫn chứng: Vì mối thù cá nhân mà Nguyễn Hải Dương đã ra tay giết 6 người (bao gồm cả người yêu) gây ra vụ giết người khủng khiếp ở Bình Phước. Không ít những vụ vợ chồng chém giết lẫn nhau; anh giết em; cháu giết bà… trên báo chí chỉ vì một câu nói không vừa ý, một hành động không vừa mắt, hay 20.000 để vào quán net chơi game… – Những người sống tự kỉ, không giao du, mở rộng tấm lòng với người khác, với cuộc đời. Kết bài – Dân tộc Việt Nam có truyền thống ”Lá lành đùm lá rách”, “Thương người như thể thương thân” để giáo dục tình yêu thương cho mỗi con người. Dù cuộc sống có đổi thay và hiện đại hơn thì dưới bầu trời, cuộc đời vẫn còn biết bao cảnh ngộ cần ta yêu thương và chia sẻ – Quan niệm của Trần Lập tuy chỉ là một câu văn duy nhất nhưng tính nhân văn trong nó thì bao la vô tận. Bởi lẽ, nó được đúc kết từ cuộc đời của một con người mà cho tới điểm cuối, con người đó vẫn 3 không thôi trăn trở để sống sao cho ý nghĩa hơn. 2. An toàn thực phẩm: Đề 1: “Ông trồng chè khoe họ được uống chè từ khu trồng sạch nhà quây riêng dành cho gia đình, khu còn lại tất nhiên là trà bẩn để bán. Bà bán rau cũng hân hoan nói nhà mình được ăn rau ở khu trồng sạch, khu nhiều thuốc là để bán. Ông bán thịt lợn cũng vậy. Nhưng họ không thể cả đời chỉ uống trà, ăn rau hay ăn thịt, họ uống trà sạch nhưng vẫn phải ăn rau bẩn của kẻ khác, ăn rau nhà sạch nhưng vẫn ăn thịt bẩn của kẻ khác… Chúng ta đang giết nhau trong khi cảm thấy an tâm đã bảo vệ được gia đình mình ở một góc nhỏ hẹp hòi…” (Chia sẻ của Trần Nhất Hoàng – cựu thành viên ban nhạc Bức Tường khi nhắc đến kỷ niệm về cố nhạc sỹ Trần Lập). Anh chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về thực trạng được nói đến trong đoạn trích trên bằng bài viết (khoảng 600 chữ)? Mở bài – Kho tàng phương ngữ Bun-ga- ri có câu:” Khi ta tặng bạn hoa hồng tay còn vương mãi mùi hương”. Đó là một chân lí sống tốt đẹp khuyên con người biết sẻ chia, biết cho người khác điều hay để nhận về mình sự thanh thản, trong sáng, hạnh phúc từ tâm hồn. – Nhưng cuộc sống hiên đại, đã khiến con người ngày càng trở nên hẹp hòi ích kỉ. Lòng tham lợi ích , tiền bạc đã đẩy những người nông dân “ thôn dã tịch điền” đến con đường tạo ra “ thực phẩm bẩn” để đáp ứng nhu cầu tồn tại của nhân loại Thân bài a. Giải thích vấn đề – Hình ảnh ông trồng chè khoe uống chè sạch tư trồng – Hình ảnh bà bán rau hân hoan ăn rau mình trồng sạch – Ông bán thịt nuôi lợn để ăn cho an toàn Đây là những hình ảnh quen thuộc trong thực tế cuộc sống. Khi xã hội bất cứ nơi đâu cũng là thịt bẩn, rau nhiễm hóa chất, chè đầy hóa học… Con người tự đối phó bằng cách “ tự sản xuất, tự tiêu thụ” nhưng không ai có khả năng tạo ra tất cả những gì cần cho cuộc sống” muôn hình muôn vẻ” nên có trồng rau sạch thì vẫn phải ăn thịt bẩn; có trồng chè ngon nhưng vẫn phải tiêu thụ rau phun thuốc trừ sâu… Đến cuối cùng, chẳng ai sạc cả khi lương tâm mỗi người sản xuất đều ích kỉ, vị kỉ… Họ chỉ biết ăn rau sạch còn kệ người khác hàng ngày tiêu thụ chất độc hại nhưng chẳng ngờ rằng mình hại người khác người khác lại hại mình. Đáng thương thay cho cái xã hội cứ tự hại lẫn nhau bằng” thực phẩm bẩn” – Thực phẩm bẩn là những thực phẩm chứa các chất độc hại, tác động tiêu cực đến sức khỏe và tính mạng con người. => Đoạn trích trên là lời chia sẻ đầy xót xa của cựu thành viên ban nhạc Bức Tường- Trần Nhất Hoàng về hiện tượng biến chất trong lương tâm của những người làm nhiệm vụ sản xuất, cung cấp nhu cầu vật chất cho xã hội. Đó là sự lo lắng sâu sắc trước thái độ không màng đến sức khỏe người tiêu dùng thực phẩm. những người nông dân hàng ngày vẫn tạo ra hàng nghìn, hàng tỉ tấn “ thực phẩm bẩn” làm ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. b. Hiện trạng – Vấn đề thực phẩm bẩn là một hiện tượng phổ biến, đang diễn ra từng ngày: thịt có chất tạo nạc, rau có thuốc trừ sâu; làm đổ ruốc bằng hóa chất…Tuy là vấn đề không còn mới mẻ, lạ lẫm với bất cứ người nào nhưng ngày càng ở mức báo động cao gây ra những ảnh hưởng xấu về sức khỏe con người. Dẫn chứng: Ở Trung Quốc, hơn 1000 người ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc đã đổ bệnh vào năm 2001 sau khi ăn tim và gan lợn được nuôi với chất 4 tạo nạc. Ngày 19/3/2006, một bệnh nhân ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc còn tử vong sau khi ăn thịt có chứa chất tạo nạc Clenbuterol. Đây là trường hợp tử vong đầu tiên trên thế giới sau khi dùng thịt có chứa chất tạo nạc. Một bài báo trên Tienphong.vn ngày 9/12/2015 cung cấp: Theo Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), trung bình mỗi năm có khoảng 170 vụ ngộ độc thực phẩm với gần 7 nghìn người trúng độc và 37 người chết. – Nhu cầu về thực phẩm là thứ thiết yếu, mỗi ngày tất cả con người đều phải sử dụng rau, thịt, cá… làm thức ăn, dẫu biết “ độc”, “ hại” nhưng vẫn phải tiêu thụ. Vấn đề thực phẩm bẩn đã khiến con người buộc phải động tiêu cực đến sức khỏe và tính mạng con người “giùm bỏ mình cho số phận” dẫu rằng hàng giờ vẫn hoang mang lo sợ cho tính mạng của mình và người thân. Dẫn chứng: “Bệnh tật, suy giảm sức khỏe giống nòi, giảm sức cạnh tranh nền kinh tế, làm mất hình ảnh quốc gia…. có nguyên nhân không nhỏ từ thực phẩm bẩn. Vấn nạn thực phẩm bẩn đã đẩy người dân vào tình thế “tiến thoái lưỡng nan”: không ăn thì không thể tồn tại, ăn thì phó mặc may rủi cho số phận, bệnh đến lúc nào biết lúc ấy”- đại biểu Quốc hội Lê Thi Nga (“Thực phẩm bẩn đã đẩy người dân vào thế tiến thoái lưỡng nan”- Dân trí 1/4/2016) c. Hậu quả – Bệnh tật nguy hiểm: viêm màng não, bệnh ung thư… – Tâm lí hoang mang cho xã hội. d. Nguyên nhân – Nguyên nhân chính của việc làm cộng đồng phải đứng trước nguy cơ tồn vong mong manh, đó là thái độ độc ác, ích kỉ của những người sản xuất thực phẩm. Nếu là cơ sở nhỏ lẻ thì hại sức khỏe của người trong xóm, trong thông, hay trong vùng… Nhưng phải nhìn nhận một nguy cơ lớn hơn, khi phần nhiều thực phẩm chúng ta tiêu thụ lại được cung cấp từ các công ty công nghiệp sản xuất hàng loạt. Và mức độ và phạm vi gây hại sẽ gấp bao nhiêu lần so với sản xuất manh mún kia? Dẫn chứng: Chúng ta đã từng xem qua nhiều phóng sự trên VTV về việc một số cơ sở sản xuất mỡ, mua mỡ bẩn và sản xuất cực bẩn để bán cho những quán cơm, tiệm bún hay là những người bán rong để “ rán” xúc xích, xiên que… trước cổng các trường học mỗi ngày… – Ngoài ra, tâm lí dùng và tiêu thụ hàng rẻ, đặc biệt là hàng có xuất xứ Trung Quốc của người Việt Nam. e. Giải pháp – Nâng cao ý thức, tuyên truyền về nhận thức của người sản xuất trong xã hội về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm và đảm bảo sức khỏe của xã hội – Tăng cường kiểm soát, ra những quy định xử phạt các cơ quan sản xuất thực phẩm bẩn nghiêm minh từ nhà nước. – Mỗi cá nhân cần tỉnh táo hơn trong việc lựa chọn thực phẩm cho mình và gia đình Kết bài – Vấn đề thực phẩm bẩn đang trở thành một nỗi ám ảnh lớn với xã hội, gây ảnh hưởng về sức khỏe và tâm lí hoang mang cho người dân. – Cần có biện pháp hữu hiệu để giáo dục lương tâm cho những người sản xuất thực phẩm và cảnh cáo về thảm họa mà vô tình họ sẽ gieo rắc cho cộng đồng qua thực phẩm bẩn” Đề 2: Thịt heo có chất tạo nạc salbutamol, thịt bò được làm từ thịt heo tẩm hóa chất và mới đây, một số ngư dân thản nhiên vớt cá chết bán cho thương lái trong vụ cá chết hàng loạt tại miền Trung. Những câu chuyện về sản xuất, buôn bán thiếu trung thực trên gợi cho anh (chị) suy nghĩ gì về thái độ sống ích kỷ, hẹp hòi của một số người trong xã hội hiện đại? Viết một bài văn không quá 600 từ trình bày quan điểm của mình về vấn đề nêu trên. 5 Mở bài Trong cuộc sống ngày một đầy đủ, sung túc, con người lại càng dễ dàng đánh mất đi bản tính tốt đẹp của mình. Người ta chỉ lo lắng cho chiếc ví tiền đang mỏng dần mà không quan tâm đến tâm hồn mình đã bao phần khiếm khuyết bởi những suy nghĩ vị kỉ, vụ lợi. Không chỉ là câu chuyện “nóng” về chủ đề thực phẩm bẩn, việc thịt heo chứa chất tạo nạc, thịt bò làm từ thịt heo tẩm hóa chất, cá chết hàng loạt được ngư dân thu bán còn gợi nhắc ta về thái độ sống hẹp hòi, ích kỉ của một số người hiện nay. Thân bài 1. Giải thích Thịt heo có chất tạo nạc, thịt bò được làm từ thịt heo tẩm hóa chất, ngư dân bán cá chết cho thương lái là những câu chuyện về sản xuất, buôn bán thiếu trung thực, vì lợi ích vị kỉ của người bán mà ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của người tiêu dùng. Thái độ sống ích kỉ, hẹp hòi chỉ nghĩ đến lợi ích của bản thân, lợi ích trước mắt mà không nghĩ đến lợi ích lâu dài, lợi ích của người khác. 3. Nguyên nhân của lối sống ích kỉ, hẹp hòi Khách quan: Cuộc sống hiện đại cuốn con người vào vòng xoáy của cải, vật chất. Đồng tiền thể hiện sức mạnh đáng sợ của một thứ quyền lực vô hình có khả năng chi phối suy nghĩ, hành vi của không ít người. Chủ quan: Bên trong mỗi cá nhân luôn luôn là cuộc chiến đấu âm thầm mà sục sôi của cái thiện – cái ác, “rồng phượng lẫn rắn rết, thiên thần và ác quỷ” (truyện ngắn “Bức tranh” – Nguyễn Minh Châu). Sự yếu đuối, thiếu bản lĩnh và hiểu biết đưa đến một kết cục tất yếu là chiến thắng của cái ác, sự hẹp hòi, ích kỷ. 3. Thực trạng lối sống ích kỉ, hẹp hòi của một số người hiện nay Lối sống ích kỉ, hẹp hòi giống như một căn bệnh “trầm kha” của cuộc sống hiện đại, một liều thuốc độc ngấm dần và phá hủy từng tế bào quan trọng của xã hội. + Nỗi lo thực phẩm bẩn len lỏi vào từng câu chuyện thường nhật của mỗi người. Nói về cố nhạc sĩ Trần Lập đã ra đi bởi căn bệnh ung thư trực tràng cách đây không lâu, cựu thành viên ban nhạc Bức tường Trần Nhất Hoàng chia sẻ:”Ông trồng chè khoe họ được uống chè từ khu trồng sạch nhà quây riêng dành cho gia đình, khu còn lại tất nhiên là trà bẩn để bán. Bà bán rau cũng hân hoan nói nhà mình được ăn rau ở khu trồng sạch, khu nhiều thuốc là để bán. Ông bán thịt lợn cũng vậy.” Những con người này đang đầu độc chính đồng bào mình chỉ khoản lãi lời trước mắt, liệu có đáng? + Vì ích kỉ, chỉ lo cho mình mà hình ảnh chen lấn, chộp giật xuất hiện cả ở những chốn linh thiêng như đền Hùng. Dòng người dâng lễ cầu mong sự bình an, yên tĩnh mà bản thân họ đã mang bao nhiêu lo sợ về sự thiệt thòi của bản thân về nơi đất tổ. 4. Hậu quả của lối sống ích kỉ, hẹp hòi Người sống cá nhân, ích kỉ không bao giờ vươn tới sự an yên trong tâm hồn bởi trong họ luôn thường trực nỗi lo sợ mình thiệt thòi hơn người khác. Trong một tập thể, nếu ai cũng chỉ nghĩ cho bản thân thì tập thể sẽ khó khăn trong việc tìm ra tiếng nói chung, lợi ích chung để theo đuổi và tan rã là kết cục không quá ngạc nhiên. Sự ích kỉ lớn dần trong xã hội cũng là một loại trở lực ghê gớm kìm hãm sự phát triển của cả một đất nước. Chỉ nói riêng về sức khỏe, nếu con người ta tiếp tục đầu độc nhau bởi thực phẩm bẩn, những cái chết vì ung thư sẽ còn nhân lên hoặc sức và lực của giống nòi cũng bị suy kiệt. 5. Giải pháp để thay đổi lối sống ích kỉ, hẹp hòi Trước hết, mỗi chúng ta cần nhận thức sâu sắc về những nguy hại của lối sống ích kỉ, hẹp hòi. Là những chiếc nôi đầu tiên mà trí tuệ, nhận thức của cá nhân hình thành, gia đình và nhà trường phải tham gia tích cực vào việc giáo dục lối sống của người trẻ. Phê phán những hành vi là biểu hiện của lối sống 6 ích kỉ, vụ lợi cá nhân; nhân rộng những việc làm hay, nghĩa cử cao đẹp vì lợi ích chung của tập thể. 6. Lật ngược vấn đề Không vì sự lớn dần của thái độ sống thờ ơ, ích kỷ mà nhìn cuộc đời bằng lăng kính màu xám hay dễ dàng thỏa hiệp, im lặng trước cái xấu, cái ác. Phản đối sự ích kỉ, hẹp hòi cũng không có nghĩa là hi sinh hết mình vì người khác một cách dại dột, mù quáng. Kết bài Suy nghĩ ích kỉ, hẹp hòi đang len lỏi vào mọi ngóc ngách của cuộc sống, để lại tác động tiêu cực đến mỗi cá nhân, tập thể, thậm chí đến cả một dân tộc. Người trẻ với sự thiếu thốn về kinh nghiệm sống, dễ dàng trở thành nạn nhân của lối sống ích kỉ cần tự nhắc nhở mình về mối nguy hại trong thái độ sống này; đấu tranh trong khả năng của mình để loại bỏ nếp nghĩ hẹp hòi, vị kỉ. Đề 3: Trong chương trình “Tạp chí kinh tế xuân Bính Thân – Phẳng hay không phẳng”, VTV1, 12/2/2016, nhà báo Lê Bình đã nhắc đến vấn nạn thực phẩm bẩn với một sự trăn trở: “Nhiều người Việt kiếm tiền bằng mọi giá, đánh đổi cả liêm sỉ, danh dự để có tiền. Sự kiếm tiền nào độc ác hơn là kiếm tiền trên sức khỏe và mạng sống đồng bào mình? Trung bình hai giờ đồng hồ có ba mươi người chết vì bệnh ung thư – một con số tàn nhẫn đến rợn người. Bao giờ người Việt mới thôi độc ác với nhau? Làm thế nào để con người biết yêu thương nhau hơn? Đơn giản vậy thôi nhưng nó quyết định vận mệnh của cả dân tộc, cả thế giới này. Người nông dân chỉ cần thương người tiêu dùng một chút đã không nhẫn tâm tưới thuốc độc lên rau củ quả để đào huyệt chôn đồng bào mình và chôn sống chính mình.” Anh (chị) suy nghĩ gì về nhận định của nhà báo Lê Bình? Trình bày quan điểm của mình trước vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay bằng một bài văn không quá 600 từ. 1. Mở bài Thịt heo có chất tạo nạc salbutamol, thịt bò được chế biến từ thịt heo tẩm hóa chất, thịt gà chết được nhuộm thành thịt gà vàng rụm,…Chưa khi nào người Việt băn khoăn hơn thế về việc lựa chọn loại thực phẩm nào cho bữa cơm gia đình. Thực phẩm thiếu vệ sinh, an toàn lại một lần nữa được nhắc đến bởi nhà báo Lê Bình trong chương trình “Tạp chí kinh tế xuân Bính Thân – Phẳng hay không phẳng”, buộc con người ta phải suy nghĩ về “quốc nạn thực phẩm bẩn “đang đe dọa trực tiếp đến từng cá nhân và toàn xã hội. 2. Thân bài Giải thích nhận định Nhận định của nhà báo Lê Bình đã làm nổi bật thực trạng an toàn vệ sinh thực phẩm hiện nay (người nông dân tưới thuốc độc lên rau củ quả), hậu quả mà nó gây ra (hai giờ đồng hồ có 30 người chết vì ung thư) cũng như nguyên nhân của vấn nạn này (người Việt kiếm tiền bằng mọi giá, đánh đổi cả liêm sỉ, danh dự để có tiền). Những chia sẻ đầy trăn trở ấy đã thôi thúc con người đào sâu vào vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đáng báo động trong bối cảnh hiện tại. Thực trạng vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm Liên tiếp gần đây, nhiều vụ việc liên quan đến quy trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm bẩn đang khiến nhiều người cảm thấy rất hoang mang. Những thực phẩm thiết yếu hàng ngày như rau, củ, thịt, cá hay ngay cả dầu ăn, nước mắm… tất cả đều có 7 nguy cơ nhiễm bẩn. Dẫn chứng: Thịt heo nạc bất thường do lạm dụng chất cấm salbutamol trong chăn nuôi, măng tươi được tẩm, nhuộm Auramine O – chất cấm sử dụng trong chế biến, bảo quản thực phẩm. Theo ông Vũ Đình Phú, Chủ tịch Hiệp hội siêu thị Hà Nội: “Thực phẩm bẩn đang tuồn vào các siêu thị uy tín”. Như vậy, vấn nạn thực phẩm bẩn đang “hoành hành” từ các khu chợ thuận tiện cho việc mua bán thường nhật đến những siêu thị lớn gửi gắm niềm tin của người tiêu dùng. Nguyên nhân Doanh nghiệp, nhà sản xuất: – Tâm lí muốn thu về lợi nhuận nhanh chóng bất chấp các quy định về vệ sinh an toàn trong sản xuất, đối với người nông dân đôi khi còn là gánh nặng cơm áo gạo tiền. Sự thiếu hiểu biết về ảnh hưởng nghiêm trọng của thực phẩm bẩn đối với sức khỏe người tiêu dùng. – Sản xuất, canh tác, gieo trồng trong môi trường bị ô nhiễm trầm trọng từ đất đai, nguồn nước đến không khí. Người tiêu dùng: – Thiếu hiểu biết dẫn đến việc tiêu thụ sản phẩm một cách tràn lan, không chọn lọc. – Tâm lí ham của rẻ vô tình tạo ra nhu cầu tiêu thụ lớn đối với thực phẩm kém chất lượng. Cơ quan có thẩm quyền – Chưa có biện pháp xử lí thích đáng đối với các trường hợp sản xuất không bảo đảm vệ sinh, buôn bán thực phẩm bẩn khiến vấn nạn thực phẩm thiếu an toàn tiếp tục tái diễn. – Chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa cơ quan pháp luật với tổ chức khoa học để đẩy nhanh quá trình phát hiện thực phẩm bẩn, ngăn chặn hoạt động sản xuất và tiêu thụ thực phẩm bẩn. Hậu quả của việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm bẩn Sức khỏe bị ảnh hưởng, tính mạng bị đe dọa khi sử dụng thực phẩm bẩn hàng ngày. Đại biểu Lê Thị Nga, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội đã phát biểu trong phiên thảo luận về tình hình kinh tế xã hội:“Vấn nạn thực phẩm bẩn đã đẩy người dân vào tình thế “tiến thoái lưỡng nan”, không ăn thì không thể tồn tại, ăn thì phó mặc may rủi cho số phận, bệnh đến lúc nào biết lúc ấy”. Tâm lí hoang mang, sự bất ổn có thể nảy sinh trong xã hội khi không còn niềm tin, tình thương giữa con người với con người. Giải pháp ngăn chặn vấn đề thực phẩm bẩn Nâng cao hiểu biết cho người sản xuất lẫn người tiêu thụ về tác hại khôn lường, lâu dài của việc sử dụng, tiêu thụ thực phẩm bẩn. Đưa ra hình thức xử phạt đủ sức răn đe để loại bỏ việc sản xuất không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Bộ Luật Hình sự vừa được Quốc hội thông qua và bắt đầu có hiệu lực từ 1/7 đã đưa ra quy định cụ thể việc bỏ tù người sản xuất, kinh doanh “thực phẩm bẩn”. Đẩy mạnh việc sản xuất thực phẩm hữu cơ, biến đổi gen có lợi, an toàn cho sức khỏe. 3. Kết bài Nhận định của nhà báo Lê Bình một lần nữa đã rung lên hồi chuông báo động về tình trạng thực phẩm bẩn tràn lan trong thị trường, ẩn chứa những hậu quả nghiêm trọng thời gian vừa qua. Giải quyết vấn nạn thực phẩm bẩn không phải là công việc có thể thực hiện một sớm, một chiều, bởi một cá nhân hay tổ chức riêng lẻ. Đây là một nhiệm vụ dài hạn đòi hỏi sự chung sức của cả cộng đồng để người ta thôi nghĩ về thực phẩm bẩn như một “quốc nạn”. 3. Trận chiến Gạc Ma Đề bài: 64 người con đất Việt nằm lại giữa biển sâu và 27 năm nay để lại nỗi đau âm ỉ trong lòng mọi người. Anh (chị) hãy viết một bài văn (khoảng 600 chữ) trình bày cảm nhận về tượng đài vững chắc được xây lên bằng lòng yêu nước, yêu biển đảo quê hương của các 8 chiến sĩ trong trận chiến Gạc Ma 14/3/1988. Mở bài: Việt Nam là một quốc gia có truyền thống đấu tranh kiên cường chống giặc ngoại xâm. Trải qua hàng nghìn năm, đất nước ta sinh tồn cùng lịch sử vĩ đại của quá trình dựng nước và giữ nước Sự hi sinh dũng cảm của 64 chiến sĩ ở Gạc Ma 1988 không những giữ vững chủ quyền quốc gia mà còn để lại bài học sâu sắc về lòng yêu nước, yêu biển đảo quê hương. Đặc biệt ở thời điểm hiện tại khi Trung Quốc vẫn chưa từ bỏ dã tâm xâm chiếm Trường Sa- Hoàng Sa thì có lẽ trận chiến Gạc Ma vẫn còn nguyên giá trị thời sự nóng bỏng. Thân bài: Giải thích khái niệm Khái quát về trận chiến Gạc Ma 1988 Là trận thủy chiến nhằm bảo vệ đá Cô Lin,đá Len Đao và đá Gạc Ma thuộc chủ quyền của Việt Nam nhưng bị Trung Quốc xâm chiếm, nổ bom phá hoại hòng rút cờ Việt Nam khỏi 3 vùng lãnh thổ trên. Để chống lại âm mưu thâm độc của kẻ thù, Hải quân Việt Nam đã tổ chức một trận thủy chiến, phá vỡ mục tiêu kẻ thù đề ra. 64 chiến sĩ đã ngã xuống và bất tử trong lòng nhiều thế hệ kể từ năm 1988. Lòng yêu nước, yêu biển đảo quê hương thể hiện ở sự hiểu biết về đất nước và quyền lợi của đất nước mình; sẵn sàng hi sinh để bảo vệ đất nước khi có chiến tranh; tích cực học tập, tu dưỡng để xây dựng đất nước ngày càng phát triển. Lòng yêu đất nước còn thể hiện ở sự tự tôn dân tộc, trở thành một biểu tượng cao đẹp của thế hệ cha ông Việt Nam nhiều đời nay. 2. Bàn luận Lòng yêu nước, yêu biển đảo quê hương là một trong những nhân tố cho thấy trách nhiệm của mỗi cá nhân với cộng đồng. Dẫn chứng: Các chiến sĩ Gạc Ma đã trao mình cho biển trong trận chiến 1988 nhưng công lao mà họ làm ra cho đất nước suốt 27 năm qua vẫn không hề mất đi. Thậm chí, dân tộc Việt Nam vẫn luôn tự hào vì những con người nhỏ bé nhưng vĩ đại biết mấy. Những chiến công có được trong trận chiến Gạc Ma có tính chất vững bền vì đó là tình yêu bao la mà các chiến sĩ chiến đấu nói chung và những người đã nằm xuống dành cho bà mẹ Tổ Quốc. Một tấm lòng chân thành, sâu sắc, biết ơn và tự hào. Có lẽ, đó cũng là nguồn sức mạnh to lớn để họ dũng cảm, hiên ngang trước kẻ thù tàn bạo, phi lí Trung Quốc. Trong bối cảnh hiện đại, tình yêu đất nước, yêu quê hương biển đảo càng có vai trò quan trọng khi đất nước vẫn còn bị de dọa bởi sự xảo quyệt của kẻ thù. Vấn đề Biển Đông và hai quần đảo Hoàng SaTrường Sa vẫn còn căng thẳng mà cả thế giới vẫn chưa tìm được một giải pháp khả quan. Dẫn chứng: Năm 2014, Trung Quốc bắt đầu gây hấn trên vùng biển Việt Nam bằng việc đặt giàn khoan HD981 trái phép, sau đó ngang nhiên tuyên bố chủ quyền và giết hại ngư dân Việt Nam. Hải quân Việt Nam cùng bộ phận ngư dân đã chiến đấu dũng cảm, cùng với sự ủng hộ của nhiều bạn bè quốc tế, các quốc gia yêu chuộng hòa bình sự việc được lắng xuống.Một trận chiến về quân sự đã không phải diễn ra nhưng cho đến nay Trung Quốc vẫn hàng ngày hàng giờ nuôi dưỡng dã tâm xâm lược bằng được vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam. Hơn một năm nay chúng tích cực xây dựng các đảo nhân tạo, thiết lập vùng nhận diện trên không… Biển Đông, Hoàng Sa- Trường sa vẫn đang oằn mình chống lại “ cơn bão” tàn nhẫn của kẻ thù. 9 3. Phê phán Nhiều cá nhân sống vô trách nhiệm, thờ ơ với vận mệnh biển đảo và đất nước. Có một bộ phận thanh thiếu niên sống buông thả, không có ước mơ hoài bão và nghị lực đấu tranh, tu dưỡng để cống hiến cho đất nước. Kết bài Trận chiến Gạc Ma và sự hi sinh của 64 chiến sĩ năm 1988 đã đi vào lịch sử dân tộc như một huyền thoại cho bản lĩnh và lòng yêu chân thành với quê hương, biển đảo. Mặc dù thời gian có thể tàn phá thể xác của những con người đã nằm xuống, song họ mãi bất tử với tượng đài vững chắc đã được xây lên bằng lòng yêu nước,bằng máu xương, da thịt của họ. Con người đã sống đang sống và sẽ được sinh ra trong tương lai vẫn vang mãi những vần thơ: “Hào khí năm xưa, chí hùng bất tận Giữ Côn Lin, Song Tử với Sinh Tồn Giặc dữ hung tàn, thế mạnh như cồn Các anh kết đoàn bên vòng tròn bất tử Anh không về, Trường Sa ta quyết giữ Cho hôm nay và mãi tận ngàn sau Trận Gạc Ma mãi mãi một niềm đau Anh hùng tử chí hùng bất tử”. 4. Cảnh tượng chen lấn tại Đền Hùng Đề 1: “Sáng 16/4, nhằm mùng 10 tháng 3 âm lịch – ngày giỗ Tổ Hùng Vương, Khu di tích lịch sử Đền Hùng đã hứng chịu một đợt “tấn công” khủng khiếp: hàng vạn người tràn lên núi Nghĩa Lĩnh (TP. Việt Trì, Phú Thọ). Dù không mang theo vũ khí, mức độ “sát thương” họ gây ra không hề nhỏ. Trẻ em khóc thét, lạc người thân; hàng loạt phụ nữ và người lớn tuổi ngất xỉu giữa cảnh chèn ép, xô đẩy, trước sự vất vả “chống đỡ” của lực lượng cảnh sát gìn giữ trật tự. Bất chấp lời kêu gọi của cơ quan chức năng, nhiều người đã leo rào, xâm nhập rừng cấm để lên núi. Xem những phóng sự ảnh, các video clip từ hiện trường, rất nhiều người bàng hoàng tự hỏi điều gì đang xảy ra nơi đất Tổ Phong Châu? Những món lễ vật bị xô nghiêng, phục trang bị giằng kéo, những tiếng hò hét như xung trận khi ba lớp rào chắn được dỡ đi và biển người tràn lên như thác lũ… Đó chắc chắn không thể gọi là một cuộc hành hương. Đó cũng không thể gọi là một lễ giỗ – nơi mà sự tôn nghiêm, chuẩn mực, thanh tịnh… được đặt lên hàng đầu. Có thể gọi đó là cuộc càn quét, tàn phá Đền Hùng của đám “con cháu” tự bao giờ chẳng rõ đã trở nên hung hãn và xấc xược, quên lời tổ tiên dạy dỗ đang tranh phần đút lót tiền nhân.” (Trích “Điều gì đang xảy ra nơi đất Tổ” Nhân Sư, phunuonline, 18/04/2016) Anh chị hãy viết một bài văn nghị luận khoảng 600 từ trình bày suy nghĩ của mình về hiện tượng đang được đề cập đến ở đoạn trích trên. Mở bài Các lễ hội chùa chiền là một trong những biểu hiện đẹp của truyền thống văn hóa Việt Nam. Trong đó, lễ hội Đền Hùng được coi là một lễ hội lớn của toàn dân tộc Việt Nam thể hiện sự kính trọng biết ơn về tổ tiên các vua Hùng- những người đã có công dựng và giữ nước. Xã hội ngày càng phát triển kéo theo việc xuống cấp về mặt đạo đức của không ít người dân Việt Nam. Ngay cả trong những lễ hội tâm linh, thay vì phải thành kính, người thì “buôn thần bán thánh” người thì “ thương mại hóa” chùa chiền còn lại thì chen lấn, xô đẩy, chèn ép, giằng co, giày xéo… những món lễ vật. Đoạn trích trên cho 10 thấy nghịch cảnh coi thường thánh thần được thờ, thiếu ý thức trong việc đi lễ bái, làm đảo lộn không khí thiêng liêng và giá trị tinh hoa văn hóa của tục thờ thần, lễ thánh đã tồn tại bấy lâu nay. Thân bài a) Thực trạng Hàng năm, ở Việt Nam 8000 lễ hội, trung bình mỗi ngày có 20 lễ hội diễn ra trên cả nước. Nhưng với số lượng lễ hội lớn không chỉ mất tiền bạc và thời gian vào lễ hội, chúng ta đang phải chứng kiến hàng ngày 20 cảnh xô bồ, chen lấn không chút tình người ở những nơi linh thiêng, thanh tịnh như chốn Phật ngự. Dẫn chứng: Nhiều bài báo cho thấy cảnh chen chúc khiến trẻ con phải khóc, bộ phận công an phải buộc bế những đứa trẻ thoát khỏi “ biển người” đang hành hương lên đất Tổ trong dịp lễ vừa qua. Thay vì khuôn mặt thanh thản, dưới cái nắng của hè cuối tháng 4 dương lịch, mặt người nào người ấy đều đượm mồ hôi, cau có, khó chịu. Thái độ đó sinh ra không đơn giản là vì thời tiết nữa, mà tại bên trái, bên phải, bên trên, bên dưới mọi người đều đi hành hương, đẩy nhau, chen nhau trên từng bậc đá cầu thang. Oái ăm thay, có nhiều người còn dẫn cả trẻ con đi theo và người lớn hoặc kéo theo một cái đuôi; hoặc bồng bế dắt díu nhau như chạy loạn… Và người dẫm lên người, người ùn người chỉ để nhanh lên núi khấn cụ Tổ nghìn năm trước. Văn hóa xếp hàng vốn kém nay còn không hề xuất hiện trong việc đám đông về núi nhớ Giỗ Tổ. Một đám giỗ linh đình vì “ Thiên Lĩnh đang oằn mình” trước bước chân đầy bon chen của đám con cháu Hùng Vương. Yêu chuộng và tôn thờ tổ tiên là một trong những khía cạnh mà người Việt Nam luôn đề cao. Trước đây, người ta nhắc đến đi chùa, đến nơi tâm linh là chủ yếu xin sức khỏe, bình an và mọi giá trị vật chất dâng lên các cụ cũng chỉ là “thành tâm”. Nhưng giờ đây, dưới con mắt nhiều người, Phật cũng trở thành một người tham tiền, mưu cầu lợi ích. Bởi vậy những đồng tiền được mang ra để đổi trác, mua bán với thần thánh với suy nghĩ càng nhiều tiền dâng lên Phật thì Phật càng cho nhiều phúc đức. Càng xót xa hơn khi tại là ở những lễ hội lớn, như Giỗ Tổ Hùng Vương, thậm chí người ta nào có dâng tiền cho Phật. Người ta nhét vào tay Phật tiền như một cách vội vàng trong đám đông chen lấn như “bố thí”, “hối lộ” cho Phật vậy. Dẫn chứng: Ở chốn non thiêng Yên Tử, người ta dùng tiền để “đánh bóng” cả chùa Đồng. Mỗi người dân cầm trên tay một tờ tiền rồi thi nhau chạm vào chùa Đồng. Dù không có sự tích nào được lưu truyền về việc phát tài, phát lộc theo cách “xoa tiền” này, khách hành hương tới chùa Đồng vẫn làm rất “nhiệt tình”. Ở chùa Bái Đính, ngôi chùa to, đẹp thuộc hàng nhất Việt Nam, năm nào người ta cũng bắt gặp hình ảnh du khách thập phương nhét tiền vào tay tượng Phật. Còn ở lễ hội chùa Hương, việc chen lấn, xô đẩy, cò mồi,… trở nên quá quen thuộc. Những việc này đã tồn tại qua nhiều năm nhưng đến giờ vẫn chưa được giải quyết triệt để. Trong lễ khai ấn Đền Trần, ngoài cảnh “cướp ấn” quen thuộc thì chúng ta còn bắt gặp hình ảnh những người dân sẵn sàng trèo lên ban thờ để cầu may hay thi nhau dùng tiền để “đánh bóng” đồ thờ của đền. Chỉ cần đạt được mục đích của mình mà họ sẵn sàng làm những việc vô cùng phản cảm. b) Hậu quả Mất đi nét đẹp của lễ hội truyền thống, bôi nhọ văn hóa tâm linh của dân tộc Ngày càng làm giảm đi tác dụng đáng quý của chùa chiền với tâm hồn con người: hướng thiện, niềm tin tôn giáo…. 11 c) Nguyên nhân Thái độ thiếu ý thức và thiếu hiểu biết trong khi thực hiện tín ngưỡng văn hóa tâm linh Lòng tham về lợi ích của nhiều người dân Việt Nam d) Giải pháp Mỗi con người phải nhìn lại và nhận thức đúng về cách ứng xử khi đến chùa, những nơi tâm linh. Chính sách ngăn chặn của nhà nước. Kết bài Văn hóa lễ chùa là văn hóa phổ biến và kéo dài nhiều năm ở Việt Nam. Cần duy trì nét đẹp và hạn chế những nét xấu mà chính con người đang gây ra tại nơi đầy thanh tịnh. Giáo dục truyền bá để thế hệ sau biết sai mà không làm tương tự- đó cũng là cách để tiếp tục giữ gìn và phát triển văn hóa dân tộc Đề 2: Anh/chị hãy viết một bài văn bàn về hiện tượng mê tín quá đà của người Việt qua các ứng xử tại các lễ hội chùa chiền. Mở bài – Sùng bái việc thờ thần cúng thánh là một trong những truyền thống lâu đời của người Việt. – Suy cho cùng tục lệ tâm linh này một phần nào đó thể hiện đạo lí” Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc; một phần khác cho thấy niềm tin tôn giáo để từ đó con người có sức mạnh hơn trong cuộc sống xưa- nay. – Tuy nhiên, xã hội hiện đại dường như đã làm “ biến chất” sự thành kính với thánh thần vốn có, nó trở thành hiện tượng mê tín quá đà dẫn tới nhiều cảnh tượng đáng báo động của văn hóa tâm linh hiện nay. – Nhiều hình ảnh xấu ở chùa chiền khiến con người buộc phải suy ngẫm. Thân bài a. Giải thích Mê tín được hiểu là việc con người đang sống đặt niềm tin vào những vị thánh thần, vua quan và những người đã khuất ở thế giới bên kia. Qua sự kính trọng và thờ cúng họ con người cầu mong họ ban cho phước lành, tiền bạc, địa vị… để sống tốt hơn. Mê tín vốn là một biểu hiện đẹp của văn hóa cá nhân và xã hội, nó khiến con người tìm về được nguồn cội, biết nhớ công ơn của tiền nhân. Mê tín quá đà là việc con người đặt lòng tin quá mức vào những vị được thờ cúng, bất chấp mọi hoàn cảnh và làm mọi hành động dù có gây phản cảm cũng sẵn sàng gây ra những nguy cơ xấu cho nền văn hóa dân tộc. b. Thực trạng – Để kịp cho giờ “hoàng đạo” và những tính toán cầu xin có “hiệu quả nhất” con người tích cực đến các chùa, các đền thờ ( đặc biệt vào các ngày chính hội đền chùa) tạo thành một cảnh hỗn độn xô bồ. Họ đi lễ thánh mà không một chút trật tự, tôn nghiêm, không quản ngại giày xéo, chen lấn… Dẫn chứng: 10/3 năm nay trong lễ hội Đền Hùng, chúng ta không thể quên được cảnh tượng đông đúc như vỡ trận của đám người hành hương đến nỗi cơ quan chính quyền cũng “bó tay” vì tính vô kỉ luật sẵn sàng ùn đẩy nhau để lên “khấn vái” cụ Tổ thật thành tâm. Thật đáng tiếc đó cũng là hình ảnh ở bất cứ nơi nào có lễ hội chùa chiền trên khắp nước ta. Có thể nhiều nhà lãnh đạo văn hóa phải thấy chảy nước mắt vì sự thiếu ý thức tâm linh của con người ngày nay qua cảnh chen nhau hứng nước thạch nhũ để cầu may mắn tại động Hương Tích, chùa Hương (Hà Nội); lễ cúng sao giải hạn chùa Phúc Khánh (Hà Nội) vào rằm tháng giêng khiến một đoạn đường dài khoảng 200m nối từ đường Tây Sơn – Nguyễn Trãi bị tê liệt hoàn toàn; hay hỗn loạn tại lễ hội cướp phết Hiền Quan (tỉnh Phú Thọ) khi hàng nghìn thanh niên chen nhau giẫm đạp để tranh giành quả phết với hi vọng mang lại may mắn 12 cho gia đình. – Để có được may mắn và hạnh phúc lẽ nào con người lại nhẫn tâm đối xử với nhau không bằng con vật? Lòng mê tín quá đà này âu cũng xuất phát từ tính ích kỉ của người Việt. Vì lợi ích cá nhân họ sẽ làm bất cứ điều gì. Nhưng liệu tranh cướp, giành giật các đấng quan, đấng thánh ở trên sẽ ban phước cho? Rõ ràng không ai chắc chắn về sự phù hộ của thần linh nhưng người ta vẫn mù quáng tin theo mà sống không “tử tế” với nhau. – Đền chùa là nơi ngự trị của những bậc thánh hiền, quan thanh liêm thế mà giờ đây con người hiện đại đang “vật chất hóa” thánh thần. Có phải chăng chúng ta đang bôi nhọ đi thanh danh của họ- những người mà chúng ta tin tưởng và thành kính ở trên mình; thậm chí có những di sản thuộc về văn hóa cũng bị tàn phá và không biết chúng sẽ còn cho con cháu mai sau. Dẫn chứng Không lạ gì nhiều người xoa đầu và cố tình xoa thật mạnh các Bia Tiến sĩ để cầu đỗ đạt công danh; chen nhau cọ tiền vào khánh đồng trên chùa Yên Tử mong cầu tài; chiếc giếng trong bị ô nhiễm bởi rác “ tiền” người dân thi nhau vứt xuống ở Côn Sơn, KIếp Bạc ( Hải Dương); nhét tiền bạc vào tay Phật… c. Hậu quả – Tâm lí trông đợi quá nhiều vào vận may từ thánh thần, lười lao động, lười suy nghĩ. – Mất đi bản sắc văn hóa tốt đẹp của lễ hội chùa chiền – Nguy cơ làm văn hóa tâm linh ngày càng bị biến dạng do thế hệ sau bị ảnh hưởng bởi những hành động hôm nay của thế hệ hiện tại. d. Giải pháp – Ý thức của mỗi cá nhân khi quá ích kỉ với nhau và mù quáng về sự may rủi của thánh thần. – Chính sách văn hóa và giáo dục văn hóa của nhà nước và xã hội e. Lật lại vấn đề Trái ngược với nhiều người có lòng tin quá đà vào cúng bái, nhiều cá nhân vẫn thể hiện sự ưa chuộng tôn giáo một cách tốt đẹp: nhiều cụ già tích cực nhặt rác của người đi lễ bỏ lại ở chùa; lau tượng Phật và vệ sinh nơi Phật ngự không công…. Kết bài – Lòng tin và sự biết ơn về công lao của các bậc tiền nhân, các vị thánh thần vẫn là một yếu tố cần thiết cho mỗi con người trong cuộc sống còn nhiều bon chen, vất vả hiện nay. – Nhìn nhận và xác định đúng cách thể hiện lòng tin tôn giáo mới là việc có ý nghĩa nhất với mỗi con người. Đề 3: Ngày 16/04 tại Hà Nội, đã diễn ra chiến dịch nâng cao chất lượng du khách người Việt khi đi công tác du lịch ở nước ngoài. Người ta muốn du khách Việt ai cũng có ý thức, ai cũng biết vứt rác đúng chỗ, nói chuyện văn minh, biết xếp hàng và biết nhẫn nại, để khiến hình ảnh du khách Việt Nam trở nên đẹp hơn trong mắt bạn bè quốc tế. Cùng ngày hôm đó, là những tin tức hình ảnh về lễ hội đền Hùng. Hơn 7 triệu du khách đổ về nơi đây, vừa tìm về cội nguồn đất nước, vừa là cách tận hưởng ngày đầu tiên của kì nghỉ lễ. Tưởng rằng đây sẽ là một lễ hội tuyệt vời. Nhưng không… Nhan nhản là những mẩu tin về sự chen chúc, những tiếng thét thất thanh của trẻ nhỏ người già, những đối tượng đáng ra phải được ưu tiên thì bị chèn ép không thương tiếc. Người ta ca ngợi chiến công cứu trẻ nhỏ ra khỏi đám đông, hoảng hốt trước cảnh dòng người ùn ùn chạy đua, xô đẩy. Không chỉ ở lễ hội Đền Hùng, mà hình ảnh chen lấn có thể gặp ở bất cứ đâu. Đó là đỉnh Chùa Đồng, Yên Tử. Đó là lễ rước ấn đền Trần, nơi hàng nghìn con người xâu xé nhau chỉ để được hưởng lộc tổ. Đó là những chuyến du lịch trong kì nghỉ dài, mà khi đến bất cứ địa danh nào, cũng dễ dàng bắt gặp cảnh xô đẩy, giành giật, không hàng lối, không trước sau. Hẳn nhiều người cùng suy nghĩ giống tôi, “Dân mình đang đi trẩy hội, đi 13 hưởng nghỉ lễ hay là đi hành xác thế?”. (Trích: Hỗn loạn ở đền Hùng, xếp hàng sau động đất ở Nhật và chiến dịch nâng cao hình ảnh du khách Việt…, Lương Hồng Phúc – Tri Thức Trẻ) Hãy viết một bài văn nghị luận khoảng 600 từ trình bày suy nghĩ của anh/chị về vấn đề “văn hóa xếp hàng” của người Việt Nam hiện nay. Mở bài: Cuộc sống hiện đại hôm nay là sự phát triển không ngừng của văn hóa nhân loại. Nhưng có lẽ, trong xã hội của Việt Nam thì câu chuyện bàn về sự suy đồi về văn hóa lại tự dưng có một vị trí đặc biệt. Lùi xa về quá khứ với những câu ca dao, tục ngữ khuyên người ta hãy sống biết yêu thương “một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ” hay “Lá lành đùm lá rách” thì giờ đây ta lại ngậm ngùi xót xa khi nhìn thấy cảnh chen lấn đông đúc, giằng xé ganh đua nhau ở mọi nơi- kể cả là chốn thờ tự linh thiêng đầy tính nhân bản. Đoạn trích trên cho thấy thực trạng thiếu kỉ luật, không ý thức về “văn hóa xếp hàng” của con người Việt Nam. Thân bài: a. Giải thích khái niệm Rõ ràng, trong đoạn bài báo trích thiếu “văn hóa xếp hàng” là một trong những sự thiếu hụt văn hóa nguy hiểm của người Việt. Bởi vậy, chúng ta phải “huấn luyện” để “che mắt” bạn bè quốc tế. Tuy nhiên, vẫn còn đó câu hỏi đặt ra: “Làm thế nào để đa số người Việt biết cách xếp hàng?” Xếp hàng là cách đứng có tuần tự, có người trước, người sau, cứ hết lượt người này thì sẽ đến lượt người khác theo một thứ hạng nhất định. Văn hóa xếp hàng được hiểu là tất cả mọi người trong một cộng đồng chung đều thừa nhận và thực hiện việc xếp hàng, có trước có sau, không chen lấn, xô đẩy hay tạo thành sự hỗn loạn khủng khiếp. b) Thực trạng Với người Việt, văn hóa xếp hàng đã có một thời tồn tại và trở thành một nét đẹp văn hóa. Hãy nghĩ về Hà Nội thời bao cấp khi mỗi dịp Tết đến Xuân về người dân vẫn luôn xếp hàng nhẫn nại để nhận được các “món hàng” đấy thôi. Song có lẽ, khi cuộc sống không còn nghèo khó nữa, người ta tích cực “tư lợi” và thế là không có văn hóa xếp hàng. Dẫn chứng: Học sinh Việt Nam để xếp thành một hàng ngay ngắn, lúc nào phải có giáo viên chủ nhiệm bên cạnh, học sinh mẫu giáo thì khỏi nói nhưng nhiều trường hợp đã là anh chị 12 rồi mà các thầy cô vẫn phải “mỏi cổ gào to” để có một hàng cho tử tế. Giao thông chật cứng mỗi giờ cao điểm nhưng xe máy chen trước ô tô, ô tô cố nhích lên trước xe buýt; các xe phân khối lớn thì bóp còi inh ỏi để vụt bay khỏi đám chen. Và chả ai nhường ai, nhiều khi cũng chỉ vậy mà khiến xe này hỏng, người kia chết… Trong lễ hội thì khỏi nói: lễ hội Đền Hùng, khai ấn đền Trần, lễ hội chùa Hương… cảnh chen chúc đùn đẩy nhau, kẻ khóc người cười, thi nhau vượt rào không ý thức nguy hiểm, người lớn trẻ nhỏ kêu gào thất thanh…. Đau đớn thay! Một xã hội mà chỉ vì cho chuẩn giờ “hoàng đạo” người ta “tàn sát” nhau, không để nhau thanh thản mà lên chùa, lấy lộc chùa.. đến những nơi thanh tịnh để mà “thở không ra hơi, kêu không ra tiếng”. Nhiều bài báo đã gọi việc hành hương lên đền Hùng ngày 10/3 năm nay là cuộc “càn quét” của đám con cháu xấc xược với cụ Tổ ngàn năm trước. c) Nguyên nhân – Do tính ích kỉ, thiếu kiên nhẫn của con người – Tâm lí đám đông – Không được “dạy dỗ” về văn hóa xếp hàng 14 d) Hậu quả – Không có văn hóa xếp hàng dường như cũng là yếu tố khiến người Việt Nam ta càng ngày càng trở nên lạc hậu với các nước trên thế giới. Dẫn chứng: Còn nhớ một bài học từ hồi cấp một, kể về chuyện V. Lê-nin đi cắt tóc. Ông đến tiệm cắt tóc, thấy đông khách nên ngồi chờ đến lượt mình. Người thợ cắt tóc không muốn vị lãnh tụ phải chờ lâu nên khẩn khoản mời ông vào cắt trước, nhưng Lê-nin thẳng thắn từ chối. Ông nói, mình cũng phải xếp hàng như những người khác… Trận động đất vừa qua ở Nhật Bản, lại tiếp tục thấy cảnh người dân xếp hàng để nhận cơm nắm cứu đói. Cách đây ít năm, khi bị sóng thần tàn phá, người Nhật dù mất nhà cửa, phải ngủ trong lều bằng hộp các- tông nhưng họ vẫn xếp hàng chờ phát lương thực, vẫn biết nhường phòng tắm công cộng cho người già, trẻ nhỏ. Xếp hàng không phải đặc sản của người Nhật. Trước trận siêu bão Katrina tại Mỹ, người ta chứng kiến cảnh hàng nghìn xe ô tô xếp hàng thẳng tắp trên đường đi tránh bão. Trong tình thế nguy cấp, không thấy ai chen ngang, lấn đường. Phải chảy nước mắt vì dòng người từ sân vận động nắm tay nhau và hát quốc ca để tránh bom đạn kinh hoàng của IS trong vụ khủng bố ở Pháp ngày 13/11/2015. – Là nguyên nhân của nạn hối lộ, chạy chọt … khiến xã hội ngày càng mất công bằng hơn. Dẫn chứng Mua vé xem bóng đá không muốn xếp hàng thì đã có đội ngũ phe vé phục vụ. Vào bệnh viện không muốn xếp hàng thì kẹp phong bì vào hồ sơ. Cũng có người muốn xếp hàng, nhưng vì xếp mãi không đến lượt nên nản, và lần sau không muốn… xếp hàng nữa. – Con người Việt Nam thiếu kỉ luật, nhẫn nại và không mấy “ văn minh” e) Giải pháp Văn hóa xếp hàng vốn không phải là văn hóa đặc trưng của bất cứ dân tộc nào trên thế giới, nó xuất phát từ “kỉ luật” mà con người tu dưỡng đạo đức hàng ngày Pháp luật cần phải chặt chẽ hơn, phối hợp với giáo dục về tính kỉ luật, văn minh. f) Lật lại vấn đề Có lẽ, còn rất ít những con người biết đợi chờ để không gây cảnh bát nháo, lẫn lộn nhưng trong cuộc sống vẫn còn nhiều người biết xếp hàng để người khác lên trước. Đó là những tấm gương sáng còn “rơi rớt” lại trong xã hội. Hãy nhìn cách người Nhật, người Pháp đối xử với nhau; đối xử với môi trường xã hội. 5. Ôi nhiễm không khí Đề bài: Channel News Asia đã so sánh bầu không khí người Hà Nội hít thở với “khí quyển ngày tận thế” (Airpocalypse) trong một bài báo nói về ô nhiễm môi trường tại thủ đô Hà Nội. Anh (chị) có suy nghĩ gì về vấn đề này? Hãy viết một bài văn nghị luận khoảng 600 từ để trình bày quan điểm của bản thân. Mở bài Cuối năm 2015, Bắc Kinh đã hơn một lần phát đi báo động đỏ về tình trạng ô nhiễm không khí. Chỉ số chất lượng không khí (AQI) vượt quá 200 trong nhiều ngày, nghĩa là một nửa số phương tiện giao thông không được phép ra đường, các trường học được khuyến khích đóng cửa và khu vực xây dựng ngoài trời bị cấm thi công. Ô nhiễm không khí đã trở thành vấn nạn chung của toàn nhân loại. Ở Việt Nam, tại chính thủ đô Hà Nội, người dân chưa bao giờ hoang mang, lo lắng về tình trạng không khí hơn thế khi mới đây, không khí mà họ đang hít thở mỗi ngày được ví với “khí quyển ngày tận thế” trong 15 phóng sự của hãng thông tấn Singapore Channel News Asia. Khi câu chuyện nước bạn đang có nguy cơ tái diễn tại chính mảnh đất quê hương mình, ta phải nhận thức rõ ràng hơn nữa về vấn nạn ô nhiễm không khí. Thân bài a) Giải thích “Khí quyển ngày tận thế” là lối chơi chữ đắt, đồng thời là cách CNA đặt tiêu đề cho bài báo về tình trạng không khí tại Hà Nội trong phóng sự mới đây của họ. Ô nhiễm không khí là sự thay đổi lớn trong thành phần của không khí hoặc có sự xuất hiện các khí lạ làm cho không khí không sạch, có sự tỏa mùi, làm giảm tầm nhìn xa, gây biến đổi khí hậu, gây bệnh cho con người và sinh vật. Như vậy, chất lượng không khí ở Hà Nội thời điểm này đang ở mức độ ô nhiễm, độc hại đáng báo động. b) Thực trạng Không khí ở Hà Nội đang trong tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng. Từ hiện trạng sinh hoạt, giao thông của người dân cho tới những nghiên cứu, phân tích của giới chuyên gia đều thể hiện một Hà Nội “thiếu vắng bầu trời trong xanh”, Hà Nội của khói bụi, ô nhiễm đang tăng lên nhanh chóng. Dẫn chứng Phó Giáo Sư Phạm Thúy Loan, Phó giám đốc Viện Kiến trúc Việt Nam, thuộc Bộ xây dựng cho biết:”Nếu đến Hà Nội vào ban ngày, bạn sẽ thấy ai ai cũng đeo khẩu trang và trang bị “áo giáp” từ đầu tới chân để tránh khói bụi”, Năm 2012, một công ty phân tích ô nhiễm của Pháp là ARIA Technologies đã xếp hạng Hà Nội là thành phố ô nhiễm nhất Đông Nam Á và là một trong những thành phố ô nhiễm nhất Châu Á về chất lượng không khí. Đặc biệt, số liệu của đài quan trắc đã cho thấy hàm lượng thủy ngân đạt ngưỡng nguy hiểm trong không khí Hà Nội. Tuy rằng đây chỉ là trường hợp cá biệt và chưa xảy ra ở nhiều nơi nhưng thông tin này đã gây ra không ít hoang mang cho người dân thủ đô. c) Nguyên nhân Tác nhân gây ra 70% lượng không khí bị ô nhiễm ở Hà Nội là phương tiện giao thông. Số liệu chính thức cho thấy hiện Hà Nội có 5.3 triệu xe máy và 560.000 ô tô và con số này dự tính sẽ tăng 11% mỗi năm đối với xe máy và 17% đối với ô tô. Tính tới năm 2020, sẽ có gần 1 triệu ô tô và 7 triệu xe máy chen chúc nhau trên đường phố Hà Nội. Sự tăng mạnh về số lượng phương tiện giao thông cá nhân được lí giải bởi sự khan hiếm của loại hình giao thông công cộng, người dân không có thói quen đi bộ, một bộ phận có tâm lí mua xe để thể hiện đẳng cấp. Tắc đường ở mức độ báo động càng làm mức độ ô nhiễm môi trường trở nên khó kiểm soát. Mặc dù chính phủ Việt Nam đã cố gắng mở rộng và nâng cấp hạ tầng giao thông nhưng vấn không thể đáp ứng được số lượng phương tiện tăng đột biến, dẫn tới tình trạng tắc nghẽn giao thông ngày càng trầm trọng. Bên cạnh đó, đặc trưng thành phố với nhiều ngõ ngách nhỏ, ô tô không thể di chuyển cũng góp phần làm vấn đề trầm trọng thêm. d) Hậu quả Sức khỏe con người bị đe dọa là nguy cơ trông thấy từ vấn nạn ô nhiễm môi trường. Dẫn chứng Ông Khuất Việt Hùng, phó chủ tịch Ủy ban ATGT Quốc gia cho biết, trung bình mỗi năm có đến 44.000 người Việt chết vì ô nhiễm không khí trên cả nước, trong đó số người ở Hà Nội nhiều hơn hẳn TP. HCM. Con người cũng phải trả một cái giá đắt về mặt kinh tế khi ô nhiễm môi trường đang xảy ra trầm trọng. Dẫn chứng Tại Hà Nội, chi phí đền bù để làm đường lớn nhằm giảm thiểu tắc đường và ô nhiễm không khí quá đắt đỏ, khó có thể đáp ứng. Ngay cả khi làm mới thì những con đường đó cũng sẽ chẳng mấy mà lại rơi vào tình trạng “quá tải” ngay sau khi thông xe. Để theo kịp 16 với số lượng xe cộ tăng nhanh, Hà Nội ước tính sẽ phải đầu tư khoảng 20 tỷ USD trong vòng 5 năm tới để mở rộng mạng lưới đường xá. e) Giải pháp Trước mắt, cần tăng cường việc sử dụng phương tiện giao thông công cộng như xe buýt, xe điện an toàn, thân thiện với môi trường. Việc đi bộ cũng nên được khuyến khích do giá trị sức khỏe mà nó đem lại. Về dài hạn, chính phủ cũng cần thiết phải đưa ra một số kế hoạch khác để cải thiện chất lượng không khí, bao gồm việc ban hành quy định khắt khe hơn về mức khí thải đối với cả ô tô và xe máy cũng như tìm kiếm các nguồn năng lượng sạch hơn. Kết bài Vấn đề ô nhiễm môi trường ở Hà Nội đang là vấn đề đáng được lưu tâm, đặc biệt khi giới chức nước ngoài, các tổ chức quốc tế cũng thể hiện sự quan ngại đặc biệt cho khí quyển thủ đô. Cần nhận thức rõ ràng thực trạng, nguyên nhân để đi đến giải pháp cho vấn nạn ô nhiễm môi trường. Với trí tuệ và sức trẻ của mình, thanh niên Việt Nam hiện đại cần trở thành mũi nhọn tiên phong của cuộc đấu tranh vì một bầu không khí trong sạch hơn cho sức khỏe và an sinh nòi giống. Xem thêm: 6. Hạn hán tại Đồng Bằng sông Cửu Long Đề bài: Tin hạn – mặn mùa này về châu thổ Đồng Tháp Mười trong đó có An Giang Nơi tập trung vùng đất lúa bạt ngàn Quê Út Nhỏ nghe sao mà thương quá Nếu lúa thất chắc Út rời thôn dã Bỏ xuồng trôi không chở bạn vần công Út sẽ phải tìm về nơi phố đông Làm công nhân tạm thời gian hạn – mặn Mong ngọt nước phù sa về bồi lắn Lúa đồng xa trĩu hạt sắc tươi vàng Hết tha hương Út trở lại thôn làng Kẻo mai một hương đồng phai theo gió ! (Tâm sự của độc giả Sông Quê trong bài phản ánh “Miền Tây hạn, mặn nghiêm trọng nhất 100 năm, VnExpress” Anh chị hãy viết một bài văn nghị luận khoảng 600 chữ trình bày suy nghĩ của mình về tình trạng hạn hán kéo dài tại Đồng bằng sông Cửu Long thời gian vừa qua. Mở bài Sống trong vòng tay của Tự nhiên, con người hiện đại dường như đang mặc nhiên cho rằng sự ưu đãi hào phóng từ tạo hóa là vô tận, khiến cho bà mẹ Tự nhiên nổi giận. Con người đang phải trả giá đắt bằng việc gánh chịu những thiên tai, hiểm họa không ngờ. “Mong ngọt nước phù sa về bồi lắng/ Lúa đồng xa trĩu hạt sắc tươi vàng” – những hi vọng hướng về vùng đồng bằng sông Cửu Long đang gồng mình trước thiên tai buộc ta phải nghĩ đến nạn hạn hán – ngập mặn mỗi lúc một tàn phá cuộc sống yên ấm của những người nông dân lương thiện. Thân bài 1. Phân tích tác phẩm để rút ra vấn đề nghị luận Bằng những câu thơ với giọng buồn trĩu nặng cùng âm điệu trầm lắng, người viết đã gợi lên “vùng đất lúa bạt ngàn” An Giang mùa hạn hán, ngập mặn; nỗi lo lắng cho những người con phải rời bỏ quê hương, tha hương cầu thực nơi “phố đông”. Dòng tâm sự ấy gợi nhắc người đọc đến những vấn đề xã nhức nhối: nạn hạn hán chưa từng thấy gần 100 năm qua tại ĐBSCL và hành trình gian nan của người lao động nông thôn đi tìm cơ hội việc làm tại thành thị. 17 2. Nghị luận về các vấn đề được rút ra từ tác phẩm 2.1 Nạn hạn hán, ngập mặn tại ĐBSCL (luận điểm chính) a) Thực trạng Những tháng đầu năm 2016, ĐBSCL đã hứng chịu nạn hạn hán, xâm nhập mặn lớn nhất trong gần một thế kỉ qua. + Theo báo cáo của Liên Hợp Quốc (UN), mực nước tại mạng lưới kênh rạch của ĐBSCL đang ở mức thấp nhất kỉ lục. Những ruộng lúa khô cằn, những đầm tôm mất trắng,… đặt lên vai người nông dân chồng chất những gánh nợ. + Sinh hoạt của người dân cũng bị ảnh hưởng trầm trọng. Hiện tại ở ĐBSCL đã có hơn nửa triệu người thiếu nước. Tỉnh Bến Tre ghi nhận 160/164 xã không có nước ngọt để sinh hoạt. b) Nguyên nhân Thiên nhiên đang biến đổi theo chiều hướng tiêu cực với những thiên tai không thể lường trước gây nên bởi sự biến đổi khí hậu toàn cầu. Hoạt động canh tác, nuôi trồng của người dân chưa kịp thay đổi cho phù hợp với sự biến đổi của điều kiện tự nhiên. c) Hậu quả Kinh tế là lĩnh vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất: + Xuất khẩu gạo sụt giảm, nguồn cung trái cây thiếu hụt. + Khan hiếm việc làm tại nông thôn khiến nạn thất nghiệp gia tăng. Hệ sinh thái cũng không tránh khỏi những tác động tiêu cực. Vùng trũng Lung Ngọc Hoàng (Hậu Giang) – khu vực bảo tồn thiên nhiên rộng hơn 3.000 ha và cũng được xem là túi nước ngọt của cả vùng đồng bằng có nguy cơ chứng kiến sự biến mất của 500 loài. d) Giải pháp Phát triển kinh tế bền vững, lâu dài nhằm giảm thiểu các ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường. Mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp cho vùng mặn của ĐBSCL, có quy hoạch các khu vực nuôi trồng ven biển, tổ chức cho bà con khu vực nuôi tôm đúng kỹ thuật. 2.2) Hành trình người nông dân đi tìm cơ hội việc làm nơi thành thị (luận điểm phụ) a) Thực trạng Khi người nông dân bị tước đoạt sinh kế tại chính mảnh đất quê hương mình, họ có xu hướng bỏ làng, bỏ đất, tha hương cầu thực nơi thành thị. + Những người vợ trẻ không chịu nổi cảnh nghèo đói bỏ lại gia đình, kiếm tìm hạnh phúc mong manh ở xứ lạ. + Bao em gái “bỏ xuồng trôi”, lên thị thành đông đúc. b) Nguyên nhân Nghèo đói do khan hiếm việc làm ở nông thôn. Cư dân nông thôn thiếu trình độ lao động, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội. c) Hậu quả Tạo ra áp lực việc làm ở đô thị khiến nạn thất nghiệp gia tăng. Nguy cơ đánh mất những giá trị truyền thống trước những cạm bẫy, xô bồ của cuộc sống đông đúc nơi thị thành, “hương đồng bay theo gió”. d) Giải pháp Nâng cao, bồi dưỡng trình độ lao động cho lực lượng lao động nông thôn. Tận dụng những ưu thế địa phương để tạo ra các cơ hội việc làm cho người dân nông thôn. 3) Kết bài Bài thơ hàm là cái nhìn trăn trở về các vấn đề nan giải nảy sinh trong cuộc sống hiện đại mà con người phải đối mặt. Người trẻ cần bồi đắp nhận thức sâu sắc về các vấn đề này, chung tay giải quyết trong khả năng của mình. 7. Môi trường biển qua hiện tượng cá chết hàng loạt Đề bài: 18 Từ hiện tượng cá chết hàng loạt tại ven biển miền Trung, anh chị hãy viết một bài văn nghị luận khoảng 600 từ trình bày suy nghĩ của mình về đến vấn đề ô nhiễm môi trường biển hiện nay. Mở bài -Gần đây, báo chí và các phương tiện truyền thông đại chúng đang rầm rộ đưa tin về hiện tượng cá chết hàng loạt ở các vùng biển duyên hải miền Trung. Điều này dẫn tới nhiều lo ngại trong dân chúng về cuộc sống ngày càng kém chất lượng hơn. – Cá chết hàng loạt không chỉ tạo nên cảnh cực khổ nhọc nhằn với miếng cơm manh áo của dân chài miền Trung quanh năm bám biển mà còn nữa là câu chuyện làm sao để giữ cảnh quan thiên nhiên dưới tay “tử thần” khi mà biển biến thành “biển đen”, “biển chết” vì ô nhiễm ngày càng thêm nặng nề. Thân bài a. Giải thích vấn đề Ô nhiễm môi trường là một trong những vấn đề toàn cầu nóng bỏng của nhân loại, cụ thể là hiện trạng môi trường xuất hiện những chất độc, chất hại dẫn đến thay đổi nhanh chóng và gây tác hại xấu đến cuộc sống con người. Biển là một bộ phận của môi trường, ô nhiễm biển là việc tồn tại nhiều chất hại trong môi sinh biển khiến các sinh vật biển không thể sinh sống và tạo ra những vấn đề xấu với con người. b. Thực trạng – Hiện nay, việc cá chết hàng loạt ở khắp các tỉnh từ Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị mỗi ngày lại thêm những diễn biến phức tạp. Nguyên nhân vẫn chưa được công khai chính thức trong dư luận vì vậy sự hoang mang của xã hội ngày càng tăng dần lên. Dẫn chứng: Cá chết bất thường được phát hiện từ đầu tháng 4 ở Hà Tĩnh, lan vào khu vực Hòn La (Quảng Bình, giáp Hà Tĩnh) rồi mở rộng xuống vùng biển Nhật Lệ, Hải Ninh và Lệ Thuỷ. Đến ngày 18 và 19/4, Quảng Trị và Huế cũng xuất hiện tình trạng này. Riêng tại Quảng Trị, tổng khối lượng cá chết mà người dân vớt được từ 2 đến 4 tấn. – Hàng ngày có hàng tấn rác thải được đổ ra biển, các chất độc hại ngày càng tích lũy và ảnh hưởng xấu tới môi sinh và các sinh vật biển. Dẫn chứng 10 tấn rác thải “tấn công” vịnh Nha Trang mỗi ngày Chỉ trong mấy ngày qua bờ biển tỉnh Hà Tĩnh chứng kiến hai sự cố mà tác nhân chủ yếu đến từ ô nhiễm môi trường ven bờ biển. Từ ngày 23, hơn 50ha nghêu thương phẩm vùng bờ biển bãi ngang hai huyện Kỳ Anh và Cẩm Xuyên chết rạt đến gần 90% chưa có biện pháp khắc phục hậu quả thì ngay sau đó sò lông, ốc hương tự nhiên chết theo sóng biển tấp vào đầy nghẹt bờ cát ven bờ huyện Kỳ Anh, dọn không xuể. c. Nguyên nhân – Do ý thức kém của con người – Do hiện tượng cực đoan của xã hội – Sự quản lí của nhà nước: hoạt động của các doanh nghiệp trong việc xử lí d. Hậu quả – Ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người – Mất đi các nguồn lợi từ biển: các hải sản,du lịch biển. Một nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới năm 2008 dự báo, mỗi năm, Việt Nam đang mất đi ít nhất 69 triệu USD thu nhập từ ngành du lịch do hệ thống xử lý vệ sinh kém. Ô nhiễm môi trường cũng làm giảm đi sức thu hút khách của ngành du lịch. – Mất cân bằng đa dạng sinh học của môi trường sống e. Giải pháp – Nâng cao ý thức con người – Tăng cường sự quản lí của nhà nước – Tiến hành áp dụng công nghệ khoa học để giải quyết hiện trạng ô nhiễm nước thải … hiện nay. 19 Kết bài – Hiện tượng cá chết vẫn đang đặt ra cho xã hội những bài toán khó để – Để khắc phục, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, du lịch biển cần sự tham chống ô nhiễm biển cần sự tham gia của các cấp, các ngành và mọi thành phần của xã hội Dự đoán những vấn đề thời sự sẽ xuất hiện trong đề thi THPT Quốc gia 2016 Bởi M.I.T - 29/03/2016 0 93997 Chia sẻ Facebook Tweet Theo chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, đề thi THPT năm 2016 có nội dung chủ yếu bám sát chương trình lớp 12 với 4 mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Đề thi phải nâng cao yêu cầu về vận dụng kiến thức thực tiễn đối với các vấn đề mang tính kinh tế, chính trị, xã hội. Riêng đối với các môn khoa học xã hội, đề thi sẽ gắn liền với những vấn đề mang tính thời sự nóng hổi. Các em học sinh ngoài việc nắm vững kiến thức trong sách giáo khoa, rèn luyện kỹ năng phân tích, bày tỏ quan điểm còn cần phải để ý đến những sự kiện đã và đang thu hút sự quan tâm của dư luận. Theo phán đoán của các giáo viên bộ môn khoa học xã hội: Văn, Sử, Địa, đề thi 3 môn này có thể sẽ xuất hiện những vấn đề thời sự như: chiến tranh biên giới 1979, lời bài hát ý nghĩa và cuộc đời ca sĩ Trần Lập, lời răn dạy học sinh về người tử tế của PGS Văn Như Cương, chú lính chì dũng cảm Thiện Nhân, thần đồng tiếng Anh Đỗ Nhật Nam, Việt Nam gia nhập TPP… Các sự kiện này sẽ được gắn với tình yêu quê hương, đất nước và yêu cầu các em học sinh phải thông hiểu và biết vận dụng nhuần nhuyễn. Khi phân tích những vấn đề này, các em học sinh cần thể hiện được quan điểm của cá nhân, bày tỏ được tình yêu gia đình, yêu quê hương, tự hào về tổ quốc, lòng nhân ái, khoan dung, tính trung thực, lòng tự trọng, tính tự tin, tự chủ và tinh thần vượt lên mọi khó khăn, lông ghép với tính trách nhiệm, gắn với cộng đồng, nhân loại, không xa rời kỷ cương, phép nước. Chiến tranh biên giới 1979 Thường được gọi là cuộc Chiến tranh biên giới Việt – Trung. Đây là một cuộc chiến tuy ngắn nhưng vô cùng khốc liệt giữa quân dân hai nước Việt Nam và Trung Quốc. Cuộc chiến nổ ra vào ngày 17/2/1979 khi quân đội Trung Quốc đưa quân tấn công vào toàn tuyến biên giới giáp với Việt Nam. Cuộc chiến kết thúc sau đó 1 tháng, vào ngày 16/3/1979 khi Trung Quốc tuyên bố hoàn toàn rút quân khỏi khu vực biên giới. Tuy mục tiêu buộc quân đội Việt Nam phải rút quân khỏi Campuchia không thành công, nhưng Trung Quốc đã khi chiếm được Lạng Sơn, Lào Cai, Cao Bằng và một số thị trấn vùng biên giới khác. Chúng đã hãm hiếp, bắn phá, tàn sát khoảng 10.000 người dân thường Việt Nam. Cuộc chiến đã để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng và lâu dài cho kinh tế, xã hội Việt Nam và làm căng thẳng thêm mối quan hệ giữa quân dân hai nước Việt – Trung. Hơn 13 năm sau thời kỳ diễn ra cuộc chiến tranh này, quan hệ ngoại giao của hai nước mới chính thức được bình thường hóa. Trận chiến Gạc Ma Sự hi sinh anh dũng của 64 chiến sĩ trong trận chiến Gạc Ma là tấm gương sáng, là tượng đài vững chắc thể hiện lòng yêu quê hương đất nước, yêu biển đảo quê hương, tinh thần mưu trí sáng tạo và tình đồng đội đoàn kết. Trận chiến này còn có tên gọi là Hải chiến Trường SA 1988 hay CQ-88 theo tài liệu của Hải quân Việt Nam. Trận chiến là cuộc tấn công của Hải Quân Trung Quốc vào bãi đá Cô Lin, bãi đã Len Đao và bãi đá Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa, hòng chiếm đóng những khu vực này. Do 3 bãi đá này vốn không có quân đội canh giữ, nên phía Hải quân Việt Nam phải đưa 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan