Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Tài liệu ôn tập luật thương mại...

Tài liệu Tài liệu ôn tập luật thương mại

.DOCX
28
492
95

Mô tả:

Tài liệu ôn tập luật thương mại
TÀI LIỆU ÔN TẬP MÔN: LUẬT THƯƠNG MẠI Câu 1: Trình bày khái niệm về Luật Thương mại? A.Thương mại là hoạt động nhằm tìm kiếm lợi nhuận, bao gồm việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các lĩnh vực khác. B. Thương mại là hoạt động nhằm tìm kiếm lợi nhuận, bao gồm việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại. C. Thương mại là hoạt động nhằm tìm kiếm lợi nhuận, bao gồm việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư. D.Thương mại là hoạt động nhằm tìm kiếm lợi nhuận, bao gồm việc mua bán hàng hóa và các hoạt động khác trong lĩnh vực thương mại. Câu 2: Trình bày về khái niệm về hàng hóa? A.Hàng hóa gồm tất cả các loại động sản, những vật gắn liền với đất đai. B. Hàng hóa gồm tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai,những vật gắn liền với đất đai. C. Hàng hóa gồm tất cả các loại động sản, các loại hiện vật mà con người dùng để giao lưu trong quan hệ dân sự. D.Hàng hóa là tất cả tài sản lưu thông trên thị trường. Câu 3: Trình bày về khái niệm Luật Thương mại? A.Là toàn bộ quy định của cơ quan nhà nước về mua bán hàng hóa và tổ chức doanh nghiệp thương mại. B. Là toàn bộ quy định của nhà nước về mua bán hàng hóa. C. Là toàn bộ quy định của nhà nước điều chỉnh các hoạt động thương mại với mục đích tìm kiếm lợi nhuận. D.Là toàn bộ các quy định của nhà nước về hoạt động thương mại. Câu 4: Trình bày nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật thực hiện trong hoạt động thương mại. A.Bình đẳng trước pháp luật áp dụng trong hoạt động thương mại, dịch vụ, B. Bình đẳng trước pháp luật áp dụng trong tập quán thương mại. 1 C. Bình đẳng, áp dụng thói quen, bảo vệ lợi ích của người mua và người bán, ngang quyền của các thương nhân. D.Bình đẳng trước pháp luật của thương nhân các thành phần kinh tế trong hoạt động thương mại. Câu 5: Trình bày nguyên tắc bảo vệ lợi ích chính đáng của người kinh doanh, người tiêu dùng? A.Thương nhân phải thông tin đầy đủ về hàng hóa mà minhd bán ra, phải bảo đảm tính hợp pháp hoạt động của mình. B. Thương nhân phải thông tin đầy đủ, trung thực về hàng hóa và dịch vụ mà mình cung ứng, phải bảo đảm tính hợp pháp hoạt động của mình, không được bán phá giá. Người tiêu dùng có quyền khiếu kiện thương nhân đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi lợi ích bị xâm phạm. C. Thương nhân phải bán hàng đúng giá, không được bán phá giá,bảo đảm nguồn gốc của hàng hóa bán ra, thông tin đầy đủ cho khách hàng. D.Thương nhân phải bán hàng trung thực, không lừa dối khách hàng, bán hàng đúng giá. Người tiêu dùng được thành lập tổ chức bảo vệ lợi ích chính đáng của mình theo quy định của pháp luật. Người tiêu dùng có quyền khiếu kiện thương nhân đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Câu 6: Trình bày nguyên tắc tự do hoạt động thương mại trong khuôn khổ pháp luật. A.Là mọi cá nhân, tổ chức có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật đều được hành nghề thương mại trong các lĩnh vực, địa bàn mà pháp luật không cấm. B. Là bất kỳ ai từ 18 tuổi trở lên không mắc bênh tâm thần đều có quyền hoạt động thương mại ở những lĩnh vực, những địa bàn mà pháp luật không cấm. C. Là mọi người kể cả người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam đều có quyền hoạt động thương mại ở những lĩnh vực ngành nghề mà pháp luật không cấm. D.Là mọi người kể cả người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam đều có quyền hoạt động thương mại ở những lĩnh vực ngành nghề mà pháp luật cho phép. Câu 7: Chủ thể của Luật thương mại Việt Nam gồm? 2 A.Thương nhân Việt Nam, thương nhân nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, cơ quan quản lý nhà nước về thương mại, hiệp hội thương mại. B. Thương nhân Việt Nam, thương nhân nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, cơ quan quản lý nhà nước về thương mại. C. Thương nhân, cơ quan quản lý nhà nước về thương mại. D.Thương nhân Việt Nam, thương nhân nước ngoài. Câu 8: Trình bày khái niệm về thương nhân? A.Thương nhân bao gồm các cá nhân,tổ chức hoạt động thương mại. B. Thương nhân bao gồm các tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp,cá nhân hoạt động thương mại độc lập thường xuyên và có đăng ký kinh doanh. C. Thương nhân bao gồm các tổ chức hoạt động thương mại, cá nhân hoạt động thương mại có đăng ký kinh doanh, nhằm mục đích kiếm lời. D.Thương nhân bao gồm thương nhân Việt Nam và thương nhân nước ngoài. Câu 9: Quyền của thương nhân Việt Nam theo quy định của pháp luật. A.Quyền hoạt động trong các ngành nghề mà pháp luật không cấm. B. Quyền hoạt động và được bảo hộ trong các ngành nghề mà nhà nước không cấm và những ngành nghề kinh doanh có điều kiện, có vốn pháp định. C. Quyền hoạt động thương mại trong các ngành nghề, tại các địa bàn theo các hình thức mà pháp luật không cấm, quyền hoạt động đó được nhà nước bảo hộ. D.Quyền hoạt động thương mại tất cả các địa bàn. Câu 10: Nghĩa vụ của thương nhân Việt Nam theo pháp luật? A.Nghĩa vụ đăng ký kinh doanh và nộp thuế. B. Nghĩa vụ đăng ký kinh doanh, nộp thuế và nộp các khoản lệ phí. C. Nghĩa vụ đăng ký kinh doanh, nộp thuế, nộp thuế và bảo vệ môi trường, , luật lao động,luật đất đai D.Nghĩa vụ đăng ký kinh doanh, đóng thuế, bảo vệ môi trường, các quy định pháp luật khác có liên quan. Câu 11: Thương nhân nước ngoài hoạt động tại Việt Nam thành lập đăng ký kinh doanh theo pháp luật Việt Nam hay pháp luật nước ngoài? A.Luật Việt Nam. 3 B. Đăng ký theo pháp luật nước ngoài. C. Pháp luật nước ngoài công nhận. D.Do pháp luật Việt Nam đăng ký. Câu 12 Thương nhân nước ngoài hoạt động tại Việt Nam theo hình thức nào? A.Văn phòng đại diện, chi nhánh, doanh nghiệp liên doanh. B. Văn phòng đại diện, chi nhánh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. C. Văn phòng đại diện, chi nhánh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. D.Văn phòng đại diện, doanh nghiệp liên doanh,doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Câu 13: Cơ quan nào thống nhất quản lý việc cho phép thương nhân csngoaif hoạt động tại Việt Nam? A.Bộ công thương. B. Bộ Kế hoạch và đầu tư C. Chính phủ. D.Bộ tài chính. Câu 14: Cơ quan nào quản lý việc cấp giấy phép cho thương nhân nước ngoài đầutư vào Việt Nam. A.Bộ tài chính B. Cộ công thương C. Bộ ngoại giao D.Bộ kế hoạch và đầu tư. Câu 15: Cơ quan nào quản lý việc cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện,chi nhánh, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài? A.Bộ công thương B. Bộ kế hoạch và đầu tư C. Bộ tài chính. D.Uỷ ban đối ngoại của quốc hội. Câu 16: Quyền của văn phòng đại diện? A.Hoạt động đúng mục đích, được thuê trụ sở, được tuyển dụng lao động, được mở tài khoản. B. Hoạt động đúng mục đích,được thuê các phương tiện để hoạt động, được tuyển dụng lao động, được mở tài khoản tại Việt Nam. 4 C. Hoạt động đúng mục đích, được thuê trụ sở, được tuyển dụng lao động, được mở tài khoản, có con dấu. D.Được thuê trụ sở, được tuyển dụng lao động, được mở tài khoản. Câu 17: Nghĩa vụ của văn phòng đại diện? A.Không được thực hiện các hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, nộp thuế, phí,lệ phí và các nghĩa vụ tài chính khác. B. Nộp thuế, phí, lệ phí và các nghĩa vụ tài chính khác. C. Không được thực hiện các hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, không được ký kết hợp đồng. D.Không được thực hiện các hoạt động kinh doanh tại Việt Nam. Câu 18: Quyền của Chi nhánh? A.Mở tại khoản, ký kết hợp đồng, thuê trụ sở, tuyển lao động. B. Mở tại khoản, ký kết hợp đồng, thuê trụ sở C. Mở tại khoản, ký kết hợp đồng, thuê trụ sở, có con dấu. D.Thuê trụ sở hoạt động, ký kết hợp đồng, mở tài khoản, chuyển lợi nhuận ra nước ngoài, có con dấu riêng. Câu 19: Nghĩa vụ của Chi nhánh? A.Thực hiện chế độ kế toán theo quy định của pháp luật Việt Nam. B. Thực hiện chế độ kế toán Việt Nam và pháp luật nước ngoài. C. Thực hiện chế độ kế toán Việt Nam – báo cáo hoạt động của chi nhánh. D.Báo cáo hoạt động của chi nhánh với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Câu 20: Chấm dứt hoạt động của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam trong các trường hợp: A.Hết thời hạn hoạt động ghi trong giấy phép do thương nhân tuyên bố chấm dứt hoạt động. B. Hết thời hạn hoạt động ghi trong giấy phép. C. Do thương nhân tuyên bố chấm dứt hoạt động. D.Do thương nhân vi phạm pháp luật, bị cơ quan nhà nước có thaamrquyeenf quyết định. Câu 21: Mục đích thành lập hiệp hội thương mại. A.Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của thương nhân. B. Bảo vệ quyền của thương nhân, phổ biến pháp luật thương mại. C. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của thương nhân, phổ biến pháp luật thương mại. D.Phổ biến pháp luật thương mại. 5 Câu 22: Hiệp hội được tổ chức hoạt động trên cơ sở pháp lý nào? A.Trên cơ sở pháp lý về Luật hội. B. Trên cơ sở pháp lý về Pháp lệnh hội. C. Trên cơ sở pháp lý về Nghị định hiệp hội. D.Trên cơ sở pháp lý về thông tư lập hội. Câu 23: Theo Luật thương mại việc mua bán hàng hóa được sử dụng các hình thức: A.Hình thức bằng lời nói,trao đổi miệng. B. Bằng văn bản. C. Bằng hành vi cụ thể D.Lời nói hoặc hành vi cụ thể hoặc bằng văn bản, phương tiện điện tử. Câu 24: Trình bày khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa? A.Là sự thỏa thuận giữa các bên mua bán bằng lời nói, văn bản, bằng hành vi cụ thể phù hợp với các quy định về hợp đồng dân sự. B. Là sự thỏa thuận của các bên bằng văn bản. C. Là sự thỏa thuận của các bên, không bên nào áp đặt bên nào. D.Là sự thỏa thuận của các bên bằng văn bản, bằng các phương tiện truyền thông hoặc bất kỳ thỏa thuận nào theo quy định của pháp luật. Câu 25: Nội dung chủ yếu của một bản hợp đồng mua bán hàng hóa? A.Tên hàng, số lượng, chất lượng, quy cách, giá cả, phương thức thanh toán, địa điểm và thời gian giao nhận hàng, cách thức giải quyết tranh chấp. B. Tên hàng, số lượng, chất lượng của hàng hóa ,cách giao hàng, phương tiện vận chuyển, tiền thanh toán. C. Tên hàng, số lượng, chất lượng, quy cách của hàng hóa. D.Tên hàng, số lượng, chất lượng, giá cả của hàng hóa. Câu 26: Về tên hàng (trong bản hợp đồng) các bên cam kết cần chú ý điểm gì để bảo đảm bản hợp đồng đúng pháp luật. A.Là loại hàng không đủ tiêu chuẩn lưu thông. B. Là hàng hóa không bị cấm lưu thông. C. Là loại hàng hóa chưa được phép lưu thông. D.Là loại hàng chưa bị cấm, chưa được phép lưu thông. Câu 27: Về số lượng hàng hóa các bên phải ghi trong hợp đồng như thế nào để đảm bảo đúng pháp luật? A.Phải dùng đơn vị đo lường của quốc gia. B. Phải dùng đơn vị đo lường thống nhất của quốc gia như mét,lít… 6 C. Phải dùng đơn vị đo lường thống nhất của quốc gia D.Phải dùng đơn vị đo lường thống nhất của quốc gia, nước dùng lít, vải dùng mét,gạo dùng ki lô, gỗ dùng mét khối. Câu 28: Về chất lượng hàng hóa,các bên phảo ghi trong hợp đồng như thế nào để đảm bảo đúng pháp luật. A.Phải mô tả tỉ mỉ kiểu dáng, kích thước, màu sắc của sản phẩm. B. Phải mô tả tỉ mỉ kiểu dáng, kích thước, tính năng của sản phẩm. C. Phải mô tả tỉ mỉ kiểu dáng, kích thước, quy cách của sản phẩm. D.Nếu hàng hóa đã có tiêu chuẩn quốc gia (ISO) hoặc thỏa thuận roxtrong hợp đồng. Câu 29: Nếu 2 thương nhân là người Việt Nam thì điều khoản về giá cả trong hợp đồng này được áp dụng như thế nào? A.Lấy Việt Nam đồng làm đơn vị tính giá,phương pháp tính giá do 2 bên thỏa thuận. B. Lấy Việt Nam đồng làm đơn vị tính,phương pháp định giá. C. LấyViệt Nam đồng hoặc ngoại tệ làm đơn vị tính giá. D.Lấy Việt Nam đồng làm đơn vị tính giá. Câu 30: Về thanh toán hợp đồng, các bên thỏa thuận theo hình thức nào? A.Thanh toán bằng chuyển tiền (ủy nhiệm chi) qua ngân hàng, qua kho bạc, thanh toán séc. B. Thanh toán bằng hàng hóa (hàng đổi hàng), chuyển tiền (ủy nhiệm chi), dùng thương phiếu,thanh toán bằng séc, thanh toán bằng thư di động. C. Thanh toán bằng thư tín dụng và ủy nhiệm chi. D.Thanh toán bằng séc Câu 31: Theo Luật thương mại thế nào là chào hàng? A.Là đề nghị của người muốn bán hàng cho người muốn mua hàng. B. Là đề nghị của người muốn bán hàng cho người mua hàng. C. Là đề nghị ký kêt mua bán hàng hóa trong một thời hạn nhất định, được chuyển đến một hay nhiều người có địa chỉ nhất định, có nội dungchur yếu của hợp đồng mua bán hàng hóa. D.Là đề nghị mua hoặc bán hàng của người muốn mua hoặc bán hàng trong thời gian dài với giá nhất định, thanh toán nhấtđịnh. Câu 32: Có mấy loại chào hàng? 7 A.Chào bán hàng cho bạn thân,chào mua hàng của bạn thân. B. Chào bán hàng cho thương nhân trong nước,ngoài nước. C. Chào bán hàng cho cá nhân tiêu dùng. D.Chào bán hàng và chào mua hàng. Câu 33:Thế nào là chập nhận chào hàng. A.Chấp nhận vô điều kiện đơn chào hàng về toàn bộ nội dung chào hàng. B. Là người nhận được bản chào hàng đồng ý đề nghị của người chào hàng. C. Là người nhận bản chào hàng im lặng, không trả lời. D.Là người nhận được bản chào hàng trả lời người chào hàng để nghiên cứu trả lời. Câu 34: Thế nào là mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa? A.Là mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch theo quy chế của Sở giao dịch. B. Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa là hoạt động thương mại qua sở giao dịch theo tiêu chuẩn của sở giao dịch với giá được thỏa thuận. C. Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch đều phải tuân theo quy định của Luật Thương mại. D.Là mua bán hàng hóa theo quy chế của Sở giao dịch và quy định của Luật thương mại. Câu 35: Hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa bao gồm các loại hợp đồng? A.Hợp đồng có thời hạn, hợp đồng các bên không có quyền chọn. B. Hợp đồng có thời hạn, hợp đồng 2 bên có quyền chọn C. Hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng quyền chọn. D.Hợp đồng có thời hạn, hợp đồng bên mua có quyền chọn. Câu 36: Chức năng của Sở giao dịch hàng hóa? A.Cung cấp các điều kiện vật chất để giao dịch, điều hành hoạt động giao dịch. B. Cung cấp các điều kiện vật chất để giao dịch, điều hành hoạt động giao dịch, niêm yết giá, soạn thảo quy chế giaodichj của Sở giao dịch,soạn thảo hợp đồng. C. Cung cấp cácđiều kiện vật chất kỹ thuật, niêm yết giá. D.Cung cấp các điều kiện vật chất kỹ thuật để giao dịch mua bán hàng hóa, điều hành các hoạt động giao dịch, niêm yết các mức giao dịch cụ thể. Câu 37: Thương nhân môi giới mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa có nghĩa vụ gì? 8 A.Đóng tiền ký quỹ tại Sở giao dịch. B. Đóng tiền quỹ, nộp thuế,nộp phí. C. Đóng tiền thuế, nộp quỹ. D.Đóng tiền quỹ, nộp phí,lệ phí. Câu 38: Thế nào là trường hợp khẩn cấp trong hoạt động mua bán ở Sở giao dịch hàng hóa? A.Là hiện tượng rối loạn thị trường, quan hệ cung cầu không cân đối. B. Là hiện tượng rối loạn thị trường hàng hóa làm cho các giao dịch qua Sở giao dịch không phản ánh được chính xác quan hệ cung cầu. C. Là hiện tượng rối loạn thị trường, tiền và hàng trên thị trường không cân đối, không giao kết được hợp đồng mua bán. D.Là hiện tượng nhiều hàng hóa trên thị trường. Câu 39: Bộ trưởng Bộ công thương có quyền gì trong trường hợp khẩn cấp? A.Tạm ngừng việc giao dịch qua Sở giao dịch. B. Tạm ngừng việc giao dịch qua Sở giao dịch, thay đổi lịch giao dịch. C. Tạm ngừng việc giao dịch qua Sở giao dịch, hạn chế các giao dịch. D.Tạm ngừng việc giao dịch, thay dổi điều lệ của Sở giao dịch. Câu 40: Thế nào là nhãn hàng hóa? A.Là bản viết, bản in,bản vẽ, bản chụp được gián trực tiếp trên hàng hóa, hoặc gián tiếp lên hàng hóa, sản phẩm. B. Là bản viết, bản in, bản chụp được gián trực tiếp trên hàng hóa. C. Là bản viết, bản in,bao bì của hàng hóa. D.Là bản viết, bản in,bản vẽ in, đính, đúc, chạm, khắc trực tiếp trên hàng hóa, bao bì của hàng hóa gắn lên hàng hóa, bao bì. Câu 41: Thế nào là tạm nhập, tái xuất hàng hóa? A.Là việc đưa hàng hóa từ nước ngoài vào Việt Nam có làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam rồi sau lại xuất hàng hóa đó ra khỏi Việt Nam và xuất khẩu sang nước khác. B. Là việc tạm đưa hàng hóa từ nước ngoài vào Việt Nam sau đó lại xuất hàng hóa đó ra khỏi Việt Nam. C. Là việc đưa hàng hóa từ các khu vực hải quan riêng trên lãnh thổ Việt Nam có làm thủ tục nhập khẩu sau lại xuất khỏi Việt Nam. 9 D.Là việc đưa hàng hóa từ nước ngoài hoặc các khu vực hải quan riêng nằm trên lãnh thổ Việt Nam, có làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và làm thủ tục xuấtkhẩu hàng hóa đó ra khỏi Việt Nam. Câu 42: Thế nào là tạm nhập, tái xuất hàng hóa? A.Là việc đưa hàng hóa từ Việt Nam ra nước ngoài có làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam, rồi sau đó lại nhập hàng hóa đó vào Việt Nam. B. Là việc tạm đưa hàng hóa từ Việt Nam ra nước ngoài sau đó lại nhập hàng hóa đó vào Việt Nam. C. Là việc đưa hàng hóa từ Việt Nam ra nước ngoài hoặc đưa vào các khu vực hải quan riêng nằm trên lãnh thổ Việt Nam, có làm thủ tục nhập hàng hóa đó vào Việt Nam. D.Là việc đưa hàng hóa vào khu vực hải quan riêng trên lãnh thổ Việt Nam, có làm thủ tục xuất khẩu, sau lại làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa đó. Câu 43: Thế nào là chuyển khẩu hàng hóa? A.Là việc mua hàng hóa từ nước này sang nước khác có qua lãnh thổ Việt Nam nhưng không làm thủ tục xuất, nhập khẩu. B. Là việc mua bán hàng hóa từ nước này sang nước khác có qua lãnh thổ Việt Nam nhưng không làm thủ tục xuất, nhập khẩu. C. Là hàng hóa của các nước qua lãnh thổ Việt Nam nhưng không làm thủ tục xuất,nhập khẩu. D.Là việc mua hàng hóa từ một nước bán sang một nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam, không làm thủ tục nhập vào Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu khỏi Việt Nam. Câu 44: Theo Luật Thương mại hiện hành,thế nào là thói quen trong haotj động thương mại? A.Là quy tắc xử sự giữa các bên được lặp đi, lặp lại nhiều lần, mặc nhiên được các bên thừa nhận trong giao dịch thương mại. B. Là quy tắc xử sự giữa các bên được lặp đi, lặp lại nhiều lần trong một thời gian dài giữa các bên, được các bên mặc nhiên thừa nhận trong ký kết hợp đồng thương mại. C. Là quy tắc xử sự giữa các bên được lặp đi, lặp lại nhiều lần trong một thời gian dài giữa các bên, được các bên mặc nhiên thừa nhận để xác định quyền và nghĩa vụ qua lại trong hợp đồng thương mại. 10 D.Là quy tắc xử sự mặc nhiên hình thành trong quá trình giao kết hợp đồng và được các bên thừa nhận các quy tắc đó. Câu 45: Theo Luật thương mại hiện hành, thế nào là tập quán thương mại? A.Là thói quen được thừa nhận rộng rãi trong hoạt động thương mại trên một vùng, một miền của đất nước. B. Là thói quen trong hoạt động thương mại được mọi người thừa nhận. C. Là thói quen được các bên trong hoạt động thương mại thừa nhận rộng rãi. D.Là thói quen được thừa nhận rộng rãi trong hoạt động thương mại trên một vùng, một miền,một lĩnh vực thương mại, Câu 46: Theo Luật thương mại hiện hành,thế nào lafcung ứng dịch vụ? A.Là hoạt động thương mại, theo đó một bên có nghĩa vụ cung cấp dịch vụ, một bên có quyền sử dụng dịch vụ. B. Là hoạt động thương mại, theo đó bên cung cấp dịch vụ có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho bên kia, bên sử dụng dịch vụ có nghĩa vụ thanh toán tiền theo thỏa thuận. C. Là hoạt động thương mại, theo đó hai bên đều có quyền và nghĩa vụ qua lại theo thỏa thuận. D.Là hoạt động thương mại, theo đó bên cung cấp dịch vụ có quyền nhận tiền thanh toán, bên sử dụng dịch vụ có nghĩa vụ trả tiền thanh toán cho bên cung cấp dịch vụ. Câu 47: Theo luật thương mại hiện hành, thế nào là xúc tiến thương mại? A.Là hoạt động tìm kiếm cơ hội mua bán hàng hóa gồm quảng cáo thương mại, giới thiệu trưng bày hàng hóa. B. Là hoạt động thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội mua bán hàng hóa gồm khuyến mại, quảng cáo, giới thiệu trưng bày hàng hóa. C. Là hoạt động thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội mua bán hàng hóa,cung cấp dịch vụ gồm khuyến mại, quảng cáo thương mại, giới thiệu, triển lãm thương mại,dịch vụ và cơ hội. 11 D.Là hoạt động tìm kiếm cơ hội để mua bán hàng hóa,cung ứng dịch vụ gồm nhiều hình thức quảng cáo, hội chợ, triển lãm. Câu 48: Theo Luật thương mại hiện hành, thế nào là xuất xứ hàng hóa? A.Là nước hoặc vùng lãnh thổ sản xuất ra hàng hóa nhấp định, hàng hóa để xuất khẩu ra nước ngoài. B. Là nước hoặc miền, vùng sản xuất ra hàng hóa C. Là địa phương sản xuất ra một mặt hàng nổi tiếng. D.Là nước hoặc vùng lãnh thổ sản xuất ra toàn bộ hàng hóa hoặc thực hiện công đoạn chế biến cơ bản ra hàng hóa. Câu 49: Thương nhân nước ngoài hoạt động tại Việt Nam dưới những hình thức nào? A.Mở cửa hàng bán trực tiếp sản phẩm. B. Mở cửa hàng bán trực tiếp sản phẩm hoặc thông qua đại lý, chi nhánh và văn phòng đại diện để phân phối sản phẩm. C. Mở cửa hàng bán trực tiếp sản phẩm hoặc thông qua đại lý, chi nhánh và văn phòng đại diện để phân phối sản phẩm hoặc bán hàng trực tiếp tại nơi sản xuất. D.Đặt văn phòng đại diện,chi nhánh. Câu 50: Khi đăngký kinh doanh hành nghề thương mại,thương nhân có nghĩa vụ gì? A.Đăng báo để công bố nội dung đăng ký kinh doanh, phải mở sổ sách kế toán, phải khắc dấu, phải bán hàng đúng giá quy định. B. Đăng báo để công bố nội dung đăng ký kinh doanh, phải mở sổ sách kế toán, phải khắc dấu, phải bán hàng đúng giá quy định, không được lừa dối khách hàng. C. Đăng báo để công bố nội dung đăng ký kinh doanh, phải mở sổ sách kế toán, phải khắc dấu, phải bán hàng đúng giá quy định, không được lừa dối khách hàng, phải quảng cáo trung thực, bán hàng đúng chất lượng theo mẫu, niêm yết giá. D.Hoạt động đúng với nội dung đã đăng ký, công bố nội dung đăng ký trên báo, phải có tên thương mại,biển hiệu, mở sổ sách kế toán,đăng ký thuế và nộp thuế, niêm yết giá, lập hóa đơn chứng từ hợp pháp. 12 Câu 51: Khi đã được đăng ký kinh doanh hành nghề thương mại, thương nhân có những quyền gì? A.Trực tiếp quản lý hoặc thuê người quản lý, có quyền cho thuê, bán, chuyển đổi nghề thương mại, có quyền đặt chi nhánh, văn phòng đại diện ở trong nước và nước ngoài, tạm ngừng hoặc chấm dứt hoạt động thương mại bất cứ lúc nào. B. Trực tiếp quản lý hoặc thuê người quản lý, có quyền cho thuê, bán, chuyển đổi nghề thương mại, có quyền đặt chi nhánh, văn phòng đại diện ở trong nước và nước ngoài, tham gia hoạt động thương mại với nước ngoài, giải thể doanh nghiệp bất cứ lúc nào? C. Trực tiếp quản lý hoặc thuê người quản lý, hoạt động thương mại, cho thuê, thuê, bán sản phẩm thương mại, ngừng hoặc chấm dứt hoạt động thương mại. D.Trực tiếp quản lý hoặc thuê người quản lý, hoạt động thương mại, cho thuê, thuê, bán sản phẩm thương mại, chấm dứt hoạt động thương mại hoặc giải thể doanh nghiệp thương mại bất cứ lúc nào. Câu 52: Cơ quan nhà nước về đăng ký kinh doanh hành nghề thương mại có quyền hạn gì? A.Quyền yêu cầu người đăng ký kinh doanh khai đúng nội dung theo mẫu và phải nộp lệ phí trước khi đăng ký kinh doanh. B. Quyền yêu cầu người đăng ký kinh doanh khai đúng nội dung theo mẫu và phải chịu trách nhiệm về những nội dung ghi trong giấy kinh doanh. C. Quyền yêu cầu người đăng ký kinh doanh khai đúng sự thật về bản thân và gia đình thương nhân D.Quyền yêu cầu người đăng ký kinh doanh khai đúng sự thật về bản thân và gia đình thương nhân, cung cấp đầy đủ Câu 53: Những cá nhân nào thuộc quốc tịch Việt Nam không được hành nghề thương mại? A.Người dưới 18 tuổi, bị bệnh hiểm nghèo, người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, người đang phải chấp hành hình phạt tù, người bị tòa án tước quyền thành danh vì phạm tội đầu cơ, buôn lậu. B. Người dưới 18 tuổi, bị bệnh hiểm nghèo, người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, người đang phải chấp hành hình phạt tù, người bị tòa án 13 tước quyền thành danh vì phạm tội đầu cơ, buôn lậu, buôn bán hàng giả, kinh doanh trái phép,trốn thuế, lừa dối khách hàng. C. Người không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, người mất năng lực hành vi dân sự, người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, người đang trong thời gian bị Tòa án tước quyền hành nghề thương mại. D.Người không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, người mất năng lực hành vi dân sự, người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, người đang trong thời gian bị Tòa án tước quyền thương mại Câu 54: Pháp nhân thuộc quốc tịch Việt Nam được hành nghề thương mại gồm những tổ chức nào? A.Doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần,công ty hợp danh, tổ hợp tác, hộ gia đình. B. Doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần,công ty hợp danh, tổ hợp tác, hộ gia đình,doanh nghiệp của các tổ chức chính trị. C. Doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần,công ty hợp danh, tổ hợp tác, hộ gia đình,doanh nghiệp của các tổ chức chính trị, doanh nghiệp của các tổ chức chính trị xã hội. D.Doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần,công ty hợp danh, ,doanh nghiệp của các tổ chức chính trị, doanh nghiệp của các tổ chức chính trị xã hội, tổ hợp tác, hộ gia đình. Câu 55: Cá nhân thuộc quốc tịch Việt Nam có những điều kiện gì để được hành nghề thương mại? A.Cá nhân từ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có chứng chỉ hành nghề thương mại. B. Cá nhân từ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoạt động thương mại. C. Cá nhân từ 18 tuổi trở lên, không tâm thần, không bị hạn chế về trí tuệ như nghiện ma túy, có chứng chỉ hành nghề thương mại D.Cá nhân từ 18 tuổi trở lên, không phải lafcoong chức, viên chức nhà nước, có chứng chỉ hành nghề thương mại 14 Câu 56: Cá nhân, tổ chức nào thuộc quốc tịch Việt Nam được hành nghề thương mại? A.Cá nhân từ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, pháp nhân kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế có đăng ký kinh doanh hoạt động thương mại được hành nghề thương mại. B. Cá nhân từ 6 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự, pháp nhân kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế có đăng ký kinh doanh hoạt động thương mại được hành nghề thương mại. C. Cá nhân từ 15 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự, pháp nhân kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế có đăng ký kinh doanh hoạt động thương mại được hành nghề thương mại. D.Cá nhân từ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ không phải là công chức, sĩ quan tại ngũ trong các lực lượng vũ trang, không bị Tòa án tước quyền kinh doanh, pháp nhân có đăng ký kinh doanh hoạt động thương mại được hành nghề thương mại. Câu 57: Trình bày các hình thức cung ứng dịch vụ thương mại? A.Bằng giấy tờ ký giữa hai bên, bằng miệng hoặc bằng một hành vi cụ thể. B. Bằng văn bản, bằng trao đổi miệng. C. Bằng văn bản, bằng trao đổi miệng, bằng hành vi. D.Bằng văn bản, bằng hành vi cụ thể. Câu 58: Trình bày các hình thức xúc tiến thương mại? A.Khuyến mại, quảng cáo, triển lãm thương mại. B. Khuyến mại, quảng cáo thương mại, trưng bày giới thiệu hàng hóa, dịch vụ, hội chợ, triển lãm thương mại. C. Khuyến mại, quảng cáo, triển lãm, hội thảo, tư vấn hợp đồng, giao kết hợp đồng. D.Khuyến mại, quảng cáo, hội chợ. Câu 59: Trong hoạt động thương mại thế nào là khuyến mại? A.Khuyến mại là hoạt động của thương nhân nhằm cung cấp dịch vụ cho khách hàng. B. Khuyến mại là hoạt động của thương nhân nhằm dành lợi ích cho khách hàng. C. Khuyến mại là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân nhằm đẩy nhanh mua bán hàng hóa,cung ứng dịch vụ. 15 D.Khuyến mại là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân nhằm làm cho khách hàng lợi ích. Câu 60: Thế nào là quảng cáo thương mại? A.Là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân để quản cáo ra thị trường về hoạt động kinh doanh của mình. B. Là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân để giới thiệu với thì trường về dịch vụ của mình. C. Là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân D.Là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân để giới thiệu với khách hàng hoạt động kinh doanh hàng hóa,dịch vụ của mình. Câu 61.Trong hoạt động thương mại thế nào là trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ? A.Là hoạt động thương mại của thương nhân dùng hàng hóa, tài liệu về hàng hóa, dịch vụ để giới thiệu với khách hàng. B. Là hoạt động thương mại của thương nhân dùng tài liệu về hàng hóa, dịch vụ để giới thiệu với khách hàng. C. Là hoạt động thương mại dùng hàng hóa, tài liệu về hàng hóa, dịch vụ để giới thiệu với khách hàng. D.Là hoạt động của thương nhân giới thiệu hàng hóa với khách hàng. Câu 62: Thế nào là gia công trong thương mại? A.Là hoạt động thương mại mà một bên đưa nguyên vật liệu, một bên nhận nguyên vật liệu để làm một sản phẩm nhất định. B. Là hoạt động thương mại theo đó một bên nhận gia công sử dụng một phần hoặc toàn bộ nguyên vật liệu của bên đặt gia công để thực hiện một hoặc nhiều công đoạn trong quá trình sản xuất theo yêu cầu của bên đặt gia công để hưởng thù lao. C. Là hoạt động thương mại mà một bên đưa nguyên vật liệu, một bên nhận nguyên vật liệu để làm một sản phẩm,một bên làm thành phẩm hàng hóa cho bên kia theo thỏa thuận. D.Là hoạt động thương mại, một bên thuê, một bên nhận nguyên vật liệu. Câu 63: Thế nào là đấu giá hàng hóa trong hoạt động thương mại. A.Là hoạt động thương mại theo đó người bán đặt giá ban đầu, người nào đặt giá cao nhất là thắng cuộc. 16 B. Là hoạt động thương mại theo đó người bán đặt giá trước, người sau nếu ai đặt giá cao nhất là thắng và sau đó phải ký kết hợp đồng từng giá. C. Là hoạt động thương mại,theo đó người bán tự mình hoặc thuê người tổ chức đấu giá tổ chức việc mua bán hàng hóa công khai để chọn người mua trả giá cao nhất. D.Là hoạt động thương mại, theo đó người bán chọn người mua giá cao nhất. Câu 64: Thế nào là đấu thầu hàng hóa,dịch vụ trong hoạt động thương mại. A.Là hoạt động thương mại, một bên mua thông qua mời thầu (còn gọi là bên mời thầu), một bên trúng (gọi là bên trúng thầu) để xây dựng hoặc mua sắm một tài sản nhất định. B. Là hoạt động thương mại,có 2 bên: bên mời thầu và bên trúng thầu. C. Là hoạt động thương mại, ở đó công khai mua bán hàng hóa,người mua gọi là bên mời thầu, người tham gia đấu thầu trong đó có người trúng thầu. D.Đấu thầu hàng hóa,dịch vụ là hoạt động thương mại, một bên mua hàng hóa,dịch vụ thông qua mời thầu ( gọi là bên mời thầu), thương nhân nào đáp ứng tốt nhất các yêu cầu do bên mời thầu đặt ra. Câu 65: Thế nào là dịch vụ Logistics? A.Là chuỗi hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức nhiều, thực hiện một hoặc nhiều công việc như nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm dịch vụ hải quan, các thủ tục giấy tờ khác đểhưởng thù lao. B. Là hoạt động thương mại do thương nhân thực hiện như vận chuyển hàng hóa, làm thủ tục hảo quan, làm đóng gối hàng hóa, dán nhãn bao bì sản phẩm và các dịch vụ khác. C. Là hoạt động thương mại do thương nhân thực hiện như: tư vấn khách hàng,đóng gói bao bì, ghi ký hiệu mã hàng hóa/ D.Là hoạt động thương mại do thương nhân thực hiện các dịch vụ vận chuyển hàng hóa,đóng gói bao bị, tư vấn khách hàng. Câu 66.Thế nào là dịch vụ quá cảnh hàng hóa? A.Là vận chuyển hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam, không ở lại lãnh thổ Việt Nam 17 B. Là vận chuyển hàng hóa thuộc sở hữu của tổ chức tư nhân nước ngoài qua lãnh thổ Việt Nam,kể cả việc trung chuyển, chuyển tải,lưu kho, chia tách lô hàng, thay đổi phương thức vận chuyển hoặc công việc khác trong thời gian quá cảnh. C. Là vận chuyển hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam trong đó có việc trung chuyển, lưu kho, chia tách lô hàng. D.Là vận chuyển hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam trong đó có việc trung chuyển, lưu kho. Câu 67.Thế nào là giám định trong hoạt động thương mại? A.Là hoạt động do thương nhân thực hiện để kiểm định hàng hóa có đủ tiêu chuẩn hay không? B. Là hoạt động do thương nhân yêu cầu cơ quan tiêu chuẩn sản phẩm đánh giá tình trạng chất lượng hàng hóa. C. Là hoạt động do thương nhân thực hiện để xác định tình trạng thực tế của hàng hóa theo yêu cầu của khách hàng như: Số lượng, chất lượng,bao bì, giá trị hàng hóa,xuất xứ hàng hóa, tổn thất, độ an toàn vệ sinh, phòng dịch, kết quả thực hiện dịch vụ, phương pháp cung ứng dịch vụ. D.Là hoạt động do thương nhân thực hiện để xác định số lượng, chất lượng và các tiêu chuẩn khác của hàng hóa. Câu 68: Thế nào là thuê hàng hóa trong hoạt động thương mại? A.Là hoạt động của hai bên thương nhân, một bên thuê, một bên cho thuê hàng hóa. B. Là hoạt động thương mại của hai bên thương nhân, một bên chuyển quyền chiếm hữu hàng hóa cho bên kia để nhận tiền cho thuê. C. Là hoạt động thương mại, theo đó một bên chuyển quyền chiếm hữu và sử dụng hàng hóa cho bên kia để nhận tiền cho thuê. D.Là hoạt động thương mại, theo đó một bên chuyển quyền sử dụng hàng hóa cho bên kia để nhận tiền cho thuê. Câu 69: Thế nào là nhượng quyền thương mại? A.Là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tiến hành việc mua bán hàng hóa nhượng quyền quy định, gắn với nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, bí quyết kinh doanh,cung ứng dịch vụ được thực hiện theo cách thức tổ chức kinh doanh, 18 khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền. Bên nhượng quyền kiểm soát và trợ giúp bên nhận quyền trong việc tiến hành công việc kinh doanh. B. Là hoạt động thương mại, một bên nhượng toàn bộ cửa hàng cho bên kia, có quyền hướng dẫn nhận tổ chức hoạt động cửa hàng. C. Là hoạt động thương mại, bên nhượng quyền có quyền thu lại số tiền nhượng lại cửa hàng và có quyền hưởng…bên nhận quyền. D. Là hoạt động thương mại trong đó một bên nhượng một bên nhận toàn bộ hoạt động của cửa hàng. Câu 70: Thế nào là đại diện thương nhân? A.Là việc một thương nhân nhận ủy nhiệm của thương nhân khác để thực hiện các hoạt động thương mại với danh nghĩa và sự chỉ dẫn của thương nhân đó và được hưởng thù lao về việc đại diện. B. Là một thương nhân ủy nhiệm làm đại diện cho một thương nhân khác C. Là một thương nhân ủy nhiệm làm đại diện cho một thương nhân khác và được hưởng thù lao. D.Là một thương nhân nhận lời làm đại diện cho một thương nhân khác. Câu 71.Thế nào là môi giới thương mại? A.Là thương nhân nhận làm trung gian môi giới cho thương nhân khác. B. Là hoạt động thương mại, theo đó một thương nhân nhận làm trung gian (bên môi giới) cho các bên mua bán hàng hóa,cung ứng dịch vụ (bên được môi giới) trong việc đàm phán,ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ và được hưởng thù lao theo hợp đồng mua giới. C. Là thương nhân nhận làm trung gian môi giới cho thương nhân khác và được hưởng thù lao. D.Là thương nhân nhận làm trung gian môi giới cho nhiều thương nhân, mỗi thương nhân hoạt động ở một lĩnh vực khác nhau. Câu 72: Thế nào là ủy thacsmua bán hàng hóa trong hoạt động thương mại? A.Là hai thương nhân, một người ủy thác, một người nhận ủy thác để thực hiện một hoạt động thương mại và được hưởng thù lao. B. Là hai thương nhân, một người ủy thác, một người nhận ủy thác để thực hiện một hoạt động thương mại 19 C. Là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận ủy thác thực hiện việc mua bán hàng hóa với danh nghĩa của mình theo điều kiện đã thỏa thuận với bên ủy thác. D.Là hoạt động ủy nhiệm của một bên thương nhân này với một bên thương nhân để làm đại diện đàm phán mua bán hàng hóa và được nhận thù lao ủy thác. Câu 73: Thế nào là đại lý thương mại. A.Là thương nhân này đứng làm đại lý tiêu thụ hàng hóa cho thương nhân kia. B. Là thương nhân này đứng làm đại lý phân phối hàng hóa cho thương nhân kia đến cửa hàng bán lẻ. C. Là thương nhân này đứng làm tổng đại lý cho thương nhân kia. D.Là hoạt động thương mại, theo đó bên giao đại lý và bên đại lý thảo luận việc bên đại lý nhân danh chính mình mua bán hàng hóa cho bên giao địa lý. Câu 74: Các cơ quan Nhà nước quản lý về thương mại gồm: A.Chính phủ, các Bộ, các cơ quan ngang bộ và các cơ quan thuộc chính phủ. B. Chính phủ, các Bộ, các cơ quan ngang bộ và các cơ quan thuộc chính phủ, Uỷ ban nhân dân các cấp. C. Chính phủ thống nhất quản lý về thương mại, Bộ Thương mại, các cơ quan thành viên của Chính phủ có trách nhiệm quản lý về thương mại trong phạm vi chức năng, quyền hạn của mình, Uỷ ban nhân dân các cấp, thanh tra thương mại. D.Chính phủ thống nhất quản lý về thương mại, Bộ Thương mại, các cơ quan thành viên của Chính phủ có trách nhiệm quản lý về thương mại trong phạm vi chức năng, quyền hạn của mình, Uỷ ban nhân dân các cấp, thanh tra thương mại, cơ quan quản lý thị trường. Câu 75: Trình bày các hình thức giải quyết tranh chấp thương mại. A.Thương lượng, hòa giải hoặc giải quyết bằng Trọng tài hoặc Tòa án. B. Trước hết thông qua thương lượng, hòa giải hoặc giải quyết bằng Trọng tài hoặc Tòa án 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan