Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tác động tự do hóa tài khoản vốn đến bất bình đẳng thu nhập...

Tài liệu Tác động tự do hóa tài khoản vốn đến bất bình đẳng thu nhập

.PDF
96
6
79

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ TUYẾT HOA TÁC ĐỘNG TỰ DO HÓA TÀI KHOẢN VỐN ĐẾN BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh - Năm 2016 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ TUYẾT HOA TÁC ĐỘNG TỰ DO HÓA TÀI KHOẢN VỐN ĐẾN BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC GS.TS. TRẦN NGỌC THƠ TP. Hồ Chí Minh - Năm 2016 LỜI CAM ĐOAN Luận văn này được viết xuất phát từ nhu cầu học tập và nghiên cứu của tác giả. Nội dung luận văn được viết dựa vào các nghiên cứu và tài liệu trích dẫn cụ thể, hoàn toàn minh bạch. Các dữ liệu tính toán dựa trên nguồn thông tin đáng tin cậy và được công bố rộng rãi trên các Website. Tác giả cam kết không sao chép lại nội dung các nghiên cứu khác. Tác giả luận văn Nguyễn Thị Tuyết Hoa MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH TÓM TẮT CHƯƠNG 1 giới thiệu đề tài............................................................................................. 1 1.1 Lý do chọn đề tài.......................................................................................... 1 1.2 Mục tiêu và các vấn đề nghiên cứu ........................................................... 4 1.3 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 5 1.4 Ý nghĩa nghiên cứu của đề tài .................................................................... 6 1.5 Bố cục của đề tài .......................................................................................... 6 CHƯƠNG 2 tổng quan các nghiên cứu trước đây.......................................................... 8 2.1 Tổng quan các nghiên cứu .......................................................................... 8 2.1.1 Một số khái niệm ......................................................................................... 8 2.1.1.1 Tự do hóa tài chính ...................................................................................... 8 2.1.1.2 Bất bình đẳng thu nhập và các yếu tố tác động......................................10 2.1.2 Khung lý thuyết tác động tự do hóa tài khoản vốn đến bất bình đẳng thu nhập ......................................................................................................................14 2.1.3 Nghiên cứu thực nghiệm về tác động tự do hóa tài khoản vốn đến bất bình đẳng thu nhập. ...........................................................................................................17 2.2 Mô hình lý thuyết.......................................................................................21 2.2.1 Tổng quan mô hình lý thuyết của Silke Bumann và Robert Lensink .21 2.2.2 Chi tiết mô hình lý thuyết của Silke Bumann và Robert Lensink .......22 CHƯƠNG 3 Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................33 3.1 Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................33 3.2 Mô hình nghiên cứu...................................................................................35 3.2.1 Mô tả biến ...................................................................................................35 3.2.1.1 Biến phụ thuộc ...........................................................................................35 3.2.1.2 Các biến kiểm soát chính và kỳ vọng dấu ..............................................36 3.2.1.3 Các biến kiểm soát bổ sung và kỳ vọng dấu ..........................................40 3.2.2 Lựa chọn phương pháp và mô hình nghiên cứu.....................................45 3.2.2.1 Giới thiệu chung về dữ liệu bảng.............................................................45 3.2.2.2 Mô hình nghiên cứu...................................................................................48 CHƯƠNG 4 Kết quả nghiên cứu thực nghiệm .............................................................51 4.1 Mô tả dữ liệu ..............................................................................................51 4.2 Kết quả hồi quy ..........................................................................................53 CHƯƠNG 5 kết luận, hàm ý chính sách, hạn chế và hướng mở rộng nghiên CỨU của đề tài ......................................................................................................................61 5.1 Kết luận chung ...........................................................................................61 5.2 Hàm ý chính sách.......................................................................................62 5.3 Hạn chế của bài nghiên cứu và hướng mở rộng ....................................64 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ARDL : Mô hình tự hồi quy phân phối trễ AREAER : Cơ chế tỷ giá và những hạn chế ngoại hối DGMM : Phương pháp GMM sai phân EU-KLEMS : Bộ dữ liệu được xây dựng dựa trên vốn từ thị trường cổ phiếu (k), số giờ lao động (L), năng lượng (E), trang thiết bị (M) và dịch vụ (S) do Liên Minh Châu Âu xây dựng GDP : Tổng sản phẩm quốc nội GMM : Phương pháp hồi quy với biến công cụ GNP : Tổng sản phẩm quốc dân IMF : Quỹ tiền tệ thế giới M2 : Khối tiền tệ bao gồm chuẩn tệ, các khoản tiền gửi có kì hạn và không kì hạn M3 : Khối tiền tệ bao gồm M2 và các loại giấy tờ có giá khác OECD : Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế OLS : Phương pháp ước lượng bình phương nhỏ nhất SWIID : Cơ sở dữ liệu bất bình đẳng thu nhập tiêu chuẩn UNIDO : Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hợp quốc. WB : Ngân hàng thế giới WIID : Cơ sở dữ liệu bất bình đẳng thu nhập thế giới WLS : Phương pháp ước lượng bình phương nhỏ nhất có trọng số. DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1: Danh mục 35 quốc gia nghiên cứu ............................................................... 34 Bảng 3.2. Danh mục biến và nguồn dữ liệu .................................................................. 44 Bảng 4.1: Thống kê mô tả các biến nghiên cứu............................................................ 51 Bảng 4.3: Kết quả hồi quy với mô hình cơ bản ............................................................ 53 Bảng 4.3: Kết quả hồi quy với mô hình cơ bản (tiếp theo) ......................................... 54 DANH MỤC HÌNH Hình 2.1 Đường cong Lorenz ......................................................................................... 11 Hình 2.2: Tác động tự do hóa tài khoản vốn khi v thấp .............................................. 27 Hình 2.3: Tác động tự do hóa tài khoản vốn khi v cao ................................................ 28 Hình 2.4: Đường cong Lorenz ........................................................................................ 29 Hình 4.1: Gini và KAOPEN............................................................................................ 52 Bảng 4.2: Tương quan các biến nghiên cứu.................................................................. 52 TÓM TẮT Bài nghiên cứu được thực hiện nhằm xem xét ảnh hưởng của tự do hóa tài khoản vốn lên bất bình đẳng thu nhập tại 35 quốc gia đang phát triển có mức thu nhập trung bình thấp trong giai đoạn 1990 - 2012. Sử dụng phương pháp hồi quy với biến công cụ GMM sai phân (DGMM), tác giả tìm thấy bằng chứng cho thấy rằng tự do hóa tài khoản vốn làm tăng bất bình đẳng thu nhập tại các quốc gia đang nghiên cứu. Tuy nhiên, mức độ tác động này có thể giảm hoặc đổi chiều sang tác động nghịch biến (làm giảm bất bình đẳng thu nhập) dưới ảnh hưởng của phát triển tài chính theo chiều sâu (độ sâu tài chính - được đo lường bằng tín dụng tư nhân/GDP). Điều này hàm ý rằng, mặc dù tự do hóa tài khoản vốn nói riêng và tự do hóa tài chính nói chung đang là một xu hướng toàn cầu và dòng vốn có thể mang lại nhiều lợi ích cho các quốc gia, nhưng cũng mang lại rủi ro nếu quốc gia đó chưa đạt được một trình độ phát triển hệ thống tài chính nhất định. Vì vậy, để đảm bảo điều kiện sống của người nghèo ở các nước có độ sâu tài chính ở mức thấp không tiếp tục xấu hơn khi một chính phủ quyết định tự do hóa tài khoản vốn, chính phủ nên có những biện pháp hỗ trợ bổ sung nhằm giảm những tác động xấu này. Hoặc chính phủ cần phải xem xét, cân đối tổng thể các yếu tố, mục tiêu trước khi thực hiện chính sách tự do hóa tài khoản vốn. Từ khóa: tự do hóa tài khoản vốn, bất bình đẳng thu nhập, độ sâu tài chính, phương pháp hồi quy với biến công cụ. 3 1 CHƯƠNG 1 1.1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI Lý do chọn đề tài Tăng trưởng kinh tế là một trong những mối quan tâm hàng đầu của đa số các quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, phát triển kinh tế bền vững (cách thức phát triển mà các vấn đề về kinh tế, xã hội và môi trường được xem xét trong mối liên hệ lẫn nhau nhằm đạt mục tiêu “thỏa mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không ảnh hưởng đến khả năng thỏa mãn nhu cầu của thế hệ tương lai”1 ) mới là mục tiêu cuối cùng của toàn xã hội. Vì vậy những vấn đề về nghèo đói và bất bình đẳng cũng nhận được sự quan tâm không nhỏ của các học giả, đặc biệt là vấn đề bất bình đẳng trong thu nhập. 2 Các nhà kinh tế học quan tâm đến bất bình đẳng không chỉ vì khía cạnh công bằng xã hội mà còn vì những ảnh hưởng đến khả năng phát triển của một quốc gia. Về mặt công bằng xã hội, bất bình đẳng có thể được xem như một dạng nghèo trên phương diện phân phối. Ở một số quốc gia, khi tăng trưởng kinh tế càng nhanh thì bất bình đẳng trong phân phối thu nhập càng lớn khiến tình trạng đói nghèo càng trở nên gay gắt. Bất bình đẳng còn được chú ý vì ba lý do sau đây: thứ nhất, bất bình đẳng lớn trong thu nhập có thể dẫn đến tình trạng kinh tế kém hiệu quả. Những nhóm có thu nhập thấp sẽ không có điều kiện tiếp cận vốn và đầu tư. Thứ hai, bất bình đẳng cao khiến việc phân bổ các nguồn lực kém hiệu quả. Chẳng hạn, chính phủ sẽ đầu tư nhiều hơn cho giáo dục bậc cao chứ không phải giáo dục cơ bản; hoặc tập trung đất đai cho một tập hợp những cá nhân giàu có, khiến cho những nông dân nhỏ có hoạt động kinh doanh hiệu quả không được hỗ trợ. Thứ ba: bất bình đẳng chứa đựng những bất ổn xã hội cũng như tính đoàn kết. Xã hội có bất bình đẳng cao có xu hướng củng cố quyền lực kinh tế và quyền lực chính trị của nhóm giàu có, khi đó những phúc lợi liên quan đến người nghèo thì khó cải thiện. Xung đội giai cấp vì thế có thể bùng nổ, 1 2 Giáo trình Kinh Tế Phát triển, Trường Đại học Kinh Tế Thành phố Hồ Chí Minh 2 ảnh hưởng đến các mặt kinh tế - xã hội. Do đó, việc đo lường và hạn chế bất bình đẳng có ý nghĩa quan trọng đối với bất kỳ quốc gia nào. Về mặt tăng trưởng kinh tế, những khía cạnh về bất bình đẳng phức tạp hơn. Trong lý thuyết cơ bản nhất theo Simon Kuznets (1955) có sự đánh đổi giữa tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng thu nhập được thể hiện trong mối tương quan hình U ngược. Simon Kuznets cho rằng bất bình đẳng ở một quốc gia sẽ tăng dần trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển kinh tế và chỉ giảm dần khi quốc gia ấy đạt đến một mức độ phát triển nhất định. Theo quan điểm của mình, Kuznets cho rằng bất bình đẳng là cần thiết cho phép người giàu có thể tiết kiệm, đầu tư nhiều hơn và có thể làm tăng trưởng nhanh hơn. Tuy nhiên quan điểm của Kuznets vẫn đang gây rất nhiều tranh cãi trong thực tế. Một số nghiên cứu thực nghiệm đồng thuận với quan điểm này thì một số khác lại không đồng ý. Ngoài tăng trưởng kinh tế, còn nhiều nhân tố khác tác động đến bất bình đẳng thu nhập. Chẳng hạn như độ mở thương mại (Calderon và Chong, 2001), dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (Cragg và Epelbaum, 1996; Parantap Basu và Alessandra Guariglia, 2007), lạm phát, thị trường lao động (Gordon và Dew-Becker, 2008), thay đổi công nghệ (Acemoglu, 2002) hoặc thể chế (Acemoglu và cộng sự, 2013)... Nổi bật lên trong thời gian gần đây là những nghiên cứu về vấn đề tự do hóa tài chính nói chung và tự do hóa tài khoản vốn nói riêng đến bất bình đẳng thu nhập. Với bài viết “Khủng hoảng kinh tế và bất bình đẳng thu nhập, 2011”, Atkinson và Morelli đã đặt những câu hỏi về mối quan hệ nhân quả giữa khủng hoảng kinh tế và bất bình đẳng thu nhập, cũng như các tác động của tự do hóa tài chính đến các mức thu nhập. Từ đó, một lần nữa dấy lên những tranh luận về tác động của dòng vốn đối với bất bình đẳng tại các quốc gia. Mặc dù các nghiên cứu về phát triển tài chính, mức độ hội nhập kinh tế, tự do hóa thương mại lên mức độ bất bình đẳng trong thu nhập được nghiên cứu khá nhiều, trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Tuy nhiên, những nghiên cứu về tác động của tự do hóa tài khoản vốn đến phân phối thu nhập là 3 khá ít. Một trong số những nghiên cứu là nghiên cứu của Mauricio Larrain (2013), Prakash Loungani (2015) và Silke Bumann, Robert Lensink (2015). Những nghiên cứu này đều cho thấy tự do hóa vốn làm tăng bất bình đẳng thu nhập. Trong một phạm vi rộng hơn, nhiều nhà kinh tế nghiên cứu tác động của tự do hóa tài chính đến bất bình đẳng thu nhập. Tiêu biểu như nghiên cứu của Cornia và Kiiski (2001), Ang (2010), Agnello và cộng sự (2012), Jaumotte và cộng sự (2013), Delis và cộng sự (2014). Những nghiên cứu này cung cấp bằng chứng khác nhau về tác động của tự do hóa tài chính đến bất bình đẳng thu nhập. Nghiên cứu của Cornia và Kiiski (2001) cho thấy các chính sách tự do hóa tài chính làm tăng bất bình đẳng thu nhập ở nhiều nước đang phát triển. Ang (2010), tập trung nghiên cứu vào Ấn Độ, kết quả là tự do hóa tài chính làm tăng bất bình đẳng thu nhập, tuy nhiên sự phát triển tài chính làm giảm bất bình đẳng thu nhập. Trong một bảng dữ liệu của 62 quốc gia trong giai đoạn 1973-2005, Agnello và cộng sự (2012) tìm thấy bằng chứng chứng minh rằng những cải cách tài chính (tăng tự do hóa tài chính) làm giảm bất bình đẳng thu nhập. Giống với Agnello và cộng sự (2012), kết quả nghiên cứu của Delis và cộng sự (2014) cho thấy tự do hóa tài chính giảm bất bình đẳng thu nhập của mẫu nghiên cứu trong giai đoạn 1997-2005, đặc biệt những chính sách nhằm tăng cường tư nhân hóa các tổ chức tài chính, loại bỏ sự kiểm soát tín dụng và hạ thấp rào cản chu chuyển vốn là những yếu tố chính làm giảm bất bình đẳng thu nhập. Mặc dù vậy, tác động này yếu đi, và trở nên không đáng kể cho các nước có thu nhập thấp. Jaumotte và cộng sự (2013) cũng thấy rằng toàn cầu hóa thương mại dẫn đến sự bất bình đẳng thu nhập ít hơn, trong khi toàn cầu hóa tài chính gây ra bất bình đẳng lớn hơn. Bằng việc thiết lập một mô hình lý thuyết về mối quan hệ giữa tự do hóa tài khoản vốn và bất bình đẳng thu nhập kết hợp với phát triển kinh tế theo chiều sâu (độ sâu tài chính, được đo lường bằng chỉ số Tín dụng tư nhân/GDP), đồng thời nghiên cứu thực nghiệm trên 106 quốc gia từ 1973 – 2008, Silke Bumann, Robert Lensink (2015) thấy rằng: ở những quốc gia có độ sâu tài chính thấp (nhỏ hơn 25%), tự do hóa tài 4 khoản vốn (một khía cạnh của tự do hóa tài chính) sẽ làm gia tăng bất bình đẳng trong thu nhập, trong khi đó ở những quốc gia có độ sâu tài chính cao (lớn hơn 25%), tự do hóa tài khoản vốn có thể cải thiện vấn đề bất bình đẳng. Hội nhập quốc tế cũng như tự do hóa tài khoản vốn đang là xu hướng toàn cầu. Một câu hỏi đặt ra là: liệu có nên cắt giảm các biện pháp kiểm soát vốn nhanh chóng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế hay không? Đặc biệt là với những quốc gia đang phát triển, nơi mà sự phát triển tài chính còn thấp và vấn đề bất bình đẳng thu nhập dễ gây ra những bất ổn trong nền kinh tế và hệ thống chính trị. Bài nghiên cứu này, một lần nữa sẽ kiểm chứng lý thuyết của Silke Bumann, Robert Lensink (2015) bằng việc nghiên cứu trên bộ dữ liệu của 35 quốc gia có thu nhập trung bình thấp, với chuỗi dữ liệu từ 1990 – 2012. Hi vọng rằng, kết quả của bài nghiên cứu có thể giúp đọc giả có thể có một cái nhìn tổng quan hơn về vai trò của tự do hóa tài khoản vốn cũng như phần nào giúp chính phủ định hướng được những chính sách phù hợp nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhưng vẫn đảm bảo được các mục tiêu công bằng xã hội. 1.2 Mục tiêu và các vấn đề nghiên cứu Bài nghiên cứu nhằm đạt được mục tiêu tìm ra tác động của tự do hóa tài khoản vốn đối với bất bình đẳng thu nhập ở một số quốc gia có thu nhập trung bình thấp, mối quan hệ này có bị ảnh hưởng bởi sự phát triển tài chính (được đại diện bằng biến Tín dụng tư nhân/GDP) hay không? Để thực hiện mục tiêu trên, bài nghiên cứu lần lượt xem xét trả lời những câu hỏi sau: Thứ nhất: liệu có tồn tại sự ảnh hưởng của tự do hóa tài khoản vốn lên bất bình đẳng thu nhập ở các quốc gia có thu nhập trung bình thấp hay không? Thứ hai: nếu có tồn tại sự ảnh hưởng của tự do hóa tài khoản vốn lên bất bình đẳng thu nhập thì sự ảnh hưởng đó là như thế nào? 5 Thứ ba: sự phát triển tài chính được đại diện bằng biến Tín dụng tư nhân/GDP (độ sâu tài chính) ảnh hưởng như thế nào đến mối quan hệ giữa tự do hóa tài khoản vốn và bất bình đẳng thu nhập? Dựa vào những phương pháp kinh tế lượng phát triển trong thời gian gần đây, bài nghiên cứu xem xét ảnh hưởng độc lập và đồng thời của các biến số lên biến phụ thuộc - bất bình đẳng thu nhập. Điều này cho phép khả năng có thể có những góc nhìn đúng đắn và toàn diện hơn về ảnh hưởng của các nhân tố lên biến phụ thuộc 1.3 Phương pháp nghiên cứu Để xem xét ảnh hưởng của tự do hóa tài khoản vốn lên bất bình đẳng thu nhập ở các quốc gia có thu nhập trung bình thấp, bài nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, hồi quy dựa trên một bảng dữ liệu động không đồng nhất. Cụ thể hơn, tác giả sử dụng công cụ GMM sai phân (DGMM) để xem xét mối quan hệ giữa tự do hóa tài khoản vốn đến bất bình đẳng thu nhập cũng như xem xét vai trò của phát triển tài chính. DGMM là một phương pháp thống kê cho phép kết hợp các dữ liệu kinh tế quan sát được trong các điều kiện moment tổng thể sử dụng các biến công cụ để ước lượng các tham số chưa biết của mô hình. Về khía cạnh phạm vi mẫu nghiên cứu, bài nghiên cứu xem xét trên mẫu gồm 35 quốc gia, bao gồm Việt Nam, các quốc gia gồm các nước có thu nhập trung bình thấp trong giai đoạn 1990-2012. Dữ liệu được thu thập từ thống kê của SWIID3 , WB4 cùng với thống kê của một số nhà kinh tế trên thế giới. Công cụ được tác giả sử dụng bao gồm Microsoft Excel 2013 để tính toán và lọc các dữ liệu cần thiết, cùng với đó là phần mềm Stata để phân tích dữ liệu và chạy mô hình hồi quy. 3 Standardized World Income Inequality Database: cơ s ở dữ liệu bất bình đẳng thu nhập tiêu chuẩn 4 World Bank: Ngân hàng thế giới 6 1.4 Ý nghĩa nghiên cứu của đề tài Về mặt lý luận: bài nghiên cứu phần nào đóng góp, hoàn thiện cho lý thuyết về mối quan hệ giữa tự do hóa tài khoản vốn và bất bình đẳng thu nhập bằng cách nghiên cứu vấn đề này tại các quốc gia có thu nhập trung bình thấp. Về mặt thực tiễn: kết quả của bài nghiên cứu có thể phần nào giúp cho việc định hướng quá trình tự do hóa tài khoản vốn sao cho đạt được ảnh hưởng tốt nhất lên tăng trưởng của nền kinh tế nhưng vẫn đảm bảo công bằng xã hội. Chẳng hạn như với trường hợp của một số quốc gia đang phát triển, khi xu hướng tự do hóa tài khoản vốn đang là một xu hướng chung của toàn cầu nhằm có thể khai thác hiệu quả các nguồn lực tài chính, tối thiểu hóa rủi ro và chi phí sử dụng vốn. Nhưng trong điều kiện hệ thống tài chính chưa phát triển cao, sự tiếp cận của các cá nhân với những nguồn tài trợ còn hạn chế, toàn cầu hóa tài chính (không có kiểm soát và chiến lược) sẽ làm gia tăng vấn đề bất bình đẳng giữa các chủ thể trong xã hội, làm chậm con đường phát triển bền vững của các quốc gia. Bên cạnh đó, ảnh hưởng của các biến số kinh tế khác lên bất bình đẳng thu nhập cũng được xem xét trong bài nghiên cứu bao gồm tăng trưởng kinh tế, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI, lạm phát, mở cửa thương mại, tốc độ tăng trưởng dân số, tỷ lệ người phụ thuộc và tỷ lệ hoàn thành tiểu học. Đây chính là điều kiện để hoàn thiện chính sách kinh tế vĩ mô với sự kết hợp đồng bộ trên nhiều khía cạnh cho mục tiêu phát triển kinh tế trong dài hạn. 1.5 Bố cục của đề tài Ngoài các phần tóm tắt, danh mục chữ viết tắt, danh mục bảng, danh mục hình, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của bài nghiên cứu bao gồm 5 chương sắp xếp theo bố cục như sau: Chương một: giới thiệu về đề tài. Trong chương này, bài nghiên cứu đưa ra lý do chọn đề tài cũng như tổng quan về mục tiêu, phương pháp, ý nghĩa của bài nghiên cứu. 7 Chương hai: trình bày tổng quan lý thuyết, các nghiên cứu trước đây về tác động của từ do hóa tài khoản vốn đến bất bình đẳng thu nhập trên thế giới, mô hình lý thuyết do Silke Bumann, Robert Lensink (2015) xây dựng về mối quan hệ giữa tự do hóa tài khoản vốn, độ sâu tài chính và bất bình đẳng thu nhập. Chương ba: trình bày phương pháp và dữ liệu nghiên cứu. Chương này giới thiệu về việc lựa chọn – định nghĩa cho các biến, cũng như thời gian và các quốc gia thu thập dữ liệu. Bên cạnh đó cũng giới thiệu phương pháp được sử dụng trong bài nghiên cứu, đưa ra ưu nhược điểm của những mô hình nghiên cứu trước đây, từ đó lựa chọn mô hình hồi quy phù hợp với dữ liệu bảng panel data. Chương bốn: trình bày kết quả thực nghiệm, xem xét, đánh giá những kết quả đã đạt được, so sánh kết quả đã đạt được với mô hình lý thuyết, các nghiên cứu thực nghiệm trước đó và đưa ra những lý giải cho những kết quả này. Chương năm: trình bày kết luận và đưa ra một số kiến nghị đối với sự ảnh hưởng của tự do hóa tài khoản vốn và bất bình đẳng thu nhập. Đồng thời nêu ra hạn chế của bài nghiên cứu cũng như định hướng cho những bài nghiên cứu tiếp sau. 8 CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY 2.1 Tổng quan các nghiên cứu Những thập niên gần đây, nhiều nước phát triển và đang phát triển đã mở cửa tài khoản vốn của mình, giảm giới hạn pháp lý đối với các giao dịch vốn quốc tế. Mặc dù có sự đồng thuận ngày càng cao trong nghiên cứu của các nhà kinh tế học rằng tăng tự do hóa tài khoản vốn giúp tăng trưởng kinh tế cao hơn (Quinn và Toyoda, 2008), nhưng những lợi ích của tự do hóa tài khoản vốn có được phân bổ đều cho các tầng lớp dân cư hay không vẫn chưa rõ ràng. Sự phát triển liên quan đến tài chính toàn cầu và khủng hoảng tài chính đã gây ra những quan ngại về vấn đề bất bình đẳng thu nhập tại các quốc gia, về các tác động khác nhau của tự do hóa tài chính nói chung và tự do hóa tài khoản vốn nói riêng đến mức thu nhập, dẫn đến các cuộc tranh luận lý thuyết lẫn thực tiễn (Atkinson và Morelli, 2011). Do vậy, nhiều học giả đã xây dựng cơ sở lý thuyết cũng như tiến hành nghiên cứu thực nghiệm trên nhiều bộ mẫu dữ liệu khác nhau, trong những khoảng thời gian khác nhau, với những phương pháp thống kê khác nhau và rút ra được những kết quả không giống nhau. 2.1.1 Một số khái niệm 2.1.1.1 Tự do hóa tài chính Hầu hết các nhà kinh tế đi tiên phong trong việc nghiên cứu tự do hóa tài chính đều không định nghĩa trực tiếp tự do hóa tài chính mà tiếp cận theo hướng ngược lại, đó là “kiềm chế tài chính”. Theo Ronald McKinnon (1973) và Edward Shaw (1973), kiềm chế tài chính là tập hợp những quy định của chính phủ, luật pháp và các biện pháp phi thị trường khác khiến cho các trung gian tài chính trong một nền kinh tế không thể hoạt động hết công suất. Các chính sách này bao gồm quy định về trần lãi suất, tỷ lệ thanh khoản, yêu cầu dự trữ bắt buộc, các biện pháp kiểm soát vốn, quy 9 định trong việc tiếp cận thị trường tài chính… Như vậy, kiềm chế tài chính là tập hợp những quy định của chính phủ trên thị trường tiền tệ và thị trường vốn. Và tự do hóa tài chính tức là gỡ bỏ những quy định này để các trung gian tài chính hoạt động hết công suất, phân bổ vốn hiệu quả. Chia theo chiều dọc thì tự do hóa tài chính bao gồm tự do hóa trên thị trường tiền tệ và tự do hóa trên thị trường vốn. Chia theo chiều ngang, tự do hóa tài chính được phân làm hai cấp độ: tự do hóa tài chính nội địa và tự do hóa tài chính quốc tế. Tự do hóa tài khoản vốn là một khía cạnh của tự do hóa tài chính. Tài khoản vốn được tạo ra bởi những khoản chuyển giao tài sản tài chính hoặc những giao dịch phát sinh liên quan đến việc thay đổi quyền sở hữu của những tài sản phi sản xuất và phi tài chính5 . Tự do hóa tài khoản vốn chính là giảm thiểu và hủy bỏ sự kiểm soát của Nhà Nước đối với các giao dịch vốn. Một khái niệm khác cũng được nhiều nhà kinh tế nhắc đến khi nghiên cứu tự do hóa tài chính đó là “Chiều sâu tài chính”. Theo Mc Kinnon, chiều sâu tài chính là thuật ngữ dùng để chỉ quá trình phát triển của các trung gian tài chính, chẳng những bao gồm quá trình tự do hóa khu vực ngân hàng mà còn liên quan đến quá trình phát triển thị trường cổ phiếu và trái phiếu. Tự do hóa tài khoản vốn có thể xem như là tự do hóa tài chính quốc tế, còn độ sâu tài chính chính là tự do hóa tài chính nội địa. Mối quan hệ giữa tự do hóa tài khoản vốn và độ sâu tài chính là chưa rõ ràng, và có khá ít những nghiên cứu về lý thuyết cũng như thực nghiệm về mối quan hệ này. Một tranh luận phổ biến cho rằng, tự do hóa tài khoản vốn có thể thúc đẩy phát triển hệ thống tài chính bằng việc cho phép lãi suất thực tăng lên trong thị trường cạnh tranh (McKinnon, 1973; Shaw, 1973), loại bỏ kiểm soát vốn, cho phép các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đa dạng hóa danh mục đầu tư. Những chính sách trên làm tăng cung vốn, giảm chi phí sử dụng vốn, và điều này làm tăng mức độ cạnh tranh của các tổ chức tài chính, tạo áp lực cải cách hệ 5 Theo Giáo trình Tài Chính Quốc Tế - Trường Đại học Kinh Tế Tp HCM 10 thống tài chính của các quốc gia. Một tranh luận khác cho rằng, để các mặt tích cực của quá trình tự do hóa tài khoản vốn phát huy hiệu quả thì các quốc gia cần phát triển thị trường tài chính nội địa, hệ thống tài chính cần được trang bị cơ sở hạ tầng pháp lý và thể chế hợp lý. Cụ thể, tự do hóa tài khoản vốn góp phần làm tăng cung vốn trong nền kinh tế, nhưng trong một quốc gia mà hệ thống tài chính chưa phát triển thì nguồn vốn tăng thêm này không thể đến được tất cả các chủ thể trong nền kinh tế. Hoặc nếu hệ thống pháp luật không quy định rõ ràng quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia, các quy định về việc công bố thông tin cũng như việc đảm bảo thi hành các hợp đồng, vấn đề bất cân xứng thông tin và rủi ro đạo đức lớn thì nguồn vốn tăng thêm nhờ tự do hóa tài khoản vốn cũng không hoạt động có hiệu quả. Nói tóm lại, tự do hóa tài khoản vốn và độ sâu tài chính giống như hai mặt của một vấn đề, tác động qua lại lẫn nhau. Tự do hóa tài khoản vốn tạo áp lực thúc đẩy hệ thống tài chính trong nước phát triển. Hệ thống tài chính phát triển, đến lượt nó sẽ làm tăng hiệu quả của quá trình tự do hóa tài khoản vốn. 2.1.1.2 Bất bình đẳng thu nhập và các yếu tố tác động Bất bình đẳng kinh tế (còn được gọi là khoảng cách giàu nghèo, bất bình đẳng thu nhập) là chênh lệch giữa các cá nhân, các nhóm trong xã hội hay giữa các quốc gia trong việc phân phối các tài sản, sự giàu có, hay thu nhập. Theo các lý thuyết kinh tế hiện đại thì có nhiều cách để đo lường bất bình đẳng trong thu nhập. Tiếp cận theo quy mô: sắp xếp các cá nhân theo mức thu nhập tăng dần, rồi chia tổng dân số thành các nhóm, thường là 5 nhóm có quy mô như nhau theo mức thu nhập tăng dần. Khi đo lường mức độ bất bình đẳng, tính chi tiêu tỷ lệ thu nhập bình quân của nhóm 20% hộ gia đình giàu nhất với thu nhập của nhóm 20% hộ gia đình nghèo nhất. 11 Đường cong Lorenz 6 : một cách tiếp cận khác là xây dựng đường cong Lorenz, được phát triển bởi Max.O.Lorenz từ năm 1905 để thể hiện sự phân phối thu nhập. Trục hoành biểu thị phần trăm dân số có thu nhập, trục tung biểu thị tỷ trọng thu nhập của nhóm tương ứng. Đường chéo 45 o sẽ thể hiện sự công bằng hoàn hảo (đường bình đẳng tuyệt đối), tức là tỷ lệ % thu nhập đúng bằng tỷ lệ % dân số tương ứng với mức thu nhập đó. Còn đường cong Lorenz biểu thị mối quan hệ định lượng thực tế giữa tỷ lệ % số người có thu nhập và tỷ lệ % thu nhập của mà họ nhận được. Thu nhập 100 80 60 40 20 20 40 60 80 %dân số Hình 2.1 Đường cong Lorenz Đường cong Lorenz càng xa đường chéo thì thu nhập được phân phối càng bất bình đẳng. 6 Đường cong Lorenz được lấy theo tên của Conrad Lorenz, một nhà thống kê người Mỹ năm 1950 đã nghĩ ra biểu đồ thuận tiện và sử dụng rộng rãi này để biểu thị quan hệ giữa các nhóm dân số và tỷ lệ thu nhập tương ứng của họ
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan