Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tác động của vốn vay đến lao động trong doanh nghiệp sản xuất vừa và nhỏ...

Tài liệu Tác động của vốn vay đến lao động trong doanh nghiệp sản xuất vừa và nhỏ

.PDF
71
6
134

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH ************************** CHƢƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT LÊ BÁ ANH TÁC ĐỘNG CỦA VỐN VAY ĐẾN LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT VỪA VÀ NHỎ LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG Tp Hồ Chí Minh, năm 2016 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH ************************** CHƢƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT LÊ BÁ ANH TÁC ĐỘNG CỦA VỐN VAY ĐẾN LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT VỪA VÀ NHỎ Chuyên ngành: Mã số: Chính sách công 60340402 LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ VIỆT PHÚ Tp Hồ Chí Minh, năm 2016 i MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................................... III LỜI CÁM ƠN ............................................................................................................................. IV TÓM TẮT ...............................................................................................................................V DANH MỤC VIẾT TẮT .............................................................................................................. VI DANH MỤC BẢNG BIỂU ......................................................................................................... VII DANH MỤC HÌNH ẢNH ..........................................................................................................VIII DANH MỤC PHỤ LỤC ............................................................................................................... IX CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ......................................................................................................... 1 1.1. Bối cảnh và mục tiêu nghiên cứu --------------------------------------------------------------------- 1 1.2. Câu hỏi nghiên cứu ------------------------------------------------------------------------------------- 2 1.3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu -------------------------------------------------------------------- 2 1.4. Cấu trúc luận văn --------------------------------------------------------------------------------------- 2 CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT ................................................................... 3 2.1. Định nghĩa doanh nghiệp nhỏ và vừa ---------------------------------------------------------------- 3 2.2. Vốn vay cho SME ở Việt Nam ----------------------------------------------------------------------- 3 2.3. Cơ sở lý thuyết ------------------------------------------------------------------------------------------ 6 2.3.1. Tác động của vốn vay từ lý thuyết nhà sản xuất ..................................................................6 2.3.2. Các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động của doanh nghiệp ...................................................9 2.4. Các nghiên cứu đi trƣớc có liên quan ---------------------------------------------------------------11 CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................................... 14 3.1. Phƣơng pháp đánh giá tác động ---------------------------------------------------------------------14 3.1.1. Mẫu ngẫu nhiên, ƣớc lƣợng mô hình hồi quy đa biến .......................................................15 3.1.2. Phƣơng pháp điểm xu hƣớng (Propensity Score Matching Method - PSM) .....................16 3.1.3. Phƣơng pháp sai biệt kép (Double Difference – DD)........................................................16 3.2. Mô hình đề xuất nghiên cứu và lựa chọn mô hình ------------------------------------------------17 3.2.1. Nhóm biến phụ thuộc:........................................................................................................20 3.2.2. Nhóm biến độc lập: ............................................................................................................20 3.3. Thống kê mô tả dữ liệu -------------------------------------------------------------------------------23 ii CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ ƢỚC LƢỢNG VÀ PHÂN TÍCH ..................................................... 28 4.1. Mô hình cơ sở (hồi qui OLS) ------------------------------------------------------------------------28 4.2. Mô hình PSM kết hợp DD ---------------------------------------------------------------------------30 4.2.1. Hồi quy điểm xu hƣớng xác định vùng hỗ trợ chung ........................................................30 4.2.2. Hồi qui bằng phƣơng pháp DD sau khi PSM ....................................................................32 4.3. Kiểm định độ vững của mô hình --------------------------------------------------------------------39 4.4. Nguyên nhân vốn vay không tác động tích cực lên tiền lƣơng và việc làm -------------------40 CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH ............................................................. 44 5.1. Kết luận -------------------------------------------------------------------------------------------------44 5.2. Các gợi ý chính sách ----------------------------------------------------------------------------------44 5.3. Hạn chế của đề tài -------------------------------------------------------------------------------------46 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................................ 47 PHỤ LỤC ............................................................................................................................. 51 iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu do cá nhân tôi thực hiện. Các dữ liệu sử dụng trong luận văn đƣợc trích dẫn nguồn đầy đủ và chính xác trong phạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn không nhất thiết phản ánh quan điểm của trƣờng Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh hay của Chƣơng trình giảng dạy kinh tế Fulbright Tác giả Lê Bá Anh iv LỜI CÁM ƠN Cảm ơn Mẹ đã ủng hộ, hỗ trợ tôi hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn TS Lê Việt Phú - Chƣơng trình giảng dạy kinh tế Fulbright đã hƣớng dẫn tôi thực hiện đề tài. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ths Hoàng Văn Thắng – ĐH Kinh Tế TPHCM đã cung cấp cho tôi những dữ liệu cần thiết để thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn các giảng viên của Chƣơng trình giảng dạy kinh tế Fulbright đã cung cấp cho tôi những kiến thức, kĩ năng thông qua các môn học. Cảm ơn bạn Phan Văn Hoàng Sơn đã giúp đỡ và hỗ trợ tôi thực hiện đề tài. Và nhiều ngƣời thân, bạn hữu đã giúp đỡ tôi một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. v TÓM TẮT Môi trƣờng kinh doanh Việt Nam sau các cuộc khủng hoảng đã gặp nhiều khó khăn. Hàng trăm ngàn doanh nghiệp phá sản, trong đó doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) chiếm phần lớn, kéo theo những vấn đề an sinh xã hội cấp thiết nhƣ thất nghiệp. Các cuộc thảo luận hỗ trợ SME và những chính sách đã ban hành thƣờng tập trung xoay quanh vấn đề cung cấp vốn vay, xem đó là chìa khóa giúp SME duy trì, phát triển, thông qua đó tác động đến tiền lƣơng và việc làm. Để kiểm chứng các lập luận đó, tác giả sử dụng phƣơng pháp PSM (điểm xu hƣớng) kết hợp DD (sai biệt kép) trên bộ dữ liệu SME từ 2009 đến 2013 nhằm đánh giá chính xác hơn tác động của vốn vay. Kết quả cho thấy vốn vay không có tác dụng cải thiện thu nhập ngƣời lao động, cũng nhƣ tạo thêm việc làm. Sau khi phân tách nguồn cung cấp vốn phi chính thức và chính thức cũng cho kết luận tƣơng tự. Nguyên nhân là trong bối cảnh khủng hoảng và thị trƣờng ngày càng cạnh tranh khiến doanh nghiệp gặp khó khăn trong kinh doanh, dẫn tới đầu tƣ bị suy giảm không thuê mƣớn thêm lao động. Ngoài ra các khoản vay từ nguồn phi chính thức với chi phí thấp thì qui mô khoản vay nhỏ không giúp doanh nghiệp mở rộng hoạt động. Trong khi các khoản vay từ nguồn chính thức có qui mô lớn thì chi phí cao ăn mòn lợi nhuận. Trong một số nhóm đối tƣợng, tác động của vốn vay chính thức còn khiến cho doanh nghiệp giảm việc làm. Đề tài cũng chứng minh đƣợc các nhân tố khác nhƣ xuất khẩu, loại hình sở hữu, qui mô, kĩ thuật sản xuất, trình độ chủ doanh nghiệp cũng ảnh hƣởng đến việc làm và tiền lƣơng. Trong bối cảnh hiện tại của Việt Nam, thì vốn vay không phải là chìa khóa mà Nhà nƣớc có thể hỗ trợ SME thông qua đó giải quyết thất nghiệp, tăng thu nhập ngƣời lao động. Quan điểm Nhà nƣớc can thiệp thị trƣờng để phân bổ lại nguồn lực vốn không còn phù hợp thậm chí sẽ làm biến dạng thị trƣờng. Từ các phân tích, đề tài gợi ý các chính sách trực tiếp là hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận thị trƣờng mới; đào tạo chuyên môn cho chủ doanh nghiệp; giúp doanh nghiệp thay đổi công nghệ sản xuất cũng góp phần cải thiện tiền lƣơng, thu nhập ngƣời lao động. Ngoài ra, sau khi tham khảo các xu hƣớng thảo luận hiện nay nghiên cứu ủng hộ các chính sách chung nhƣ Nhà nƣớc giảm can thiệp thị trƣờng tín dụng, tạo môi trƣờng kinh doanh bình đẳng. vi DANH MỤC VIẾT TẮT SME Small and Medium Enterprise Doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa DD Khác biệt kép (khác nhau trong khác biệt) Double Difference: PSM Propensity Score Matching Method Phƣơng pháp điểm xu hƣớng RD Regression Discontinuity Design Phƣơng pháp hồi qui cắt IV Instrumental variable Phƣơng pháp biến công cụ HET Heteroscedasticity Phƣơng sai sai số thay đổi VIF Variance inflation factor Thừa số tăng phƣơng sai DNNN Doanh nghiệp nhà nƣớc NHNN Ngân hàng nhà nƣớc NHTM Ngân hàng thƣơng mại vii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3.1: Mô tả và đo lƣờng biến ............................................................................................ 21 Bảng 3.2: Thống kê dữ liệu....................................................................................................... 24 Bảng 3.3: Thống kê mô tả nhóm tham gia và đối chứng giai đoạn trƣớc vay vốn ................... 27 Bảng 4.1: Tác động của vốn vay lên doanh nghiệp – mô hình cơ sở ....................................... 29 Bảng 4.2: Hồi qui mô hình xác suất tham gia vay vốn của doanh nghiệp ................................ 31 Bảng 4.3: Điểm xu hƣớng vùng hỗ trợ chung .......................................................................... 32 Bảng 4.4: Tác động vốn vay lên chi phí lƣơng doanh nghiệp .................................................. 33 Bảng 4.5: Tác động vốn vay lên lao động doanh nghiệp .......................................................... 35 Bảng 4.6: Tác động từng loại tín dụng lên chi phí lao động của doanh nghiệp ....................... 36 Bảng 4.7: Tác động từng loại tín dụng lên lao động của doanh nghiệp ................................... 38 Bảng 4.8: Đầu tƣ và lao động ................................................................................................... 40 Bảng 4.9: Qui mô các khoản vay quan trọng nhất .................................................................... 41 viii DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 2.1: Mô phỏng thị trƣờng tín dụng Việt Nam .................................................................... 5 Hình 2.2: Minh họa tác động tín dụng lên hành vi doanh nghiệp............................................... 6 Hình 2.3: Phối hợp tối ƣu các yếu tố sản xuất của doanh nghiệp khi đƣợc hỗ trợ vốn vay ....... 8 Hình 3.1: Tác động lên hoạt động của SME khi có và không tham gia một chƣơng trình ...... 14 Hình 3.2: Minh họa đánh giá tác động theo phƣơng pháp DD ................................................. 17 Hình 3.3: Minh họa vùng hỗ trợ chung và vùng loại bỏ các quan sát bằng PSM .................... 18 Hình 3.4: Nguồn cung cấp tín dụng chính thức ........................................................................ 25 Hình 3.5: Nguồn cung cấp tín dụng phi chính thức .................................................................. 26 Hình 4.1: Khó khăn lớn nhất cản trở doanh nghiệp phát triển.................................................. 42 ix DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ lục 1 : Phân loại qui mô doanh nghiệp ............................................................................ 51 Phụ lục 2 : Lạm phát và chỉ số giá VNĐ (1994=1) ................................................................ 52 Phụ lục 3 : Lạm phát và chỉ số giá VNĐ (1994=1) (tt)........................................................... 52 Phụ lục 4 : Đánh giá tác động theo toán học........................................................................... 53 Phụ lục 5 : Các phƣơng pháp phân chia nhóm theo PSM....................................................... 54 Phụ lục 6 : Phƣơng pháp hồi qui cắt (Regression Discontinuity Design - RD) ...................... 55 Phụ lục 7 : Phƣơng pháp biến công cụ (Instrumental variable - IV) ...................................... 56 Phụ lục 8 : Định nghĩa một số biến ......................................................................................... 57 Phụ lục 9 : Thống kê mô tả ..................................................................................................... 58 Phụ lục 10 : Phân tích tƣơng quan giữa các biến định lƣợng ................................................... 60 1 CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1. Bối cảnh và mục tiêu nghiên cứu Trong giai đoạn từ năm 2008 đến 2015 kinh tế Việt Nam có nhiều biến động do chịu ảnh hƣởng của các cuộc khủng hoảng trong và ngoài nƣớc. Lạm phát trong các năm 2008, 2010 và 2011 đều trên 2 con số (Bộ Tài Chính, 2012), khiến Chính phủ đƣa ra các biện pháp nhằm cắt giảm lạm phát, ổn định vĩ mô… Tuy nhiên những chính sách này lại góp phần làm cho nền kinh tế rơi vào suy thoái. Để ngăn suy thoái, Chính Phủ lại đƣa ra các gói kích cầu năm 2009 nhƣng vẫn không ngăn đƣợc những thiệt hại nặng nề ảnh hƣởng đến môi trƣờng kinh doanh. Số lƣợng doanh nghiệp đăng kí chính thức giảm từ 600.000 xuống còn 380.000 doanh nghiệp (Trƣơng Tấn Sang, 2013). Dƣ chấn vẫn tiếp tục khi chỉ trong 10 tháng đầu năm 2015 số lƣợng doanh nghiệp phá sản gấp 1,3 lần cả năm 2010 (Cục quản lý đăng kí kinh doanh, 2016) trong đó phần lớn là doanh nghiệp nhỏ và vừa (Small and Medium Enterprise - SME). Việc các SME phá sản, giải thể ồ ạt đƣợc lý giải là do các tác động vĩ mô chƣa hết, làm cho khó tìm kiếm thị trƣờng, khó tiếp cận vốn vay (VCCI, 2015). Trong khi doanh nghiệp SME chiếm 96,4% tổng số doanh nghiệp trong cả nƣớc (ADB, 2014), việc giải thể hàng loạt ảnh hƣởng tức thời đến vấn đề an sinh xã hội nhƣ thất nghiệp, vì khu vực SME của Việt Nam tích trữ lƣợng lớn nguồn nhân lực. Tính đến cuối năm 2013 theo ADB (2014) có tổng cộng 359.794 doanh nghiệp SME, giải quyết cho 5,1 triệu lao động (chiếm 46,8% lực lƣợng lao động trong doanh nghiệp). Việt Nam cần nhiều hơn nữa những SME đủ sức tồn tại trong môi trƣờng cạnh tranh gay gắt. Để thực hiện điều đó Nhà nƣớc cần những biện pháp hỗ trợ thích hợp, trƣớc nhất là tồn tại, sau đó là phát triển mở rộng từ đó giải quyết việc làm, góp phần tăng thu nhập ngƣời lao động. Các cuộc thảo luận khi nhắc đến hỗ trợ SME thƣờng cho rằng vốn là vấn đề rất quan trọng (ADB, 2014; Trần Hoàng Ngân, 2015), thậm chí là nhân tố hàng đầu. Câu chuyện xoay quanh SME là khó tiếp cận tín dụng (Trần Đình Thiên và đ.t.g, 2015), cần tháo gỡ những rào cản tiếp cận nguồn tín dụng. Nhiều nhà kinh tế mặc nhiên tin rằng hỗ trợ vốn là chìa khóa giúp các SME hoạt động tốt hơn. Các chính sách đƣợc ban hành nhƣ thành lập Quỹ phát triển SME, áp 2 trần lãi suất cho vay đều kỳ vọng phát triển SME thông qua đó “góp phần tăng thu nhập, tạo việc làm cho ngƣời lao động” (i) Nhƣng lại ít có nghiên cứu đánh giá tác động vốn vay đến SME bằng thực nghiệm. Ngoài ra, đánh giá kết quả hoạt động SME cũng không tách biệt rõ ràng giữa tăng trƣởng và phát triển. Tăng trƣởng của SME phải đƣợc hiểu là sự gia tăng về mặt kinh doanh nhƣ doanh thu, lợi nhuận... Còn khái niệm phát triển là có tăng trƣởng và phân bổ thành quả đó một cách công bằng tƣơng đối giúp cho tầng lớp làm chủ và ngƣời lao động đều đƣợc hƣởng lợi. (ii) Sự phát triển sẽ phản ánh qua tăng trƣởng chỉ số tiền lƣơng và việc làm. Kết hợp 2 vấn đề (i) và (ii) trên tôi làm đề tài “tác động của hỗ trợ vốn đến lao động trong doanh nghiệp sản xuất vừa và nhỏ”. Một mặt xem lại trong giai đoạn kinh tế nhiều biến động, vốn vay cho SME có thực sự là giải pháp cho việc làm. Mặt khác đề tài cũng sẽ nghiên cứu tác động vốn vay lên sự phát triển thông qua chỉ tiêu tiền lƣơng, việc làm ở mức độ vi mô doanh nghiệp. 1.2. Câu hỏi nghiên cứu (i) Vốn vay đã tác động nhƣ thế nào đối với tiền lƣơng và số lƣợng lao động của doanh nghiệp SME ngành sản xuất? (ii) Cần có những điều chỉnh gì đối với các chính sách vay vốn ƣu đãi hiện nay? (iii) Ngoài ra chính sách hỗ trợ phát triển nào phù hợp cho SME? 1.3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là “đánh giá tác động của vốn vay lên lao động trong doanh nghiệp”. Phạm vi nghiên cứu là những doanh nghiệp sản xuất vừa và nhỏ trên Việt Nam từ 2009 - 2013 1.4. Cấu trúc luận văn Chƣơng 1 nói về bối cảnh nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu. Chƣơng 2 trình bày lý thuyết về hành vi nhà sản xuất, vấn đề hỗ trợ SME, và các nội dung của khung phân tích. Chƣơng 3 trình bày phƣơng pháp áp dụng cho đề tài. Chƣơng 4 đƣa ra các kết quả nghiên cứu. Chƣơng 5 kết luận và kiến nghị chính sách. 3 CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT Chƣơng 2 trình bày các lý thuyết liên quan đến tác động của vốn vay đến lao động trong doanh nghiệp sản xuất vừa và nhỏ. Trong đó phần 2.1 nêu định nghĩa SME. Phần 2.2 mô tả vốn vay cho SME ở Việt Nam. Phần 2.3 nói về cơ sở lý thuyết bao gồm: phần lý thuyết nhà sản xuất giải thích hành vi của doanh nghiệp khi đƣợc nhận vốn vay và phần lý thuyết các nhân tố khác ảnh hƣởng đến lao động của doanh nghiệp. Phần 2.4 khảo sát các nghiên cứu đi trƣớc có liên quan đến tác động của vốn vay lên lao động trong doanh nghiệp. 2.1. Định nghĩa doanh nghiệp nhỏ và vừa Định nghĩa của Ngân hàng Thế giới về qui mô doanh nghiệp siêu nhỏ có từ 1 đến 9 lao động; doanh nghiệp nhỏ có từ 10 đến 49 lao động; doanh nghiệp vừa có từ 50 đến 299 lao động; doanh nghiệp lớn có từ 300 lao động trở lên. Các tiêu chí dựa trên số lƣợng lao động làm việc toàn thời gian, bán thời gian và lao động không cố định. Các định nghĩa này cũng đƣợc Việt Nam chấp nhận rộng rãi, nhƣng có phân định rõ theo ngành. Trong Nghị định số 90/2001/CPNĐ và số 56/2009/NĐ-CP coi doanh nghiệp nhỏ nếu có từ 10 đến 200 lao động, là doanh nghiệp vừa nếu có từ 200 đến 300 lao động trong tất cả các ngành nghề trừ thƣơng mại và dịch vụ (Phụ lục 1). 2.2. Vốn vay cho SME ở Việt Nam Có những lí do để Nhà nƣớc can thiệp hỗ trợ SME đƣợc Beck đ.t.g (2005) trích Ngân hàng Thế giới (1994, 2002, 2004) tóm lƣợc: Bất cân xứng thông tin: làm cho thất bại thị trƣờng tài chính và các vấn đề thể chế tài chính đã làm cản trở sự phát triển SME. Để khắc phục cho tình trạng này phải cải thiện thể chế, cải thiện thị trƣờng tài chính, hỗ trợ tài chính trực tiếp của chính phủ cho các SME có thể thúc đẩy tăng trƣởng và phát triển. Quan điểm tin rằng SME hoạt động hữu hiệu hơn các doanh nghiệp lớn nên hỗ trợ tài chính là làm cho dòng vốn đi vào nơi có năng suất cao. Công cụ xóa đói giảm nghèo: sự mở rộng SME giúp thúc đẩy việc làm nhiều hơn so với sự tăng trƣởng của các doanh nghiệp lớn vì các SME thâm dụng lao động nhiều hơn. Việt Nam 4 có phần tin và ủng hộ nhiều cho lập luận này. Các chính sách hỗ trợ SME thƣờng đi kèm các nguyên tắc cần đảm bảo nhƣ “góp phần tăng thu nhập, tạo việc làm cho ngƣời lao động”. Ngoại tác tích cực: hỗ trợ SME sẽ giúp nâng cao tính cạnh tranh và tinh thần kinh doanh, từ đó tác động đến đổi mới, hiệu quả và làm tổng tăng trƣởng năng suất của cả nền kinh tế. Hỗ trợ trực tiếp cho SME sẽ làm gia tăng phúc lợi xã hội từ lợi ích tăng thêm của cạnh tranh. Văn bản pháp luật đầu tiên hỗ trợ phát triển SME là Nghị định 90/2001/NĐ-CP, hiện nay thay bằng Nghị định 56/2009/NĐ-CP. Có nhiều biện pháp hỗ trợ SME trong văn bản, trong đó có hỗ trợ tài chính. Để hỗ trợ phát triển bằng tài chính, Chính phủ thành lập Quỹ Phát triển SME (Quyết định số 601/QĐ-TTg) năm 2013, vốn điều lệ 2000 tỉ đồng. Nhƣng đến Thông tƣ số 13/2015/TTBKHĐT mới ban hành danh mục lĩnh vực ƣu tiên hỗ trợ và tiêu chí lựa chọn đối tƣợng ƣu tiên hỗ trợ của Quỹ Phát triển SME. Trong năm 2016, SME sẽ đƣợc mức lãi suất ƣu đãi từ Quỹ 5,5% đối với khoản vay ngắn hạn và 7% với khoản vay trung và dài hạn 1. Nhƣng theo Nguyễn Xuân Thành (2016) dù có Quỹ cũng không thỏa mãn đƣợc nhu cầu doanh nghiệp. Nhận định trên cũng phù hợp vì tính đến hết 08/2015 theo NHNN, dƣ nợ tín dụng toàn hệ thống đối với SME hơn 977 nghìn tỉ đồng. Không có tài liệu chính thức nào thống kê về dƣ nợ của SME trong nền kinh tế qua các năm, theo Bộ tài chính thì thƣờng khoảng 25%. Theo Ngân hàng Thế Giới (2007) các ngân hàng thƣơng mại quốc doanh, nƣớc ngoài, liên doanh…cung cấp tài chính cho SME ở một lƣợng vừa phải. Còn lại nguồn vốn đến từ các tổ chức tài trợ. Vốn khu vực tƣ nhân Việt Nam bị chèn lấn bởi doanh nghiệp Nhà nƣớc, FDI và còn đƣợc tiếp thêm bởi cơ quan Nhà nƣớc (Phạm Chi Lan, 2016). Các sự kiện tái cơ cấu tổ chức tài chính 2012 sau khủng hoảng lẫn gói kích thích kinh tế năm 2009 đã ảnh hƣởng đến vốn cho SME. Gói kích thích kinh tế làm cho tăng trƣởng tín dụng 2009 và 2010 cao hơn 30%. Trong gói kích thích đó, bảo lãnh tín dụng cho SME chiếm khoảng 29% (Đinh Tuấn Minh và đ.t.g, 2010, trích Giesecke và Trần Hoàng Nhị, 2009). 1 http://cafef.vn/doanh-nghiep-nho-va-vua-duoc-vay-2000-ty-dong-voi-lai-suat-55-20160422143629543.chn 5 Thông thƣờng, các SME có tỉ lệ tiếp cận và vay đƣợc vốn chính thức thấp, phải đáp ứng nhiều chỉ tiêu, các vấn đề thủ tục, tài sản đảm bảo, lịch sử tín dụng từ phía các Ngân hàng thƣơng mại2.…Vì vậy doanh nghiệp không chỉ vay chính thức từ các Ngân hàng thƣơng mại mà còn đi vay từ các nguồn phi chính thức khác. Theo OECD (2006), các doanh nghiệp nhỏ có tỷ lệ dựa nhiều hơn vào các nguồn phi ngân hàng nhƣ quỹ nội bộ (tiết kiệm, lợi nhuận giữ lại, mạng lƣới gia đình) và khu vực phi chính thức (cho vay tiền). Khu vực phi chính thức là kênh chủ yếu của tín dụng đối với các SME tại Việt Nam và chuyển vốn lên đến 70-80 phần trăm so với 20-30 phần trăm tài trợ bởi kênh chính thức. Hình 2.1: Mô phỏng thị trƣờng tín dụng Việt Nam Nguồn: Ngân hàng Thế Giới (2007), hình 3.1, trang 16 2 http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu--trao-doi/trao-doi-binh-luan/giai-phap-tiep-can-nguon-von-ngan-hang-chodoanh-nghiep-nho-va-vua-73638.html 6 2.3. Cơ sở lý thuyết 2.3.1. Tác động của vốn vay từ lý thuyết nhà sản xuất Khi hỗ trợ cho doanh nghiệp vốn vay sẽ không trực tiếp làm phát triển doanh nghiệp. Tài chính sẽ đƣợc phân bổ thông qua đầu tƣ cho các nguồn lực đầu vào nhƣ nhà xƣởng, thiết bị, máy móc, công nghệ, nhân lực…từ đó mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh và làm tăng doanh thu, lợi nhuận và lại tiếp tục mở rộng doanh nghiệp (Nguyễn Kim Anh và đ.t.g, 2011). Hành vi đầu tƣ cho các nguồn lực sẽ làm cho doanh nghiệp sử dụng nhiều nhân công hơn, chi trả lƣơng, phí cho lao động nhiều hơn (Hình 2.2) Hình 2.2: Minh họa tác động tín dụng lên hành vi doanh nghiệp Đầu tƣ – sản xuất Hỗ trợ vốn vay (tài chính) +Tăng thu nhập cho Chớp lấy những cơ hội đầu tƣ có lợi hơn ngƣời lao động. Đa Tăng khả năng tự đầu tƣ dạng hóa nguồn thu Tăng khả năng đầu tƣ vào các công nghệ nhập, ổn định hơn tốt hơn Tạo cơ hội mở rộng các tiểu doanh nghiệp +Tăng việc làm Đa dạng hóa các hoạt động kinh tế +Nguồn lực đầu tƣ Nâng cao khả năng lợi nhuận từ đầu tƣ tốt hơn Nguồn: Nguyễn Kim Anh và đ.t.g (2011) Doanh nghiệp khi đƣợc cho vay vốn tài chính sẽ có hành vi dựa trên các nguyên tắc tối thiểu hóa chi phí sản xuất dựa trên lý thuyết nhà sản xuất đƣợc mô tả nhƣ sau: Giả sử doanh nghiệp có hàm sản xuất Q=f(K,L) thể hiện sản lƣợng đầu ra Q của doanh nghiệp phụ thuộc vào các yếu tố đầu vào (vốn K, lao động L và các yếu tố khác). Lý thuyết nhà sản xuất giả định cơ bản là tối thiểu chi phí các yếu tố đầu vào, kí hiệu C. Giả định quan trọng tiếp theo là năng suất biên của vốn (MPK= f f ) và năng suất biên của lao động (MPL= ) giảm L K 7 dần. Khái niệm vốn (K) đƣợc hiểu là các yếu tố đầu vào phục vụ cho sản xuất nhƣ máy móc, thiết bị, đất đai.., chứ không đơn nghĩa là vốn tài chính) Gọi chi phí vốn r, và chi phí lao động (bao gồm tiền lƣơng, bảo hiểm, đào tạo…) kí hiệu w. Doanh nghiệp cạnh tranh nên r và w cho trƣớc. Bài toán tối thiểu hóa chi phí viết lại: min C (K,L) = r*K+w*L (2.1) Với ràng buộc sản lƣợng Q0 cố định đƣợc sản xuất: f(K,L) = Q0 (2.2) Để xác định lƣợng vốn và lao động đầu vào của doanh nghiệp, ta chọn K và L tối thiểu hóa (2.1) với ràng buộc (2.2). Dùng phƣơng pháp nhân tử Lagrange để giải bài toán: Z = f(K,L) + λ(wL + rK - C) (2.3) Ta cho đạo hàm riêng của Z theo các biến K, L và  bằng không Z f   r  0 K K (2.4) Z f   w  0 L L (2.5) Z  rK  wL  C  0  (2.6) Với MPK= f f và MPL= ta chuyển r với w sang vế phải, sau đó lập tỉ số (2.4) và (2.5): L K MPK r  MPL w (2.7) Nguyên tắc tối thiểu hóa chi phí khi nhận vốn vay đƣợc minh họa bằng đồ thị: 8 Hình 2.3: Phối hợp tối ƣu các yếu tố sản xuất của doanh nghiệp khi đƣợc hỗ trợ vốn vay K Q1 credit Credit  C0 r Q2 credit Mở rộng dài hạn Q0 K2 Mở rộng ngắn hạn C0/r K0 0 L0 C0/w L2 L1 Credit  C0 w Nguồn: Mô phỏng Pindyck, Robert S. và Daniel L. Rubinfeld (2013), đồ thị 7.8, trang 253 Ban đầu với nguồn lực C0, doanh nghiệp tối đa hóa sản lƣợng Q0 với đầu vào K0 và L0. Trong ngắn hạn doanh nghiệp khó có thể tối thiểu hóa chi phí vì tính cố định của các yếu tố vốn. Vì vậy khi đƣợc hỗ trợ tài chính nguồn lực sẽ thành Credit + C0, doanh nghiệp gia tăng sản lƣợng thành Q1 credit cách thuê mƣớn nhiều hơn lao động ở mức L1 Trong dài hạn, doanh nghiệp sẽ phải điều chỉnh cả K và L sao cho chi phí biên trên mỗi đơn vị sản phẩm tăng thêm từ việc dùng thêm lao động bằng với chi phí biên tăng thêm trên mỗi đơn vị sản phẩm tăng thêm từ việc dùng thêm đơn vị vốn. Từ phƣơng trình (2.7) ta có: MPK MPL  r w (2.8) Vì vậy trong dài hạn doanh nghiệp có thể đầu tƣ thêm vào vốn ở mức K2 và thay đổi lao động còn L2, nhƣng đạt đƣợc trạng thái tốt nhất: tối thiểu hóa chi phí với sản lƣợng tối ƣu là Q2credit. L 9 Nhƣ vậy về mặt lý thuyết, doanh nghiệp sẽ sử dụng vốn vay để mở rộng hoạt động sản xuất thông qua đầu tƣ nhiều hơn cho số lƣợng lao động, và với mức lƣơng cho trƣớc thì chi phí cho lao động cũng cao hơn. Từ lý thuyết nêu trên đề tài sẽ tập trung kiểm định 2 giả thuyết sau: H1: Vốn vay có tác động tích cực đến số lƣợng lao động trong doanh nghiệp. H2: Vốn vay có tác động tích cực đến chi phí tiền lƣơng lao động nhận đƣợc từ doanh nghiệp. 2.3.2. Các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động của doanh nghiệp Nhƣ đã trình bày, đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là tác động của vốn vay lên lao động trong doanh nghiệp. Hay nói đúng hơn là xác định mối quan hệ nhân quả của vốn vay đến tiền lƣơng và việc làm trong doanh nghiệp, dựa trên lý thuýêt nhà sản xuất. Nhƣng số lƣợng lao động, mức tiền lƣơng còn bị ảnh hƣởng bởi nhiều yếu tố khác, và vốn vay chỉ là một trong số ảnh hƣởng tới. Một doanh nghiệp có năng lực chủ động đi vay vốn để chớp lấy thời cơ kinh doanh có thể sẽ khác một doanh nghiệp yếu kém không mạnh dạn vay vốn để đầu tƣ mở rộng sản xuất. Khi không vay vốn thì doanh nghiệp tốt hơn, sử dụng nguồn lực hiệu quả hơn cũng có thể đã trả lƣơng, sử dụng lao động nhiều hơn. Sẽ thiếu sót nếu nhƣ không tách bạch đƣợc tác động ròng của vốn vay trong vô số ảnh hƣởng từ các tác động khác đến lao động. Đề tài xác định một số yếu tố ảnh hƣởng đến tiền lƣơng, việc làm, ảnh hƣởng đến hành vi vay mƣợn của doanh nghiệp mà có khả năng làm thiên lệch ƣớc lƣợng tác động vốn vay đã đƣợc nhiều nghiên cứu nhắc tới: Năng suất lao động: nhiều nhà kinh tế cho rằng, để tăng đƣợc lƣơng trƣớc hết phải tăng năng suất lao động. Nếu năng suất lao động không tăng mà tăng lƣơng sẽ ăn vào vốn của doanh nghiệp do làm tăng chi phí sản xuất. Tài sản: Petersen và Rajan (1994) cho rằng số lƣợng thông tin mà các định chế tài chính nhƣ ngân hàng, tổ chức tín dụng biết về các doanh nghiệp càng nhỏ càng ít. Tài sản là một trong những thông tin hiện hữu rõ ràng nhất về doanh nghiệp. Mức độ hạn chế tín dụng của doanh nghiệp nhỏ đôi khi chỉ đơn giản vì thiếu tài sản thế chấp (Gertler và Gilchrist, 1991). Số năm hoạt động: nhiều ngƣời mặc nhiên rằng theo thời gian các doanh nghiệp sẽ tìm hiểu và nâng cao hiệu quả của họ. Thời gian còn cho phép doanh nghiệp kết nối tốt hơn với các bên
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan