Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khoa học xã hội Triết học Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đối với giai cấp công nhân việt nam...

Tài liệu Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đối với giai cấp công nhân việt nam

.PDF
21
1
99

Mô tả:

lOMoARcPSD|15978022 Cnxhkh Nhóm 3 - Tác động của Cách mạng công nghiệp 4.0 Chủ nghĩa xã hội khoa học (Trường Đại học Thương mại) StuDocu is not sponsored or endorsed by any college or university Downloaded by Quang Quang ([email protected]) lOMoARcPSD|15978022 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA MARKETING  HỌC PHẦN : CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC ĐỀ TÀI : TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 ĐỐI VỚI GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM Lớp học phần : 2251HCMI0121 Nhóm thực hiện : Nhóm 3 Giảng viên : Đỗ Thị Phương Hoa Hà Nội -09/2022 Downloaded by Quang Quang ([email protected]) lOMoARcPSD|15978022 STT HỌ VÀ TÊN MSV LỚP 35 21D120216 K57C4 Tổng Nguyễn Thị Hồng Hạnh (Nhóm trưởng) NHIỆM VỤ hợp Word+ 36 Nguyễn Minh Hiền 21D120012 Thuyết trình K57C5 Word 2.2.1 37 Phan Thị Thu Hiền 21D120252 K57C5 Powerpoint 38 (Thư kí) Nguyễn Việt Hoàng 21D120014 K57C5 Word 2.1.2 39 Vũ Thị Hải Hưng 21D120511 K57C5 Lời mở đầu 40 Đặng Thị Thanh Hương 21D120114 K57C1 Word 41 Lương Thu Hương 21D120511 chương3 K57C3 Word 2.2.2 42 Nguyễn Lan Hương 21D120150 K57C2 Word Ngọc Quỳnh 21D120017 chương 3 K57C4 Word 43 Nguyễn 44 Hương Ong Thị Hương 21D120184 chương 1 K57C3 Word 2.2.2 45 Đỗ Văn Huy 21D120148 K57C2 Word 2.1.1 46 Nguyễn Thị Huyền 21D120015 K57C2 Word 2.1.2 47 Nguyễn Mạnh Kiên 20D210267 K56U4 Word 2.1.1 48 Nguyễn Thị Hồng Lan 21D120513 K57C5 Word 2.2.1 49 Nguyễn Thị Phương Lan 21D120115 K57C1 Powerpoint 50 Nguyễn Thị Lê 21D120151 K57C2 Thuyết trình 51 Lê Thị Lệ 21D120221 K57C4 Kết luận Downloaded by Quang Quang ([email protected]) lOMoARcPSD|15978022 LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................................1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ THUYẾT.................................................................2 1.1 Một số khái niệm cơ bản về giai cấp công nhân...............................2 1.1.1 Giai cấp công nhân là gì? Đặc điểm của giai cấp công nhân?...2 1.1.2 GCCN Việt Nam là gì? Đặc điểm của GCCN Việt Nam?..........3 1.1.3 Sứ mệnh của GCCN Việt Nam.....................................................3 1.2 Cách mạng công nghiệp 4.0....................................................................3 1.2.1 Khái niêm CMCN 4.0........................................................................4 1.2.2 Đặc điểm của CMCN 4.0....................................................................4 CHƯƠNG 2: TÁC ĐỘNG CỦA CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 TỚI GCCN VIỆT NAM...........................................................................................5 2.1 Tác động của CMCN 4.0 đối với GCCN thế giới nói chung................5 2.1.1 Tác động tích cực...............................................................................5 2.1.2 Tác động tiêu cực...............................................................................7 2.2 Tác động của CMCN 4.0 tới GCCN Việt Nam.....................................8 2.2.1 Tác động tích cực...............................................................................8 2.2.2 Tác động tiêu cực...............................................................................9 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN GCCN TRONG BỐI CẢNH CMCN 4.0..................................................................................12 KẾT LUẬN........................................................................................................15 Downloaded by Quang Quang ([email protected]) lOMoARcPSD|15978022 LỜI MỞ ĐẦU Trải qua ba mươi lăm năm tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản – đội tiên phong của giai cấp công nhân, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn về mọi mặt, trong đó có đóng góp không nhỏ của giai cấp công nhân Việt Nam. Hiện nay, bối cảnh thế giới có nhiều thay đổi với xu thế toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và đặc biệt là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 vào thập kỉ đầu của thế kỷ XXI, sứ mệnh của giai cấp công nhân Việt Nam vẫn được Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định, đó là “giai cấp lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiền phong là Đảng Cộng sản Việt Nam; giai cấp đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến; giai cấp tiên phong trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh"; lực lượng nòng cốt trong liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng” Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (Cách mạng công nghiệp 4.0) đã và đang có tác động lớn đến tình hình kinh tế - xã hội trên thế giới. Cách mạng công nghiệp 4.0 còn đòi hỏi trình độ tri thức, kỹ năng nghề nghiệp vượt trội đặt ra yêu cầu cho giai cấp công nhân Việt Nam phải phát triển cả về số lượng, cơ cấu và chất lượng. Tuy nhiên, hiện nay phần lớn công nhân Việt Nam vẫn đang ở trình độ lao động thủ công, các kỹ năng mềm còn hạn chế. Vì thế, cần nhận diện những tác động bước đầu của cách mạng công nghiệp 4.0 đến số lượng, chất lượng và đặc biệt là đến tư tưởng, chính trị, lập trường của giai cấp công nhân, để kịp thời đưa ra được những quan điểm, giải pháp cụ thể phát triển giai cấp công nhân xứng đáng với vai trò tiên phong trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Nhận thấy Cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0 có tác động vô cùng to lớn cả về mặt tích cực lẫn tiêu cực đối với giai cấp công nhân, nhóm 3 chúng em đã quyết định đi sâu tìm hiểu về đề tài “ Tác động của cách mạng 4.0 đối với giai cấp công nhân Việt Nam” để có cái nhìn khách quan hơn. Trong quá trình làm bài 1 Downloaded by Quang Quang ([email protected]) lOMoARcPSD|15978022 nhóm không thể tránh khỏi những sai sót hi vọng sẽ nhận được sự góp ý chân thành từ cô và các bạn để bài thảo luận của nhóm thêm hoàn chỉnh. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ THUYẾT 1.1 Một số khái niệm cơ bản về giai cấp công nhân 1.1.1 Giai cấp công nhân là gì? Đặc điểm của giai cấp công nhân?  Khái niệm GCCN: Theo C. Mác và Ph. Ăngghen đã định nghĩa rằng, “Giai cấp vô sản là giai cấp những công nhân làm thuê hiện đại, vì mất hết tư liệu sản xuất của bản thân, nên buộc bán sức lao động của mình đế sống”. Giai cấp công nhân là một tập đoàn xã hội ổn định, hình thành và phát triển cùng với quá trình phát triển nền công nghiệp hiện đại với nhịp độ phát triển của lực lượng sản xuất có tính chất xã hội hóa ngày càng cao; là lực lượng lao động cơ bản tiên tiến trong các quy trình công nghệ, dịch vụ công nghiệp, trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào quá trình sản xuất, tái sản xuất ra của cải vật chất và cải tạo các quan hệ xã hội; đại biểu cho lực lượng sản xuất và phương thức sản xuất tiên tiến trong thời đại hiện nay.  Đặc điểm của GCCN -Thứ nhất: Giai cấp công nhân là giai cấp của những người lao động sản xuất vật chất là chủ yếu (với trình độ trí tuệ ngày càng cao, đồng thời cũng ngày càng có những sáng chế, phát minh lý thuyết được ứng dụng ngay trong sản xuất). Vì thế, giai cấp công nhân có vai trò quyết định nhất sự tồn tại và phát triển xã hội. -Thứ hai: Giai cấp công nhân là giai cấp đối lập với lợi ích cơ bản của giai cấp tư sản. Giai cấp công nhân góp phần xóa bỏ chế độ tư hữu, xóa bỏ áp bức bóc lột, giành chính quyền và làm chủ xã hội. Trong khi giai cấp tư sản là giai cấp bóc lột và không bao giờ tự rời bỏ những vấn đề cơ bản đó. =>Do vậy, giai cấp công nhân có tinh thần cách mạng triệt để. Đây là “giai cấp dân tộc” – vừa có quan hệ quốc tế, vừa có bản sắc dân tộc và chịu trách nhiệm trước hết với dân tộc mình. 2 Downloaded by Quang Quang ([email protected]) lOMoARcPSD|15978022 Ngoài ra đây cũng là giai cấp có hệ tư tưởng riêng của giai cấp mình. Hệ tư tưởng đó là chủ nghĩa Mác-Lênin phản ánh sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, đồng thời hệ tư tưởng đó dẫn dắt quá trình giai cấp công nhân thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình nhằm giải phóng xã hội, giải phóng con người. Giai cấp công nhân ở Đảng tiên phong của mình là Đảng Cộng Sản (Đảng Mác-Lênin). 1.1.2 GCCN Việt Nam là gì? Đặc điểm của GCCN Việt Nam?  Khái niệm GCCN Việt Nam “Giai cấp công nhân Việt Nam là một lực lượng xã hội to lớn, đang phát triển, bao gồm những người lao động chân tay và trí óc, làm công hưởng lương trong các loại hình sản xuất kinh doanh và dịch vụ công nghiệp, hoặc sản xuất kinh doanh và dich vụ công nghiệp, hoặc sản xuất kinh doanh và dịch vụ có tính chất công nghiệp”.  Đặc điểm của giai cấp công nhân Việt Nam -Giai cấp công nhân Việt Nam phát triển chậm vì nó sinh ra và lớn lên ở một nước thuộc địa, nửa phong kiến, dưới ách thống trị của thực dân Pháp -Giai cấp công nhân Việt Nam sớm được tôi luyện trong đấu tranh cách mạng chống thực dân đế quốc nên đã trưởng thành nhanh chóng về ý thức chính trị của giai cấp, sớm giác ngộ lý tưởng, mục tiêu cách mạng -Giai cấp công nhân Việt Nam gắn bó mật thiết với các tầng lớp nhân dân trong xã hội 1.1.3 Sứ mệnh của GCCN Việt Nam -Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam là xóa bỏ chế độ tư bản chủ nghĩa, xóa bỏ chế độ bóc lột, tự giải phóng, giải phóng nhân dân lao động và toàn thể nhân loại khỏi sự áp bức, bóc lột, xây dựng thành công xã hội cộng sản chủ nghĩa. -Phát triển về số lượng và chất lượng, nâng cao giác ngộ và bản lĩnh chính trị, trình độ học vấn và nghề nghiệp thực hiện “tri thức hóa công nhân”, nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ vào sản xuất nhằm tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả làm việc, xứng đáng với vai trò lãnh đạo cách mạng trong thời kỳ mới. 1.2 Cách mạng công nghiệp 4.0 3 Downloaded by Quang Quang ([email protected]) lOMoARcPSD|15978022 1.2.1 Khái niệm CMCN 4.0 Cách mạng công nghiệp 4.0 (hay CMCN lần thứ 4) là sự ra đời của một loạt các công nghệ mới, kết hợp tất cả các kiến thức trong lĩnh vực vật lý, kĩ thuật số, sinh học, và các ảnh hưởng đến nền kinh tế và các ngành công nghiệp. Công nghệ 4.0 cho phép các nhà máy thông minh, sản phẩm thông minh và chuỗi cung ứng thông minh, và làm cho các hệ thống sản xuất và dịch vụ trở nên linh hoạt và đáp ứng khách hàng hơn. Trong tương lai, công nghệ 4.0 dự kiến sẽ còn phát triển mạnh mẽ hơn nữa và do đó các doanh nghiệp cần sẵn sàng để chuẩn bị cho một sự đổi mình liên tục để cập nhật các xu hướng hiện đại sắp tới, … 1.2.2 Đặc điểm của CMCN 4.0 Công nghiệp 4.0 mang những đặc điểm: –Khả năng tương tác với vạn vật: khả năng giao tiếp của tất cả các yếu tố của nhà máy, hệ thống vật lý không gian mạng, robot, hệ thống thông tin doanh nghiệp, sản phẩm thông minh và con người, cũng như hệ thống phần ba. –Phân cấp: năng lực thiết kế các quy trình phụ tự trị trong nhà máy với các yếu tố vật lý không gian mạng với khả năng đưa ra quyết định một cách tự chủ. –Phân tích thời gian thực: khả năng thu thập và phân tích lượng lớn dữ liệu (Dữ liệu lớn) cho phép giám sát, kiểm soát và tối ưu hóa các quy trình, tạo điều kiện cho mọi kết quả và quyết định xuất phát từ quy trình ngay lập tức và tại mọi thời điểm. –Ảo hóa: khả năng tạo ra một bản sao ảo bằng cách thu thập dữ liệu và mô hình hóa các quy trình công nghiệp (vật lý), thu được các mô hình nhà máy ảo và mô hình mô phỏng. –Định hướng dịch vụ: khả năng chuyển giá trị mới được tạo ra cho khách hàng dưới dạng dịch vụ mới hoặc dịch vụ cải tiến với việc khai thác các mô hình kinh doanh đột phá mới. –Tính module và khả năng mở rộng: tính linh hoạt và độ co giãn để thích ứng với nhu cầu của ngành công nghiệp và kinh doanh mọi lúc, với khả năng mở rộng năng lực kỹ thuật của hệ thống theo yêu cầu kỹ thuật theo yêu cầu của sự phát triển của nhu cầu kinh doanh trong từng trường hợp. 4 Downloaded by Quang Quang ([email protected]) lOMoARcPSD|15978022 CHƯƠNG 2: TÁC ĐỘNG CỦA CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 TỚI GCCN VIỆT NAM 2.1 Tác động của CMCN 4.0 đối với GCCN thế giới nói chung 2.1.1 Tác động tích cực – Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư là sự kết hợp của công nghệ trong các lĩnh vực vật lý, công nghệ số, sinh học, tạo ra những khả năng sản xuất hoàn toàn mới và có tác động sâu sắc đến đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của thế giới. Có thể khái quát bốn đặc trưng chính của cách mạng công nghiệp lần thứ tư:  Một là, dựa trên nền tảng của sự kết hợp công nghệ cảm biến mới, phân tích dữ liệu lớn, điện toán đám mây và kết nối internet vạn vật sẽ thúc đẩy sự phát triển của máy móc tự động hóa và hệ thống sản xuất thông minh.  Hai là, sử dụng công nghệ in 3D để sản xuất sản phẩm một cách hoàn chỉnh nhờ nhất thể hóa các dây chuyền sản xuất không phải qua giai đoạn lắp ráp các thiết bị phụ trợ - công nghệ này cũng cho phép con người có thể in ra sản phẩm mới bằng những phương pháp phi truyền thống, bỏ qua các khâu trung gian và giảm chi phí sản xuất nhiều nhất có thể.  Ba là, công nghệ nano và vật liệu mới tạo ra các cấu trúc vật liệu mới ứng dụng rộng rãi trong hầu hết các lĩnh vực.  Bốn là, trí tuệ nhân tạo và điều khiển học cho phép con người kiểm soát từ xa, không giới hạn về không gian, thời gian, tương tác nhanh hơn và chính xác hơn. – Cách mạng công nghiệp 4.0 đã tạo ra nhiều đột phá về công nghệ mới trong các lĩnh vực như sản xuất trí thông minh nhân tạo, chế tạo rô-bốt, phát triển mạng internet, công nghệ in 3D, công nghệ nano, công nghệ sinh học, khoa học về vật liệu, lưu trữ năng lượng và tin học. Theo đó, các công nghệ mới ra đời sẽ là sự liên kết các lĩnh vực lý–sinh; cơ–điện tử–sinh… hình thành các ngành nghề mới, đặc biệt là những ngành nghề có sự liên quan đến tương tác giữa con người với máy móc. Điều này là rất có lợi đối với giai cấp công nhân hiện nay, nó sẽ 5 Downloaded by Quang Quang ([email protected]) lOMoARcPSD|15978022 tạo ra nhiều việc làm mới cho giai cấp công nhân, giúp giai cấp công nhân có phong phú sự lựa chọn về ngành nghề hơn. – Các robot đang được sử dụng nhiều hơn ở tất cả các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải, y tế... Sự phát triển nhanh của công nghệ robot làm cho sự hợp tác giữa người và máy móc sớm trở thành hiện thực. Hơn nữa, tự động hóa đi đôi với trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ phát triển mạnh hơn, thậm chí với những kỹ năng trước đây chỉ có con người sở hữu, nay máy móc có thể thay thế một phần hoặc toàn bộ giúp cho công việc của giai cấp công nhân bớt nặng nhọc, khó khăn. – Cuộc Cách mạng 4.0 cũng mang lại cả cơ hội lẫn thách thức đối với sự phát triển ở mỗi quốc gia. Những ứng dụng của công nghiệp 4.0 là các công cụ giúp cho việc mở rộng và đa dạng hóa các hình thức sản xuất, quản lý. Con người có thể tiếp cận thông tin một cách nhanh chóng và đầy đủ nhờ sự hỗ trợ của internet, dữ liệu lớn, sự phát triển của hệ thống thông tin trực tuyến, mạng xã hội... Dữ liệu lớn giúp cho việc thu thập và phân tách dữ liệu dễ dàng hơn, thông qua đó có thể hỗ trợ việc ra quyết định nhanh hơn và chính xác hơn. – Sự phát triển của công nghệ tự động sẽ giúp giải phóng sức lao động cho con người, tăng năng suất lao động. – Sự xuất hiện ngành, nghề mới đòi hỏi kỹ năng tay nghề cao. Theo nghiên cứu của Viện Toàn cầu McKinsey, ước tính đến năm 2030 sẽ có khoảng 400 đến 800 triệu việc làm trên toàn thế giới được thay thế bằng công nghệ tự động hóa. Sự ra đời của các nhà máy thông minh, trong đó máy móc đóng vai trò chủ đạo có thể tự vận hành toàn bộ quy trình sản xuất, thay thế dần các dây chuyền sản xuất trước đây. – Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 cũng sẽ dẫn tới xu hướng các nước có lợi thế về công nghệ và vốn sẽ quay trở lại đầu tư vào quốc gia của mình trên cơ sở áp dụng công nghệ “nhà máy thông minh”, chứ không đầu tư sang các nước có lợi thế về nguồn lao động. ⇒Đây là thách thức lớn, đặc biệt là với các quốc gia có lực lượng lớn lao động tay nghề thấp, đòi hỏi quốc gia đó phải có tầm nhìn chiến lược để thực hiện việc 6 Downloaded by Quang Quang ([email protected]) lOMoARcPSD|15978022 chuyển đổi tư duy về nghề nghiệp, quan hệ hợp đồng, quan hệ lao động cho người lao động. – Khi tự động hóa thay thế người lao động bằng máy móc tri thức sẽ là yếu tố quan trọng của sản xuất trong tương lai và làm phát sinh một thị trường việc làm ngày càng tách biệt thành các mảng “kỹ năng thấp/lương thấp” và “kỹ năng cao/lương cao”. 2.1.2 Tác động tiêu cực -Hiện nay, cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang phát triển với tốc độ cấp số nhân, phạm vi và tính phức tạp vô cùng lớn, đòi hỏi các giai cấp công nhân nói riêng, các quốc gia nói chung phải chủ động hơn nữa trước đối cảnh biến đổi mạnh mẽ của kỷ nguyên công nghiệp thông minh và công nghệ hiện đại -Trong cuộc cách mạng này, mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội đều bị tác động, đặc biệt những tác động đối với lĩnh vực lao động và việc làm là rất lớn. McKinsey ước tính rằng gần 375 triệu công nhân có thể cần phải chuyển đổi các loại nghề nghiệp do kết quả của công nghiệp 4.0. Đối với các nền kinh tế tiên tiến, tới ⅓ lực lượng lao động năm 2030 ở Hoa Kỳ và Đức, và gần một nửa ở Nhật Bản có thể cần học các kỹ năng mới và tìm các nghề nghiệp khác. -Việc làm không còn dễ dàng như trước nữa. Hầu hết các nghề đều yêu cầu một tập hợp các kỹ năng và nhiệm vụ khác nhau. Nhưng thay vì bị thay thế bởi robot, nhiều công việc sẽ tăng số lượng nhiệm vụ có thể được tự động hóa. -Trên thực tế, Mckiney phát hiện ra rằng ít hơn 5 % nghề nghiệp toàn cầu có thể được thay thế bằng tự động hóa. Tuy nhiên trong khoảng 60% các ngành nghề, khoảng ⅓ các nhiệm vụ liên quan có thể được tự động hóa, khiến người lao động phải tìm việc làm mới hoặc nâng cao các kỹ năng để đáp ứng nhu cầu. -Các công việc có kỹ năng thấp, lặp đi lặp lại có nguy cơ thay thế cao nhất thông qua tự động hóa cũng sẽ yêu cầu các vị trí mới có kỹ năng cao tập trung vào quản lý, kiểm soát chất lượng và yêu cầu tăng cường giám sát. Về lý thuyết, tiết kiệm chi phí trong sản xuất có thể được chuyển thành giảm giá sản phẩm và do đó làm tăng nhu cầu, thực sự giúp ích cho nển kinh tế. Điều này có thể làm tăng nhu cầu đối với những công việc tự động một phần 7 Downloaded by Quang Quang ([email protected]) lOMoARcPSD|15978022 -Tuy nhiên, trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, những yếu tố mà các nước như Việt Nam đã và đang tự coi là ưu thế như lực lượng lao động thủ công trẻ, dồi dào sẽ không còn là thế mạnh. Trong tương lai, người dân có thể gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm hơn, bởi những lĩnh vực thủ công giờ đây máy móc đều có thể tác động đến, thậm chí làm tốt hơn. Điều này đòi hỏi con người cần phải không ngừng trau dồi bản thân, khiến mình đứng ở vị trí cao hơn, có thể điều khiển được máy móc một cách thông minh và hợp lí thì mới không bị đào thải giữa rất nhiều công nghệ tiên tiến hiện nay. -Sự lên ngôi của công nghệ và máy móc sẽ có thể thay thế con người trong nhiều công việc, bởi vậy khả năng thất nghiệp tăng cao. Bên cạnh đó, thời đại 4.0 cũng mở ra nhiều thách thức đối với doanh nghiệp kinh doanh, bởi để cạnh tranh, doanh nghiệp phải không ngừng cập nhật, phát triển và vận dụng công nghệ. Hơn nữa, công nghệ phát triển, Internet cũng phát triển, nhiều người sẽ bị xa rời thực tế mà dần “ảo hóa”,… -Bên cạnh đó, Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang là xu thế có tác động đến phát triển kinh tế – xã hội của nhiều quốc gia. Trong đó, một trong những công nghệ quan trọng là Dữ liệu lớn (Big Data). Đây được xem là là yếu tố cốt lõi để sử dụng và phát triển Internet vạn vật (IoT) và trí tuệ nhân tạo (AI). Nếu nhanh tay nắm bắt được các cơ hội mà cuộc cách mạng công nghiệp này mang lại, quốc gia có thể tạo được tiếng vang và tiến gần hơn với danh vị “cường quốc”, ngược lại, có thể sẽ bị tụt hậu thua thiệt nhiều hơn so với sự cách tân hiện đại từ các yếu tố của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 2.2 Tác động của CMCN 4.0 tới GCCN Việt Nam 2.2.1 Tác động tích cực - Xu hướng “trí tuệ hoá" tăng nhanh  Gắn liền với cách mạng khoa học 4.0, giai cấp công nhân hiện đại có xu hướng trí tuệ hoá và tri thức hoá, họ có hiểu biết sâu rộng và kỹ năng nghề nghiệp.  Công nhân được đào tạo chuẩn mực và thường xuyên được đào tạo lại, đáp ứng sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ trong nền sản xuất. 8 Downloaded by Quang Quang ([email protected]) lOMoARcPSD|15978022 -Giai cấp công nhân tăng nhanh về số lượng và chất lượng, đi đầu trong sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, gắn với phát triển kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyên và môi trường. - Công nhân trí thức nắm vững khoa học - công nghệ tiên tiến và công nhân trẻ được đào tạo nghề theo chuẩn nghề nghiệp, có học vấn, văn hoá, được rèn luyện trong thực tiễn sản xuất và thực tiễn xã hội, là lực lượng chủ đạo trong cơ cấu giai cấp công nhân, trong lao động và phong trào công đoàn. - Xu hướng “trung lưu hoá" gia tăng:Một số bộ phận công nhân đã tham gia vào sở hữu một lượng tư liệu sản xuất của xã hội thông qua chế độ cổ phần hoá - Những ứng dụng của cách mạng công nghiệp 4.0 là các công cụ giúp cho việc mở rộng và đa dạng hoá các hình thức sản xuất, quản lý. Con người có thể tiếp cận thông tin một cách nhanh chóng và đầy đủ nhờ sự hỗ trợ của internet, dữ liệu lớn, sự phát triển của hệ thống dữ liệu thông tin trực tuyến, mạng xã hội… Điều này giúp cho việc thu thập và phân tích dữ liệu trở nên dễ dàng hơn, thông qua đó có thể hỗ trợ việc ra quyết định nhanh hơn và chính xác hơn. - Với cách mạng công nghiệp 4.0, Việt Nam có nhiều cơ hội về phát triển trên các lĩnh vực sản xuất, dịch vụ, nông nghiệp, ngân hàng, tài chính… Sự phát triển và áp dụng các thành tựu mới về công nghệ sẽ mang lại tăng trưởng kinh tế cho Việt Nam, tạo công ăn, việc làm cho một số lĩnh vực ngành nghề mới ở Việt Nam như lái xe công nghệ, dịch vụ nhà cho thuê (Airbnb), kinh doanh trực tuyến,... Qua đó góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng và cải thiện đời sống của một nhóm người lao động. - Cách mạng công nghiệp sẽ tạo ra vạn vật kết nối, từ đó các dây chuyền sản xuất sẽ được rút ngắn, tổng hợp liên kết, hệ thống thiết kế sản xuất thông minh, tự động hoá hàng loạt,... Tương lai các dây chuyền sản xuất hiện đại sẽ không cần đến công nhân, và một số dây chuyền sản xuất chúng ta sẽ thấy một vài robot thông minh điều khiển. 2.2.2 Tác động tiêu cực - Trước những ảnh hưởng của cách mạng công nghiệp lần thứ tư, cơ cấu kinh tế Việt Nam đang chuyển dịch từ những ngành nghề truyền thống sang những 9 Downloaded by Quang Quang ([email protected]) lOMoARcPSD|15978022 ngành chứa hàm lượng tri thức cao, ứng dụng những tiến bộ của khoa học, công nghệ của thời đại. Sự chuyển dịch sang nền kinh tế số, công nghệ số đòi hỏi phải có nguồn nhân lực chất lượng cao và đội ngũ công nhân trí thức đông đảo. Tuy nhiên, cơ cấu giai cấp công nhân hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập và chưa đáp ứng được yêu cầu về số lượng, trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. - Mặt khác, giai cấp công nhân Việt Nam mặc dù có số lượng tăng nhanh, là một lợi thế, nhưng cơ cấu với phần đông là công nhân truyền thống, cổ xanh chưa qua đào tạo, làm việc chủ yếu trong các nhà máy gia công, chế biến, chủ yếu xuất thân từ nông dân, tác phong công nghiệp, kỷ luật còn kém... gây mất cân bằng trong thị trường lao động hiện nay. Điều này cũng gây cản trở cho quá trình chuyển đổi số trong nền kinh tế Việt Nam, khiến cho lợi thế cạnh tranh về nguồn nhân lực chất lượng cao trên trường quốc tế của Việt Nam ở mức thấp. Từ đó, gây khó khăn cho việc thu hút nguồn đầu tư nước ngoài có chất lượng vào Việt Nam và vì thế việc “chuyển giao công nghệ giữa doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài” gặp khó khăn hơn. - Cơ cấu giai cấp công nhân hiện đại, hợp lý là cơ cấu mà đội ngũ công nhân trí thức phải chiếm phần lớn, ngày càng gia tăng và phát triển. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, chúng ta đang thiếu nghiêm trọng các công nhân công nghệ cao, công nhân trí thức phục vụ cho các ngành nghề mới trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, một số ngành “... có mức độ sẵn sàng cao như công nghiệp công nghệ thông tin, điện tử-viễn thông; an toàn, an ninh mạng; công nghiệp chế tạo thông minh; tài chính-ngân hàng; thương mại điện tử; nông nghiệp số; du lịch số; công nghiệp văn hoá số; y tế; giáo dục và đào tạo”. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế hiện nay tất yếu sẽ kéo theo sự chuyển dịch cơ cấu giai cấp công nhân, tuy nhiên nếu không có lộ trình bước đi thích hợp, sự chuyển dịch cơ cấu giai cấp công nhân sẽ diễn ra chậm hơn sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, điều này cho thấy sự bất cập hiện nay và mâu thuẫn trong thị trường lao động, việc làm 10 Downloaded by Quang Quang ([email protected]) lOMoARcPSD|15978022 của chúng ta. Trong tương lai, mâu thuẫn này sẽ ngày càng lớn hơn nếu như không nhìn xa, trông rộng ngay từ bây giờ - Thiếu nghiêm trọng các chuyên gia kỹ thuật, cán bộ quản lý giỏi; tác phong công nghiệp và kỷ luật lao động còn nhiều hạn chế; đa phần công nhân từ nông dân, chưa được đào tạo cơ bản và có hệ thống. - Sự phát triển của khoa học - công nghệ giúp con người có thể làm nhiều loại công việc bằng hình thức làm việc từ xa, không nhất thiết phải đến trụ sở, văn phòng, không phải giao tiếp trực tiếp với đồng nghiệp, cấp trên, thậm chí cả với đối tác... mà vẫn hoàn thành công việc. Đây là những lợi ích to lớn mà khoa học - công nghệ mang lại, nhưng điều này cũng khiến con người trở nên lệ thuộc vào máy tính, điện thoại thông minh, hệ thống mạng internet, khiến con người ít quan tâm đến các mối quan hệ trong cộng đồng, xã hội, thậm chí là cả quan hệ gia đình... - Nhiều nhà nghiên cứu kinh tế chỉ ra rằng, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 có thể mang lại sự bất bình đẳng lớn hơn, đặc biệt là ở khả năng phá vỡ thị trường lao động. Khi tự động hóa thay thế người lao động bằng máy móc có thể làm trầm trọng thêm sự chênh lệch giữa lợi nhuận so với vốn đầu tư và lợi nhuận so với sức lao động. Mặt khác, tri thức sẽ là yếu tố quan trọng của sản xuất trong tương lai và làm phát sinh một thị trường việc làm ngày càng tách biệt thành các mảng "kỹ năng thấp/lương thấp" và "kỹ năng cao/lương cao", do đó dễ dẫn đến sự phân tầng xã hội ngày càng trầm trọng thêm. - Một thực trạng đáng quan tâm khác là tỷ lệ thất nghiệp của những người đã qua đào tạo đang ngày càng cao… những người bị ảnh hưởng nặng nhất có thể là lực lượng lao động có kỹ năng trung bình do sự phát triển của siêu tự động hóa và siêu kết nối, cộng với trí tuệ nhân tạo sẽ tác động đáng kể đến đối tượng này. - Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 tạo cơ sở thuận lợi cho quá trình giao lưu văn hóa diễn ra mạnh mẽ, đồng thời cũng làm gia tăng sự xung đột giữa nhiều yếu tố, giá trị văn hóa truyền thống và hiện đại khi cái cũ chưa bị mất đi và cái mới (trong đó, có một số yếu tố văn hóa du nhập từ nước ngoài) cũng chưa định 11 Downloaded by Quang Quang ([email protected]) lOMoARcPSD|15978022 hình rõ nét, chưa hoàn toàn được xã hội chấp nhận ... Đó là sự thay đổi một số quan niệm, thói quen của một bộ phận người dân, từ nặng về duy tình sang duy lý, vị tình sang vị tiền; là xu hướng cho rằng gia đình không còn là trung tâm; các yếu tố mang giá trị vật chất phần nào thay thế cho yếu tố tinh thần, tình cảm; là sự hình thành tư tưởng hoài nghi, chối bỏ các giá trị văn hóa truyền thống, lịch sử dân tộc; là sự băng hoại về đạo đức, sự xuống cấp trong các quan hệ xã hội, đặc biệt là sự lệch lạc về nhận thức, sống thiếu lý tưởng trong một bộ phận giới trẻ; là sự gia tăng khoảng cách các thế hệ trong nhận thức các giá trị văn hóa chuẩn mực… CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN GCCN TRONG BỐI CẢNH CMCN 4.0 Giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay là một bộ phận vô cùng quan trọng, góp phần nâng cao hiệu quả cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Họ là giai cấp đại diện cho xu thế xã hội hóa của lực lượng sản xuất hiện đại, họ vừa là sản phẩm của nền công nghiệp hiện đại, vừa là chủ thể của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa Đất Nước. Vì vậy cần nghiêm túc thực hiện nghiêm chỉnh một số biện pháp, định hướng dưới đây để nâng cao chất lượng và sứ mệnh của GCCN: Thứ nhất, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho công nhân lao động, đặc biệt là người lao động ở các khu công nghiệp, khu chế xuất. Từng bước thực hiện chính sách tiền lương bảo đảm đời sống cho người lao động và có tích lũy từ tiền lương; đồng thời, mở rộng cơ hội cho công nhân mua cổ phần trong doanh nghiệp, nhằm góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ, giảm thiểu tranh chấp lao động và đình công trong doanh nghiệp. Chú trọng chăm lo xây dựng đời sống văn hóa - tinh thần, nhất là quan tâm tới các chính sách bảo hiểm ý tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm nhân thọ,... Thứ hai, là nâng cao chất lượng đào tạo nghề, bồi dưỡng đội ngũ lao động có chất lượng cao, ngày càng nắm rõ về về khoa học công nghệ, kỹ năng lao động, 12 Downloaded by Quang Quang ([email protected]) lOMoARcPSD|15978022 tác phong công nghiệp và kỷ luật. Cần kịp thời bổ sung, sửa đổi, xây dựng chính sách đào tạo, thực hiện đào tạo lại người lao động; tạo điều kiện để họ tự học, tự nâng cao chất lượng; điều chỉnh, bổ sung quy hoạch mạng lưới các cơ sở dạy nghề liên quan đến các ngành, vùng kinh tế trọng điểm. Khuyến khích các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đầu tư kinh phí và thời gian thích hợp cho việc đào tạo, bồi dưỡng người lao động. Nâng cao trình độ và chất lượng sống của người lao động là mục tiêu lớn cần nghiêm túc thực hiện trong bối cảnh hiện nay. Thứ ba, là xây dựng và thực hiện nghiêm túc hệ thống chính sách, quy định nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động. Xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật liên quan đến nâng cao đời sống, lao động, việc làm, nâng cao thể lực của người lao động. Tăng cường kiểm tra, giám sát doanh nghiệp của nhà nước, tổ chức công đoàn và các tổ chức chính trị - xã hội khác, xử phạt các tổ chức, cá nhân vi phạm chính sách, pháp luật. Khuyến khích và tạo điều kiện để người lao động tích cực học hỏi, trau dồi kiến thức pháp luật, nắm vững các quy định cơ bản về quyền và nghĩa vụ trong quan hệ lao động, hỗ trợ người lao động trong việc bảo vệ quyền và lợi ích của mình một cách chính đáng nhất. Thứ tư, là tăng cường vai trò của cấp ủy đảng, công đoàn và các tổ chức đoàn thể trong công tác xây dựng tổ chức đảng và phát triển đảng viên ở các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Tạo điều kiện bảo vệ lợi ích hợp pháp của người lao động, giúp nâng cao tỷ lệ tham gia của người lao động vào các tổ chức chính trị - xã hội của doanh nghiệp, Thứ năm, cần rèn luyện bản lĩnh chính trị, tư tưởng cho người lao động, đặc biệt trong bối cảnh đất nước đang tiến lên chủ nghĩa xã hội cùng diễn biến phức tạp của chính trị thế giới; đào tạo, cung cấp thêm thông tin cho người lao động nhận biết đặc trưng của các thế lực thù địch, từ đó tránh xa và lên án các hoạt động mà các thế lực thù địch, kẻ thù đe dọa tiêu cực. 13 Downloaded by Quang Quang ([email protected]) lOMoARcPSD|15978022 Ngoài ra, cũng cần phải xây dựng tác phong, lối sống lành mạnh cho công nhân; trang bị những kiến thức cần thiết giúp công nhân tự soi chiếu bản thân, tích cực với những lối sống văn hoá tốt đẹp, có tác phong công nghiệp và kỷ luật lao động; có lương tâm nghề nghiệp, có ý chí vươn lên, thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, có quyết tâm chiến thắng trong cạnh tranh, làm giàu cho bản thân, gia đình và xã hội, góp phần xây dựng và phát triển Tổ quốc xã hội chủ nghĩa để sánh vai với các cường quốc năm châu. Về lâu dài, Việt Nam cần nhanh chóng chuyển từ lợi thế so sánh thấp sang lợi thế so sánh cao để đa dạng hóa lợi thế so sánh. Để làm được điều này, cần chú trọng sự kết hợp giữa vị trí địa lý, nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào, nguồn nhân lực tiềm năng. Nâng cao khả năng ứng dụng công nghệ, khuyến khích đổi mới sáng tạo, thúc đẩy sự phát triển cơ sở hạ tầng,.. 14 Downloaded by Quang Quang ([email protected]) lOMoARcPSD|15978022 KẾT LUẬN Giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo cách mạng, động lực chính của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, cơ sở xã hội chủ yếu của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Xây dựng giai cấp công nhân vững mạnh luôn là vấn đề cấp bách của Việt Nam cũng như các nước đi theo con đường chủ nghĩa xã hội khác ở trên thế giới. Địa vị kinh tế -xã hội của giai cấp công nhân không bị thay đổi bởi cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Bộ phận công nhân có tri thức, kĩ năng cao sẽ được trả lương cao hơn; một số ít khác có cổ phần trong các nhà máy, xí nghiệp,... Tuy nhiên, người hưởng lợi nhiều nhất từ cuộc cách mạng 4.0 vẫn là các nhà tư bản vì mọi tư liệu sản xuất chủ yếu nằm trong tay giai cấp tư sản. Nếu như trước đây, người công nhân chỉ bán sức lao động cơ bắp là chủ yếu thì ngày nay họ phải bán cả sức lao động trí óc lẫn chất xám cho nhà tư bản. Giai cấp công nhân vẫn là giai cấp làm thuê, bị giai cấp tư sản bóc lột giá trị thặng dư dưới nhiều hình thức tinh vi hơn. Do đó, sức mạnh lịch sử của giai cấp công nhân không thể chuyển vào tay một giai cấp hay một tầng lớp xã hội nào khác. Không những thế, cách mạng công nghiệp 4.0 còn tạo ra những điều kiện, tiền đề vật chất để giai cấp công nhân thông qua đội tiền phong của mình là Đảng Cộng sản, thúc đẩy quá trình thực hiện sứ mệnh lịch sử xóa bỏ chủ nghĩa tư bản, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản trên phạm vi toàn thế giới. 15 Downloaded by Quang Quang ([email protected]) lOMoARcPSD|15978022 Với tâm thế đi tắt đón đầu và sự chuẩn bị tốt, giai cấp công nhân Việt Nam sẽ tận dụng được những cơ hội từ Cách mạng công nghiệp lần thứ tư mang lại, xây dựng đội ngũ công nhân ngày càng lớn mạnh về số lượng và nâng cao về chất lượng, là lực lượng chủ lực đóng góp vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hoàn thành tốt sứ mệnh lịch sử của mình, đồng thời góp phần giữ vững bản chất giai cấp công nhân của Đảng ta. TÀI LIỆU THAM KHẢO  Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học của trường Đại học Thương mại  Cách mạng công nghiệp 4.0 - Cơ hội và thách thức của giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay (Tạp chí cộng sản, 4/2020) https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/nghiencu/-/2018/816338/view_content  Đề tài: Phát triển giai cấp công nhân Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ 4  Thị trường lao động Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 (Tạp chí Lao động và xã hội,12/2017) http://laodongxahoi.net/thi-truong-lao-dong-viet-nam-trong-boi-canh-cachmang-cong-nghiep-40-1308780.html  Nguyễn Linh Khiếu., 2007. Một số giải pháp xây dựng và phát triển giai cấp công nhân trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tạp chí cộng sản https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/nghien-cu/-/2018/3764/mot-sogiai-phap-xay-dung-va-phat-trien-giai-cap-cong-nhan-trong-thoi-ky-day-manhcong-nghiep-hoa%2C-hien-dai-hoa.aspx  2015. Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/van-kien-tu-lieu-ve-dang/gioi-thieu-vankien-dang/tiep-tuc-xay-dung-giai-cap-cong-nhan-viet-nam-thoi-ky-day-manhcong-nghiep-hoa-hien-dai-hoa-dat-nuoc-929  Nguyễn Việt Hà,. 2021. Vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân Việt Nam trong thời đại ngày nay. Trường chính trị tỉnh Phú Thọ 16 Downloaded by Quang Quang ([email protected])
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan