Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Sử dụng tài liệu văn học để gây hứng thú cho học sinh trong dạy học lịch sử việt...

Tài liệu Sử dụng tài liệu văn học để gây hứng thú cho học sinh trong dạy học lịch sử việt nam lớp 11 trung học phổ thông (chương trình chuẩn)

.PDF
122
806
147

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC VŨ THỊ ANH SỬ DỤNG TÀI LIỆU VĂN HỌC ĐỂ GÂY HỨNG THÚ CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM LỚP 11 - TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN) LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM LỊCH SỬ HÀ NỘI - 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC VŨ THỊ ANH SỬ DỤNG TÀI LIỆU VĂN HỌC ĐỂ GÂY HỨNG THÚ CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM LỚP 11 - TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN) LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM LỊCH SỬ CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC (BỘ MÔN LỊCH SỬ) MÃ SỐ: 60 14 01 11 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trịnh Đình Tùng HÀ NỘI - 2014 LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới Ban giám hiệu, Phòng sau đại học, các thầy (cô) giáo tham gia giảng dạy lớp Cao học K8 bộ môn Lý luận và Phương pháp dạy học Lịch sử trường Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội đã trang bị cho tôi tri thức, những kinh nghiệm quý báu và tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Em xin bày tỏ lòng biết ơn đặc biệt sâu sắc tới PGS.TS Trịnh Đình Tùng người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình làm luận văn. Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, tới những người thân, bạn bè đồng nghiệp đã tận tình giúp đỡ, cổ vũ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn./. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày 22 tháng 11 năm 2014 Tác giả Vũ Thị Anh i DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 1. CNXH Chủ nghĩa xã hội 2. DH Dạy học 3. DHLS Dạy học lịch sử 4. ĐC Đối chứng 5. GV Giáo viên 6. HS Học sinh 7. LS Lịch sử 8. PPDH Phương pháp dạy học 9. PTTH Phổ thông trung học 10. SGK Sách giáo khoa 11. SL Số lượng 12. SLHS Số lượng học sinh 13. STT Số thứ tự 14. THCS Trung học cơ sở 15. THPT Trung học phổ thông 16. TN Thực nghiệm ii MỤC LỤC Trang Lời cảm ơn ................................................................................................... i Danh mục viết tắt ......................................................................................... ii Mục lục ........................................................................................................ iii Danh mục các bảng ...................................................................................... vi Danh mục đồ thị ........................................................................................... vii MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1 Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG TÀI LIỆU VĂN HỌC ĐỂ GÂY HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG..... 12 1.1. Cơ sở lí luận .......................................................................................... 12 1.1.1. Quan niệm về tài liệu văn học trong dạy học Lịch sử ở trường phổ thông....... 12 1.1.2. Các loại tài liệu văn học trong dạy học Lịch sử ở trường phổ thông............. 13 1.1.3. Đặc điểm của kiến thức Lịch sử ở trường phổ thông........................... 16 1.1.4. Vấn đề hứng thú học tập Lịch sử của học sinh ở trường THPT ........... 19 1.1.5. Vai trò tài liệu văn học để gây hứng thú cho học sinh trong dạy học Lịch sử ................................................................................................... 26 1.2. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................... 30 1.2.1. Thực tiễn dạy học Lịch sử ở trường phổ thông hiện nay ..................... 30 1.2.2. Thực tiễn việc sử dụng tài liệu văn học trong dạy học Lịch sử ở phổ thông ..................................................................................................... 32 1.2.3. Vấn đề thực tiễn hứng thú học tập Lịch sử của học sinh ở THPT ....... 35 1.2.4. Những vấn đề cần phải giải quyết từ thực tiễn dạy Lịch sử ở trường phổ thông .......................................................................................... 38 Kết luận Chương 1 ....................................................................................... 39 iii Chương 2: CÁC BIỆN PHÁP SỬ DỤNG TÀI LIỆU VĂN HỌC ĐỂ GÂY HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM LỚP 11-TRUNG HỌC PHỔ THÔNG. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ..................................................................... 40 2.1. Mục tiêu, nội dung cơ bản của Lịch sử Việt Nam lớp 11 – THPT ......... 40 2.1.1. Mục tiêu bộ môn Lịch sử Việt Nam lớp 11 từ 1858 đến 1918 ở trường Trung học phổ thông ......................................................................... 40 2.1.2. Nội dung kiến thức cơ bản Lịch sử Việt Nam lớp 11 ......................... 41 2.2. Nội dung tài liệu văn học cần sử dụng trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 11 (chương trình chuẩn)................................................................ 43 2.2.1. Dựng lại thảm cảnh nước mất nhà tan, nhân dân li loạn từ khi thực dân Pháp xâm lược ............................................................................... 43 2.2.2. Thể hiện sâu sắc chủ nghĩa yêu nước chống giặc ngoại xâm............... 44 2.2.3. Các tác phẩm phản ánh đời sống các giai tầng trong xã hội Việt Nam những năm 20 của thế kỷ XX .............................................................. 53 2.3. Những yêu cầu khi sử dụng tài liệu văn học để gây hứng thú cho học sinh trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 11 (chương trình chuẩn) ........ 54 2.3.1. Tài liệu văn học phải đảm bảo tính khoa học, tính tư tưởng ................ 54 2.3.2. Sử dụng tài liệu văn học phải phát triển năng lực học tập của học sinh...... 54 2.3.3. Sử dụng tài liệu văn học phải phản ánh nội dung cơ bản của kiến thức Lịch sử ................................................................................................ 56 2.4. Các biện pháp và hình thức sử dụng tài liệu văn học để gây hứng thú cho học sinh ..................................................................................................... 57 2.4.1. Trong dạy học nội khóa ...................................................................... 57 2.4.2. Trong dạy học ngoại khóa ................................................................ 74 2.5. Thực nghiệm sư phạm ........................................................................... 83 2.5.1. Mục đích của thực nghiệm sư phạm ................................................... 83 2.5.2. Nội dung thực nghiệm sư phạm .......................................................... 84 iv 2.5.3. Phương pháp tiến hành thực nghiệm sư phạm..................................... 84 2.5.4. Tiến hành thực nghiệm sư phạm ......................................................... 85 2.5.5. Kết quả thực nghiệm sư phạm ............................................................ 86 Kết luận Chương 2 ....................................................................................... 88 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................. 89 1. Kết luận .................................................................................................... 89 2. Khuyến nghị ............................................................................................. 90 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 92 PHỤ LỤC.................................................................................................... 96 v DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 1.1. Số liệu khảo sát thực trạng sử dụng tài liệu văn học trong dạy học Lịch sử của GV ở trường THPT ......................................................33 Bảng 1.2. Nhận định và mức độ về sử dụng tài liệu văn học trong dạy học LS của GV ở trường THPT ................................................................ 33 Bảng 1.3. Số liệu khảo sát thực tiễn hứng thú học tập LS của học sinh ở trường THPT .............................................................................................36 Bảng 1.4. Mức độ hứng thú học tập LS của học sinh ở trường THPT...........36 Bảng 2.1. Bảng thống kê điểm số kết quả thực nghiệm ................................87 vi DANH MỤC ĐỒ THỊ Trang Đồ thị 2.1: Tần số điểm của lớp TN và lớp ĐC ............................................87 vii MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Giáo dục - đào tạo được xem là chiến lược lâu dài nhằm phát triển bền vững và đem lại sự phồn thịnh cho mỗi quốc gia, mỗi dân tộc. Nền giáo dục Việt Nam là nền giáo dục xã hội chủ nghĩa có tính nhân dân, dân tộc, khoa học, hiện đại, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng. Hoạt động giáo dục phải thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội. (Trích điều 3 – Chương I – Luật giáo dục – đã được sửa đổi bổ sung năm 2010). Ở nước ta, trong xu thế hội nhập quốc tế, khi cách mạng khoa học – công nghệ phát triển mạnh mẽ thì giáo dục và đào tạo luôn được xem là quốc sách hàng đầu, nhằm xây dựng nên những con người của một xã hội thông tin, mà trong đó kinh tế tri thức chiếm lĩnh xã hội. Môn Lịch sử với đặc trưng của mình góp phần không nhỏ trong việc đáp ứng mục tiêu giáo dục nhằm đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Dạy học LS ở trường phổ thông không chỉ trang bị cho HS những kiến thức cơ bản về LS thế giới và LS dân tộc, mà qua đó còn giáo dục cho các em những tư tưởng, tình cảm đúng đắn, đồng thời giúp các em phát triển toàn diện. Song, muốn thực hiện chức năng, nhiệm vụ môn học, cần thiết phải đổi mới phương pháp dạy học LS theo tinh thần: phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của học sinh, bồi dưỡng cho HS năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên. Trên thế giới, các nước đều coi môn LS là một trong những môn học cơ bản trong chương trình giáo dục phổ thông. Nước ta trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, môn LS, trước hết là môn quốc 1 sử, càng giữ vai trò quan trọng trong trang bị kiến thức cơ sở, giáo dục các giá trị truyền thống, góp phần xác lập bản lĩnh con người để thế hệ trẻ cùng với nền tảng giáo dục phổ thông có thể bước vào đời, thực hiện trách nhiệm công dân đối với xã hội. Nhưng thực tế hiện nay, giáo viên LS ở các trường phổ thông mới chỉ chú ý đến truyền thụ kiến thức trong sách giáo khoa cho HS sao cho đầy đủ nhất mà chưa quan tâm đến nhu cầu tìm hiểu, học tập LS của HS, nên chưa tạo được hứng thú học tập cho HS, dẫn đến việc HS không quan tâm học LS, tâm lý nhàm chán, đối phó trong học LS. Nếu không sớm cải cách môn LS ở cấp học phổ thông, khắc phục tình trạng sa sút đến mức báo động như hiện nay thì sẽ tạo ra những hẫng hụt trong kiến thức về LS Việt Nam và thế giới, để lại những hệ quả rất đáng lo ngại trong kế thừa các giá trị di sản LS và văn hóa dân tộc, trong gìn giữ bản sắc dân tộc, trong định hướng phát triển nhân cách, bản lĩnh con người Việt Nam, nhất là khi giao lưu và đối thoại với các nền văn minh, văn hóa trên thế giới. Yêu cầu và thực tế trên đòi hỏi chúng ta phải đổi mới phương pháp dạy học LS nhằm giúp HS hứng thú học tập, phát huy tính tích cực của HS, giúp HS tư duy và nắm được nội dung kiến thức trọng tâm đã học. Và một trong những cách thức hữu hiệu giúp người GV có thể đổi mới phương pháp dạy học LS trong nhà trường chính là sử dụng đến kiến thức các môn học khác như Địa lí, Giáo dục Công dân, Văn học… hỗ trợ cho hoạt động dạy học bộ môn trở nên sinh động hơn, hấp dẫn hơn. Vậy nên, để góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung, dạy học LS nói riêng, chúng tôi đã lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Sử dụng tài liệu văn học để gây hứng thú cho học sinh trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 11 – Trung học phổ thông (Chương trình chuẩn)” làm đề tài luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục. 2 2. Lịch sử vấn đề Nâng cao hiệu quả dạy học là mục tiêu của nghiên cứu quá trình dạy học nói chung, dạy học LS nói riêng ở trường phổ thông và những biện pháp nâng cao chất lượng dạy học bộ môn LS đã được các nhà nghiên cứu, nhà giáo dục lịch sử trong và ngoài nước quan tâm, nghiên cứu và đề cập ở nhiều góc độ khác nhau. Dưới đây là một số công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài của chúng tôi. 2.1. Tài liệu nước ngoài * Tài liệu tâm lý học – giáo dục học Tác giả I.A. Ilinna trong cuốn “Giáo dục học”, tập 2 nhấn mạnh đến vai trò của việc lĩnh hội toàn diện kiến thức và đề ra một số phương pháp giúp HS nắm vững kiến thức như sử dụng phương pháp làm việc với SGK, luyện tập, ôn tập… N.V.SaVin trong cuốn “Giáo dục học”, tập 1 đề cập nội dung dạy học và hình thức tổ chức dạy học. Tác giả cho rằng việc tổ chức các hoạt động học tập dưới sự điều khiển, hướng dẫn, tổng kết, đánh giá của GV có tác dụng phát huy tính tích cực, sự sáng tạo của HS trong việc lĩnh hội toàn diện tri thức. M.A. Đanilốp và M.N. Xcatkin trong cuốn “Lí luận dạy học của nhà trường phổ thông” đã đề cập đến bài học, cấu trúc bài học và một số biện pháp hình thành những kĩ năng, kĩ xảo, phát triển trí nhớ học sinh, nếu làm tốt những kĩ năng đó bài học sẽ đạt được hiệu quả tốt. I.F. Kharlamôp trong cuốn “Phát huy tính tích cực học tập của học sinh như thế nào?” đã khẳng định vai trò của “Vấn đề sử dụng sách giáo khoa và tài liệu học tập trong dạy học lịch sử là bổ ích đáng học hỏi” [18, tr.37]. Tác giả cũng đã chỉ rõ: “Việc giáo viên có khả năng tìm được mối liên hệ giữa các vấn đề mà các nhà bác học đã nghiên cứu với điều mà các em đã học ở nhà trường thuộc môn học nào đó cũng gây cho học sinh niềm hứng thú đặc biệt đối với việc học tập tài liệu mới… Tài liệu học tập tự nó đã chứa đựng nhiều 3 yếu tố kích thích, động viên tính ham hiểu biết và tính tích cực tư duy của học sinh” [18, tr. 88]. * Tài liệu giáo dục lịch sử A.A. Vaghin – nhà nghiên cứu phương pháp dạy học của Liên Xô trước đây – trong giáo trình “Phương pháp giảng dạy lịch sử ở trường phổ thông” đã chỉ rõ vai trò, ý nghĩa, phương pháp sử dụng các nguồn tài liệu LS trong giảng dạy lịch sử ở trường phổ thông. Tác giả viết: “Tài liệu kiến thức lịch sử chiếm một vị trí quan trọng trong khóa trình lịch sử ở trường phổ thông. Việc lĩnh hội tài liệu ấy là điều kiện cần thiết…Dựa vào tài liệu đó, trước hết chúng ta phải nêu rõ cho học sinh thấy những quy luật khách quan cơ bản của việc phát triển lịch sử” [46, tr.19]. I.Ia.Lecne, nhà giáo dục Liên Xô trong cuốn “Phát triển tư duy của học sinh trong dạy học lịch sử” đã đi sâu vào biện pháp phát triển tư duy học sinh trong quá trình học tập LS. Theo tác giả, thông qua đó việc phát triển tư duy, kích thích năng lực sáng tạo, tính tích cực nhận thức của học sinh là biện pháp quan trọng để tổ chức dạy học LS. Do đó sẽ nâng cao được chất lượng của một giờ học lịch sử nói riêng và quá trình dạy học LS nói chung. Trong cuốn “Các phương pháp dạy học hiệu quả” của nhóm tác giả Robert J.Marano, Debra J.Pickering, Janne E.Pollock đã đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng cho quá trình tổ chức dạy học như: việc khích lệ học tập, học tập theo nhóm, lập mục tiêu, gợi ý câu hỏi… Các tác giả khẳng định: dù biện pháp nào đi chăng nữa thì việc quan trọng nhất là GV phải nuôi dưỡng hoạt động học tập đích thực cho người học, kích thích HS tích cực, chủ động tham gia vào quá trình lĩnh hội tri thức. Đặc biệt, N.G. Đairi – Tiến sĩ giáo dục Liên Xô trước đây – trong cuốn “Chuẩn bị giờ học lịch sử như thế nào?” đã nói: “thầy giáo bắt buộc phải biết rõ những thành tựu của khoa học lịch sử và của các khoa học giáo dục… phải biết tất cả những hiện tượng quan trọng nhất của đời sống chính trị xã hội và 4 văn hóa” [11, tr.10]. Ông cho rằng để có một giờ học đạt hiệu quả GV bắt buộc phải biết rõ những thành tựu khoa học LS và các khoa học giáo dục, những vấn đề mà khoa học đang giải quyết, phải biết tất cả những hiện tượng quan trọng nhất của đời sống chính trị xã hội và văn hóa… GV phải biết không ngừng và có hệ thống tất cả mọi nguồn tư liệu muôn hình muôn vẻ: tác phẩm kinh điển, văn kiện của Đảng và Nhà nước, sách chuyên khảo, sách giáo khoa, sách báo tạp chí, tác phẩm hội họa, những cuộc tham quan. Từ đó Tiến sĩ nêu lên 14 yêu cầu của một giờ học Lịch sử như: xác định được tính đúng, ý nghĩa của giờ học, có phương tiện dạy học cần thiết, ngôn ngữ chính xác của thầy giáo… Trong đó, tác giả đã khẳng định vai trò tầm quan trọng của nguồn tài liệu tham khảo để một giờ học LS có “kết quả thiết thực”. Tác giả đề nghị giáo viên phải “Vận dụng những nguồn tri thức…vận dụng các nguồn tài liệu muôn hình muôn vẻ…lựa chọn khéo léo, nhằm mục đích làm cho giờ học đem lại sự phong phú về kiến thức, tình cảm, tư duy… vì nó nâng hứng thú đối với môn lịch sử, nó mở rộng kiến thức và điều chủ yếu là nó nâng sự hiểu biết về quá khứ đến một trình độ mới” [11, tr. 25]. Từ việc nhấn mạnh vai trò của tài liệu tham khảo, N.G. Đairi đã đề xuất phương pháp sử dụng các loại tài liệu tham khảo trong một giờ học cụ thể. Và điều này được thể hiện rõ trong sơ đồ dạy học của Đairi. 2.2. Tài liệu trong nước Các nhà khoa học, tâm lí học, giáo dục học, sử học và những nghiên cứu về phương pháp dạy học lịch sử cũng đề cập tới vấn đề nâng cao hiệu quả dạy học ở nhiều khía cạnh khác nhau trong các sách. * Tài liệu tâm lý học – giáo dục học Nhóm tác giả Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan, Nguyễn Văn Thăng trong tác phẩm “Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm” đề cập khá cụ thể về đặc điểm cơ thể, hoạt động học tập, sự phát triển trí tuệ của lứa tuổi HS THPT. 5 Tác giả Đức Minh trong cuốn “Một số vấn đề tâm lý học sư phạm và lứa tuổi học sinh Việt Nam” đã phân tích khá rõ đặc điểm lứa tuổi HS từ nhi đồng đến cấp III. Tác giả phân tích những vấn đề về tâm lý sư phạm của HS cấp III, một số vấn đề về tâm lý học và năng lực của giáo viên. Trong đó tác giả cũng đề cập tới sự hình thành và phát triển năng lực tư duy lí luận độc lập, sáng tạo ở học sinh cấp III thể hiện ở: vốn tri thức, năng lực tư duy, lựa chọn phương pháp giải quyết vấn đề một cách logic, nhanh gọn, sáng tạo, ý thức tự học, khả năng tự kiểm tra… Những điều này đều có ảnh hưởng tích cực đến việc nâng cao hiệu quả dạy học ở trường phổ thông. Thái Duy Tuyên trong cuốn: “Những vấn đề cơ bản của giáo dục hiện đại” cho rằng việc sử dụng các tư liệu dạy học là vô cùng cần thiết. Nó có tác dụng nâng cao hiệu quả bài học, làm phong phú vốn kiến thức cho HS. Hà Thế Ngữ và Đặng Vũ Hoạt trong cuốn “Giáo dục học” - tập 1 đã phân tích và nêu lên cách sử dụng, yêu cầu sử dụng nguồn tài liệu đó như sau: Tiềm năng giáo dục thế giới quan cho học sinh đặc biệt được khai thác trong mối liên hệ giữa các môn học. Các mối liên hệ giữa các môn học phản ánh bản chất biện chứng của khoa học, giúp xem xét một sự vật hay một hiện tượng từ nhiều quan điểm khác nhau. Các ông đã phân tích rõ ý nghĩa của các nguồn tài liệu ngoài SGK và nêu lên cách sử dụng, yêu cầu sử dụng những tài liệu đó trong dạy học và các bộ môn ở trường phổ thông. * Tài liệu giáo dục lịch sử Trước hết phải kể đến giáo trình “Phương pháp dạy học lịch sử” do Phan Ngọc Liên, Trần Văn Trị (chủ biên, xuất bản trong các năm 1992, 2001, 2002). Giáo trình cho rằng: “Hiệu quả dạy học lịch sử được xác định không chỉ bằng việc hình thành kiến thức, kết quả giáo dục mà còn bằng việc phát triển tư duy, kĩ năng của học sinh”. Ngoài ra, tác giả cũng đã khẳng định vị trí, ý nghĩa của việc sử dụng tài liệu tham khảo cũng như cách phân loại và một vài gợi ý về phương pháp sử dụng cho GV khi tiến hành bài học. 6 Trong cuốn “Sơ thảo các phương pháp dạy học lịch sử phổ thông cấp II, III” của tác giả Lê Khắc Nhãn, Hoàng Triều, Hoàng Trọng Hanh đề cập đến hệ thống các phương pháp dạy học lịch sử, trong đó các ông đặc biệt chú ý đến việc lĩnh hội kiến thức: lĩnh hội tri thức lịch sử của học sinh phải đảm bảo ba mặt giáo dục, giáo dưỡng, phát triển. Tác giả Phan Ngọc Liên, Trịnh Đình Tùng (chủ biên) trong cuốn “Một số chuyên đề phương pháp dạy học lịch sử” đã giới thiệu bốn chuyên đề, trong đó có một số bài viết trình bày phương pháp sử dụng tài liệu dạy học Lịch sử ở trường phổ thông. Cuốn “Hệ thống phương pháp dạy học lịch sử ở các trường phổ thông cơ sở” của tác giả Trịnh Đình Tùng (chủ biên) xuất bản năm 2005 đã trình bày: “Các tác phẩm văn học có vị trí, vai trò to lớn trong việc dạy học lịch sử ở trường phổ thông nói chung…,các tác phẩm văn học bằng hình tượng cụ thể, có tác động mạnh mẽ đến tư tưởng, tình cảm người đọc, trình bày những nét đặc trưng, điển hình của đời sống xã hội. Giữa văn học và khoa học nói chung, Sử học nói riêng có mối quan hệ khăng khít… Sử dụng các tác phẩm văn học sẽ có tác dụng làm cho bài giảng lịch sử thêm sinh động, hấp dẫn, nâng cao hứng thú học tập của học sinh” [45, tr.123] các biện pháp sử dụng tài liệu văn học trong dạy học LS ở trường phổ thông. Trong giáo trình “Phương pháp dạy học lịch sử” (tập 2), tác giả Trịnh Đình Tùng nhấn mạnh sử dụng tác phẩm văn học “có tác động mạnh mẽ đến tư tưởng, tình cảm người đọc… góp phần quan trọng làm cho bài giảng sinh động, hấp dẫn, nâng cao hứng thú học tập của học sinh” [24, tr.99]. GS. Phan Ngọc Liên (chủ biên) trong cuốn “Đổi mới nội dung và phương pháp dạy học lịch sử ở trường phổ thông” đã trình bày những vấn đề liên quan đến đổi mới cách dạy, cách học và tổ chức quá trình học tập của HS. Trong đó, tác giả chỉ rõ cần đổi mới tổ chức dạy học theo hướng cho HS tiếp cận nhiều hơn với nguồn sử liệu, chú ý rèn phương pháp tự học, tổ chức các 7 cuộc trao đổi, thảo luận dưới nhiều hình thức khác nhau; đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học. Ngoài ra, trong các bài viết trên các tạp chí nghiên cứu giáo dục, nghiên cứu lịch sử, các bài tham gia hội thảo về đổi mới phương pháp dạy học lịch sử các nhà phương pháp dạy học lịch sử cũng đã ít nhiều đề cập đến một số biện pháp nâng cao hiệu quả trong dạy học lịch sử như: PGS. TS Trịnh Đình Tùng “Mấy biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục qua một bài học lịch sử”. Tạp chí nghiên cứu giáo dục, tháng 5/1998. Phan Ngọc Liên, Nguyễn Thị Côi “Những vấn đề trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông hiện nay”, Tạp chí nghiên cứu giáo dục, tháng 4/1991. PGS. TS Trịnh Đình Tùng “Để nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn lịch sử ở trường phổ thông”, Tạp chí giáo dục, số 155/2007, tr 23-24. Hoàng Đình Chiến “Về việc sử dụng tài liệu tham khảo trong dạy học lịch sử ở PTTH hiện nay”, Nghiên cứu lịch sử số 3, 1998. Qua các bài viết trên, mỗi tác giả đi sâu vào những vấn đề khác nhau của phương pháp dạy học lịch sử, song đều có liên quan đến phương pháp nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử nói chung và việc gây hứng thú trong dạy học lịch sử nói riêng. Ngoài ra, chúng tôi còn tiếp cận và tham khảo các luận án, luận văn ít nhiều đề cập đến phương pháp sử dụng tài liệu tham khảo trong dạy học LS ở trường phổ thông như: “Sử dụng kiến thức liên môn để gây hứng thú học tập lịch sử Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1945 ở trường THPT (chương trình chuẩn)” của Nguyễn Thị Nhung – Luận văn Thạc sĩ, ĐH Giáo Dục. “Tạo hứng thú học tập cho học sinh qua các hình thức tổ chức tự học môn Lịch sử lớp 10 trường THPT chuyên Lam Sơn, Thanh Hóa” của Phan Thị Hà – Luận văn Thạc sĩ, ĐHSP Hà Nội. Những công trình nghiên cứu trên, đặc biệt là những công trình của các nhà giáo dục lịch sử là những gợi mở quý giá về mặt lí luận giúp chúng tôi tìm hướng giải quyết các nhiệm vụ của luận văn. 8 Tuy nhiên, những công trình này mới trình bày khái quát về các phương pháp nâng cao chất lượng dạy học lịch sử ở trường phổ thông, các biện pháp sử dụng tài liệu nói chung mà chưa có công trình nào đề cập sâu đến phương pháp sử dụng tài liệu văn học để gây hứng thú học tập cho HS trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 11. Vì vậy, chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Sử dụng tài liệu văn học để gây hứng thú cho học sinh trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 11 – Trung học phổ thông (Chương trình chuẩn)” làm hướng nghiên cứu khoa học; kết hợp với việc tham khảo, kế thừa những kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học đi trước để thực hiện nhiệm vụ của đề tài. 3. Đối tượng nghiên cứu Quá trình sử dụng tài liệu văn học nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 11 – THPT. 4. Phạm vi nghiên cứu Đề tài đi sâu nghiên cứu việc sử dụng tài liệu văn học nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh THPT trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 11 (Chương trình chuẩn) từ năm 1858 đến năm 1918. Luận văn hướng đến sự lựa chọn những nguồn tài liệu văn học cần thiết và đề xuất hướng sử dụng trong dạy học lịch sử Việt Nam lớp 11 từ năm 1858 đến năm 1918. 5. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu sử dụng tài liệu văn học trong dạy học Lịch sử Việt Nam từ 1858 đến 1918 (lớp 11), sẽ xác định loại tài liệu văn học có thể sử dụng và đề xuất các biện pháp sử dụng để góp phần nâng cao hiệu quả dạy học bộ môn Lịch sử lớp 11 ở trường THPT. 5.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lí luận của vấn đề sử dụng tài liệu tham khảo nói chung và tài liệu văn học nói riêng trong dạy học Lịch sử dân tộc. 9 - Khảo sát, đánh giá tình hình thực tiễn việc sử dụng tài liệu văn học trong dạy học Lịch sử Việt Nam ở trường phổ thông để làm cơ sở giải quyết vấn đề. - Tìm hiểu chương trình, nội dung sách giáo khoa Lịch sử lớp 11 (phần Lịch sử Việt Nam từ 1858 đến 1918) và tài liệu văn học thời kì này để xác định những nội dung văn học nào có thể và cần sử dụng trong dạy học. - Hệ thống hóa và đề xuất những biện pháp sư phạm có tính khả thi nhằm tạo hứng thú học tập cho HS trong dạy học. - Tiến hành thực nghiệm sư phạm qua bài dạy để từ đó rút ra những kết luận về tính khả thi của việc sử dụng tài liệu văn học để gây hứng thú cho học sinh trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 11 – Trung học phổ thông (Chương trình chuẩn). 6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp luận Để giải quyết những nhiệm vụ của đề tài, chúng tôi dựa trên cơ sở: - Lý luận CN Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm đường lối của Đảng và Nhà nước về giáo dục phổ thông nói chung và giáo dục lịch sử nói riêng. - Lý luận về tâm lí học, giáo dục học, phương pháp dạy học lịch sử của các nhà giáo dục, giáo dục lịch sử. 6.2. Phương pháp nghiên cứu - Nghiên cứu lí thuyết: Tâm lí giáo dục học, giáo dục Lịch sử, chương trình sách giáo khoa Lịch sử lớp 11 (Chương trình chuẩn), tài liệu văn học liên quan. - Nghiên cứu thực tiễn: + Điều tra việc dạy học lịch sử ở trường phổ thông hiện nay. + Thực nghiệm: Soạn - giảng theo dự kiến theo những gì mà luận văn đưa ra để kiểm tra giả thuyết và hiệu quả của các biện pháp đã đề xuất. + Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh kết quả thực nghiệm để rút ra kết luận sư phạm. 10 + Phương pháp thống kê toán học, xử lí số liệu giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. 7. Giả thuyết khoa học Nếu giáo viên vận dụng các biện pháp sử dụng tài liệu văn học mà luận văn đưa ra sẽ góp phần tạo hứng thú học tập cho học sinh và nâng cao chất lượng dạy học Lịch sử ở lớp 11 trường THPT (Chương trình chuẩn). 8. Ý nghĩa và đóng góp của đề tài 8.1. Ý nghĩa - Góp phần làm phong phú thêm lí luận về việc sử dụng tài liệu văn học trong dạy học Lịch sử Việt Nam để nâng cao hiệu quả dạy học bộ môn. - Giúp giáo viên nắm chắc nội dung tài liệu văn học cần thiết và các yêu cầu, phương pháp sử dụng. 8.2. Đóng góp - Khẳng định vai trò và ý nghĩa của việc sử dụng tài liệu văn học trong dạy học Lịch sử Việt Nam. - Nêu lên thực trạng của việc dạy học lịch sử ở trường THPT hiện nay. - Xác định được những tài liệu văn học để sử dụng trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 11. 9. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính luận văn được cấu trúc thành 2 chương: Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc sử dụng tài liệu văn học để gây hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học Lịch sử ở trường phổ thông Chương 2: Các biện pháp sử dụng tài liệu văn học để gây hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 11 Trung học phổ thông. Thực nghiệm sư phạm 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan