Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ So sánh 3 chính sách an sinh xã hội bảo hiểm xã hội, cứu trợ xã hội, ưu đại xã h...

Tài liệu So sánh 3 chính sách an sinh xã hội bảo hiểm xã hội, cứu trợ xã hội, ưu đại xã hội (2)

.PDF
24
1961
142

Mô tả:

2. So sánh 3 chính sách ASXH: BHXH, CTXH và UĐXH ở Việt Nam BHXH, cứu trợ xã hội và ưu đãi xã hội là 3 nhánh của an sinh xã hội. Ba nhánh này đều là những chính sách xã hội quan trọng của mỗi quốc gia. Chúng có quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau và tất cả đều góp phần ổn định cuộc sống của mọi thành viên trong cộ ng đồng xã hội, từ đó góp phần ổn định và an toàn xã hội. Giống nhau: - Đều là những mảng chính sách trong hệ thống các chính sách asxh nhằm thực hiện mục tiêu của asxh đó là tạo ra 1 mạng lưới an toàn bảo vệ cho tất cả các thành viên trong xã hội không may lâm vào hoàn cảnh yếu thế, giúp họ có điều kiện phát huy khả năng lao động, từ đó vươn lên trong cuộc sống Khác nhau Tuy nhiên, giữa BHXH với cứu trợ xã hội và ưu đãi xã hội cũng có những điểm khác nhau cơ bản - Thứ nhất là, quan điểm về mỗi loại chính sách này cũng khác nhau. Đặc biệt là chính sách cứu trợ xã hội và ưu đãi xã hội ở mỗi nước khác nhau và mỗi thời kỳ khác nhau cũng khác nhau. Chính sách BHXH chỉ mang tính lịch sử, vì nó chỉ tồn tại trong điều kiện xã hội có sản xuất hàng hoá, có sự thuê mướn lao động. Chính sách Ưu đãi xã hội cũng tương tự như vậy. - Thứ hai là, đối tượng tham gia, đối tượng được cứu trợ xã hội và ưu đãi xã hội rộng hơn rất nhiều so với đối tượng tham gia và đối tượng được hưởng trợ cấp BHXH. Người lao động tham gia BHXH cũng có thể là những đối tượng của cứu trợ xã hội và ưu đãi xã hội. - Thứ ba là, nguồn quỹ dùng để cứu trợ xã hội và ưu đãi xã hội cũng khác so với BHXH. Sự khác nhau đó thể hiện ở cả sự đóng góp và mức đóng góp và sự hình thành quỹ. Nhất là hình thức của nguồn quỹ được thể hiện cả ở giá trị hiện vật. Ngay cả hình thức giá trị trong ưu đãi xã hội cũng không chỉ thuần tuý là giá trị vật chất mà còn thể hiện ở cả giá trị tinh thần. Do đó, tính nhân văn và đạo lý trong ưu đãi xã hội thể hiện rất rõ. - Thứ tư là, cả ba loại hình chính sách này còn khác nhau về thời gian, mức độ, thể thức và cơ quan quản lý. Bảo hiểm xã hội Cứu trợ xã hội Diện bao phủ Hẹp những Rộng, Ưu đãi xã hội không Hẹp, tùy đối người tham gia phân biệt giàu tượng và phải đóng bảo hiểm nghèo khi gặp có chứng nhận rủi ro,điều kiện của bộ thương không khắt khe binh xã hội Đối tượng Người lao động tham gia Đối Cộng đồng và Cộng đồng quốc tế tượng Người lao động Những thành Những cá nhân được bảo hiểm làm việc trong viên trong xã và tổ chức có tất cả các lĩnh hôi gặp rủi ro cống hiến , hi vực tham gia không có đủ sinh đặc biệt BHXH khả năng nuôi cho xã hội sống bản thân trong quá trình và hoặc gia ở đình xây dựng và mức bảo vệ tổ quốc sống rất thấp Đối tượng BH Phần thu nhập Cả vật chất và Phần vật chất bị giảm hoặc tinh thần cho và tinh thần mất của người người có công cho người lao lao động khi rủi động, mọi mặt ro xảy ra và gia đình trong đời sống Nghĩa vụ đóng Bắt buộc và tự Tự nguyện, chủ Tự nguyện, chủ góp nguyện yếu là trên mặt yếu là trên mặt đạo đức đạo đức, thể hiện trách nhiệm mỗi người Hình thức chi Bằng tiền, tiền Bằng tiên, tiền Tiền, hiện vật trả mặt theo định kì mặt, hiện vật, và các hình tinh thần, mang thức tinh thần tính chất thời điểm là chính Mục tiêu Đảm bảo nhu Chuyển Đền đáp và thể cầu thiết yếu nhượng nguồn hiện trách của người lao lực các cá nhân nhiệm cả cộng động gặp Phân phối và phân phối lại thu nhập giữa những người gặp rủi ro trong xã hội lí Mức hưởng lao thế đồng xã hôi đối trong xã hội, với người có giảm khoảng công.Tái tạo ra cách giàu giá trị tinh thần nghèo, thể hiện cao đẹp của tinh thần “lá dân tộc “ uống lành rách” Cơ quan quản Bộ yếu đùm lá nước nhớ nguồn” động Nhà nước quản Bộ lao động thương binh xã lí quĩ thương binh xã hội hội Phụ thuộc vào Đồng đều với Tùy thuộc vào mức độ đóng mọi đơn vị đc mức độ thương K góp, mức độ rủi cứu trợ và tùy tật công h ro ngành nghề, theo hoàn cảnh đóng góp á tuổi thọ bq, lãi mà có mức trợ thu đc từ đầu tư Thời gian lao cấp thich hợp Mang tính chất Khẩn cấp, kịp Mang tính chất tại điểm một thời thời tại 1 thời lâu dài và định điểm nhất định kì 1. Hãy phân tích mối quan hệ giữa BHXH với tăng trưởng và phát triển kinh tế I.Những khái niệm cơ bản về Bảo hiểm xã hội Bảo hiểm xã hội là một bộ phận của hệ thống bảo đảm xã hội, nó có ý nghĩa rất lớn đối với đời sống của người lao động và gia đình họ. Cùng với các bộ phận khác của an sinh xã hội như cứu trợ, trợ cấp… BHXH đã tạo ra một lưới an toàn xã hội cho mọi tầng lớp dân cư trước các biến cố, rủi ro góp phần ổn định và công bằng xã hội. Với giác độ là một bộ phận của kinh tế bảo hiểm xã hội tạo điều kiện thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi họ bị giảm hoặc mất khả năng lao động, hoặc bị mất việc lâu, thông qua việc lao động và sử dụng quĩ BHXH do sự đóng góp các bên tham gia BHXH, nhằm góp phần đảm bảo an toàn đời sống của người lao động gia đình họ, đồng thời và góp phần bảo đảm an toàn xã hội. Thực chất BHXH là sự đền bù hậu quả của những rủi ro xã hội. Sự đền bù này được thực hiện thông qua quá trình tổ chức và sử dụng quĩ tiền tệ tập trung hình thành do sự đóng góp của các bên tham gia BHXH. Như vậy BHXH cũng là quá trình phân phối lại thu nhập xét trên phạm vi toàn xã hội, BHXH là một bộ phận của GDP được xã hội phân phối lại cho những thành viên khi phát sinh nhu cầu như ốm đau, thất nghiệp… II. Mối quan hệ giữa bảo hiểm xã hội với tăng trưởng và phát triển kinh tế ở Việt Nam 2.1.Tác động của BHXH tới tăng trưởng và phát triển kinh tế -BHXH là "sản phẩm" của nền kinh tế thị trường. Do đó, nó thực sự phát triển và phát huy tác dụng trong cơ chế của nền kinh tế thị trường. Điều đó được minh chứng qua lịch sử phát triển BHXH ở các nước có nền kinh tế thị trường ở trình độ cao. Cho đến nay, theo thông báo của Tổ chức lao động quốc tế có khoảng 170 nước ký vào Công ước Giơnevơ - công ước BHXH cho người lao động. Tuy mức độ thực hiện ở các nước có khác nhau, nhưng đều thống nhất mục tiêu, phương pháp tiến hành; đều nhất quán vai trò quan trọng của BHXH; đều thống nhất nhận định tác động BHXH đến nền kinh tế và ngược lại. Nền kinh tế càng phát triển đời sống người dân càng cao thì nhu cầu BHXH càng lớn và hoạt động BHXH càng mở rộng. BHXH có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế và ngược lại. BHXH tác động rất tích cực đến sự phát triển nền kinh tế quốc dân, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia. Điều đó thể hiện: - BHXH góp phần bảo vệ và tăng cường sức khoẻ cho người lao động, phục hồi năng lực làm việc và khẳ năng sáng tạo của sức lao động. Góp phần kích thích người lao động hăng hái lao động sản xuất nâng cao năng suất lao động cá nhân và năng suất lao động xã hội. Khi khoẻ mạnh tham gia lao động sản xuất, người lao động được chủ sử dụng lao động trả lương hoặc tiền công. Khi bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, hoặc khi về già đã có BHXH trợ cấp thay thế nguồn thu nhập bị mất. Vì thế cuộc sống của họ và gia đình họ luôn được đảm bảo ổn định và có chỗ dựa. Do đó, người lao động luôn yên tâm, gắn bó tận tình với công việc, với nơi làm việc. Từ đó, họ rất tích cực lao động sản xuất, nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh tế. Chức năng này biểu hiện như một đòn bảy kinh tế kích thích người lao động nâng cao năng suất lao động cá nhân và kéo theo là năng suất lao động xã hội, năng suất lao động xã hội, làm tăng tổng giá trị sản xuất (GO), tổng thu nhập quốc gia (GNI), tổng sản phẩm trong nước (GDP) cho nền kinh tế . Trên cơ sở đó tăng thu nhập cho người lao động nhằm ổn định đời sống của bản thân và gia đình họ. Các chế độ BHXH đồng bộ với cơ cấu đa dạng hoá hợp đồng lao động sẽ tạo thêm thuận lợi cho người lao động có khả năng di chuyển sức lao động khi cần thiết nhằm duy trì và phát triển công ăn việc làm, hạn chế thất nghiệp và làm cho nền kinh tế phát triển.Đồng thời với qui chế quyền và nghĩa vụ trong hoat động BHXH, thị trường lao động sẽ được tự do hóa hơn, tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh, khuyến khchs các doanh nghiệp phát triển sản xuất. - Gắn bó lợi ích giữa người lao động với người sử dụng lao động, giữa người lao động với xã hội. Trong thực tế lao động sản xuất, người lao động và người sử dụng lao động vốn có những mâu thuẫn nội tại, khách quan về tiền lương, tiền công, thời gian lao động v.v... Thông qua BHXH, những mâu thuẫn đó sẽ được điều hoà và giải quyết. Đặc biệt, cả hai giới này đều thấy nhờ có BHXH mà mình có lợi và được bảo vệ. Từ đó làm cho họ hiểu nhau hơn và gắn bó lợi ích được với nhau. Đối với Nhà nước và xã hội, chi cho BHXH là cách thức phải chi ít nhất và có hiệu quả nhất nhưng vẫn giải quyết được khó khăn về đời sống cho người lao động và gia đình họ, góp phần làm cho sản xuất ổn định, kinh tế, chính trị và xã hội được phát triển và an toàn hơn. - BHXH tăng tiết kiệm và đầu tư: Do sự đóng góp của những người tham gia , quĩ BHXH là 1 nguồn tiết kiệm nội bộ rất lớn. Đối với những nước có số dân ở độ tuổi lao động trẻ như nước ta thì khoản thu cho BHXH rất lớn nhưng chưa phải chi nhiều .BHXH đã tạo ra nguồn vốn đáng kể để đầu tư cho các chương trình phát triển và tăng trưởng kinh tế xã hội. Thông qua thị trường tài chính, phần quỹ bảo hiểm xã hội chưa sửa dụng đến sẽ được đầu tư vào sản xuất kinh doanh để sinh lợi. Thường là đầu tư gắn hạn và dài hạn vào các lĩnh vực như: xây dựng cơ sở hạ tầng, y tế, giáo dục, nhà ở ít tiền v.v…cho phù hợp với phương hướng, chích sách phân phối lại thu nhập. Quỹ BHXH còn là một nguồn tiết kiệm quan trọng góp phần thực hiện chính sách tiết kiệm của quốc gia. Đối tượng BHXH càng được mở rộng thì tác dụng này của BHXH càng lớn. - BHXH đóng vai trò là người bảo vệ, che chắn cho người sử dụng lao động, tạo điều kiện cho các hoạt động sản xuất kinh doanh , dịch vụ được ổn định liên tục và phát triển. Bởi vì, người sử dụng lao động khi đóng BHXH cho người lao động sẽ tránh được những thiệt hại kinh tế do phải chi ra một khoản tiền lớn trong cùng một thời gian khi người lao động của mình gặp rủi ro từ đó giúp họ giảm phần tiền lương, tiền công trong thời gian người lao động gặp rủi ro phải nghỉ việc. Đồng thời BHXH g óp phần giảm bớt tình trạng tranh chấp và kiến tạo sự gần gũi trong quan hệ "chủ - thợ" làm cho người lao động yên tâm và có tránh nhiệm hơn trong sản xuất . Đồng thời BHXH còn giúp người lao động ổn định cuộc sống, duy trì và táo tạo sức lao động, góp phần đảm bảo an toàn cho xã hội - Trong cơ chế thị trường, khía cạnh kinh tế của BHXH có tác động rất lớn đến thị trường lao động. Bởi vì, xét về bản chất BHXH cũng là một quan hệ lao động trong thị trường lao động và có quan hệ chặt chẽ với các chính sách về lao động, tiền lương v.v… nếu chính sách BHXH được ban hành và thực hiện nghiêm túc thì các chính sách về lao động, tiền lương sẽ được thực hiện đầy đủ và có tác dụng đến nhiều vấn đề trong nền kinh tế , đặc biệt là góp phần ổn định và tăng trưởng kinh tế . 2.2. Tác động của tăng trưởng kinh tế đến BHXH: - Trước hết, một nước có mức tăng trưởng kinh tế cao cũng có nghĩa là tăng GNI và GDP trên cơ sở phát triển sản xuất sản phẩm vật chất và sản phẩm dịch vụ. Tốc độ tăng trưởng kinh tế càng cao thì thu nhập bình quân đầu người càng lớn và như vậy thu nhập của người lao động cũng tăng. Từ đó, khả năng đóng góp vào quỹ BHXH ngày càng lớn. Bởi vì, sự đóng góp của người lao động và người sử dụng lao động phụ thuộc chủ yếu vào thu nhập. Mặt khác, tăng trưởng kinh tế làm cho ngân sách Nhà nước dồi dào, từ đó sự hỗ trợ của Nhà nước cho quỹ BHXH cũng ngày một tăng. - Tăng trưởng kinh tế đạt đến tiềm năng thì việc làm của người lao động đạt mức thoả mãn cao nhất. Song, theo kinh nghiệm của các nước, kinh tế phát triển theo chu kỳ có lúc hưng thịnh, có lúc suy thoái. Khi nền kinh tế bị suy thoái thì thất nghiệp sẽ tăng nhanh từ đó làm cho mức trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp cũng ngày một tăng. Chế độ trợ cấp thất nghiệp không chỉ có ý nghĩa về kinh tế mà còn có ý nghĩa về an toàn xã hội. Nó giúp cho người thất nghiệp giảm bớt khó khăn, yên tâm sản xuất, làm giảm các tệ nạn xã hội và tình trạng đói nghèo. Thực tế cho thấy, khi nền kinh tế tăng trưởng thì tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống và ngược lại. Điều này đặt ra nhiều vấn đề cần phải giải quyết trong mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với thất nghiệp và BHXH. - Tăng trưởng kinh tế làm cho thu nhập được nâng cao, làm cho mức sống của người dân tăng lên, do đó thể lực của người lao động cũng khá hơn dẫn tới tuổi thọ tăng. Điều này làm cho chi phí y tế giảm từ đó sẽ tiết kiệm được các khoản chi từ quỹ BHXH. - Kinh nghiệm của các quốc gia cho thấy khi nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao thì tốc độ tăng dân số lại giảm xuống. Do đó phần chi trả cho chế độ trợ cấp thai sản của lao động nữ trong quỹ BHXH cũng giảm xuống. Bên cạnh đó quỹ BHXH luôn chịu ảnh hưởng của yếu tố lạm phát. Nếu nền kinh tế tăng trưởng sẽ hạn chế được lạm phát do đó quỹ BHXH sẽ được bảo toàn. - Nền kinh tế tăng trưởng thì người lao động nói riêng và dân chúng nói chung càng có khả năng và điều kiện để nâng cao trình độ dân trí. Điều đó cũng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của BHXH. Bởi vì khi trình độ dân trí được nâng cao thì nhận thức của người dân về BHXH sẽ đầy đủ và đúng đắn hơn, họ sẽ tự nguyện và hăng hái tham gia BHXH. Từ sự phân tích trên có thể khẳng định rằng tăng trưởng kinh tế có tác động rất lớn và trên nhiều góc độ khác nhau tới hoạt động BHX III. Thành quả đạt được của đầu tư quĩ bảo hiểm xã hội Sự quay vòng bảo toàn và tăng trưởng quỹ BHXH là một đặc trưng cơ bản của hoạt động BHXH trong nền kinh tế thị trường. Hoạt động đầu tư quay vòng vốn để bảo toàn và tăng trưởng giá trị quỹ BHXH là một yêu cầu nhất thiết khách quan, đảm bảo cho sự tồn tại, phát triển và phát huy tác dụng của chính sách BHXH trong việc bảo đảm an sinh xã hội và hỗ trợ cho nền kinh tế phát triển bền vững.Hoạt động đầu tư trước hết giúp mang lại lợi ích cho chính quỹ BHXH. Thông qua hoạt động đầu tư quỹ BHXH vào các lĩnh vực có khả năng sinh lời của nền kinh tế, nguồn tài chính nhàn rỗi từ quỹ BHXH có thể tạo ra một nguồn tài chính tương đối lớn bổ sung vào quỹ, từ đó tăng quy mô và sức mạnh cho quỹ BHXH. Mặt khác, quy mô số người tham gia BHXH ngày càng tăng cũng tạo nên sự tăng trưởng cho quỹ, đảm bảo khả năng chi trả thường xuyên cho các đối tượng hưởng chế độ BHXH. Đối với nền kinh tế, nguồn vốn lớn có được từ tín dụng quỹ BHXH sẽ hỗ trợ quan trọng để đầu tư phát triển một số dự án phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước, giúp thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế. Đặc biệt, trong điều kiện nền kinh tế đang phát triển, nhu cầu vốn cho đầu tư không ngừng tăng nhanh thì bên cạnh việc thu hút các nguồn vốn đầu tư trong nước và nước ngoài, việc cung ứng vốn từ nền kinh tế thông qua các tụ điểm tài chính như quỹ BHXH có ý nghĩa rất quan trọng, nhất là tạo ra sự tự chủ và thế chủ động trong việc phát triển kinh tế đất nước. Mặt khác, thông thường Nhà nước phải hỗ trợ một phần ngân sách Nhà nước để cân bằng thu - chi quỹ BHXH. Quỹ BHXH đầu tư hiệu quả, đem lại một nguồn tài chính không nhỏ sẽ giúp ngân sách nhà nước giảm gánh nặng bù đắp cho quỹ BHXH. Hiện nay, quỹ BHXH thường được đầu tư vào các lĩnh vực như: mua các loại trái phiếu Chính phủ, trái phiếu địa phương hoặc trái phiếu công ty; gửi tiết kiệm ở ngân hàng, mua kỳ phiếu ngân hàng; mua cổ phiếu; cho các công ty vay vốn; trực tiếp liên doanh hoặc uỷ thác kinh doanh; kinh doanh bất động sản. Trong đó, mua trái phiếu chính phủ và gửi ngân hàng là an toàn hơn cả và được hầu hết các nước áp dụng. Tuy nhiên, ở những nước có hệ thống BHXH trưởng thành và hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, Nhà nước một mặt để hệ thống BHXH tự chủ về tài chính, mặt khác luôn hậu thuẫn để BHXH dám đầu tư vào lĩnh vực có thể ít lãi hơn nhưng có mục tiêu xã hội quan trọng (như cho vay xây dựng các công trình phúc lợi công cộng, các công trình giáo dục hay chăm sóc sức khoẻ). Một số nước lập ngân hàng riêng trong hệ thống BHXH để đầu tư vào các xí nghiệp với mục tiêu chính là tạo công ăn việc làm... Đầu tư bảo toàn và tăng trưởng quỹ BHXH: Tính đến ngày 31/12/2008, số kết dư quỹ BHXH ( chủ yếu là quỹ bảo hiểm hưu trí, tử tuất ) là 83.973 tỷ đồng, trong đó có ngân sách Nhà nước vay 8.500 tỷ , mua trái phiếu chính phủ : 22.500 tỷ đồng, mua công trái giáo dục: 200 tỷ, cho các ngân hang thương mại vay: 52.773
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan