Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Sổ nhật kí thực tập sư phạm...

Tài liệu Sổ nhật kí thực tập sư phạm

.DOC
17
3547
90

Mô tả:

UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc LỜI NÓI ĐẦU. Nghề giáo viên là một ngày đưa những học trò qua những con đò tri thức mà ở đó những học trò sẽ được học hành và rèn luyện cả về tri thức và đạo đức. Chính vì điều đó đó đã tạo cho em một ý chí vô cùng lớn để bước vào ngành giáo dục, trở thành một cô giáo trong tương lai để truyền đạt những kiến thức cho những thế hệ học trò. Trong thời gian học tập ở trường Đại Học Thủ Dầu Một em đã tích lũy cho mình những kiến thức và hành trang để có thể đứng lớp và truyền đạt cho học sinh những kiến thức và kĩ năng. Vào năm ba em được về trường THPT Bình An để thực tập đó là một trong những điều vinh dự cho bản thân em vì ở đây em đã được sự giúp đỡ nhiệt tình của Ban Giám Hiệu nhà trường cùng với các thầy cô hướng dẫn đã giúp em có nhiều kinh nghiệm thêm trong việc giảng dạy, trong thời gian ba tuần đi thực tập em đã đức kết cho mình những kinh nghiệm quý báu mà khi học ở trường Đại Học em không có , vì ở đây em được bước vào môi trường dạy học, được tiếp xúc với học sinh và được trải nghiệm thực tế đã giúp em có thêm hành trang bước vào cô đường giáo viên sau này. Nhật ký thực tập này chính là cuốn lưu bút ghi lại những bước đi chập chững đầu đời của em, tạo bước đi vững chắc cho tương lai của bản thân em là cả những tấm lòng bao la của các thầy cô. LỜI CẢM ƠN. Em xin cản ơn quý thầy cô trường Đại Học Thủ Dầu Một đã tạo điều kiện cho em và các bạn em đi thực tập sư phạm để có thể mở rộng kiến thức, thu thập thêm nhiều kinh nghiệm nghề nghiệp. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám Hiệu nhà trường cùng các thầy cô và toàn thể cán bộ thầy cô trường Trung Học Phổ Thông Bình An. Em hứa sẽ cố gắng thật nhiều để sau này có thể dân tặng cho thầy cô những bông hoa của sự thành công trong sự nghiệp trồng người và em biết rằng trên bước đường thành công và trên mỗi bước chân em đi luôn có sự cổ vũ, động viên, khích lệ của thầy cô. Cuối cùng em xin kính chúc quý thầy cô cùng các em trường Trung Học Phổ Thông Bình An dồi dào sức khỏe, luôn đạt được những thánh quả cao nhất trong công tác dạy và học. Em sẽ luôn ghi mãi kỷ niệm đẹp vể ngôi trường này nơi mà em và các bạn đã được thực hành kỹ năng nghề nghiệp sau những tháng năm ngồi trên giảng đường đại học. ĐỢT THỰC TẬP SƯ PHẠM UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc SỔ NHẬT KÝ THỰC TẬP SƯ PHẠM NĂM 3 – HỆ ĐẠI HỌC PHẦN I: SƠ YẾU LÝ LỊCH Họ và tên SV: Trần Thị Thoan Ngày tháng năm sinh: 10-8-1995 Trú quán: 395A- Đường Lê Hồng Phong- Phường Phú Hòa- Tp. Thủ Dầu MộtTỉnh Bình Dương Lớp đào tạo: D14LSVN01 Khoa: Khoa Sử Thực tập dạy học ở lớp: 10C5 Thực tập chủ nhiệm lớp: 12C5 PHẦN II: ĐẶC ĐIỂM TRƯỜNG THPT BÌNH AN 1.Tên trường: Trường THPT Bình An Trường THPT Bình An được thành lập theo quyết định số 125/QĐ-UBND của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương ngày 12 Tháng 7 năm 2005 và trú đóng tại khu phố Bình Thung 2, phường Bình An, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương. 2. Thuận lợi và khó khăn a/. Thuận lợi : Trường được sự quan tâm của Sở GD&ĐT Bình Dương; Thị ủy, UBND thị xã Dĩ An; Đảng ủy, UBND phường Bình An và các ban ngành đoàn thể, các cơ quan đơn vị trú đóng trên địa bàn thị xã Dĩ An và các bậc phụ huynh học sinh của nhà trường. Đội ngũ CB - GV – CNV nhà trường có nhiều giáo viên trẻ, nhiệt tình trong công tác, có tinh thần trách nhiệm cao trong thực hiện nhiệm vụ được giao. Đa số các tổ chuyên môn của nhà trường là tổ độc lập (Chỉ còn 3 tổ ghép). Các tổ chuyên môn luôn tích cực trong mọi hoạt động do đó chất lượng chuyên môn không ngừng được nâng cao. Việc kiểm tra tập trung từ 1 tiết trở lên ở tất cả các môn học trong các khối lớp được tổ chức có nền nếp và nghiêm túc. Từ đó đã đánh giá được thực chất, chất lượng dạy – học, phát huy tinh thần nỗ lực, phấn đấu của học sinh trong học tập. Ngoài ra, nhà trường đang còn tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa để giúp các em học sinh vừa học vừa chơi nhằm nâng cao hứng thú học tập cho các em. Duy trì việc báo kết quả học tập, rèn luyện hàng tháng của học sinh về gia đình. Vì thế đã làm tốt việc phối hợp giữa nhà trường và gia đình, hạn chế đến mức thấp nhất tỉ lệ học sinh yếu, kém về học lực và hạnh kiểm. Cơ sở vật chất của trường khang trang, có đủ phòng học theo qui mô trường chuẩn Quốc gia và các phòng chức năng đã duy trì được hoạt động có hiệu quả. b/. Khó khăn: Dù đóng trên địa bàn đô thị, nhưng đời sống, kinh tế gia đình của nhiều học sinh vẫn còn rất khó khăn (do là dân nhập cư từ các tỉnh khác). Nhiều gia đình học sinh bố mẹ không có việc làm ổn định, ít quan tâm đến việc học tập của học sinh. Một số em học sinh ngoài giờ học ở trường các em ở nhà còn phải phụ giúp gia đình nên thời gian dành cho việc học tập của các em còn ít. Thiếu giáo viên phụ trách một số phòng chức năng như: hóa, y tế, … Trường mới xây dựng nên cây xanh chưa phủ hết được sân trường. PHẦN IV: TỔ CHỨC I.Tổ chức 1. Lớp học: Hiện nay, trường có 38 lớp 1354 học sinh chia ra lớp 10: 12 lớp với 436 học sinh, lớp 11: 15 lớp với 531 học sinh, lớp 12: 11 lớp với 385 học sinh. Các lớp học từ khối 10 đến khối 12 không có lớp nào trên 40 học sinh. 2.Tổ chuyên môn: Các tổ được thành lập và hoạt động theo đúng các quy định của điều lệ trường phổ thông, gồm 9 tổ chuyên môn và 1 tổ văn phòng luôn hoàn thành các nhiệm vụ theo quy định tại khoản 2 điều 16 của điều lệ trường trung học; Mỗi tổ chuyên môn đều có kế hoạch đầu năm, sơ kết, tổng kết cuối năm; Tổ chuyên môn tổ chức sinh hoạt theo định kỳ một tháng hai lần vào tuần thứ nhất và thứ ba của tháng. Mỗi buổi sinh hoạt đi đúng trọng tâm chuyên đề, đánh giá hoạt động của tổ nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả của tổ chuyên môn, đảm bảo chế độ báo cáo đầy đủ, đúng quy định; Thường xuyên có kế hoạch cụ thể về việc dạy chuyên đề tự chọn, dạy ôn thi tốt nghiệp, dạy bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém; Mỗi tổ thực hiện ít nhất 2 chuyên đề nâng cao chất lượng giáo dục trong mỗi năm học, thao giảng 2 tiết/ 1gv/1hk Mỗi năm đều lên kế hoạch và triển khai thực hiện đạt chỉ tiêu về bồi dưỡng ngắn hạn, dài hạn cho giáo viên. 3. Tổ văn phòng: Các thành viên tổ văn phòng đảm nhận các công việc như: Văn thư, kế toán, thủ quỹ, cán bộ thư viện, bảo vệ, phục vụ,. . . luôn đoàn kết, chấp hành theo sự phân công, nhiệt tình trong công việc, có tinh thần học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, luôn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ được giao. Thường xuyên lên kế hoạch cụ thể tháng, từng học kỳ, đảm bảo thực hiện đầy đủ các loại hồ sơ sổ sách theo quy định. Hàng tháng có báo cáo đánh giá tình hình hoạt động trong tháng, đánh giá những việc làm được, những mặt hạn chế nhằm mục đích rút kinh nghiệm cho tháng tiếp theo. Có đầy đủ các hồ sơ theo điều lệ: sổ đăng bộ, gọi tên ghi điểm, đầu bài, học bạ, cấp phát văn bằng chứng chỉ, chuyển trường, NQ trường và HĐ trường, hồ sơ thi đua, hồ sơ kiểm tra đánh giá GV, khen thưởng học sinh, hồ sơ lưu trữ các văn bản công văn, sổ quản lí tài sản, QL tài chính, QL thiết bị, thực hành thí nghiệm, QL thư viện. Nhà trường luôn xem trọng công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống đến toàn thể Hội đồng sư phạm. Do đó, trong nhiều năm học liên tiếp trường không có CB-GV-CNV nào bị kỷ luật. 4. Hội đồng trường và các Hội đồng khác trong nhà trường: Được sự chỉ đạo thường xuyên và giám sát chặt chẽ của Chi bộ, BGH và các tổ chức có liên quan trường thành lập Hội đồng trường; Hội đồng thi đua khen thưởng; Tổ tư vấn; Tổ chuyên môn; CLB SKSS-VTN; CLB môn học; Ban ATGT; BCĐ cuộc vận động học tập là theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh;... Các hội đồng khi được thành lập có nhiệm vụ tham mưu, đóng góp ý kiến vào hoạt động của nhà trường nhằm giúp lãnh đạo nhà trường điều hành các hoạt động có hiệu quả, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị của đơn vị. 5. Chi bộ Đảng, Đoàn và Công đoàn: Nhà trường thành lập được chi bộ Đảng gồm 23 Đảng viên. Trong những năm qua, với sự chỉ đạo sâu sát của lãnh đạo nhà trường, tổ chức Đảng và các đoàn thể trong nhà trường luôn đạt được những kết quả tốt. II.Cán bộ quản lí, giáo viên và nhân viên 1. Cán bộ quản lý Trường có 01 Hiệu trưởng, 03 Phó hiệu trưởng đạt các yêu cầu theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Đảm bảo các tiêu chuẩn theo quy định tại các khoản 1 và 2 Điều 18 của Điều lệ trường trung học và các quy định khác của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Hiệu trưởng và các phó Hiệu trưởng có đầy đủ các Quyết định bổ nhiệm, các văn bằng chứng chỉ theo trình độ chuyên môn nghiệp vụ và được tập thể nhà trường tín nhiệm về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống cũng như năng lực chuyên môn nghiệp vụ. Trong ban giám hiệu, có sự phân công cụ thể cho từng thành viên nhằm quản lí tốt mọi công việc trường, tạo được mối quan hệ đoàn kết và giúp đỡ giáo viên. Kết quả đánh giá, xếp loại của cấp có thẩm quyền đối với lãnh đạo trường trong 3 năm gần đây đều đạt loại khá trở lên. Xây dựng và thực hiện đúng theo kế hoạch nhà trường đã đề ra từ đầu năm; Quản lý chặt chẽ theo kế hoạch, biên chế và thời khoá biểu; Xây dựng và tổ chức bộ máy nhà trường có nề nếp và đúng theo qui định; Quản lý tốt hành chánh, tài chính và tài sản; Xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với cấp uỷ Đảng, chính quyền và các đoàn thể địa phương; Bộ máy đoàn kết, phân công công việc cụ thể, phối hợp tốt; Thực hiện tốt qui chế dân chủ. (Chuẩn bị quy chế dân chủ, các biên bản kiểm tra quy chế dân chủ). 2. Giáo viên và nhân viên Trường có đủ giáo viên đứng lớp và nhân viên: Bảo vê ,ê phục vụ, văn thư, kế toán, cán bô ê thư viê nê ,…, Tập thể giáo viên nhà trường luôn luôn cố gắng tự học, tự rèn luyện, có ý thức trách nhiệm cao, tác phong chuẩn mực, tất cả vì đàn em thân yêu. Trường có 13 thạc sĩ, 3 đang học thạc sĩ và còn lại đều đạt trình độ đại học. Xây dựng cơ chế phối hợp quản lý tốt đội ngũ với các tổ chức đoàn thể trong nhà trường, xác định rõ nhiệm vụ của từng thành viên, phân công hợp lý đúng người, đúng việc, quan hệ đối xử bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau. Thực hiện tốt phương châm đoàn kết – dân chủ - kỷ cương – tình thương – trách nhiệm. Từ đó có sự thống nhất và đoàn kết cao trong đội ngũ CB- GV – NV nhà trường. Tỉ lệ GV/lớp đạt 2.24 Có GV phụ trách thư viện, phòng thực hành thí nghiệm được bồi dưỡng đúng quy định. Hàng năm trường có lập kế hoạch đề nghị bổ sung biên chế, và bồi dưỡng giáo viên. III. Chất lượng giáo dục 1. Tỉ lệ học sinh bỏ học: tỉ lệ học sinh nghỉ bỏ học hàng năm dưới 1% 2. Chất lượng giáo dục Tổ chức cho học sinh học tập và thực hiện theo 10 điều quy định đối với học sinh THPT. Thực hiện việc xây dựng các điển hình tiên tiến, nêu gương người tốt việc tốt và coi trọng tổng kết kinh nghiệm học tập và rèn luyện đoàn viên, nhân rộng các điển hình hàng năm. Thực hiện mô hình đôi bạn cùng tiến, giúp nhau cùng tiến bộ, nâng cao chất lượng hoạt động của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, thành lập các tổ cờ đỏ, sao đỏ theo dõi thi đua theo đơn vị lớp, có sơ kết thi đua và khen thưởng hàng tuần, học kỳ và tổng kết cả năm cho những lớp đạt xuất sắc. Phong trào thi đua giữa các lớp sôi nổi, đưa hoạt động của học sinh toàn trường ngày càng đi vào nề nếp. Thực hiện tốt việc đăng ký không sử dụng các chất kích thích (Ma túy) và bài trừ các tệ nạn xã hội khác. Nêu cao tinh thần đoàn kết giúp đỡ, tương trợ bạn khi khó khăn, giúp đỡ gia đình thương binh, mẹ VNAH,… bằng các việc làm cụ thể, thiết thực. Hàng tuần, thi kiến thức dưới cờ giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức ở tất cả các môn học khác nhau. Các tổ chuyên môn còn kết hợp với nhau tổ chức cho học sinh toàn trường thi kể chuyện theo sách, viết chữ đẹp, đố vui để học . . . Giáo dục thể chất - Y tế học đường: Nhà trường có phòng y tế, có sổ sách cấp phát thuốc cho học sinh. Hàng năm đều tổ chức khám sức khoẻ định kì cho học sinh. Thường xuyên tổ chức giáo dục giới tính cho học sinh. - Dạy chính khóa TD: + Dạy đủ số tiết môn học thể dục chính khóa. + Tổ chức thường xuyên Hội khỏe Phù Đổng vòng trường vào dịp 20/11, tham gia Hội khỏe Phù Đổng Tỉnh được xếp hạng 3 toàn đoàn năm 2015. - Vệ sinh môi trường: Thường xuyên vệ sinh môi trường, đảm bảo tốt vệ sinh môi trường trong các khu vực nhà trường và an toàn thực phẩm. Giáo dục thẩm mỹ: - Tổ chức tốt các hoạt động giáo dục nếp sống văn minh, lành mạnh. - Thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ nhân các ngày lễ, tết như: 20/11,22/12, tết nguyên đán, 8/3, 26/3. - Thực hiện tốt việc giáo dục ngoài giờ lên lớp. Giáo dục kỹ năng thực hành hướng nghiệp. - Đảm bảo dạy đủ số tiết quy định môn công nghệ. -Thực hiện đúng chương trình hướng nghiệp cho học sinh khối 10, 11, 12. - Tổ chức tốt Hội thi làm đồ dùng dạy và khuyến khích sử dụng đồ dùng được cấp đạt hiệu quả cao nhất. PHẦN V: NHỮNG CÔNG VIỆC CỤ THỂ ĐÃ THỰC HIỆN TUẦN 1: Ngày 6-2-2017 Tuần Thứ 1 Hai Tiết 1 Ngày 06/2 Lớp Nội dung công việc - Tham dự buổi sinh hoạt dưới cờ Ghi chú 2 12C5 Ba Tư 07/2 12C5 08/2 12C5 - Họp mặt gặp gỡ, giao lưu ,trao đổi thông tin với các thầy cô BGH, GVHD về tình hình hoạt động chung của trường, cũng như công tác giảng dạy và nội dung thực tập sư phạm toàn đợt. - Gặp gỡ, chào hỏi và giao lưu với các em học sinh các lớp phụ trách chủ nhiệm. - Làm quen và tìm hiểu sơ bộ tình hình lớp. - lên lớp sinh hoạt 15 phút đầu giờ +Nhắc mhở học sinh, đi học đúng giờ, trong lớp lắng nghe thầy cô giáo giảng bài không được nói chuyện riêng. - Thực hiện soạn giáo án giảng dạy. - Lên lớp sinh hoạt 15 phút đầu giờ. Nhắc nhở học sinh thực hiện đúng nội quy nhà trường - Thực hiện soạn giáo án giảng dạy. - Chủ động gặp mặt lớp trong giờ nghỉ giải lao. 3. - Dự giảng tiết của giáo viên Nguyễn Thị Tình Bài 19 Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược (từ năm 1858 đến trước năm 1973). 10C8 - Dự giảng tiết dạy của GVHD - Theo dõi Lê Thị Hải Yến rút kinh Bài 21: Những biến đổi của nghiệm. nhà nước phong kiến trong các thế kỷ XVI-XVIII - Thực hiện soạn giáo án giảng dạy. 09/2 Năm 4 2 11C7 Sáu 10/2 Bảy 11/2 - Thực hiện soạn giáo án giảng dạy Chủ nhật 12/2 - Thực hiện soạn giáo án giảng dạy Hai 1. - Dự giảng tiết 4 - Theo dõi - Thực hiện soạn giáo án giảng rút kinh dạy. nghiệm 13/2 sáng 2. sáng - Theo dõi rút kinh nghiệm. 12C5 - Tham dự buổi sinh hoạt dưới Ghi chép cờ những kế hoạch trong tuần tới. - Thực hiện điều khiển tiết sinh hoạt chủ nhiệm lớp theo kế hoạch được phân công. - Dự giảng tiết của GVHD Lê Theo dõi, Thị Hải Yến. kinh Bài 22. Tình hình kinh tế ở rút nghiệm. các thế kỷ XVI-XVIII. 2. sáng 10C8 3 11C7 sáng 4. sáng Ba Tư 10C8 2. sáng 15/3 Nhận xét - Tập giảng Bài 22. Tình hình kinh tế ở của GVHD các thế kỷ XVI-XVIII. soạn giáo án giảng dạy 14/3 1. Sáng dõi, - Dự giảng tiết của giáo sinh: Theo rút kinh Bá Văn Thương Bài 20 Nhân dân miền nam nghiệm. kháng chiến chống Pháp xâm lược (từ 1858 đến trước năm 1873). 10C3 11C10 - Tham gia dự giờ thi giảng của giáo sinh Nguyễn Thị Ngọc Trà. Bài 20 Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc trong các thế kỷ X-XV. - Tham gia dự giờ thi giảng của giáo sinh Nguyễn Duy Huấn Bài 20: Chiến sự lan rộng ra cả nước. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ năm 1973 đến năm 1884, nhà Nguyễn đầu hàng. Theo dõi đóng góp ý kiến, rút kinh nghiệm. - Theo dõi đóng góp ý kiến và rút kinh nghiệm. 3. 10C5 sáng 4. sáng Năm 1 11C... 16/2 10C6 Dự giảng tiết của giáo viên Theo dõi rút Trần Thị Thu Hoài. Bài 21:Những biến đổi của kinh nghiệm nhà nước phong kiến trong các thế kỷ XVI-XVIII - Tham gia dự giờ thi giảng của giáo sinh Võ Bùi Bích Huyền. Bài 20: Chiến sự lan rộng ra cả nước. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ năm 1973 đến năm 1884, nhà Nguyễn đầu hàng. - Tham gia dự giờ thi giảng của giáo sinh Trương Văn Mai. Theo dõi, Bài 21. Những biến đổi của rút kinh nhà nước phong kiến trong nghiệm. các thế kỷ XVI-XVIII. Thi giảng 4 10C5 Theo dõi, đóng góp ý kiến và rút kinh nghiệm. Bài 21: Những biến đổi của nhà nước phong kiến trong các thế kỷ XVI-XVIII. 5 sáu 2. 10C3 17/2 10C... 3 10C10 4 11C12 5 11C9 - Tham gia dự giờ thi giảng của giáo sinh Hoàng Thị Thanh Hiền. Bài 21: Những biến đổi của nhà nước phong kiến trong các thế kỷ XVI-XVIII . - Tham gia dự giờ thi giảng của giáo sinh Nguyễn Thị Ngọc Trà. Bài 22 Tình hình kinh tế ở các thế kỷ XVI-XVIII Theo dõi, đóng góp ý kiến và rút kinh nghiệm. - Theo dõi, đóng góp ý kiến và rút kinh nghiệm. -Tham gia dự giờ thi giảng của - Theo dõi, giáo sinh Phạm Thị Thu Hà đóng góp ý Bài 22: Tình hình kinh tế ở kiến và rút các thế kỷ XVI-XVIII kinh nghiệm. -Tham gia dự giờ thi giảng của giáo sinh Nguyễn Duy - Theo dõi, đóng góp ý Huấn. Bài 20 Chiến sự lan rộng ra kiến và rút cả nước. Cuộc kháng của kinh nhân dân ta từ năm 1873 nghiệm. đến năm 1884. Nhà Nguyễn đầu hàng - Tham gia dự giờ thi giảng của giáo sinh Võ Bùi Bích Huyền Bài 20 Chiến sự lan rộng ra cả nước. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ năm 1873 đến năm 1884, nhà Nguyễn đầu hàng. - Theo dõi đóng góp, rút kinh nghiệm 3 Bảy 18/2 12C5 Soạn giáo án công tác chủ nhiệm Chủ nhật 19/2 12C5 Soạn giáo án công tác chủ nhiệm. Hai 1 2 Ba Tham dự buổi sinh hoạt dưới Ghi chép cờ những kế hoạch trong tuần tới. 20/2 12C5 21/2 Thực hiện điều khiển tiết sinh Trực hoạt chủ nhiệm lớp theo kế điều hoạch được phân công. buổi hoạt tiếp hành sinh Hoàn tất hồ sơ thực tập sư Thực hiện phạm theo yêu cầu của nhà trường. Tư 22/2 Năm 23/2 Sáu 24/2 Tổ chức buổi họp mặt chia tay với HS lớp chủ nhiệm 12C5 - Tham gia buổi tổng kết thực tập sư phạm. - Báo cáo những kết quả đạt được trong đợt thực tập Sư phạm Những cảm xúc đọng lại: Tuy đây là lần kiến tập đầu tiên chỉ kéo vài vỏn vẹn 3 tuần, nhưng đọng lại là vô vàn những ký ức. Cảm xúc về các cô hướng dẫn: cô Lê Thị Hải Yến, cảm ơn cô đã cho chúng em những kinh nghiệm thực tiễn hết sức quý báu, để em hiểu rằng để có một tiết dạy tốt thì phải nổ lực, cố gắng ra sao. Những ai không làm trong nghề sẽ nói nghề giáo viên an nhàn, nhưng không trải qua 3 tuần kiến tập thì em đã hiểu nó thực sự khó khăn đến nhường nào,, ngoài kiến thức phải nắm chắc thì phải tìm thêm tài liệu, cập nhật tin tức, đồng thời phaỉ nghiên cứu cách dạy phù hợp cho từng lớp để các em có thể tiếp thu bài tốt nhất. cảm ơn cô đã có những góp ý, chia sẻ sau mỗi tiết dạy của chúng em, để chúng em hoàn thiện bản thân hơn. Em cũng xin chân thành cảm ơn cô đã hổ trợ chúng em nhiều mặt trong việc nắm tình hình lớp, giúp chúng em hoàn thành các công tác chủ nhiệm và các hoạt động ngoài giờ lên lớp của mình. Về học sinh: học sinh trường THPT Bình An đa số là rất ngoan và biết nge lời. tiếp xúc với các em, được các em gọi là “cô” cảm xúc nó lâng lâng khó tả tuy chỉ vỏn vẹn một chữ nhưng nge cảm thấy thiêng liêng và đáng tự hào kèm theo đó là trách nhiệm làm sao phải truyền đạt đúng kiến thức đồng thời là cả nhiệt huyết để các em có thể yêu mến môn sử hơn. Các em đang trong độ tuổi hồn nhiên và đầy sức sống nhất, tiếp xúc với các em làm cho cảm giác mình trở về với cái thời nghịch dại, vô tư ấy. đặc biệt là tập thể lớp 12C5, một lớp đoàn kết, học cực giỏi, năng động và rất vô tư, cô sẽ nhớ lúc các em chọc cô làm cô không nói được câu nào, những lời động viên của các em nữa, “ cô” sẽ nhớ mãi các em. Về những người bạn: tuy thời gian làm việc với nhau không dài, nhưng chúng ta đã cởi mở, chia sẽ thẳng thắn quan điểm với nhau. Đó có lẽ là lý do mà chúng ta gần nhau, hiểu nhau, giúp đỡ nhau và quý nhau nhiều hơn. Tớ sẽ nhớ mãi các bạn, chúng ta cùng nhau cố gắng để cùng nhau trưởng thành, cùng đắp xây kiến thức, để được làm cái nghê” thiêng liêng nhất trong tất cả các nghề”. Những cảm xúc về nghề nghiệp: Trong trường học, người giáo viên là lực lượng nòng cốt, là người vạch ra những định hướng đầu tiên cho học sinh, ươm mầm cho thế hệ trẻ trong tương lai và là những tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Người giáo viên không chỉ dừng lại ở việc truyền thụ kiến thức mà còn phải chăm lo phát triển toàn diện của học sinh về đức (đạo đức), trí (trí tuệ), thể (thể thao), mĩ (thẩm mĩ), lao (lao động) để đảm bảo sự phát triển đều đặn và vững chắc của học sinh. Để hoàn thành nhiệm vụ cao cả ấy là cả một quá trình nổ lực phấn đấu không ngừng nghỉ của giáo viên. Vì vậy người giáo viên phải không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức để bắt kịp sự phát triển của xã hội. Là giáo viên tương lai nên em cũng phải không ngừng học tập, vận dụng các phương pháp, kiến thức đã học để giảng dạy tốt hơn, học tập kinh nghiệm của các thầy cô đi trước, đúc kết kinh nghiệm sau này để giảng dạy tốt hơn và nếu có điều kiện em sẽ tiếp tục học nâng cao trình độ của mình lên, tìm hiểu tham gia học đầy đủ các lớp bồi dưỡng dành cho giáo viên, áp dụng các thành tụ khoa học công nghệ vào trong giảng dạy để phát huy hết tất cả các khả năng của học sinh. Ngoài ra còn phải thường xuyên trao dồi và nâng cao phẩm chất đạo đức để trở thành tấm gương sáng cho học sinh. Bình Dương, ngày 21 tháng 2 năm 2017 Người viết Trần Thị Thoan PHẦN IV: NHẬN XÉT CỦA GVHD
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan