Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn tích cực sử dụng phương tiện - đồ dùng dạy học để tạo hứng thú cho học sin...

Tài liệu Skkn tích cực sử dụng phương tiện - đồ dùng dạy học để tạo hứng thú cho học sinh trong môn địa lí 12

.PDF
20
260
126

Mô tả:

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “TÍCH CỰC SỬ DỤNG PHƢƠNG TIỆN – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC NHẰM TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH TRONG MÔN ĐỊA LÍ 12” MỤC LỤC Trang Mục lục………………………………………………………………………...…1 1. Đặt vấn đề………………………………………………………………...……2 2. Giải quyết vấn đề…………………………………………………………........3 2.1. Cơ sở lý luận……………………………………………………………........3 2.1.1. Khái quát về PT-ĐDDH………………………………………………........3 2.1.2. Chức năng của PT-ĐDDH………………………………….………….…..4 2.1.3. Sự phát triển của PT-ĐDDH…………………………………………….…5 2.2. Cơ sở thực tiễn………………………………………………………….........6 2.3. Các giải pháp thực hiện……………………………………………………....7 2.4. Kết quả thu đƣợc……………………………………………………..……..15 2.4.1. Về mức độ tích cực của học sinh………………………………………....15 2.4.2. Về chất lƣợng bài khảo sát………………………………………………..15 2.4.3. Đánh giá………………………………………………………...………...16 3. Kết luận……………………………………………………………………….17 3.1.Ý nghĩa của sáng kiến………………………………………………..……...17 3.2. Khả năng áp dụng của sáng kiến…………………………………..………..17 3.3. Bài học kinh nghiệm………………………………………………………..18 3.4. Kiến nghị……………………………………………………….…………...19 Tài liệu tham khảo………………………………………………….……………20 -1- Giáo viên Trần Đình Long Trường THPT số 3 Bảo Thắng SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “TÍCH CỰC SỬ DỤNG PHƢƠNG TIỆN – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC NHẰM TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH TRONG MÔN ĐỊA LÍ 12” SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “TÍCH CỰC SỬ DỤNG PHƢƠNG TIỆN – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC NHẰM TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH TRONG MÔN HỌC ĐỊA LÍ 12” 1. Đặt vấn đề Trong quá trình tiếp thu tri thức phƣơng pháp là vô cùng quan trọng, khoa học đã chứng minh khi chúng ta sử dụng nhiều hơn các giác quan, đặc biệt là thị giác hay trực tiếp thực hành khả năng tiếp thu sẽ cao hơn so với việc chúng ta chỉ dùng thính giác. Do đó hiện nay hầu nhƣ tất cả các môn học đều sử dụng rất nhiều phƣơng tiện - đồ dùng dạy học (PT-ĐDDH), các phƣơng tiện trực quan sinh động nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy. Địa lí là một trong những môn học sử dụng nhiều PT-ĐDDH nhƣ bản đồ, tranh ảnh, sơ đồ, bảng biểu thống kê, phim ảnh…mặc dù vậy trong quá trình dạy và học môn Địa lí nhiều giáo viên (GV) và học sinh (HS) vẫn có quan niệm quan niệm đó là môn học thuộc lòng, chỉ cần học thuộc bài là đạt điểm cao, không cần tƣ duy, suy nghĩ nhƣ các môn học khác. Việc dạy và học của thầy và trò do đó thƣờng là giảng và chép nhƣ một môn học thuộc, mà chƣa thƣờng xuyên sử dụng các đồ phƣơng tiện dạy học nhằm tạo hứng thú cho HS khi học. Do đó, chƣa kích thích đƣợc khả năng tƣ duy, sáng tạo, chủ động của HS, chƣa giúp cho HS nắm bắt đƣợc bản chất các hiện tƣợng địa lí, đặc biệt là khả năng phân tích, tổng hợp, so sánh còn yếu. Đây là một vấn đề cấp thiết, nhằm đổi mới tƣ duy, phƣơng pháp dạy học, phƣơng pháp tiếp cận với tri thức. Đối với bản thân tôi, là một GV trẻ mới ra trƣờng, tôi rất mong muốn đƣợc áp dụng những cái mới, những phƣơng pháp dạy học tích cực vào giảng dạy. Vì vậy tôi lựa chọn sáng kiến kinh nghiệm “tích cực sử dụng phương tiện – đồ dùng dạy học nhằm tạo hứng thú cho học sinh trong môn học địa lí 12” Mục đích của việc nghiên cứu là so sánh sự hứng thú của HS thông qua việc theo dõi tính tích cực của HS ở trên lớp và kết quả bài khảo sát ở những tiết -2- Giáo viên Trần Đình Long Trường THPT số 3 Bảo Thắng SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “TÍCH CỰC SỬ DỤNG PHƢƠNG TIỆN – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC NHẰM TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH TRONG MÔN ĐỊA LÍ 12” học sử dụng và không sử dụng (hoặc sử dụng chƣa triệt để) PT-ĐDDH. Từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cần thiết. Đối tƣợng nghiên cứu là học sinh lớp 12A1 năm học 2013-2014, trƣờng THPT số 3 Bảo Thắng. Phạm vi nghiên cứu chƣơng trình Địa lí lớp 12 – Ban cơ bản. 2. Giải quyết vấn đề 2.1. Cơ sở lí luận Con đƣờng nhận thức đƣợc của học sinh là: "Từ trực quan sinh động đến tƣ duy trừu tƣợng, từ tƣ duy trừu tƣợng đến thực tiễn". Vì vậy, để HS có thể chiếm lĩnh tri thức một cách tự nhiên, hứng thú và khắc sâu kiến thức thì vấn đề sử dụng PT-ĐDDH trong các tiết dạy là một yếu tố hết sức quan trọng. Các môn học nói chung và môn Địa lí nói riêng, PT-ĐDDH là một trợ thủ đắc lực thúc đẩy quá trình nhận thức, phát triển tƣ duy, sáng tạo và rèn luyện kỷ năng thực hành cho học sinh. Có cách sử dụng dạy học hợp lý sẽ tạo nên những giờ học hấp dẫn, lý thú, mang lại kết quả cao. 2.1.1. Khái quát về PT-ĐDDH PT-ĐDDH đã có từ lâu gắn liền với hệ thống các phƣơng pháp dạy học (PPDH) truyền thống theo quan điểm lấy GV làm trung tâm. Chức năng minh hoạ của PT-ĐDDH đƣợc coi trọng và khai thác có hiệu quả trong dạy học. Nhờ có các phƣơng tiện này mà các biểu tƣợng đƣợc hình thành rõ nét hơn, nhiều sự vật hiện tƣợng địa lí trở nên gần gũi hơn với HS. Các phƣơng tiện này chứa trong mình dƣới dạng vật chất cả hình ảnh bên ngoài lẫn dấu hiệu, thuộc tính bên trong của các đối tƣợng, mà nhờ sự phân tích tìm tòi của HS, các đặc điểm đó đƣợc biểu hiện ra bên ngoài. PT-ĐDDH là nguồn tri thức, đòi hỏi sự khám phá, tìm tòi của HS. Phƣơng tiện dạy học là “hình ảnh kép” của PPDH. Mỗi PPDH đặc trƣng là hệ thông các hoạt động của GV và HS nhằm đạt đƣợc mục đích, do đó đòi hỏi phải có PT-ĐDDH phù hợp. PPDH đƣợc thực hiện bằng các hoạt động với các -3- Giáo viên Trần Đình Long Trường THPT số 3 Bảo Thắng SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “TÍCH CỰC SỬ DỤNG PHƢƠNG TIỆN – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC NHẰM TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH TRONG MÔN ĐỊA LÍ 12” phƣơng tiện cụ thể. Ngoại trừ lời nói thì chữ viết, các phƣơng tiện nhƣ bản đồ, Atlat, biểu đồ, sơ đồ…luôn có mặt gắn liền với các PT-ĐDDH Nội dung dạy học đƣợc chứa trong PT-ĐDDH là nguồn tri thức. Mặt khác nhƣ đã nói, PPDH và phƣơng tiện dạy học thống nhất với nhau. Từ đó có thể đi đến kết luận là PPDH chính là sự tích hợp của nội dung dạy học và PT-ĐDDH. Quan niệm nhƣ vậy là đề cao chức năng nguồn tri thức của PT-ĐDDH bên cạnh chức năng truyền thống là trực quan. 2.1.2. Chức năng của PT-ĐDDH * Chức năng minh họa - Các PT-ĐDDH có tính trực quan cao, dùng để minh hoạ cho các sự vật hiện tƣợng địa lí. - Các PT-ĐDDH là hình ảnh rõ nét của các đối tƣợng địa lí; nhờ vào PTĐDDH mà HS có các biểu tƣợng rõ ràng và đúng đắn về các đối tƣợng địa lí. - Đối tƣợng địa lí trải rộng trong một không gian rộng lớn. Nhờ vào PTĐDDH, HS mới có thể tăng hiểu biết về các đối tƣợng địa lí. * Chức năng là nguồn tri thức - PT-ĐDDH không chỉ là hình ảnh bên ngoài của sự vật, hiện tƣợng địa lí mà còn chứa đựng nội dung bên trong của đối tƣợng địa lí. - PT-ĐDDH chứa đựng các khái niệm, mối liên hệ nhân quả, quy luật địa lí…Lấy bản đồ Việt Nam làm ví dụ. Trên bản đồ có các khái niệm chung (sông, núi, hồ, biển…), khái niệm riêng (sông Hồng, dãy Hoàng Liên Sơn,…), các mối liên hệ nhân quả (gió phơn Tây Nam khô nóng là kết quả của gió tây nam từ vịnh Bengan sau khi vƣợt qua dãy Trƣờng Sơn Bắc; nơi mƣa nhiều nơi mƣa ít trên lãnh thổ là kết quả của mối liên hệ giữa hƣớng gió và địa hình…) PT-ĐDDH chứa đựng tri thức Địa lí, do đó trong dạy học chúng đƣợc dùng làm công cụ chho HS khám phá, tìm tòi tri thức. 2.1.3. Sự phát triển của PT-ĐDDH -4- Giáo viên Trần Đình Long Trường THPT số 3 Bảo Thắng SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “TÍCH CỰC SỬ DỤNG PHƢƠNG TIỆN – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC NHẰM TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH TRONG MÔN ĐỊA LÍ 12” Sự phát triển của PT-ĐDDH liên quan đến nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất là PPDH và sự tiến bộ khoa học kĩ thuật. Trong PPDH truyền thống với ƣu thế cung cấp cho HS những tri thức có sẵn, các PT-ĐDDH đóng vai trò quan trọng trong việc minh hoạ, hoặc cụ thể hoá các kiến thức địa lí trừu tƣợng đối với HS Khi đổi mới dạy học theo hƣớng phát huy tính tích cực, chủ động của HS – mà hoạt động độc lập của HS với các nguồn tri thức đƣợc xem nhƣ một dấu hiệu quan trọng – thì các PT-ĐDDH càng có vị trí hết sức to lớn, tạo điều kiện cho dạy học đề cao chủ thể nhận thức của HS. Yêu cầu về đủ PT-ĐDDH và đa dạng các thể loại trở nên có tính bắt buộc. Nếu nhƣ trƣớc đây HS có thể nghe thầy “dạy chay” đƣợc nếu không có PT-ĐDDH thì hiện nay với PPDH mới, HS không thể “làm chay” đƣợc. Không có PT-ĐDDH, HS đành phải lắng nghe một cách thụ động lời giảng của thầy, nhƣ vậy vô hình chung sẽ quay lại kiểu dạy học “lấy thầy làm trung tâm” Sự tiến bộ nhanh chóng của khoa học kĩ thuật hiện đại đã tạo nên các PTĐDDH hiện đại về nghe nhìn, công nghệ thông tin. Hiện nay danh mục PT-ĐDDH rất phong phú và đa dạng, bao gồm: - Tranh ảnh, bảng, biểu đồ, sơ đồ, hình vẽ - Phiếu học tập - Lát cắt địa hình - Bản đồ giáo khoa - Mô hình, khối đồ, mẫu vật - Dụng cụ thí nghiệm đơn giản - Phòng địa lí, vƣờn địa lí - Phim, video clip - Bản trong dùng cho may chiếu - Băng đĩa, máy ghi âm và ghi hình -5- Giáo viên Trần Đình Long Trường THPT số 3 Bảo Thắng SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “TÍCH CỰC SỬ DỤNG PHƢƠNG TIỆN – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC NHẰM TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH TRONG MÔN ĐỊA LÍ 12” - Máy vi tính - Phần mềm dạy học 2.2. Cơ sở thực tiễn Môn Địa lí 12 tìm hiểu hoàn toàn về địa lí Việt Nam, nội dung kiến thức tuy mới nhƣng nếu các em đã nắm chắc đƣợc chƣơng trình Địa lí đại cƣơng ớ lớp 10 thì việc khai thác kiến thức không khó. Tuy vậy, đối với hầu hết các em học sinh lớp 12A1 thì Địa lí không phải là môn chính (không phải môn thi Đại học) do đó các em không hoàn toàn tập trung vào môn học, việc nắm bắt kiến thức thầy cô giảng chƣa đƣợc tốt. Khả năng phân tích, tổng hợp, so sánh còn yếu; hầu hết chƣa thực sự có hứng thú học tập và kết quả chƣa cao. Việc sử dụng PT-ĐDDH trong các Nhà trƣờng hiện nay chƣa thực sự thƣờng xuyên và hiệu quả. Do cả các nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan mà PT-ĐDDH chƣa thực sự phát huy đƣợc hiệu quả của nó, trong đó có vai trò mang lại hứng thú học tập cho HS. Tôi đã thực hiện khảo sát vào một tiết học, cụ thể là tiết 4 – Bài 6: Đất nƣớc nhiều đồi núi (tiết 1), kết quả thu đƣợc nhƣ sau: Về mức độ tích cực của học sinh Tiêu chí đánh giá Số lƣợt (học sinh) Tỉ lệ so với cả lớp (%) Xung phong phát biểu bài 7 17.5 Trả lời đúng 4 10.0 Không chú ý hoặc làm việc riêng 5 12.5 Về chất lƣợng bài khảo sát Đạt loại Số lƣợng (bài) Tỉ lệ so với cả lớp (%) Giỏi 1 2.5 Khá 7 17.5 Trung bình 20 50.0 -6- Giáo viên Trần Đình Long Trường THPT số 3 Bảo Thắng SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “TÍCH CỰC SỬ DỤNG PHƢƠNG TIỆN – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC NHẰM TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH TRONG MÔN ĐỊA LÍ 12” Yếu 8 20.0 Kém 4 10.0 Nguyên nhân * Nguyên nhân từ HS - Ý thức học tập của học sinh chƣa cao. - Trình độ nhận thức còn hạn chế - Khả năng ghi nhớ kém - Có tính ỉ lại, không chịu tìm tòi, không chủ động nắm bắt kiến thức - Không tập trung vào bài học - Khả năng tổng hợp kiến thức kém, tiếp thu bài chậm * Nguyên nhân từ GV - Giáo viên mới chỉ quan tâm đến kiến thức nội dung chính của bài và những kiến thức nào cần học thuộc. - Bài giảng còn chƣa thật hấp dẫn, chƣa thu hút học sinh. - Các phƣơng pháp giảng dạy còn hạn chế, chƣa thật sự phát huy đƣợc vai trò của đồ dùng dạy học (mà ở đây là bản đồ; tranh ảnh) - Bài giảng cứng nhắc, nặng về nội sung văn bản, thiếu tính sáng tạo Thực trạng trên đòi hỏi tôi phải có những biện pháp thay đổi phƣơng pháp dạy, tích cực hơn nữa trong việc sử dụng đồ dùng dạy học nhằm tạo hứng thú cho học sinh, từ đó nâng cao chất lƣợng giảng dạy. 2.3. Các giải pháp thực hiện Trƣớc tiên ta phải nắm vững một số nguyên tắc khi sử dụng các PT-ĐDDH nhƣ sau: - Sử dụng PT-ĐDDH phải đáp ứng đƣợc mục tiêu và phù hợp với nội dung của việc giảng dạy. -7- Giáo viên Trần Đình Long Trường THPT số 3 Bảo Thắng SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “TÍCH CỰC SỬ DỤNG PHƢƠNG TIỆN – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC NHẰM TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH TRONG MÔN ĐỊA LÍ 12” - Phải luôn đề cao vai trò hoạt động chủ động, tích cực của học sinh. Giáo viên luôn tạo điều kiện tối đa cho học sinh tự mình làm việc với các phƣơng tiện – đồ dùng dạy học để khám phá, tìm tòi các tri thức cần thiết, đảm bảo toàn bộ học sinh trong lớp đƣợc tiếp xúc với các PT-ĐDDH. - Sử dụng PT-ĐDDH đúng lúc. - Sử dụng PT-ĐDDH đúng chỗ. Chọn vị trí đặt để học sinh nào cũng có thể quan sát đƣợc và nếu cần học sinh nào cũng có thể tiếp cận. - Sử dụng PT-ĐDDH đủ cƣờng độ. - Phối hợp nhiều loại PT-ĐDDH khác nhau, không nên quá lạm dụng một phƣơng nào đó sẽ gây nhàm chán. Hiện này đối với môn học Địa lí có rất nhiều các PT-ĐDDH. Tuy nhiên trong phạm vi sáng kiến tôi tập trung đi sâu vào sử dụng một số PT-ĐDDH đƣợc sử dụng trong một số bài học cụ thể nhƣ sau: Ví dụ: Khi dạy bài “Đặc điểm dân số và phân bố dân cƣ nƣớc ta” Khi đề cấp đến khái niệm bùng nổ dân số, GV cho HS phân tích “Biểu đồ gia tăng dân số trung bình qua các năm” -8- Giáo viên Trần Đình Long Trường THPT số 3 Bảo Thắng SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “TÍCH CỰC SỬ DỤNG PHƢƠNG TIỆN – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC NHẰM TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH TRONG MÔN ĐỊA LÍ 12” Qua đó các em HS sẽ thấu rằng bùng nổ dân số có những dấu hiệu sau: + Tỉ lệ sinh cao + Tỉ lệ tử giảm chậm + Dân số gia tăng nhanh chóng -9- Giáo viên Trần Đình Long Trường THPT số 3 Bảo Thắng SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “TÍCH CỰC SỬ DỤNG PHƢƠNG TIỆN – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC NHẰM TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH TRONG MÔN ĐỊA LÍ 12” Hoặc khi dạy mục 3 (phân bố dân cƣ chƣa hợp lí), GV có thể hƣớng dẫn HS sử dụng các PT-ĐDDH nhƣ sau: - Trƣớc hết, GV yêu cầu HS dựa vào hình 16.2 SGK phóng to hoặc trang 15 Atlat Địa lí Việt Nam để thực hiện các câu hỏi: + So sánh mật độ dân số ở vùng đồng bằng, ven biển với vùng núi, trung du (đồng bằng có mật độ dân số rất cao, miền núi và trung du rất thấp; mật độ của đồng bằng gấp nhiều lần miền núi) Ví dụ: Bài “Vấn đề phát triển nông nghiệp” Dạy về nội dung phân bố lúa (mục a. Sản xuất lƣơng thực), GV có thể tiến hành nhƣ sau: - GV yêu cầu HS dựa vào trang 19 Atlat Địa lí Việt Nam: + Xác định những nơi có tỉ lệ diện tích trồng lúa so với diện tích cây lƣơng thực vào loại cao nhất – trên 90% (Đồng bằng sông Cửu Long, nhiều tỉnh ở Đồng bằng sông Hồng) + Xác định vùng có diện tích trồng lúa và sản lƣợng cao nhất cả nƣớc (Đồng bằng sông Cửu Long) - Tiếp theo, GV yêu cầu HS chỉ bản đồ Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản (bản đồ treo tƣờng): vùng trồng lúa lớn nhất, vùng có năng suất cao nhất nƣớc ta (GV cũng có thể yêu cầu HS đứng tại chỗ nêu tên các vùng trồng lúa nhiều nhất, vùng có năng suất cao nhất; GV kết hợp chỉ bản đồ về các vùng này) Dạy về nội dung phân bố các cây công nghiệp, GV có thể tiến hành nhƣ sau: - Trƣớc tiên, GV yêu cầu HS dựa vào các trang 19 Atlat Địa lí Việt Nam, kết hợp SGK tìm hiểu sự phân bố các cây công nghiệp ở nƣớc ta, rồi hoàn thành bảng sau: - 10 - Giáo viên Trần Đình Long Trường THPT số 3 Bảo Thắng SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “TÍCH CỰC SỬ DỤNG PHƢƠNG TIỆN – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC NHẰM TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH TRONG MÔN ĐỊA LÍ 12” Cây công nghiệp Nơi phân bố chủ yếu 1. Cây công nghiệp lâu năm - Cà phê - Cao su - Hồ tiêu - Điều - Dừa - Chè 2. Cây công nghiệp hàng năm - Mía - Lạc - Đậu tƣơng - Bông - Đay - Dâu tằm - Thuốc lá - Sau khi HS hoàn thành bài tập, GV yêu cầu HS lên bảng trình bày và chỉ bản đồ Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản sự phân bố các cây công nghiệp. Mỗi HS trình bày về một nhóm cây. - 11 - Giáo viên Trần Đình Long Trường THPT số 3 Bảo Thắng SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “TÍCH CỰC SỬ DỤNG PHƢƠNG TIỆN – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC NHẰM TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH TRONG MÔN ĐỊA LÍ 12” Ví dụ: Khi giảng bài 18 “Đô thị hoá” ta có thể sử dụng các tranh ảnh đến minh họa nhƣ sau: * Khi giảng về đặc điểm đô thị nƣớc ta Gv cho HS quan sát tranh ảnh về một số đô thị cổ và phát phiếu học tập số 1 (phiếu cá nhân) Sơ đồ hoàng thành Thăng Long Phố cổ Hội An thế kỉ XVI - 12 - Giáo viên Trần Đình Long Trường THPT số 3 Bảo Thắng SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “TÍCH CỰC SỬ DỤNG PHƢƠNG TIỆN – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC NHẰM TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH TRONG MÔN ĐỊA LÍ 12” Đọc SGK hoàn thành bảng lịch sử quá trình phát triển đô thị ở nƣớc ta Lịch sử phát triển đô thị ở nƣớc ta Thời kì Đặc điểm Đô thị điển hình Phong kiến Pháp thuộc 1954 – 1975 - Miền Bắc - Miền Nam 1975 – Đến nay - GV gọi 1 HS trả lời câu hỏi trong phiếu học tập HS khác bổ sung - GV tổng kết và cho HS quan sát đáp án của phiếu học tập số 1. - Yêu cầu HS bổ sung những chỗ còn thiếu vào phiếu học tập cá nhân. Hoặc khi giảng về những ảnh hƣởng tích cực và tiêu cực của quá trình đô thị hóa đối với phát triển kinh tế xã hội. - GV chia lớp thành 4 nhóm trong đó nhóm 1, 2 hoàn thành phiếu học tập số 2. Nhóm 3, 4 hoàn thành phiếu học tập số 3 Phiếu học tập số 2 Cơ cấu kinh tế Ảnh hƣởng tích cực Thị trƣờng ............... ....................... ....................... . Chất lƣợng lao động ...................... ...................... - 13 - Giáo viên Trần Đình Long Trường THPT số 3 Bảo Thắng SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “TÍCH CỰC SỬ DỤNG PHƢƠNG TIỆN – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC NHẰM TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH TRONG MÔN ĐỊA LÍ 12” Phiếu học tập số 3 Đời sống Ảnh hƣởng tiêu cực .............. .............. Môi trƣờng ............. - GV cho HS quan sát một số hình ảnh minh hoạ về các trung tâm thƣơng mại, vui chơi giải trí tại các đô thị Hoặc tình trạng lộn xộn của giao thông và ô nhiễm môi trƣờng đô thị - 14 - Giáo viên Trần Đình Long Trường THPT số 3 Bảo Thắng SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “TÍCH CỰC SỬ DỤNG PHƢƠNG TIỆN – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC NHẰM TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH TRONG MÔN ĐỊA LÍ 12” HS dựa vào tranh ảnh minh hoạ và kiến thức thực tế hoàn thành phiếu học tập. - GV gọi đại diện từng nhóm lên trả lời - GV bổ sung, tổng kết và cho HS quan sát đáp án của phiếu học tập số 2 và 3. 2.4. Kết quả thu đƣợc Sáng kiến sau khi đƣợc áp dụng, sử dụng trong một thời gian. Tôi đã lấy “Tiết 25 – Bài 22: Vấn đề phát triển nông nghiệp” để đánh giá hiệu quả của việc áp dụng sáng kiến. Kết quả thu đƣợc nhƣ sau: 2.4.1. Về mức độ tích cực của học sinh Trƣớc khi áp dụng giải pháp Tiêu chí đánh giá Số lƣợt HS Tỉ lệ so với cả lớp (%) Xung phong phát biểu bài 9 22.5 Trả lời đúng 4 10.0 Không chú ý hoặc làm việc riêng 3 7.5 Sau khi áp dụng giải pháp Tiêu chí đánh giá Số lƣợt (học sinh) Tỉ lệ so với cả lớp (%) Xung phong phát biểu bài 26 65.0 Trả lời đúng 17 42.5 Không chú ý hoặc làm việc riêng 1 2.5 2.4.2. Về chất lượng bài khảo sát Trƣớc khi áp dụng giải pháp Đạt loại Số lƣợng (bài) Tỉ lệ so với cả lớp (%) Giỏi 1 2.5 Khá 8 20.0 - 15 - Giáo viên Trần Đình Long Trường THPT số 3 Bảo Thắng SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “TÍCH CỰC SỬ DỤNG PHƢƠNG TIỆN – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC NHẰM TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH TRONG MÔN ĐỊA LÍ 12” Trung bình 20 50.0 Yếu 7 17.5 Kém 4 10.0 Đạt loại Số lƣợng (bài) Tỉ lệ so với cả lớp (%) Giỏi 5 12.5 Khá 18 45.0 Trung bình 14 35.0 Yếu 3 7.5 Kém 0 0 Sau khi áp dụng giải pháp 2.4.3. Đánh giá Qua kết quả thu đƣợc, so sánh với kết quả khảo sát trƣớc khi áp dụng sáng kiến, ta thấy có sự chuyển biến tích cực về cả mức độ tích của HS và ở cả chất lƣợng bài khảo sát. Cụ thể nhƣ sau: * Mức độ tích cực của HS Tiêu chí đánh giá Số lƣợt (học sinh) Tỉ lệ so với cả lớp (%) So với khảo sát lần đầu khi chƣa áp dụng sáng kiến Xung phong phát biểu bài 26 65.0 Tăng 2.9 lần Trả lời đúng 17 42.5 Tăng 4.3 lần Không chú ý hoặc làm việc riêng 1 2.5 Giảm 3 lần * Chất lƣợng bài khảo sát Đạt loại Số lƣợng (bài) Tỉ lệ so với cả lớp (%) So với khảo sát lần đầu khi chƣa áp dụng sáng kiến Giỏi 5 12.5 Tăng 5 lần Khá 18 45.0 Tăng 2.3 lần Trung bình 14 35.0 Giảm 1.4 lần - 16 - Giáo viên Trần Đình Long Trường THPT số 3 Bảo Thắng SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “TÍCH CỰC SỬ DỤNG PHƢƠNG TIỆN – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC NHẰM TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH TRONG MÔN ĐỊA LÍ 12” Yếu 3 7.5 Giảm 2.3 lần Kém 0 0 Không còn bài kém 3. Kết luận 3.1. Ý nghĩa của sáng kiến đối với công việc giảng dạy môn Địa lí 12 của giáo viên. Qua sáng kiến trên ta có thể thấy: PT-ĐDDH có vai trò vô cùng quan trọng. Nó tạo cơ hội để hình thành biểu tƣợng về sự vật, hiện tƣợng địa lí rõ nét hơn, giúp HS nắm vững kiến thức hơn. Kết quả nghiên cứu thực tê cho thấy, HS nhớ kiến thức 30% nếu chỉ đƣợc nghe, còn nếu cả nghe lẫn nhìn sẽ nhớ đƣợc 50% kiến thức. Do vậy sử dụng phƣơng tiện dạy học vừa làm cho HS hiểu bài nhanh hơn, vừa nhớ đƣợc kiến thức hơn. PT-ĐDDH đƣợc xem là “điểm tựa” cho hoạt động chí tuệ của HS, góp phần nâng cao năng lực tƣ duy của HS. Thực hiện nhiệm vụ GV yêu cầu trên cơ sở quan sát, phân tích PT-ĐDDH đòi hỏi HS phải sử dụng các thao tác tƣ duy. Đó là một trong những cơ hội để HS rèn luyện, phát triển tƣ duy. Đó là một trong những cơ hội để học sinh rèn luyện phát triển tƣ duy. PT-ĐDDH là cơ sở quan trọng để HS rèn luyện các kĩ năng địa lí và các phẩm chất: cẩn thận, trung thực, cụ thể. Làm việc với các PT-ĐDDH, HS cần phải có các kĩ năng nhất định về sử dụng các phƣơng tiện và các kĩ năng trong khai thác kiến thức chứa đựng trong bản thân các PT-ĐDDH. Đó cũng là cơ hội đê HS rèn luyện kĩ năng địa lí. Với những PT-ĐDDH đƣợc xử dụng hiệu quả sẽ làm cho HS không có cảm giác môn Địa lí là một môn học thuộc, từ đó phát huy đƣợc tính chủ động, tìm hiểu, khai thác tri thức từ tranh ảnh, bản đồ, lƣợc đồ…HS sẽ có hứng thú học tập, qua đó nâng cao chất lƣợng tiếp thu kiến thức. 3.2. Khả năng áp dụng của sáng kiến. Việc áp dụng sáng kiến trong các trƣờng THPT hiện nay là hoàn toàn khả thi bởi những lý do sau: - 17 - Giáo viên Trần Đình Long Trường THPT số 3 Bảo Thắng SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “TÍCH CỰC SỬ DỤNG PHƢƠNG TIỆN – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC NHẰM TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH TRONG MÔN ĐỊA LÍ 12” Các phƣơng tiện đồ dùng dạy học sử dụng trong sáng kiến đều đã đƣợc các Nhà trƣờng trang bị tƣơng đối đầy đủ hoặc tìm kiếm tƣơng đối dễ dàng ở bên ngoài. Ngay cả bản thân các em học sinh cũng có thể tự tìm kiếm các phƣơng tiện trên thông qua sách báo, internet… Hầu hết GV và HS đã đƣợc làm quen với việc sử dụng các phƣơng tiện đồ dùng dạy học trong việc giảng dạy và học tập. Sáng kiến này khi đƣợc áp dụng hiệu quả sẽ đem lại hứng thú cho học sinh do đó sẽ nâng cao chất lƣợng học tập, hoàn toàn không ảnh hƣởng đến các môn học khác do đó chắc chắn sẽ đƣợc Nhà trƣờng ủng hộ, các em học sinh đón nhận nhiệt tình. 3.3. Bài học kinh nghiệm Qua thực tiễn áp dụng sáng kiến “Tích cực sử dụng Phƣơng tiện – đồ dùng dạy học nhằm tạo hứng thú cho học sinh trong môn Địa lí 12” tôi rút ra đƣợc một số kinh nghiệm nhƣ sau: Cần làm tốt việc điều tra, khảo sát tình hình để nắm chắc đối tƣợng học sinh dạy từ đó phân loại đối tƣợng để lập kế hoạch dạy học. Phải nắm chắc các kỹ năng sử dụng PT-ĐDDH, hƣớng dẫn một cách dễ hiểu nhất để học sinh có thể khai thác hiệu quả. Cách soạn giáo án cũng nhƣ cách đƣa ra các câu hỏi tạo hứng thú và phát huy tính tích cực chủ động của HS. Phải xây dựng đƣợc phƣơng pháp khai thác tri thức với các PT-ĐDDH Mỗi giáo viên phải thƣờng tự học, tự bồi dƣỡng, tự rèn luyện để không ngừng trau dồi về kiến thức, kỹ năng và giải pháp làm thế nào giúp học sinh sử dụng vở bài tập bản đồ có hiệu quả tốt . Thực tế, việc sử dụng PT-ĐDDH trong dạy học Địa lí là một tất yếu, là một điều kiện không thể thiếu trong quá trình đổi mới PPDH hiện nay. Tuy vậy, chỉ khi nào PT-ĐDDH đƣợc áp dụng thƣờng xuyên, đúng lúc, đúng chỗ, đúng vào nội dung bài học thì việc khai thác mới thực sự mang lại sự hứng thú cho HS - 18 - Giáo viên Trần Đình Long Trường THPT số 3 Bảo Thắng SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “TÍCH CỰC SỬ DỤNG PHƢƠNG TIỆN – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC NHẰM TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH TRONG MÔN ĐỊA LÍ 12” và chất lƣơng đào tạo mới đƣợc nâng lên. Làm sao để các thầy cô đều sử dụng thành công các PT-ĐDDH vào bài giảng, mang lại sự thay đổi rõ nét trong chất lƣợng giáo dục là điều chúng ta cần phải bàn rất nhiều. 3.4. Những ý kiến đề xuất với Sở giáo dục và đào tạo Lào Cai Tiếp tục quan tâm hơn nữa, giúp đỡ và tạo điều kiện hơn nữa để các trƣờng THPT ngày càng trang bị thêm đƣợc các phƣơng tiện cần thiết cho giảng dạy nhƣ: bản đồ, biểu đồ, máy chiếu, quả địa cầu, tranh ảnh, video clip các loại. Thƣờng xuyên mở các lớp tập huấn nâng cao trình độ cho giáo viên môn Địa lí nói riêng, giáo viên phổ thông nói chung, đặc biệt là tập huấn về việc sử dụng các phƣơng tiện đồ dùng dạy học trong giảng dạy môn Địa lí 12 nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Tổ chức các buổi trao đổi, rút kinh nghiệm chuyên môn giữa các trƣờng trong tỉnh. ----------------------Bảo Thắng, ngày 05 tháng 6 năm 2014 Ngƣời viết Trần Đình Long - 19 - Giáo viên Trần Đình Long Trường THPT số 3 Bảo Thắng SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “TÍCH CỰC SỬ DỤNG PHƢƠNG TIỆN – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC NHẰM TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH TRONG MÔN ĐỊA LÍ 12” TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Dƣợc, Nguyễn Trọng Phúc. Lí luận dạy học địa lí. NXB ĐH Quốc gia Hà Nội. 2001. 2. Phạm Thị Sen (chủ biên). Hướng dẫn thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 12. NXB Giáo dục, 2008 3. Nguyễn Trọng Phúc. Phương tiện, thiết bị kĩ thuật dạy học địa lí. NXB ĐH Quốc gia Hà Nội, 2001. 4. Lê Thông (chủ biên). Địa lý Kinh tế - xã hội Việt Nam. Nxb Đại học Sƣ phạm Hà Nội, 2011 5. Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên). Địa lý các vùng kinh tế Việt Nam. Nxb GDVN, 2009 6. Lâm Quang Dốc. Bản đồ học. NXB Đại học Sƣ phạm Hà Nội, 2004 - 20 - Giáo viên Trần Đình Long Trường THPT số 3 Bảo Thắng
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan