Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học vật lí 9...

Tài liệu Skkn sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học vật lí 9

.DOC
22
7990
80

Mô tả:

Skkn sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học vật lí 9
I. ĐỀ TÀI: MỘT SỐ KINH NGHIỆM SỬ DỤNG KĨ THUẬT DẠY HỌC SƠ ĐỒ TƯ DUY ĐẠT HIỆU QUẢ TRONG TIẾT TỔNG KẾT CHƯƠNG MÔN VẬT LÍ 9 Ở TRƯỜNG THCS TRẦN QUỐC TOẢN-PHƯỚC SƠN. II. ĐẶT VẤN ĐỀ: - Sự bùng nổ của khoa học kĩ thuật, kiến thức loài người tăng theo cấp số nhân, thời gian học tập ở trường có giới hạn, một số kiến thức tiếp thu hôm nay có thể chỉ vài năm sau trở nên lạc hậu. Khi đó chỉ có người biết cách học, đặc biệt là biết tự học mới có thể bổ sung hoàn thiện và hệ thống được kiến thức đã học một cách đầy đủ. - Môn Vật lí cấp trung học cơ sở (THCS) là một trong những môn khoa học tự nhiên trong nhà trường phổ thông, chứa đựng một lượng kiến thức lớn nên việc hệ thống, ghi nhớ sau một nội dung bài học hay một chương, đòi hỏi người học phải có phương pháp học tập tích cực. - Kĩ thuật dạy học Sơ đồ tư duy (SĐTD) là công cụ hữu ích trong giảng dạy và học tập giúp giáo viên (GV) và học sinh (HS) thực hiện được điều đó. Qua nghiên cứu và thực nghiệm giảng dạy cho thấy một số GV còn gặp khó khăn trong việc tổ chức hoạt động dạy học trên lớp với việc thiết kế và sử dụng SĐTD cũng như chưa phát huy tối đa của HS về cách học bằng sơ đồ tư duy nhất là trong tiết tổng kết chương đạt hiệu quả. - Vì vậy tôi chọn đề tài “Một số kinh nghiệm sử dụng kĩ thuật dạy học sơ đồ tư duy đạt hiệu quả trong tiết tổng kết chương môn Vật lí 9 ở trường THCS Trần Quốc Toản-Phước Sơn”. * Giới hạn đề tài: - Đối tượng nghiên cứu: Kĩ thuật sử dụng SĐTD trong dạy và học theo phương pháp dạy học tích cực - Phạm vi nghiên cứu: Các bài tổng kết chương môn Vật lí THCS, học sinh lớp 9 trường THCS Trần Quốc Toản – Phước Hiệp – Phước Sơn – Quảng Nam. * Phương pháp nghiên cứu : Trong quá trình nghiên cứu đề tài tôi đã sử dụng một số phương pháp sau: 2 Sáng kiến kinh nghiệm – Môn Vật lí 9- Năm học 2012-2013 - Phương pháp điều tra giáo dục. - Phương pháp nghiên cứu lí luận . - Phương pháp quan sát sư phạm - Phương pháp thống kê, tổng hợp, so sánh. - Phương pháp mô tả. - Phương pháp vật lí. * Thời gian nghiên cứu: Đề tài thực hiện từ tháng 9 năm 2011 (năm học 2011-2012) đến tháng 3 năm 2013 (năm học 2012-2013). - Tháng 9 năm 2011 đến tháng 1 năm 2012 nghiên cứu các tài liệu liên quan đến đề tài. - Tháng 2 năm 2012 đến 4 năm 2012 nghiên cứu viết và hội thảo chuyên đề cấp tổ và trường - Tháng 9 năm 2012 đến 3 năm 2013 tiếp tục nghiên cứu, áp dụng, tổng hợp, xử lí các số liệu và hoàn thành đề tài. III. CƠ SỞ LÍ LUẬN: - Đổi mới phương pháp dạy học là công việc được ngành giáo dục quan tâm đúng mức. Trong phương pháp dạy học hiện nay là lấy HS làm trung tâm, giáo viên là người hướng dẫn cho HS tự tìm ra kiến thức mới. Người học tự tìm tòi, tự nghiên cứu một cách tích cực để từ đó chiếm lĩnh kiến thức trên cơ sở có sự tham gia hướng dẫn của giáo viên. - Bản đồ tư duy (BĐTD) còn gọi là sơ đồ tư duy, lược đồ tư duy,… là hình thức ghi chép nhằm tìm tòi đào sâu, mở rộng một ý tưởng, hệ thống hóa một chủ đề hay một mạch kiến thức,… bằng cách kết hợp việc sử dụng đồng thời hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết với sự tư duy tích cực. Đặc biệt đây là một sơ đồ mở, không yêu cầu tỉ lệ, chi tiết chặt chẽ như bản đồ địa lí, có thể vẽ thêm hoặc bớt các nhánh, mỗi người vẽ một kiểu khác nhau, dùng màu sắc, hình ảnh, các cụm từ diễn đạt khác nhau, cùng một chủ đề nhưng mỗi người có thể “thể Tác giả: Lê Xuân Thiệt – Trường THCS Trần Quốc Toản – Phước Sơn – Quảng Nam 3 Sáng kiến kinh nghiệm – Môn Vật lí 9- Năm học 2012-2013 hiện” nó dưới dạng SĐTD theo một cách riêng, do đó việc lập SĐTD phát huy được tối đa khả năng sáng tạo của mỗi người. - SĐTD chú trọng tới hình ảnh, màu sắc, với các mạng lưới liên tưởng (các nhánh). Có thể vận dụng SĐTD vào hỗ trợ dạy học kiến thức mới, củng cố kiến thức sau mỗi tiết học, ôn tập hệ thống hóa kiến thức sau mỗi chương, mỗi học kì... và nó còn giúp cán bộ quản lí giáo dục lập kế hoạch công tác. IV. CƠ SỞ THỰC TIỄN: 1. Đặc điểm tình hình: - Được sự quan tâm của chính quyền địa phương, lãnh đạo nhà trường về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học phục vụ cho công tác giảng dạy . - Giáo viên được tham gia tập huấn các lớp bồi dưỡng, nắm được các phương pháp dạy học tích cực cũng như các kĩ thuật dạy học tích cực đặc biệt là kĩ thuật dạy học sử dụng bản đồ tư duy, GV trong tổ cũng như GV toàn trường được tập huấn nhiều lần. - Học sinh trường THCS Trần Quốc Toản đa phần là các em ngoan hiền chịu khó trong học tập, các em có tương đối đầy đủ sách giáo khoa, sách bài tập cũng như làm quen dần với kĩ thuật dạy học SĐTD. 2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu. - Mặc dù GV được tập huấn nhiều lần về các kĩ thuật dạy học trong đó có sử dụng SĐTD nhưng nhiều GV còn e dè và gặp khó khăn trong việc tổ chức hoạt động dạy học trên lớp với việc thiết kế và sử dụng SĐTD - Kĩ thuật dạy học SĐTD không phải là mới nhưng nó chưa thực sự được áp dụng rộng rãi trong dạy học nên HS còn lúng túng trong việc tiếp thu và học tập. - Khi chưa áp dụng đề tài việc nắm kiến thức của HS ở bài tổng kết chương được thể hiện qua các bài khảo sát vào tháng 3 năm học 2011-2012, Vật lí ở lớp 9 và vào tháng 9 năm học 2012-2013 như sau: Tác giả: Lê Xuân Thiệt – Trường THCS Trần Quốc Toản – Phước Sơn – Quảng Nam 4 Sáng kiến kinh nghiệm – Môn Vật lí 9- Năm học 2012-2013 Năm học Lớp Số bài Giỏi Khá kiểm tra 2011-2012 9 9/1 2012-2013 9/2 Tổng cộng SL TL SL TL 33 25 24 82 0 1 1 2 % 0 4,0 4,2 2,4 3 2 3 8 % 9,0 8,0 12,5 9,7 Trung bình SL TL 8 8 6 22 % 24,2 32,0 25,0 26,8 Yếu SL TL% 10 8 10 28 30,3 32,0 41,6 31,1 Kém SL TL% 12 6 4 22 36,3 24,0 16,6 26,8 V. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI Vận dụng kĩ thuật dạy học Sơ đồ tư duy đạt hiệu quả trong tiết tổng kết chương môn Vật lí 9 cần: 1 Tổ chức hoạt động dạy học với SĐTD như sau: Trong tiết học sử dụng SĐTD để dạy học gồm có nhiều hoạt động nhưng có thể tổng hợp thành 4 hoạt động cơ bản sau: 1.1. Hoạt động 1: Lập SĐTD Mở đầu bài học tổng kết chương GV có thể cho HS lập bản đồ tư duy theo nhóm với các gợi ý liên quan đến chủ đề kiến thức bài học. 1.2. Hoạt động 2: Báo cáo thuyết minh về SĐTD Cho một vài HS hay đại diện của nhóm HS lên báo cáo thuyết minh về SĐTD mà nhóm mình đã thiết lập. Hoạt động này vừa giúp GV biết rõ việc hiểu kiến thức của học sinh, vừa rèn luyện kĩ năng trình bày ý tưởng trước đông người. 1.3. Hoạt động 3: Thảo luận, chỉnh sửa, hoàn thiện SĐTD Tổ chức cho HS thảo luận, bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện BĐTD (GV là người cố vấn để dẫn dắt đến kiến thức trọng tâm) 1.4. Hoạt động 4: Củng cố kiến thức bằng một BĐTD Tác giả: Lê Xuân Thiệt – Trường THCS Trần Quốc Toản – Phước Sơn – Quảng Nam 5 Sáng kiến kinh nghiệm – Môn Vật lí 9- Năm học 2012-2013 Cho HS trình bày, thuyết minh về kiến thức thông qua SĐTD mà các em vừa thiết kế và cả lớp đã chỉnh sửa và hoàn thiện bằng một SĐTD mà GV đã chuẩn bị sẵn hoặc dùng phần mềm iMindMap 5 để thực hiện. 2 Các bước thiết kế một SĐTD như sau: - SĐTD nhìn chung được thiết kế theo mỗi ý tưởng của cá nhân, song thì về nội dung và hình thức cũng theo các bước cơ bản sau: * Bước 1: Chọn từ trung tâm (hay còn gọi là từ khoá) là tên của một bài, một chủ đề hay một nội dung kiến thức cần khai thác như một cụm từ hoặc một hình ảnh cần phát triển. * Bước 2: Vẽ nhánh cấp một chính là nội dung chính của bài học hay chủ đề đó, chẳng hạn như định nghĩa, tính chất, dấu hiệu…. Tuy nhiên nên lập BĐTD có 4 nhánh cấp 1. * Bước 3: Vẽ các nhánh cấp hai, ba,… là nhánh con của các nhánh trước đó là các ý triển khai của nhánh trước đó. - Những từ khóa dù là tiêu đề chính hay phụ thì ta nên cố gắng viết hoa. Khi viết hoa, các từ khóa sẽ trở nên dễ nhìn, dễ đọc hơn, không bị “chìm” đi . 3 Một số kinh nghiệm giúp học sinh thích thú khi tổ chức hoạt động học tập với kĩ thuật dạy học sơ đồ tư duy trong tiết tổng kết chương. 3.1. Tâm lí học sinh: - Bản thân công tác ở miền núi gần 13 năm và đã thấy rằng HS người địa phương rất thích vẽ và vẽ rất đẹp có nhiều ý tưởng sáng tạo cũng chính vì điều này mà tạo nên sự thành công của việc học với SĐTD 3.2. Nội dung chuẩn bị ở nhà: - Đối với bất kì một tiết học nào thì việc xem trước nội dung bài học là rất quan trọng trong đó tiết ôn tập chương còn quan trọng hơn vì nó tổng hợp, hệ thống nhiều nội dung kiến thức đã học và nó còn là cơ sở để làm việc với bản đồ tư duy. Tác giả: Lê Xuân Thiệt – Trường THCS Trần Quốc Toản – Phước Sơn – Quảng Nam 6 Sáng kiến kinh nghiệm – Môn Vật lí 9- Năm học 2012-2013 - Chuẩn bị bút vẽ sơ đồ tư duy: Chọn các loại bút để thể hiện những từ khóa được rõ ràng, nét không quá lớn cũng không quá mỏng, có nét thanh nhỏ nhưng màu sắc đậm. - Chuẩn bị giấy vẽ: Nếu các em có điều kiện thì chuẩn bị giấy vẽ A4 hoặc cũng có thể ta dùng giấy vở để vẽ SĐTD cũng chính vì điều này mà hầu như tất cả các HS đều được tham gia vẽ SĐTD. 3.3. Hướng dẫn học sinh vẽ SĐTD đối với nội dung tiết ôn tập chương: - Thường chọn từ khóa trung tâm là tên học của chương và nên khuyến khích các em vẽ các hình đặc trưng của chương đó và viết bằng chữ in hoa. - Khi vẽ các nhánh sát nhau nên có sự tương phản, đó là cách để dễ nhớ nhất đó là tạo sự ấn tượng, sự hài hước,… và có cả màu sắc nữa. Nếu dùng nhiều màu sắc tương phản với nhau, màu sắc này sẽ gợi hình ảnh của màu sắc kia và ngược lại và cũng khuyến khích các em nên chọn hình ảnh đặc trưng cho nội dung của nhánh. 3.4. Hướng dẫn HS cách ôn và học tập đối với SĐTD: - Sau khi vẽ SĐTD xong có nhiều HS nhớ rất rõ SĐTD của mình, đến từng chi tiết nhưng nếu ta không ôn luyện thì chắc chắn sẽ quên ngay sau đó. Nên ta cần ôn tập SĐTD theo bốn mốc thời gian đó là: 10 phút sau khi vẽ, 1 ngày sau khi vẽ, 1 tuần sau khi vẽ và 1 tháng sau khi vẽ. Thời gian ôn tập được ghi vào góc nhỏ phía trên SĐTD và thường treo ngay góc học tập. - Cách ôn tập SĐTD là dùng một tờ giấy cùng kích cỡ với SĐTD và nhìn lướt qua sơ đồ tư duy và vẽ lại (chủ yếu là các nội dung chính trong sơ đồ tư duy). a. Ví dụ trong tiết tổng kết chương I Điện học - môn Vật lí 9 Qua việc hướng dẫn tổ chức hoạt động dạy học với SĐTD và các bước thiết kế một SĐTD thì HS hệ thống hóa kiến thức đầy đủ hơn, ghi nhớ lâu hơn và thích thú hơn khi sử dụng SĐTD để học tập. Sau đây là một số SĐTD của học sinh lớp 9/1 và 9/2 Tác giả: Lê Xuân Thiệt – Trường THCS Trần Quốc Toản – Phước Sơn – Quảng Nam 7 Sáng kiến kinh nghiệm – Môn Vật lí 9- Năm học 2012-2013 Tác giả: Lê Xuân Thiệt – Trường THCS Trần Quốc Toản – Phước Sơn – Quảng Nam 8 Sáng kiến kinh nghiệm – Môn Vật lí 9- Năm học 2012-2013 Tổ chức cho HS thảo luận, bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện SĐTD và sau cùng được hoàn thiện bằng một SĐTD của GV chuẩn bị sẵn: b. Ví dụ trong tiết tổng kết chương II Điện từ học - môn Vật lí 9 Tác giả: Lê Xuân Thiệt – Trường THCS Trần Quốc Toản – Phước Sơn – Quảng Nam 9 Sáng kiến kinh nghiệm – Môn Vật lí 9- Năm học 2012-2013 - Qua các bước chuẩn bị và hướng dẫn, học sinh đã nắm và thực hiện việc ôn tập chương thông qua bản đồ tư duy: Tác giả: Lê Xuân Thiệt – Trường THCS Trần Quốc Toản – Phước Sơn – Quảng Nam 10 Sáng kiến kinh nghiệm – Môn Vật lí 9- Năm học 2012-2013 Hoặc sơ đồ tư duy của một HS khác Tác giả: Lê Xuân Thiệt – Trường THCS Trần Quốc Toản – Phước Sơn – Quảng Nam 11 Sáng kiến kinh nghiệm – Môn Vật lí 9- Năm học 2012-2013 - Một số ví dụ minh họa mà bản thân đã áp dụng cho HS các khối 6,7,8 ở năm học này và năm học trước đã đem lại một số thành công nhất định: * Vật lí 6 Tác giả: Lê Xuân Thiệt – Trường THCS Trần Quốc Toản – Phước Sơn – Quảng Nam 12 Sáng kiến kinh nghiệm – Môn Vật lí 9- Năm học 2012-2013 Tác giả: Lê Xuân Thiệt – Trường THCS Trần Quốc Toản – Phước Sơn – Quảng Nam 13 Sáng kiến kinh nghiệm – Môn Vật lí 9- Năm học 2012-2013 Vật lí 7 Tác giả: Lê Xuân Thiệt – Trường THCS Trần Quốc Toản – Phước Sơn – Quảng Nam 14 Sáng kiến kinh nghiệm – Môn Vật lí 9- Năm học 2012-2013 Vật lí 8: Tác giả: Lê Xuân Thiệt – Trường THCS Trần Quốc Toản – Phước Sơn – Quảng Nam 15 Sáng kiến kinh nghiệm – Môn Vật lí 9- Năm học 2012-2013 VI. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU: Trong quá trình nghiên cứu đề tài: “Một số kinh nghiệm sử dụng kĩ thuật dạy học sơ đồ tư duy đạt hiệu quả trong tiết tổng kết chương môn Vật lí 9 ở trường THCS Trần Quốc Toản-Phước Sơn”, trong hai năm học tôi đã tiến hành khảo sát định kì sau mỗi tiết tổng kết chương và đã thu lại được một kết quả rất khả quan. Để chứng minh tôi xin đưa ra một số kết quả sau: - Kết quả khảo sát khi chưa áp dụng đề tài vào năm học 2011-2012 và đầu năm học 2012-2013 như sau: Năm học Lớp Số bài Giỏi Khá kiểm tra 2011-2012 9 9/1 2012-2013 9/2 Tổng cộng 33 25 24 82 SL TL SL TL 0 1 1 2 % 0 4,0 4,2 2,4 3 2 3 8 % 9,0 8,0 12,5 9,7 Trung bình SL TL 8 8 6 22 % 24,2 32,0 25,0 26,8 Yếu SL TL% 10 8 10 28 30,3 32,0 41,6 31,1 Kém SL TL% 12 6 4 22 36,3 24,0 16,6 26,8 - Sau khi tiến hành nghiên cứu và thực hiện đề tài, việc khảo sát gần đây nhất là chấm các sơ đồ tư duy ở các tiết tổng kết chương vào tháng 10 và tháng 01 năm học 2012-2013 đã đạt kết quả như sau: Năm học Lớp Số bài Giỏi Khá kiểm tra SL TL % SL TL % Trung bình SL TL Yếu SL TL% % Tác giả: Lê Xuân Thiệt – Trường THCS Trần Quốc Toản – Phước Sơn – Quảng Nam Kém SL TL% 16 Sáng kiến kinh nghiệm – Môn Vật lí 9- Năm học 2012-2013 9/1 9/2 Tổng cộng 2012-2013 25 24 49 5 3 8 20,0 12,5 16,3 6 8 14 24,0 33,3 28,6 12 12 24 48,0 50,0 48,9 2 1 3 8,0 4,2 6,1 0 0 0 Qua bảng tổng hợp cho ta thấy kết quả: Tỉ lệ học sinh yếu, kém giảm: 51,8% Tỉ lệ học sinh TB tăng: 22,1% Tỉ lệ học sinh Khá tăng: 18,9% Tỉ lệ học sinh Giỏi tăng: 13,9% So với kết quả ban đầu khi chưa nghiên cứu áp dụng đề tài. VII. KẾT LUẬN: Qua thực tế giảng dạy cho thấy, sử dụng SĐTD trong dạy học kiến thức mới giúp HS học tập một cách chủ động, tích cực và huy động được tất cả HS tham gia xây dựng bài một cách hào hứng. Với sản phẩm độc đáo “kiến thức + hội họa” là niềm vui sáng tạo hàng ngày của HS và cũng là niềm vui của chính thầy cô giáo và phụ huynh HS khi chứng kiến thành quả lao động của học trò của mình. Sơ đồ tư duy là hình thức ghi chép sử dụng màu sắc, hình ảnh để mở rộng và đào sâu các ý tưởng. SĐTD giúp HS ghi chép có hiệu quả, do đặc điểm của SĐTD nên người thiết kế SĐTD phải chọn lọc thông tin nhằm: - Tiết kiệm thời gian, công sức. - Cung cấp bức tranh tổng thể. - Tổ chức và phân loại suy nghĩ. - Ghi nhớ tốt hơn. - Kích thích tiềm năng sáng tạo. Sử dụng kĩ thuật dạy học tích cực SĐTD không chỉ áp dụng cho tiết tổng kết chương trong môn vật lí 9 mà còng áp dụng rộng rãi ở nhiều bài tổng kết Tác giả: Lê Xuân Thiệt – Trường THCS Trần Quốc Toản – Phước Sơn – Quảng Nam 0 0 0 17 Sáng kiến kinh nghiệm – Môn Vật lí 9- Năm học 2012-2013 chương của môn Vật lí THCS. Ngoài ra còn có thể áp dụng cho các môn học khác. VIII. NHỮNG ĐỀ NGHỊ, ĐỀ XUẤT: 1. SĐTD thì cần dùng giấy A0, A1,2,3 hoặc A4 to thì mới thể hiện các nhánh được rõ ràng. Mà ta chỉ cần linh hoạt các nét (tức các nhánh) trong SĐTD thì một bài học dài 3, 4 trang ta vẫn có thể tóm tắt nó lại rất gọn gàng. Nên giấy vẽ SĐTD chúng ta thể lấy giấy vở học là được. Giấy vở học có những đường kẻ sẽ giúp chúng ta căn được vị trí của các nhánh và vì vậy càng dễ vẽ hơn, bên cạnh đó, sử dụng giấy vở để vẽ bản đồ tư duy dễ dàng mang theo lên trường và xem xét. 2. SĐTD là một sơ đồ mở nên không yêu cầu tất cả các nhóm HS có chung một kiểu SĐTD, GV chỉ nên chỉnh sửa cho HS về mặt kiến thức, góp ý thêm về đường nét vẽ, màu sắc và hình thức (nếu cần). Phước Hiệp, tháng 4 năm 2013 Tác giả LÊ XUÂN THIỆT IX. TÀI LIỆU KHAM KHẢO - Sách dạy tốt học tốt các môn học bằng bản đồ tư duy - NXB Việt Nam năm 2011, Ngô Trần Ái. - Sách giáo khoa Vật lí 9 - NXB-GD năm 2007 Tác giả: Lê Xuân Thiệt – Trường THCS Trần Quốc Toản – Phước Sơn – Quảng Nam 18 Sáng kiến kinh nghiệm – Môn Vật lí 9- Năm học 2012-2013 - Sách giáo viên Vật lí 9 - NXBGD năm 2007 - Sách giáo khoa Vật lí 8 - NXB-GD năm 2007 - Sách giáo viên Vật lí 8 - NXBGD năm 2007 - Sách giáo khoa Vật lí 7 - NXB-GD năm 2007 - Sách giáo viên Vật lí 7 - NXBGD năm 2007 - Sách giáo khoa Vật lí 6 - NXB-GD năm 2007 - Sách giáo viên Vật lí 6 - NXBGD năm 2007 - Phương pháp giảng dạy Vật lí ở trường phổ thông, tập 1 - NXBGD-1979 - Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS chu kì III quyển (1+2), Nguyễn Hải Châu, nhà xuất bản Giáo dục. - Giáo trình Phương pháp dạy học Vật lí, Nguyễn Đức Thâm, nhà xuất bản giáo dục. - Phân phối chương trình Vật lí THCS. - Công văn số 5842/BGDĐT-VP ngày 01 tháng 9 năm 2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học. Tác giả: Lê Xuân Thiệt – Trường THCS Trần Quốc Toản – Phước Sơn – Quảng Nam 19 Sáng kiến kinh nghiệm – Môn Vật lí 9- Năm học 2012-2013 MỤC LỤC Thứ tự I II III IV V VI VII VIII IX Tiêu đề từng phần của mục lục Trang Tên đề tài Đặt vấn đề Cơ sở lí luận Cơ sở thực tiễn Nội dung nghiên cứu đề tài Kết quả nghiên cứu Kết luận Những đề nghi, đề xuất Tài liệu kham khảo Tác giả: Lê Xuân Thiệt – Trường THCS Trần Quốc Toản – Phước Sơn – Quảng Nam 1 1 2 2 3 11 12 12 13 20 Sáng kiến kinh nghiệm – Môn Vật lí 9- Năm học 2012-2013 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc PHIẾU ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học: 2012-2013 I. ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CỦA HĐKH TRƯỜNG THCS TRẦN QUỐC TOẢN Tác giả: Lê Xuân Thiệt – Trường THCS Trần Quốc Toản – Phước Sơn – Quảng Nam
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan