Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Thể dục Skkn sử dụng một số công nghệ trong giảng dạy giáo dục quốc phòng – an ninh giúp...

Tài liệu Skkn sử dụng một số công nghệ trong giảng dạy giáo dục quốc phòng – an ninh giúp học sinh tiếp thu bài tốt hơn

.DOC
13
1714
99

Mô tả:

SỬ DỤNG MỘT SỐ CÔNG NGHỆ TRONG GIẢNG DẠY GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG – AN NINH GIÚP HỌC SINH TIẾP THU BÀI TỐT HƠN I . LÍ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ - Giáo dục quốc phòng cho học sinh là một bộ phận quan trọng của công tác giáo dục quốc phòng toàn dân. Đây là môn học chính khóa nằm trong chương trình giảng dạy của các trường Trung Học Phổ Thông nhằm rèn luyện và hình thành nhân cách học sinh, góp phần nâng cao ý thức quốc phòng cho các em và củng cố nền quốc phòng toàn dân vững mạnh. Từ đó giúp các em có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng trong công tác bảo vệ Tổ Quốc của bản thân, cũng như tuyên truyền, vận động người thân và nhân dân thực hiện tốt công tác xây dựng nền Quốc Phòng Toàn Dân và bảo vệ An Ninh Tổ Quốc. - Việc đưa môn học này vào chương trình giảng dạy không ngoài mục đích giúp các em nhận thức tốt vai trò và tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ An Ninh Tổ Quốc, giúp cho việc xây dựng nền Quốc Phòng Toàn Dân, An Ninh Nhân Dân ngày càng vững mạnh. Trong đó học sinh là những chủ nhân tương lai của đất nước, lại có điều kiện tiếp thu và vận dụng sáng tạo những kiến thức được học tập, để phát huy vai trò của mình trong xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN. - Hiện nay,với sự phát triển của xã hội ngày càng được nâng cao, các phương tiện phục vụ trong cuộc sống hàng ngày, ngày càng tiến bộ đã góp phần rất lớn trong cuộc sống hàng ngày nói chung và trong hoạt động giáo dục nói riêng. Đối với hoạt động giáo dục thì với sự phát triển của xã hội, sự ra đời của các sản phẩm công nghệ, đã góp phần rất lớn trong lĩnh vực này và nó cũng đem lại hiệu quả cao giúp giáo viên truyền đạt vấn đề hiệu quả hơn và học sinh tiếp thu kiến thức nhanh hơn, tốt hơn… - Tuy nhiên, để áp dụng những thành tựu khoa học được rộng rãi trong các cơ sở giáo dục, cần phải có sự đầu tư tổng thể cả về nhân lực và vật lực, mà vấn đề này thì không phải cơ sở giáo dục nào, địa phương nào cũng đáp ứng và thực hiện được. Mặc dù còn gặp phải nhiều khó khăn nhưng nhận thấy hiệu quả rất lớn trong việc vận dụng thành tựu khoa hoc công nghệ trong công tác giảng dạy, truyền đạt… nên tôi mạnh dạn viết chuyên đề : “ SỬ DỤNG MỘT SỐ CÔNG NGHỆ TRONG GIẢNG DẠY GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG – AN NINH GIÚP HỌC SINH TIẾP THU BÀI TỐT HƠN ” với mong muốn thông qua chuyên đề này, mọi người nhận thức rõ hơn về hiệu quả của việc áp dụng khoa học công nghệ trong giảng dạy, sẽ giúp thầy và trò kết hợp đạt hiệu quả hơn, đáp ứng được yêu cầu phát triển của xã hội nói chung cũng như trong sự nghiệp đổi mới nền giáo dục mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đang thực hiện. II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lí luận 2 - Công nghệ thông tin nói chung, tin học nói riêng là một ngànhkhoa học trẻ. Tuy nhiên, đây là ngành khoa học có sự phát triển nhanh chóng trên toàn cầu. Sự hấp dẫn của nó là khả năng ứng dụng ở mọi lĩnh vực một cách sáng tạo, chính xác, tiết kiệm thời gian và công sức của con người. Chính những tiện ích đó, mà công nghệ thông tin ngày càng phát triển sâu rộng và có thể nói, có những lĩnh vực hiện nay không ứng dụng công nghệ thông tin thì không thể đáp ứng được yêu cầu công việc. Đối với giáo dục và đào tạo, công nghệ thông tin có tác động mạnh mẽ, làm thay đổi nội dung phương pháp, phương thức dạy và học. Việc ứng dụng công nghệ thông tin để giảng dạy giúp người dạy phát huy hết năng lực của mình, người học tiếp thu kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau, phát huy hết tiềm năng khác nhau trong hoạt động vật chất và tâm lí. - Việc áp dụng khoa học công nghệ trong công tác giảng dạy, đối với các môn học khác không phải là điều quá mới mẻ, nhưng đối với môn giáo dục quốc phòng - an ninh thì còn khá mới mẻ đối với các trường trong hệ thống giáo dục, đặc biêt là trường THPT Thanh Bình, một trường thuộc huyện Tân phú, là một huyện ở vùng sâu, vùng xa. Nhà trường hiện nay chỉ có 3 phòng được sử dụng để dạy bằng công nghệ thông tin, nên việc sắp xếp để được giảng dạy bằng công nghệ thông tin của các giáo viên còn khó khăn, phải đăng kí trước. Môn giáo dục quốc phòng – an ninh là môn học được xem là một môn học đặc thù nên những nội dung và kiến thức của môn học hầu như chỉ được lưu hành nội bộ, việc tìm tòi, nghiên cứu tài liệu về môn học đối với cả giáo viên và học sinh rất hạn chế, gây rất nhiều khó khăn trong công tác giảng dạy của thầy và trò. Mặc dù hiện nay các địa phương đã không ngừng triển khai, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho các đơn vị giáo dục để áp dụng tốt và có hiệu quả nhất trong giảng dạy. Hiện nay Bộ Giáo dục và đào tạo đã đưa website quocphonganninh.edu.vn vào hoạt động đã góp phần rất lớn trong công tác giảng dạy, với những tin tức thường xuyên cập nhật, những áp dụng khoa học công nghệ ngày càng được hướng dẫn cụ thể qua các bài viết… Chính vì những khó khăn trên tôi đã tìm tòi, nghiên cứu và ứng dụng một số công nghệ trong các tiết dạy và đã đạt được những kết quả rất khả quan. 2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài - Trải qua các năm thực hiện giảng dạy theo phương pháp truyền thống, tôi nhận thấy tuy học sinh nắm được cơ bản nội dung bài, nhưng tinh thần học tập của các em chưa thật hứng thú, chưa thật sự chú tâm trong việc chuẩn bị cho bài học mới, một số em còn học hành qua loa, chiếu lệ… với mong muốn học sinh của mình hăng say hơn trong những tiết học, sự kết hợp giữa thầy và trò trong một tiết học phải thật sự thoải mái và lôi cuốn được các em chăm chú lắng nghe, tích cực xây dựng bài và sau mỗi tiết học tất cả các em đều nắm chắc được nội dung bài, luôn cảm thấy hào hứng, hăng say và có tâm trạng chờ đợi tiết học tiếp theo… Từ những mong muốn này, tôi đã không ngừng nghiên cứu, tìm hiểu, sáng tao và học hỏi ở những đồng nghiệp cả trong thực tế qua các đợt tập huấn, hội thi…cũng như trên các diễn đàn, các trang mạng hỗ trợ hữu ích… Sau khi nghiên cứu và áp dụng một số khoa học công nghệ cũng như sử dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy những năm gần đây, tôi nhận thấy rằng kết quả đạt được là vô cùng khả quan. Để minh chứng cho điều này tôi đã thực nghiệm qua thực tế giảng dạy, một số lớp tôi 3 chọn dạy theo phương pháp truyền thống và một số lớp thực hiện giảng dạy có áp dụng khoa học công nghệ. Cụ thể được thể hiện qua các ví dụ sau: * Ví dụ 1: Trong hai lớp 11a1 và lớp 11a2. Với lớp 11a1 tôi thực hiện theo phương pháp truyền thống, còn lớp 11a2 tôi giảng dạy bằng công nghệ thông tin. Qua bài Giới thiệu súng tiểu liên AK với lớp 11a1 tôi giới thiệu bài này bằng phương pháp truyền thống, nên những nội dung truyền tải của bài chỉ được giới hạn trong sách giáo khoa giáo dục quốc phòng – an ninh lớp 11 và một số tranh ảnh minh họa, nên học sinh nhận thức bài chỉ ở mức độ hiểu và nắm được bài, không khí lớp học cũng trầm lắng và không được sôi nổi, do nội dung bài học còn khá xa lạ với các em, các em chưa từng được sờ, đụng chạm và tìm hiểu về súng tiểu liên AK, vì đây là vũ khí quân dụng nên có những em từ nhỏ đến giờ chưa từng được tiếp xúc và tận mắt được thấy, nên các em rất bỡ ngỡ với nội dụng mình được tiếp thu, điều này cũng ảnh hưởng rất lớn đến kết quả học tập của các em, nhưng với lớp 11a2 tôi sử dụng giáo án điện tử thì các em rất hào hứng trong học tập, việc truyền tải nội dung bài học của tôi cho học sinh cũng thuận tiện hơn rất nhiều, nhờ công nghệ 3D mà việc giới thiệu và minh họa chi tiết các bộ phận của súng được sinh động hơn, với công nghệ 3D khi giới thiệu cấu tạo và các bộ phận của súng được minh họa cụ thể và chi tiết, được cắt bổ và trình chiếu ở nhiều góc độ, giúp học sinh dễ dàng nhận biết về thành phần cấu tạo cũng như tính năng hoạt động của súng tiểu liên AK. 4 Lê 5 Những hình ảnh được nêu trên đây chỉ minh họa phần nào về bài giảng, vì trên trang giấy không thể nào thể hiện đầy đủ được những thông tin mà tôi thể hiện trong giáo án của mình. Để minh chứng cho những điều nêu trên là kết quả kiểm tra nhanh của hai lớp này. Sau khi kết thúc tiết dạy tôi dành khoảng 5 phút để kiểm tra nhanh kiến thức của các em qua tiết học. Phương pháp thực hiện như sau, tôi chuẩn bị sẵn một câu hỏi ngắn và phát cho các em làm, các em làm trực tiếp vào tờ đề, sau thời gian làm bài 5 phút các em nộp bài về cho giáo viên. Đề bài được nêu ngắn gọn như sau: Câu hỏi: Từ bức tranh các bộ phận của súng tiểu liên AK dưới đây, em hãy chú thích tên từng bộ phận của súng theo hình minh họa? Đáp án: 1. Nòng súng 2a. Đầu ngắm; 2b. Thước ngắm 3a. Hộp khóa nòng; 3b. Nắp khóa nòng 4. Bệ khóa nòng và thoi đẩy 5. Khóa nòng 6. Bộ phận cò 7. Bộ phận đẩy về 8a. Ống dẫn thoi và ốp lót tay trên; 8b. Ốp lót tay dưới 9. Báng súng và tay cầm 10. Hộp tiếp đạn 11. Lê 6 Kết quả thu được từ bài kiểm tra trên giữa hai lớp tôi xin nêu ra dưới đây: Kết quả bài kiểm tra giữa hai lớp 11a1 Sĩ số học sinh 45 11a2 44 Lớp Điểm Giỏi SL % 15 33.3% Kết quả Điểm Khá Điểm Trung bình SL % SL % 14 31.1% 13 28.9% 24 18 55% 40% 2 5% Yếu SL 3 % 6.7% 0 0% * Ví dụ 2: Với khối lớp 10 tôi cũng áp dụng hai phương pháp này với một số lớp khác nhau, kết quả đem lại cũng tương tự như ở khối 11. Cụ thể được thể hiện ở hai lớp sau: Lớp 10a5 tôi thực hiện theo phương pháp truyền thống, còn lớp 10a6 tôi giảng dạy bằng công nghệ thông tin. Qua bài Thường thức phòng tránh một số loại Bom, Đạn, với lớp 10a5 tôi sử dụng phương pháp truyền thống, đây là nội dung rất khó triển khai đối với cả thầy và trò. Bản thân tôi thuộc thế hệ 8X nên khi sinh ra và lớn lên, tôi đã được sống trong một xã hội hòa bình, việc chứng kiến cảnh bom, đạn tàn phá đất nước, hủy hoại tài sản và đe dọa cũng như cướp đi sinh mạng của hàng nghìn người, là điều chỉ thấy được qua phim tư liệu, sách, báo và những nhân chứng “sống” như: ông, bà, cha, mẹ hay những người thân… vì vậy, để truyền tải, minh họa cũng như hướng dẫn các em nghiên cứu, tìm hiểu về tác hại cũng như cách phòng tránh bom, đạn là một công việc rất khó khăn, các em chỉ tiếp thu nội dung bài một cách bị động, chỉ hình dung mơ hồ về những tác hại cũng như khả năng tàn phá và sát thương kinh hoàng mà các loại bom, đạn gây ra. Cũng chính vì điều này mà tôi đã trăn trở, băn khoan và tìm tòi qua các đồng nghiệp cũng như trên các diễn đàn liên quan đến giáo dục, những lần tập huấn do sở Giáo dục và đào tạo tỉnh Đồng Nai tổ chức, từ đó tôi mạnh dạn đổi mới phương pháp và hình thức giảng dạy, kết hợp khoa học công nghệ trong giảng dạy, đưa những hình ảnh thực tế, những đoạn phim, kết hợp với những hiệu ứng trong powerpoint, nên việc giới thiệu, minh họa những hình ảnh và tác hại mà bom, đạn gây ra rất sinh động , thu hút các em trong quá trình học, giúp các em tích cực hơn, hăng say hơn, các em có thể hình dung đầy đủ cũng như thấy được những tác hại rất lớn do bom, đạn gây ra. Mặc dù trên trang giấy của chuyên đề này không thể thể hiện được đầy đủ nội dung của tiết dạy, nhưng tôi cũng xin nêu ra một vài hình ảnh để minh họa một phần trong tiết dạy của mình. Tính năng kỹ thuật Máy bay B52. Sải cánh: 56,39 m . Dài: 40,05 m . Cao: 12,4 m . 8 Động cơ Vận tốc: 960 km/h Khối lượng cất cánh Tối đa: 221,35 tấn Tầm bay: B-52G - tới 12.000 m . B-52H - tới 16.000 m .Bay ở độ cao . 15 km so với mặt biển . Kíp bay: 6 người . Mang tới: 30 tấn bom 7 Máy bay Mỹ rải chất hóa học Dioxin xuống rừng Trường Sơn và Cà Mau 8 Nạn nhân của chất độc hóa học Dioxin( Chất độc màu da cam) Bom CBU-24: 9 Tên lửa hành trình Tomahawk:(Bom Bom có điều khiển dẫn hướng bằng hệ thống định vị toàn cầu) Bom CBU-55 ( còn gọi là bom phát quang ) Trinh sát Ngụy trang Bom GBU-17 Sơ tán Đánh trả Làm hầm hố phòng tránh Khắc phục hậu quả 10 Từ việc áp dụng những công nghệ trong giảng dạy, đã góp phần rất lớn trong hoạt động dạy và học của thầy và trò. Để biết được phương pháp giảng dạy mới của mình đem lại hiệu của như thế nào, sau tiết học tôi cũng danh thời gian khoảng 5 phút để kiểm tra về việc tiếp thu của các em. Phương pháp thực hiện cũng giống như ở khối lớp 11, tôi cũng chuẩn bị sẵn một câu hỏi ngắn và phát cho các em làm, thời gian làm bài là 5 phút. Câu hỏi được đưa ra như sau: Câu hỏi: Từ những hình ảnh sau, em hãy chú thích các hoạt động tương ứng với mỗi hình? 1 2 3 4 5 6 7 11 Đáp án: Hình 1: Máy bay Mỹ rải chất hóa học Dioxin xuống rừng Hình 2: Hoạt động trinh sát Hình 3: Hoạt động sơ tán Hình 4 : Làm hầm hố phòng tránh bom đạn Hình 5: Hoạt động ngụy trang Hình 6: Hoạt động đánh trả Hình 7: Việc khắc phục hậu quả Kết quả thu được từ bài kiểm tra trên giữa hai lớp tôi xin nêu ra dưới đây: Kết quả bài kiểm tra giữa hai lớp 10a5 Sĩ số học sinh 45 10a6 46 Lớp Điểm Giỏi SL % 15 33.3% Kết quả Điểm Khá Điểm Trung bình SL % SL % 13 28.9% 15 33.3% 30 14 65.2% 30.4% 2 4.4% Yếu SL 2 % 4.5% 0 0% * Đánh giá kết quả trong quá trình áp dụng phương pháp mới: * Ưu điểm: - Phương pháp này giúp các em có thể vận dụng được tốt tư duy của mình để tăng thêm nguồn cảm hứng và tâm lí thoải mái trong tiết học bằng các hình ảnh, đoạn nhạc, tự do sáng tạo, phần hình thức thực hiện với mục đích nhằm làm sáng tỏ thêm phần nội dung vừa tìm hiểu. - Tinh thần hợp tác và đoàn kết sẽ được phát huy thông qua quá trình cùng nhau làm việc của các em. - Tự mình tìm tòi những kiến thức chuẩn bị cho tiết học theo sự hướng dẫn của giáo viên, từ đó sẽ giúp các em trân trọng hơn những thành quả mà mình đạt được. * Khuyết điểm: - Một số học sinh chưa thật tập trung vì vậy có thể dẫn đến hiệu quả lĩnh hội kiến thức không cao. - Một số học sinh không hợp tác với bạn bè và việc tìm hiểu thực tế chỉ mang tính chất đối phó. Vì vậy, sẽ dẫn đến một số lớp có học sinh mượn tư liệu của nhau chép lại, nên kết quả học tập của những em này chưa cao. - Việc sử dụng công nghệ vào trong giảng dạy, nên các tiết dạy thường được thực hiện bằng giáo án điện tử. Do đó, đòi hỏi người giáo viên phải thục luyện kĩ nội dung của giáo án, nếu không chỉ cần một tác động nhỏ như cúp điện, hệ thống trình chiếu gặp sự cố bất ngờ… sẽ khiến giáo viên lúng túng, bị động… ảnh hưởng đến kết quả của bài dạy. III. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI Môn GDQP-AN là môn học còn khá mới mẻ với các em, một số nội dung trong mộn học còn khô khan, tài liệu tham khảo và mở rộng kiến thức cho giáo 12 viên và học sinh còn hạn chế. Vì vậy, đòi hỏi giáo viên phải đầu tư, tìm tòi, học hỏi để có thể mang đến cho các em một luồng sinh khí mới trong mỗi tiết học, giúp các em có thể chủ động nắm bắt những kiến thức cơ bản nhất. Từ kết quả khảo sát thực tế cho thấy, có đến 99% các em thích thú với phương pháp giảng dạy mới và kết quả học tập của các em cũng cải thiện rõ rệt. Từ những bài kiểm tra nêu nên ở trên, tôi thống kê ra kết quả tiếp thu bài của những em áp dụng phương pháp học mới so với những em chưa được triển khai phương pháp học này. Tỉ lệ học sinh khá, giỏi tăng cao, cụ thể kết quả kiểm tra ở lớp 10a5 và 11a1 (chưa sử dụng khoa hoc công nghệ), so với lớp 10a6 và 11a2 (áp dụng khoa hoc công nghệ), tỉ lệ học sinh giỏi tăng từ 33.3% lên 65.2% (lớp 10) 33.3% lên 55% (lớp 11) học sinh khá từ 28.9% lên 30.4% (lớp 10) 31.1% lên 40% (lớp 11), học sinh trung bình giảm từ 33.3% xuống còn 4.4% (lớp 10) 28.9% xuống còn 5% (lớp 11), học sinh yếu từ 4.5% xuống còn 0% (lớp 10) 6.7% xuống còn 0% (lớp 11), từ kết quả này đã cho tôi thấy được phương pháp mới này giúp các em lĩnh hội tốt hơn kiến thức môn học. Đây cũng là điểu khích lệ, động viên tinh thần tôi rất nhiều, cũng như tạo động lực cho tôi không ngừng tìm tòi, học hỏi, nâng cao tính sáng tạo… để những gì truyền đạt đến học sinh đạt kết quả tốt nhất và cao nhất . Qua những sáng tạo để phát huy những thuận lợi và khắc phục những khó khăn trên, đã đem lại những kết quả rõ nét trong giảng dạy và hiệu quả trong công tác triển khai việc cộng tác học tập, rèn luyện của thầy và trò… điều này sẽ giúp các em dễ dàng tiếp thu, lĩnh hội những kiến thức nhanh hơn, dễ hơn, tạo cho các em sự hứng thú, tự tin, chủ động và sẵn sàng cho việc học tập, tiếp thu kiến thức . * KẾT LUẬN Tóm lại, để nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập môn học này cho các em học sinh, cần phải thực hiện đồng bộ nhiều vấn đề, trong đó xây dựng, kiện toàn đội ngũ giáo viên giáo dục quốc phòng đủ về số lượng, đảm bảo về trình độ, chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ, đầu tư trang thiết bị, dụng cụ cho môn học được coi là trọng tâm, cơ bản. Có làm được như vậy thì mới cơ bản giải quyết phần nào những khó khăn mà thầy và trò ở các trường THPT đã và đang gặp phải. Trong khuôn khổ hạn hẹp của một bài viết, những vấn đề mà tôi đưa ra mới chỉ là những nghiên cứu và cảm nhận bước đầu đưa vào thực hiện tại trường THPT Thanh Bình, nơi tôi đang công tác và đã đạt được kết quả khá khả quan, với hy vọng sẽ nhận được những đóng góp thiết thực và quý báu của các nhà quản lý, của đội ngũ những người làm công tác giáo dục quốc phòng – an ninh, nhằm nâng cao hơn nữa 13 chất lượng dạy và học môn giáo dục quốc phòng ở các trường THPT, thực hiện tốt nhiệm vụ, mục tiêu, yêu cầu đào tạo chung của môn học . IV. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG Qua công tác giảng dạy, tình hình thực tế khi áp dụng phương pháp này, cũng như kết quả học tập của các em khá khả quan so với phương pháp truyền đạt cũ. Vì vậy, tôi mạnh dạn đề xuất một số vấn đề có liên quan đến môn học như sau: - BGH các trường cần tạo mọi điều kiện tốt nhất, để tăng cường nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên GDQP-AN bằng cách cử đào tạo chuyên sâu và có bài bản (hiện nay Bộ GD & ĐT đang triển khai các lớp đào tạo văn bằng 2), vì hầu hết giáo viên GDQP-AN hiện nay chỉ được đào tạo ngắn hạn nên trình độ cũng như kiến thức còn hạn chế. - Cần đầu tư trang thiết bị hơn nữa để công tác giảng dạy đạt kết quả cao hơn, vì đây là môn học được xem là môn đặc thù nên tài liêu tham khảo, dụng cụ giảng dạy còn rất thiếu thốn. - Các cấp, ban, ngành cần tạo điều kiện hơn nữa để giáo viên có điều kiện nâng cao nhận thức và trình độ chuyên môn, để công tác giảng dạy, truyền thụ kiến thức được tốt hơn, đáp ứng được mục tiêu, yêu cầu trong thời kì mới. - Công tác tập huấn hàng năm cần thực hiện bài bản hơn, chặt chẽ hơn. Bên cạnh đó, qua các đợt thi giáo viên giỏi, các đề tài sáng kiến kinh nghiệm, nếu giáo viên nào, đề tài nào đạt kết quả cao cần triển khai mở rộng cũng như đưa vào chương trình tập huấn, để những giáo viên khác có thể tham khảo, nếu thấy phù hợp với điều kiện địa phương, cơ quan nơi mình đang công tác thì có thể áp dụng, để công tác giảng dạy đạt kết quả cao… Đề tài này chỉ là một góc nhìn nhỏ mà trong 7 năm làm công tác giảng dạy môn GDQP-AN tôi đã tích lũy đựợc, chắc chắn còn rất nhiều thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý chân thành từ quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp. NGƯỜI THỰC HIỆN Nguyễn Minh Dương
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan