Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn sáng kiến kinh ngiệm nâng cao kết quả học môn toán thông qua trò chơi nhằm ...

Tài liệu Skkn sáng kiến kinh ngiệm nâng cao kết quả học môn toán thông qua trò chơi nhằm tạo hứng thú cho học sinh lớp 2a trường tiểu học thị trấn tô hạp.

.DOC
20
137
98

Mô tả:

Ñeà taøi nghieân cöùu khoa hoïc sö phaïm öùng duïng I. TÓM TẮT ĐỀ TÀI……………………………………………… ...1 II. GIỚI THIỆU ……………………………………………………….3 III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Khách thể nghiên cứu………………………………………………4 2. Thiết kế nghiên cứu………………………………………………. . 5 3. Quy trình nghiên cứu……………………………………………….6 4. Đo lường và thu thập dữ liệu……………………………………….7 IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ………………………........7 V. Bàn luận …………………………………………………………… 9 VI. KẾT QUẢ VÀ KIẾN NGHỊ……………………………………… ..9 VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………...9 VIII. PHỤ LỤC………………………………………………………….10 Phụ lục 1 Một số trò chơi minh họa …………………………………………………… 10 Phụ lục 2 Bảng điểm kiểm tra trước và sau tác động của 2 nhóm……………………….17 Đặng Thị Lệ Hà Tröôøng tieåu hoïc Toâ Haïp 1 Ñeà taøi nghieân cöùu khoa hoïc sö phaïm öùng duïng NÂNG CAO KẾT QUẢ HỌC MÔN TOÁN THÔNG QUA TRÒ CHƠI NHẰM TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH LỚP 2A TRƯỜNG TIỂU HỌC THỊ TRẤN TÔ HẠP. I/ TÓM TẮT ĐỀ TÀI: Thực tế hiện nay trong chương trình cải cách còn quá nặng đối với các em học sinh miền núi nói chung, học sinh lớp 2A nói riêng. Ở lớp 1 các em học toán với các phép tính cộng, trừ trong phạm vi 100. Lên lớp 2 các em học thêm các phép tính trong bảng nhân, chia từ 2 đến 5, các em được học với các khái niệm toán mới như một phần hai, một phần ba, …trong khi phép tính cộng, trừ trong phạm vi 100 các em học trong chương trình lớp 1 chưa thực hiện thành thạo vì sự trải nghiệm của các em chưa được nhiều. Thời gian học chủ yếu là ở trên lớp còn về nhà các em không được đôn đốc nên việc tính toán các em ít thực hành dẫn đến kĩ năng các em hạn chế. Việc để các em tự chiếm lĩnh kiến thức hoặc giáo viên truyền thụ kiến thức để cho học sinh hiểu và nắm được bài cũng là bài toán khó. Bản thân tôi là một giáo viên tiểu học công tác tại một huyện miền núi Khánh Sơn. Cụ thể là giảng dạy tại lớp 2A, trường tiểu học thị trấn Tô Hạp. Tôi nhận thấy có những lý do dẫn đến thực trạng như: Lớp 2A do tôi chủ nhiệm có số lượng là 25 học sinh. Trong đó số học sinh người dân tộc Raglai chiếm tỉ lệ 28,0%. Hầu hết kĩ năng sống của các em còn rất thấp, chủ yếu dựa vào khả năng tự nhiên và phong tục tập quán của các em. Những phong tục tập quán cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập của các em. Các em còn nhút nhát không mạnh dạn phát biểu hoặc trao đổi với bạn. Khi giáo viên hỏi các em chỉ sợ mà nói chứ không tự tin vào khả năng cũng như kết quả của mình vì thế nên sự sôi nổi trong tiết học còn rất hạn chế. Thực tế cho thấy học sinh của huyện miền núi Khánh Sơn nói chung và học sinh lớp 2A, trường Tiểu học Tô Hạp nói riêng học môn toán còn yếu với tỉ lệ còn cao. Học sinh không có hứng thú học trong giờ học đặc biệt là môn toán. Đứng trước thực trạng đó tôi trăn trở và tìm ra giải pháp để nâng cao kết quả học toán đó là: Tổ chức trò chơi nhằm tạo hứng thú cho học sinh thông qua các hoạt động học. Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm tương đương: hai lớp 2 trường Tiểu học Tô Hạp. Lớp 2A là lớp thực nghiệm. Lớp 2C là lớp đối chứng. Lớp thực nghiệm được thực Đặng Thị Lệ Hà Tröôøng tieåu hoïc Toâ Haïp 2 Ñeà taøi nghieân cöùu khoa hoïc sö phaïm öùng duïng hiện giải pháp thay thế khi dạy các bài “9 cộng với một số, 8 cộng với một số; 7 cộng với một số; 6 cộng với một số; Bảng trừ 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18; Phép cộng có tổng bằng một trăm; Bảng nhân, chia từ 2 đến 5; … Kết quả cho thấy các tác động đã có ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả học toán của các em: lớp thực nghiệm đã có kết quả học tập cao hơn so với lớp đối chứng. Điểm kiểm tra cuối học kì 1 của lớp thực nghiệm có giá trị trung bình là 8,6 điểm kiểm tra cuối học kì 1 của lớp đối chứng có giá trị trung bình là 7,1 Kết quả kiểm chứng t-test cho thấy p =0,0002 Và hơn thế là các em có kĩ năng làm toán và mạnh dạn hơn trong hoạt động học. Đặng Thị Lệ Hà Tröôøng tieåu hoïc Toâ Haïp 3 Ñeà taøi nghieân cöùu khoa hoïc sö phaïm öùng duïng II/GIỚI THIỆU: Tại các trường Tiểu học của huyện miền núi Khánh Sơn kĩ năng học toán cũng như hứng thú học toán của học sinh còn hạn chế. Việc học sinh hiểu và áp dụng được các bài tập toán trong sách giáo khoa là tầm quan trọng đặc biệt đối với hoạt động học tập của học sinh Tiểu học nói chung và học sinh lớp 2A,Trường Tiểu học Tô Hạp nói riêng. Vì nội dung môn toán ở tiểu học nói chung và toán lớp 2 nói riêng có rất nhiều sự trừu tượng. Đặc biệt là đối với chương trình dạy học mới thì học sinh nói phải đi đôi với hành. Mà đối với các em thì kỹ năng làm toán cũng như kĩ năng thao tác của học sinh còn chậm nên khi dạy bài tập toán thì mất rất nhiều thời gian dẫn đến việc không đảm bảo mục tiêu bài. Để dạy các bài toán trong sách giáo khoa (sách hướng dẫn học) cho học sinh hiểu và mang lại hiệu quả là một bài toán khó đối với giáo viên. Qua thăm lớp, dự giờ và thực tế tôi dạy ở lớp, tôi khảo sát và thấy rằng giáo viên đưa bài toán rồi để các em tự khám phá kiến thức mới hoặc hướng dẫn các em thực hiện theo sách giáo khoa (sách hướng dẫn học) sau đó áp dụng bài tập mẫu các em đã khám phá được hoặc giáo viên hướng dẫn giải bài tập học sinh theo dõi và làm bài theo mẫu. Nhưng tôi cảm thấy sự hào hứng cũng như chủ động tích cực của học sinh thì chưa phát huy được. Dẫn đến học sinh chưa có ấn tượng để nhớ bài lâu và ứng dụng để thực hiện kiến thức sau đó. Để thay thế hiện trạng trên đề tài nghiên cứu “Nâng cao kết quả học môn toán thông qua tổ chức trò chơi. *Giải pháp thay thế: Giáo viên sử dụng biện pháp “nâng cao kết quả học tập môn toán thông qua trò chơi ”: -Tạo cho các em sự thoải mái, thích thú trong giờ học. - Qua trò chơi tạo cho các em sự tự tin, mạnh dạn hơn; đồng thời nắm kiến thức. Giúp các em tiếp thu bài mới nhanh và nhớ lâu là cần thiết để nâng cao chất lượng học toán cho học sinh. -Tạo cho các em tính tích cực, tự giác, nhanh nhẹn, khả năng quan sát tốt trong khi chơi cũng như trong học tập. *Vấn đề nghiên cứu: Việc sử dụng biện pháp “dạy học môn toán thông qua trò chơi có nâng cao kết quả học tập môn toán ở lớp 2A Trường Tiểu học thị trấn Tô Hạp không ? Đặng Thị Lệ Hà Tröôøng tieåu hoïc Toâ Haïp 4 Ñeà taøi nghieân cöùu khoa hoïc sö phaïm öùng duïng *Giả thuyết nghiên cứu: Sử dụng biện pháp “dạy học môn toán thông qua trò chơi” sẽ nâng cao kết quả học tập của học sinh lớp 2A, trường Tiểu học thị trấn Tô Hạp. III/ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 1) Khách thể nghiên cứu: Tôi lựa chọn trường Tiểu học Tô Hạp vì trường có những điều kiện thuận lợi cho việc Nghiên cứu khoa sư phạm ứng dụng. * Giáo viên: Hai giáo viên giảng dạy hai lớp 2 đều có lòng nhiệt huyết, có nhiều kinh nghiệm và trách nhiệm cao trong công tác giảng dạy và giáo dục học sinh. Hai giáo viên dạy đều có trình độ chuyên môn như nhau : Cao đẳng tiểu học 1. Đặng Thị Lệ Hà – Giáo viên dạy lớp 2A (Lớp thực nghiệm) 2. Nguyễn Thị Vân – Giáo viên dạy lớp 2C (Lớp đối chứng) * Học sinh: Hai lớp được chọn tham gia nghiên cứu có nhiều điểm tương đương như nhau về tỉ lệ dân tộc, số lượng. Cụ thể như sau: Bảng 1. Giới tính và thành phần dân tộc của học sinh lớp 2A trường Tiểu học thị trấn Tô Hạp. Lớp 2A Lớp 2C Tổng số 25 25 Số HS các nhóm Nam 12 13 Dân tộc Nữ 13 12 Kinh 18 18 Raglai 7 7 Về thái độ học tập tất cả các học sinh đều tích cực và chủ động như nhau. Về thành tích học tập cả hai lớp tỉ lệ học sinh giỏi của lớp 2C có phần cao hơn so với lớp 2A về điểm số của môn Toán qua kì Kiểm tra chất lượng đầu năm. 2) Thiết kế nghiên cứu: Đặng Thị Lệ Hà Tröôøng tieåu hoïc Toâ Haïp 5 Ñeà taøi nghieân cöùu khoa hoïc sö phaïm öùng duïng Chọn lớp 2A là lớp thực nghiệm và lớp 2C ( Chỉ lấy 25 học sinh có học lực môn toán tương đồng với lớp 2C ) để làm lớp đối chứng. Chúng tôi dùng bài kiểm tra chất lượng đầu năm để làm bài kiểm tra trước tác động. Kết quả kiểm tra cho thấy điểm trung bình của hai nhóm có sự khác nhau, vì thế chúng tôi dùng phép kiểm chứng T- Test để kiểm chứng sự chênh lệch giữa điểm số trung bình của Kết quả: Bảng 2: Kiểm chứng để xác định các nhóm tương đương Đối chứng 7,1 TBC P= Thực nghiệm 6,8 0,29 P = 0,29> 0,05 từ đó kết luận sự chênh lệch điểm số trung bình của hai nhóm thực nghiệm và lớp đối chứng là không có nghĩa, nên hai lớp được coi là tương đương nhau. Sử dụng thiết kế 2: Kiểm tra trước và sau tác động đối với các nhóm tương đương. Bảng 3. Thiết kế nghiên cứu Kiểm tra sau Nhóm Kiểm tra trước Tác động tác động tác động Thực nghiệm Dạy học thường xuyên sử dụng trò chơi 01 Đối chứng 03 nhằm tạo hứng thú. Dạy học ít sử dụng trò chơi nhằm tạo hứng 02 thú. 04 Ở thiết kế này, tôi có sử dụng phép kiểm chứng T- Test độc lập . 3) Quy trình nghiên cứu. * Chuẩn bị bài của giáo viên: - Giáo viên Nguyễn Thị Vân: Tiến hành dạy ít sử dụng trò chơi nhằm tạo hứng thú mà chuẩn bị bài dạy như bình thường. Đặng Thị Lệ Hà Tröôøng tieåu hoïc Toâ Haïp 6 Ñeà taøi nghieân cöùu khoa hoïc sö phaïm öùng duïng - Đặng Thị Lệ Hà: Dạy học thường xuyên sử dụng trò chơi nhằm tạo hứng thú. * Tiến hành dạy thực nghiệm: -Thời gian tiến hành dạy thực nghiệm được tuân theo kế hoạch và lịch báo giảng của nhà trường. Cụ thể như sau: Bảng 4. Thời gian thực nghiệm. Thứ ngày Thứ ba Môn Tên bài dạy Tên trò chơi 24/9/2013 Thứ tư Toán 9 cộng với một số : 9 + 5 Ong tìm mật 02/10/2013 Thứ ba Toán 8 cộng với một số : 8 + 5 Cắm hoa 16/10/2013 Thứ năm Toán 7 cộng với một số : 7 + 5 Truyền điện 24/10/2013 Thứ năm Toán 6 cộng với một số :6 + 5 Bác đưa thư 31/10/2013 Toán Phép cộng có tổng bằng 100 Kết bạn có tổng bằng 10 Thứ tư 13/11/2013 Thứ tư Toán 11 trừ đi một số: 11 - 5 Tìm lá cho hoa 21/11/2013 Toán 12 trừ đi một số: 12 - 8 Rồng cuốn lên mây Toán 13 trừ đi một số: 13 - 5 Dôminnô Thứ sáu 29/11/2013 ………. Toán …………………………… 4) Đo lườngvà thu thập dữ liệu ……………….. Bài kiểm tra trước tác động là bài kiểm tra chất lượng đầu năm do trường tiểu học Thị trấn Tô Hạp ra đề. Bài kiểm tra sau tác động là bài kiểm tra cuối học kì I do trường tiểu học Thị trấn Tô Hạp ra đề. * Tiến hành kiểm tra và chấm bài . Đặng Thị Lệ Hà Tröôøng tieåu hoïc Toâ Haïp 7 Ñeà taøi nghieân cöùu khoa hoïc sö phaïm öùng duïng Giáo viên trong khối đổi chéo coi và chấm bài kiểm tra 2 kì nêu trên theo sự phân công của chuyên môn trường, thời gian làm bài là 40 phút (1 tiết) theo đúng quy định. Chúng tôi chấm đúng theo đáp án của chuyên môn đưa ra. IV/ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ: Sau thời gian tiến hành tác động được tiến hành cho học sinh cả hai lớp (lớp thực nghiệm và lớp đối chứng). Làm bài kiểm tra sau tác động đó cũng là bài kiểm tra kiến thức học môn toán. Sau khi kiểm tra kết quả thu được, chúng tôi tiến hành phân tích các thông số: Tính giá trị chênh lệch qua giá trị trung bình của các bài kiểm tra trước và sau khi tác động. Bảng 5. So sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động Điếm trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị p của T-Test Chênh lệch giá trị TB chuẩn Đối chứng 7,3 1,5 0,0002 Thực nghiệm 8,8 1,2 1,0 (SMD) Như trên đã chứng minh rằng kết quả hai nhóm trước tác động là tương đương. Sau tác động kiểm chứng chênh lệch điểm trung bình bằng T-Test cho kết quả p= 0,0002 < 0,05 cho thấy sự chênh lệch giữa điểm trung bình nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng rất có ý nghĩa, tức là chênh lệch kết quả trung bình nhóm thực nghiệm cao hơn điểm trung bình nhóm đối chứng là không ngẫu nhiên mà do kết quả của tác động. Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = 8,8  7,3  1,0 1,5 Theo bảng tiêu chí Cohen, chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = 1,0 cho thấy mức độ ảnh hưởng của dạy học có sử dụng biện pháp trò chơi và thảo luận nhóm đến kết quả học môn toán của nhóm thực nghiệm là lớn. Đặng Thị Lệ Hà Tröôøng tieåu hoïc Toâ Haïp 8 Ñeà taøi nghieân cöùu khoa hoïc sö phaïm öùng duïng Biểu đồ so sánh điểm trung bình trước tác động và sau tác động của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng. Đặng Thị Lệ Hà Tröôøng tieåu hoïc Toâ Haïp 9 Ñeà taøi nghieân cöùu khoa hoïc sö phaïm öùng duïng V/ BÀN LUẬN : Kết quả kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm là điểm trung bình = 8,8. Kết quả bài kiểm tra tương ứng của nhóm đối chứng là điểm trung bình = 7,3. Độ lệch điểm số giữa hai nhóm là 1,5 điều đó cho thấy điểm trung bình của hai lớp đối chứng và thực nghiệm đã có sự khác biệt rõ rệt, lớp được tác động có điểm trung bình cao hơn lớp đối chứng. Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của hai bài kiểm tra là SMD = 1,0. Điều này cho thấy mức độ ảnh hưởng của tác động là lớn. Phép kiểm chứng T-test có điểm trung bình của bài kiểm tra sau tác động của hai lớp là p = 0,0002. Kết quả này khẳng định sự chênh lệch điểm trung bình của hai nhóm không phải là do ngẫu nhiên và là do tác động và trội hơn là nhóm thực nghiệm. * Hạn chế : Nghiên cứu này đã sử dụng biện pháp trò chơi và tổ chức thảo luận nhóm trong giờ học toán để nâng cao chất lượng học môn toán là một giải pháp tốt nhưng để sử dụng có hiệu quả đòi hỏi giáo viên phải nghiên cứu bài xem cần tổ chức hình thức chơi như thế nào cho phù hợp. Tổ chức hợp lí với thời gian trong tiết học vì khi tổ chức trò chơi hay thảo luận nhóm thường mất thời gian công bố luật, nhận xét và tuyên dương…Giáo viên phải sưu tầm trò chơi cho phong phú hơn. Cần rút kinh nghiện sau mỗi lần chơi để đạt hiệu quả cao VI/ KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ: * Kết luận: Việc sử dụng biện pháp nâng cao kết quả học môn toán thông qua trò chơi cho học sinh lớp 2A trường Tiểu học Thị trấn Tô Hạp đã góp phần nâng cao kết quả học môn toán của học sinh. * Khuyến nghị: - Đối với lãnh đạo: cần đáp ứng trang thiết bị và cơ sở vật chất đầy đủ. Đáp ứng các nhu cầu về thiết bị đồ dùng học toán để phục vụ cho học sinh và giáo viên. Đặng Thị Lệ Hà Tröôøng tieåu hoïc Toâ Haïp 10 Ñeà taøi nghieân cöùu khoa hoïc sö phaïm öùng duïng - Đối với giáo viên: Không ngừng học hỏi và tự bồi dưỡng chuyên môn đáp ứng được sự sáng tạo trong giảng dạy. VII/ TÀI LIỆU THAM KHẢO: Tan, C (2008) Tài liệu tập huấn Nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học dành cho giảng viên sư phạm 14 tỉnh miền núi phía bắc Việt Nam. Dự án Việt Bỉ- Bộ GD&ĐT. VIII/ PHỤ LỤC: 1/Một số trò chơi minh họa. Trò chơi 1: “Ong tìm mật” (Tổ chức chơi cả lớp hoặc trong nhóm) + Mục đích: -Rèn kĩ năng tính nhẩm các phép tính cộng trừ, nhân chia đã học. +Chuẩn bị: - 1/ 2 số HS của lớp, đội lên đầu một chiếc mũ có ghi các bảng tính trong bảng cộng trừ, nhân chia đã học. 1/ 2 số HS còn lại sẽ đội đầu chiếc mũ có bông hoa ghi kết quả của phép tính trong các bảng tính cộng trừ, nhân chia ấy. (Ngoài ra cũng có thể chọn hình thức cài ong và bông hoa lên bảng cài rồi cho HS nối tiếp nhau nối kết quả với phép tính đúng ) +Cách chơi: -Khi người quản trò hô: Tôi có, tôi có. Cả lớp đáp: Có mấy, có mấy ? -Ví dụ: Tôi có phép tất cả các phép tính trong bảng trừ 12, thì lập tức các bạn đội chiếc mũ con ong có các phép tính trong bảng trừ 12 bước ra giữa lớp và bạn đội chiếc mũ bông hoa có kết quả tương ứng ra ôm lấy bạn bạn của mình. (Cũng có thể người quản trò yêu cầu 1 trong các phép tính trong bảng trừ như 12 – 4 thì lập tức bạn đội chiếc mũ con ong có phép tính 12 – 4 bước ra giữa lớp và bạn đội chiếc mũ bông hoa có kết quả là 8 ra ôm lấy bạn) + Luật chơi: -Sau khi trò chơi kết thúc bạn nào không tìm được kết quả và phép tính tương ứng hay tìm sai hoặc tìm chậm thì bạn đó đã phạm luật. Đặng Thị Lệ Hà Tröôøng tieåu hoïc Toâ Haïp 11 Ñeà taøi nghieân cöùu khoa hoïc sö phaïm öùng duïng Trò chơi 2: “Cắm hoa” (Tổ chức chơi trong nhóm) + Mục đích: -Rèn kĩ năng tính nhẩm các phép tính cộng trừ, nhân chia đã học. +Chuẩn bị: - GV chuẩn bị mỗi em một hoặc hai, ba bông hoa trên bông hoa có ghi kết quả của các phép tính trong các bảng cộng trừ, nhân chia đã học và mỗi nhóm một số lọ hoa tương ứng với kết quả của bảng tính đó. Ví dụ bảng tính đó có 10 phép tính thì phải có mười lọ hoa. Mỗi lọ hoa có gắn kết quả. +Cách chơi: -Khi nhóm trưởng hô: Trò chơi cắm hoa bắt đầu thì các thành viên trong nhóm nhẩm thật nhanh kết quả của phép tính mình đã nhận được và cắm nhanh bông hoa có kết quả tương ứng với lọ hoa. + Luật chơi: -Sau khi trò chơi kết thúc bạn nào cắm không đúng phép tính với kết quả thì bạn ấy đã phạm luật. Đặng Thị Lệ Hà Tröôøng tieåu hoïc Toâ Haïp 12 Ñeà taøi nghieân cöùu khoa hoïc sö phaïm öùng duïng Trò chơi 3 : Truyền điện (Tổ chức chơi cả lớp hoặc trong nhóm) + Mục đích : - Luyện tập và củng cố kỹ năng làm các phép tính cộng trừ không nhớ trong phạm vi 100 và các bảng nhân, chia . - Luyện phản xạ nhanh ở các em + Chuẩn bị : + Trò chơi này không cần phải chuẩn bị đồ dùng, giáo cụ .. + Cách chơi : Các em ngồi tại chỗ. Giáo viên gọi bắt đầu từ 1 em xung phong. Ví dụ em A xướng to 1 phép tính bất kì trong bảng cộng, trừ, nhân, chia mà GV muốn củng cố ví dụ “12 - 8” và chỉ nhanh vào em B bất kỳ để “truyền điện”. Lúc này em B phải nói thật nhanh kết quả “bằng 4”. Nếu B nói đúng thì được quyền xướng to 1 phép tính bất kì như em A rồi chỉ vào một bạn C nào đó để “truyền điện” tiếp. + Luật chơi: Cứ làm như thế nếu bạn nào nói sai hoặc nói chậm thì phải hát hoặc múa cho lớp nghe một bài. Kết thúc khen và thưởng một tràng vỗ tay cho những bạn nói đúng và nhanh. * Lưu ý : - Trò chơi này có thể áp dụng được vào nhiều bài - Trò chơi này không cầu kỳ nhưng vẫn gây được không khí vui, sôi nổi, hào hứng trong giờ học cho các em. Đặng Thị Lệ Hà Tröôøng tieåu hoïc Toâ Haïp 13 Ñeà taøi nghieân cöùu khoa hoïc sö phaïm öùng duïng Trò chơi 4 : Bác đưa thư (Tổ chức chơi cả lớp hoặc trong nhóm) + Mục đích: Giúp học sinh thuộc lòng bảng cộng trừ, nhân chia đã học. Kết hợp với thói quen nói “cám ơn” khi người khác giúp một việc gì đó . + Chuẩn bị: + Một số thẻ, mỗi thẻ có ghi 1 số : 1, 2, 3, 4, 5 ,6, 7, 8.., 12, 14,.... 18 , 20 là kết quả của các phép nhân để làm số nhà . - Một số phong bì có ghi phép nhân trong bảng nhân 2 : 1 x 2, 2 x 1, 2 x 2,… 10 x 2. - Một tấm card đeo ở ngực ghi “Nhân viên bưu điện” + Cách chơi: - Gọi 1 số em lên bảng chơi giáo viên phát cho mỗi em 1 thẻ để làm số nhà. Một em đóng vai “Bác đưa thư” ngực đeo “Nhân viên Bưu điện” tay cầm tập phong bì. - Một số em đứng trên bảng , lần lượt từng em một nói: Bác đưa thư ơi Cháu có thư không? Đưa giúp cháu với Số nhà . . .8 Khi đọc đến câu cuối cùng “ số nhà ....8” thì đồng thời em đó giơ số nhà 8 của mình lên cho cả lớp xem. Lúc này nhiệm vụ của “ Bác đưa thư” phải tính nhẩm cho nhanh để chọn đúng lá thư có ghi phép tính có kết quả là số tương tương ứng giao cho chủ nhà (ở trường hợp này phải chọn phong bì “4 x 2” hoặc “ 2 x 4 ” giao cho chủ nhà. Chủ nhà nhận thư và nói lời “cảm ơn”. Cứ như vậy các bạn chơi lại nói và “Bác đưa thư” lại tiếp tục đưa thư cho các nhà. Đặng Thị Lệ Hà Tröôøng tieåu hoïc Toâ Haïp 14 Ñeà taøi nghieân cöùu khoa hoïc sö phaïm öùng duïng Nếu “Bác đưa thư “ nhẩm sai, đưa không đúng địa chỉ nhận thì không được đóng vai đưa thư nữa mà nhóm chọn bạn khác làm thay. Nếu các lần đưa thư đều đúng thì sau 3 lần được nhóm bình chọn tuyên dương và đổi cho bạn khác chơi. Trò chơi 5 : Tìm lá cho hoa ( Tổ chức thi đua trong nhóm ) + Mục đích : - Củng cố về cộng, trừ, nhân chia nhẩm trong phạm vi các bảng tính. - Rèn tính tập thể cao + Chuẩn bị : - Mỗi nhóm 4 – 5 bông hoa màu, trên mỗi nhụy hoa có ghi số bất kì từ 1 – 10 (đựng vào túi đa năng) - 10 - 12 chiếc lá xanh, mỗi chiếc lá có ghi các phép tính trong bảng cộng, trừ, nhân, chia các em đã học mà có kết quả bất kì bằng từ 1- 10. + Cách chơi : - Đại diện của mỗi nhóm nhận đồ dùng học tập của nhóm mình, Nhóm trưởng sẽ cho bạn bốc thăm mỗi bạn 2 – 3 chiếc lá có ghi phép tính, rồi tổ chức cho các bạn gắn chiếc lá mình vừa bốc thăm được vào bông hoa mà nhị của nó là kết quả phải chọn nhanh những chiếc lá có phép tính ứng với kết quả ở nhị hoa và gắn vào cành hoa để tạo thành bông hoa toán học thật đúng, thật đẹp. - Các thành viên trong nhóm khi nghe hiệu lệnh của nhóm trường bắt đầu chơi. Lập tức các thành viên thật nhanh tay để gắn, bạn nào gắn đúng, nhanh, đẹp sẽ là thắng cuộc Đặng Thị Lệ Hà Tröôøng tieåu hoïc Toâ Haïp 15 Ñeà taøi nghieân cöùu khoa hoïc sö phaïm öùng duïng Trò chơi 6 : Rồng cuốn lên mây (Tổ chức chơi cả lớp ) + Mục đích : Kiểm tra kĩ năng tính nhẩm của học sinh . Ví dụ : củng cố các bảng nhân, chia... + Chuẩn bị : Một tờ giấy viết sẵn các phép tính nhân, chia trong các bảng nhân chia trong các bảng đã học. + Cách chơi : Một em được chỉ định làm đầu rồng lên bảng. - Em cất tiếng hát : “ Rồng cuốn lên mây Rồng cuốn lên mây Ai mà tính giỏi về đây với mình” - Sau đó, em hỏi : “ Người tính giỏi có nhà hay không?” - Một em học sinh bất kỳ trả lời: - “Có tôi! Có tôi!“ - Em làm đầu rồng ra phép tính đố, ví dụ : “ 5 x 5 bằng bao nhiêu?” - Em tính giỏi trả lời ( nếu trả lời đúng thì được đi tiếp theo em đầu rồng. Cứ như thế em làm đầu rồng cứ ra câu hỏi và cuốn dần các bạn lên mây. * Lưu ý : Ở trò chơi này nên chọn em làm đầu rồng (là em Trưởng trò) phải nhanh nhẹn, hoạt bát. Đặng Thị Lệ Hà Tröôøng tieåu hoïc Toâ Haïp 16 Ñeà taøi nghieân cöùu khoa hoïc sö phaïm öùng duïng Trò chơi 7 : Kết bạn có tổng bằng 10 (Tổ chức chơi cả lớp ) + Mục đích : Kiểm tra kĩ năng tính nhẩm của học sinh . + Chuẩn bị : Mỗi bạn 1 chiếc mũ các chiếc mũ có ghi 1 số trong khoảng từ 1 đến 9 đề các em đội lên đầu. + Cách chơi : Khi bạn quản trò hô “Kết bạn, kết bạn” thì lớp đáp lại “Kết mấy, kết mấy” lúc này bạn quản trò sẽ yêu cầu “Kết hai bạn” thì em lập tức sẽ tìm bạn của mình sao cho tổng của 2 số trên thẻ của 2 bạn có có kết quả bằng 10. Nếu ai không tìm được bạn có tổng bằng 10 thì bạn ấy sẽ thua cuộc hoặc bạn quản trò trò sẽ yêu cầu “Kết ba bạn” thì các em lập tức sẽ tìm bạn của mình sao cho tổng của 3 số trên thẻ của 3 bạn có tổng bằng 10. Nếu ai không tìm được bạn có tổng bằng 10 thì bạn ấy sẽ thua cuộc. Tiến hành tương tự có thể kết 4, 5 bạn có tổng bằng 10. – Tổ chức các bạn chơi thử - Chơi thật. *Lưu ý: Khi chơi cho HS ra đứng thành vòng tròn ngay giữa lớp vừa đi vừa hát, mỗi em đội 1 chiếc mũ có số bất kì từ 1 – 9.(Cũng có thể cho HS đeo thẻ trước ngực). Đặng Thị Lệ Hà Tröôøng tieåu hoïc Toâ Haïp 17 Ñeà taøi nghieân cöùu khoa hoïc sö phaïm öùng duïng Đặng Thị Lệ Hà Tröôøng tieåu hoïc Toâ Haïp 18 Ñeà taøi nghieân cöùu khoa hoïc sö phaïm öùng duïng Tô Hạp, ngày 21/4/2014 Người thực hiện Đặng Thị Lệ Hà Đặng Thị Lệ Hà Tröôøng tieåu hoïc Toâ Haïp 19 Ñeà taøi nghieân cöùu khoa hoïc sö phaïm öùng duïng NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TRƯỜNG Đặng Thị Lệ Hà Tröôøng tieåu hoïc Toâ Haïp 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan