Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn sáng kiến kinh ngiệm nâng cao chất lượng hoạt động ban chỉ huy liên đội trư...

Tài liệu Skkn sáng kiến kinh ngiệm nâng cao chất lượng hoạt động ban chỉ huy liên đội trường tiểu học sơn hiệp bằng phương pháp xem hình ảnh trực quan và thực hành.

.DOC
20
108
136

Mô tả:

PHÒNG GD&ĐT HUYỆN KHÁNH SƠN TRƯỜNG TIỂU HỌC SƠN HIỆP ===*****=== NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG Đề tài: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG BAN CHỈ HUY CHI ĐỘI KHỐI 5 TRƯỜNG TIỂU HỌC SƠN HIỆP BẰNG PHƯƠNG PHÁP XEM HÌNH ẢNH TRỰC QUAN VÀ THỰC HÀNH Họ và tên: Phan Thị Thuý Thanh Chức vụ: Giáo viên TPT Đội Đơn v ị: Trường Tiểu học Sơn Hiệp Năm học 2013-2014 MỤC LỤC I. TÓM TẮT ĐỀ TÀI II. GIỚI THIỆU Trang 3 4 1.Hiện trạng 2.Giải pháp thay thế III. PHƯƠNG PHÁP 1.Khách thể nghiên cứu 2.Thiết kế nghiên cứu 3.Quy trình nghiên cứu 4.Đo lường và thu thập dữ liệu IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUÂÂN KẾT QUẢ 1. Phân tích dữ liê êu 2. Bàn luâ nê kết quả V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHI 1.Kết luận 2.Khuyến nghị VI. TÀI LIÊÂU THAM KHẢO VII. PHỤ LỤC 4 4 13 13 13 15 15 16 16 16 17 17 17 19 20 I. TÓM TẮT ĐỀ TÀI Nghi thức Đội từ xưa đến nay luôn được quan tâm nhất trong toàn bộ các trường Tiểu học vì nó là một phương tiện giáo dục của Đội TNTP Hồ Chí Minh. Trong đó, nổi bật là giáo dục ý thức kỷ luật, tư thế, tác phong và tinh thần tập thể cho đội viên, tạo ra vẻ đẹp tính nghiêm chỉnh và sự thống nhất của tổ chức Đội. Việc tiến hành giáo dục bằng Nghi thức Đội đòi hỏi phải có tính thuyết phục cao, tính nghiêm túc, chính xác và thống nhất. Có như vậy mới làm cho Nghi thức Đội trở thành nhu cầu thực sự của mỗi đội viên và tập thể Đội. Từ đó đòi hỏi mỗi đội viên khi tham gia tập luyện và học tập phải luôn nghiêm túc và chú ý trong khi học tập. Vấn đề đặt ra ở đây là phải rèn kĩ năng và ý thức kỷ luật, vì kĩ năng là yếu tố quyết định đến sự thành công của việc thực hiện thành thạo Nghi thức Đội (NTĐ), từ 7 kĩ năng của người đội viên như: thắt, tháo khăn quàng,... đến các kĩ năng về thực hiện các động tác cá nhân tại chỗ, di động và cách sắp xếp đội hình, đội ngũ, ... tất cả đều theo một quy trình và đi từng bước một. Muốn vậy giáo viên Tổng Phụ Trách phải luôn học hỏi kinh nghiệm và thành thạo các tài liệu cũng như các kĩ năng để hướng dẫn cho đội ngũ Ban chỉ huy Liên Chi Đội. Và trong quá trình hoat động của Liên đội trong nhà trường, để khuyến khích các Đội viên tham gia tích cực, thì cần phải có một bộ máy Ban chỉ huy Liên – Chi Đội vững chắc về mọi mặt như: Quản lý, kỹ năng nghiệp vụ công tác Đội... thành công của Liên Đội trong đó có một phần đóng góp của Ban chỉ huy. Bản thân tôi là một giáo viên TPT công tác tại trường Tiểu học Sơn Hiệp bản thân tôi đã nhận thấy những hạn chế về kỹ năng nghi thức, hạn chế về nhận thức của lực lượng ban chỉ huy Chi Đội toàn trường mà đặc biệt là khối 5 vì các em phần lớn là học sinh người dân tọc thiểu số nhưng các em học sinh khối lớp 5 năm nay lại quá yếu so với những năm trước. Chính vì vậy bản thân đã sử dụng phương pháp sử dụng hình ảnh trực quan và thực hành ngắn gọn dễ hiểu để chỉ huy cho Chi Đội nắm bắt các kỹ năng một cách nhẹ nhàng và chính xác. Khi tiến hành nghiên cứu tôi đã lấy Chi Đội khối 5 làm nhóm đối chứng để thực nghiệm và Chi Đội khối 4 làm nhóm thực nghiệm. Kết quả cho thấy tác động có ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả thực hiện nghi thức của BCH Chi Đội. Và đã thực hiện được tương đối 7 kỹ năng. II. GIỚI THIỆU 1. Hiê Ân trạng - Trường Tiểu học Sơn Hiệp đóng trên địa bàn xã Sơn Hiệp thuộc huyện miền núi Khánh Sơn nên gặp rất nhiều khó khăn trong công tác sinh hoạt Đội. - Sự nhận thức về vai trò trách nhiệm của các em khi tham gia các hoạt động công tác Đội chưa cao. -Các em chưa có điều kiện để tiếp cận nhiều với các mô hình hoạt động Đội vì điều kiện sân bãi cũng như mặt bằng sân bãi để hoạt động công tác đội của Liên Đội không có. -Sự nhận thức giữa các em đội viên chưa cao. Nhiều em là Chi đội trưởng, chi đội phó Chi đội nhưng còn quá nhút nhát, thiếu tự tin khi đứng ra tổ chức hoạt động Đội cho Chi Đội. -Về phía GV phụ trách, khi sinh hoạt Đội thường có những biểu hiện phổ biến sau: +Nhiều giáo viên phụ trách có tổ chức cho các em tập luyện theo nhóm, tuy nhiên hiệu quả đạt được chưa cao. Vì phần lớn giáo viên phụ trách chi Đội cũng bị hạn chế về các kỹ năng Đội viên,và còn một vấn đề quan trọng nữa là học sinh thường tranh thủ thời gian này để chơi và nói chuyện riêng. +GV phụ trách thường xem nhẹ kĩ năng thực hành các động tác cơ bản, chỉ hướng dẫn sơ sài và không chú trọng vào một kỹ năng nào. +Trong khi thực hiện các động tác mẫu GV phụ trách làm quá nhanh hoặc chỉ nói miệng chứ không thị phạm động tác cho học sinh xem, vì vậy nhiều em không thực hiện được các động tác của GV phụ trách yêu cầu. +Thời gian tổ chức tập luyện còn ít, thiếu thường xuyên, vì phần lớn là giáo viên phụ trách cũng không có thời gian để tập luyện cùng các em ... Với những nguyên nhân thực trạng trên đã khiến cho lực lượng BCH Chi Đội khối 5 đã gặp phải những khó khăn sau: +Không tổ chức được buổi sinh hoạt đội trọn vẹn và có kết quả cao. +Không thị phạm được động tác cho các đội viên xem. +Thực hiện động tác không chuẩn xác +Hướng dẫn thực hành 7 kỹ năng người đội viên không đúng. +Biên độ thực hiện động tác chưa hợp lý.... 2. Giải pháp thay thế. Để giúp các em có kiến thức sâu sắc trước khi bước vào lớp 6 thì phải nâng cao chất lượng hoạt động Ban chỉ huy Chi Đội khối 5 trường Tiểu học Sơn Hiệp bằng phương pháp xem hình ảnh trực quan và thực hành là việc cần và rất quan trọng đối với công tác đội. Cần khơi dậy, khuyến khích các em phát huy những mặt mạnh, giúp các em vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.Xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ. 2.1-Lý thuyết: *. Nhận thức và phương pháp công tác của ban chỉ huy. - Về nhận thức: Nội dung bồi dưỡng như sau: Tập trung luyện tập và dạy cho các em học tập lịch sử Đội TNTP, học tập mục đích, tính chất của Đội, cũng như chức năng của Đội, vai trò của tổ chức Đội cũng như nhiệm vụ của Đội trong giai đoạn cách mạng hiện nay. Tổ chức học tập nguyên tắc hoạt động Đội, vai trò của ban chỉ huy và cán bộ Đội. - Về phương pháp hoạt động của ban chỉ huy: Nội dung bồi dưỡng như sau: Luôn tập huấn cho các em học tập cách ghi biên bản, thực hiện ghi đúng sổ sách của Đội, dự thảo nghị quyết báo cáo thi đua, báo cáo tổng kết..vv…Dạy học tập phương pháp tổ chức họp ban chỉ huy. Phương pháp xây dựng kế hoạch tổ chức các phong trào thi đua. Phương pháp tổ chức điều khiển sinh hoạt Đội cũng như các hoạt động tập thể (sinh hoạt tập thể đội, đại hội Đội…vv..) Các em còn học tập phương pháp kiểm tra, đánh giá các phong trào, phương pháp chỉ đạo và tổng kết kinh nghiệm. *. Kỹ năng tổ chức, điều hành của ban chỉ huy: - Bao gồm lễ kết nạp đội viên, lễ trưởng thành đội, đại hội Liên - Chi đội, sinh hoạt đội bằng các hình thức thi đua sôi nổi, hấp dẫn, giáo dục đội viên theo mục tiêu của Đội thông qua nhiều hình thức như: Sinh hoạt thường kỳ, sinh hoạt truyền thống, sinh hoạt chuyên đề, sinh hoạt bất thường, sinh hoạt vui chơi… . Học tập cách điều khiển, tổ chức và hướng dẫn sao cho chi đội thực hiện tốt nội dung, chương trình đề ra. *. Tác phong chỉ huy: -Bồi dưỡng tính mạnh dạn trong giao tiếp và phối hợp với người khác. -Bồi dưỡng ban chỉ huy trở thành những cán bộ mẫu mực, có kỹ năng nghiệp vụ, có uy tín trong tập thể. *.Kỹ năng nghiệp vụ Đội: Bao gồm các nội dung sau: Nghi thức và phương pháp hướng dẫn nghi thức, các phương pháp tổ chức trò chơi, cắm trại…vv. Khi bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ đội cần chú ý các loại hình cho phù hợp như: Luyện tập cho đội nồng cốt, luyện tập chung, tổ chức kiểm tra nghiệp vụ bằng các hội thi. 2.2-Hướng dẫn thực hành kỹ năng người đội viên: *Tư thế nghiêm, nghỉ: Người ở tư thế Người ở tư thế đứng, khi có đứng, khi có khẩu khẩu lệnh "nghiêm!", người lệnh "nghỉ!", hai tay đứng thẳng, mắt nhìn thẳng, hai để thẳng thoải mái, tay thẳng khép sát thân người, chân trái hơi chùng bàn tay nắm tự nhiên, lòng bàn xuống, trọng tâm dồn tay hướng vào thân người, hai vào chân phải, khi chân thẳng, khép sát, hai bàn mỏi có thể đổi chân chân tạo thành hình chữ V (góc khoảng 60 độ). Tư thế nghỉ Tư thế nghiêm *Các bước tháo, thắt khăn quàng đỏ: Động tác tháo khăn: Tay trái cầm nút khăn, tay phải cầm dải khăn bên phải trên nút khăn, rút khăn ra. Động tác thắt khăn: Gồm các bước sau B1 : Dựng cổ áo lên B2 : Xếp khăn và đặt khăn vào cổ áo B3+4: So 2 đầu khăn bằng nhau, thắt khăn. B5+6 : Chỉnh nút khăn cho vuông, bẻ cổ áo xuống . B7. Tư thế nghiêm *Chào kiểu đội viên: Đội viên đứng tư thế nghiêm, mắt hướng về phía chào, chào bằng tay phải, các ngón tay khép kín giơ lên đầu cách thùy trán bên phải khoảng 5cm, bàn tay thẳng với cánh tay dưới, khuyủ tay chếch ra phía trước tạo với thân người một góc khoảng 130 độ. *Cầm cờ, giương cờ, vác cờ: Tư thế nghiêm, nghỉ - Cầm cờ ở tư thế nghiêm: Khi có khẩu lệnh “nghiêm!”, kéo cán cờ áp sát vào thân mình, người ở tư thế nghiêm. - Cầm cờ nghỉ: Khi nghe khẩu lệnh "nghỉ", chân trái chùng và ngả cờ ra phía trước. Tư thế giương cờ: Từ tư thế cầm cờ nghiêm chuyển sang giương cờ: +Tay phải cầm cờ giương lên trước mặt, tay thẳng và vuông góc với thân người, cán cờ dựng thẳng đứng. +Tay trái nắm cán cờ dưới bàn tay phải khoảng 20cm - 30cm, tay phải di chuyển xuống nắm sát đốc cán cờ, kéo sát vào ngang thắt lưng đưa về tư thế giương cờ. +Cán cờ nghiêng với mặt đất một góc khoảng 450. Giương cờ: Được thực hiện khi chào cờ, lễ duyệt Đội, diễu hành và đón đại biểu. Tư thế vác cờ Từ tư thế cầm cờ nghiêm, tay phải cầm cờ giương lên trước mặt, tay thẳng và vuông góc với thân người, cán cờ dựng thẳng đứng. Tay trái nắm cán cờ dưới bàn tay phải khoảng 20cm - 30cm, tay phải di chuyển xuống nắm sát đốc cán cờ, đưa thẳng ra phía trước nghiêng với mặt đất một góc khoảng 450 , tay trái kéo cán cờ đặt lên vai phải đưa về tư thế vác cờ. *Động tác quay trái Khi có khẩu lệnh "Bên trái - quay!", sau động lệnh "quay!" người đứng nghiêm, lấy gót chân trái làm trụ, mũi chân phải làm điểm đỡ, quay người sang phía trái một góc 900 , sau đó rút chân phải lên, trở về tư thế đứng nghiêm *Động tác quay phải Khi có khẩu lệnh "Bên phải - quay!", sau động lệnh "quay!" người đứng nghiêm, lấy gót chân phải làm trụ, mũi chân trái làm điểm đỡ, quay người sang phía phải một góc 900, sau đó rút chân trái lên, trở về tư thế nghiêm. *Động tác quay đằng sau: Khi có khẩu lệnh "Đằng sau - quay!", sau động lệnh "quay!" lấy gót chân phải làm trụ, mũi chân trái làm điểm đỡ, quay người sang phía bên phải một góc 1800, sau đó rút chân trái lên, trở về tư thế nghiêm. *Dậm chân tại chỗ Khi có khẩu lệnh "Dậm chân - dậm!", sau động lệnh "dậm!", bắt đầu 1 bằng chân trái, và 2 bằng chân phải dậm theo nhịp hô hoặc còi, trống, nhưng không chuyển vị trí. Khi đặt chân xuống đất, mũi chân đặt trước rồi đến gót chân. Tay phải vung về phía trước, bàn tay cao ngang thắt lưng, tay trái vung thẳng về phía sau. Khi có khẩu lệnh "Đứng lại - đứng!" (động lệnh "đứng!" rơi vào chân phải), đội viên dậm chân thêm một nhịp, kéo chân phải về tư thế nghiêm. *Chạy tại chỗ: Khi có khẩu lệnh: "Chạy tại chỗ - chạy!", sau động lệnh "chạy!", bắt đầu bằng chân trái, và 2 bằng chân phải chạy đều theo nhịp còi hoặc lời hô, nhưng không chuyển vị trí. Hai cánh tay co tự nhiên, lòng bàn tay hướng vào thân người, bàn tay nắm, đánh nhẹ ở tư thế thoải mái và vung dọc theo hướng chạy. Khi có khẩu lệnh "Đứng lại - đứng!" (động lệnh “đứng!” rơi vào chân phải), đội viên chạy thêm 3 nhịp nữa. Dậm chân phải, về tư thế nghiêm. *Tiến, lùi Khi có khẩu lệnh "Tiến... bước - bước!", sau động lệnh "bước!", người đứng thẳng, mắt nhìn thẳng, bắt đầu bằng chân trái bước lên trước liên tục theo số bước người chỉ huy hô, khoảng cách bước chân bằng một bàn chân, bước xong trở về tư thế nghiêm. Khi có khẩu lệnh "Lùi… bước - bước!", sau động lệnh "bước!", người đứng thẳng, mắt nhìn thẳng, bắt đầu bằng chân trái bước liên tục về phía sau theo số bước người chỉ huy hô, khoảng cách bước chân bằng một bàn chân, bước xong, trở về tư thế nghiêm. *Sang trái, sang phải Khi có khẩu lệnh "Sang trái... bước - bước!", sau động lệnh "bước!", người đứng thẳng, mắt nhìn thẳng, chân trái bước sang trái, chân phải bước theo (kiểu sâu đo), cứ như vậy đến hết số bước người chỉ huy hô. Mỗi bước rộng khoảng bằng vai, bước xong, trở về tư thế nghiêm. Khi có khẩu lệnh "Sang phải... bước - bước!", sau động lệnh "bước!", người đứng thẳng, mắt nhìn thẳng, chân phải bước sang phải, chân trái bước theo (kiểu sâu đo), cứ như vậy đến hết số bước người chỉ huy hô. Mỗi bước rộng khoảng bằng vai, bước xong, trở về tư thế nghiêm. *Đi đều: Khi có khẩu lệnh: "Đi đều - bước!", sau động lệnh "bước!", bắt đầu bước bằng chân trái theo nhịp còi, trống hoặc lời hô. Tay phải đánh ra trước thắt lưng, tay trái vung thẳng ra sau đưa dọc theo người, bàn tay nắm tự nhiên, bước đều đặn, người thẳng, mắt nhìn thẳng. Khi có khẩu lệnh "Đứng lại - đứng!", động lệnh "đứng!" rơi vào chân phải, chân trái bước thêm một bước, rồi đưa chân phải lên, trở về tư thế đứng nghiêm. Đi đều khác dậm chân tại chỗ cơ bản ở bước chân di chuyển, đầu gối không nhấc cao, bước đi bình thường, gót chân xuống trước, mũi xuống sau, không đá hất chân về phía trước hoặc giật ra phía sau. 2.3-Tổ chức thực hành -Yêu cầu: Người chỉ huy Đội là những đội viên nắm vững các khẩu lệnh hô, thực hiện thành thạo các động tác về Nghi thức Đội (7 kĩ năng của người đội viên, các động tác về đội hình, đội ngũ và các động tác dùng tay để chỉ định đội hình). +Trang phục gọn gàng đúng quy định +Tư thế nhanh nhẹn, nghiêm túc, chuẩn xác +Khẩu lệnh hô to rõ, phải có dự lệnh, động lệnh +Biết chọn địa hình, xác định phương hướng, vị trí khi tập hợp đội hình, ... - Biện pháp thực hiện: GV–TPT tiến hành tập các động tác của người chỉ huy Đội theo trình tự sau: *Tập hô các khẩu lệnh : Chỉ huy muốn tốt, người chỉ huy phải hô đúng, dõng dạc các khẩu lệnh trong Nghi thức Đội. *Tập chọn địa hình: chọn vị trí rộng để tập hợp đội hình, tránh nơi có vật cản lầy lội,… *Tập xác định phương hướng: Tránh nắng, gió thổi vào mặt, trách nơi ồn ào,... *Tập chọn vị trí, tư thế chỉ huy khi tập hợp: khi tập hợp chỉ huy đứng ở điểm chuẩn, tư thế nghiêm, để đơn vị dựa vào đó làm chuẩn tập hợp đơn vị. *Tập các động tác chỉ định đội hình: hàng dọc, hàng ngang, chữ U, vòng tròn. Ví dụ minh hoạ: Tập hợp chi đội hàng ngang Sau khi chỉ huy lựa chọn địa hình, phương hướng và vị trí. Chỉ huy hô: “Chi đội tập hợp!”, đồng thời dùng tay trái đưa thẳng lên cao, các ngón tay khép kín lòng bàn tay hướng về phía thân người (để chỉ định đội hình hàng ngang). Tiếp theo sau là phân đội 1 làm chuẩn, các phân đội khác đứng về phía đằng sau của phân đội 1 3. Vấn đề nghiên cứu, giả thiết nghiên cứu. a. Vấn đề nghiên cứu: Nâng cao chất lượng hoạt động Ban chỉ huy Chi Đội khối 5 của trường Tiểu học Sơn Hiệp bằng phương pháp xem hình ảnh trực quan và thực hành có làm tăng thêm được kết quả hoạt động Đội cho BCH Chi Đội khối 5 hay không? b. Giả thiết nghiên cứu: Sử dụng phương pháp xem hình ảnh trực quan và thực hành có làm tăng thêm được kết quả hoạt động Đội cho BCH Chi Đội khối 5. III. PHƯƠNG PHÁP 1. Khách thể nghiên cứu. - Em Bùi Thị Mỹ Duyên – Liên đội trưởng Phụ trách huấn luyện Ban Chỉ Huy Chi Đội khối 5 (Nhóm thực nghiệm). - Em Mấu Thị Bích Thảo – Liên Đội tưởng: Phụ trách huấn luyện Ban chỉ huy Chi Đội khối 4. (Nhóm đối chứng). Hai đội viên có cách thức hướng dẫn, kỹ năng tổ chức sinh hoạt và sự hiểu biết về đội tương đương nhau. BCH Chi đội của nhóm thực nghiệm (BCH khối 5) có kỹ năng thực hành, hiểu biết hơn BCH của nhóm đối chứng (BCH khối 4) rất nhiều. Bảng 1: Bảng thông tin Ban chi huy Chi Đội: Số học sinh Dân tộc thiểu số Tổng số Nam Nữ BCH Chi đội khối 4 32 13 19 31 BCH Chi đội khối 5 20 6 14 18 -Tất cả đội viên đều hiền ngoan, lễ phép, khả năng tiếp thu bình thường và đồng đều nhau. -Là những đội viên tiêu biểu của các Chi Đội khối 4 và khối 5. 2. Thiết kế nghiên cứu. Bản thân tôi là giáo viên TPT đội quản lý toàn bộ ban chỉ huy các chi đội. Đặc biệt là các buổi tập huấn triển khai nội dung công tác đội. Chính vì vậy tôi chọn BCH Chi Đội khối 5 để thiết kế nghiên cứu. Thiết kế tôi sử dụng trong nghiên cứu này là thiết kế đa cơ sở AB. *Thiết kế kiểm tra, đánh giá tra trước và sau tác động Kiểm tra Kiểm tra Nhóm Tác động trước tác động sau tác động Sử dụng phương pháp Thực nghiệm O1 quan sát hình ảnh mô O3 phạm Không sử dụng phương Đối chứng O2 pháp quan sát hình ảnh O4 mô phạm Trước tiên tôi chọn hai nhóm đối tượng là các em trong BCH chi Đội khối 4 và BCH Chi Đội khối 5. Tôi tiến hành kiểm tra kỹ năng người đội viên với những nội dung sau: tác phong chỉ huy, sự linh hoạt trong sinh hoạt, biên độ thực hiện các động tác (7 kỹ năng người đội viên). Tôi ghi lại tất cả những gì mà các em chưa thực hiện được. Đây là giai đoạn cơ sở còn gọi là giai đoạn A. Chọn ban chỉ huy của hai khối kiểm tra kỹ năng thực hành trước tác động. Kết quả thực hiện kỹ năng đạt chuẩn của hai nhóm như sau: *Biểu đồ về kỹ năng thực hiện nghi thức của BCH trước tác động. Kỹ năng Mức độ 3. Quy trình nghiên cứu. Vào đầu năm học, với sự chỉ đạo chung của Hội Đồng Đội huyện, BCH Đoàn trường, ban phụ trách đội nhà trường chỉ đạo các lớp tiến hành đại hội Chi Đội đầu năm để xây dựng chương trình công tác đội Chi Đội cho năm học. Đồng thời bầu chọn BCH để triển khai thực hiện nghị quyết đại hội. Đối với nhóm thực nghiệm: tôi cùng với Liên đội trưởng huấn luyện. Qua kết quả của từng buổi sinh hoạt Đội bản thân cũng rút ra kinh nghiệm và tác động ngay đến đối tượng để kết quả buổi sinh hoạt sau cao hơn trước. Đối với lớp đối chứng: tiến hành các hoạt động bình thường. 4. Đo lường và thu thập dữ liệu. Các công cụ đo mà nghiên cứu này sử dụng là việc ghi chép lại những kỹ năng, phương pháp tổ chức và những kiến thức cơ bản của BCH chi đội khối 5 trước và sau khi có tác động. Mục tiêu cơ bản của nghiên cứu này là giúp cho các em trong ban chỉ huy khối 5 đạt được đến chuẩn kỹ năng người đội viên (7 kỹ năng), qua đó giúp các em có thêm kiến thức vững vàng khi bước vào cấp học tiếp theo. Do vậy phép đo là kiểm tra lại những kỹ năng, kiến thức Đội qua việc kiểm tra sinh hoạt Đội của các chi đội. Đây chính là tỉ lệ điều chỉnh kỹ năng thực hành nghi thức đội. Trong nghiên cứu này bản thân tôi luôn quan sát trực tiếp những kỹ năng thực hành sau đó ghi lại những điểm còn hạn chế để kiểm tra mức độ điều chỉnh cho nên trong nghiên cứu này không có bài kiểm tra nào được sử dụng để thu thập dữ liệu phục vụ nghiên cứu. * Kỹ năng thực hành của BCH khối 5 trước và sau tác động: Số lần Trước tác động Sau tác động + Chào tay: 5 ngón tay chưa khép kín, biên độ tay chưa đúng. + Tháo , thắt khăn: Tay cầm nút khăn chưa đúng. Thắt khăn không đúng trình tự. +Cầm cờ, giương cờ, vác cờ: Giương Lần 1 cờ chưa đúng tư thế +Dậm chân tại chỗ: Chưa nâng chân cao, tay đánh lệch +Các động tác quay tại chỗ: Còn vung tay khi quay, di chuyển vị trí +Hát quốc ca, đội ca: hát nhỏ, không đúng nhịp + Chào tay: biên độ tay chưa đúng. + Tháo , thắt khăn: Tay cầm nút khăn chưa đúng. +Dậm chân tại chỗ: Chưa nâng Lần 2 chân cao. +Các động tác quay tại chỗ: Còn vung tay khi quay. +Hát quốc ca, đội ca: không đúng nhịp + Chào tay: đúng + Tháo , thắt khăn: đúng. + Dậm chân tại chỗ: Chưa nâng Lần 3 chân cao. + Động tác quay tại chỗ: đúng +Hát quốc ca, đội ca: đúng nhịp + Dậm chân tại chỗ: Chưa nâng Lần 4 chân cao. + Thực hiện đạt được chuẩn 7 kỹ Lần 5 năng của người đội viên. IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ. 1. Phân tích dữ liệu Tỉ lệ điều chỉnh kỹ năng thực hành của BCH Chi đội khối 5 được biểu thị dưới dạng đường đồ thị thể hiện kỹ năng thực hành 7 kỹ năng người đội viên trong giai đoạn cơ sở và giai đoạn có tác động. Nếu kỹ năng thực hành của BCH chi đội khối 5 điều chỉnh có tiến bộ chúng ta sẽ thấy đường đồ thị ở giai đoạn có tác động cao hơn đường đồ thị ở giai đoạn cơ sở. Trường hợp này là đúng như vậy. Chúng ta cũng thấy rằng không có phép kiểm chứng nào được sử dụng để kiểm tra kết quả mà chúng ta chỉ quan sát đường đồ thị để rút ra kết quả. 2 . Bàn luận kết quả. Quan sát đường đồ thị cho ta thấy BCH khối 5 có sự thay đổi đạt đến chuẩn 7 kỹ năng của người đội viên. Các em đã thực hiện các động tác chuẩn xác về biên độ tay, chân, tư thế khi thực hiện động tác. Các em đã tự tin hơn và thực hiện nhiệm vụ tốt hơn trong giai đoạn có tác động so với giai đoạn cơ sở. Chúng ta hãy nhìn vào đường đồ thị biểu thị kết quả điều chỉnh kỹ năng thực hành nghi thức đội. Giai đoạn cơ sở kéo dài 5 tuần các em chỉ thực hiện đạt được 4 đến 5 kỹ năng trên tổng số 7 kỹ năng của người đội viên. Kể từ tuần thứ 6 trở đi thông qua việc tập huấn kết hợp với phương pháp xem hình ảnh trực quan thì BCH khối 5 đã khắc phục được những hạn chế, đặc biệt khắc phục nội dung khó nhất đó là động tác dậm chân tại chỗ. Các em đã đạt được chuẩn 7 kỹ năng nghi thức đội. Do vậy sử dụng phương pháp cho học sinh xem hình ảnh trực quan và thực hành đã nâng cao chất lượng hoạt động cũng như kỹ năng nghi thức đội cho BCH. *Hạn chế: Để thực hiện nghiên cứu giáo viên phụ trách Chi đội cần có : - Giáo viên phụ trách phải thật sự nhiệt tình chỉ dạy tận tâm - Nắm vững kiến thức, kỹ năng tổ chức sinh hoạt đội - Nhiệt tình, không ngại khó khăn về thời tiết cũng như điều kiện sân bãi - Không phó thác công việc cho BCH và giáo viên Tổng Phụ Trách. V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHI 1. Kết luận Trên cơ sở thực hiê ên chủ trương của Bô ê GD&ĐT: đổi mới phương pháp dạy học truyền thống sang phương pháp dạy học hiê ên đại “lấy học sinh làm trung tâm”. Với tinh thần ấy, đề tài “Sử dụng phương pháp xem hình ảnh trực quan và thực hành cho BCH Chi Đội khối 5” tôi đã tâ pê trung nghiên cứu những vấn đề sau : + Vị trí, vai trò của tổ chức Đội trong nhà trường. Đặc biệt lực lượng BCH các Chi Đội có những hiểu biết về kiến thức, kỹ năng thực hành nghi thức Đội. Từ đó các em tích luỹ kinh nghiệm về phương pháp chỉ huy, quản lý điều hành công việc của một cán bộ Đội, giúp các em có một kiến thức vững vàng hơn khi chuẩn bị bước sang cấp học mới với các bạn đồng trang lứa. Đồng thời giúp các em luôn sẵn sàng học tập thật tốt trong tất cả các môn học. +Tôi đã áp dụng chu trình nghiên cứu: “Nhìn lại quá trình, lập kế hoạch, thực hiện tác động, quan sát” trong NCKHSPUD vào nghiên cứu này. Việc thu thập dữ liệu tập trung vào kết quả các buổi sinh hoạt định kỳ của các chi đội. Trên đây là một số kết quả đạt được của tôi trong quá trình bồi dưỡng xây dựng BCH Đội khối 5 của trường. Rất mong nhận được những ý kiến quý báu của quý thầy cô giáo, các bạn đồng nghiệp để có thể làm tốt hơn nữa trong việc thúc đẩy phong trào Đội ngày càng phát triển. 2. Khuyến nghị BGH nhà trường phải đặc biệt quan tâm tạo điều kiện giúp đỡ về phương tiện, cơ sở vật chất, hỗ trợ kinh phí hơn nữa cho phong trào Đội ngày càng phát triển. Nhà trường tạo điều kiện về kinh phí để đầu mỗi năm học mở lớp tập huấn nghiệp vụ cho các anh chị phụ trách (GVCN). Anh chị phụ trách đội cần có kiến thức về nghiệp vụ công tác Đội, có tâm với hoạt động đội và tích cực tham gia vào việc bồi dưỡng đội ngũ ban chỉ huy Đội. Trên đây là một số ý kiến của tôi rút ra sau khi thực hiện đề tài này, chắc chắn đề tài còn nhiều thiếu sót. Tôi rất mong được sự góp ý, chỉ bảo của các đồng chí, đồng nghiệp, của Ban Giám Hiệu nhà trường, Hội đồng đội Huyện-Tỉnh, sở GD-ĐT Khánh Hòa để đề tài được hoàn thiện và tiếp tục áp dụng có hiệu quả tốt hơn. Khánh Sơn, ngày 22 tháng 03 năm 2014 Người viết Phan Thị Thúy Thanh VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Người phụ trách thiếu nhi cần biết - NXB Thanh niên Hà Nội. 2. Kỹ năng công tác phụ trách Đội TNTP Hồ Chí Minh - Trần Quang ĐứcNXB Thanh niên Hà Nội. 3. Xây dựng chương trình rèn luyện phụ trách Đội TNTP Hồ Chí Minh - Đào Ngọc Dung – NXB Thanh niên Hà Nội. 4. Lịch sử Đội TNTP Hồ Chí Minh - Trần Quang Đức - NXB Thanh niên 5. Nghi thức và hướng dẫn thực hiện Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh - Nhà xuất bản Thanh niên Hà Nội. 6. Tài liệu hướng dẫn của sở GD-ĐT Khánh Hòa 7. Mạng internet: www.giaoan.violet.vn, 8. Sổ tay phụ trách Đội, Nhà xuất bản trẻ, Nhóm tác giả-Tủ sách kỹ năng hoạt động thanh thiếu nhi 9. Phương pháp huấn luyện chương trình rèn luyện đội viên, HĐĐ tỉnh Khánh Hòa VII. PHỤ LỤC 1- Kế hoạch bồi dưỡng BCH - Bồi dưỡng phương pháp hoạt động Đội theo tháng. - Bồi dưỡng phát động thi đua theo chủ điểm tháng. - Bồi dưỡng cách ghi chép văn bản, sổ sách Đội (báo cáo, sơ kết, biên bản, nghị quyết, chương trình đại hội, sinh hoạt Đội...) - Bồi dưỡng cách xây dựng kế hoạch công tác Đội dựa vào kế hoạch của Tổng phụ trách. - Bồi dưỡng cách tổ chức Đại hội chi đội. - Bồi dưỡng cách phát động, triển khai chương trình tự rèn luyện Đội viên. - Bồi dưỡng về kỹ năng nghi thức Đội. - Tổ chức biểu diễn văn nghệ, sân chơi trí tuệ, kể chuyện chào mừng các ngày lễ lớn 8/3,26/3,… - Bồi dưỡng tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm trong năm học. 2-Kế hoạch hoạt động công tác Đội năm học. Thán g 8 9 10 11 12 Chủ điểm Gợi ý nội dung tổ chức sinh hoạt -Ổn định tổ chức lớp Ngày hội tựu trường - Phân công ban cán sự lớp tạm thời - Triển khai nội qui người học sinh - Triển khai thực hiện đồng phục đội viên -Ôn lại cách tập hợp đội hình Mái trương thân yêu -Triển khai tiểu sử anh hùng chi đội mang tên -Ôn lại hai bài hát: Quốc ca, đội ca của em -Cách hô đáp khẩu hiệu đội -Tổ chức chới các trò chơi dân gian -Tập 6 bài hát múa trong năm học -Kỹ năng thắt tháo khăn quàng đỏ Vòng tay bè bạn -Kiểm tra kiến thức về tiểu sử anh hùng chi đội mang tên -Ôn luyện hai bài múa -Tổ chức trò chơi “kéo co” -Học bài các động tác cá nhân tại chỗ Biết ơn thầy giáo cô -Tìm hiểu ý nghĩa ngày 20 -11 giáo -Tập động tác chào tay -Tổ chức trò chơi “trán – cằm - tai” -Ôn luyện bài các động tác cá nhân tại chỗ. Uống nước nhớ nguồn 01 và 02 3 4 5 6,7,8 Mừng Đảng, mừng Xuân và em yêu tổ quốc Việt Nam Yêu quý mẹ và cô giáo Hòa bình và hữu nghị Bác Hồ kính yêu Khăn hồng tình nguyện - Học bài các động tác cá nhân di động: sang phải, sang trái, tiến, lùi, đi đều. -Ý nghĩa ngày 22-12 -Tổ chức chùm trò chơi “làm theo lời nói, không làm theo hành động”. -Triển khai ý nghĩa khăn quàng đỏ -Ôn lại 7 kỹ năng người đội viên -Tập bài nhảy các dân vũ -Tổ chức trò chơi “mèo đuổi chuột” -Tổ chức chơi các trò chơi dân gian -Tìm hiểu ý nghĩa ngày 26-3 -Kiểm tra múa hát -Ôn luyện nghi thức -Tìm hiểu ý nghĩa ngày 30-4 -Ôn luyện 7 kỹ năng đội viên -Tổ chức trò chơi -Tìm hiểu ý nghĩa ngày 15-5 -Sơ kết hoạt động đội chi đội cả năm học -Bình xét thi đua cá nhân và chi đội cuối năm -Triển khai thực hiện theo kế hoạch hoạt động hè ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CÁC CẤP ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ................................
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan