Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn sáng kiến kinh ngiệm một số kinh nghiệm trong huấn luyện quyền vovi nam cho...

Tài liệu Skkn sáng kiến kinh ngiệm một số kinh nghiệm trong huấn luyện quyền vovi nam cho đội tuyển học sinh giỏi thể dục trường thpt triệu sơn 2, huyện triệu sơn, tỉnh thanh hóa

.DOC
21
1820
84

Mô tả:

DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. TDTT : Thể dục thể thao. HLV : Huấn luyện viên. VĐV: Vận động viên. HS : Học sinh. BT : Bài tập GD & ĐT : Giáo dục và đào tạo. THPT : Trung học phổ thông. QĐ-BGDĐT: quyết định bộ Giáo dục đào tạo A. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 I. LỜI MỞ ĐẦU. Bộ Giáo dục và Đào tạo có chủ trương phát triển các môn thể thao dân tộc trong nhà trường, trong đó có môn Vovinam là một môn võ truyền thống của Việt Nam đang được phổ biến rộng rãi trên thế giới và đã bắt đầu đưa môn thể thao dân tộc này vào chương trình học thể dục trong các trường phổ thông, thông qua nội dung học thể thao tự chọn, được bắt đầu áp dụng từ năm học 2011-2012 và cũng đã đưa vào chương trình thi học sinh giỏi môn thể dục hàng năm và các cuộc thi Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc Để đạt được mục tiêu trên và tạo điều kiện cho các em học sinh có sức khỏe, thể lực tốt, tinh thần tự hào dân tộc và đẩy mạnh phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực” trong nhà trường phổ thông. Bộ GD & ĐT đã đề nghị các Sở GD & ĐT phối hợp với Liên đoàn Vovinam Việt Nam, Liên đoàn Vovinam các địa phương tuyên truyền phổ biến rộng rãi môn Vovinam và đưa môn Vovinam vào chương trình thể thao ngoại khóa, tổ chức tập huấn cho các giáo viên thể dục, thành lập các câu lạc bộ Vovinam trong các trường học trên địa bàn của tỉnh, đưa vào thi đấu chính thức tại hội khỏe phụ đổng từ cấp cơ sở đến toàn quốc. II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU. 1. Thực trạng. Ngành giáo dục cả nước đã và đang thực hiện mục tiêu phát triển môn võ truyền thống của Việt Nam là Vovinam vào trường học. Hòa chung theo xu hướng đó, sở GD & ĐT Thanh hóa cũng đã và đang nỗ lực hết mình để thực hiện hóa mục tiêu này. Sở đã lập kế hoạch và phối hợp cùng liên đoàn Vovinam Việt Nam để tập huấn cho tất cả giáo viên thể dục trong các dịp hè hàng năm về kỹ thuật, phương pháp giảng dạy và phát triển phong trào tập luyện Vovinam trong nhà trường. Là một môn thể thao mới được đưa vào trường nhưng hàng năm Sở Giáo dục thường xuyên tổ chức cuộc thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn thể dục trong đó có nội dung thi võ Vovinam. Đặc biệt là tiếp tới là có cuộc thi hội khỏe Phù Đổng toàn tỉnh vào tháng 12 năm 2015 và quan trọng hơn nữa là cuộc thi hội khoẻ phù Đổng toàn Quốc lần thứ 9 năm 2016 diễn ra tại Nghệ An và Thanh Hoá Đứng trước tình hình đó tôi luôn trăn trở và suy nghĩ bằng cách nào đó để huấn luyện đội tuyển học sinh giỏi môn thể dục thật tốt về các nội dung thi 2 mà trong đó nhất là nội dung thi quyền võ vovinam. Vì đó là mục tiêu mủi nhọn hàng đầu được xác định trước khi bước vào xây dựng kế hoạch huấn luyện cho đội tuyển học sinh giỏi môn thể dục trường THPT triệu sơn 2. 2. Kết quả, hiệu quả của thực trạng trên. Như chúng ta đã biết việc huấn luyện đội tuyển hay bất kỳ huấn luyện một vấn đề gì về công việc nào cũng đều cần phải hướng tới mục đích và thành tích đạt được. Chính vì vậy việc huấn luyện đội tuyển học sinh Vovinam của trương THPT triệu sơn 2 cũng không nằm ngoài mục tiêu đó. Sau nhiều năm huấn luyện và đưa học sinh đi thi đấu tại các giải học sinh giỏi môn thể dục cấp tỉnh và cũng đã có hai học sinh tham gia hai kỳ hội khỏe phù Đổng toàn Quốc tại phú Thọ năm 2008 ( tham gia một học sinh thi môn võ Karate và đạt 1 HCV) và tại Cần Thơ năm 2012 ( Tham gia 1 học sinh thi môn võ Vovinam và đạt 1 HCĐ) và tham gia các cuộc thi học sinh giỏi cấp tỉnh hàng năm. Đội tuyển học sinh giỏi môn thể dục trường THPT triệu sơn 2 tham gia thi nội dung võ Vovinam luôn đạt được những thành tích cao trong khối THPT trong toàn tỉnh. Nhất là nội dung thi quyền Vovinam đã mang về cho nhà trường nhiều giải cao từ năm học 2011 cho đến nay mà dặc biệt là năm 2012 đã đạt một 01 HCĐ toàn quốc nội dung quyền và cho đến năm học 2014-2015 này đội đã đạt giải nhì toàn đoàn học sinh giỏi môn võ Vovinam cấp tỉnh. Từ những kết quả đã đạt được trong nhiều năm huấn luyện và đưa đội tuyển học sinh đi thi. Nên chính vì vậy tôi mạnh dạn viết lại sáng kiến kinh nghiệm của mình: “Một số kinh nghiệm trong huấn luyện quyền VOVINAM cho đội tuyển học sinh giỏi môn thể dục trường THPT Triệu sơn 2, Huyện Triệu Sơn, Tỉnh Thanh Hóa’’ B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 3 I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lý luâ ân của sáng kiến kinh nghiệm. 1.1. Bộ giáo Dục và Đào tạo mong muốn phát triển môn thể thao dân tộc Vovinam trong trường học. Bộ Giáo dục và Đào tạo có chủ trương phát triển các môn thể thao dân tộc trong nhà trường, trong đó có môn Vovinam là một môn võ truyền thống của Việt Nam đang được phổ biến rộng rãi trên thế giới và sẽ đưa môn thể thao dân tộc này vào chương trình thi đấu chính thức từ Hội khỏe Phù Đổng cấp cơ sở đến toàn quốc lần thứ VIII và thứ XI năm 2016 Với việc ủng hộ đưa Vovinam vào trường học của Bộ, phong trào Vovinam sẽ có cơ hộ để phát triển hơn nữa tạo ra một lực lượng học sinh tập luyện Vovinam ở khắp cả nước, chúng ta hoàn toàn có cơ hội để tuyển chọn ra các nhân tố xuất sắc để đào tạo chuẩn bị cho các cuộc đấu quốc gia, quốc tế… 1.2. Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi 16 - 18. Học sinh các trường THPT thường ở lứa tuổi 16 - 18. Để có cơ sở khoa học cho việc lựa chọn các phương pháp huấn luyện phù hợp với đối tượng học sinh tôi đã tìm hiểu một số đặc điểm cơ bản về tâm sinh lý của lứa tuổi 16-18 vì nó có liên quan tới việc tập luyện TDTT nói chung và việc huấn luyện Vovinam nói riêng. 1.2.1. Đặc điểm về sinh lý ở lứa tuổi 16 - 18. Đặc điểm phát triển của hệ thống thần kinh. Do hệ thống thần kinh là một hệ thống phát triển sớm của cơ thể, vì vậy ở lứa tuổi 16 - 18 trọng lượng não của các em đã đạt mức từ 1480 gam đến 1490 gam tương đương với trọng lượng não của người trưởng thành. Đó là điều kiện dễ dàng các em nắm vững được các kỹ thuật khó, tạo tiền đề cho việc nâng cao thành tích thể thao. *Đặc điểm phát triển của cơ quan vận động. Cơ quan vận động của cơ thể chủ yếu gồm cơ bắp xương khớp, dây chằng, về hệ xương. Do quá trình cốc hoá của cơ thể thường kéo dài tới 20 tuổi và đang còn phát triển xương. * Đặc điểm phát triển hệ thống tim mạch. Ở tuổi 16 - 18 tim phát triển to hơn, thành cơ tim dày lên, van tim phát triển tốt làm cho cơ tim bóp mạnh hơn, làm cho cung lượng tim lớn hơn, tần số mạch 4 đập thấp xuống mức 66 - 72 lần/phút, huyết áp khoảng 105/66 đến 109/69. Thành mạch vững chắc, mao mạch phát triển, từ đó góp phần nhanh chóng nâng cao được trình độ kỹ thuật, thể lực. * Đặc điểm phát triển hệ thống hô hấp. Ở tuổi 16 - 18 hệ thống hô hấp đã phát triển gần đạt trình độ của người trưởng thành. Tần số hô hấp giảm còn 18 - 19 lần phút do dung tích sống tăng và VO2 max tăng. Chính nhờ sự tăng lớn của dung tích sống cũng như năng lực hấp thụ oxy tối đa và năng lực chịu đựng nợ oxy của các em 16 - 18 tuổi được nâng cao làm cho sức bền ưa khí tăng qua đó góp phần tăng sức mạnh tốc độ của VĐV. Do các hoóc môn giới tính phát triển làm cho sự phát triển cơ thể cũng có nhiều khác biệt giữa nam và nữ, như chu kỳ kinh nguyệt làm ảnh hưởng nhất định tới hiệu quả huấn luyện phát triển sức bền và các tố chất thể lực khác ... 1.2.2. Đặc điểm tâm lý lứa tuổi 16 - 18. Đặc điểm nổi bật về tâm lý của lứa tuổi 16 - 18 là chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của cả 2 nhân tố bên trong và bên ngoài. * Nhân tố bên trong gồm các yếu tố như sự khát vọng ham muốn hiểu biết, khám phá thế giới trong đó có sự thử sức với các hoạt động TDTT. Vì vậy TDTT đã có sức cuốn hút mạnh mẽ đối với các em. Ở tuổi 16 - 18 về tình cảm do các em thích làm người lớn vì vậy mà các biểu hiện nghĩa hiệp, sự vui buồn chia xẻ thường đan xen nhau. Chính vì vậy, trong quá trình huấn luyện thể thao cho các em HLV phải kịp thời nắm bắt diễn biến tình cảm của các em để có thể điều chỉnh uốn nắn kịp thời. Chỉ có như vậy mới có thể đạt được hiệu quả tốt trong giảng dạy huấn luyện. * Về nhân tố bên ngoài bao gồm các yếu tố từ ngoại cảnh tác động đến tâm lý của các em 16 - 18 tuổi. Tóm lại để nắm vững được đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của các em để sử dụng các đối sách giảng dạy huấn luyện hợp lý là tiền đề của sự nâng cao hiệu quả giảng dạy huấn luyện của các giáo viên và huấn luyện viên thể thao. 1.2.3. Đặc điểm huấn luyện của môn Vovinam. Cũng như các môn thể thao khác huấn luyện quyền Vovinam là một quá trình sư phạm nhằm tác động một cách có hệ thống vào khả năng chức phận của 5 cơ thể vận động viên để hướng tới thành tích thể thao cao nhất. Đặc trưng cơ bản của quá trình này là sự tác động của lượng vận động thông qua các bài tập với các hình thức và phương tiện khác nhau để nâng cao hiệu quả của quá trình huấn luyện. Bên cạnh đó việc sử dụng các các phương pháp, phương tiện huấn luyện để tạo nên những tác động quan trọng góp phần thúc đẩy, rút ngắn thời gian huấn luyện và nâng cao thành tích thể thao. Nhiệm vụ của huấn luyện Vovinam dựa trên đặc điểm và cấu trúc đặc thù các yêu cầu cơ bản cua quá trình huấn luyện phải đảo bảo được sự phát triển toàn diện của VĐV. Phải được thực hiện có mục đích rõ ràng dựa trên kế hoạch đã được đề ra. Đây là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng là nhân tố cơ bản quyết định kết quả huấn luyện. Huấn luyện Vovinam cũng là một quá trình sư phạm nên cần quán triệt và tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc giảng dạy cơ bản. 1.2.4. Đặc trưng của phương phương pháp huấn luyện quyền Vovinam. Trong môn phái Vovinam Việt Võ Đạo, hầu hết các bài quyền tay không và vũ khí đều theo nguyên tắc chung “Một phát triển thành ba” (Học các đòn căn bản lẽ, được ghép lại thành bài quyền, sau đó phối hợp lại thành bài đối luyện, song luyện, song đấu) nhằm giúp cho người môn sinh có nhiều hình thức ôn tập thuần thục và dễ nhớ, phát triển các kỷ năng nhanh, mạnh, bền, khéo léo đồng thời tạo sự gắn bó, xuyên suốt, có tính logic, khoa học trong tập luyện và giảng dạy. Hiện nay, ngoài việc tập luyện các bài đơn luyện để tăng cường thể lực, nâng cao sức khỏe, thi lên cấp đai theo chương trình, các bài quyền còn được đưa vào thi đấu, tranh giải tại các địa phương; do đó việc tập luyện và huấn luyện các bài quyền (đơn luyện) đều phải đạt được mục đích, tiêu chuẩn chung như : phải thuộc đòn cơ bản, nắm vững động tác lẻ rồi mới ghép vào bài. Thực hiện bài tập đúng trình tự, chính xác từng động tác, dứt khoát trước khi bắt đầu động tác kế tiếp. 2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu. 2.1. Thực trạng và những khó khăn, thuận lợi trước khi thực hiện huấn luyện đội tuyển Vovinam. 2.1.1. Những điểm khó khăn: + Về phía giáo viên: - Thời gian huấn luyện ít còn bị phụ thuộc nhiều vào học sinh. - Các tài liệu, tư liệu về giảng dạy Vovinam có ít đặc biệt các phương pháp huấn luyện Vovinam cho học sinh THPT hầu như là không có. 6 - Có một giáo viên tham gia huấn luyện đội tuyển. + Vế phía học sinh - Các nội dung luyện tập Vovinam để đi thi đấu là rất khó và cao so với trình độ của học sinh mới học vì các nội dung thi Vovinam trong đại hội toàn quốc là những nội dung trong chương trình học Vovinam phong trào của người đã tập từ hơn 2 năm, thậm chí cho đến từ 3 năm trở lên mới có thể thực hiện được như : Bài song luyện 3, Quyền kiếm, Đoàn chân tấn công… - Học sinh ở trường THPT triệu sơn 2 đa số là con nhà thuần nông ngoài công việc học tập các em còn phải phụ giúp gia đình công việc nhà và hầu như các em ít có điều kiện và thời gian để chơi các môn thể thao nhất là các môn võ thuật thì còn mới lạ đối với các em. Việc học sinh học tập văn hóa cả ngày nên không có thời gian nhiều và thích hợp cho việc luyện tập, thể lực cơ bản của các em còn yếu. + Về phía nhà trường và gia đình phụ huynh học sinh - Chưa được sự quan tâm, tin tưởng sâu sắc của ban giam hiệu nhà trường cũng như tổ chuyên môn. - Cơ sở vật chất, trang thiết bị dụng cụ phục vụ cho quá trình học tập và huấn luyện của nhà trường chưa có hoặc đáp ứng được cho quá trình huấn luyện. - Nhận thức và ủng hộ của cha, me học sinh về việc luyện tập võ để đi thi đấu đội tuyển cho con em họ là chưa cao đôi khi còn gây ra sự cản trở lớn. 2.1.2.Những điểm thuận lợi: - Bản thân thường xuyên đi dạy và huấn luyện võ phong trào trong nhiều năm. Có trình độ chuyên môn về võ thuật cao như đạt được nhiều đai đẳng trong các môn võ. TAEKWONDO; KARATE-DO; VOVINAM. - Học sinh nhiệt tình và siêng năng chăm chỉ luyện tập. - Là một giáo viên trẻ, luôn nhiệt tình, năng động trong công việc chịu khó tìm tòi, học hỏi và tâm huyết với nghề. Chính từ những thực trạng của những khó khăn và thuận lợi đó đã làm tôi luôn băn khoăn, trăn trở, suy nghĩ làm thế nào đó để tìm ra các phương pháp huấn luyện và khắc phục được những khó khăn đó để trên cơ sở đó tìm ra đuợc phương pháp huấn luyện.. 7 2.2. Thực trạng về chương trình và các phương pháp huấn luyện quyền Vovinam cho học sinh THPT. Việc huấn luyện quyền Vovinam cho học sinh có thể được xem là một nghệ thuật sư phạm mang tính kỷ thuật. Người HLV phải biết vận dụng kiến thức về võ học, võ thuật…để truyền thụ cho môn sinh về lý thuyết, kỹ thuật đòn thế. Việc huấn luyện môn sinh chịu tác động từ nhiều phía:Từ HLV, từ chương trình, sân bãi, điều kiện thể lực của các em ... Ở độ tuổi cuối cấp 17-18 là lứa tuổi hầu như phát triển hoàn thiện về sinh lý. Thực tế trong huấn luyện trong nhiều năm qua, ở đối tượng này mọi người huấn luyện viên, võ sư đều cho rằng: - Rất khó huấn luyện độ mềm dẻo ở cơ khớp cho các em, trong khoảng thời gian ngắn việc này nó ảnh hưởng không nhỏ đến kỹ thuật và biên độ động tác. - Những nội dung huấn luyện đội tuyển thi hội khỏe phù đổng môn Vovinam cho học sinh THPT mới học là quá khó. Ví dụ như: Trong bài quyền ngũ môn ở trình độ người mới học 3-4 tháng chưa đủ kỹ thuật để có thể đá đạp lái 180 độ… - Chưa có một chương trình nào hay phương pháp huấn luyện Vovinam nào được soạn thảo riêng để huấn luyện cho Học sinh THPT. -Năm học 2011-2012 Vovinam mới được đưa chính vào trường học phổ thông nên tấp cả đang còn mới lạ và nghèo nàn về phương pháp và cơ sở vật chất Chính vì vậy xuất phát từ những yếu tố trên mà HLV phải tự chọn ra cho mình một phương pháp tốt nhất, hiệu quả và phù hợp nhất để huấn luyện. 2.3. Cơ sở để đưa ra các phương pháp huấn luyện. Trước tiên theo tôi quan niệm cũng như lý luận trong dạy học và huấn luyện thể dục thể thao là phải dựa trên các nguyên tắc luyện tập. Như nguyên tắc vừa sức, hệ thống…Vì theo lý luận TDTT thì luyện tập TDTT muốn đạt được hiệu quả cao thì các phương pháp đưa ra phải phù hợp với lứa tuổi, giới tính, tâm sinh lý và trình độ vận động của người học. Đây là một trong những cơ sở quan trọng để tôi đưa ra phương pháp huấn luyện phù hợp với học sinh, chính vì thế sáng kiến của tôi đã lần lượt trải qua hai giai đoạn như sau Giai đoạn 1: Cơ sở lý luâ nâ và thực tiễn để lựa chọn một số phương pháp huấn luyện đội tuyển võ Vovinam cho học sinh trường THPT Triệu sơn 2. 8 Giai đoạn 2: Từng bước tiến hành áp dụng các phương pháp và đánh giá hiê âu quả của nó trong quá trình huấn huấn luyện đội tuyển Vovinam học sinh trường THPT triệu sơn 2. 3. Các phương pháp sử dụng và đối tượng của sáng kiến. 3.1. Các phương pháp sử dụng trong quá trình viết sáng kiến. 3.1.1 Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu. 3.1.2. Phương pháp phỏng vấn trực tiếp các võ Sư, các HLV võ 3.1.3. Phương pháp quan sát sư phạm. 3.1.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm. 3.1.5. Phương pháp toán học thống kê. 3.1.6. Phương pháp tổ chức viết sáng kiến kinh nghiệm. 3.2. Đối tượng của sáng kiến. Đối tượng áp dụng chính: Là 08 em học sinh bao gồm (04 nam + 04 nữ) là học sinh học lớp 10 và lớp 11 trong trường THPT Triệu sơn 2. 4. Giải pháp và tổ chức thực hiện. 4.1. Các bước tiến hành huấn luyện một bài quyền. 4.1.1. Các bước huấn luyện một bài quyền Để biểu diễn được một bài quyền hay thì người luyện tập phải đạt được mục đích, tiêu chuẩn chung như : phải thuộc đòn cơ bản, nắm vững động tác lẻ rồi mới ghép vào bài. Thực hiện bài tập đúng trình tự, chính xác từng động tác, dứt khoát trước khi bắt đầu động tác kế tiếp. Trước khi huấn luyện bài quyền cần giới thiệu qua : Tên gọi bài quyền, xuất xứ, ý nghĩa, nội dung chính trong bài quyền (ghép các thế chiến lược, các động tác lẻ, đòn cơ bản của từng trình độ trong chương trình). Số động tác của toàn bài, đồ hình, phương hướng và 1 số đặc điểm chung trong bài quyền. Yêu cầu phải đạt : Đánh nhanh, mạnh, dứt khoát, chính xác từng động tác, thời gian thực hiện, khả năng chịu đựng, giữ thăng bằng, tấn bộ pháp vững chắc, thân thái tốt (biểu hiện nét mặt, nhãn thần ). 4.1.2. Huấn luyện các thế võ. Trước tiên phải nói tên thế võ hoặc giới thiệu, định nghĩa, lọai đòn thế sẽ học như Khóa gỡ là gì. Chiến lược là gì. Các thế phản đòn tay, đòn chân, học để làm gì…. 9 Biểu diễn cho võ sinh xem 1 thế võ để có khái niệm bao quát về thế võ đó. Bước 1: Giới thiệu, nói tên thế võ, đòn mới : Trước tiên phải nói tên thế võ hoặc giới thiệu, định nghĩa, lọai đòn thế sẽ học như: Khóa gỡ là gì. Chiến lược là gì, các thế phản đòn tay, đòn chân, học để làm gì…. Biểu diễn cho võ sinh xem 1 thế võ để có khái niệm bao quát về thế võ đó. Bước 2: Giải thích thế võ gồm có mấy động tác : Việc này tiến hành từng bước : - Giới thiệu toàn bộ động tác. - Yêu cầu làm động tác. - Cách thức làm động tác. Sau đó nhấn mạnh phần cơ bản, chủ yếu quyết định đến kết quả động tác. Khi giảng dạy cần chú trọng đến: - Vị trí của chân đứng, thế đứng - Sự vận động của cánh tay chân - Sự chuyển động của cổ tay, bàn tay, chân trụ - Hướng dẫn cách té ngã, chống đỡ an toàn đối với người chịu đòn Chú ý, khi giải thích phải rõ ràng, chính xác, ngắn gọn,nổi bật được những điểm cần chú ý. Tránh giải thích dài dòng làm cho võ sinh ngồi lâu để nghe. Để cho võ sinh ở trạng thái tĩnh trong giờ tập võ, là điểm tối kỵ cần phải tránh. Dùng lời nói dễ hiểu, gần gủi trình độ người tập, nhất là khi dùng lời chuyên môn. Bước 3: Làm mẫu động tác Huấn luyện viên làm mẩu động tác phải chính xác, rõ ràng, đẹp mắt, đúng yếu lĩnh và kỹ thuật nhằm gây cho võ sinh hứng thú luyện tập, ấn tượng sâu sắt vào ký ức để võ sinh dễ tiếp thu vào làm theo. Có 2 cách làm mẫu : - Làm mẫu toàn bộ động tác - Làm mẫu từng phần, từng cử động, sau đó kết hợp lại, làm toàn bộ 1 lần rồi giải thích. Vừa làm mẫu, vừa dẫn giải, là một biện pháp có hiệu quả cao trong giảng dạy động tác. Người làm mẫu có 2 vị trí để thị phạm : - Đối diện - Cùng chiều 10 Đối diện tức là huấn luyện viên quay mặt về hướng người tập, để hướng dẫn cách này thuận tiện cho huấn luyện viên dễ quan sát và điều khiển võ sinh. Với những động tác phức tạp thì nên hướng dẫn cùng chiều, có nghĩa là quay lưng về võ sinh. Tập đến đâu, ôn đến đó, cứ như thế mà hướng dẫn cả bài. Bước 4: Điều khiển võ sinh tập theo khẩu lệnh Sau khi huấn luyện viên làm mẫu động tác và giải thích xong, cho võ sinh tập theo nguyên tắc từ nhẹ đến nặng, từ chậm đến nhanh, vào đòn chính xác. Sau đó mới té ngã, đội với những động tác khó, phức tạp thì nên cho tập đi tập lại nhiều lần. Hô khẩu lệnh phải mạnh, dứt khoát. Động tác nào còn yếu, HLV làm mẫu lại để người tập quan sát và hướng dẫn cách khắc phục những cử động còn sai. Bước 5: Kiểm tra và sửa chữa động tác sai Trong quá trình giảng dạy và luyện tập thường xảy ra những thiếu sót, làm động tác sai. Việc sửa chữa phải tiến hành từng bước, có trọng điểm, điều trước tiên phải nguyên nhân thiếu sót đó, do phương pháp huấn luyện, do trình độ người tập, hay do động tác phức tạp. Sau khi tìm được nguyên nhân HLV phải sửa chửa ngay. Muốn tránh thiếu sót sai lầm thì phải đảm bảo dạy đúng như chỉ dẫn, đúng chương trình : - Tiến hành từng bước - Từng bộ phận bài tập - Ôn tập và củng cố dần dần Bước 6: Biện pháp sửa chữa thiếu sót : HLV phải đi lần lượt từng nhóm, từng người để uốn nắn động tác làm sai. Có thể sửa chữa bằng lời, nói rõ những chỗ tập sai, có thể trực tiếp uốn nắn từng võ sinh. Khi nào nhận thấy có một sai lầm chung HLV chọn 1 em nào sai nhiều nhất, vừa sửa chữa vừa giải thích cho toàn thể lớp: - Giải thích, chỉ dẫn lại yêu cầu và cách làm động tác - Làm mẫu lại động tác - Yêu cầu làm lại động tác chính xác. Làm từ từ, từng bộ phận rồi đến tòan bộ - Ôn tập nhiều lần Bước 7: Kiểm tra : Tùy theo mức độ tiếp thu của võ sinh, HLV có thể áp dụng phương pháp kiểm tra chất lượng động tác bằng cách gọi một số người ra, lần lượt biểu diễn 1 số động tác. Sau đó, phân tích chổ đúng, sai để đánh giá việc thực hiện động tác. 11 4.1.3. Huấn luyện các thế tấn : Các thế tấn có trong bài quyền đều phải được tập trước. cần chú ý làm cho võ sinh nắm vững vị trí bàn chân, vị trí đùi, tư thế của thân. Bước 1: Huấn luyện cách chuyển tấn : Chú ý nắm vững sự vận động của chân khi chuyển tấn, chân chuyển luôn luôn phải trở về chân trụ . Hướng dẫn cụ thể, rành mạch cách chuyển tấn. Bước 2: Huấn luyện cách đá : Gồm các loại đá, đạp. Hướng dẫn võ sinh hiểu rõ cách lấy sức bật ở hông, ở đầu gối, cách lầy đà, đá ra và rút chân về. Bước 3: Huấn luyện vị trí vận động của 2 cánh tay : Chú ý đến tác dụng: Che thân, che mặt, đầu, biên độ rộng thì hở sườn, hở bụng, hạ bộ, mặt. Chú ý cách vận động cổ tay, bàn tay. Bước 4: Huấn luyện cách phối hợp giữa thế tấn, tay, chân, hướng mặt, mắt nhìn Trong từng động tác, làm thế nào cho có sự phối hợp nhịp nhàng, cân đối trong từng động tác. Trong giai đoạn chuyển thế, Huấn luyện viên phải coi trọng tính chính xác của động tác, thế võ, sự phối hợp, cùng lúc giữa cử động chân tay với đầu, mắt và hơi thở. 4.1.4. Huấn luyện tâm lý trong thi đấu quyền Vovinam cho học sinh: Do Vovinam là môn thể thao thi biểu diễn cá nhân và đối kháng cá nhân cho nên trạng thái của VĐV sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến thành tích thi đấu của họ trong quá trình tuyển chọn cũng như huấn luyện tôi đã đánh giá và huấn luyện các VĐV của mình qua các hình thức sau. Giáo dục tâm lý cho học sinh: - Đầu tiên tôi giáo dục bồi dưỡng cách nhìn đúng với thành công và thất bại thắng, thua cho học sinh để họ có lòng tự tin để nổ lực trong luyện tập và thi đấu - Tôi luôn quan tâm đến học sinh qua nhiều hình thức hỏi han, động viên, chia sẻ, khích lệ để các em vượt qua khó khăn mệt nhọc nhất là về thể lực cũng như những khó khăn bản thân của học sinh. - Tạo mối quan hệ tốt giữa thầy và trò, quan tâm giúp đỡ và tạo niềm tin cho các em trong luyện tập và trong thi đấu. Huấn luyện tâm lý cho học sinh - Cho học sinh luyện tập và thi đấu thử với những yêu cầu về độ khó cao đòi hỏi người tập phải thực hiện với những nỗ lực ý chí lớn. 12 - Sử dụng các các bài tập thi đấu trong những điều kiện khác nhau về đối tượng, môi trường, sân bãi, khán giả như tôi cho VĐV thực hiện tập các nội dung trong điều kiện sân trơn, trời mưa, trời nắng, oi bức trước nhiều khán giả trong trường và ngoài trường… - Cho áp dụng nhiều bài tập thi đấu trong các buổi tập, tổ chức nhiều buổi biểu diễn giao lưu văn hóa văn nghệ trong và ngoài trường vào các dịp lể hội … - Đến ngày sắp thi đấu tôi đưa VĐV đến sớm để làm quen với môi trường sống ở đó, như ăn, uống sinh hoạt, khí hậu, làm quen với nhà thi đấu, thảm đấu… - Đến lúc thi đấu tôi luôn ở kề bên học sinh, động viên an ủi và đưa ra những yêu cầu thấp để tránh tình trạng các em rơi vào căng thẳng và tâm lý. Nhờ việc sử dụng phương pháp huấn luyện tâm lý này mà đa số VĐV của tôi trong quá trình kiểm tra và thi đấu tại các giải học sinh giỏi cấp tỉnh và tại hội khỏe Phù Đổng toàn Quốc lần thứ 8 tại Cần Thơ thì vấn đề tâm lý trong thi đấu các em tỏa ra rất ổn định và rất tự tin. Nên chính điều đó đã giúp các em hoàn thành tốt các nội dung thi của mình. 4.2. Phương pháp sử dụng các phương tiện vào trong huấn luyện. Để hổ trợ trong quá trình huấn luyện đội tuyển Vovinam học sinh THPT triệu sơn 2 ngoài việc sử dụng những dụng cụ và phương tiện chuyên môn ra tôi còn sử dụng các phương tiện thông tin như, băng đĩa, máy chiếu, máy vi tính, máy quay video cá nhân và tư liệu chuyên môn về Vovinam để hổ trợ vào trong quá trình huấn luyện cho học sinh. Phương pháp tiến hành và sử dụng : Dùng máy chiếu và các đầu thu phát để chiếu các đoạn video, các bài thi có các nội dung thi Vovinam mà tôi đang huấn luyện cho VĐV xem để học hỏi và rút kinh nghiệm, các đoạn video thường là các bài tập mẩu hoặc các nội dung thi đấu quyền đỉnh cao của các VĐV thi quốc tế đạt giải cao. Sử dụng máy quay video cá nhân quay lại các nội dung bài tập, bài thi của từng VĐV để coi lại chậm, phát hiện những điểm yếu những điểm chưa thực hiện được để từ đó đưa ra biện pháp sửa chữa kỹ thuật cho từng VĐV đồng thời cũng cho VĐV xem lại video bài tập của mình để các em so sánh với những video bài tập mẩu xem còn điểm nào họ còn kém còn chưa thực hiện được từ đó giúp các em tích cực luyện tập và sữa chữa những nhược điểm của mình. 13 Bằng việc áp dụng thêm phương pháp này tôi đã tạo nên những tác động quan trọng góp phần thúc đẩy quá trình huấn luyện quyền Vovinam, rút ngắn được thời gian huân luyện và nâng cao được thành tích của học sinh. 4.3. Phương pháp kiểm tra, đánh giá quá trình huấn luyện quyền. Thông qua kiểm tra đánh giá huấn luyện viên mới có thể đánh giá được quá trình thực hiện kế hoạch huấn luyện, xác định hiệu quả các phương pháp, phương tiện huấn luyện. Phương pháp kiểm tra đánh giá đội tuyển Vovinam học sinh ở trường THPT triệu sơn 2 bao gồm những hình thức kiểm tra sau: - Sử dụng phương pháp quan sát và đánh giá kết quả tập luyện của VĐV. Như thông qua các buỗi tập để quan sát các VĐV của mình luyện tập. - Sử dụng các bài tập, các nội dung kiểm tra để đánh giá về các mặt huấn luyện như: Kỹ thuật, thể lực và tâm lý của VĐV. - Sử dụng máy quay video cá nhân quay lại những bài tập, kỹ thuật và nội dung thi của VĐV rồi xem lại để phân tích, nhận xét và đánh giá. Có như vậy mới có thể xem xét và đánh giá chuẩn từng VĐV của mình trong mọi góc độ từ đó đưa ra những biện pháp cụ thể, kịp thời cho từng VĐV. - Kiểm tra đánh giá học sinh theo từng tuần, từng tháng một để so sánh và góp ý kiến cho từng học sinh một. ơ Trong quá trình huấn luyện đội tuyển tôi đã sử dụng phương pháp này như một phương tiện chủ yếu để phân tích đánh giá hiệu quả của quá trình huấn luyện trong từng giai đoạn cụ thể. 5. Hiệu quả của quá trình huấn luyện quyền Vovinam cho học sinh trường THPT Triệu sơn 2. Hiệu quả của quá trình huấn luyện nội dung quyền Vovinam được thông qua kết quả kỳ thi tại các cuộc thi học sinh giỏi hàng năm từ năm 2011 đến 2015 học sinh trường THPT triệu sơn 2 luôn đạt được các giải cao trong các đợt thi ở nội dung thi quyền biểu diễn. Thành T Giải thi Số học sinh Năm thi Thành tích ở tỉnh tích quốc T quyền tham gia thi gia 14 1 2011-2012 10 06 2 hcv, 2 bạc, 6 đồng 01 HCĐ 2 nhất, 2 nhì, 6 giải 3 2 nhất, 3 nhì, 5 4 2013-2014 10 07 giải 3 2 nhất, 1 nhì, 5 giải 3 5 2014-2015 08 08 Xếp nhì toàn đoàn Bảng tổng hợp thành tích nội dung thi quyền Vovinam của học sinh trường THPT triệu sơn 2 trong các năm học gần đây. Không những đạt được nhiều giải cao trong các cuộc thi quyền Vovinam mà điều đặc biệt đáng nói ở đây là số học sinh do tôi huấn luyện khi tham gia thi đều đăng ký đầy đủ các nội dung thi quyền và kết quả đều đạt gải 100% và giải thấp nhất là từ gải ba trở lên. Điều đó đã được thể hiện qua giải thi học sinh giỏi vừa qua. Trường THPT triệu sơn 2 đả đạt gải nhì toàn đoàn môn Vovinam năm học 2014-2015. Trong đó thành tích thi quyền là nổi bật nhất so với các trường THPT trong toàn tỉnh. Qua những kết quả đã đạt được trong huấn luyện đội tuyển học sinh giỏi Vovinam ở trên. Tôi có thể khẳng định rằng những phương pháp, phương tiện do tôi cải tạo và đã áp dụng sáng tạo vào huấn luyện đội tuyển Vovinam học sinh trường THPT triệu sơn 2 là mang lại hiệu quả cao. C. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 3 2012-2013 10 06 Từ những kết quả đạt được trong quá trình huấn luyện tôi đi đến một số kết luận và đề xuất như sau. I. Kết luận. Qua kết quả ban đầu đạt được trong quá trình huấn luyện quyền Vovinam Cho học sinh trường THPT Triệu sơn 2 đã giúp tôi tự tin và mạnh dạn hơn trong công việc huấn luyện, giảng dạy trong nhà trường và đồng thới thông qua đó là cơ sở giúp tôi tiếp tục phát huy phát triển phong trào dạy và huấn luyện môn võ dân tộc trong trường học phổ thông được tốt hơn. 15 - Hiệu quả áp dụng của các phương pháp này còn có thể đạt cao hơn nữa nếu thời gian huấn luyệnốc nhiều và học sinh đã có phong trào học võ từ trước. - Khả năng phát triển của các phương pháp này sẽ phát huy tốt hơn nếu được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, dụng cụ và phương tiện cho tập luyện và thi đấu. -Trong quá trình huấn luyện và giảng dạy kỷ thuật môn Vovinam việc áp dụng các phương pháp, phương tiện vào huấn luyện quyền Vovinam từ đó lựa chọn ra phương pháp huấn luyện phù hợp là hoàn toàn cần thiết. Có như vậy mới nâng cao được thành tích của quá trình huấn luyện. II. Bài học kinh nghiệm và kiến nghị. 1. Bài học kinh nghiệm: Qua áp dụng một số phương pháp huấn luyện quyền VOVINAM cho học sinh trường THPT Triệu sơn 2 với những kết quả bước đầu đạt được tôi rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau: Các phương pháp, tôi đã sử dụng huấn luyện đội tuyển Vovinam học sinh trường THPT triệu sơn 2 các bước trên đã mang lại những thành tích cao đó là: +Các bước tiến hành huấn luyện một bài quyền. +Huấn luyện các thế võ. +Huấn luyện các thế tấn : +Huấn luyện tâm lý trong thi đấu quyền Vovinam cho học sinh: +Phương pháp sử dụng các phương tiện vào trong huấn luyện. +Phương pháp kiểm tra, đánh giá quá trình huấn luyện quyền. + Phương pháp kiểm tra, đánh giá quá trong trình huấn luyện. Đây là những phương pháp tôi đã cải tạo và áp dụng vào huấn luyện quyền cho đội tuyển một cách sáng tạo phù hợp với điều kiện hoàn cảnh nhà trường và tình trạng, thể chất của học sinh. Trong quá trình huấn luyện quyền cho đội tuyển Vovinam ngoài việc sử dụng các phương pháp, phương tiện vào trong huấn luyện cần phải có sự nhiệt tình, tâm huyết với nghề, có tinh thần trách nhiệm cao, chịu khó học hỏi, giám nghĩ giám làm của người thầy và sự nổ lực cố gắng học tập của học sinh. 2. Kiến nghị: Để nâng cao chất lượng và hiệu quả chương trình giáo dục thể chất và huấn luyện thể thao nói chung và môn Vovinam nói riêng tại trường THPT triệu sơn 2 cho phép tôi có một số kiến nghị như sau: 16 - Để cho công tác đưa võ dân tộc vào trường học được phát triển và có chất lượng thì phải được sự đầu tư và quan tâm hơn nữa của các cấp ban ngành. - Đối với học sinh tham gia tập luyện thì cần được sự quan tâm động viên và tạo điều kiện hơn nữa của gia đình, giáo viên chủ nhiệm, nhà trường về vật chất cũng như tinh thần để giúp các em tích cực, hứng thú ham thích học và luyện tập tạo thuận lợi cho việc nâng cao thành tích. - Đối với nhà trường cần có sự quan tâm động viên hơn nữa về vật chất và tình thần cho giáo viên cũng như đáp ứng đầy đủ cơ sở vật chất như phòng tập, dụng cụ tập luyện, phương tiện huận luyện có như vậy giáo viên mới có đủ điều kiện tập trung vào chuyên môn huấn luyện để có thể tìm ra được các phương pháp mới nâng cao thành tích huấn luyện. - Đối với sở GD-ĐT cần tổ chức nhiều các lớp tập huấn cho giáo viên thể dục về kỹ thuật và phương pháp huấn luyện Vovinam để giáo viên có thêm nhiều kiến thức và kinh nghiệm. Tổ chức nhiều giải thi đấu Vovinam cho học sinh và đặc biệt nhất là hổ trợ và cung cấp các cơ sở vật chất, trang thiết bị dung cụ cho luyện tập và thi đấu Vovinam cho nhà trường. Trong phạm vi sáng kiến kinh nghiệm này, với một khả năng còn nhiều giới hạn cũng như thời gian ngắn nhưng bằng sự nhiệt tình và tâm huyết với nghề tôi mạnh dạn trình bày lại những kinh nghiệm huấn luyện quyền mà bản thân đã áp dụng và bước đầu cũng đã đạt được những hiệu quả. Nhưng qua đây tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến và học hỏi thêm những kinh nghiệm quí giá khác của quý vị Võ sư, Huấn Luyện viên, Giáo viên đã hoặc đang trực tiếp giảng dạy huấn luyện môn Vovinam để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn. XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN Thanh Hoá, ngày 25/5/2015 CAM KẾT KHÔNG COPY Người viết Nguyễn Văn Dương 17 Tài Liệu Tham Khảo. TT 1 2 3 5 6 7 Tên tài liệu Giáo trình lý luận và phương pháp TDTT Thể dục thể thao trường học Lý luận và phương pháp huấn luyện thể thao Kỹ thuật Vovinam – Việt Võ Đạo tập 1. Giáo trình sinh lý học TDTT Luật thi đấu Vovinam Tác giả PGS - TS Nguyễn Toán. Nhà xuất bản TDTT Hà Nội Nhà xuất bản TDTT Hà Nội Vovinam – Việt Võ Đạo Nhà xuất bản TDTT Tổng cục Thể dục thể thao ban hành Năm xuất bản. 2001 1999 1984 2009 1985 2009 18 19 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 2 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG HUẤN LUYỆN QUYỀN VOVINAM CHO ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI MÔN THỂ DỤC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRIỆU SƠN 2 HUYỆN TRIỆU SƠN, TỈNH THANH HÓA Người thực hiện: Nguyễn Văn Dương Chức vụ: Giáo viên SKKN thuộc lĩnh vực môn: Thể dục THANH HOÁ NĂM 2015 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan